7 chiến lược để xây dựng một đội nhóm bền vững và dài hạn
Đây là cách để bạn thay đổi cách quản lý và phát triển đội nhóm của mình. Khi họ không cảm thấy hạnh phúc và có động lực trong công việc.
Theo nhiều nghiên cứu, ngay cả ở những công ty tốt nhất, nhân viên dường như vẫn bị mắc kẹt ở mức dưới 40% của sự hạnh phúc và cảm thấy “hoàn toàn gắn bó” với tổ chức.
Đó là một cơ hội lớn để thúc đẩy hiệu suất trong doanh nghiệp của bạn khi bạn có thể phát triển đội nhóm của mình tốt hơn.
Theo như nhiều công ty đã thử nghiệm, các quy trình chặt chẽ hơn, nhiều chỉ số hơn và các khích lệ về mặt tài chính để cải thiện động lực vẫn không phải là cách hiệu quả.
Theo ông Eric Karpinski, người đã thành công trong việc đưa các công cụ tâm lý học tích cực và chuyển đổi văn hóa đến nơi làm việc trong nhiều năm: “Tôi tin rằng giải pháp thực sự là đặt hạnh phúc vào công việc của mỗi người”.
Dưới đây là những cách để bạn có thể xây dựng điều đó:
1. Cung cấp các đánh giá mang tính xác thực nhằm hướng tới các kết quả tích cực.
Những sự đánh giá cao mang tính xác thực có nghĩa là sự bày tỏ lòng biết ơn một cách thường xuyên và được cá nhân hóa trong thời gian thực.
Động lực mạnh mẽ này có tác dụng lớn hơn bất kỳ phần thưởng nào mà một người nhân viên hay đồng nghiệp mong muốn.
Lời khuyên của tôi dành cho bạn là hãy tạo thói quen cung cấp các phản hồi tích cực cho ai đó hàng ngày và thường xuyên đại diện cho các đồng nghiệp trong đội nhóm.
Chiến lược này đặc biệt quan trọng – và đặc biệt thách thức – trong một thế giới làm việc từ xa như ngày nay, nơi mà các thành viên trong nhóm rất dễ bị ‘mất kiểm soát’.
2. Cải thiện các kết nối xã hội trong nhóm để thúc đẩy sự hạnh phúc.
Mọi người đều có những kết nối xã hội và có nhu cầu cơ bản là cảm thấy như họ đang thuộc về một thứ gì đó trước khi họ toàn tâm toàn ý với nó.
Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn cảm thấy an toàn về mặt tâm lý khi ở bên bạn.
Thách thức của bạn sau đó là kết nối cá nhân với từng người trong số họ và thúc đẩy kết nối đó giữa các thành viên trong đội nhóm.
Một kết nối xã hội tốt thường bắt đầu bằng việc bạn chủ động tiếp cận họ bên ngoài môi trường làm việc và nói về những sở thích chung, chẳng hạn như thể thao và gia đình.
Điều này cho thấy rằng bạn quan tâm đến họ như một con người thực sự và cho phép bạn tập trung vào những mặt tích cực.
3. Thừa nhận sự căng thẳng và chủ động cung cấp sự hỗ trợ.
Bằng cách nhận ra và giải thích giá trị của một dự án đang trong trình trạng căng thẳng, bạn có thể làm cho đội nhóm của mình cảm thấy họ đang làm những việc quan trọng và tích cực, thay vì sợ hãi và tiêu cực.
Bạn thay đổi tư duy của họ và của bạn để đạt được thành công và năng suất, thay vì tỏ ra sống sót sau một mối đe dọa. Kết quả bạn nhận được là sự đồng tình và kết quả thực sự.
4. Giúp mọi người khám phá và áp dụng những thế mạnh của họ.
Hầu hết mọi người không nhận ra điểm mạnh của bản thân và cần sự giúp đỡ của bạn, cũng như các công cụ đánh giá sức mạnh khác để có thể tận dụng chúng.
Làm việc theo điểm mạnh của bạn sẽ cải thiện mức độ tương tác và năng suất tổng thể cũng như sự hài lòng và hạnh phúc. Hãy Cố gắng thực hành khả năng lãnh đạo tập trung vào sức mạnh của chính nhà lãnh đạo và nhân viên.
5. Cho mọi người thấy được ý nghĩa và mục đích thực sự trong công việc của họ.
Mọi nghiên cứu đều chỉ ra rằng mọi người thực sự để tâm vào công việc của họ nếu họ cảm thấy rằng nó có giá trị và mục đích rõ ràng.
Bạn phải bắt đầu quá trình này bằng cách chia sẻ các giá trị và ưu tiên của bản thân và giải thích cách bạn nhìn nhận các giá trị công việc đó liên quan đến một bức tranh lớn hơn về sự hài lòng của khách hàng cũng như một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
6. Hãy đón nhận những cảm xúc tiêu cực như một khởi đầu cho những điều tích cực.
Mọi người đều có những cảm xúc tiêu cực trong một môi trường mới hoặc khi công việc vượt quá giới hạn, vì vậy hãy thừa nhận những cảm xúc này là điều bình thường.
Giúp các thành viên trong nhóm của bạn loại bỏ những cảm xúc vô cớ được gây ra bởi những nỗi sợ hãi bên trong, đồng thời thể hiện lòng trắc ẩn và sự hỗ trợ để có được sự tham gia vào công việc thực sự.
7. Tăng cường động lực nội tại thông qua các buổi huấn luyện.
Huấn luyện hoạt động hiệu quả ở cả cấp độ nhân viên – quản lý và cấp độ đồng nghiệp – đồng nghiệp trong việc kết nối mọi người với các nguồn lực có thể giúp họ tin tưởng vào bản thân, kết nối với các nguồn lực và tìm thấy những động lực từ bên trong.
Khi áp dụng và triển khai các chiến lược được nêu ở đây, điều quan trọng là phải tập trung vào từng chiến lược một, thay vì áp đặt mọi người vào một lúc nhiều thứ.
Hãy nhớ rằng bạn phải là một tấm gương tốt, bạn cần củng cố sự tiến bộ của bản thân trong suốt chặng đường, và đừng bao giờ quên ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức.
Với những sự quyết tâm đó, bạn sẽ sớm nhận thấy những cải thiện về mức độ tương tác giữa các cá nhân trong đội nhóm cũng như năng suất chung của doanh nghiệp.
Có thể quan trọng hơn, bạn sẽ thấy cảm giác hài lòng và hạnh phúc hơn ở nơi làm việc.
Cuộc sống này quá ngắn ngủi để dành một phần lớn thời gian chỉ để tập trung vào những chiếc máy tính với những thứ mà chúng ta hay gọi là ‘công việc’.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips