Bạn nên làm gì khi chán nản trong công việc
Hầu hết mọi người sẽ tập trung vào việc làm thế nào để duy trì năng suất trong những khoảng thời gian bận rộn nhất. Nhưng làm điều tương tự trong những khoảng thời gian thấp điểm hay khi bạn chán nản, nó có thể có tác động đáng kể đến kết quả đầu ra và sức khỏe của bạn.
Khi công việc ập đến với bạn, bạn biết rằng bạn phải thực hiện nó với tốc độ nhanh chóng, bạn bận rộn và chỉ bận rộn, và đôi khi, bạn hầu như không theo kịp.
Nhưng khi luồng công việc chậm lại, bạn có thể thấy mình bị trôi đi và không còn hào hứng với những công việc đó, bạn di chuyển chậm hơn mức bình thường, lướt web vu vơ và bạn cảm thấy buồn chán.
Tất cả chúng ta khi đi làm đều cảm nhận được những sự thay đổi và dòng chảy này, cho dù chúng ta là một nhân viên mới, đang thực hiện một dự án nước rút hay khi chúng ta có nhiều khách hàng mới hơn.
Vậy làm thế nào để bạn có thể kiểm soát tốt hơn khi bạn bận rộn và làm thế nào bạn có thể vượt qua được sự chán nản khi mọi thứ dường như trôi chậm đi.
Lên một bản kế hoạch.
Khi áp lực của bạn giảm đi, bạn rất dễ bị phân tâm ngay cả từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Bạn có thể đầu tư quá mức vào email, lang thang trên internet, tập trung vào những thứ không quan trọng hay những việc lặt vặt, bạn nghĩ rằng “Mình còn nhiều thời gian”.
Để chống lại xu hướng nhàn rỗi đến nguy hại này, hãy đặt mục tiêu để bắt đầu mỗi ngày với một bản kế hoạch rõ ràng.
Viết ra hai đến ba nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn trong ngày và bất kỳ nhiệm vụ nào nhỏ hơn mà bạn muốn hoàn thành.
Bạn cũng nên ước tính lượng thời gian bạn muốn đầu tư cho mỗi mục tiêu. Ví dụ, trước 11 giờ sáng, tôi muốn hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất đầu tiên của mình. Từ 11 giờ sáng đến trưa, tôi sẽ thực hiện ba việc nhỏ cần làm còn lại.
Kế hoạch chi tiết này có thể giúp bạn biến một ngày buồn tẻ hay chán nản thành một loạt các cuộc chạy nước rút nhỏ và đầy năng lượng.
Phát triển bản thân.
Thời gian làm việc chậm lại là cơ hội để bạn nâng cao toàn bộ cuộc sống của bạn nếu bạn biết tận dụng chúng.
Hãy xem xét các hoạt động phát triển chuyên môn hay kỹ năng mà bạn thường không có thời gian khi quá bận rộn và thêm chúng vào kế hoạch hành động hàng ngày của bạn.
Những điều này có thể bao gồm việc tham dự các buổi hội thảo ngành, gặp gỡ sếp cũ, nghiên cứu trực tuyến, xem lại CV và hồ sơ LinkedIn của bạn hoặc tham gia một lớp học trực tuyến nào đó chẳng hạn.
Khi bạn đầu tư nhiều thời gian hơn vào bản thân, nó sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Tiến lên phía trước.
Những lúc bạn cảm thấy chán nản bạn cũng có thể lên kế hoạch thăm khám sức khỏe hàng năm của bạn hay thực hiện một chuyến du lịch nào đó để nghỉ ngơi.
Một chuyến đi xa tới một nơi yên tĩnh hơn không những có thể giúp bạn lấy lại được năng lượng mà còn có thể giúp bạn có thêm được nhiều ý tưởng hơn.
Xây dựng các mối quan hệ.
Nếu bạn thường từ chối khi đồng nghiệp hay bạn bè yêu cầu bạn cùng ăn trưa hay cafe với họ, thì đây là lúc để bạn nói “Có”.
Những buổi trò chuyện với những người mình thích cũng giống như những bữa ăn ngon, nó giúp bạn có thêm nhiều năng lượng và cảm hứng mới.
Xây dựng mối quan hệ sẽ mở đường cho sự hợp tác hiệu quả của bạn về sau này đồng thời cung cấp cho bạn một số ‘nguồn hỗ trợ’ cho những thời điểm khi công việc của bạn trở nên căng thẳng hơn.
Tranh thủ nghỉ ngơi.
Cuối cùng, những lúc bạn chán nản hay những thời gian thấp điểm mở ra cho bạn những không gian mới để đầu tư bên ngoài công việc.
Đây là thời điểm lý tưởng để đi nghỉ mát, gỡ bạn bè hay dành thời gian nhiều hơn cho gia đình và người thân.
Thay vì lãng phí thời gian khi công việc bớt áp lực hơn, hãy chọn cách duy trì sự tập trung.
Điều quan trọng là hãy quản lý thời gian của bạn một cách có chủ đích và tối đa hóa hiệu suất của bạn, cho dù đó là lúc bạn nhiều năng lượng và bận rộn nhất hay lúc bạn rãnh rỗi và chán nản nhất.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen