Skip to main content

Cách để ngăn chặn ‘sự ám ảnh’ của công việc trong giờ nghỉ ngơi

12 Tháng Bảy, 2021

Căng thẳng trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó không nhất thiết phải cản trở việc bạn được nghỉ ngơi. Để tránh bị công việc ‘ám ảnh’, dưới đây là 5 chiến lược mà bạn có thể áp dụng.

Cách để ngăn chặn 'sự ám ảnh' của công việc trong giờ nghỉ ngơi

Nhiều người trong chúng ta vẫn suy nghĩ về công việc ngay cả khi đang ở bên ngoài văn phòng – đó là nơi xuất hiện không ít ý tưởng hay ho nhất mà chúng ta từng có.

Tuy nhiên, suy nghĩ nhiều về công việc thường có nghĩa là căng thẳng trong công việc, điều có thể khiến chúng ta thức giấc vào nửa đêm, khiến chúng ta thức dậy với cảm giác lo lắng, hoặc cứ ám ảnh chúng ta ngay cả khi chúng ta cần được nghỉ ngơi.

Advertisement

Theo một nghiên cứu của Korn Ferry, căng thẳng (stress) đã gây ra tình trạng thiếu ngủ cho 66% nhân viên của Mỹ vào năm 2018.

Hơn nữa, thiếu ngủ có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng trong công việc của chúng ta bằng cách tác động tiêu cực đến các chức năng nhận thức như phán đoán, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch hay tổ chức.

Để tránh xảy ra những điều này, hãy thử các chiến lược dưới đây:

Lập danh sách việc cần làm.

Bạn sẽ luôn luôn có nhiều việc phải làm. Nghiên cứu của Đại học Baylor và Đại học Emory cho thấy rằng việc lập danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu và nhanh hơn – cũng như giúp bạn thức dậy ít lần hơn trong đêm.

Advertisement

Nhà nghiên cứu, ông Michael Scullin, tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “những công việc chưa hoàn thành trong tâm trí bạn luôn ở mức độ kích hoạt nhận thức cao hơn”.

Đây thực chất là nguyên nhân khiến bạn phải thức đêm hay suy nghĩ nhiều về nó. Hành động viết ra những nhiệm vụ chưa hoàn thành này làm giảm sự kích thích của nhận thức từ đó giảm sự suy nghĩ và lo lắng.

Hãy coi mình như là nhà biên tập.

Viết nhật ký hoặc viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn, thay vì chỉ nghĩ về chúng, đã được chứng minh là giúp xử lý cảm xúc và giảm căng thẳng cũng như sự lo lắng, vì nó đòi hỏi mức độ xử lý tâm lý cao hơn.

Ngoài ra, việc thể hiện nhiều sự kiện tích cực hơn hay những trải nghiệm tốt của bản thân vào nội dung trong phần ghi chú cũng có thể giúp bạn có được giấc ngủ dài hơn và sảng khoái hơn.

Advertisement

Trong một nghiên cứu về những sinh viên đại học bị lo lắng trước khi đi ngủ, nhóm sinh viên được chỉ định ngẫu nhiên để viết nhật ký mỗi đêm trong một tuần trước khi đi ngủ đã có thể giảm bớt căng thẳng và lo lắng, từ đó thời lượng và chất lượng của giấc ngủ cũng được cải thiện hơn.

Xây dựng và rèn luyện lòng trắc ẩn.

Bà Kristin Neff, tác giả của một cuốn sách viết về sức mạnh của lòng trắc ẩn đã mô tả lòng trắc ẩn là việc thể hiện lòng tốt, sự quan tâm và chăm sóc giống như cách bạn thể hiện với một người bạn tốt.

Rèn luyện lòng trắc ẩn và nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người không hoàn hảo cho phép bạn phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực, tự đánh giá bản thân hay suy ngẫm nhiều hơn.

Nghiên cứu bổ sung từ Đại học Texas State và Đại học Sun-yat Sen cũng đã phát hiện rằng lòng trắc ẩn có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ do giảm bớt những căng thẳng.

Advertisement

Tham gia vào các hoạt động thể chất.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục với cường độ vừa phải có thể làm giảm sự suy nghĩ khiến chúng ta thức đêm hay lo âu.

Nhiều bằng chứng cũng chỉ ra rằng, chỉ cần 30 phút tập thể dục nhịp điệu có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Tập thể dục không chỉ làm tăng thời lượng giấc ngủ mà còn giúp chúng ta giảm sự suy nghĩ từ trí óc, điều mà Bà Charlene Gamaldo, Giám đốc Y tế của Trung tâm Giấc ngủ Johns Hopkins gọi là “quá trình nhận thức để chuyển sang giấc ngủ một cách tự nhiên”.

Tuy nhiên, đối với một số người, việc tập thể dục quá gần giờ đi ngủ lại có thể làm cản trở giấc ngủ. Nếu bạn thuộc nhóm người này, thì bạn nên tập thể dục ít nhất từ một đến hai giờ trước khi đi ngủ.

Advertisement

Thực hành thiền định.

Tương tự như lòng trắc ẩn, thiền chánh niệm – tập trung và thả lỏng cơ thể vào những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của cơ thể mà không phán xét – cũng là một liều thuốc giải độc cho sự suy nghĩ hay lo âu có thể khiến bạn thức đêm.

Có rất nhiều nghiên cứu về tác động tích cực của thiền đối với sự lo lắng và căng thẳng.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu ở Hà Lan đã phát hiện ra rằng ngay cả một lượng nhỏ thiền định (10 phút trước và sau khi làm việc trong hai tuần làm việc) cũng có thể giúp làm dịu trí não, cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.

Căng thẳng trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng nó không nhất thiết phải cản trở bạn để có một giấc ngủ ngon hay lúc bạn cần nghỉ ngơi.

Advertisement

Bằng cách áp dụng các chiến lược trên, bạn có thể gia tăng khả năng thức dậy với những cảm giác sảng khoái và sẵn sàng giải quyết mọi việc trong ngày mới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới

15 Tháng Mười Một, 2024
Các game sử dụng hình ảnh lá bài trên ZingPlay sẽ được đóng trong những ngày tới nhằm đáp ứng ngh…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement

Advertisement