Skip to main content

Làm thế nào để có được sự tín nhiệm khi bạn có ít kinh nghiệm

19 Tháng Chín, 2021

Để thành công, những người lao động trẻ cần được coi là đáng tin cậy trước khi họ có được những cơ hội để xây dựng chuyên môn và đó là một trở ngại cực kỳ khó khăn mà họ cần phải vượt qua.

Làm thế nào để có được sự tín nhiệm khi bạn có ít kinh nghiệm

Để thành công, những người lao động trẻ – hoặc bất kỳ ai đang bắt đầu một công việc hoặc sự nghiệp mới với ít kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định – họ cần được coi là đáng tin cậy và uy tín trước khi họ có cơ hội xây dựng những chuyên môn đó từ đầu.

Đối với những người trẻ và thiếu kinh nghiệm, điều cần thiết là phải vượt qua được thử thách này. Việc có được một sự khởi đầu nhanh chóng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những kinh nghiệm và cơ hội mới, bạn sẽ được coi là có “tiềm năng cao” và có cơ hội để học hỏi và phát triển sự nghiệp của mình.

Advertisement

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể giải quyết nghịch lý giữa kinh nghiệm và sự tín nhiệm?

Các giáo sư về quản trị quốc tế và hành vi tổ chức tại Đại học Brandeis (Brandeis University) đã đưa ra cho bạn những câu trả lời dưới đây.

Những phát hiện ban đầu của các nhà nghiên cứu cho thấy nó có thể ít nghịch lý hơn chúng ta nghĩ. Những người trẻ tuổi có nhiều nguồn lực hơn họ nghĩ để vượt qua sự thiếu hụt về kinh nghiệm của họ. Và họ có thể thực hiện các hành động trực tiếp để bù đắp và xây dựng những chuyên môn mà họ đang thiếu.

1. Tận dụng các kỹ năng nghiên cứu của bạn.

Một trong những cách tốt nhất để trở nên nổi bật hơn trong môi trường doanh nghiệp, ngay cả khi bạn là một người có ít kinh nghiệm làm việc hơn, là phát triển những kiến ​​thức độc đáo để giúp bạn trở thành một nguồn lực cần thiết cho đồng nghiệp và khách hàng.

Advertisement

Một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là sử dụng các kỹ năng nghiên cứu của bạn để tổng hợp, nắm vững kiến ​​thức, xu hướng và thông tin cụ thể của ngành.

Nếu bạn mới tốt nghiệp đại học, bạn có sẵn một tập hợp các kỹ năng nghiên cứu được mài dũa mà bạn có thể sử dụng ngay lập tức trong các bối cảnh chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn chưa có, bạn cần bắt tay vào thực hiện chúng ngay bây giờ.

Hãy tìm hiểu những loại kiến ​​thức cụ thể mà mọi người trong ngành kinh doanh của bạn khao khát nhất – và thiếu nhất – và từ đó bạn có thể xây dựng nó cho riêng mình.

Đọc các tạp chí, trang tin và sách trong ngành có liên quan hoặc xem các video chia sẻ từ các nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành.

Advertisement

Nếu bạn có thể biến mình thành một nguồn thông tin hữu ích và thậm chí là duy nhất để giải quyết các vấn đề cụ thể, bạn sẽ rất nhanh chóng tạo dựng được uy tín và được những người xung quanh coi là “nguồn thông tin” đáng tin cậy.

2. Xác định (và nắm bắt) những đóng góp cụ thể của bạn tới tổ chức.

Bạn có thể tự hỏi bản thân mình một số câu hỏi cơ bản để xác định điểm mạnh của bạn và nơi bạn có thể đóng góp giá trị. Bạn cảm thấy mình làm tốt nhất ở lĩnh vực nào? Bạn đã được khen ngợi nhiều nhất về điều gì trong quá khứ?

Hãy nghĩ về “phiên bản tốt nhất của chính bạn” và cách bạn có thể mô tả điều đó với ai đó.

Đó sẽ là gì? Sử dụng câu trả lời của bạn để tạo ra những điểm mạnh và nguồn lực có thể trở thành thức ăn cho sự khởi đầu sự nghiệp của bạn.

Advertisement

Bạn cũng nên xem xét đến nền tảng kiến thức cá nhân của bạn.

Ví dụ: bạn có thể chưa từng làm việc trong ngành hoặc một vị trí cụ thể nào đó trước đây, nhưng rất có thể bạn đang sở hữu những thông tin rất hữu ích chỉ đơn giản là do nền tảng địa lý hoặc nhân khẩu học của bạn.

Bạn nghĩ gì khi bạn vẫn có thể là một chuyên gia 20 tuổi làm việc trong một dự án nghiên cứu marketing, chẳng phải bạn đang có vô số những lợi thế khi tiếp cận với những người cùng thế hệ của mình hay sao? Hơn ai hết, bạn dễ đồng cảm và hiểu họ nhất.

3. Tự nguyện một cách sẵn lòng.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của lòng gan dạ, sự quyết tâm và sự sẵn sàng để đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn.

Advertisement

Nếu vào cuối một cuộc họp nhóm, khi trưởng bộ phận của bạn yêu cầu có thêm phản hồi từ các đại diện bán hàng về dòng sản phẩm mà nhóm của bạn đang thảo luận, bạn hãy tình nguyện nhận những nhiệm vụ đó.

Nếu các đồng nghiệp cấp cao của bạn hỏi liệu có ai sẵn sàng thu thập một tập dữ liệu lớn hơn cho các xu hướng mới hơn hay không, bạn cũng hãy thực hiện dự án đó – giả sử tất nhiên là bạn có đủ các bộ kỹ năng cần thiết để hoàn thành.

Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Hãy tận dụng chúng để tạo ấn tượng nhanh chóng với tư cách là một nhân viên chăm chỉ và đáng tin cậy nhất trong tổ chức.

4. Quản lý tốt khối lượng công việc của bạn và giao tiếp một cách chủ động.

Dù kiến ​​thức và kinh nghiệm luôn cần có thời gian để trau dồi nhưng bạn có thể ngay lập tức tạo dựng được sự uy tín về độ tin cậy với đồng nghiệp và cấp trên của mình.

Advertisement

Bạn cần quản lý các cam kết và khối lượng công việc của bạn một cách khôn ngoan. Biết khi nào bạn đang làm quá nhiều và nói không một cách thận trọng với những thứ mà bạn biết quá tải hay vượt khả năng của bạn. Ngoài ra, hãy chủ động trong giao tiếp của mình.

Nếu bạn lường trước được bất kỳ khó khăn nào trong việc đáp ứng thời hạn của dự án, hãy thảo luận với cấp trên càng sớm càng tốt và xin ý kiến ​​chỉ đạo của họ.

Bạn đừng ngại đặt câu hỏi, vì cơ bản cấp trên rất muốn biết bạn đang hiểu gì và cũng muốn rằng bạn không hiểu sai và làm sai.

Bạn có thể không phải là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong bộ phận hay tổ chức, nhưng bạn có thể trở thành một trong những người đáng tin cậy nhất.

Advertisement

5. Nỗ lực xây dựng mạng lưới các mối quan hệ thân thiết và chuyên nghiệp.

Mục tiêu của bạn theo thời gian sẽ là xây dựng một mạng lưới sâu rộng và đa dạng gồm các đồng nghiệp đáng tin cậy nhất, những người sẽ sẵn sàng cung cấp cho bạn những lời khuyên và phản hồi khi bạn muốn tiến bộ trong công việc và sự nghiệp của mình.

Tận dụng những kỹ năng đó và áp dụng chúng vào tình huống hiện tại của bạn. Mời đồng nghiệp đi ăn trưa. Xác định những nhân sự cấp trên mà bạn ngưỡng mộ và tìm cách kết nối với họ.

Ở một số doanh nghiệp, bạn có thể mời họ trực tiếp đi ăn trưa hoặc đi uống cà phê. Ở những nơi khác, bạn có thể muốn đợi cho đến khi bạn có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc với họ trước khi làm sâu sắc thêm mối quan hệ.

Tuy nhiên, điều cốt yếu là bạn cần làm việc chăm chỉ để làm quen với càng nhiều người càng tốt ở cấp độ đồng nghiệp hoặc thậm chí là cấp độ cá nhân.

Advertisement

Những kết nối này có thể là những người cố vấn quan trọng, những người đóng góp ý kiến ​​cho các ý tưởng của bạn và những người ủng hộ tiềm năng cho bạn và công việc của bạn trong toàn tổ chức.

Hãy chứng minh cho họ thấy động lực, cam kết và kiến ​​thức chuyên môn liên quan của bạn và khi có thể, hãy tìm cách phục vụ họ và giúp họ trong công việc.

Bằng cách phát triển sự tự tin để tận dụng các công cụ, tài sản và năng lực mà bạn có khi còn là một nhân viên trẻ, bạn có thể vượt qua nghịch lý về sự tín nhiệm và kinh nghiệm, và từ đó bạn bắt đầu sự nghiệp của mình theo một cách thuận lợi hơn nhiều.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Các siêu ứng dụng có thể không còn là lợi thế của các nền tảng

22 Tháng Mười Một, 2024
Câu chuyện về siêu ứng dụng tại Đông Nam Á từng là giấc mơ của nhiều startup công nghệ. Với 17 tỷ…

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement