Skip to main content

Cách vừa trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả vừa không độc hại

26 Tháng Mười Một, 2021

Nhiều người cho rằng sẽ là bất khả thi để vừa có thể là một nhà lãnh đạo hiệu quả vừa là một người tốt, ít hoặc không độc hại.

Cách vừa trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả vừa không độc hại
Source: Ryan McVay/Getty Images

Cách đây vài năm, Ông Jesper Brodin, Giám đốc điều hành của Ingka Group (sở hữu thương hiệu IKEA), đã được yêu cầu tiếp quản quyền quản lý của IKEA Trung Quốc, doanh nghiệp đang thực sự cần sự thay đổi để thành công và phát triển bền vững.

Trước khi chấp nhận một cuộc tái cấu trúc đầy khó khăn như vậy, ông đã tự hỏi mình: “Liệu tôi có đủ can đảm và sức chịu đựng để làm điều này không?”

Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những tình cảnh khó khăn khi bạn vừa phải thể hiện rõ trách nhiệm lãnh đạo vừa vẫn phải là một người tốt, không độc hại? Đây là một câu hỏi muôn thuở đối với tất cả các nhà lãnh đạo.

Advertisement

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, khi đứng trước một hoàn cảnh khó khăn, để vượt qua nó, chúng ta chỉ có thể hoặc trở thành một người tốt hoặc trở thành một nhà lãnh đạo cứng rắn và hiệu quả. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm.

Việc trở thành một người tốt (không hoặc ít độc hại) và nhà lãnh đạo thành công không loại trừ hay mẫu thuẫn lẫn nhau. Trên thực tế, những người có thể vượt qua được những hoàn cảnh khó khăn nhất hay hoàn thành những công việc tưởng chừng như không thể nhất là những người giàu tính người nhất. Ít nhất, họ có hai yếu tố: trí tuệ và lòng trắc ẩn.

Theo một bài đăng trên tạp chí HBR, nhà lãnh đạo giàu lòng trắc ẩn và trí tuệ được định nghĩa là người có sự hiểu biết sâu sắc về điều gì có thể thúc đẩy một con người, người này luôn minh bạch và can đảm với những gì mình làm, ngay cả khi điều đó không hề thoải mái đối với họ.

Lòng trắc ẩn là phẩm chất liên quan đến sự quan tâm và lo lắng thực sự đến người khác, với ý định hỗ trợ và giúp đỡ một cách tích cực.

Advertisement

Những nhân viên làm việc dưới các nhà lãnh đạo có trí tuệ hoặc lòng trắc ẩn đều có những trải nghiệm tích cực trên nhiều khía cạnh. Họ thích thú và gắn bó với công việc của mình và ít có khả năng bị kiệt sức nhất.

Sự hài lòng trong công việc của họ cũng cao hơn 86% so với các nhân viên làm việc cho một nhà lãnh đạo ít có trí tuệ và lòng trắc ẩn hơn.

Mặc dù vai trò hay sức mạnh của sự kết hợp giữa trí tuệ và lòng trắc ẩn là quá rõ ràng, tuy nhiên để thực hiện nó, nhà lãnh đạo cần nhiều thời gian để học tập và rèn luyện.

Bước quan trọng đầu tiên là bạn cần suy nghĩ lại về khái niệm lãnh đạo (khác với quản lý) và học lại ý nghĩa của việc trở thành một con người.

Advertisement

Nói một cách rất đơn giản, quản lý là kiểm soát những người khác, trong khi với lãnh đạo, bạn tìm cách lắng nghe và nhìn nhận nhiều hơn, bạn thiết lập phương hướng, rồi sau đó bạn dần trao quyền và từ bỏ việc kiểm soát.

Khi nói về việc lãnh đạo, bạn không nhất thiết (hoặc không nên) tỏ ra là người giỏi nhất trong căn phòng hay so với những người xung quanh.

Trên thực tế, việc đưa ra quyết định chỉ dựa trên nhà lãnh đạo sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Thay vào đó, bạn nên tạo ra một nền văn hóa trao quyền và giàu lòng trắc ẩn, bạn chấp nhận những quan điểm đa dạng, điều cuối cùng sẽ cho phép nhân viên có thể sáng tạo, làm việc năng suất và hạnh phúc hơn.

Để thúc đẩy kiểu lãnh đạo này, điều quan trọng là chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không chỉ làm việc dựa trên chức danh, chúng ta không chỉ có công việc hay trách nhiệm, chúng ta còn là con người và cần kết nối ở cấp độ con người với những người khác.

Advertisement

Dưới đây là 4 cách để các nhà lãnh đạo vừa có thể trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả vừa thể hiện mình là một con người thực sự, giàu lòng trắc ẩn.

Hãy nhớ về Quy tắc vàng.

Từ gốc rễ của nó, lòng trắc ẩn là khi bạn mong muốn thấy người khác được hạnh phúc và sẵn sàng hành động để khiến điều đó xảy ra. Về cơ bản, đây là một biểu hiện của Quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với mình.

Quy tắc Vàng là một bước quan trọng để đưa lòng trắc ẩn vào hành động một cách khôn ngoan vì nó đòi hỏi bạn phải xem xét đến các quan điểm của người khác trước khi thực hiện bất cứ điều gì. Khi bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác, bạn có thể có những cách nhìn mới mẻ và trách nhiệm hơn.

Mặc dù đặt mình vào vị trí của người khác là cách tốt để phản ánh về sự việc, nhưng điều quan trọng là bạn cần tránh nghĩ rằng bạn “biết tuốt” về người đối diện, hiểu hết việc họ đang cảm thấy hoặc trải qua những gì.

Advertisement

Bạn cần cân bằng giữa việc đặt mình vào vị trí của người khác với việc không cho rằng bạn hiểu hết mọi thức về họ, thay vào đó, bạn cần lắng nghe nhiều hơn.

Chăm chú lắng nghe.

Con người chúng ta có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng. Điều này về cơ bản có nghĩa là chúng ta có thể — và nên — nghe nhiều gấp đôi so với việc nói.

Khi bạn thực sự lắng nghe người khác, họ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, điều này đáp ứng một trong những nhu cầu chính của chúng ta đó là “tính người”.

Nếu bạn có thể chăm chú lắng nghe bằng sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi, bạn không chỉ trở nên khôn ngoan hơn mà còn có thể thực sự giúp đỡ người khác. Nếu bạn sắp có một cuộc trò chuyện quan trọng, bạn nên sẵn sàng cho điều này.

Advertisement

Bạn cần tạo ra một môi trường phù hợp, nơi mà bạn đang thực sự lắng nghe và cảm nhận những gì người kia muốn truyền tải thay vì chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cá nhân của chính bạn.

Hãy tự hỏi bản thân, điều này có lợi gì cho người khác?

Lòng trắc ẩn là sự lựa chọn chứ không phải được an bài. Việc tự đặt ra cầu hỏi làm thế nào bạn có thể mang lại lợi ích cho người khác, là một cách để có lòng trắc ẩn. Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị làm quen với ai đó, hợp tác với ai đó hay bất cứ điều gì, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra với người này, thuận lợi hay thách thức gì.

Điều gì tốt và điều gì là xấu? Và sau đó hãy tự hỏi bản thân: họ có thể cần những sự hỗ trợ nào để vượt qua những tình cảnh khó khăn đó? Bạn có thể làm gì để khiến họ nhận thức rõ hơn về những “điểm mù” đang có.

Lối suy nghĩ này sẽ giúp bạn tạo ra sự tương tác giữa mọi người nhiều hơn, tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển nhiều hơn, không chỉ cho tổ chức mà còn cho chính họ.

Advertisement

Khiến mọi người có thể nhìn thấy và phát triển tối đa tiềm năng.

Tất cả chúng ta đều có nhu cầu được nhìn nhận và đánh giá cao. Một nhà lãnh đạo giỏi là người vừa có thể đánh giá cao nhân viên của họ ngày hôm nay vừa có thể khiến nhân viên của mình vươn xa hơn vào ngày mai, họ khiến nhân viên nhìn thấy và phát triển nhiều hơn tiềm năng của bản thân.

Tuy nhiên, lãnh đạo không phải là người cần cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người và khiến họ cảm thấy hài lòng và thoải mái nhất. Lãnh đạo là hỗ trợ mọi người bằng cách giúp họ nhìn nhận đúng bản thân, nhận ra điểm yếu, điểm còn thiếu sót và tìm cách cải thiện nó.

Thay vì né tránh những cuộc trò chuyện không thoải mái, hãy cố gắng thúc đẩy những tiềm năng mới như là một dấu hiệu của sự quan tâm thực sự bạn dành cho họ.

Khi chúng ta thực hành lòng trắc ẩn bằng cách đưa nhiều yếu tố con người hơn vào vai trò lãnh đạo của mình, chúng ta có thể tạo ra một nền văn hóa trong đó những người khác sẽ kết nối với nhau ở cấp độ tình cảm, luôn làm việc để vươn đến một tiềm năng mới của bản thân, tạo ra sự thay đổi cho chính họ và tổ chức.

Advertisement

Lãnh đạo là một hành trình khó khăn nhưng có thể học được.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement