Skip to main content

Top 6 kỹ năng có thể học được giúp xác định bạn là một nhà lãnh đạo kinh doanh

5 Tháng Bảy, 2021

Bạn không cần phải là một nhà lãnh đạo có các tố chất bẩm sinh để thành công trong thế giới kinh doanh ngày nay – vì đó là những kỹ năng có thể học được.

kỹ năng lãnh đạo
Getty Images

Trong những khoảng thời gian đầy khó khăn này, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trong kinh doanh, cũng như trong chính trị, dường như đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Theo quan điểm của các chuyên gia, đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng vươn lên dẫn đầu đám đông bằng cách thúc đẩy các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nhức nhối bằng niềm đam mê, sự kiên trì và cả đạo đức.

Một số người tin rằng khả năng lãnh đạo là một đặc điểm mà bạn phải có từ bẩm sinh, tuy nhiên sự thật thì đó là một tư duy và tập hợp các kỹ năng mà bạn có thể phát triển và học hỏi được từ kinh nghiệm và các mối quan hệ trong kinh doanh, cả tích cực và tiêu cực.

Dưới đây là danh sách hàng đầu các kỹ năng quan trọng nhất luôn có ở các doanh nhân, những người có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp và bản thân họ đi đến thành công:

1. Tập trung vào sự thay đổi và học hỏi là kỹ năng hàng đầu của các nhà lãnh đạo.

Nếu bạn để ý, khi một nhà lãnh đạo nào đó luôn nghĩ rằng họ có tất cả các câu trả lời trong tay thì họ thường thất bại trong vai trò lãnh đạo.

Tất cả chúng ta đều sống trong một thế giới luôn thay đổi và đầy những sự bất ổn, cách mà mọi thứ đã luôn hoạt động hôm nay có thể sẽ không còn bất cứ tác dụng nào vào ngày mai. Điều quan trọng nhất bạn có thể học ở trường lớp hay bất kỳ công việc nào khác, chính là học cách học.

Các nhà lãnh đạo hay các doanh nhân thành công, bao gồm Bill Gates và Elon Musk, được ghi nhận là đã đi rất sâu để tìm hiểu các công nghệ mới cũng như đọc sách mới mỗi tuần để mở rộng đầu óc, mặc dù những kiến thức của họ vốn đã vượt xa so với nhiều người.

2. Chú ý đến lời nói và hành động của đội nhóm.

Lắng nghe thực sự là một kỹ năng lãnh đạo có giá trị hơn nhiều so với việc trở thành một nhà hùng biện tài ba.

Nếu không lắng nghe, bạn không bao giờ có thể học hỏi được từ đội nhóm của mình và những người khác, và bằng cách nói quá nhanh hoặc quá nhiều, bạn cũng sẽ ngăn chặn cả những đóng góp tích cực trước khi bạn được nghe thấy chúng.

Chìa khóa để trở thành một người biết lắng nghe và quan sát tốt bao gồm việc thể hiện các dấu hiệu cho người khác biết bạn đang lắng nghe họ thực sự: thông qua nét mặt và sự thừa nhận, không ngắt lời hoặc cố gắng nói khi người khác đang nói.

3. Nói với mọi người nơi bạn muốn đến thay vì làm thế nào để đến được đó.

Trong kinh doanh, điều này được gọi là “giao tiếp” (communication), chứ không phải là ra lệnh (order). Đây không phải là một kỹ năng khó học, nhưng bạn cần thực hành và có kỷ luật để thực hiện nó một cách hiệu quả.

Thông thường, việc sử dụng thuật kể chuyện là cách tốt nhất để làm cho những thông điệp của bạn trở nên đáng nhớ hơn hoặc cho phép người khác dễ dàng liên hệ giữa nhu cầu của bạn với họ hơn. Đó chính là xây dựng mối liên kết.

Nó phải bắt đầu bằng việc mọi người hiểu được tầm nhìn và giá trị của bạn, họ nhìn thấy qua những hành động của bạn và nhận ra rằng bạn cũng cam kết với những điều đó. Sau tất cả, họ hiểu họ cần đưa bạn đến nơi bạn muốn đến một cách đồng lòng nhất.

Ngược lại, việc đưa ra các mệnh lệnh một chiều thường không tạo dựng được lòng tin hoặc sự cam kết và điều này thường dẫn đến phản tác dụng.

4. Duy trì động lực và sự trung thành bằng cách trao sự tín nhiệm cho người khác.

Việc ghi nhận những đóng góp nội bộ bằng những hành động như một lời cảm ơn công khai hay một sự chỉ định thăng tiến trong công việc được xem là cách vô cùng hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của các cộng sự.

Nó đòi hỏi sự nhạy cảm và tương tác với những người xung quanh bạn, cũng như khách hàng của bạn. Đừng miễn cưỡng tìm kiếm và nhận ra sự giúp đỡ từ người khác.

Sự trung thành và động lực của khách hàng bên ngoài vốn từng được xây dựng thô, họ mong đợi nhiều hơn thế.

Họ tìm kiếm một trải nghiệm tổng thể đáng nhớ, từ một sản phẩm chất lượng và trải nghiệm mua sắm tích cực đến một chính sách đổi trả hàng dễ dàng và nhiều thứ khác.

5. Nhận thức rằng, đàm phán là một nghệ thuật và cũng là một kỹ năng.

Học cách làm cho mọi cuộc thương lượng hay đàm phán trở thành một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (win-win), thay vì là một sự kiện mang tính thắng-thua.

Đảm bảo rằng cuộc đàm phán của bạn không bao giờ bị coi là thao túng, mà là để giải thích cho bên kia về lợi ích của các đề xuất của bạn cho cả hai bên. Bạn có thể học được điều này bằng cách tưởng tượng hay đặt mình vào vị trí của họ.

Trong thế giới kinh doanh, tất cả chúng ta đều có thắng thua ở các mặt trận khác nhau, thua ở trận này nhưng lại thắng ở trận khác. Bạn nên cân nhắc mọi thứ.

6. Dành nhiều thời gian hơn trong việc cố vấn và huấn luyện đội nhóm của bạn.

Nếu mọi người thực sự tin rằng thành công của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo gắn liền với thành công của chính họ, họ sẽ theo bạn đến bất cứ đâu mà bạn muốn đến và làm bất cứ điều gì vì lợi ích chung của tổ chức.

Họ phải được truyền cảm hứng từ việc huấn luyện của bạn để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Huấn luyện hiệu quả luôn bao gồm việc giúp tạo ra những kết nối mới cho các mối quan hệ cũng như khả năng học tập.

Theo quan điểm của nhiều người làm kinh doanh khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là nơi lý tưởng nhất để học hỏi và rèn luyện khả năng lãnh đạo.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo hơn và ít nhà phê bình hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …