Skip to main content

Chính trị công sở: Làm sao để mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn

19 Tháng Mười Hai, 2020

Muốn “trụ vững” chốn công sở, ngoài công việc bạn còn phải để ý xem tình hình “chính trị” như thế nào? Đảng phái nào đang thắng thế, bên được bên thua ra sao,… Liệu điều này có đáng hay không?

Ảnh: herdia

Có một thực tế không thể phủ nhận là vấn đề “chính trị công sở” đang ngày càng trở nên phổ biến. Bạn biết mà, văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa rất quan trọng để khích lệ và giữ chân nhân viên.

Và chính trị công sở dường như đã trở thành một mạch ngầm chảy trong lòng văn hóa của nhiều doanh nghiệp. Vậy rốt cuộc đây là điều tốt hay xấu? Và chúng ta nên ứng xử như thế nào nếu một ngày lại rơi vào tình huống này?

Chính trị công sở là gì?

Chính trị văn phòng thường được mọi người nghĩ đến như một điều gì đó thật khủng khiếp và nó là cội nguồn của các vấn nạn nơi công sở như kỳ thị, chia rẽ nội bộ, phân biệt đẳng cấp, nói xấu sau lưng, xu nịnh cấp trên…

Advertisement

Tóm lại, đó là tất cả những hành vi để đạt được mục đích của một cá nhân/ nhóm nhân viên nào đó. Những hành vi này có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực.

Đúng là khủng khiếp khi có ai đó không cùng chí hướng, suy nghĩ và cách hành động với mình. Nhưng nhớ rằng đây là công sở, là nơi có 1001 câu chuyện xảy ra mỗi ngày. Và bạn cần học cách để làm quen, ứng xử trước nó. Vấn đề là bằng cách nào?

  • Hãy trò chuyện để mở rộng mối quan hệ 

Một khảo sát đã chỉ ra rằng có 55% nhân viên được khảo sát cho biết họ là một thành viên có liên quan đến các vấn đề về chính trị văn phòng và hơn 70% trong số đó tin rằng việc này ảnh hưởng đến công việc, khả năng thăng tiến của họ.

Rất khó để né tránh chính trị công sở khi xung quanh bạn là đủ kiểu “chính trị gia” khác nhau, từ những người chuyên tỏ ra quan tâm nhưng thực chất là để lấy thông tin từ bạn, từ những người tỏ ra ít nói nhưng nắm mọi việc trong lòng bàn tay và là “nội gián” cho cấp trên, đến việc có những người xu nịnh lộ liễu.

Advertisement

Thế đấy! Làm sao mà tránh khỏi. Chưa kể, nếu bạn cứ né tránh và tỏ ra khó chịu với những người này hoặc các câu chuyện liên quan đến chính trị công sở nghĩa là bạn đang tự cô lập chính mình.

Thay vào đó, hãy quảng giao, kết bạn rộng rãi và tỏ ra thân thiện, thiện chí với tất cả mọi người. Dù sao tất cả đều là đồng nghiệp của nhau, bạn không nên quá khép kín mà càng chẳng nên quá gay gắt với ai.

Hãy kết thân, vui vẻ với họ để nhận được nhiều sự ủng hộ, yêu thích và hạn chế những thù ghét cá nhân nơi công sở.

  • Đừng quá tách biệt bản thân với các hội nhóm công sở 

Hãy tận dụng thời gian để có thể góp mặt trong những câu chuyện vui của đồng nghiệp. Bạn không cần hùa vào những câu chuyện nói xấu nếu không thích. Bạn cũng không cần phải trở thành thành viên của hội hay cô lập người khác.

Advertisement

Nhưng đừng bỏ lỡ những câu chuyện vui vô thưởng vô phạt khi bàn về một đồng nghiệp giỏi, xinh đẹp. Hoặc đừng lảng tránh những bữa ăn chung cùng đồng nghiệp. Nó cũng là cách tốt để bạn hòa nhập với mọi người.

  • Không nịnh bợ nhưng hãy cập nhật công việc thường xuyên để sẵn sàng báo cáo 

Cướp công cũng là một kiểu của những người chính trị gia công sở. Do đó, hãy ghi chép cẩn thận các công việc bạn đã làm để khi cấp trên hỏi đều không lúng túng, có cách trả lời rõ ràng và thể hiện chắc chắn năng lực của mình.

  • Đừng dùng “gậy ông đập lưng ông” 

Nếu bị ai đó chơi xấu, đừng nghĩ đến việc sẽ dùng chính cách xấu để ứng xử với họ. Thay vào đó, trước hết hãy chứng minh bằng công việc, sau đó là những cuộc đối thoại trực tiếp cùng nhau. Tất nhiên, bạn không gay gắt và khó chịu với đồng nghiệp.

Nhưng nếu mọi việc đã đi quá xa thì chắc chắn là chúng ta nên có động thái để họ biết bằng bạn không phải là người dễ lấn lướt.

Advertisement

Trong mọi chuyện, kết quả công việc luôn chứng minh tất cả. Sau đó, thái độ văn minh bằng cách giữ bình tĩnh, phản ứng đẹp và minh bạch cũng sẽ là cách khiến những đồng nghiệp xấu phải dè chừng bạn.

Chính trị công sở đúng là điều khiến nhiều người không thực sự thoải mái khi đi làm. Nhưng bạn biết đấy, suy cho cùng thì nó là vấn đề cần đến sự khéo léo của bạn. Biết điều gì nên và không nên làm, biết ai nên và hạn chế tiếp cận.

Khi bạn được nhiều người biết đến theo một nghĩa tích cực, bạn không có nhiều hiềm khích, bạn dễ dàng bắt chuyện cùng mọi người, bạn được mọi người “dè chừng” thì sẽ rất thuận lợi cho sự thăng tiến hoặc ít nhất là thuận lợi cho không khí làm việc của chính bạn mỗi ngày.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo HR Insider

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement