Skip to main content

Trước Uniqlo, Zara và H&M đã xây dựng những cơ sở ngàn tỷ tại Việt Nam.

16 Tháng Ba, 2020

Việc những thương hiệu thời trang bình dân quốc tế được đón nhận tại Việt Nam không phải là mới. Trước Uniqlo, 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng khác là Zara và H&M đã lần lượt có mặt tại Việt Nam và thu về thành công nhất định. Cả 3 thương hiệu trên đều theo đuổi mô hình “Fast – Fashion”.

uniqlo vietnam

Ngày 6/3, cửa hàng Uniqlo tại Vincom Phạm Ngọc Thạch mở cửa chào đón những vị khách đầu tiên vào mua sắm. Cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội của Uniqlo có diện tích rộng 2.500 m2. Đây cũng là cửa hàng thứ hai của hãng tại Việt Nam, quốc gia thứ 25 mà thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản này có mặt.

Ngày khai trương của Uniqlo thu hút đông đảo sự quan tâm của người tiêu dùng thủ đô khi ngay từ lúc mở cửa, đã có những hàng dài người xếp hàng tới mua sắm. Phó chủ tịch Tập đoàn Fast Retailing (công ty mẹ của Uniqlo) chia sẻ Uniqlo đang lên kế hoạch mở rộng quy mô với ít nhất 3-4 cửa hàng tại Hà Nội trong năm 2020, tiến tới 15-20 cửa hàng trên toàn quốc.

Advertisement

Việc những thương hiệu thời trang bình dân quốc tế được đón nhận tại Việt Nam không phải là mới. Trước Uniqlo, 2 thương hiệu thời trang nổi tiếng khác là Zara và H&M đã lần lượt có mặt tại Việt Nam và thu về thành công nhất định.

Chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2016, cửa hàng đầu tiên của Zara mở ra đúng theo công thức thành công mà thương hiệu thời trang này áp dụng trên toàn thế giới: Sang trọng, thời thượng nhưng vừa tiền.

Một mặt bằng 2 tầng với tổng diện tích lên tới 2.400m2, đặt trong một trong những tụ điểm mua sắm lớn nhất TP.HCM là Vincom Center được lựa chọn, trưng bày tất cả các bộ sưu tập mới nhất của Zara.

Không lâu sau, hãng thời trang Tây Ban Nha đặt thêm một cửa hàng khác tại Hà Nội. Một mà ‘chào hỏi’ ấn tượng không kém với mặt bằng rộng tới 4.500m2 với 3 tầng nằm tại Vincom Center Bà Triệu.

Advertisement

Mặc dù vậy, Zara dường như không coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi sau gần 4 năm, thương hiệu này vẫn chưa mở thêm điểm bán mới.

Báo cáo của tập đoàn bán lẻ Mitra Adiperkasa (Indonesia), đơn vị nhận phân phối Zara và các thương hiệu con như Massimo Dutti, Pull & Bear, Stradivarius tại Việt Nam cho thấy, doanh thu 9 tháng năm 2019 của thị trường Việt Nam đạt khoảng 854 tỷ Rupiah, (khoảng 1.382 tỷ đồng), tương đương so với cùng kỳ 2018.

Không giống như Zara, thương hiệu thời trang H&M kể từ khi đến Việt Nam vào cuối 2017 đã rất tích cực mở thêm điểm bán mới. Trong năm tài chính 2019 (bắt đầu từ 1/12 và kết thúc vào ngày 30/11, H&M đã khai trương thêm 2 cửa hàng mới tại TPHCM và Đà Nẵng, nâng tổng số cửa hàng tại Việt Nam lên con số 8.

Doanh thu của H&M ở Việt Nam theo đó cũng tăng mạnh. Năm 2019, H&M đạt doanh thu 434 triệu SEK (đồng Krona Thụy Điển), tương đương với gần 1.100 tỷ đồng tại Việt Nam tăng 60% so với mức 664 tỷ đồng năm 2018.

Advertisement

Ban lãnh đạo H&M cho biết đang nghiên cứu việc mua hàng của người Việt Nam, theo đó, điều chỉnh số lượng và chủng loại quần áo tại các cửa hàng phù hợp với thời tiết khác nhau giữa các vùng miền.

Kết quả kinh doanh cho thấy vẫn có sự phân hóa giữa các thương hiệu thời trang tại Việt Nam, tương tự với những gì đang xảy ra trên toàn cầu. H&M có số cửa hàng nhiều hơn nhưng quy mô doanh thu thấp hơn nhiều so với Zara.

Điều này cũng được lý giải bởi mặt bằng giá sản phẩm của H&M thông thường thấp hơn so với Zara. Công thức chung được H&M áp dụng trên các cửa hàng tại 69 quốc gia đó là bán giá phải chăng, mục tiêu hướng đến lượng người mua cao nhất thông qua tiêu chí chọn mặt bằng bán lẻ với diện tích từ 2.000 – 3.000 m2.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Advertisement

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Doanh nghiệp nào đang thực sự nắm giữ Highlands Coffee

12 Tháng Mười Một, 2024
Sau gần 25 năm hoạt động, Highlands Coffee hiện là chuỗi trà – cà phê lớn nhất tại Việt Nam…
Advertisement