Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tử tế trong công việc
Mọi người đều muốn được hạnh phúc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu vốn rất khó nắm bắt đó?
Đối với nhiều người, nghe một đồng nghiệp nói: “Cảm ơn rất nhiều” hoặc một người quản lý nói với bạn “Làm tốt lắm” là một điều gì đó thực sự truyền cảm hứng.
Nếu không có chúng, chúng ta có thể khó tìm thấy được niềm vui trong công việc hơn rất nhiều. Vậy chúng ta nên làm thế nào để có được điều đó đây?
Một khái niệm được đưa ra ở đây là: Sự tử tế.
Thực hành sự tử tế bằng cách khen ngợi và công nhận giúp tạo ra sức mạnh để thay đổi mọi thứ, từ hiệu suất trong công việc, đến niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.
Lợi ích của sự tử tế.
Cam kết trở nên tử tế có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn bạn nghĩ.
Đầu tiên, và cũng có lẽ là rõ ràng nhất, thực hành sự tử tế sẽ vô cùng hữu ích đối với đồng nghiệp của chúng ta.
Đơn vị chuyên về tư vấn tuyển dụng Gallup phát hiện ra từ các cuộc khảo sát về người lao động tại Mỹ rằng:
“Được công nhận tại nơi làm việc giúp giảm thiểu tình trạng kiệt sức đồng thời cải thiện hạnh phúc của nhân viên. Nhận được một lời khen, những lời công nhận có thể giúp các cá nhân cảm thấy mãn nguyện hơn, nâng cao lòng tự trọng, cải thiện khả năng tự đánh giá và kích hoạt những cảm xúc tích cực.”
Thứ hai, thực hành sự tử tế giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn. Ví dụ, tiêu tiền cho người khác và dành thời gian làm tình nguyện sẽ cải thiện sức khỏe, mang lại hạnh phúc và cảm giác ý nghĩa hơn trong cuộc sống, nghiên cứu cho thấy.
Sự tử tế mang lại một cảm giác ý nghĩa bởi vì nó liên quan đến việc đầu tư vào thứ gì đó lớn hơn bản thân chúng ta.
Nó định hình cả cách người khác nhìn nhận về chúng ta – điều này giúp cải thiện danh tiếng của chính chúng ta – và cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình.
Thứ ba, theo một nghiên cứu, việc cho đi lời khen có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn cả việc nhận chúng.
Tại sao việc khen ngợi lại làm tăng hạnh phúc của chúng ta đến như vậy? Một thành phần quan trọng của hạnh phúc mà chúng ta đã vô cùng thiếu trong thời kỳ đại dịch.
Trong các nghiên cứu của mình, Gallup nhận thấy rằng việc khen ngợi tạo ra mối liên kết xã hội mạnh mẽ hơn là nhận được lời khen bởi vì lời khen đó dành cho người khác sẽ khuyến khích mọi người tập trung vào người kia.
Chắc chắn, nhận được một lời khen là cảm giác tuyệt vời, nhưng việc cho đi một lời khen chân thành và chu đáo đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ về người khác – trạng thái tinh thần, hành vi, tính cách, suy nghĩ và cảm xúc của họ.
Nghĩ về người khác thường là điều kiện tiên quyết để có cảm giác được kết nối với họ.
Bằng cách này, lời khen có thể trở thành một chất kết dính xã hội, tăng cường kết nối và tính tích cực trong các mối quan hệ, đồng thời khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
Trong một nghiên cứu phân tích hơn 3.500 đơn vị kinh doanh với hơn 50.000 cá nhân, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các hành vi lịch sự, giúp đỡ và khen ngợi có liên quan đến các mục tiêu cốt lõi của tổ chức.
Các tổ chức có sự tử tế cao hơn có năng suất, hiệu quả và tỷ lệ doanh thu cao hơn.
Khi các nhà lãnh đạo và nhân viên cư xử tử tế với nhau, họ tạo điều kiện cho một nền văn hóa hợp tác và đổi mới trong tổ chức đó.
Mang sự tử tế vào công việc.
Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy sự tử tế ở nơi làm việc?
Đầu tiên, có một sự thật là. Mọi người rất nhạy cảm với hành vi của các thành viên trong ‘nhóm có địa vị cao’ hay đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Bằng cách khen ngợi và tán dương nhân viên của họ, các nhà lãnh đạo có khả năng thúc đẩy các thành viên trong nhóm ‘sao chép’ các hành vi của họ và tạo ra các chuẩn mực về sự tử tế trong các đội nhóm.
Thứ hai, các nhà lãnh đạo có thể dành thời gian trong các cuộc họp để cho các thành viên trong đội nhóm có thể tự do thừa nhận công việc của nhau.
Việc này không cần nhiều thời gian – thậm chí chỉ vài phút mỗi tuần là đủ. Nhưng vài phút ít ỏi này có thể thúc đẩy tinh thần và kết nối tốt hơn rất nhiều trong tổ chức.
Thứ ba, hãy xem xét các khoản thưởng dù chỉ là nhỏ. Các công ty như Google đã sử dụng hệ thống “tiền thưởng ngang hàng” để khuyến khích các nhân viên của mình gửi những khoản tiền nhỏ (từ một quỹ trong tổ chức) cho nhau để thể hiện sự đánh giá cao đối với công việc của nhau.
Ngay cả một vài đô la cũng có thể có tác động tích cực; nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người đánh giá rất cao những hành động tử tế ngay cả khi đó chỉ là một chuyện nhỏ.
Một thẻ quà tặng hoặc một món quà nhỏ cũng có thể hiệu quả.
Sức mạnh của sự tử tế có thể giảm thiểu những tác động xấu của một cá nhân hoặc tổ chức khi mà trực tuyến và mạng xã hội đang là những kênh giao tiếp chính.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips