Skip to main content

MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác

28 Tháng Mười Một, 2023

Với sự phát triển vượt bậc của AI hay AGI, nhiều người tự hỏi liệu con người có thể có khả năng thấu hiểu tâm trí của người khác hay không. Các nghiên cứu mới đây có thể dự báo nhiều câu trả lời.

MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác
MIT: Sẽ khả thi không về năng lực thấu hiểu tâm trí của người khác

Về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học thần kinh (neuroscientists) đã có thể đọc được suy nghĩ của bạn trong nhiều thập kỷ. Thông qua các hoạt động chủ yếu được thực hiện trong phòng thí nghiệm nhằm mục tiêu ghi lại các mẫu thay đổi (shifting patterns) của dòng máu trong não, các nhà khoa học có thể hiểu về các đặc điểm về cách não bộ của một người phản ứng với những gì nó được nhìn thấy và nghe thấy.

Trong tương lai gần, trong khi suy nghĩ hay tâm trí của bạn sẽ vẫn là thứ của riêng bạn (nếu bạn chọn như vậy). Nhưng nếu bạn muốn hiểu về nó nhiều hơn, các ứng dụng công nghệ sẽ học cách tạo ra một phiên bản tái tạo riêng biệt về những gì bạn đang nhìn hoặc nghe, chỉ bằng cách phân tích cách máu di chuyển qua não bộ.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã triển khai các công cụ AI tổng quát, ví dụ như Stable Diffusion và GPT, để tạo ra các bản tái tạo phim và podcast thực tế hơn, nếu không muốn nói là hoàn toàn chính xác, dựa trên hoạt động thần kinh.

Advertisement

Nếu Neuralink của Elon Musk thành công trong việc đưa thiết bị cấy ghép não đến với đại chúng, các bước tiến được cho là sẽ còn đi xa hơn nữa.

Trong khi hình thức “đọc suy nghĩ” của bạn hay của người khác vẫn chỉ là cách ghi lại những gì đang diễn ra. Để thực sự trải nghiệm thế giới qua đôi mắt của bạn, nhiệm vụ của các nhà khoa học sẽ phải là có khả năng suy ra không chỉ bộ phim bạn đang xem mà còn cả những gì bạn nghĩ về nó, nó khiến bạn cảm thấy thế nào và nó gợi nhớ cho bạn điều gì.

Những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm này khó tiếp cận hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là đọc suy nghĩ.

Đi đến những phát hiện mới.

Hơn 300 năm trước, triết gia John Locke đã hỏi liệu màu xanh lam có giống nhau đối với mọi người hay không – hoặc liệu trải nghiệm của tôi về “màu xanh” có thể gần giống với trải nghiệm của bạn về “màu vàng” hay không. Việc trả lời những câu hỏi này có thể là một chân trời xa xôi mà khoa học thần kinh về trải nghiệm có thể hướng tới.

Advertisement

Tuy nhiên, vì đó là một chặng đường dài và con người (các nhà khoa học) chỉ đang ở các giai đoạn đầu tiên, điều quan trọng là cần bắt đầu bằng những thứ đơn giản và thiết thực hơn.

Nếu chúng ta muốn hiểu rõ hơn về những điểm đặc biệt trong trạng thái tỉnh táo, bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, thì sẽ rất hữu ích khi xem xét về điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta trải qua một số trạng thái khác nhau.

Trong khi một số nhà khoa học tập trung vào trạng thái thiền sâu hoặc ảo giác dữ dội, các nhà khoa học khác lại đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu cái gọi là sự tự ý thức (self-consciousness) – khả năng nhận thức về bản thân như một cá nhân đang suy nghĩ và cảm nhận tại một địa điểm và thời gian cụ thể.

Bằng cách so sánh cách các đối tượng phản ứng sau các trạng thái khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số thay đổi có thể liên quan đến việc mất đi sự tự ý thức về bản thân.

Advertisement

Trong khi việc dùng các sản phẩm thuốc gây ảo giác liều cao chắc chắn là cách dễ nhất để đánh mất đi sự tự ý thức về bản thân (trạng thái trái ngược so với lúc tỉnh táo), con người vẫn có một lựa chọn khác đó là: dành rất nhiều giờ để thực tập thiền định (meditation).

Điều này cũng giải tích tại sao những hành giả thiền định Phật giáo có kỹ năng cao có thể tự bước vào một trạng thái mà ranh giới giữa họ và thế giới bắt đầu rất mờ nhạt, hoặc thậm chí là biến mất hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực thiền định và tu tập của họ. Điều thú vị là, những trạng thái như vậy cũng liên quan đến những thay đổi trong cách hoạt động ở một số vùng cốt lõi của não bộ.

Những thiền giả lão luyện là bậc thầy về đời sống nội tâm của chính họ – họ có thể tự sản sinh ra những cảm giác biết ơn sâu sắc hoặc là rơi vào trạng thái tập trung sâu sắc – và họ có xu hướng tường thuật lại được những trải nghiệm bên trong của mình một cách chi tiết hơn nhiều so với những người chưa từng thực tập.

Nếu bạn là người không hành thiền, đôi khi bạn không thể nhận thức được điều gì đang diễn ra trong tâm trí của mình. Để nghiên cứu xem bộ não làm gì vào những thời điểm như vậy, Kalina Christoff, nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia, đã cố gắng xem xét xem liệu tâm trí của con người vào thời điểm đó, có thực sự là “lang thang” (trạng thái mất tập trung) hay không, và liệu họ có nhận ra được điều đó không.

Advertisement

Câu trả lời được đưa ra là không. Mạng lưới não bộ của con người hoạt động tích cực hơn ngay cả khi tâm trí của họ đang ở trạng thái lang thang (mind wandering), và đặc biệt là khi họ không biết rằng điều đó đang xảy ra.

Mặc dù các nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng nó cho thấy rằng một ngày nào đó khoa học thần kinh có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ cho chúng ta biết người khác đang trải qua điều gì. Bằng cách sử dụng mạng lưới thần kinh sâu, nhóm nghiên cứu có thể đưa các ảo giác của đối tượng (con người) ra thế giới thực, nơi bất kỳ ai cũng có thể nắm bắt và chia sẻ chúng.

Khi các công nghệ mô hình hóa não bộ (brain modeling) tiếp tục phát triển, con người có thể làm được một thứ mà họ chưa từng nghĩ đến: mọi người có thể không chỉ biết mà còn thực sự có thể chia sẻ về những gì đang diễn ra trong tâm trí của người khác.

Bạn có thể đọc chi tiết nghiên cứu từ MIT tại đây.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement