Chiến lược ứng dụng Social Media cho nghiên cứu thị trường
Khác với các hình thức nghiên cứu thị trường truyền thống, giờ đây, thông qua các nền tảng mạng xã hội (Social Media), thương hiệu có thể thu thập xu hướng ngành, các hoạt động của đối thủ cạnh tranh và hơn thế nữa.
Với sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, các nền tảng mạng xã hội đã làm thay đổi không chỉ cách người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và mua sắm, mà còn thay đổi cả cách các thương hiệu tiếp cận các hoạt động marketing.
Chỉ vài năm trước, các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok hay LinkedIn chỉ đóng một phần nhỏ trong các chiến lược marketing toàn cầu, ngày nay, không ít các thương hiệu sử dụng phần lớn ngân sách của mình trên các nền tảng này.
Mạng xã hội không chỉ nơi các thương hiệu có thể dùng để xây dựng thương hiệu hay quảng cáo, nó cũng là một kênh hiệu quả để nghiên cứu thị trường.
Giá trị của các hoạt động nghiên cứu thị trường đối với các thương hiệu.
Về bản chất, nghiên cứu thị trường là nền tảng của mọi hoạt động marketing nói chung và luôn là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Tiến hành nghiên cứu thị trường có nghĩa là doanh nghiệp bắt đầu thu thập thông tin và tìm hiểu thêm về thị trường mục tiêu, thiết lập chân dung khách hàng tiềm năng (customer personas) cũng như đánh giá mức độ thành công của sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường cũng giúp doanh nghiệp định lượng sự phù hợp của sản phẩm với thị trường. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được tung ra, các hoạt động nghiên cứu cho phép các Brand Marketer hiểu được cách mà khách hàng mục tiêu phản hồi cũng như các thông điệp mà họ muốn nhận từ thương hiệu.
Ở phạm vi doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường là nền tảng của các chiến lược marketing thương hiệu (Brand Marketing) thành công.
Tuy nhiên, khi nói đến các phương thức tiếp cận nghiên cứu thị trường, các kỹ thuật nghiên cứu thị trường truyền thống, chẳng hạn như phỏng vấn hay nhóm tập trung (Focus Groups) có thể tốn nhiều thời gian, ngân sách cũng như hạn chế về mắt dữ liệu.
Các cách thức tiếp cận thị trường mới hơn chẳng hạn như thông qua các nền tảng mạng xã hội lại có khả năng thu thập dữ liệu nhanh hơn.
Các nền tảng mạng xã hội có thể mở rộng các hạn chế vốn có của hoạt động nghiên cứu thị trường.
Các nền tảng truyền thông mạng xã hội về cơ bản là có tất cả các công cụ cần thiết để thương hiệu có thể có được câu trả lời cho các câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường.
Mạng xã hội có thể cung cấp những insight về các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding), các thông điệp nội dung, các thiết kế sáng tạo, cũng như giúp thương hiệu có nhiều thông tin hơn về hoạt động của đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành.
Với hơn 5 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn cầu và không ngừng tăng trưởng nhanh qua các năm, các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagam hay TikTok có thể phá vỡ các hạn chế về số lượng (mẫu) hay dữ liệu vốn có của các phương thức nghiên cứu thị trường tuyền thống.
Cách sử dụng các nền tảng xã hội hay Social Media để nghiên cứu thị trường.
Như MarketingTrips đã đề cập ở trên, các nền tảng mạng xã hội cho phép các thương hiệu tiếp cận nhiều lớp thông tin về ngành mà họ đang kinh doanh, bản thân thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, thông điệp cũng như các thiết kế sáng tạo.
1. Các hiểu biết về ngành (Industry Insights).
Sử dụng các kênh truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu thập và đánh giá xu hướng ngành cũng như sự thay đổi trong hành vi của người dùng trong thời gian thực.
Các nền tảng như LinkedIn, Facebook hay Instagram giúp thương hiệu dễ dàng phát hiện và tách biệt các xu hướng hàng đầu cũng như những sự thay đổi trong các xu hướng đó.
Nếu như trong một vài năm trước, hình ảnh (Photo) là định dạng nội dung có khả năng thu hút sự chú ý lớn nhất của người dùng. Trong những năm gần đây, video hay video ngắn đang dần chiếm ưu thế và trở thành một công cụ hiệu quả (và có khả năng tiếp cận cao) để kết nối với khách hàng.
Trong bối cảnh mới, các các động lực thúc đẩy ngành không chỉ còn là các chủ đề nội dung mang tính chuyên môn cao hay từ các công cụ phân tích hỗ trợ, việc xác định và hợp tác với những người có ảnh hưởng (influencer) cũng là cách mà thương hiệu nên cân nhắc.
Trong trường hợp, thương hiệu cần thu thập nhiều dữ liệu hơn và nhanh hơn, các công cụ phân tích và lắng nghe mạng xã hội (Social Listening) chính là chìa khoá.
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Chưa có một nền tảng hay phương tiện nào trước đây có thể khiến cho việc tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn như hiện tại thông qua mang xã hội.
Từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xác định cách các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo, chiến lược xây dựng và phân phối nội dung, cách đối thủ tương tác với khách hàng của họ và hơn thế nữa.
Dù là theo dõi trực tiếp từ các kênh của đối thủ hay sử dụng các công cụ Social Listening trung gian, bạn có vô số cách để xác định cách đối thủ đang làm thương hiệu và marketing.
Từ góc nhìn này, các đội nhóm thương hiệu (Brand Teams) sẽ có được nhiều hiểu biết hơn về những gì mà khách hàng thích và không thích từ đối thủ, và hiển nhiên, đây là những dữ liệu quý giá cho bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào.
3. Định vị thương hiệu.
Sau một quá trình liên tục quảng cáo và phân phối nội dung, liệu đối tượng mục tiêu (Target Audience) của bạn có cảm nhận được thương hiệu theo cách mà bạn muốn có hay không hay nó có đúng là những gì mà thương hiệu đang cố gắng định vị?
Dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu dễ dàng có được các câu trả lời.
Những công cụ hỗ trợ như hashtag, chức năng tìm kiếm hay các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu của bên thứ ba là những gì thương hiệu có thể sử dụng để xem cách khách hàng đang thảo luận về thương hiệu, cảm nhận của họ về thương hiệu hay những cảm xúc khác nếu có.
4. Kiểm tra và đánh giá nội dung.
Với tư cách là một Digital Marketer, bạn hiểu rằng, thông qua các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng chạy các thử nghiệm đa biến (A/B Testing) để kiểm tra xem đâu là những thông điệp hay các bản thiết kế mà đối tượng mục tiêu mong muốn được tương tác.
Nếu như với các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống, bạn có thể tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, từ các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể nghiên cứu về sở thích hay hành vi của người dùng một cách nhanh chóng (và ít tốn kém).
Thông qua các lượt thích, bình luận hay thậm chí là nhắn tin trực tiếp, thương hiệu có được phản hồi của khách hàng ngay lập tức.
Nếu doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales), các số liệu chuyển đổi trực tiếp cũng là cách để có thêm thông tin về khách hàng.
Cuối cùng, tất cả những dữ liệu có được từ các quan sát và phân tích nói trên chính là kim chỉ nam để thương hiệu chỉnh sửa và tối ưu các chiến lược tổng thể, đánh giá nhận thức về thương hiệu, nội dung, với mục tiêu là cải thiện hiệu suất kinh doanh chung.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer
Hà Anh | MarketingTrips