Skip to main content

Thẻ: Activision Blizzard

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Microsoft vừa thông báo sẽ sa thải 1.900 nhân viên mảng game tại Activision Blizzard và Xbox, hành động diễn ra trong bối cảnh hoạt công ty công nghệ đang tiến hành sa thải nhân viên.

Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)
Microsoft sa thải gần 2000 nhân viên mảng game (Activision Blizzard và Xbox)

Theo đó, việc cắt giảm chiếm khoảng 8% tổng nhân viên thuộc Microsoft Gaming và chủ yếu sẽ diễn ra tại Activision Blizzard.

Chủ tịch Activision Blizzard Mike Ybarra và Giám đốc thiết kế Allen Adham cũng sẽ rời công ty, trong khi đó một trò chơi được Blizzard công bố trước đó cũng đã bị hủy bỏ, Microsoft cho biết.

Việc sa thải xuất hiện vài tháng sau khi Microsoft chốt hợp đồng trị giá 69 tỷ USD với Activision Blizzard nhằm mục tiêu nâng cao sức mạnh của hãng trên thị trường trò chơi điện tử với các tựa game bán chạy nhất, bao gồm “Call of Duty”, để cạnh tranh tốt hơn với hãng dẫn đầu ngành là Sony.

“Thông báo của Microsoft nói rằng họ sẽ sa thải 1.900 nhân viên trò chơi điện tử, điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn đang làm việc tại một công ty thành công trong một ngành cực kỳ sinh lợi, sinh kế của bạn cũng sẽ không được bảo vệ nếu không có tiếng nói trong công việc”, Liên minh Công đoàn Mỹ (CWA) ) nói.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các công nhân tại Microsoft và trong toàn ngành trò chơi điện tử, những người muốn có tiếng nói của công đoàn trong công việc,” CWA nói thêm.

Một số công ty lớn khác như Alphabet, Amazon.com và eBay cũng đã sa thải hàng nghìn nhân viên trong những tuần gần đây nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Nhìn chung, hơn 21.000 nhân viên đã bị sa thải tại 76 công ty công nghệ trong tháng 1, theo trang web theo dõi Layoffs.fyi.

Theo báo cáo của Challenger, Gray và Christmas hồi đầu tháng này, lĩnh vực công nghệ đã mất 168.032 việc làm vào năm 2023 và chiếm số lượng bị sa thải cao nhất trong các ngành.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Year in Review: Toàn cảnh ngành game năm 2023

Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cung bậc cảm xúc của ngành game. Sa thải và thâu tóm là 2 từ khoá đại diện cho năm.

Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023
Year in Review: Toàn cảnh ngành game trong năm 2023

Hiện đã bước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, đánh dấu sự khép lại của một năm đầy sóng gió cho ngành game, với hàng loạt những động thái thâu tóm, sa thải và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công đoàn.

Thâu tóm: Trò chơi vương quyền.

Sự kiện thâu tóm lớn nhất phải kể đến thỏa thuận sáp nhập trị giá 69 tỉ USD giữa Microsoft và Activision Blizzard, đưa Microsoft trở thành doanh nghiệp game lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Sony và Tencent. Giờ đây, gã khổng lồ Redmond đang sở hữu gần 40 studio phát triển trò chơi, với những cái tên tiêu biểu như Arkane, Mojang, Ninja Theory và Turn 10.

Về phía Sony, công ty Nhật Bản có phần kín kẽ hơn nhưng cũng sở hữu đến 21 studio, bao gồm Bungie, Insomniac, Naughty Dog và Sucker Punch Productions. Trong 3 năm qua, Sony đã liên tục đẩy mạnh việc mua lại các công ty nhỏ hơn và đầu tư mạnh vào Epic Games, FromSoftware…

Nhưng ‘ông trùm cuối’ vẫn là Tencent, với hàng nghìn ‘vòi bạch tuộc’ bao phủ khắp ngành công nghiệp trò chơi. Công ty Trung Quốc hiện nắm giữ cổ phần của các công ty lớn như Bloober Team, Paradox Interactive, PlatinumGames, Remedy, Roblox, Ubisoft… thậm chí nắm toàn quyền Riot Games, Funcom và nhiều hãng khác. Có thể nói rằng, cứ một người chơi trải nghiệm sản phẩm phát triển bằng Unreal Engine, Tencent đều thu về lợi nhuận.

Sa thải: Mặt tối của đồng tiền.

Mặt trái của việc thâu tóm là làn sóng sa thải nhân sự ồ ạt trong ngành. Ước tính có đến 9.000 người đã mất việc trong năm 2023, so với chỉ 1.000 người vào năm 2022.

Trong đó, Embracer Group sa thải hơn 900 người và đóng cửa nhiều studio, Unity cũng chấm dứt lao động với 900 nhân sự. Ngoài ra, Epic Games sa thải 830 người, EA hơn 1.000 người, cả CD Projekt RED, Sega, Ubisoft, Microsoft cũng đều có động thái cắt giảm nhân sự trong năm.

Đây cũng được coi là một hồi chuông cảnh báo cho ngành công nghiệp trò chơi. Khi càng thâu tóm, sẽ càng có ít studio độc lập, từ đó sự phụ thuộc càng lớn và nguy cơ đào thải nhân viên càng cao. Có thể thấy, ngành game đang thu hẹp và trở nên thiếu màu sắc hơn trong năm 2023. Và đặt câu hỏi lớn trong vòng 5 năm nữa, liệu các studio đã bị thâu tóm sẽ ra sao?

Công đoàn: Tia hy vọng giữa cơn bão.

Trong bức tranh ảm đạm, đã có tia hy vọng le lói từ sự trỗi dậy của các công đoàn game. Từ studio nhỏ các ‘ông lớn’ AAA, ngày càng nhiều nhà phát triển tìm thấy chỗ dựa nơi các công đoàn, đấu tranh cho môi trường làm việc lành mạnh và mức lương xứng đáng. Microsoft hiện sở hữu công đoàn game lớn nhất với hơn 300 nhân viên kiểm tra chất lượng tại ZeniMax Media.

Avalanche Studios, Anemone Hug, CD Projekt RED, Experis Game Solutions, Keywords Studios, Sega of America, Tender Claws và Workinman Interactive cũng là những cái tên đáng ghi nhận. Đây là điều đáng mừng và cần được nhân rộng để đảm bảo sự ổn định của ngành game.

Năm 2023 khép lại, mở ra một tương lai đầy lo ngại nhưng cũng không kém hy vọng. Liệu năm 2024 sẽ ra sao? Việc thâu tóm sẽ tiếp tục bành trướng? Hay công đoàn sẽ là lá chắn bảo vệ những người làm game? Hãy cùng để thời gian trả lời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard

Sau khoảng thời gian gần 2 năm đàm phán và cũng gắn liền với nhiều vụ kiện liên quan đến độc quyền, Microsoft chính thức sở hữu thương hiệu game Activision Blizzard với khoản đầu tư trị gía 68.7 tỷ USD.

Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard
Microsoft chính thức mua lại thương hiệu game Activision Blizzard

Việc Microsoft mua lại hãng game đình đám Activision Blizzard theo đó là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành game và là một trong những thương vụ lớn nhất trong ngành công nghệ (dựa trên dữ liệu chính xác được công bố).

Sau khoảng thời gian đàm phán gần 2 năm, Microsoft cuối cùng cũng được đạt được tham vọng sở hữu Activision Blizzard, Microsoft đã bỏ ra đến 68,7 tỷ USD cho thương vụ này.

Giám đốc điều hành mảng game của Microsoft (Microsoft Gaming) Phil Spencer yêu cầu Giám đốc điều hành của Activision Bobby Kotick phải ở lại làm việc cho đến cuối năm 2023 trước khi CEO này rời công ty.

Nói về thương vụ mua lại, quá trình đàm phán của Microsoft với Activision Blizzard gắn liền với nhiều vụ kiện cho rằng Microsoft vị phạm luật cạnh tranh và lạm dụng vị thế độc quyền.

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) ban đầu đã chặn thỏa thuận này vì những lo ngại về tác động của việc sáp nhập đối với ngành công nghiệp trò chơi trên nền tảng đám mây.

Trong nỗ lực giành chiến thắng trước cơ quan quản lý của Vương quốc Anh (UK), Microsoft đã đồng ý bán bản quyền trò chơi trên nền tảng đám mây đối với các tựa game Activision Blizzard cho Ubisoft.

Điều này có nghĩa là các trò chơi của Activision Blizzard không chỉ có trên Xbox Game Pass (do Microsoft phát triển) mà còn có cả trên Ubisoft+ và bất kỳ dịch vụ phát trực tuyến trò chơi nào khác mà Ubisoft quyết định hợp tác.

Những lo ngại về sự mất cân bằng trong cạnh tranh trong thị trường trò chơi đám mây (cloud gaming) là lý do mà CMA ban đầu đã cố ngăn chặn việc Microsoft mua lại Activision, tuy nhiên sau hành động nhượng bộ trước Ubisoft, cơ quan này đã thay đổi quyết định.

Microsoft cũng đã ký thỏa thuận 10 năm với Nintendo và một số công ty trò chơi trên nền tảng đám mây khác để cung cấp các tựa game của mình trên nền tảng của họ.

Nói về việc mua lại Activision Blizzard, một trong những lý do chính khiến Microsoft tích cực theo đuổi thương vụ đó là để đẩy nhanh mục tiêu trở thành “người dẫn đầu” trong thị trường game di động. Activision Blizzard hiện đang thu về khoảng 1,9 tỷ USD doanh thu từ di động chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023.

Hiện tại, việc mua lại đã chính thức kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips