Skip to main content

Thẻ: Ahrefs

7 bài học về content marketing chưa từng được ‘hé lộ’ từ Ahrefs (P3)

Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.

Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing và SEO.

Bài học số 6: Chọn chất lượng hơn là số lượng.

Bạn biết rằng Ahrefs bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2010 và biết rằng họ đã đặt rất nhiều quả trứng của mình vào giỏ nội dung và SEO, bạn sẽ nghĩ rằng blog của họ sẽ tràn ngập hàng nghìn bài viết về các chủ đề này.

Tuy nhiên, mọi thứ không như chúng ta nghĩ, họ chỉ xây dựng mọi thứ dựa trên khoảng 250 bài viết dài, chất lượng cao trong blog tiếng Anh của họ (và được dịch trực tiếp sang các ngôn ngữ khác).

Thay vì tập trung vào sản xuất nội dung mới thay cho nội dung cũ, họ liên tục cập nhật những nội dung cũ với thông tin và quan điểm mới.

Họ nhận ra rằng vì Google là nguồn lưu lượng truy cập chính trên blog của họ, họ sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tối ưu hóa các bài viết cũ hơn là tạo các bài viết mới.

CMO Tim nói:

“Khi chúng tôi nhận thấy rằng một bài đăng đang giảm lưu lượng truy cập, đó là một dấu hiệu cho thấy chúng tôi cần phải làm mới nó.

Hoặc ngay cả khi bài viết đang hoạt động rất tốt, nhưng chúng tôi cảm thấy nó có một số thông tin đã lỗi thời, chúng tôi sẽ sửa chữa nó. Không có số lượng bài viết cố định mà chúng tôi muốn cập nhật mỗi tháng.”

Kết quả cuối cùng của việc làm tất cả những công việc khó khăn này là xây dựng một thư viện nội dung chất lượng cao mà người đọc có thể tin tưởng – bất kể là bài viết đó được xuất bản từ năm nào.

Nếu bạn có chiến lược phát triển nội dung theo hướng tìm kiếm, bạn cần đảm bảo rằng tất cả những thứ mọi người có thể tìm thấy bạn thông qua Google đều được cập nhật.

Bài học số 7: Đừng sợ hãi khi đại diện cho một thứ gì đó.

Là một công ty định hướng sản phẩm (product-led), bạn sẽ nghĩ rằng tất cả những gì Ahrefs từng nói đến đều là sản phẩm của họ. Tuy nhiên, có thể bạn đã sai.

Một trong những điểm khác biệt của Ahrefs là họ không ngại đứng về một điều gì đó mà họ tin tưởng ngay cả khi những điều đó có rủi ro hoặc tranh cãi.

Ví dụ: nhóm marketing của Ahrefs cam kết thực hiện những gì phù hợp với đối tượng mục tiêu của họ đến mức họ sẵn sàng từ bỏ rất nhiều phương pháp marketing hay nhất của ngành SaaS, bao gồm:

  • Thử nghiệm A/B (A/B Testing).
  • Google Ads.
  • Pop-up.
  • Lead Forms.
  • Nhắm mục tiêu lại.

CMO Tim giải thích:

“Rất nhiều hoạt động như pop-up, nhắm mục tiêu lại, giảm giá và khuyến mại… đã bị CEO và Nhà sáng lập Dmitry của chúng tôi cấm, vì anh ấy không thích chúng.

Rất nhiều người chế giễu chúng tôi vì đã không sử dụng A/B Testing.

Nhưng bởi vì chúng tôi biết rằng công việc kinh doanh của mình đang hoạt động rất tốt mà không cần thử nghiệm nó hoặc nhắm mục tiêu lại, chúng tôi không ngại công khai nói về điều đó – mặc dù theo cách này, chúng tôi nhận được không ít những phản hồi trái chiều.”

Đừng ngại nói về cách bạn đang làm mọi việc – ngay cả khi những điều bạn làm là khác thường so với những người khác.

Hãy giữ vững lập trường, kiên định với nó, nói về nó và nếu mọi người sẵn sàng bắt đầu ‘bàn tán’ về triết lý và niềm tin kinh doanh của bạn (giống như Ahrefs bây giờ)…, đây có lẽ là một trong những cách xây dựng thương hiệu tốt nhất mà bạn có.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P2)

Cùng tìm hiểu về sức mạnh của content marketing dựa trên sản phẩm để tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng và chuyển đổi tự nhiên.

Product-Led Content Marketing

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về việc nhận ra tiềm năng kinh doanh, tìm ra nội dung lõi và cách bạn có thể biến các vấn đề của khách hàng trở thành trọng tâm của chiến lược content marketing của mình.

Lợi ích của chiến lược tiếp cận này:

  • Định vị công cụ hoặc phần mềm của bạn là giải pháp không thể thay thế cho các vấn đề của khách hàng.
  • ‘Giáo dục’ khách hàng tiềm năng về cách sử dụng công cụ của bạn và những lợi ích mà họ có thể mong đợi.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đủ điều kiện mới khi cải thiện được mức độ nhận thức và hiểu biết của người dùng.
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng khi bạn hướng dẫn được người dùng hiện tại về cách họ có thể sử dụng các công cụ của bạn một cách sáng tạo.

Hiểu về tăng trưởng được dẫn dắt bởi sản phẩm.

Tăng trưởng được dẫn dắt hay dựa trên sản phẩm (Product-led growth) là chiến lược tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng mới bằng cách tập trung vào sản phẩm của bạn.

Sự tăng trưởng này của bạn đến từ việc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn (và nói về sản phẩm đó) chứ không phải từ lượt tải xuống một cuốn ebook miễn phí hay xem một trang nội dung đơn thuần nào đó.

Thay vì tập trung vào ba giai đoạn của phễu bán hàng (ToFu, MoFu, BoFu), bạn sẽ tập trung vào tiềm năng kinh doanh của từng hoạt động marketing.

Đó là một cách tiếp cận hiệu quả mà các công ty nổi tiếng với chiến lược tăng trưởng dựa trên sản phẩm đã dùng như: Slack, Dropbox, Typeform, MailChimp và Loom.

Product-led content marketing (Tiếp thị nội dung dựa trên sản phẩm) nằm ở giao điểm của content marketing (tiếp thị nội dung), phát triển sản phẩm và thành công của khách hàng.

Giám đốc Marketing của Ahrefs, Ông Tim Soulo nói:

“Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh. Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là ‘Điểm tiềm năng kinh doanh’ (Business Potential Score).

Chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu đến các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề đó”.

Ba cấp độ của ‘điểm tiềm năng kinh doanh’ là:

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Các bước thực hiện chiến lược tiếp cận Product-Led Content Marketing.

Quá trình này được diễn ra trong 5 bước sau:

  1. Nghiên cứu vấn đề.
  2. Xác định nội dung lõi.
  3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.
  4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.
  5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Xem lại Phần 1: Product-Led Content Marketing và các bước thực hiện cơ bản (P1)

3. Đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng ý tưởng.

Đối với bước này, bạn hãy tập trung vào những bài viết mà bạn đã chọn cho lõi nội dung (content core) của mình.

Hãy nhớ lại quy mô tiềm năng kinh doanh từ Ahrefs?

  • Sản phẩm của bạn là một giải pháp gần như không thể thay thế cho vấn đề.
  • Sản phẩm của bạn rất hữu ích nhưng vấn đề đó có thể được giải quyết mà không cần đến giải pháp của bạn.
  • Sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề đó.

Đối với mỗi ý tưởng, hãy chọn tầm quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của riêng bạn.

Hãy tách những ý tưởng nội dung mà sản phẩm của bạn là sản phẩm không thể thay thế được với những ý tưởng mà sản phẩm của bạn hầu như không liên quan đến vấn đề.

Về cơ bản, đây là chúng ta đang tinh chỉnh cốt lõi nội dung của mình và ưu tiên lịch nội dung của mình khi xuất bản.

Ưu tiên hàng đầu của chúng ta vẫn sẽ là những ưu tiên mà sản phẩm hay dịch vụ của mình là giải pháp duy nhất và không thể thay thế cho vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.

4. Lập dàn ý cho bài viết và đưa sản phẩm của bạn vào từng câu chuyện.

Khi phác thảo nội dung cho khách hàng của mình, bạn nên bao gồm các thông tin sau:

  • Những từ khoá chính và hỗ trợ.
  • Loại nội dung và độ dài ước tính của bài viết (số từ).
  • Đề xuất tiêu đề.
  • Đề xuất liên kết nội bộ (Internal link).

Đối với một bài viết về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn sẽ muốn tập trung vào cách đưa sản phẩm của mình vào các câu chuyện.

Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách tinh chỉnh dàn bài các tiêu đề của bạn.

Dưới đây là một vài lời khuyên bạn có thể tham khảo:

  • Khi cần đưa ra ví dụ, hãy đảm bảo nó phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
  • Khi giải thích một nguyên tắc hoặc khái niệm, hãy luôn thêm một trường hợp sử dụng cụ thể có liên quan đến khách hàng của bạn.
  • Khi tạo quy trình từng bước (sử dụng sản phẩm), hãy đảm bảo thêm ảnh chụp màn hình, video và ví dụ về cách khách hàng có thể thực hiện điều này bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Đảm bảo rằng bạn không nên sử dụng hay điều hướng nội dung sang việc bán hàng khi thực hiện việc này.

Đây không phải là trang bán hàng của bạn và bài viết phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

Nội dung về việc mua hàng không phải là những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây.

5. Chọn một lời kêu gọi hành động (CTA).

Nội dung được viết dựa trên sản phẩm là cơ hội tuyệt vời cho các CTA nội tuyến (in-line CTAs/native advertising) phát huy tác dụng.

Đảm bảo rằng các bài viết của bạn nên có ít nhất một CTA nội tuyến hoặc pop-up hoặc các nút sau đoạn đầu tiên và cuối cùng của bài viết.

Những CTA này phải luôn dẫn đến sản phẩm của bạn và bạn cũng cần đảm bảo rằng các tính năng hoặc sản phẩm bạn dẫn khách hàng đến phải phù hợp với những gì bạn đã nói.

Hãy quay lại một ví dụ của Ahrefs.

Trong bài viết nghiên cứu từ khóa của họ, Ahrefs đã sử dụng CTA để liên kết đến tính năng “Trình khám phá từ khóa” trong bộ sản phẩm của họ thay vì là trang bán hàng.

Bạn cũng nên làm như vậy, chỉ nên điều hướng khách hàng của mình đến những trang với từng giai đoạn phù hợp trong hành trình tìm kiếm thông tin của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

7 bài học về content marketing chưa từng được ‘hé lộ’ từ Ahrefs (P2)

Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.

Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing và SEO.

Bài học số 4: Hãy quyên phễu bán hàng đi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ những điều cơ bản ở những bài học trước, đã đến lúc chúng ta đi đến phần hấp dẫn hơn: cách Ahrefs thực sự thực hiện content marketing và SEO.

Những lý thuyết hay ho về B2B marketing thông thường sẽ quy định rằng bạn phải phân chia nội dung của mình thành 3 phần: phần trên cùng (ToFu), phần giữa (MoFu) và phần cuối cùng (BoFu).

Trên thực tế, hầu hết các content marketers đều nghĩ rằng phần nội dung trên cùng của kênh là những nội dung vui nhộn, thú vị và thân thiện với đối tượng mục tiêu, trong khi phần cuối cùng của kênh thì dành riêng cho những nội dung khô khan vì chúng liên quan nhiều đến bán hàng.

Nhưng điều mà những logic này không tính đến là trong một công ty dẫn dắt bởi sản phẩm (product-led company), bạn thậm chí không nhất thiết phải bận tâm đến những thuật ngữ như ToFu, MoFu và BoFu.

Trích dẫn từ một phát biểu nổi tiếng của Tim: “Lưu lượng truy cập (traffic) sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thể chuyển nó thành doanh số bán hàng và khách hàng cho doanh nghiệp của mình”.

Trên thực tế, blog của Ahrefs chứa đầy các bài đăng có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm của công ty mình chẳng hạn như những bài sau:

  • Cách tạo URLs thân thiện với SEO.
  • Viết bài quảng cáo SEO: 12 mẹo đơn giản để có nội dung tốt hơn và xếp hạng cao hơn.
  • Cách cải thiện tốc độ trang toàn tập (hướng dẫn nâng cao).

Hay các video liên quan chặt chẽ đến sản phẩm như những video sau:

  • Cách xếp hạng cao hơn trên Google (hướng dẫn từng bước).
  • Mẹo SEO để cải thiện xếp hạng tự nhiên trong vòng chưa đầy 15 phút.
  • Bạn có thể xếp hạng nội dung mà không cần xây dựng backlink?

Bạn thấy đó.

Nếu tôi phải mô tả về sứ mệnh của phòng biên tập của Ahrefs trong một câu thì đó sẽ là: hướng dẫn người dùng (đọc giả) về cách làm SEO với Ahrefs.

Tim giải thích, “Chúng tôi không quan tâm đến Sales Funnel, TOFU / MOFU / BOFU. Tất cả những gì chúng tôi quan tâm là tiềm năng kinh doanh.

Để đánh giá tiềm năng kinh doanh của từng từ khóa và chủ đề cụ thể, chúng tôi đã phát triển một thứ mà chúng tôi gọi là Điểm tiềm năng kinh doanh (Business Potential Score).

Và chúng tôi chỉ cố gắng nhắm mục tiêu vào các chủ đề mà sản phẩm của chúng tôi là giải pháp gần như không thể thay thế cho các vấn đề đó”.

Bonus: Nếu bạn đang kinh doanh mô hình SaaS (software-as-a-service) và có một số lượng tìm kiếm nhất định cho loại truy vấn tìm kiếm mà sản phẩm của bạn có thể giúp giải quyết, bạn có thể nói lời tạm biệt với TOFU, MOFU và BOFU và thay vào đó, hãy tập trung vào việc sản xuất nội dung có tiềm năng kinh doanh thực sự của mình.

Bài học số 5: Tập trung vào các chỉ số kinh doanh thay vì chỉ là marketing.

Mặc dù Ahrefs chỉ yêu cầu 7 USD cho bản dùng thử 7 ngày, nhưng điều này vẫn khá khác thường trong lĩnh vực SaaS, nơi mà các nhà làm marketing đang tìm mọi cách để có được khách hàng đăng ký dùng thử bản miễn phí.

Ahrefs có thể nói là công ty SaaS hiếm hoi nghĩ đến việc khuyến khích mọi người không nên bắt đầu bản dùng thử cho đến khi họ hiểu sản phẩm của Ahrefs có thể giúp ích cho doanh nghiệp của họ như thế nào.

Đây là ảnh chụp màn hình được lấy từ trang chủ của website của Ahrefs.

Mặc dù việc yêu cầu mọi người đợi cho đến khi họ bắt đầu dùng thử có vẻ khó hiểu nếu không muốn nói là Ahrefs đang cố tình chơi chữ, nhưng thực ra lại có một logic kinh doanh rất thú vị đằng sau điều này.

Ông Tim đã nói trong một cuộc phỏng vấn:

“Lý thuyết của tôi là mọi người không đăng ký công cụ của bạn và sau đó học cách sử dụng nó. Lý thuyết của tôi là mọi người trước tiên là học cách sử dụng các công cụ của bạn và sau đó họ đăng ký vì họ biết cách sử dụng nó.”

Xét cho cùng, với tư cách là những nhà marketers trong một công ty SaaS như Ahrefs, việc tối ưu hóa để đạt được số lượng người dùng thử nhiều nhất có thể không phải là mục tiêu chính của họ.

Tim chia sẻ tiếp: “Đăng ký dùng thử ư? Con số đó không có nhiều ý nghĩa lắm trừ khi họ trở thành khách hàng có trả phí của chúng tôi.”

Thật vậy, bạn nên tối ưu hóa doanh thu, hay còn gọi là khách hàng có trả phí. Và theo ông Tim, “cách tốt nhất để làm điều đó là giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn trước khi họ dùng thử phần mềm của bạn”.

Mục tiêu tối đa hóa doanh thu và giá trị lâu dài của khách hàng cũng rất thú vị từ góc độ làm content marketing.

Như đã chia sẻ ở trên, việc chia sẻ nhiều bài viết và video liên quan đến sản phẩm mà Ahrefs đã làm không chỉ là một trò chơi chuyển đổi.

Bằng cách sản xuất nội dung hữu ích giúp giáo dục cả những người dùng đang không phải là khách hàng, nhóm marketing của Ahrefs đã tạo ra một công cụ content marketing được tối ưu hóa chất lượng từ người dùng thử và khách hàng mới, đồng thời giúp cải thiện khả năng giữ chân khách hàng được tốt hơn.

Theo Ông Tim, mục tiêu là “giáo dục thị trường về những gì công cụ có thể làm cho họ, và sau đó để họ quyết định thử nó. Điều cuối cùng chúng tôi muốn làm là thu hút mọi người bằng những lời hứa, sau đó để họ tự kiểm nghiệm khi sử dụng sản phẩm.”

Hết phần 2 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

DuckDuckGo SEO: Những thứ mà người làm Marketing nên biết (P2)

Bạn nên biết gì về DuckDuckGo SEO? Cùng tìm hiểu cách bạn có thể cải thiện hiệu suất và khả năng hiển thị website của mình trên công cụ tìm kiếm này.

DuckDuckGo đạt cột mốc quan trọng vào tháng 1 năm 2021 khi lần đầu tiên đạt 100 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Điều đó đặt ra câu hỏi: Bạn có đang tối ưu hóa cho DuckDuckGo không?

DuckDuckGo đã âm thầm thu hút người dùng và tạo ra nhiều lưu lượng truy cập vào các website trong thời gian vừa qua.

Và điều bạn cần làm bây giờ là tập trung vào tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Cách tiếp cận SEO với DuckDuckGo.

Có một số ít thông tin về việc tối ưu hóa cho DuckDuckGo ngoài các phương pháp SEO truyền thống.

1. Thu hút backlinks chất lượng.

Đừng đảo mắt trước mẹo này. Nó được nhấn mạnh từ DuckDuckGo.

SEMrush, SpyFu, Ahrefs và Majestic đều là những công cụ có thể giúp bạn xác định và kiểm tra các cơ hội liên kết cũng như backlinks.

Bạn phải tập trung vào các liên kết chất lượng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy?

2. Biết người tìm kiếm có thể gõ truy vấn gì.

Với cách tiếp cận quyền riêng tư của DuckDuckGo, những người tìm kiếm có thể sẽ điều chỉnh cách họ thực hiện các truy vấn.

Ví dụ: nếu tôi biết DuckDuckGo không thể xác định vị trí chính xác của tôi nhưng tôi muốn có kết quả địa phương, tôi có thể thêm bộ định tính địa lý vào truy vấn của mình.

Bạn sẽ cần phải thực hiện một số nghiên cứu từ khóa sâu hơn để thực sự hiểu khách truy cập của bạn đến từ DuckDuckGo.

Các công cụ từ khóa như: SpyFu, SEMRush và SE Ranking đều có thể giúp bạn hiểu cách mọi người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

3. Tối ưu cho Bing.

Đây là một đoạn trích từ trang trợ giúp của DuckDuckGo đề cập đến Bing:

Chúng ta biết rằng DuckDuckGo đang rút lui khỏi Bing, vì vậy hãy đảm bảo rằng chúng ta cũng đang tuân theo các phương pháp hay nhất cho công cụ tìm kiếm này.

Đây là điều mà bạn nên làm, vì nó có một thị phần tương đối trên thị trường tìm kiếm.

Ví dụ: Hãy xem lại sitemaps XML của bạn. Đảm bảo rằng chúng chính xác và không có lỗi đồng thời gửi chúng đến Bing Webmaster Tools để xác nhận.

Ngoài ra, hãy sử dụng Bing Webmaster Tools để kiểm tra tình trạng website của bạn, theo dõi hiệu suất thu thập thông tin và lập chỉ mục cũng như xác định các cải tiến tối ưu hóa.

4. Yêu cầu và xác nhận danh sách với Apple Maps.

Nếu bạn chưa xác nhận danh sách Apple Maps của mình, bạn chỉ cần truy cập vào https://mapsconnect.apple.com.

Có các trường cơ bản cần hoàn thành khi bạn đã xác nhận quyền sở hữu doanh nghiệp của mình, bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ.
  • Số điện thoại.
  • Giờ hoạt động.
  • Danh mục.
  • Website.
  • Các trang mạng xã hội.

Một lần nữa, không có bất cứ bí mật nào khi nói đến việc tối ưu hóa cho DuckDuckGo.

Thay vào đó, bạn phải tập trung vào việc thu hút các liên kết chất lượng, nghiên cứu từ khóa tập trung vào người dùng và tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm mà DuckDuckGo đang sử dụng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

SEO: Google xếp hạng webpages chứ không phải websites

Đây là một cụm từ đơn giản chỉ để trả lời rất nhiều câu hỏi về SEO, nhưng lại gây ra rất nhiều cuộc thảo luận và tranh luận: Google xếp hạng các webpages chứ không phải websites.

Bạn sẽ được tiết lộ một sự thật về SEO sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi về cách mà Google hoạt động và xếp hạng nội dung trên các trang của kết quả tìm kiếm – SERPs.

Google xếp hạng webpages chứ không phải websites.

Google xếp hạng các webpages tức các trang (bài viết) của websites chứ không phải là tổng thể các websites.

Khi bạn xem xét sức mạnh của tuyên bố có vẻ đơn giản này từ Google, bạn sẽ phải ghi nhớ nó trong khi phát triển chiến lược tìm kiếm tự nhiên của mình, điều này có thể giúp đơn giản hóa nhiều quyết định của bạn.

Thêm vào đó, nó chấm dứt nhiều cuộc tranh luận phổ biến hơn về SEO mà tất cả chúng ta đã phải chịu đựng trong nhiều năm.

Điều này có nghĩa là gì?

Về cơ bản, “Google chỉ xếp hạng các trang riêng lẻ tức webpages chứ không phải toàn bộ websites, vốn dĩ có rất nhiều webpages”, có nghĩa là Google coi mọi webpages mà rô bốt của nó thu thập dữ liệu và lập chỉ mục giống như một thế giới nội dung, mã (code) và liên kết khép kín nhỏ của riêng nó.

Do đó, cho đến khi xếp hạng và lập chỉ mục, các webpages đó có thể tồn tại trên bất kỳ tên miền (domain) nào mà bạn muốn và Google sẽ xử lý nó theo cách tương tự.

Tại sao một số chuyên gia SEO lại ghét cụm từ có vẻ ‘vô tội ‘này?

Bởi vì sự tồn tại của nó phá vỡ nhiều khái niệm mà họ yêu quý – và bởi vì công việc kinh doanh của họ phụ thuộc vào những người tin rằng những khái niệm này của họ tồn tại.

Đừng bao giờ sử dụng đến cụm từ SEO “trên trang” (on-page) hoặc “ngoài trang” (off-page) hoặc “SEO kỹ thuật” (Technical SEO) cho vấn đề đó, vì vậy hãy chia nhỏ điều này thành 03 lĩnh vực để kiểm tra hiệu suất SEO của mình (và nhiều hơn nữa ): Nội dung, Thiết kế web và Quyền hạn (Liên kết).

1. Nội dung – Content

Khi nói đến lĩnh vực nội dung của SEO, một câu hỏi được đặt ra: “Viết blog về các chủ đề khác nhau trong cùng một blog có hại đến xếp hạng của tôi không?”

Đó là một câu hỏi hay.

Khi Google đưa ra luận điểm “…các webpages, …không phải websites” trong câu trả lời của mình, nó đã góp phần kết thúc khá nhiều cuộc thảo luận.

Sự thật là hàng chục chủ đề vẫn có thể ‘sống hài hòa’ trên cùng một websites mà không hề gây tổn hại cho nhau.

Tại sao ư?

Chúng ta hãy xem lại tuyên bố của Google về việc họ chỉ xếp hạng các webpages riêng lẻ chứ không phải là websites.

Google không xếp hạng các websites dựa trên một chủ đề duy nhất.

Như chuyên gia Joshua Hardwick của Ahrefs đã từng giải thích:

“Chỉ vì khi doanh nghiệp của bạn sản xuất cửa sổ kính màu không có nghĩa là mọi trang (webpages) trên websites của bạn phải xếp hạng cho truy vấn,‘cửa sổ kính màu’”.

2. Thiết kế webpages.

Nếu bạn đã từng tham gia vào công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong bất kỳ khoảng thời gian nào, bạn có thể đã nghe toàn bộ cuộc tranh luận về “tên miền phụ so với thư mục con” ít nhất một lần.

Tuy nhiên tranh luận này giờ đây không còn quan trọng nữa.

Bởi vì Google xếp hạng các webpages chứ không phải các websites; do đó, các trang webpages đó có thể nằm trên bất cứ tên miền phụ (subdomain) hoặc thư mục con nào và Google vẫn sẽ xử lý chúng theo cách tương tự.

Ví dụ: rất có thể bạn đã gặp phải trường hợp một trang trong các trang webpages của bạn chạy chậm hơn tất cả các trang còn lại của websites.

Tuy nhiên kết quả thực vẫn là trang này không hề kéo xuống toàn bộ các trang còn lại của websites của bạn, nó chỉ chậm một trang đó thôi.

3. Tính thẩm quyền – Authority.

Một trong những chiến lược SEO hiệu quả và phổ biến hiện nay là Content Hubs. Mô hình này còn được gọi là Mô hình cụm trụ, dựa trên ý tưởng tạo chủ đề “trung tâm” hoặc “trụ cột” sau đó liên kết nó đến các trang con khác hoặc “cụm” chủ đề phụ cung cấp chi tiết hơn về nội dung trung tâm hay trụ cột chính đó.

Một trong những lý do tại sao chiến lược này hoạt động hiệu quả là vì nó cho phép một phương pháp dễ dàng chuyển quyền hạn có được từ các liên kết đến từ các trung tâm chủ đề chính của bạn đến các chủ đề phụ (hoặc ngược lại).

Mặc dù các liên kết nội bộ đó (internal links) có thể không mạnh bằng các liên kết bên ngoài (external links), nhưng chúng vẫn có rất nhiều sức mạnh vì Google coi tất cả chúng là các trang riêng lẻ với quyền hạn của riêng mình.

Hy vọng rằng bây giờ bạn đã biết rõ hơn, hãy ghi nhớ câu thần chú về SEO này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

7 bài học về content marketing chưa từng được ‘hé lộ’ từ Ahrefs (P1)

Với hơn 50 triệu USD doanh thu hằng năm, 0 USD từ quỹ đầu tư, tăng trưởng hàng năm 65% (YoY), 3200+ khách hàng mới mỗi tuần, 695.000+ người ghé thăm website hàng tháng qua công cụ tìm kiếm, hơn 50 nhân sự với 10 nhân sự làm Marketing, 0 nhân viên sales. Ahrefs là một trong những mô hình SaaS ‘đáng ngưỡng mộ’ của nhiều Startup khác.

Tại sao Ahrefs lại có được những sự tăng trưởng đầy mạnh mẽ đó, sau đây là những gì mà Giám đốc Marketing (CMO) Tim Soulo của Ahrefs chia sẻ. Hai ‘từ khoá’ lớn nhất đóng góp đến thành công này của Ahrefs là Content Marketing SEO.

Bài học số 1: Quan sát khách hàng của bạn trong mọi việc bạn làm – cho dù đó là marketing hay phát triển sản phẩm

Nếu bạn muốn ‘tái sử dụng’ bất kỳ phần nào trong những thành công về content marketing và SEO của Ahrefs cho doanh nghiệp của bạn, điều đầu tiên bạn cần phải nhận ra là bạn phải bắt đầu và kết thúc với những khách hàng tốt nhất của mình: họ là ai, họ đang cố gắng để đạt được điều gì, và đây là những thứ họ quan tâm.

Trong khi xác định và làm quen với khách hàng tốt nhất của bạn thường là một quá trình phức tạp bao gồm một số bước từ phân tích dữ liệu khách hàng đến phỏng vấn mọi người. Theo Ông Tim, nhóm Ahrefs không bao giờ thực hiện bất kỳ bước ‘cố ý’ nào để xác định khách hàng tốt nhất của họ.

Ông cho biết: “Đối với chúng tôi, chúng tôi luôn hiểu được khách hàng của mình là ai bằng việc chúng tôi luôn đồng hành với họ cả trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline).

Và đó là lý do tại sao bài học đầu tiên này có thể được rút gọn thành hai bước đơn giản:

1. Nhận biết khách hàng tốt nhất của bạn

2. Đừng sợ khi nói ra họ thực sự là ai

Chẳng hạn như vậy:

Nói cách khác, Ahrefs là một công cụ SEO dành cho bất kỳ ai muốn có được lưu lượng truy cập tự nhiên nhiều hơn và có thứ hạng tốt hơn – cho dù họ là một chuyên gia hay người mới bắt đầu.

Bằng cách này, Ahrefs định vị sản phẩm của họ là một công cụ SEO dễ sử dụng và không chỉ dành cho các SEO chuyên nghiệp. Một chiến thuật quá khéo léo và tinh tế đúng không?

Mặt khác của việc lấy khách hàng làm trung tâm (customer-centric) là Ahrefs đã quyết định bỏ qua tất cả những gì mà đối thủ khác đang làm trên thị trường.

Thay vì bắt chước những tên tuổi như Moz và SEMrush, họ tập trung vào việc phục vụ khách hàng của họ bằng mọi cách có thể.

Trên thực tế, ngay sau khi gia nhập Ahrefs, CMO Tim nhận ra rằng ông có thể giúp cải thiện sản phẩm hơn nữa bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng của họ và các nhóm sản phẩm.

Và đó là lý do tại sao lúc đầu, ông dành phần lớn thời gian của mình để tạo điều kiện cho việc nhận phản hồi từ các khách hàng hiện tại và tiềm năng, quản lý nó và chuyển nó cho nhóm sản phẩm.

Ông nói: “Đây là cách đỉnh cao nhất mà chúng tôi đã làm để đưa ra nhiều tính năng và giải pháp sản phẩm thú vị nhất, điều mà các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi chưa làm”.

Những bài học đầu tiên về content marketing định hướng bởi sản phẩm là:

  • Phát triển sự hiểu biết tốt nhất về thị trường mà bạn tham gia và nhu cầu của nó
  • Hiểu vị trí sản phẩm của bạn đóng vai trò như thế nào trong thị trường đó
  • Chỉ ra những gì cần phải được thực hiện cho sản phẩm để cải thiện vị trí đó

Bài học số 2: Xây dựng một đội nhóm dựa trên những gì bạn đang cố gắng để đạt được – không dựa trên những gì mọi người đang làm

Bạn có biết có rất nhiều đội ngũ marketing B2B SaaS xuất sắc trên thế giới bao gồm các content marketer, product marketers, email marketers và performance marketers? Ahrefs không phải là đội ngũ tốt nhất.

CMO Tim cho biết: “Khi các đội nhóm marketing đang phát triển, chúng tôi không cảm thấy cần phải chia mọi người thành các vai trò hoặc bộ phận như performance marketing, product marketing, v.v.

Chúng tôi chỉ mang đến đội nhóm của mình những người đủ thông minh để nhận thấy những khoảng trống và đủ chủ động để đứng lên và lấp đầy những khoảng trống đó khi cần thiết”.

Ông nói tiếp: “Một khi chúng tôi nhận thấy một điều tuyệt vời gì đó mà chúng tôi muốn làm nhưng thiếu nhân lực thì chúng tôi bắt đầu tìm kiếm một người thích hợp để hoàn thành vai trò đó”.

Theo Ông Tim mỗi thành viên của đội nhóm marketing 10 người của mình làm việc như một ‘tác nhân kép’:

  • Phần đầu tiên trong công việc của họ là chuyển tiếp các ý tưởng sản phẩm và phản hồi cho nhóm sản phẩm để họ có thể xây dựng các tính năng tuyệt vời dựa trên nhu cầu thực sự của khách hàng.
  • Phần thứ hai trong công việc của họ là giáo dục thị trường (cũng như các khách hàng hiện tại của Ahrefs) về cách sử dụng tất cả các tính năng của sản phẩm.

Bài học số 3: Khi bạn bắt đầu, hãy làm một hoặc hai điều thực sự tốt – và nói không với các phần còn lại

Bây giờ bạn đã biết bạn nhắm mục tiêu vào ai và ai sẽ thực hiện những công việc cụ thể, Đã đến lúc bạn cần bắt đầu tìm hiểu những đòn bẩy marketing nào bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Điều đầu tiên bạn muốn xác định là các kênh marketing chính của bạn, tức là những cách tốt nhất để tiếp cận được đối tượng mà bạn muốn họ tương tác. Bạn có thể bắt đầu điều này bằng cách tự hỏi: Những người này thường ‘ngao du’ ở đâu?

Đối với một công ty SEO như Ahrefs vốn có nhiều nhu cầu tìm kiếm những thông tin liên quan, câu trả lời rõ ràng nhất tất nhiên là Google. Tuy nhiên, may mắn thay, họ đã không dừng lại ở công cụ tìm kiếm số 1 trên thế giới, họ đã tìm đến công cụ ở vị trí số 2 là YouTube.

Giám đốc Marketing, Ông Tim nói, “Chúng tôi rất may mắn vì có rất nhiều nhu cầu tìm kiếm cho các chủ đề liên quan đến SEO. Nếu mọi người không tìm kiếm SEO, chúng tôi phải dựa vào một số kênh khác”.

Đối với chiến lược kênh tổng thể của Ahfres thì có thể nói Ahrefs sẽ có mặt tất cả những nơi mà ở đó có người đang tìm kiếm các câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến SEO.

Ông Tim cho biết: “Chúng tôi đã thử tất cả: hội thảo trên web (webinars), quan hệ đối tác, quảng cáo Google và thậm chí là một chương trình liên kết (affiliate). Nhưng sự thật là chúng tôi đã không tìm thấy sự hiệu quả từ các kênh này nếu so sánh với content marketing và SEO”.

Hết phần 1 – Các bạn nhớ đón đọc phần 2 cùng MarketingTrips nhé !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thái Tú – Technical Editor | MarketingTrips 

Top 10 công cụ tuyệt vời giúp tối ưu hoá website của bạn

Tối ưu hóa website là điều cần thiết và căn bản nhất cho doanh nghiệp của bạn để cải thiện hiệu suất trang và xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm.

các công cụ tối ưu hoá website

Tầm quan trọng của tối ưu hóa website là đảm bảo rằng bạn tạo ra ngày càng nhiều doanh số cho doanh nghiệp của mình bằng cách làm cho website của bạn trở nên hấp dẫn và giữ chân người dùng tốt hơn.

Làm thế nào để tối ưu hóa một website là một câu hỏi mà các doanh nghiệp thường xuyên hỏi các marketer, đặc biêt là các digital marketer.

Các công cụ tối ưu hóa website cung cấp những trợ giúp tuyệt vời cho điều đó. Chúng tự động hóa quá trình làm cho website của bạn đáng chú ý hơn với các công cụ tìm kiếm.

Sau đây là 10 công cụ tối ưu hóa website trực tuyến hàng đầu giúp bạn đảm bảo rằng website của bạn đang thành công và đã được tối ưu.

1. Hotjar

Hotjar là một công cụ tối ưu hóa trực tuyến hữu ích với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Một trong những bộ công cụ Hotjar, phần mềm Behavior Analytics có cách tiếp cận mới đối với phân tích website. Phần mềm này giúp bạn dễ dàng hiểu những gì người dùng đang tương tác trên website của bạn và cách họ trải nghiệm nó.

hotjar-marketingtrips

2. Moz

Vượt xa hơn các phân tích website truyền thống, Moz đề xuất một cách thông minh hơn để làm Marketing. Tối ưu hóa website thông qua SEO là một trọng tâm đặc biệt của Moz. Chúng nhắm mục đích là đơn giản hóa SEO cho mọi người thông qua phần mềm.

moz-pro--marketingtrips

All-in-One Website SEO là một trong những sản phẩm chuyên nghiệp mà Moz cung cấp. Nó bao gồm nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết (backlink building), kiểm tra website (site audits) và insight tối ưu hoá trang, tất cả được đóng gói trong một bộ công cụ. Moz cũng có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí như Keyword Explorer, Moz Bar và Moz Cast.

3. Ubersuggest

Ubersuggest là một trong những công cụ SEO hiệu quả nhất giúp người dùng vừa tìm từ khóa vừa kiểm tra toàn bộ website về lỗi SEO. Các tính năng của nó bao gồm phân tích đối thủ, tiếp thị nội dung (content marketing) và chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing Strategy). Ubersuggest giúp bạn hiểu rõ hơn về các chiến lược đang làm  trong thị trường của bạn để phát triển doanh nghiệp của bạn.

Ubersuggest đã rất thành công với công cụ từ khóa. Công cụ miễn phí này hiển thị các đề xuất từ khóa từ cụm từ ngắn đến cụm từ đuôi dài. Nó cũng cho thấy volume (traffic), sự cạnh tranh và xu hướng theo mùa cho từng từ khóa.

4. SimilarWeb

SimilarWeb là một công ty toàn cầu được sử dụng bởi vô số các doanh nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm Google, eBay và Nike. Nó được công nhận là một trong những công ty phát triển nhanh nhất với văn phòng ở 4 châu lục.

similarweb-marketingtrips

Các giải pháp mới của SimilarWeb trao quyền cho các doanh nghiệp để tăng lưu lượng truy cập website. Nó thể hiện các ví dụ tuyệt vời về tối ưu hóa chiến lược SEO bằng cách đi sâu vào danh sách đầy đủ các từ khóa tìm kiếm để hiểu từ khóa nào chiếm tỷ lệ lưu lượng truy cập cao nhất cho bất kỳ website nào. SimilarWeb còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động.

5. Keywordtool.io

Keyword Tool là một công cụ nghiên cứu từ khóa trực tuyến tự động hóa việc tạo các đề xuất từ khóa cho các chiến dịch SEO và PPC. Nó phù hợp cho các Content Marketing Agency và các chuyên gia SEO. Công cụ này nhanh chóng phân tích xu hướng tìm kiếm trên Google và tìm các thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn và tùy chỉnh nội dung trên website của bạn.

keywordtool-marketingtrips

Keyword Tool sẽ giúp bạn khám phá hàng ngàn từ khóa dài (long-tails keywords) mới liên quan đến bất kỳ chủ đề nào bằng cách tự động tạo đề xuất tìm kiếm Google, xác định từ khóa từ các công cụ tìm kiếm bao gồm YouTube, Play Store và Twitter.

6. Ahrefs

Bao gồm một Team đa quốc gia có trụ sở tại Singapore, Ahrefs là một bộ công cụ nổi tiếng để phân tích backlink và SEO. Công ty cung cấp cho bạn các công cụ để tăng lưu lượng tìm kiếm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và theo dõi thị trường ngách (Niche Market) của bạn. Nó giúp thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên (Organic Search) đến một website.

ahrefs-marketingtrips

Đội ngũ chuyên gia của Ahrefs lưu trữ hàng tấn dữ liệu và dễ dàng truy cập thông qua giao diện người dùng đơn giản. Dữ liệu có thể được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết, content marketing và chiến lược SEO. Ahrefs được đánh giá cao bởi các chuyên gia hàng đầu về marketing và SEO nhờ thiết kế trực quan, dữ liệu đáng tin cậy và các tính năng sáng tạo cao.

7. Screaming Frog

Đây là một Agency tiếp thị tìm kiếm có trụ sở tại Vương quốc Anh được biết là đã tạo ra các công cụ phân tích tệp và trình thu thập tệp website nổi tiếng. Công ty đưa ra các chiến lược tìm kiếm cho các thương hiệu lớn và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

screamingfrog-marketingtrips

8. Hubspot Website Grader

Hubspot Website Grader là một công cụ trực tuyến miễn phí chấm điểm các website bằng cách đo các số liệu chính như hiệu suất, mức độ sẵn sàng với thiết bị di động, SEO và bảo mật. Mỗi phần có một danh sách kiểm tra các vấn đề cũng như chấm điểm cho các khía cạnh riêng của danh mục. Grader này có một cách tiếp cận thực tế cho thấy những gì doanh nghiệp cần cải thiện ban đầu để tối ưu hóa chuyển đổi website hiệu quả.

hubspot-website-grader-marketingtrips

9. Zapier

Với phương châm “Tự động hóa dễ dàng cho những người bận rộn”, Zapier tập trung vào việc tối ưu hóa website dễ dàng hơn cho mọi doanh nghiệp. Bộ công cụ thực hiện hoàn chỉnh một phân tích đầy đủ về website của bạn liên quan sức khỏe SEO tổng thể. Nó cải thiện các quy trình, đề xuất các ứng dụng mới và tự động hóa quy trình công việc của bạn.

zapier-marketingtrips

10. CrazyEgg

Với hơn 300.000 khách hàng, CrazyEgg rất “say mê” tìm hiểu hành trình của khách hàng – Customer Journey. Nó hứa hẹn sẽ làm cho website của bạn tốt hơn ngay lập tức.

Nó còn đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu sẽ tác động đến hành động và quyết định của khách hàng theo thời gian.

CrazyEgg có nhiều bộ công cụ đặc biệt. Ví dụ: Heatmaps hiển thị cách khách hàng cuộn, nhấp và trải nghiệm trên trang của website hoặc ứng dụng của bạn.

Bộ lọc giúp hiểu phân khúc khách hàng cụ thể và trường hợp sử dụng. Bản ghi người dùng giúp theo dõi hành trình của người dùng cá nhân thông qua website hoặc ứng dụng.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips