Skip to main content

Thẻ: APAC

Các thương hiệu ở Châu Á Thái Bình Dương (APAC) gia nhập Metaverse bằng trải nghiệm AR sáng tạo

Các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại ra mắt một loạt hoạt động kích hoạt AR đổi mới trong các ngành dọc, từ ngành ô tô đến những tổ chức hoạt động vì cộng đồng.

Tuy vẫn trong giai đoạn mới phát triển, nhưng không gian ảo chân thực của vũ trụ kỹ thuật số rõ ràng đang bắt đầu thu hút người dùng.

Chỉ riêng Horizon Worlds, khoảng 300.000 người dùng đã tạo ra 10.000 thế giới. Theo dự báo của Meta Foresight, đến năm 2025, ước tính vũ trụ kỹ thuật số (Metaverse) sẽ đạt giá trị hơn 82 tỷ USD trong lĩnh vực game, truyền thông doanh nghiệp và quảng cáo.

Mặc dù phần lớn công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ tạo thành vũ trụ kỹ thuật số vẫn đang trong quá trình xây dựng, thực tế tăng cường (AR) chính là một trong những trụ cột cơ bản của vũ trụ này.

Mỗi tháng, hơn 700 triệu người trên toàn cầu sử dụng bộ lọc AR trên công nghệ của Meta và 80 tỷ hiệu ứng đáng kinh ngạc được mở ra.

Trong khi những xu hướng này đang diễn ra trên toàn cầu, có một khu vực mới đây đã chứng kiến sự bùng nổ về các ứng dụng AR đổi mới – đó là APAC.

Meta Foresight nhận thấy gần 4 trong số 5 người đi mua hàng ở APAC nói rằng họ xem công nghệ như AR là cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới trên mạng và ngoài đời.

Theo một khảo sát của Meta, hơn 2/3 số người đi mua hàng ở khu vực này – những người có khả năng sẽ mua sắm trên mạng xã hội – cho biết họ muốn thử sản phẩm trong không gian ảo một cách thoải mái ở nhà. Một số trường hợp sử dụng hàng đầu mà muốn dùng thử AR do đáp viên nêu ra bao gồm:

Các nhà nghiên cứu khác ước tính giá trị thị trường của AR tại APAC sẽ đạt gần 29 tỷ USD vào năm 2024.

Họ kỳ vọng mức chi tiêu của khu vực này cho AR và thực tế ảo (VR) sẽ tăng 4 lần vào năm đó, chiếm tổng cộng 40% giá trị của ngành AR/VR trên toàn cầu.

Tuy nhiên, người quan sát không cần phải chờ nhiều năm sau để thấy một thế giới mà trong đó cuộc sống thực và kỹ thuật số bắt đầu hợp nhất liền mạch cho người dùng.

Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng công nghệ này để tạo sự nhận biết, tăng lượt tương tác và xây dựng niềm khát khao cũng như đồng cảm, với số lượng đối tượng mong muốn dùng thử AR lẫn VR đang không ngừng gia tăng.

Tại APAC, các thương hiệu có tư duy đi trước thời đại đã tung ra một loạt các hoạt động kích hoạt AR đổi mới theo ngành dọc, từ ngành ô tô đến những đơn vị hoạt động vì cộng đồng.

Những tổ chức này cũng như đối tượng mong muốn tương tác với AR và VR đang thực sự góp phần đặt nền móng cho vũ trụ kỹ thuật số.

Các công ty đã ghi nhận thành quả trong mọi khía cạnh, từ khả năng nhớ đến quảng cáo cho đến nhận thức về thương hiệu và ý định mua hàng.

Ví dụ: nhờ AR, những người mua ô tô tiềm năng ở Úc có cơ hội tiếp cận rất gần với những chiếc ô tô hiệu suất cao dòng N của Hyundai.

Công ty này xây dựng mô hình xe 3D ảo để người đi mua hàng có thể tìm hiểu xe kỹ càng. Khách truy cập có thể tiếp tục tham gia một chuyến hành trình ảo. Nhờ công nghệ kỹ thuật số, họ có thể ngồi lên ghế lái để cảm nhận trải nghiệm bên trong.

Họ có thể thử nghiệm hiệu suất của xe trong môi trường mô phỏng ảo, thậm chí thi đấu với người khác bằng cách tính điểm.

Chỉ cần một động tác vuốt, họ có thể thử nghiệm các màu sắc khác nhau hoặc đưa camera điện thoại lên để xem liệu xe có vừa với gara của họ hay không. Bị thu hút từ trải nghiệm, người dùng có thể đặt lịch lái thử thực sự sau đó.

Dữ liệu của Facebook cho thấy chiến dịch của Hyundai đã thúc đẩy mong muốn và ý định mua xe của khách hàng tăng cao hơn, đồng thời ghi nhận khả năng nhớ đến quảng cáo và mức độ nhận biết tốt hơn.

Hoạt động kích hoạt dòng xe N đạt 12,5 điểm về độ cải thiện khả năng nhớ đến quảng cáo – đây là mức tăng đáng kể so với mức trung bình 7,7 điểm của ngành dọc này.

Hoạt động đó cũng ghi nhận mức độ nhận biết thương hiệu đạt độ cải thiện 3,4 điểm so với mức trung bình của ngành dọc này.

Trong khi đó, LG Electronics Hàn Quốc nhận ra cơ hội trên thị trường khi COVID-19 gây ra tình trạng tạm đóng cửa nhiều đơn vị/tổ chức, dẫn đến sự bùng nổ hoạt động cải tạo nhà ở.

Để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong bối cảnh cửa hàng ngừng hoạt động, công ty này tạo ra mô hình AR cho các thiết bị gia dụng mà họ cung cấp, tạo điều kiện cho người tiêu dùng thử nhiều cách kết hợp và bố trí khác nhau trong nhà mình trước khi mua hàng thật.

Khách hàng phản hồi tích cực với trải nghiệm này: Chiến dịch AR đã nâng mức độ ưa thích thương hiệu ở đối tượng cũng như ý định mua hàng tăng thêm lần lượt 3,6 điểm và 5 điểm.

Nhưng không phải tất cả các dự án này đều nhằm mục đích bán xe ô tô hoặc thiết bị gia dụng. Tổ chức Mirror Foundation của Thái Lan hỗ trợ các gia đình tìm kiếm người thân mất tích. Tuy nhiên, COVID-19 khiến tổ chức gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận mọi người thông qua các phương tiện truyền thống.

Do đó, tổ chức này tạo bộ lọc AR để nâng cao mức độ nhận biết về những người mất tích và hỗ trợ người dùng nhớ lại nếu họ đã nhìn thấy người mất tích.

Chiến dịch này đã mang lại hiệu quả, tiếp cận đối tượng gồm hơn 7,5 triệu người trong thời gian hoạt động và nâng cao mức độ nhận biết trong thế hệ người dùng mới ở Thái Lan về những người mất tích.

Thành công tuyệt vời của chiến dịch tạo ra động lực to lớn cho tổ chức này: xếp hạng mức độ nhận biết ở cấp độ được mọi người nhớ đến đầu tiên tăng vọt, cao hơn 155% so với mức trung bình trong APAC.

Những hoạt động kích hoạt ban đầu này của các tổ chức thương mại và phi lợi nhuận mang đến ý niệm sơ lược thú vị về việc xu hướng nào sẽ có tiềm năng trong vũ trụ kỹ thuật số.

Khi các thương hiệu tiếp tục khám phá cũng như đổi mới trong không gian kỹ thuật số đang phát triển này, người dùng trên khắp thế giới có thể kỳ vọng về một thế giới mới với những trải nghiệm sống động và đa dạng thông tin.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Thấu hiểu hành vi mua sắm của người tiêu dùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Gần đây, Google và Reprise – Agency về Performance Marketing toàn cầu của IPG Mediabrands đã cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về sở thích mua sắm trực tuyến của người dùng trên khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Trong nghiên cứu, Google hướng tới mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như các điểm tiếp xúc trong hành trình mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và 3 phát hiện dưới đây là những gì mà nhóm nghiên cứu đã tìm được.

1. Các quảng cáo trực tuyến có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với những lời giới thiệu cá nhân trong giai đoạn khám phá.

Khi mọi người nghĩ đến việc mua sắm một sản phẩm mới, quảng cáo trực tuyến thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn nhiều so với các lời giới thiệu cá nhân vì những quảng cáo đó hỗ trợ việc họ nhớ lại thương hiệu và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Điều thú vị là các quảng cáo trực tuyến tỏ ra hiệu quả hơn trên các danh mục sản phẩm được nhiều người mong muốn hơn, chẳng hạn như sức khỏe và sắc đẹp, các thiết bị gia dụng và nhà bếp cũng như thiết bị điện tử tiêu dùng.

Sau quảng cáo trực tuyến, mọi người có xu hướng tìm kiếm các lời đề xuất hay giới thiệu từ gia đình, bạn bè và thị trường để tìm kiếm những thứ gì đó mới.

Tuy nhiên, khi họ bắt đầu nghiên cứu một sản phẩm, người mua hàng sẽ chuyển sang các website của thương hiệu, các cổng tìm kiếm thông tin và thị trường trực tuyến để biết thêm những thông tin chi tiết về các sản phẩm đó.

Đây là cách mọi người khám phá các sản phẩm mới:

  • 54% người tiêu dùng tìm kiếm thông qua các quảng cáo trực tuyến.
  • 4% người tiêu dùng tìm kiếm thông những lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình.
  • 34% tìm kiếm trên các nền tảng mua sắm.

Người tiêu dùng thường có kế hoạch nghiên cứu sản phẩm rất kỹ trước khi đưa ra các quyết định mua hàng, do dó, các thương hiệu cần phải có mặt ở cả các giai đoạn khám phá và nghiên cứu ban đầu trong hành trình mua sắm.

Các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu (brand awareness) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những người mua sắm này trong quá trình ra quyết định mua hàng của họ.

2. Các đánh giá trên website của thương hiệu cũng quan trọng không kém so với các đánh giá trên các nền tảng mua sắm khác.

Không có gì ngạc nhiên khi các đánh giá tích cực và xếp hạng cao lại ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của những người mua sắm trực tuyến.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến mọi người nhấp vào nút “mua” là:

  • 60% bị ảnh hưởng bởi những bài đánh giá (reviews).
  • 54% bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến mãi và giảm giá.

Tuy nhiên, điều có thể gây ngạc nhiên cho các thương hiệu là cách người tiêu dùng cảm nhận về các đánh giá.

Bạn có thể nghĩ rằng mọi người coi các bài đánh giá trên các nền tảng bán hàng (marketplace) là khách quan hơn, tuy nhiên, đó không hoàn toàn là cách người tiêu dùng đang nhìn nhận.

Theo nghiên cứu của Google, người tiêu dùng cho rằng các bài đánh giá trên website của thương hiệu cũng quan trọng như các bài đánh giá được tìm thấy trên các nền tảng khác.

Bà Ritika Gupta Chawla, Giám đốc vùng phụ trách thương mại điện tử của Reprise Digital tại APAC cho biết: “Đánh giá sản phẩm đóng vai trò là động lực mua hàng mạnh mẽ cho người tiêu dùng. Ngày nay, tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự xác thực trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.”

Người mua hàng cần thông tin – và tính xác thực – để khẳng định quyết định của họ về việc mua hàng. Nó phải được xem là đúng đắn nhất.

Đối với các thương hiệu, khi xây dựng website của riêng mình để lưu trữ và thúc đẩy các bài đánh giá của khách hàng, họ nên thể tập hợp các bình luận này ở một nơi duy nhất thay vì nằm rải rác trên các nền tảng. Nó cũng giúp mọi người dễ dàng tìm thấy các bài đánh giá và để lại đánh giá của riêng họ.

3. Ưu và nhược điểm của mua sắm trực tuyến.

Trong khi tiết kiệm thời gian và chi phí là hai lợi ích lớn nhất mà mọi người đánh giá cao nhất khi mua sắm trực tuyến, thì phí vận chuyển (cao) và thời gian giao hàng chậm là những yếu tố có thể phá vỡ sự kỳ vọng của khách hàng.

Trong nghiên cứu của Google, những người được hỏi cho rằng “tiết kiệm thời gian” (76%) và “giá tốt nhất” (65%) là hai lợi thế lớn nhất của mua sắm trực tuyến.

Ngược lại, họ cho rằng thời gian giao hàng chậm (55%) và phí vận chuyển (57%) là hai nhược điểm hàng đầu của các thương hiệu.

Mua sắm trực tuyến vốn là một con dao hai lưỡi đối với người tiêu dùng, những người có thể phải vật lộn với sự đánh đổi giữa yếu tố chi phí và sự tiện lợi.

Tìm kiếm giá tốt hơn là điều tuyệt vời, nhưng phí vận chuyển cộng thêm khiến việc mua hàng trở nên ‘khó chịu’ hơn.

Tương tự như vậy, sự thuận tiện của việc mua sắm từ nhà giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng, nhưng sau đó khách hàng phải đối mặt với việc thời gian vận chuyển chậm.

Các thương hiệu cần phải biết về quá trình ra quyết định này để “làm trơn tru các điểm ma sát” trong suốt hành trình mua sắm trực tuyến.

Ví dụ: Các thương hiệu có thể cung cấp nhiều tùy chọn giao hàng hơn hoặc điều chỉnh giá để giúp khách hàng hoàn tất việc mua hàng của họ một cách nhanh chóng hơn.

Sự đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc trong mua sắm trực tuyến:

  • Lợi thế của mua sắm trực tuyến: 76% nói rằng nó tiết kiệm thời gian, 65% nói nó có giá tốt hơn.
  • Bất lợi của mua sắm trực tuyến: 55% cho rằng thời gian giao hàng chậm và 57% nói phí vận chuyện là rào cản mua sắm.

Mọi người dễ chấp nhận hơn về phí vận chuyển và thời gian chờ đợi đối với các sản phẩm liên quan đến nhu cầu thiết yếu như giao thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Mặt khác, họ không muốn chờ đợi đối với đồ điện tử và thiết bị nhà bếp hay những sản phẩm hỗ trợ hàng ngày trong gia đình.

Để giúp người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mới, các thương hiệu nên chạy các chiến dịch nâng cao nhận thức để người mua sắm có thể xác thực quyết định mua hàng của họ một cách dễ dàng hơn.

Hy vọng với những thông tin chi tiết mới mẻ này về hành vi của người mua sắm trực tuyến, các thương hiệu có thể gia tăng giá trị của mình nhiều hơn liên quan đến hành trình mua sắm trực tuyến của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

INSIGHTS & TRENDS: Thấy gì từ báo cáo xu hướng tìm kiếm tại APAC 2020

Để có thể chắc chắn hơn khi tiến về phía trước, bạn không thể không nhìn lại về những gì đã trải qua. Báo cáo tìm kiếm hàng năm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương APAC 2020 từ Google giúp bạn thấy được điều gì?

INSIGHT & TRENDS:

Việc quan sát cách mọi người đang tìm kiếm cung cấp cho người làm marketing một cái nhìn sâu hơn về những gì quan trọng nhất.

Tất cả chúng ta đều tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi, thậm chí là một số câu hỏi mà trước đây chúng ta chưa bao giờ phải hỏi.

Báo cáo tìm kiếm hàng năm của Google phát hiện ra 05 xu hướng tiêu dùng chính phản ánh thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng đã phát triển như thế nào trong năm qua, điều có thể giúp trả lời câu hỏi “bây giờ thì sao?” cho các thương hiệu.

Những thông tin chi tiết cho thấy một con đường phía trước với các cơ hội truyền cảm hứng, tương tác và kết nối với người tiêu dùng, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho chúng ta trong những giai đoạn tiếp theo.

1. Tính cá nhân rất quan trọng.

Người tiêu dùng đang đặt nhiều giá trị hơn vào nhu cầu và quan điểm cá nhân của họ, ngay cả khi chúng nằm ngoài những quy chuẩn vốn có.

Ấn Độ, Philippines, Singapore và Indonesia đều chứng kiến sự tăng trưởng hơn 40% về các tìm kiếm liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Với chỉ 1/5 người ở khu vực APAC cảm thấy họ được thể hiện trong các quảng cáo mà họ nhìn thấy, với tư cách là những người làm marketing, liệu chúng ta đã làm đủ để xem xét những trải nghiệm khác nhau của người tiêu dùng và hành trình cá nhân của họ không?

2. Mục đích cao hơn.

Đối mặt với đại dịch toàn cầu thôi thúc nhiều người trong chúng ta đánh giá lại lối sống cá nhân và thói quen tiêu dùng của mình.

Philippines đã chứng kiến sự tăng trưởng hơn 125% về lượt tìm kiếm các từ khoá liên quan đến “bao bì thân thiện với môi trường”, trong khi đó ở Malaysia thì chứng kiến mức tăng 65% với các lượt tìm kiếm về “có thể tái sử dụng”.

Vào năm 2021, người tiêu dùng sẽ yêu thích hơn các doanh nghiệp có thể vượt ra ngoài phạm vi trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp truyền thống và có thể thực sự tích hợp tính bền vững cũng như mục đích nhân văn cao hơn trong suốt chuỗi giá trị của họ.

3. Tính thích ứng.

Vai trò hàng ngày của mọi người hiện đang thay đổi và họ đang mong đợi những nhu cầu cụ thể được đáp ứng bất kỳ lúc nào.

Tại Ấn Độ, lượng tìm kiếm về “dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hindi” tăng 90% khi mọi người tìm cách sử dụng nội dung theo những cách phù hợp nhất với họ.

Cách bạn đáp ứng người tiêu dùng có thể đồng nghĩa với việc phá bỏ các bức tường của các tiêu chuẩn công nghiệp truyền thống hoặc thậm chí là xây dựng lại dựa trên những đổi mới từ các ngành công nghiệp khác.

4. Cảm xúc dâng cao.

Giữa những thách thức của đại dịch, người tiêu dùng đang hoan nghênh các thương hiệu có thể mang lại cảm xúc hạnh phúc cho cuộc sống của họ và tạo ra một không gian an toàn để họ có thể nghỉ ngơi.

Các tìm kiếm cho ‘ghế chơi game’ đã tăng 125% ở Thái Lan. Giờ đây, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi hoàn toàn, chính những thương hiệu có thể gây ngạc nhiên và thích thú sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn từ phía người tiêu dùng.

5. Minh chứng trong tương lai.

Trong một năm mà không ai có thể dự đoán hoặc lên kế hoạch cho bất cứ điều gì, cũng có một làn sóng mới quan tâm mới đến các hoạt động có thể bảo vệ cho tương lai.

Các tìm kiếm cho ‘điều khiển từ xa cho doanh nghiệp’ đã tăng + 215% ở Nhật Bản khi mọi người tìm cách thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh hơn.

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh và truyền thông của bạn, hãy tính đến mong muốn của người tiêu dùng về sự an tâm, giảm ham muốn rủi ro và tư duy hoạch định tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Đan Linh | MarketingTrips