Skip to main content

Thẻ: bán hàng đa kênh

Thương hiệu cần tận dụng AI để tăng hiệu quả chuỗi bán hàng đa kênh

Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng những giải pháp công nghệ như AI để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.

Tận dụng AI để tăng hiệu quả chuỗi bán hàng đa kênh
Tận dụng AI để tăng hiệu quả chuỗi bán hàng đa kênh

Người tiêu dùng nói chung thường “nhạy cảm” với giá cả. Đặc biệt, trong bối cảnh giá dịch vụ và hàng hóa liên tục biến động, người tiêu dùng sẽ thường xuyên tìm kiếm các phương cách tiết kiệm, so sánh giá cả giữa các cửa hàng hoặc kênh bán hàng để có được mức giá tốt nhất.

Đơn cử như sau vài lần giá xăng dầu lập “đỉnh”, nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ giao hàng đã tăng phí dẫn đến những thay đổi về cách thức mua sắm.

Người tiêu dùng có xu hướng quay lại với hình thức mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi (Convenience Store) hoặc siêu thị, vậy nên việc trữ một lượng hàng tồn kho lớn ở mức chi phí phải chăng trở nên rất cần thiết.

Nhằm thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trên và cả những thay đổi khác nữa, các doanh nghiệp bán lẻ đã tận dụng những giải pháp công nghệ như tự động hóa (robotic), máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để cắt giảm chi phí vận hành cũng như tối đa hóa chi phí hàng hóa và dịch vụ.

Các công nghệ này có thể cung cấp dữ liệu khách quan với độ chính xác cao để giảm thiểu tác động của gián đoạn thị trường đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

AI giúp dự đoán ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng như khuyến mãi, giá cả, cách thức trưng bày hàng hóa và dữ liệu thời tiết để đưa ra những dự đoán nhu cầu chính xác và tối ưu hóa quá trình bổ sung hàng hóa.

Trong hoạt động vận hành bán lẻ, điều này cũng giúp nhà bán lẻ điều phối nhân sự hiệu quả hơn cũng như tránh được nhiều thất thoát đối với những hàng hóa bán chậm.

Trong khi lượng khách hàng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng được dự đoán sẽ tăng, các kênh bán hàng trực tuyến vẫn sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng nhờ sự tiện lợi cùng các ưu đãi về giá thông qua các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads).

Với việc nhu cầu bán hàng đa kênh (Omni Channel) gia tăng, các hãng bán lẻ tập trung đồng bộ hóa giữa thương mại điện tử và các cửa hàng truyền thống, bắt đầu tiến hành quản lý các mô hình này như một thể thống nhất và liền mạch.

Sự chuyển đổi này là nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nguồn lực, yêu cầu cao về độ chính xác, cần có dữ liệu trong thời gian thực để có thể đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng; do đó việc các thương hiệu bán lẻ tích hợp các giải pháp được phát triển dựa trên công nghệ AI và tự động hóa là vô cùng cần thiết.

Các công cụ phù hợp sẽ giúp đảm bảo quản lý hiệu quả đơn đặt hàng trực tuyến từ các cửa hàng, đơn hàng dự trữ (backorder), hỗ trợ hiệu quả cho việc dự đoán cũng như lên kế hoạch về hàng tồn kho, thậm chí cả khi hàng hóa bị buộc phải chuyển hướng giữa các trung tâm thực hiện đơn hàng.

Nếu các nhà bán lẻ bị hết hàng, họ có thể mất đi doanh số và thậm chí cả khách hàng. Mức độ hiệu quả của hoạt động bổ sung hàng hóa là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì lợi nhuận.

Một nghiên cứu gần đây của RELEX Solutions – công ty đi đầu trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ ra rằng gần 50% các nhà bán lẻ không nắm bắt được số lượng hàng hóa trong mỗi cửa hàng. Điều này cho thấy, lỗ hổng trong cách tiếp cận việc quản lý đơn đặt hàng từ các cửa hàng để đạt được sự chính xác và hiệu quả.

Để luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng, các nhà bán lẻ cần phải ưu tiên phát triển hệ thống bổ sung đơn hàng hiệu quả, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không tốn nhiều tài nguyên.

Với việc khách hàng có thể mua sắm ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, công nghệ AI và máy học giúp các thương hiệu duy trì số lượng hàng hóa phù hợp trong kho, dự đoán các thay đổi về nhu cầu và điều chỉnh việc bổ sung đơn hàng, nhằm thúc đẩy cải thiện dịch vụ, doanh thu cùng với mức độ hài lòng của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Omni Channel là gì? Phân biệt OmniChannel và MultiChannel

Tìm hiểu các khái niệm như Omni Channel là gì, Multi Channel là gì, sự khác biệt giữa OmniChannel và MultiChannel, vai trò của Omni Channel trong kinh doanh và hơn thế nữa.

omni channel là gì
Omni Channel là gì? Phân biệt Omni Channel và Multi Channel

Omni Channel hay Bán hàng đa kênh hay là gì?

Omni Channel là mô hình tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, liên tục và đồng bộ của hệ thống bán hàng.

Omni Channel được ứng dụng hiệu quả để tăng doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Khi áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng thực tế hay trên môi trường trực tuyến.

Vai trò và ý nghĩa của Omni Channel trong kinh doanh là gì?

  • Trong tình hình hiện nay, trải nghiệm đa kênh đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng hài lòng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
  • Khách hàng có mặt khắp mọi nơi trên môi trường trực tuyến, nếu không tiếp cận đa kênh, bạn có thể là kẻ thua cuộc.

Do đó, các doanh nghiệp dù qui mô nhỏ hay lớn đều phải tăng cường áp dụng mô hình Omni Channel để tiếp cận và tăng tính kết nối với khách hàng.

Phân biệt OmniChannel và MultiChannel.

Omni-channel vs Multi channel. Nguồn: Midesk

Trên thực tế, người ta vẫn thường sử dụng thuật ngữ Omni Channel và Multi Channel với ý nghĩa là mô hình bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, về bản chất hai mô hình này có sự khác biệt tương đối lớn.

Hiểu về Multi Channel.

  • Multi Channel là mô hình công ty sử dụng nhiều kênh (ví dụ như mạng xã hội, website, email) để thu hút khách hàng của họ.
  • Các công ty sử dụng các phương pháp này để áp dụng hai hay nhiều kênh để đưa sản phẩm mình đến với khách hàng của họ, tuy nhiên, hạn chế của Multi Channel là những thông tin không liền mạch và nhất quán khi bán hàng ở nhiều kênh khác nhau.
  • Nếu đơn vị kinh doanh sở hữu trên một cửa hàng thì điều này vô cùng khó, khi những mặt hàng còn hay đã bán, những thay đổi về giá khi thực hiện chương trình khuyến mại thì nhân viên không biết được hoặc trên trang chủ không cập nhật kịp.
  • Tất nhiên điều này có thể làm được nhưng tốn thời gian và rất nhiều tiền bạc để điều hành trơn tru hệ thống với rất nhiều cửa hàng như vậy. Và đơn vị kinh doanh có thể mất khách hàng khi những thông tin này không chính xác và không nhất quán với nhau.

Hiểu về Omni Channel.

  • Omni Channel là giải pháp trọn bộ cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ website, các trang mạng thông tin xã hội (Facebook, Instagram…) cho đến chuỗi cửa hàng, sẽ giúp các công ty kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa việc bán hàng ở từng kênh bán và tăng trải nghiệm cho khách hàng.
  • Trong khi nhiều công ty sử dụng nhiều kênh để quản lí và thu hút khách hàng của họ bằng hệ thống Multi Channel nhưng với giải pháp bán hàng đa kênh Omni Channel đã tạo ra sự khác biệt của mình với các yếu tố như tính nhất quán, tập trung vào việc tương tác và trải nghiệm của khách hàng; từ đó việc quản lí trở nên đơn giản hơn.
  • Với hệ thống bán hàng đa kênh Omni Channel, khách hàng nhận được sự trải nghiệm mua hàng thông qua các kênh một cách dễ dàng đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí, nhân sự cho doanh nghiệp.

OmniChannel Marketing là gì?

OmniChannel Marketing là việc ứng dụng các hoạt động tương tác với khách hàng và bán hàng đa kênh vào marketing với mục tiêu cuối cùng là tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng với các hoạt động truyền thông nói chung của thương hiệu.

Omni Channel eCommerce là gì?

Cũng tương tự như khái niệm OmniChannel Marketing, Omni Channel eCommerce là hoạt động ứng dụng trải nghiệm đa kênh vào các kênh thương mại điện tử (eCommerce).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips