Skip to main content

Thẻ: be

Grab và ShopeeFood thống lĩnh thị trường giao đồ ăn, beFood liệu có làm nên chuyện

Tháng 8/2023, ông Niklas Ostberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Delivery Hero – công ty mẹ của Baemin đánh giá tích cực về triển vọng tại thị trường châu Á, nhưng ngoại trừ Việt Nam, nơi ông cho rằng hoạt động kinh doanh trong mảng giao đồ ăn “không bao giờ có lãi”.

Đây dường như là lời cảnh báo sớm cho số phận của Baemin tại Việt Nam. 3 tháng sau, ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc thông báo chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam từ ngày 8/12/2023. Lý do được đưa ra là “tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự canh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại”.

Miếng bánh không dễ nuốt

Theo báo cáo mới đây của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa (GMV) trên các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đạt 1,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á với mức tăng 27%, trong khi các thị trường khác chỉ tăng trưởng một con số. Dữ liệu được tổng hợp từ 4 nền tảng Grab, ShopeeFood, Baemin và Gojek.

Mặc dù số liệu chứng minh thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam là “miếng bánh béo bở”, cùng với thực tế là việc đặt đồ ăn online dần trở thành một phần cuộc sống của đông đảo cư dân các đô thị lớn, sự ra đi của Baemin dường như là lời nhắc nhở với những đối thủ còn trụ lại rằng “miếng bánh” này không hề dễ nuốt.

Dữ liệu của Momentum Works cho thấy trong năm 2023, Baemin chiếm 5% tổng GMV trên thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam. Ngay cả khi Baemin đã thu hẹp hoạt động đáng kể trước khi rút lui hẳn, tỷ lệ này vẫn cao hơn con số 3% của Gojek – nền tảng đến từ Indonesia cung cấp tính năng giao đồ ăn GoFood.

Theo CEO Jianggan Li của Momentum Works, Goto – công ty mẹ của Gojek – nên thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam bởi việc cạnh tranh là không khả thi trong ngắn hạn và trung hạn, khi tình hình kinh doanh chung của Goto ngày càng lỗ. Năm 2022, Goto ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 2,7 tỷ USD, cao gấp hơn 3 lần so với doanh thu của công ty.

Tương tự góc nhìn của ông Niklas Ostberg, ông Phạm Chinh, chuyên gia nghiên cứu thị trường bán lẻ cho biết, trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam chưa công ty nào có lợi nhuận.

Họ kêu gọi đầu tư và dùng tiền đó để duy trì hoạt động. Chi phí luôn lớn hơn doanh thu nên không biết khi nào có lời. Ai chịu đựng giỏi hơn và tồn tại sau cùng sẽ trở thành người chiến thắng“, ông chia sẻ quan điểm với báo Người lao động.

Grab và ShopeeFood thống lĩnh thị trường, beFood liệu có làm nên chuyện?

Cũng theo dữ liệu của Momentum Works, thị trường giao đồ ăn Việt Nam đang là cuộc đua “song mã” giữa Grab và ShopeeFood, với tỷ trọng GMV lần lượt là 47% và 45%.

Xét trên toàn Đông Nam Á, Grab – kỳ lân công nghệ đến từ Singapore – cũng duy trì vị thế dẫn đầu trong năm 2023. Trong khi đó, ShopeeFood tăng trưởng GMV tới 67% tại khu vực, mặc dù Shopee đang tập trung cho cuộc chiến thương mại điện tử, khiến nền tảng này trở thành đối thủ đáng gờm nhất của Grab tại Việt Nam.

Nhìn vào các nền tảng đang dẫn đầu thị trường, bà Vion Yau – Trưởng Bộ phận Phân tích Momentum Works chỉ ra rằng, đây đều là những cái tên đã hiện diện trên thị trường suốt nhiều năm, hiểu đặc tính của thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ cung cấp các dịch vụ bổ trợ đa dạng như taxi – xe ôm công nghệ hay thương mại điện tử, tạo ra nhiều lợi thế so với các nền tảng chỉ tập trung vào một mảng giao đồ ăn“, chuyên gia này phân tích, đồng thời cho thấy một “tử huyệt” của Baemin khiến ứng dụng này phải dừng chân ở Việt Nam.

Xem xét những yếu tố trên, có một cái tên chưa được đưa vào báo cáo của Momentum Works nhưng dường như khá tiềm năng: ứng dụng Be thuộc sở hữu của Be Group – một doanh nghiệp Việt.

Tính đến tháng 12/2023, Be có khoảng 300.000 tài xế trực tuyến làm việc trên nền tảng, phục vụ hơn 15 dịch vụ khác nhau tới tập khách hơn 9 triệu người ở 40 tỉnh thành. Mỗi tháng, Be đang xử lý hơn 20 triệu giao dịch với tỷ lệ người dùng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%.

Theo số liệu do Be Group công bố, họ đang nắm giữ 35% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Tuy nhiên, mảng giao đồ ăn lại là một câu chuyện khác. Hồi năm 2019, Be Group từng phải hoãn kế hoạch ra mắt beFood sau 6 tháng nghiên cứu và chuẩn bị, nhằm dồn lực cho “cuộc chiến gọi xe”. Tới tháng 4/2022, tính năng beFood mới được triển khai.

Đây được cho là bước đi khôn ngoan của Be Group, khi trước đó thị trường giao đồ ăn đã xuất hiện những cái tên “sớm nở tối tàn” như Lala hay Vietnammm (sau này bán mình cho Baemin). Bên cạnh việc đã xây dựng được nền tảng khách hàng rộng lớn hơn so với thời điểm 2019, Be Group còn vừa được củng cố tiềm lực tài chính khi nhận khoản đầu tư 739 tỷ đồng từ VPBank Securities ngay tháng 1 đầu năm 2024.

Mặc dù vậy, tương tự các nền tảng cung cấp dịch vụ gọi đồ ăn khác, Be sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc người tiêu dùng tiếp tục siết chặt chi tiêu vì kinh tế khó khăn, chỉ đặt đồ khi có khuyến mại – đẩy các doanh nghiệp vào cuộc chiến “đốt tiền” để thu hút khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe

Năm 2018, ngay sau khi Uber rút khỏi Việt Nam và nhường lại thị phần cho Grab, nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ thuần Việt đã ra đời với tham vọng cạnh tranh đối thủ đến từ Singapore. Theo thời gian, hầu hết đều lặng lẽ rút lui. Không những là cái tên duy nhất trụ lại kể từ thời điểm đó, Be thậm chí đã trở thành cái tên quen thuộc với người dùng Việt và phát triển thành nền tảng đa dịch vụ sở hữu số lượt tải lên đến 150 triệu, dựa vào đội ngũ 100% nhân sự chủ chốt là người Việt.

Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe
Be: Từ startup trong cuộc chiến với các kỳ lân châu Á đến chiếm hơn 1/3 thị phần gọi xe

Ngày 8/4/2018, Uber chính thức ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam sau khi bán lại thị phần cho Grab. Chỉ 2 tháng sau, Aber và FastGo – hai ứng dụng gọi xe công nghệ của Việt Nam được ra mắt. Tuy nhiên, Aber thông báo ngừng hoạt động chỉ sau vài tháng, còn FastGo ngừng cập nhật từ tháng 5/2021.

Hơn 2 năm sau khi FastGo lặng lẽ rời cuộc đua, Baemin – nền tảng gọi đồ ăn nổi tiếng đến từ Hàn Quốc cũng chia tay Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn và áp lực cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Những diễn biến này cho thấy một thực tế rằng “miếng bánh” trên thị trường gọi xe công nghệ không hề “dễ ăn”, dẫu cho dịch vụ đặt xe hay gọi đồ ăn đã dần trở thành một phần đời sống của người dân tại các thành phố lớn.

Giờ đây, đường đua dành cho ứng dụng vận tải công nghệ tại Việt Nam chỉ còn 3 tay chơi nổi bật: Grab – “kỳ lân” công nghệ đến từ Singapore, Gojek – một “ông lớn” khác của Indonesia và Be – nền tảng thuần Việt với sắc vàng xanh nổi bật giữa “đội quân xanh lá cây”.

Từ ngày ra mắt tới cả thời điểm hiện tại, Be thường xuyên đối mặt với câu hỏi: Làm thế nào để cạnh tranh với các công ty ngoại quốc tiềm lực dồi dào?

Trả lời chúng tôi, bà Vũ Hoàng Yến, CEO Be Group – công ty sở hữu và phát triển nền tảng Be, chia sẻ rằng để tăng trưởng mạnh mẽ cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu như hiện tại, Be đã áp dụng rất nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa.

Đáng chú ý, mạng lưới đối tác của Be đã lên đến 80.000 doanh nghiệp, bao gồm những tên tuổi lớn như Zalo, GSM, SunWorld…, kéo theo tần suất hiện diện ngày càng gia tăng trong mọi khía cạnh đời sống người tiêu dùng. Đây là một trong những trụ cột giúp Be trở thành đối thủ đáng gờm đối với “kỳ lân” đang dẫn đầu đường đua.

Sự xuất hiện của Grab tại Việt Nam vào năm 2014 được cho là đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen gọi xe và đặt đồ ăn của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM. 4 năm sau, Grab thậm chí thâu tóm luôn đối thủ nặng ký nhất khi đó là Uber, tạo dựng vị thế “một mình một ngựa”, giữa một thị trường đầy tiềm năng có mức tăng trưởng bình quân lên tới 30-35% mỗi năm kể từ 2015 đến nay.

Với bối cảnh đó, trở nên khác biệt là con đường Be buộc phải theo đuổi do “sinh sau đẻ muộn” trong một cuộc đua không cân sức. Các đối thủ toàn cầu của họ không những có bề dày kinh nghiệm, mà còn sở hữu nguồn lực mạnh gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Lời giải đầu tiên của Be trước bài toán cạnh tranh đi từ yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là đội ngũ nhân sự, với chiến lược “Ứng dụng Việt thấu hiểu khách hàng Việt”.

Chiến lược mang tính địa phương hóa này có phần quen thuộc, nhưng phát huy hiệu quả khi cạnh tranh với các tay chơi ngoại quốc. “Đòn bẩy trí tuệ” mà Be dựa vào còn là những nhân sự Việt Nam được đào tạo bài bản trong môi trường quốc tế, hiểu biết sâu sắc về địa phương và có động lực xây dựng một doanh nghiệp Việt xuất sắc.

“Nhân sự chủ chốt của Be 100% là người Việt. Ngoài việc tất cả nhân sự quản lý đều từng làm việc tại các công ty quốc tế hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam, phần lớn họ đã trải qua những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có giai đoạn tăng trưởng nóng, nhận được nhiều bài học giá trị”, CEO Be Group Vũ Hoàng Yến cho biết.

Đội ngũ của Be được tổ chức theo mô hình “tribe-squad” (mô hình tổ chức đội ngũ nổi tiếng của các tập đoàn công nghệ lớn) để có tính độc lập tự chủ cao nhất, đáp ứng được đặc thù dải sản phẩm cực kỳ phức tạp và quy mô giao dịch rất lớn của nền tảng, đồng thời cho phép nhân viên được sáng tạo và phát triển nền tảng tần suất cao trong thời gian ngắn.

“Niềm tự hào, khát khao được cùng nhau xây dựng một công ty công nghệ Việt Nam lớn mạnh và bền vững cũng là động lực rất quan trọng trong nội bộ Be Group, giúp thúc đẩy anh em chủ động sáng tạo và liên tục đạt kết quả tối ưu hơn nữa, nhằm vượt qua những khó khăn rất lớn về công nghệ và cạnh tranh”, nữ CEO bổ sung.

Là công ty Việt Nam quy mô lớn nhất ngành, nữ CEO Vũ Hoàng Yến thừa nhận bản thân Be sẽ gặp nhiều thách thức khi phải tự nghiên cứu & phát triển các giải pháp công nghệ hay kinh doanh với yêu cầu chi phí giới hạn. Một số ví dụ bao gồm giải pháp phát chuyến linh hoạt, giải pháp bản đồ địa phương, giải pháp dự đoán cung cầu thông minh thông qua ứng dụng data, máy học, giải pháp tạo phễu thu hút khách hàng chi phí thấp…

Tuy nhiên, nhờ áp dụng nhiều chiến lược mang tính địa phương hoá và tối ưu hoá tối đa, nền tảng này nhanh chóng tăng trưởng cấp số nhân trong thời gian ngắn và tối ưu được hoạt động.

Tính đến tháng 12/2023, Be Group có khoảng 300.000 tài xế trực tuyến làm việc trên nền tảng, phục vụ hơn 15 dịch vụ khác nhau tới tập khách hơn 9 triệu người ở 40 tỉnh thành trên toàn quốc, nắm giữ 35% thị phần gọi xe.

Hiện tại mỗi tháng Be đang xử lý hơn 20 triệu giao dịch với tỷ lệ người dùng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ chiếm hơn 50%. Ngoài ra, tỷ lệ đáp ứng dịch vụ đạt hơn 90%, trung bình thời gian chờ tài xế nhận chuyến chỉ dưới 3 phút. Đáng chú ý, phía Be Group từng cho biết công ty bắt đầu có lãi gộp dương từ quý 3/2022.

Trong cuộc đua trên thị trường, Be đã lần lượt vượt qua Gojek và Taxi Mai Linh để khẳng định vị trí thứ 2 trong top ứng dụng gọi xe được yêu thích nhất Việt Nam, theo báo cáo “The Connected Consumer” của Decision Lab. Xét theo độ tuổi, tỷ lệ yêu thích dành cho Be ở Gen Z tăng đều qua mỗi quý, đạt 17% vào quý 3/2023 – chỉ xếp sau Grab với 54%.

Vấn đề thị phần trên thị trường vận tải công nghệ trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào được dấy lên từ hồi tháng 3/2023.

Chỉ 15 ngày sau khi được công bố thành lập, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ký kết thoả thuận đầu tư và hợp tác với Be Group, nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải công nghệ. Thỏa thuận này đánh dấu cú bắt tay giữa hai đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực, giúp tích hợp dịch vụ xe điện của GSM vào nền tảng Be.

Phía Be Group cho biết thông qua việc tích hợp, khách hàng Be có thể lựa chọn đi xe điện khi có nhu cầu. Mặc dù tổng số chuyến xe điện còn khiêm tốn trong tổng thể số chuyến đi, doanh nghiệp đang nỗ lực góp phần truyền đi thông điệp ủng hộ phương tiện vận tải bền vững hơn. Những lựa chọn này cũng giúp Be có thêm các ý tưởng sáng tạo sản phẩm mới trong tương lai.

Đề cập thêm về sự hợp tác với GSM, bà Vũ Hoàng Yến nhấn mạnh điều này cho thấy hai doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành vận tải công nghệ vẫn có thể hợp tác mượt mà.

“Tôi tin rằng việc này cũng thể hiện xuyên suốt chiến lược và tầm nhìn của Be: Chúng tôi tin vào việc đi cùng nhau để đi nhanh hơn, thay vì đi riêng lẻ”, bà bày tỏ.

Ngoài GSM, Be Group còn kết nối được với gần như tất cả các đối tác lớn nhất Việt Nam trong mảng vận tải như liên minh taxi EMDDI, nền tảng vé xe khách liên tỉnh Vexere, nền tảng vé xe buýt Busmap… và còn nhiều sản phẩm dự kiến ra mắt vào năm 2024.

Chiến lược hợp lực với nhiều đối tác chính là tính toán khôn ngoan tiếp theo giúp Be Group gia tăng sức mạnh trước các đối thủ. Chia sẻ tham vọng phục vụ 20 triệu người dân Việt Nam trong mọi nhu cầu hàng ngày từ đi lại, ăn uống, giải trí và sức khoẻ, CEO Be Group đặc biệt xem trọng vai trò của mạng lưới đối tác bao gồm 80.000 doanh nghiệp.

“Chúng tôi đặt mục tiêu rất cụ thể: Nếu đã làm với đối tác chắc chắn sẽ muốn đi lâu dài và chia thành nhiều bước, nhiều giai đoạn. Khi tiếp cận, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ năng lực về công nghệ, số hoá, vận hành để hỗ trợ nếu đối tác cần, nhằm cùng nhau làm những việc đơn giản trước như trao đổi dịch vụ, cho tới phức tạp hơn là tạo ra những sản phẩm độc đáo độc quyền cho khách hàng hai bên đều hưởng lợi”, bà Vũ Hoàng Yến khẳng định.

Ví dụ khi bắt tay với Zalo, Be Group muốn kết hợp năng lực vận hành dịch vụ hàng ngày của họ với năng lực công nghệ và độ phủ rộng rãi của đối tác, nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Đối với SunWorld, hai bên cùng có tham vọng hợp tác về công nghệ, vận hành để đưa trải nghiệm du lịch ở Việt Nam sánh ngang các nước như Singapore, Thái Lan.

Tất cả những kế hoạch này đều mất nhiều thời gian và công sức để hiện thực hoá. Mặc dù vậy, tới nay Be Group đã xác định rõ rằng chiến lược hợp tác là hướng đi đúng đắn, đồng thời ấp ủ nhiều kế hoạch cùng đồng hành ra sản phẩm mới trong những năm tới.

10 tháng đầu năm 2023, Be đã vận hành hơn 100 triệu chuyến đi và đạt mốc 150 triệu lượt tải ứng dụng. Những số liệu này được thể hiện trực quan trên đường phố, khi màu áo vàng xanh của các tài xế Be dần trở nên quen thuộc tại các đô thị lớn.

Để đưa thương hiệu đến gần hơn với đời sống người Việt và trở nên khác biệt, bên cạnh việc đầu tư hàng nghìn điểm quảng cáo và tích cực hoạt động trên các kênh online, Be còn triển khai những chiến dịch marketing “độc lạ” trong năm 2023, thu hút hàng triệu view trên mạng xã hội. Thay vì đi xe máy hoặc taxi, các tài xế Be được bắt gặp đang… chèo thuyền chở khách hoặc gội đầu cho khách.

“Với dạng chiến dịch viral này, chúng tôi có mục tiêu rất cụ thể, chi phí đầu tư hợp lý, để thật nhiều người dùng biết tới tài xế Be với tính cách trẻ trung, văn minh, hài hước, nhẹ nhàng. Đó cũng là thông điệp về trải nghiệm dịch vụ mà chúng tôi hướng tới với khách hàng: có chút hài hước, vui tươi giúp cho sắc màu cuộc sống được tích cực bay bổng hơn, dù là những việc lặp lại hàng ngày.

Sâu xa hơn, chúng tôi hiểu công việc của bác tài Be vốn cực nhọc, vất vả. Tuy nhiên thông qua tham vọng cải thiện toàn diện cả về giao diện, chuẩn dịch vụ, cũng như thu nhập của tài xế bằng các ứng dụng công nghệ và vận hành, công việc của họ sẽ nhẹ nhàng, vui tươi và đỡ vất vả hơn vì những giây phút mới lạ, như cách mà chúng tôi làm viral marketing”, bà Vũ Hoàng Yến lý giải.

Hồi tháng 10/2022, Be thay đổi nhận diện thương hiệu sau gần 4 năm hoạt động, nhằm khẳng định rằng họ đã chuyển mình từ một ứng dụng thuần gọi xe sang một nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ. Hình ảnh thương hiệu mà Be muốn hướng tới là trở thành một “trợ thủ đắc lực mỗi ngày”, giúp người dùng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống với những trải nghiệm hài lòng nhất.

Về kế hoạch giai đoạn 2024 – 2026, Be Group đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, triển khai những dịch vụ mới “may đo” theo nhu cầu khách hàng cũng như các đối tác chiến lược, nhằm nâng cao năng lực phục vụ.

“Chúng tôi còn rất nhiều kế hoạch về sản phẩm và hợp tác, xin được giữ lại cho tới khi thành công sẽ thông báo. Đội ngũ Be nhận định thị trường Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng và đất dụng võ để chúng tôi có thể cung cấp những dịch vụ sáng tạo, vượt trội hơn rất nhiều so với hiện tại của thị trường.

Be là công ty rất trẻ (5 năm) và còn một chặng đường phấn đấu rất dài phía trước. Trước mắt, chúng tôi hướng đến phục vụ 1 tỷ chuyến đi tới người dùng Việt Nam và phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân trong 3 năm tiếp theo, trở thành đối tác tin cậy hàng đầu ở Việt Nam trong ngành vận tải – tiêu dùng – dịch vụ đối với khách hàng và doanh nghiệp Việt”, CEO Vũ Hoàng Yến bày tỏ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Ánh Ngọc | Markettimes

Chuyển động mới ở thị trường gọi xe Việt Nam

Cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020 về thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6%.

Ứng dụng Be xếp thứ 2 với thị phần 12,4%, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Nếu gom chung thị phần của 3 hãng gọi xe công nghệ hàng đầu, thì 3 ứng dụng này chiếm hơn 99% thị phần gọi xe tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, cơ hội cho các ứng dụng gọi xe mới có được thị phần, cũng như “chen chân” được vào top 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam là rất thấp.

Từ những cựu binh như FastGo, hay những tên tuổi mới như viApp, GV Taxi dù có nhiều sự hẫu thuẫn cũng khó lòng tạo ra được sự khác biệt trên thị trường gọi xe công nghệ.

Mặt khác, việc thứ hạng 3 ứng dụng gọi xe Việt Nam đã sớm được an bài có thể xem là chỉ báo cho thấy, đây không còn là mảng thị trường giàu sức cạnh tranh.

Thay vào đó, cả 3 ứng dụng gọi xe hàng đầu là: Grab, Be hay Gojek đều tỏ rõ tham vọng khai phá các mảng thị trường mới, thông qua các chiến lược đã được công bố, hoặc những thông tin gọi vốn, mua bán sáp nhập gần đây.

Chẳng hạn như Grab Việt Nam gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển kinh doanh trên nền tảng online.

Những giải pháp này bao gồm chương trình Hội Chủ Shop VIP GrabExpress với mục tiêu hỗ trợ các chủ shop là đối tác của GrabExpress và công cụ Quản lý Quảng cáo trên ứng dụng GrabMerchant dành cho đối tác cửa hàng, quán ăn GrabFood.

Hai sáng kiến này sẽ giúp các SME tăng mức độ hiển thị trên nền tảng online, thu hút thêm khách hàng để từ đó tăng thêm cơ hội doanh thu.

Hay như Grab Financial Group trực thuộc Grab cũng công bố nhận được hơn 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Mục tiêu của Grab Financial là hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận những dịch vụ tài chính khắp Đông Nam Á với chi phí hợp lý, thuận tiện và minh bạch hơn.

Trong khi đó với Be Group, sau hai năm gia nhập thị trường hiện đang sở hữu hơn 10 triệu khách hàng. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực vận tải – công nghệ, Be Group đã bắt tay cùng VPBank giới thiệu Ngân hàng số Cake.

Ngân hàng số Cake có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như một ngân hàng truyền thống: mở tài khoản, chuyển – nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, phát hành thẻ ghi nợ (Mastercard).

Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho biết, Cake được phát triển và hoàn thiện bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt của beFinancial và chính là bước đi quan trọng tiếp theo của công ty trong việc nâng cấp hệ sinh thái của ứng dụng Be trên con đường phấn đấu trở thành nền tảng số mở hàng đầu Việt Nam.

Điểm đặc biệt của ngân hàng số Cake là định danh khách hàng điện tử (e.KYC); giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử và chữ ký số; việc mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng chỉ trong 2 phút mà không cần phải đến quầy giao dịch.

Công ty TNHH beFinancial (beFinancial) trực thuộc Be Group – sẽ tham gia vận hành Cake trên cơ sở thỏa thuận Hợp tác chiến lược dài hạn giữa VPBank và Be Group.

Gojek Việt Nam gần đây hoàn thành việc triển khai GoBiz – nền tảng quản lý đơn hàng dành cho các đối nhà hàng giúp tối ưu hoá quy trình giao đồ ăn trực tuyến, từ đó các đối tác nhà hàng tăng trưởng kinh doanh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hơn 80% các nhà hàng, quán ăn trên Gojek đang sử dụng GoBiz hàng ngày, giúp rút ngắn thời gian “từ nhà hàng tới khách hàng” lên tới 50% và lượng đơn hàng hoàn thành có thể tăng tới 300%.

Thông qua GoBiz, người phụ trách nhà hàng, quán ăn có thể chủ động cập nhật thực đơn, tình trạng món ăn dựa trên thực tế nhà hàng tại từng thời điểm, dễ dàng chấp nhận hoặc thông báo hết hàng ngay khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời sắp xếp chuẩn bị đồ ăn để sẵn sàng ngay khi tài xế đến nhận hàng.

GoBiz cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà hàng theo dõi doanh thu theo ngày, theo giờ, quản lý hiệu suất đơn hàng để có những điều chỉnh kịp thời về nguồn hàng và nhân sự nhằm nâng cao doanh số. Các nhà hàng cũng dễ dàng theo dõi sổ sách và đối soát doanh thu khi cần thiết.

Cũng liên quan tới lĩnh vực gọi xe, là hoạt động giao đồ ăn, Loship – startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam đã bắt tay cùng Igloo, Công ty công nghệ bảo hiểm (insurtech) có trụ sở tại Singapore.

Sự kiện này cho phép Loship cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro giao hàng không thành công cho 70.000 tài xế, để các tài xế này có thể dễ dàng hoàn thành công việc của họ.

Ngoài giao đồ ăn, bán bảo hiểm, Loship triển khai nhiều dịch vụ cộng hưởng như: giao hàng, thuê xe, giao thuốc và nhiều hoạt động theo yêu cầu khác.

Thế mạnh của Loship là vận dụng sự am hiểu “tính bản địa” vào sản phẩm, dịch vụ, cũng như các khâu quảng cáo, marketing tới khách hàng.

Công ty tập trụng vào các những thị trường tỉnh bên ngoài các đô thị loại 1 như Hà Nội và TP. HCM – nơi mà các ứng dụng đa quốc gia khó có thể vươn tới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Thị trường gọi xe Việt Nam đang phân hóa rõ rệt

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Ảnh: Mashable SEA

Theo báo cáo của ABI Research trong nửa đầu năm 2020, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ rệt. Grab hiện là ứng dụng chiếm thị phần số một lên tới 74,6% với với việc hoàn tất 62,5 triệu cuốc xe.

Ứng dụng Be tiếp tục nắm giữ vị thế số 2 với thị phần 12,4%, theo ABI Research. Tuy nhiên, theo sau là Gojek (trước đây là Go-Viet) cũng đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với thị phần tương ứng là 12,3%.

Một ứng dụng gọi xe Việt Nam khác là FastGo cũng chiếm 0,7% thị phần, giảm nhẹ so với 1% vào năm ngoái.

Tổng quan thị trường có tất cả 83,8 triệu cuốc xe công nghệ được hoàn tất tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, tương ứng 19,5% tổng số cuốc trong năm 2019.

Giai đoạn khó khăn trong khoảng 1 năm qua cũng đã chứng kiến những lãnh đạo đời đầu của 3 hãng gọi xe công nghệ đang chiếm lĩnh thị trường là Grab, Be và Gojek lần lượt ra đi, nhường chỗ cho thế hệ lãnh đạo thứ hai.

Dù thị trường gọi xe Việt Nam được cho là đã đi qua giai đoạn tăng trưởng “nóng”, tuy nhiên vẫn xuất hiện những tay chơi mới.

Như công ty VISERVICE đã ra mắt ứng dụng di động cung cấp dịch vụ gọi xe mang tên viApp. Ứng dụng do các lập trình viên Việt Nam xây dựng, đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức.

Hay GV Taxi được GV ASIA đầu tư, trực tiếp xây dựng và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam với sự hậu thuẫn và hỗ trợ từ Google thông qua nền tảng Google Maps.

Bên cạnh đó, xuất hiện những tin đồn cho rằng Grab và Gojek đang thảo luận về cấu trúc và giá trị của thương vụ sáp nhập 2 bên, cũng như biện pháp để giảm bớt những lo ngại từ các nhà chức trách.

Grab đang cố thực hiện vòng huy động vốn mới. Được biết họ đang đàm phán với Alibaba về khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD.

Gojek thì đang mở rộng hoạt động kinh doanh thanh toán kỹ thuật số trong kỷ nguyên Covid. Ví điện tử GoPay của họ đã giúp 400.000 nhà buôn nhỏ ở Indonesia chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips

Theo TheLeader

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Một năm qua, thị trường gọi xe Việt Nam đón chào 2 tân binh nhưng “thế trận” dường như đã định đoạt và không nhiều thay đổi sau đó.

Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh
Thị trường gọi xe: Khe cửa hẹp cho các tân binh

Hôm 8/10, thị trường gọi xe chào đón thêm một “tân binh” có tên viApp, thuộc sở hữu của Viservice, một công ty nội địa trụ sở tại quận 7, TP HCM. Bà Bùi Thị Hải Yến, Tổng giám đốc công ty cho hay, viApp đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động chính thức như các ứng dụng gọi xe công nghệ khác, sẽ hoạt động tại tất cả tỉnh thành, cung cấp dịch vụ gọi xe hai bánh và ôtô bao gồm cả taxi, xe hợp đồng, xe tải.

Là tên tuổi hoàn toàn mới, viApp tỏ ra khá tham vọng trong ngày ra mắt. Đội ngũ sáng lập đặt mục tiêu có 300.000 lượt tải trong 3 tháng đầu tiên. Thị phần mà viApp mong muốn là 20% với khách đặt xe qua ứng dụng và 50% với khách vẫy xe truyền thống.

Trước đó, vào cuối tháng 6, một ứng dụng gọi xe công nghệ nội địa khác cũng công bố “tham chiến” là GV Taxi, ứng dụng thuộc GV Asia. GV Taxi bắt đầu vận hành thử nghiệm từ tháng 7, đặt mục tiêu thu hút khoảng 8.000 đối tác tài xế và 60.000 chuyến đi mỗi ngày.

Như vậy, kể từ ngày Mygo chào sân tháng 7/2019, thị trường gọi xe đã đón nhận thêm hai tên tuổi mới (không tính một ứng dụng chủ yếu giao hàng có chở người tại tỉnh và một ứng dụng mô hình hoạt động không rõ ràng, tuyển tài xế dấu hiệu đa cấp). Các ứng dụng này đều được khẳng định là sản phẩm thuần Việt, do đội ngũ người Việt phát triển và vận hành.

‘Đại dương xanh’ nào cho tân binh?

Nhóm sáng lập viApp nói không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất cứ ứng dụng gọi xe nào vì đây là sản phẩm của những người gắn bó với ngành công nghệ, hiểu về thị trường gọi xe nên triển khai nền tảng cho tài xế kiếm thêm thu nhập.

Nhưng chưa cần cạnh tranh, thị trường gọi xe có còn “cửa” cho những tên tuổi mới như họ? Nghiên cứu gần nhất về thị phần gọi xe được ABI Research phát hành năm ngoái cho biết Grab, be, GoViet (nay là Gojek) chiếm lần lượt 73%, 16% và 10% thị phần. Chỉ 1% thị phần dành cho các hãng còn lại.

Chưa có thống kê mới cập nhật đến nay nhưng cục diện hầu như không có thay đổi. Ngoài 3 ứng dụng này thì thị trường còn Fastgo, Tada, Vato, Mygo… nhưng độ phổ biến không nhiều, cả ở trên đường phố lẫn trên màn hình điện thoại người dùng. Trong khi FastGo từng bị đồn đoán về sự sáp nhập, Vato ngày càng vắng bóng và Aber thì “biến mất” không dấu vết.

Ra đời sau khi thị trường đã gần như định đoạt, những “tân binh” như viApp hay GV Taxi phải có một phân khúc khác, ít đối đầu trực diện nếu không muốn “tan biến” như Aber. Hai điểm khó nhất là làm sao thuyết phục được người dùng cài thêm ứng dụng gọi xe mới và tài chính đủ mạnh để tồn tại.

viApp chọn một chiến thuật không mới, đó là khuyến mại mạnh tay lúc ra mắt. Ứng dụng tung các cuốc xe đồng giá 1.000 đồng với xe máy và 10.000 đồng với ôtô cho chặng dưới 5 km. Đồng thời để thu hút thêm người dùng và tài xế, ứng dụng tặng 15.000 đồng cho mỗi người dùng giới thiệu người mới cài đặt và 100.000-200.000 đồng cho tài xế giới thiệu thêm tài xế mới.

Cách này có thể giúp viApp có một lượng người tải ứng dụng về. Còn ở đường dài, viApp chọn khách lắp đồng hồ điện tử trên xe 4 bánh để tài xế vừa bắt khách qua ứng dụng, vừa đón khách như taxi truyền thống.

Giải pháp đồng hồ này cũng giúp họ có dịch vụ đặt xe không có điểm đến và tính tiền cho khách bằng đồng hồ. Điều này đồng nghĩa, viApp muốn có phần ở cả gọi xe qua ứng dụng và taxi truyền thống. Việc đa dạng hóa kênh kiếm khách được xem là cách để ứng dụng này có thể giữ chân được tài xế.

Trong khi đó, GV Taxi tập trung 3 dịch vụ ban đầu là đặt trước chuyến đi xa, gọi xe máy và ôtô. Theo lộ trình đã công bố, công ty này sẽ tiếp tục ra mắt dịch vụ giao hàng, đồ ăn và taxi tải trong năm 2021. Nhìn chung, hướng đi của GV Taxi tương đối giống các đàn anh trước đó.

Với các “tân bình”, sức khai mở thị trường riêng cho mình còn tùy thuộc vào năng lực tài chính. Cho đến nay, cả GV Taxi và viApp đều chưa tiết lộ về tên tuổi nhà đầu tư. Riêng viApp khẳng định được hậu thuẫn bởi nhà đầu tư nội địa, từng rót vốn thành công vào một số startup.

‘Đất sống’ của những gương mặt cũ

Trong khi đó, các đàn anh đã bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận từ mảng gọi đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.

Theo báo cáo của Google và Temasek, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Đến 2025, sân chơi này có thể đạt giá trị 4 tỷ USD.

Miếng bánh đó, các gương mặt cũ đều đã “xí phần”. Grab có lượng dịch vụ hầu như phủ mọi mặt trận, từ gọi xe 4 bánh, 2 bánh, đến giao hàng, gọi đồ ăn hay các dịch vụ mới hơn như đi siêu thị hộ.

Gần đây, Grab còn nghĩ ra dịch vụ cho thuê xe máy kèm tài xế theo giờ để hành khách linh hoạt đi lại. Động thái này, được bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, lý giải là “chiến lược bản địa hoá” để tiếp tục tung ra các dịch vụ sát nhu cầu thực tế nhất của thị trường.

Gương mặt nội địa duy nhất trong top 3 là “be” có khá nhiều hoạt động mới từ đầu năm 2020, sau nửa cuối năm 2019 im hơi lặng tiếng. Cùng chạy đua đa dạng hóa dịch vụ, “be” cho phép thanh toán thêm SmartPay, MoMo, ra mắt beTaxi, đi chợ hộ, cung cấp gói thành viên và cho đối tác bán bảo hiểm trên nền tảng…

Số liệu đến tháng 9 cho biết, be đã được tải xuống trên hơn 8 triệu thiết bị di động, có hơn 100.000 tài xế, khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu mỗi ngày và hoạt động ở 10 tỉnh thành. Thậm chí, trong một lần phát ngôn về khả năng Grab và Gojek sáp nhập, đại diện “be” tỏ ra khá sẵn sàng.

“Khi Grab mua Uber tại Việt Nam nhưng thị trường vẫn đủ lớn cho beGroup tham gia và phát triển ổn định thì chắc chắn sự sáp nhập của Grab và GoJek cũng sẽ không thể làm thay đổi quy luật cạnh tranh vốn có của thị trường”, bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO beGroup nói. Đại diện be cho biết không chủ trương “đốt tiền” mà chi tiêu hợp lý, và vẫn có kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Trong khi đó, GoViet đổi thành Gojek từ đầu tháng 7 và có CEO mới. Ứng dụng này sở hữu khoảng 150.000 đối tác tài xế và đối tác 80.000 nhà hàng. CEO Gojek Việt Nam tiếp tục hứa sẽ có dịch vụ gọi xe 4 bánh và thanh toán không tiền mặt, nhưng không xác định thời gian cụ thể. Điều này khiến Gojek khó có cơ hội bứt phá trong tương lai gần.

Bù lại, Gojek vốn có công ty mẹ tiềm lực tốt và giá cước gọi xe 2 bánh thuộc hàng “phải chăng” nhất thị trường nên khả năng các ứng dụng còn lại chiếm vị trí của Gojek trong top 3 cũng khó diễn ra.

Một số ứng dụng khác thì “tồn tại” nhờ những thị trường ngách nhất định. Ví dụ, Tada chủ yếu phục vụ cộng đồng người Hàn Quốc ở TP HCM, hoạt động tại quận 7 và các quận trung tâm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo VnExpress