Skip to main content

Thẻ: Black lives matter

Google: 5 ‘sự thật’ về người tiêu dùng bạn không thể không biết trong 2021

Để lập kế hoạch cho năm mới, các nhà marketer thường sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết của năm gần đây nhất để xác định các xu hướng mới nổi và tìm ra hành vi nào của người tiêu dùng có khả năng xảy ra nhất.

Với một đại dịch đang tạo ra những thay đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và công nghệ, việc đưa ra ý nghĩa về năm 2020 dường như là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.

Nhưng nhiều thay đổi diễn ra vào năm ngoái về cơ bản không phải là mới. Thay vào đó, đại dịch hoạt động như một chất xúc tác để thúc đẩy các hành vi đã và đang được thực hiện.

Có lẽ không ở đâu điều này rõ ràng hơn việc người tiêu dùng ngày càng tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh cuộc sống của họ – bao gồm thương mại điện tử, giải trí, giáo dục và cả y tế từ xa.

Năm vừa qua cũng chứng kiến ​​sự thúc đẩy trên toàn thế giới về sự công bằng xã hội, một công bằng có ý nghĩa đối với các thương hiệu trên toàn cầu.

Tác động của những chất xúc tác bên ngoài này sẽ không chỉ biến mất vào cuối năm. Để sẵn sàng cho năm 2021 và hơn thế nữa, các nhà làm marketing sẽ cần phải nắm bắt sự nhanh nhẹn hơn là chắc chắn.

Biến dữ liệu và phân tích thành một phần trong quy trình kinh doanh của họ và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân và liền mạch hơn – đồng thời trấn an và nhắc nhở mọi người rằng doanh nghiệp bạn luôn hiểu khách hàng của mình.

Làm sao chúng ta biết được điều này? Google đã xem xét lại hàng tỷ truy vấn tìm kiếm từ năm 2020, cũng như các hành vi, khảo sát và phỏng vấn của người tiêu dùng từ đó đưa ra 05 thông tin chi tiết chính mà bạn có thể cần nắm bắt.

1. Tạo sự kiểm soát

Trong 2021, mọi người vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn. Với sự biến đổi này, người tiêu dùng của chúng ta càng tìm kiếm nhiều hơn về sự trấn an và an toàn với mục tiêu bảo vệ và cải thiện cuộc sống của họ.

Bằng cách nào người làm marketing giúp khách hàng của mình tồn tại và còn trở nên thịnh vượng hơn? Hãy tự trả lời cho chính mình.

2. Mặc cả để cân bằng

Không có thời điểm nào mà sự khao khát được cân bằng trong cuộc sống lại trở nên quan trọng như bây giờ, trong thời buổi đầy biến động và bất trắc từ đại dịch.

Người tiêu dùng sẽ tiếp tục đàm phán, thoả thuận và mặc cả với chính họ và với những người khác để thiết lập một ‘biên giới’ từ đó khôi phục lại cảm giác của sự cân bằng thông qua cảm xúc lẫn các yếu tố lý tính.

Với tư cách là một marketer, bạn sẽ làm gì để giúp khách hàng của mình đạt được sự cân bằng đó?

3. Hướng tới sự kết nối

Đại dịch đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng xây dựng và duy trì mối quan hệ trong một thế giới thực nhiều hơn. Người tiêu cũng thấy rất nhiều cách mới để kết nối, họ sẽ tìm ra môt phương pháp tiếp cận phù hợp nhất với họ để kết nối với chính cộng đồng của họ.

Bằng cách nào người làm marketing có thể kích hoạt người tiêu dùng vừa duy trì được các mối quan hệ hiện hữu trong khi vẫn cung cấp cho họ những cơ hội để tiếp cận các mối quan hệ mới? Phần này dành cho bạn !

4. Sắp xếp lại không gian

Khi đại dịch đã buộc người tiêu dùng phải đa dạng hoá chức năng các không gian cá nhân của họ càng nhiều càng tốt. Người tiêu dùng đang tìm cách để ra khỏi nhà và muốn trở về với thế giới rộng lớn hơn.

Là Marketer, bạn sẽ làm gì để giảm nhẹ sự căng thẳng đó trong tâm trí người tiêu dùng.

5. Nhu cầu của sự thay đổi

Trong nhiều phần trên thế giới, đại dịch đã cho thấy sự biến động rất lớn trong xã hội. Sự tăng cường của phong trào Black Lives Matter là môt ví dụ.

Mọi người đang có nhu cầu thay đổi, 68% người Mỹ cho rằng danh tiếng trách nhiệm xã hội của thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng.

Sự ảnh hưởng này đến cách người tiêu dùng chọn một thương hiệu vẫn sẽ tiếp diễn trong 2021. Là một nhà marketer bạn sẽ làm gì?

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Top các dự báo và xu hướng digital marketing năm 2021 (P1)

Bình đẳng, đạo đức dữ liệu và tiếp cận người tiêu dùng tại nhà là một số chủ đề trong xu hướng hàng đầu cho năm 2021. Nhưng những xu hướng digital marketing nào khác sẽ tạo nên làn sóng trong năm tới? Các nhà lãnh đạo của Google đã chia sẻ dự báo của họ cho năm 2021.

Mối quan tâm tìm kiếm trên toàn cầu đối với cụm từ “Doanh nghiệp do người da đen làm chủ” đã tăng lên vào giữa năm 2020 khi phong trào ‘Black Lives Matter’ (Người da màu đáng được sống) ngày càng được quốc tế chú ý và công nhận.

Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mọi người đang tìm cách thúc đẩy sự thay đổi, không chỉ thông qua các chiến dịch vận động mà còn trong các quyết định mà họ đưa ra với tư cách là người tiêu dùng.

Những cuộc đàm thoại về bình đẳng chủng tộc chắc chắn đã tiến triển mạnh vào năm 2020, nhưng vào năm 2021, mọi người sẽ mong đợi nhiều thương hiệu hơn cùng tham gia vào quá trình đó.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải có cách tiếp cận ngày càng chủ động – và trao quyền cho người tiêu dùng làm điều tương tự.

Người tiêu dùng đang mua sắm có tâm hơn, và họ nắm quyền trong việc tiêu tiền của mình ở đâu và như thế nào. Nếu thương hiệu không đáp ứng được kỳ vọng của họ, thì họ có thể gặp rủi ro lớn.

Vai trò của các nhà làm marketing là đảm bảo sự bình đẳng. Điều này bao gồm việc thúc đẩy một môi trường đa dạng trong nội bộ và chú ý đến cách bạn tiếp cận các chiến dịch của mình.

Một kỹ nguyên mới của đạo đức dữ liệu

Nếu có một điều chúng ta học được trong năm nay, thì đó là các công cụ trực tuyến đã là một phao cứu cánh thực sự.

Khi nhiều người truy cập trực tuyến hơn, việc bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu của họ càng trở nên quan trọng hơn. Mọi người mong đợi các thương hiệu bảo vệ dữ liệu của họ và rõ ràng về cách họ đang sử dụng dữ liệu đó và những gì họ cung cấp để đổi lại.

Digital đang thích ứng để đáp ứng nhu cầu của mọi người và vào năm 2021, những cuộc đàm thoại xung quanh đạo đức dữ liệu sẽ trở thành hành động đối với nhiều thương hiệu.

Toàn bộ hệ sinh thái kỹ thuật số chỉ hoạt động nếu mọi người có thể tin tưởng nó. Đạo đức dữ liệu là một quá trình lựa chọn làm những gì phù hợp với mọi người, thay vì chỉ là mức tuân thủ cơ bản.

Đây là một chủ đề phức tạp nhưng các công ty quan tâm đến nó và muốn làm đúng. Tại Google, họ đã nghĩ về đạo đức dữ liệu như một loạt các nguyên tắc thông báo cho mọi việc mà họ sẽ làm.

Một cuộc khảo sát gần đây đối với khách hàng của Google tại EMEA cho thấy phần lớn hiện đang tổ chức các cuộc thảo luận về đạo đức dữ liệu ở cấp lãnh đạo.

1/5 nói rằng họ đã thành lập một trung tâm bảo mật xuất sắc – một nhóm cấp cao tập trung vào bảo mật dữ liệu – đã chuẩn bị cho họ trước những thay đổi về quy định.

Chuẩn bị cho việc marketing trong một thế giới không sử dụng dữ liệu cá nhân

Việc đo lường quan trọng hơn bao giờ hết để marketing có hiệu suất mạnh mẽ. Việc đo lường trực tuyến thành công chủ yếu dựa vào cookie (thông tin khách hàng chưa định danh) ghi lại thông tin hữu ích về những gì xảy ra sau khi một người nhấp vào quảng cáo.

Các yêu cầu và quy định về quyền riêng tư của người dùng như GDPR, có nghĩa là các phương pháp đo lường truyền thống cần phải phát triển phù hợp với một hệ sinh thái đang thay đổi.

Vào năm 2021, sẽ tiếp tục nhấn mạnh vào đo lường sáng tạo, ưu tiên quyền riêng tư, với việc các nhà marketer sẽ dựa vào các kỹ thuật phức tạp như mô hình chuyển đổi để định lượng mức độ thành công của các chiến dịch kỹ thuật số của họ.

Để chứng minh cho việc đo lường hiệu suất của bạn trong tương lai trong một thế giới không có cookie của bên thứ ba, bạn nên có sẵn tính năng gắn thẻ và phân tích lâu dài, tôn trọng lựa chọn của người dùng bằng cách chỉ thu thập khi nhận được sự đồng ý phù hợp và lưu trữ chúng một cách an toàn cũng như đầu tư vào dữ liệu của bên thứ nhất.

Bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và vững chắc, bạn sẽ có thể đo lường nhiều hơn với ít dữ liệu hơn.

Tiếp cận khách hàng tại nhà

Do COVID-19, người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhu cầu cơ bản của con người về những trải nghiệm được kết hợp vẫn còn.

Mọi người ngày càng chuyển sang sử dụng video trực tuyến để được cập nhật thông tin, giải trí và kết nối. Người ta dự đoán rằng vào năm 2022, hơn 80% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng sẽ được thúc đẩy bởi video trực tuyến.

Và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tăng tốc do sự gia tăng trong việc áp dụng kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch.

Thời gian xem tổng thể của video trực tuyến đã tăng lên, với YouTube trên TV tăng 80% so với cùng kỳ năm trước (YoY) vào tháng 3 năm 2020. Sự thay đổi này mở ra cơ hội cho các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng theo những cách mới.

Một số thương hiệu đã làm điều này. Thương hiệu giày Thụy Sĩ ‘On’ đã tạo một sự kiện trực tiếp trên YouTube để ra mắt giày thể thao mới khi chiến dịch Wimbledon của họ bị thất bại do ảnh hưởng từ đại dịch.

Thành công vào năm 2021 có nghĩa là khai thác xu hướng video trực tuyến để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng ở nơi họ đang ở.

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cẩm Tú | MarketingTrips 

Stabucks cấm nhân viên mặc trang phục liên quan đến phong trào “Black Lives Matter”

Starbucks đã nói với các nhân viên trong một bản ghi nhớ rằng họ bị cấm mặc quần áo và phụ kiện có đề cập đến phong trào “Black Lives Matter” hay “Người da màu đáng được sống”.

Phía Starbucks cho rằng việc mặc quần áo và phụ kiện làm nổi bật phong trào “Black Lives Matter” có thể bị hiểu lầm và có khả năng kích động bạo lực.

Phát ngôn viên của Starbucks nói với BuzzFeed (một trang tin) rằng công ty sẽ dốc sức để giúp chấm dứt nạn “phân biệt chủng tộc”, tuy nhiên chính sách về trang phục sẽ vẫn được áp dụng vì sự cần thiết phải tạo ra một môi trường an toàn và chào đón cho khách hàng và nhân viên của mình.

Chúng tôi không muốn khách hàng, đối tác hiểu nhầm mục đích của hành động này của chúng tôi.

Một phóng viên của kênh quốc tế CNN đăng trên Twitter của mình với mục đích “minh oan” cho phía Starbucsk tránh gây hiều lầm.

Sau đó trên kênh Twitter chính thức của mình Starbucks cũng có viết:

“Chúng tôi sẽ đối đầu với nạn phân biệt chủng tộc để tạo ra một thế giới toàn diện và công bằng hơn. Chúng tôi đoàn kết với các đối tác, khách hàng và cộng đồng người da đen. Chúng tôi sẽ không phải là người ngoài cuộc.”

Trong nội dung bản ghi nhớ của Starbucks cũng nhắc nhở nhân viên của mình về chính sách công ty hiện có đối với việc cấm sử dụng các phụ kiện hay trang phục với ý định ủng hộ vấn đề chính trị, tôn giáo hoặc cá nhân.

Một số nhân viên của Starbucks cho biết công ty thường cho phép họ tặng các phụ kiện với mục đích thúc đẩy quyền bình đẳng hôn nhân và quyền bình đẳng giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Forbes