Skip to main content

Thẻ: Brand Authenticity

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và tính hiệu quả

Về tổng thể, khi bước vào năm mới 2024 này, các thương hiệu được dự báo là sẽ phải đối mặt với một số thách thức do tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, khi AI, một trong những công nghệ đột phá của năm 2023, cũng được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng vào năm 2024, các xu hướng và phương thức làm marketing của doanh nghiệp ít nhiều cũng chịu nhiều tác động.

Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả
Dự báo xu hướng Marketing 2024: Ưu tiên vào giá trị và hiệu quả

Dưới đây là một số dự báo về xu hướng làm marketing nổi bật trong năm mới 2024.

Tập trung vào thực tế hơn là mục đích.

Sự bất ổn về kinh tế và giá cả cao hơn tiếp tục là mối quan tâm lớn đối với các marketer. Theo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) trong quý 4 năm 2023, hơn 1/3 số doanh nghiệp dự đoán hiệu quả hoạt động sẽ thấp hơn do thị trường tiếp tục yếu kém.

Người Việt Nam cũng ngày càng thận trọng về mặt tài chính do những bất ổn kinh tế. Trong Báo cáo Xu hướng Tài chính 2023 của DecisionLab, một nửa số người được hỏi cho biết việc tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ là mối quan tâm lớn nhất của họ. Họ có thể trở nên nhạy cảm hơn về giá hoặc giảm chi tiêu vào năm 2024.

Triển vọng thận trọng này khiến những người làm marketing phải tập trung nhiều hơn vào các chiến lược tiết kiệm chi phí.

Năm 2024 sẽ là một năm thành công với những gì doanh nghiệp biết là có hiệu quả. Nói cách khác, thương hiệu cần tập trung vào thực tế thị trường hơn là những kỳ vọng hay mục đích tăng trưởng.

Forrester, một công ty nghiên cứu toàn cầu, dự đoán các CMO sẽ ưu tiên các hoạt động Marketing thực tế hơn là các chiến dịch có mục đích cao hơn vào năm 2024. Điều này có nghĩa là họ sẽ tập trung vào các nguyên tắc cốt lõi của Marketing: cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, mô hình phân phối đáng tin cậy và tạo ra những trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ (và liền mạch).

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tối ưu hóa kênh thương hiệu (Conversion Funnel) để có chuyển đổi tốt nhất. Giá trị sẽ là thước đo mà các thương hiệu nên tập trung vào trong năm 2024.
  • Liên tục theo dõi quan điểm của người tiêu dùng và xu hướng thị trường để xây dựng các chiến lược phù hợp với sở thích ngày càng phát triển của họ.

Sự trỗi dậy của AI.

Vào năm 2023, AI dường như là một trong những từ khoá nóng nhất trong thế giới Marketing với tốc độ đổi mới nhanh chóng và những tác động tiềm ẩn. AI có thể tăng tốc các nhiệm vụ bằng cách tự động hóa chúng, cho phép con người tập trung vào công việc sáng tạo hơn và tạo ra giá trị cao hơn.

Nó cũng có khả năng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, dẫn đến mức độ tương tác tốt hơn. Nếu năm 2023 là năm của khám phá AI tổng quát thì năm 2024 sẽ là năm của thử nghiệm AI tổng quát.

Tuy nhiên, khi AI phát triển, tầm quan trọng của sự tương tác và tính xác thực của con người cũng tăng lên. Salesforce, nhà cung cấp dịch vụ CRM hàng đầu, báo cáo rằng 89% khách hàng tin rằng việc biết họ đang giao tiếp với AI hay con người là rất quan trọng. Chỉ 37% tin tưởng AI có độ chính xác như con người.

Cảm xúc, tình cảm và xu hướng văn hóa của con người là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhận thức về thương hiệu, hầu hết những điều này vẫn nằm ngoài khả năng dự đoán của AI.

Do đó, việc cân bằng giữa hiệu quả của AI với khả năng đồng cảm và diễn giải sắc thái của con người là điều cần thiết. Sự kết hợp này đảm bảo rằng các thương hiệu không chỉ tận dụng AI để đạt hiệu quả mà còn duy trì các kết nối sâu sắc, cộng hưởng về mặt cảm xúc với khán giả, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe thương hiệu toàn diện.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Tích cực khám phá và thử nghiệm các công cụ AI mới để tối ưu hóa hiệu suất. Theresanaiforthat.com hiện liệt kê hơn 10.000 AI cho các nhiệm vụ và công việc khác nhau. Xác định và ưu tiên các trường hợp sử dụng AI có ý nghĩa phù hợp với mục tiêu Marketing của họ.
  • Hãy nhớ: Khách hàng của bạn vẫn là con người! Tập trung vào việc theo dõi nhận thức để thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu, bên cạnh việc tận dụng AI để đạt hiệu quả và đổi mới.
  • Ứng dụng Brand Authenticity trong xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding) mạnh mẽ.

Nhiều công ty trên toàn thế giới đang thận trọng trong việc tuyển dụng nhân viên mới. Điều này là do lo ngại về việc gặp khó khăn trong tuyển dụng trong năm tới.

Tại Việt Nam, theo EuroCham BCI Q4 2023, một nửa số doanh nghiệp châu Âu đánh giá nguồn lao động Việt Nam ở mức vừa phải, cho thấy việc tìm kiếm ứng viên đủ tiêu chuẩn không hề dễ dàng.

Các doanh nghiệp trong nước ngày càng lo ngại về sự sẵn có của nhân tài và chuyên môn địa phương, tỷ lệ này đã tăng từ 17% lên 20%. Đây là trở ngại lớn thứ 4 trong kinh doanh tại Việt Nam trong tổng số 10 trở ngại.

Vì vậy, điều quan trọng đối với các công ty là tạo ra một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ để thu hút những ứng viên giỏi nhất. Điều quan trọng nữa là phải nhận ra giá trị của nhân viên với tư cách là người ủng hộ thương hiệu. Nhân viên không chỉ là người lao động, họ còn đại diện cho giá trị của thương hiệu.

Các doanh nghiệp ưu tiên sự hài lòng, hạnh phúc và sự gắn kết của nhân viên sẽ tác động tích cực đến nhận thức về thương hiệu bên ngoài. Những nhân viên cảm thấy có mối liên hệ thực sự với thương hiệu sẽ trở thành những đại sứ đích thực và đóng góp vào hình ảnh tích cực của thương hiệu trước công chúng.

Thương hiệu nên làm gì:

  • Theo dõi nhận thức về thương hiệu nhà tuyển dụng (hay còn được gọi là danh tiếng doanh nghiệp) và hiểu động lực thu hút nhân tài để tăng cường chiến lược Marketing tuyển dụng và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng;

Thiết lập thương hiệu theo cách có thể thành công vào năm 2024.

Đối mặt trực tiếp với những thách thức của năm 2024 đòi hỏi nhiều thứ hơn là chỉ khả năng phục hồi. Chìa khóa thành công của thương hiệu nằm ở sự hiểu biết và thích ứng với những điều kiện mới này.

Đây là lúc các giải pháp theo dõi thương hiệu (brand tracking) trở nên vô giá, cung cấp những hiểu biết sâu sắc (Insights) để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo decisionlab

Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

Trong khi Brand Authenticity hay tính xác thực của thương hiệu là giá trị ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, nhiều người làm marketing vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của yếu tố này. Vậy thực chất thì Brand Authenticity là gì và vai trò của nó đối với thương hiệu ra sao?

Brand Authenticity - Sứ mệnh mới của các nhà Marketers
Brand Authenticity – Sứ mệnh mới của các nhà Marketers

Brand Authenticity là gì?

Brand Authenticity có nghĩa là tính xác thực của thương hiệu, khái niệm đề cập đến mức độ niềm tin mà người tiêu dùng có thể tin tưởng một thương hiệu dựa vào những gì thương hiệu tuyên bố và thực hiện. Mức độ niềm tin nay dựa vào những minh chứng hữu hình thay vì chỉ đơn giản là từ những lời nói hay cam kết đơn thuần.

Với tư cách là các nhà marketer, chúng ta thường có xu hướng đầu tư hay tập trung vào những thứ có thể đo lường hay kiểm soát được, đặc biệt trong thời kỳ khi Digital Marketing ngày càng thể hiện được vai trò của nó thì điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Theo một nghiên cứu mới đây từ công ty tư vấn Edelman, có chưa tới 50% nhà tiếp thị được khảo sát tin rằng các thông điệp thương hiệu, tính xác thực của thương hiệu, định vị thương hiệu và cả chiến lược thương hiệu tổng thể có thể tạo ra những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng của thương hiệu.

Như là một kết quả tất yếu, nhiều marketer chuyển hướng đầu tư của họ sang những nơi mà họ có thể hiểu và kiểm soát được.

Ở một diễn biến khác, cũng theo nghiên cứu của Edelman, có đến 88% khách hàng coi trọng giá trị của tính xác thực thương hiệu (Brand Authenticity), điều này có nghĩa là, trong khi phần lớn người làm marketing bỏ qua tính xác thực của thương hiệu, đây lại là yếu tố ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Marketer đang bỏ qua những cơ hội lớn để có thể xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.

Khi xây dựng các kế hoạch truyền thông marketing tổng thể, chỉ có khoảng 1/3 marketer quan tâm đến việc tối ưu các thông điệp và định vị thương hiệu.

Kỳ lạ hơn, rất ít người trong số này đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để thu thập nhiều hơn các hiểu biết của họ về khách hàng mục tiêu (Customer Insight) cũng như các cách thức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khi nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và bị chi phối mạnh từ các tác động bên ngoài (cả vĩ mô lẫn vi mô), phần lớn các nhà tiếp thị đều coi việc định vị thương hiệu là khoản đầu tư một lần.

Để có thể đáp ứng các mong đợi liên tục thay đổi của người tiêu dùng, người làm marketing cần không ngừng làm mới hay thậm chí là thay đổi cách họ truyền tải các thông điệp cũng như các nội dung có trong thông điệp của thương hiệu với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục khách hàng tin vào thương hiệu.

Đầu tư vào nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness) và mức độ tương tác dựa trên một đề xuất giá trị duy nhất (UVP) có phải là giải pháp?

Nhiều người làm marketing cho rằng việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng mức độ tương tác với thương hiệu trên các nền tảng là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của họ trong năm 2022 và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, bạn thử hình dung rằng bạn có thể nâng cao nhận thức của khách hàng hay tăng mức độ tương tác của họ với thương hiệu bằng cách nào nếu bạn không hiểu họ đang cần và suy nghĩ gì?

Trên thực tế, hơn 60% các nhà tiếp thị thiếu tự tin vào khả năng của đội nhóm của mình trong việc thu hút người tiêu dùng với định vị thương hiệu hiện tại của họ.

Bằng cách liên tục thực hiện các nghiên cứu về người tiêu dùng, người làm marketing có thể hiểu những gì đang diễn ra trên thị trường, hiểu điều gì làm cho thương hiệu trở nên có giá trị đối với khách hàng để từ đó đưa ra các đề xuất giá trị (value proposition) mới phù hợp hơn.

Về bản chất, đề xuất giá trị của thương hiệu cần trả lời 3 câu hỏi chính: thương hiệu đang làm gì, tại sao thương hiệu làm điều đó và thương hiệu làm điều đó cho ai.

Từ góc nhìn này, khi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi, các đề xuất giá trị của thương hiệu cũng cần thay đổi. Khi tính xác thực là ưu tiên hàng đầu của khách hàng, nó nên là chiến lược trọng tâm của thương hiệu.

Tính xác thực hay độ tin cậy của khách hàng với thương hiệu cần được định hướng bởi sứ mệnh.

Trong khi dữ liệu cho thấy có đến 82% khách hàng thích mua hàng từ các thương hiệu được định hướng bởi sứ mệnh (chẳng hạn như bảo vệ môi trường) và ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu theo đuổi mục tiêu này, chỉ một số ít người làm marketing tin rằng tổ chức hay thương hiệu của họ được định hướng bởi sứ mệnh.

Marketer cần thay đổi cách họ định vị và thông điệp của thương hiệu. 

Như đã phân tích ở trên, bên cạnh mục tiêu là theo đuổi tính xác thực của thương hiệu, sứ mệnh chung của người làm marketing là thường xuyên nghiên cứu cách người tiêu dùng nhìn nhận về thương hiệu để từ đó đưa ra các thông điệp cũng như định vị thương hiệu theo cách phù hợp với giá trị cảm nhận của họ.

Trong khi bối cảnh thay đổi, nhận thức về thương hiệu của khách hàng về cơ bản cũng sẽ thay đổi. Bằng cách dành thời gian hơn để thiết kế ra những giá trị phù hợp với kỳ vọng mới, thương hiệu (Brand) có thể đáp ứng nhu cầu và truyền tải thông điệp một cách nhất quán hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ha Anh