Skip to main content

Thẻ: Cloud

Quy mô thị trường Cloud Việt Nam sẽ đạt mức 1 tỷ USD trong 2025

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu (Data Center) và điện toán đám mây (Cloud) với tốc độ tăng trưởng trung bình 20-30%/năm trong giai đoạn 2020-2026. Hiện nay, quy mô thị trường Cloud ở Việt Nam đạt khoảng hơn 400 triệu USD nhưng dự báo đến năm 2025, sẽ đạt mức 1 tỷ USD

Quy mô thị trường Cloud ở Việt Nam sẽ đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2025
Quy mô thị trường Cloud ở Việt Nam sẽ đạt mức 1 tỷ USD vào năm 2025

Thị trường Việt Nam hiện có hơn 40 doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây, bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Microsoft, Amazon, các doanh nghiệp trong nước như Viettel, VNPT, CMC, FPT… và một số doanh nghiệp nhỏ.

Cùng với sự chuyển dịch của công nghệ, xu hướng sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời kỳ qua.

Theo Hypercycle of Future Market Insights, từ nay đến năm 2031, thế giới mới ở “giai đoạn chín muồi” và khu vực châu Á – Thái Bình Dương APAC mới chỉ ở “giai đoạn phát triển”.

Theo phân tích của Frost & Sullivan, năm 2023 thị trường này tại khu vực APAC sẽ tăng trưởng 30%, trong đó Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Chuyển đổi số lĩnh vực tài chính hàng hóa, viễn thông, công nghệ ngân hàng thông tin, bán lẻ và tiêu dùng, nội dung số ngày càng tăng cường sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, tối ưu hóa hóa quy trình làm việc, gia tăng trải nghiệm khách hàng…

Đám mây là khoảng không gian cơ hội rất mở rộng và hiện tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Hiện nay, quy mô thị trường Cloud ở Việt Nam đạt khoảng hơn 400 triệu USD nhưng dự báo đến năm 2025, sẽ đạt mức 1 tỷ USD. Đây là một dư địa tăng trưởng rất lớn cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ cloud.

Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường mới nổi trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình 20-30%/ năm trong giai đoạn 2020-2026.

Nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ làm chủ được khoảng 20% thị phần, 80% thị phần còn lại đang thuộc về các Big Tech.

Do đó, để định hướng phát triển hạ tầng nền tảng kinh tế số, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 100% các cơ quan sử dụng điện toán đám mây, trong đó 70% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.

Theo đánh giá, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước đã đáp ứng tốt hạ tầng lưu trữ, sao lưu dự phòng phục vụ nhu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít thách thức, đặc biệt là cạnh tranh về thương hiệu và hệ sinh thái sản phẩm.

Đây là một thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud trong thời gian tới để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Phát triển hạ tầng số mà trọng tâm là hạ tầng viễn thông băng rộng, phát triển các nền tảng hạ tầng điện toán đám mây là mục tiêu được xác định và đặt ra trong nhiều chương trình, đề án, chiến lược của Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm dữ liệu, là tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, bảo vệ dữ liệu cá nhân, là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ, bảo mật dữ liệu… Các chuyên gia cho rằng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thay vì tự đầu tư, vận hành các trung tâm dữ liệu nhỏ thì hãy chuyển sang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây với chi phí hợp lý, tối ưu, đảm bảo an toàn an ninh mạng…

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu cũng nên nghiên cứu, lựa chọn các đơn vị cung cấp các dịch vụ Cloud Việt Nam cung cấp, để đáp ứng yêu cầu, bảo vệ an toàn dữ liệu và chủ quyền số , thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp số Việt Nam.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Amazon, Microsoft và Google tạm ngừng bán dịch vụ đám mây tại Nga

Khi phần lớn các thương hiệu lớn toàn cầu đều dừng các hoạt động kinh doanh tại Nga, Amazon, Microsoft và Google cũng vừa thông báo tạm ngừng kinh doanh các dịch vụ đám mây của họ tại đây.

Amazon Microsoft và Google tạm ngừng bán dịch vụ đám mây tại Nga

Theo tờ TechCrunch, khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục diễn biến căng thẳng, hầu hết các công ty lớn toàn cầu như Exxon, Visa, McDonald’s, Coca-Cola đều đã ngừng các hoạt động kinh doanh ở Nga.

Chỉ trong vòng vài tuần qua, các công ty công nghệ như Adobe, Apple và PayPal, Amazon, Microsoft cũng không nằm ngoài phong trào hàng loạt này.

Trong một bài đăng trên Blog của doanh nghiệp, dịch vụ đám mây của Amazon, AWS cho biết rằng họ không có bất cứ trung tâm dữ liệu (data center) nào ở Nga và về mặt chính sách, nền tảng này cũng không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào với chính phủ Nga.

Microsoft cũng vừa thông báo rằng họ đã ngừng bán hàng cho Nga. Ông Brad Smith, phó chủ tịch phụ trách mảng công nghệ của Microsoft cho biết trên một bài đăng:

“Hôm nay, chúng tôi muốn thông báo rằng chúng tôi sẽ tạm ngừng tất cả các hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ mới của Microsoft tại Nga.”

Google Cloud tiếp đó cũng cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận bất cứ khách hàng mới nào ở Nga vào thời điểm này.”

IBM cũng có quan điểm tương tự, trong một thông báo do Giám đốc điều hành Arvind Krishna viết, công ty này cũng cho biết họ đã dừng bán hàng tại Nga.

Trước đó Cloudflare cũng được kêu gọi chấp dứt cung cấp dịch vụ tại Nga và Ukraine, tuy nhiên phía nền tảng này cho biết họ không đơn thuần là kinh doanh dịch vụ đám mây, họ cung cấp các dịch vụ internet và ở những thời điểm bất ổn như hiện tại thì internet là thành phần không thể thiếu.

Cloudflare cho biết thêm rằng, họ cũng sẽ tiếp tục cân nhắc việc có nên cung cấp các dịch vụ tại Nga hay không.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì

Dưới những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, ngoài nguồn vốn và công nghệ, thì AWS đã trở thành “trợ thủ” đắc lực cho các startup giai đoạn đầu.

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì
Source: Pexels

Thách thức muôn trùng với startup.

Theo số liệu từ CB Insights và đánh giá, tính đến quý 3/2021, mức độ tăng trưởng cả về giá trị (33,3% so với 2020) và số lượng (tăng 25%) các khoản đầu tư vào startup tại Việt Nam đều tăng mạnh trong năm qua.

Trong đó, công nghệ y tế, công nghệ tài chính, thương mại điện tử, chuyển phát và logistics được xem là những mảnh đất tiềm năng cho các startup Việt Nam.

“Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã giúp rất nhiều các startup tận dụng lợi thế của đám mây để tạo ra những giải pháp mới, mô hình kinh doanh mới, hay thậm chí chuyển đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với đại dịch”, bà Priya Lakshmi – Trưởng phòng mảng kinh doanh Khởi nghiệp của AWS khu vực ASEAN chia sẻ.

Tuy nhiên, một bài toán mà hầu hết các startup đang gặp phải là chi phí cho những công nghệ mở, công nghệ điện toán đám mây trong quá trình chuyển đổi số.

Ông James Vương, Nhà sáng lập và CEO Infina nhận định, khởi nghiệp hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều so với 10 năm trước.

Thay vì phải sang tận Singapore để thuê máy chủ và thuê kỹ sư công nghệ thông tin để vận hành, thì giờ đây, với sự hỗ trợ điện tử đám mây từ AWS, việc phát triển sản phẩm đã trở nên khá dễ. Đặc biệt, chỉ cần đầu tư chi phí thấp, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có thể đi đường rất xa.

“So với 10 năm trước, rủi ro với các startup cũng giảm đi rất nhiều. Với số tiền ít hơn vẫn có thể đi đường rất xa với những chương trình hỗ trợ như AWS Activate, hỗ trợ miễn phí trị giá tới 100.000 USD bằng AWS Credits để ứng dụng các dịch vụ đám mây”, ông James Vương khẳng định.

Hiện tại, Infina đang quan tâm đến công nghệ máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp trong các sản phẩm của AWS, ví dụ như là các ứng dụng có thể phát hiện ra các quy luật giúp ngăn chặn gian lận tài chính hoặc giúp startup có được thông tin từ dữ liệu.

CEO Raghu Rai của Jio Health – startup trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe số tại Việt Nam cho rằng: “Thách thức lớn nhất ở Việt Nam cho doanh nghiệp khởi nghiệp là tìm nguồn vốn”.

Nhưng để tìm được nguồn vốn, ban đầu startup cần có đội ngũ phù hợp với định hướng, quan trọng hơn là sản phẩm. Sau khi vượt qua giai đoạn non trẻ ban đầu thì startup cần tập trung vào tìm nguồn vốn để phát triển, mở rộng quy mô. Việc cân đối giữa vốn và công nghệ hay nguồn lực phụ thuộc vào giai đoạn của startup.

CEO Raghu Rai đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lại nằm ở “điểm nóng” khởi nghiệp Đông Nam Á. Thay vì quá lo lắng cho vấn đề này, CEO Jio Health tin rằng doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để làm việc với khách hàng, khẳng định giá trị của mình, lắng nghe thị trường.

Để giảm bớt áp lực vốn, các startup như Infina hay Jio Health lựa chọn giải pháp sử dụng bên thứ ba chuyên cung cấp dịch vụ đám mây, giúp họ có thể quên đi gánh nặng phí cho hạ tầng công nghệ thông tin, các chi phí kiểm thử.

Hiện tại, cả 2 công ty đều thuộc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp AWS Activate của Amazon Web Services (AWS) – doanh nghiệp cung ứng các giải pháp số hóa, điện toán đám mây và dịch vụ công nghệ thông tin trực thuộc Tập đoàn Amazon (Mỹ).

Không chỉ được giải phóng về vấn đề hạ tầng, nhân sự liên quan đến công nghệ thông tin, những dịch vụ mà AWS cung cấp còn giúp những đơn vị còn trẻ như Jio Health, Infina và rất nhiều doanh nghiệp khác cắt giảm chi phí vận hành, loại trừ rủi ro để tiết kiệm chi phí trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Điển hình như Chương trình AWS Activate, bắt đầu từ năm 2013, đã cung cấp cho hàng trăm ngàn startup những chương trình như cấp miễn phí AWS Credits để sử dụng điện tử đám mây cũng như hỗ trợ hoạt động marketing…

Chỉ tính riêng năm 2020, AWS đã cung cấp hơn 1 tỉ USD dưới dạng AWS Credits để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thúc đẩy tăng trưởng khi họ xây dựng doanh nghiệp.

Startup thích ứng với Covid-19.

CEO James Vương của Infina đánh giá, Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời thúc đẩy quá trình số hóa, tăng tốc độ của quá trình này.

Trước đây, người tiêu dùng sử dụng điện thoại để làm nhiều việc như: đặt hàng, mua thực phẩm, đặt xe, chuyển tiền qua ngân hàng… Khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì mọi người thực hiện các giao dịch như vậy nhiều hơn, thông qua các giải pháp trực tuyến.

Từ ý tưởng này, Infina ra đời giúp người dân đầu tư mà không phải đi đâu. Trước đây, ý tưởng này đã được thực hiện ở Trung Quốc và đã thành công. Ở Việt Nam, thời cơ đã đến và nếu ai đó nắm bắt được cơ hội thì cũng sẽ thành công.

“Đối với chúng tôi, những khủng hoảng, những đại dịch lại như thế này đôi khi lại là cơ hội cho chúng tôi phát triển. Trong đại dịch, chúng tôi không quá khó khăn để đưa ra các quyết định thành lập các dự án, startup”, CEO Infina chia sẻ.

Trong khi đó, ở Jio Health, CEO Raghu Rai khẳng định: “Không có chiến lược đối phó với Covid-19 vì nó chỉ xảy ra một lần trong đời và thực ra Jio Health là một nhà cung cấp dịch vụ y tế trực tuyến”.

Lãnh đạo startup này khẳng định, sứ mệnh của Jio Health là giúp mọi người có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế vì thông thường là phải mất nhiều giờ để gọi xe đến các cơ sở y tế. Nhưng thông qua ứng dụng, người dân có thể tiếp cận nhân viên y tế trong 2 phút.

Những giải pháp y tế từ xa như vậy đã hình thành từ lâu, nhưng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người buộc phải sử dụng và có những trải nghiệm lần đầu tiên với cùng với các ứng dụng này.

Không phủ nhận Jio Health cũng từng gặp khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng tính năng TMĐT, thanh toán trực tuyến đã giải quyết được những vấn đề đó, giúp công ty có được nguồn cung về sản phẩm thiết yếu như: dược phẩm, thuốc men…

“Chúng tôi thấy rằng chúng tôi đã tự thích ứng và phản ứng tình huống một cách nhanh chóng. Có thể nói rằng, khó khăn này lại là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp đưa ra các giải pháp giải quyết khó khăn”, CEO Raghu Rai nói.

Công nghệ và nguồn vốn, điều gì quan trọng hơn?

Đại diện Jio Health cho rằng, nếu không có một sản phẩm tuyệt vời hay là một lời tuyên bố giá trị, thì rất khó thuyết phục các nhà đầu tư.

Startup ở giai đoạn đầu cần những gì
Ông Raghu Rai, CEO Jio Health

“Tôi nghĩ rằng, thách thức lớn nhất tại Việt Nam trong vòng 10 năm vừa qua, đó là tìm nguồn vốn đầu tư. Bởi vì hệ sinh thái đầu tư vào Việt Nam vẫn còn non trẻ so với những quốc gia khác như Indonesia. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào giai đoạn của từng startup”, CEO Jio Health chia sẻ.

Với các startup trong giai đoạn ban đầu, đội ngũ phù hợp là quan trọng nhất, thậm chí còn quan trọng hơn cả sản phẩm. Bởi với một đội ngũ cam kết, nhiệt huyết và nhiều ý tưởng, sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, dựa trên công nghệ.

Sau giai đoạn này, startup sẽ đầu tư ưu tiên nhiều hơn vào nguồn vốn, vì nguồn vốn sẽ giúp công ty phát triển, mở rộng quy mô. Đến thời điểm đó, hàm ý công nghệ không còn quan trọng nữa mà đến thời điểm nhân rộng mô hình, mở rộng thị trường.

Như vậy, việc cân đối giữa vốn và công nghệ tùy thuộc vào giai đoạn của từng doanh nghiệp khởi nghiệp để đưa ra quyết định.

Về phía Infina, CEO James Vương nêu quan điểm, với các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu thì không cần nhiều vốn.

“Nếu startup có nhà sáng lập, nhà đồng sáng lập hay những nhà phát triển phần mềm hay là các chuyên gia công nghệ giỏi thì đấy sẽ là yêu cầu quan trọng hơn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn ban đầu. Bởi vì là chúng ta sẽ hiển nhiên là có ngay cái lợi thế về công nghệ”, lãnh đạo startup Infina chia sẻ.

Tuy nhiên, khi sản phẩm phát triển đến một giới hạn, thì cần tính giải pháp mà mọi người muốn sử dụng hay không. Ngay cả khi sản phẩm của startup được đánh giá là tuyệt vời nhưng không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, của thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, hoặc không thu hút được đầu tư.

Chẳng hạn, một số startup phát triển ra những công nghệ như: AI, Blockchain… Tuy nhiên, khi thuyết minh với nhà đầu tư, với khách hàng rằng – chúng tôi có một sản phẩm, trong đó hàm chứa toàn bộ những công nghệ hiện đại nhất của thế giới thì liệu khách hàng có muốn sử dụng cái đó hay không?

“Tôi gọi đây là cách tiếp cận sai. Chúng ta phải tiếp cận từ thị trường, tức là biết thị trường cần gì, khách hàng trong thị trường đó là ai, khó khăn, thách thức của họ là gì? Tiếp đến ta hình dung ra một giải pháp để giải quyết khó khăn, thách thức của khách hàng.

Sau đó chúng ta mới tìm kiếm công nghệ, tìm kiếm con người, tìm kiếm nguồn vốn, đưa ra sản phẩm thử nghiệm ban đầu rồi cứ tiếp tục điều chỉnh”, CEO Infina nhấn mạnh.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Microsoft tăng trưởng 17% doanh thu khi nhu cầu về dịch vụ đám mây leo thang

Tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ đám mây Azure của Microsoft đã tăng tốc và vượt quá mức dự báo của các nhà phân tích trong quý.

Cổ phiếu của Microsoft đã tăng tới 6% trong phiên giao dịch kéo dài hôm 26/1 sau khi công ty báo cáo thu nhập tài chính quý II, tăng trưởng doanh thu từ đám mây Azure và doanh thu hàng quý vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích.

  • Thu nhập: 2,03 USD trên mỗi cổ phiếu, so với 1,64 USD trên mỗi cổ phiếu như dự kiến ​​của các nhà phân tích, theo Refinitiv.
  • Doanh thu: 43,08 tỷ USD, so với mức 40,18 tỷ USD như các nhà phân tích dự đoán, theo Refinitiv.

Doanh thu của Microsoft đã tăng 17% YOY, tăng từ mức tăng 12% trong quý trước, theo một thông báo cho biết.

Microsoft đạt doanh thu từ 40,35 tỷ đến 41,25 tỷ USD trong quý tài chính thứ ba. Đây cũng là mức trung bình hàng năm, ở mức 40,8 tỷ USD, tăng trưởng 16,5% và cao hơn mức dự báo là 38,70 tỷ USD từ các nhà phân tích được Refinitiv thăm dò.

Trong quý tài chính thứ hai, doanh thu từ mảng kinh doanh đám mây thông minh của Microsoft đạt tổng cộng 14,60 tỷ USD. Phân khúc này bao gồm đám mây công cộng Azure, các sản phẩm máy chủ như Windows Server, GitHub và các dịch vụ doanh nghiệp khác.

Doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 13,77 tỷ USD từ các nhà phân tích dự báo do FactSet thăm dò ý kiến.

Microsoft cho biết doanh thu Azure đã tăng 50%. Các nhà phân tích đã dự báo mức tăng trưởng khoảng 42%. Microsoft không tiết lộ doanh thu Azure bằng USD.

Mảng máy tính cá nhân, bao gồm Windows, trò chơi, thiết bị và quảng cáo tìm kiếm, đã tạo ra doanh thu 15,12 tỷ USD, tăng 14% và cao hơn mức ước tính 13,47 tỷ USD của FactSet.

Các nhà phân tích được thăm dò bởi FactSet đã dự kiến ​​tỷ suất lợi nhuận từ phân khúc này là 26%. Công ty hiện có 18 triệu người đăng ký dịch vụ Xbox Game Pass để truy cập hàng chục trò chơi, tăng từ 15 triệu vào tháng 9.

Mảng hiệu suất và quy trình kinh doanh, bao gồm Office, Dynamics và LinkedIn, đã tạo ra doanh thu 13,35 tỷ USD, tăng 13% và hơn mức 12,89 tỷ USD dự báo.

 

Ảnh: CNBC

Trong quý này, Microsoft đã phát hành bảng điều khiển Xbox Series X và Series S trị giá 500 USD, cùng với một phiên bản nhỏ của PC Surface Laptop được gọi là Surface Laptop Go.

Bà Amy Hood, giám đốc tài chính của Microsoft, cho biết trong một cuộc họp hội nghị với các nhà phân tích rằng Bà kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu hai con số và “mở rộng biên lợi nhuận hoạt động lành mạnh” cho cả năm tài chính, kết thúc vào ngày 30 tháng 6.

Bà cho biết doanh mảng thu trò chơi sẽ tăng khoảng 40% trong quý tài chính thứ ba.

Hôm 26/1 vừa qua, cổ phiếu Microsoft đóng cửa ở mức 232,33 USD/cổ phiếu, lần đầu tiên ở mức cao nhất mọi thời đại kể từ tháng 9.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo CNBC