Skip to main content

Thẻ: content mapping

Content Mapping là gì? Cách xây dựng Content Map

Bài viết sẽ tập trung phân tích các nội dung như content map là gì, content mapping là gì, các kỹ thuật lập sơ đồ nội dung và hơn thế nữa.

Content Mapping là gì
Content Map hay Content Mapping là gì – Một số hiểu biết cơ bản về lập bản đồ nội dung

Content Map là gì? Content Map hay Content Mapping cho phép marketer phân phối nội dung được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cao ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng, từ đó thúc đẩy tốt hơn lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Những nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • Content mapping là gì?
  • Content Map là gì?
  • Content là gì?
  • Tại sao Content Map lại quan trọng với những người làm Marketing?
  • Chân dung người mua.
  • Hành trình của khách hàng trong bối cảnh content mapping là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content Mapping là gì?

Content Mapping hay lập bản đồ nội dung là khái niệm mang tính hành động từ khái niệm gốc ban đầu content map (bản đồ nội dung).

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

Mỗi phần trong bản đồ nội dung được thiết kế nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người mua tại một thời điểm nhất định trong hành trình của họ với mục tiêu cuối cùng là hướng họ đến với các quyết định mua hàng.

Bản đồ nội dung đóng vai trò hỗ trợ khách hàng trong hành trình của họ, tạo ra các trải nghiệm được cá nhân hóa và gắn kết hơn.

Khi nói đến khái niệm nội dung, có một sự thật là rất hiếm khi thương hiệu có một nội dung phù hợp cho tất cả mọi người ở cá thời điểm khác nhau.

Do đó, để đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu mang lại hiệu quả trong việc xây dựng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, bạn cần phải cung cấp các nội dung phù hợp và liên quan đến đúng người, vào đúng thời điểm.

Lập bản đồ nội dung là chiến thuật để bạn thực hiện điều này.

Khi lập bản đồ nội dung, thương hiệu sẽ nhắm mục tiêu đến chân dung người mua (buyer personas), chính là đặc điểm của những người sẽ tiêu thụ nội dung và mua hàng của thương hiệu và giai đoạn của họ trong hành trình khám phá thương hiệu (Lifecycle Stages).

Content Map là gì?

Content Map hay bản đồ nội dung là một bản kế hoạch được xây dựng nhằm mục tiêu phân phối hay truyền tải đúng nội dung (content) đến đúng người vào đúng thời điểm.

Chiến thuật content mapping theo đó sẽ tính toán đến các đặc điểm của người dùng, những người sẽ “tiêu thụ” nội dung của thương hiệu cũng như các giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ.

Content là gì?

Theo định nghĩa của Vocabulary.com, Content hiện có 2 nghĩa chính khác nhau. Nghĩa thứ nhất là cảm giác “hài lòng hay hạnh phúc về một thứ gì đó”, và nghĩa thứ hai là “nội dung”, ví dụ nội dung của một tiết học Toán có thể Toán cao cấp.

Mặc dù, Content có tận hai nghĩa khác nhau, trong thực tế Content chủ yếu được sử dụng theo nghĩa thứ hai tức là nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Bạn có thể xem Content là gì để hiểu về thuật ngữ này.

Tại sao Content Mapping lại quan trọng với những người làm Marketing?

Việc xây dựng một content map hay bản đồ nội dung rất quan trọng vì nó làm cá nhân hóa trải nghiệm của đối tượng mục tiêu với thương hiệu.

Thay vì thương hiệu gửi cùng một thông điệp tới tất cả mọi người dùng, giờ đây, từng người dùng (hoặc từng nhóm người dùng) sẽ nhận được những thông điệp riêng biệt phù hợp với các giai đoạn trong hành trình khám phá sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

Về bản chất, ý nghĩa cốt lõi của khái niệm content map là tạo ra những nội dung được cá nhân hóa để gia tăng ý nghĩa của các trải nghiệm của người dùng, từ đó tăng lượng chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Nội dung đó cần phải phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng (cả khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tương lai, potential/prospective). Nó cần phải có sức cộng hưởng với người dùng và người dùng cảm thấy như là nội dung đó chỉ được tạo ra cho riêng họ.

Chân dung người mua.

Chân dung người mua là tất cả những đặc điểm dùng để mô tả về khách hàng lý tưởng của thương hiệu (main/key/ideal customers).

Nó giúp người làm marketing thấu hiểu khách hàng (và khách hàng tiềm năng) của mình tốt hơn và giúp họ dễ dàng điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu, hành vi cũng như các mối quan tâm cụ thể của các nhóm người dùng khác nhau.

Những chân dung khách hàng có nhiều ý nghĩa nhất và đúng đắn nhất là các chân dung dựa trên các nghiên cứu thị trường cũng như những hiểu biết sâu sắc (insights) mà các marketer đã thu thập được từ các tệp khách hàng cụ thể của họ.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, họ có thể có ít nhất một hoặc hai chân dung khác nhau, hoặc thậm chí là nhiều hơn nhiều.

Hành trình của khách hàng trong bối cảnh content mapping là gì?

Chân dung khách hàng mà thương hiệu sử dụng để nhắm mục tiêu thông qua nội dung chỉ là một nửa của quá trình lập bản đồ nội dung.

Ngoài việc thương hiệu cần biết khách hàng là ai, họ thích gì, họ cũng cần biết khách hàng hiện đang ở đâu trong chu kỳ mua hàng hay hành trình khám phá thương hiệu. Đây chính là lúc khái niệm Customer Journey hay hành trình khách hàng ra đời.

Có nhiều mô hình và giai đoạn khác nhau liên quan đến hành trình khám phá thương hiệu của khách hàng, chu kỳ mua hàng hay hành trình của khách hàng. Dưới đây là 3 giai đoạn cơ bản của khách hàng trong hành trình của họ.

  • Nhận biết (Brand Awareness): Trong giai đoạn nhận biết, một người dùng về cơ bản đã nhận ra các vấn đề (problems) và cơ hội của họ.
  • Cân nhắc (Consideration): Trong giai đoạn cân nhắc, họ đã xác định rõ ràng và đặt tên cho các vấn đề hay cơ hội của họ.
  • Quyết định (Decision): Trong giai đoạn ra quyết định, người dùng đã xác định được chiến lược, phương pháp hoặc cách tiếp cận giải pháp của họ.

Bằng cách kết hợp chân dung khách hàng với các giai đoạn trong vòng đời khám phá của họ, người làm marketing thực sự có thể thấu hiểu các phân khúc cụ thể của đối tượng mục tiêu và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng phân khúc đó.

Bạn có thể tham khảo mẫu content mapping bên dưới từ HubSpot.

content mapping là gì
Content Map hay Content Mapping là gì – Một số hiểu biết cơ bản về lập bản đồ nội dung

Kết luận.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hay là các Content Creator, bạn cần có kỹ năng xây dựng nội dung cho các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng. Bằng cách thấu hiểu Content Mapping là gì cũng như các kỹ thuật gắn liền với nó, bạn có nhiều cách hơn để đáp nhu cầu tiêu thụ nội dung của khách hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Data Mapping là gì? Các kỹ thuật Data Mapping bạn cần biết

Cùng tìm hiểu các nội dung như data mapping là gì, các mô hình hay kỹ thuật làm data mapping (lập sơ đồ dữ liệu), tại sao data mapping lại quan trọng với doanh nghiệp và nhiều nội dung khác.

data mapping là gì
Data Mapping là gì? Các kỹ thuật chính của việc lập sơ đồ dữ liệu

Nếu bạn không muốn lãng phí thời gian chỉ để đoán xem một khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng muốn và cần gì từ thương hiệu của bạn hoặc cách họ sẽ phản ứng với một chiến dịch marketing nhất định thì Data Mapping là chiến thuật bạn không nên bỏ qua.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, hiện bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp thị theo hướng dữ liệu (data driven marketing) để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn dựa trên dữ liệu thực tế nhằm đảm bảo các nỗ lực marketing của bạn phù hợp với sở thích và hành vi của khách hàng.

Khi này, bạn có thể đang nghĩ về một thực tế là doanh nghiệp của bạn có một khối lượng lớn các dữ liệu phức tạp được phân tán trên nhiều nguồn – đây là lúc việc lập sơ đồ dữ liệu (data mapping) trở nên hữu ích hơn bao giờ hết.

Data Mapping là một kỹ thuật không thể thiếu của các Digital Marketer.

Data Mapping là gì?

Data Mapping (có thể hiểu là lập sơ đồ dữ liệu, lập bản đồ dữ liệu, hoặc ánh xạ dữ liệu) là một phần quan trọng của việc quản trị và tích hợp dữ liệu.

Nó đảm bảo rằng bạn đang xem xét và cân nhắc tất cả các dữ liệu của mình trong tổ chức và thực hiện điều đó một cách chính xác – nói cách khác, data mapping là thứ cho phép bạn tích hợp dữ liệu của mình từ nhiều nguồn khác nhau.

Data Mapping là quá trình đối sánh các trường hoặc các phần tử dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn tới các trường dữ liệu liên quan của chúng trong một điểm đến khác.

Đó là cách bạn thiết lập mối quan hệ giữa các mô hình dữ liệu trong các nguồn hoặc hệ thống khác nhau. Phần mềm và công cụ lập sơ đồ dữ liệu tự động khớp các trường dữ liệu từ nguồn dữ liệu này sang nguồn dữ liệu khác.

Các kỹ thuật data mapping cho phép bạn tổ chức, chắt lọc, phân tích và hiểu một lượng lớn dữ liệu đang tồn rại ở nhiều vị trí khác nhau để bạn có thể đưa ra các kết luận và thông tin một cách chi tiết và chính xác hơn.

Ngoài khái niệm data mapping bạn cũng có thể tham khảo thêm về content mapping tại: Content Mapping là gì?

Tại sao Data Mapping lại hữu ích?

Dưới đây là một số lý do khác tại sao data mapping vừa hữu ích vừa cần thiết:

  • Tích hợp, chuyển đổi và di chuyển dữ liệu cũng như tạo kho dữ liệu (data warehouses) một cách dễ dàng.
  • Thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa các dữ liệu của bạn trên nhiều nguồn cùng một lúc.
  • Đảm bảo dữ liệu của bạn có chất lượng cao và chính xác.
  • Xác định các xu hướng theo thời gian thực (real-time) và chia sẻ báo cáo dữ liệu với các thành viên trong nhóm một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Đảm bảo bạn đang khai thác tối đa dữ liệu của mình và áp dụng những insights một cách thích hợp.
  • Sử dụng phần mềm data mapping để đơn giản hóa (chủ yếu là tự động) quá trình lập sơ đồ dữ liệu mà không cần phải dùng mã (free-code).

Mô hình mẫu Data Mapping là gì?

Một doanh nghiệp như Amazon có thể sử dụng data mapping để nhắm mục tiêu một cách chính xác đến bạn.

Họ làm điều này bằng cách lấy các thông tin chi tiết từ thói quen duyệt web, đánh giá, lịch sử mua hàng và thời gian trên trang của bạn. Sau đó, họ có thể kéo và kết nối các dữ liệu đó với dữ liệu từ các nguồn khác như thông tin về nhân khẩu học.

Bằng cách kết hợp các loại nguồn dữ liệu này, Amazon có những thông tin cần thiết để nhắm mục tiêu bạn đến các sản phẩm nhất định cũng như cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của bạn theo một số cách cụ thể (ví dụ: dựa trên vị trí địa lý, cấp độ kinh nghiệm, sở thích, học vấn, quốc tịch , tuổi và hơn thế nữa).

Hãy xem xét một ví dụ về data mapping khác dưới đây – giả sử bạn đang làm việc cho một mạng lưới quảng cáo truyền hình (TV Ads Network) và bạn đang tìm cách tổ chức các shows truyền hình (TV Shows) trên mạng lưới, các diễn viên (Actor) xuất hiện trên mạng lưới và các diễn viên trong một Shows trên một mạng lưới.

Việc chia sẻ dữ liệu giữa ba nguồn này có thể giống như sau:

data mapping là gì
Mô hình mẫu Data Mapping là gì?. Source: HupSpot

Các kỹ thuật Data Mapping.

Trong data mapping hay lập sơ đồ dữ liệu, có 3 kỹ thuật chính được sử dụng nhiều nhất: lập sơ đồ thủ công, lập sơ đồ bán tự động và lập sơ đồ tự động.

1. Lập sơ đồ dữ liệu thủ công – Manual Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu theo kiểu thủ công yêu cầu những người lập trình và người lập bản đồ dữ liệu chuyên nghiệp. Các chuyên gia công nghệ sẽ viết mã và lập sơ đồ các nguồn dữ liệu của bạn.

Mặc dù quá trình thực hiện sẽ khó khăn và bạn cần sự trợ giúp của các chuyên gia, nhưng nó cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát và tùy chỉnh sơ đồ dữ liệu của mình.

2. Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động – Semi-automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động (hoặc lập giản đồ) yêu cầu một số kiến ​​thức về mã hóa (coding) nhất định và có nghĩa là khi này đội nhóm của bạn sẽ kết hợp cả kiểu lập sơ đồ thủ công và lập sơ đồ tự động.

Các phần mềm lập sơ đồ dữ liệu tạo ra một sự kết nối giữa các nguồn dữ liệu và khi đó một chuyên gia công nghệ thông tin (IT) sẽ xem xét các kết nối đó và thực hiện các điều chỉnh thủ công khi cần thiết.

3. Lập sơ đồ dữ liệu tự động – Automated Data Mapping.

Lập sơ đồ dữ liệu tự động có nghĩa là bạn sẽ có một công cụ sẽ xử lý tất cả các khía cạnh của quá lập sơ đồ dữ liệu cho bạn.

Các kiểu phần mềm này thường cho phép bạn lập sơ đồ theo kiểu kéo và thả drag-and-drop). Tất cả những gì bạn cần chỉ là mua và học cách sử dụng nó.

Một số công cụ lập sơ đồ dữ liệu Data Mapping bạn có thể tham khảo như: boomi, Tableau, Power BI (của Microsoft) hay Astera

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips