Skip to main content

Thẻ: CPI

CPI tiếp tục tăng mạnh hơn dự báo: Fed có thể chưa hạ lãi suất sớm

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chưa thể hạ lãi suất ngay vì giá tiêu dùng tháng 2 vẫn tăng cao hơn dự báo của các nhà kinh tế.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ mới công bố cách đây ít phút cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2.

Cụ thể, CPI tháng 2 đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,2% so với cùng kỳ năm 2023. Theo các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones, CPI tháng 2 có thể tăng 0,4% so với tháng trước và 3,1% so với cùng kỳ.

Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi đi lên 0,4% so với tháng 1 và 3,8% so với một năm trước. Cả hai đều cao hơn 0,1 điểm % so với dự báo của các chuyên gia.

Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI đã cách xa mức đỉnh xác lập vào giữa năm 2022. Song, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Số liệu CPI tăng cao hơn dự báo chủ yếu là do giá năng lượng đi lên 2,3% trong tháng 2. Giá thực phẩm đi ngang, trong khi chi phí nhà ở nhích thêm 0,4%. 

Cũng theo báo cáo, giá vé máy bay tăng 3,6% trong tháng vừa qua và giá xe hơi đã qua sử dụng đi lên 0,5%. Bộ Lao động Mỹ cho biết mức tăng của năng lượng và nhà ở chiếm hơn 60% mức tăng của CPI.

Theo CNBC, thị trường tài chính chưa phản ứng mấy với bản báo cáo. Hợp đồng tương lai gắn với các chỉ số chứng khoán Mỹ cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc đều đi lên.

Vào ngày 19 – 20/3 tới, các quan chức Fed sẽ tổ chức họp chính sách. Kết thúc cuộc họp tháng 1, Fed đã nhất trí giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ qua.

Trong vài tuần gần đây, các quan chức phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể cắt giảm lãi suất tại một thời điểm nào đó trong năm nay. Song, họ bày tỏ thái độ thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Trong hai phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell đã lặp lại những lo ngại đó, dù ông cho biết Fed có lẽ “không còn xa” thời điểm có thể bắt đầu nới lỏng chính sách.

Sau những tín hiệu từ giới chức Fed, thị trường tài chính đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về các đợt giảm lãi suất.

Hồi đầu năm, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ bắt đầu hạ chi phí đi vay liên ngân hàng từ tháng 3 và thực hiện tổng cộng 6 hoặc 7 đợt giảm trong năm 2024. Mỗi đợt giảm 25 điểm cơ bản.

Song, hiện tại họ kỳ vọng ông Powell và các đồng nghiệp sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 6 và có tổng cộng 3 đợt giảm.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định đã giúp Fed tập trung hơn vào các dữ liệu tương lai và không cần phải vội vã nới lỏng chính sách để phòng rủi ro suy thoái.

GDP của Mỹ tăng 2,5% trong năm 2023 và dự kiến sẽ mở rộng thêm 2,5% trong quý I/2024, theo công cụ GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta.

Một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là người tiêu dùng. Phân tích sâu hơn, người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu là nhờ vào thị trường lao động vững mạnh.

Báo cáo tuần trước cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã tạo ra 275.000 việc làm mới trong tháng 2 và tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2 điểm % lên 3,9%.

Tuy vậy, thị trường lao động và nền kinh tế quá bền bỉ có thể là con dao hai lưỡi với Fed, vì áp lực lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Yên Khê

CPI tháng 1 của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo và kỳ vọng từ Fed

Theo báo cáo mới được công bố hôm 13/2, lạm phát tại Mỹ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1 do chi phí nhà ở gây áp lực lên người tiêu dùng.

Tăng mạnh hơn dự kiến

Báo cáo do Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 13/2 cho thấy vào tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,3% so với tháng tháng 12. Trong khi đó, nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 3,1%.

Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones dự đoán CPI tháng 1 tăng 0,2% so với tháng trước và 2,9% so với cùng kỳ.

Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi nhích 0,4% so với tháng 12 và tăng 3,9% so với một năm trước. Dự báo của các nhà kinh tế lần lượt là 0,3% và 3,7%.

Chi phí nhà ở là nguyên nhân chính khiến CPI tăng mạnh hơn dự báo. Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết vào tháng 1, thước đo này nhích 0,6% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ.  

Giá thực phẩm cũng đi lên, tăng 0,4% so với tháng 12. Tuy nhiên, chi phí năng lượng đã giúp hạn chế phần nào mức tăng của CPI. Cụ thể, thước đo này giảm 0,9% nhờ giá xăng tụt 3,3%.

Phần còn lại của bức tranh lạm phát khá lẫn lộn. Trong tháng 1, giá xe đã qua sử dụng, giá quần áo và chi phí vật tư y tế giảm lần lượt 3,4%, 0,75 và 0,6% so với tháng trước.

Song, giá điện tăng 1,2% và vé máy bay đi lên 1,4%. Tại các cửa hàng tạp hoá, giá thịt giăm bông giảm 3,1% nhưng giá trứng tăng 3,4%.

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau khi bản báo cáo được công bố. Hợp đồng tương lai gắn với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bốc hơi hơn 250 điểm, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn, theo CNBC.

Báo cáo còn cho biết ngay cả khi giá cả đi lên, thu nhập hàng giờ đã điều chỉnh cho lạm phát của người lao động Mỹ vẫn nhích 0,3% so với tháng trước và 1,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Bà Lisa Sturtevant, nhà kinh tế trưởng tại Bright MLS, cho hay: “Lạm phát nhìn chung đang đi đúng hướng. Song, điều quan trọng cần nhớ là lạm phát xuống thấp hơn không có nghĩa là giá của hầu hết mọi thứ đều đang giảm…

…thay vào đó, hãy hiểu đơn giản rằng giá cả đang tăng chậm lại. Người tiêu dùng vẫn đang cảm thấy khó chịu khi phải trả giá cao hơn cho những mặt hàng họ thường xuyên mua nhất”.

Khi nào Fed hạ lãi suất?

Báo cáo lạm phát tháng 1 được công bố giữa thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tìm cách tái cân bằng chính sách tiền tệ.

Dù thị trường tài chính kỳ vọng Fed sẽ mạnh tay hạ lãi suất trong năm nay, các nhà hoạch định chính sách lại thận trọng hơn trong các tuyên bố công khai, nhấn mạnh tầm quan trọng của dữ liệu.

Giới chức Fed tin tưởng lạm phát sẽ quay trở về mức mục tiêu 2%, chủ yếu là vì họ cho rằng giá nhà sẽ giảm tốc trong năm nay. Việc chi phí nhà ở tăng mạnh trong tháng 1 có thể là vấn đề đối với Fed.

Theo bà Quincy Krosby, chiến lược gia toàn cầu tại LPL Financial, báo cáo CPI mới đây là thông tin gây thất vọng đối với những người hy vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống, từ đó cho phép Fed bắt đầu hạ lãi suất sớm hơn.

Vị chiến lược gia đánh giá: “Nhìn chung, các con số đều nóng hơn dự kiến…ngân hàng trung ương Mỹ có lẽ cần thêm dữ liệu trước khi bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất”.

Trong những ngày gần đây, các nhà hoạch định chính sách – bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell – lưu ý rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ giúp Fed có thêm thời gian để đánh giá số liệu, vì cơ quan này không cần phải lo lắng rằng lãi suất tăng cao sẽ bóp nghẹt tăng trưởng.

Theo dữ liệu của CME Group, trước khi báo cáo CPI được công bố, các nhà đầu tư tin rằng nhiều khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ thực hiện đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 5.

Đồng thời, họ kỳ vọng Fed sẽ giảm tổng cộng 5 lần trong năm 2024, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, nhiều quan chức nói khả năng cao là Fed chỉ giảm hai đến ba lần trong cả năm nay. 

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm mới 2024

Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 26/1 cho thấy lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng hạ nhiệt trong tháng cuối cùng của năm 2023.

Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024
Tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong năm 2024

Cụ thể, vào tháng 12/2023, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi (PCEPI lõi) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – chỉ tăng 0,2% so với tháng 11 và 2,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng tương ứng là 0,2% và 3%.

Báo cáo trước đó cho thấy PCEPI lõi tháng 11 tăng 0,1% so với tháng 10 và 3,2% so với một năm trước. Chỉ số PCEPI lõi không tính giá năng lượng và thực phẩm dễ biến động.

Trong khi đó, nếu tính cả chi phí năng lượng và thực phẩm, PCEPI toàn phần tháng 12 tăng 0,2% so với tháng 11 và đi lên 2,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo bản báo cáo, giá hàng hoá tháng 12 giảm 0,2% so với tháng 11, trong khi chi phí dịch vụ tăng 0,3% – qua đó đảo ngược xu hướng từng thấy khi lạm phát bắt đầu đi lên vào năm 2022, CNBC lưu ý.

Giá thực phẩm nhích 0,1%, trong khi giá hàng hoá và dịch vụ năng lượng đi lên 0,3%. Chi phí cho các mặt hàng lâu bền hơn như thiết bị máy móc, máy tính và xe hơi sụt 0,4%.

Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại là bằng chứng khác cho thấy lạm phát – dù vẫn còn khá cao – đang tiếp tục hạ nhiệt và có thể giúp Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào khoảng cuối năm nay.

Trong khi lạm phát (Inflation) lùi gần về mức mục tiêu 2% của Fed, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng 0,7% trong tháng 12, cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là 0,5%. Tăng trưởng thu nhập cá nhân giảm tốc còn 0,3%, phù hợp với dự báo.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ đang dùng tiền tiết kiệm để chi trả cho việc mua sắm. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm từ mức 4,1% vào tháng 11 xuống còn 3,7%.

Thị trường tài chính không biến động nhiều sau khi số liệu lạm phát mới được công bố. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ gần như đi ngang, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc hầu hết đều đi xuống.

Sau 11 đợt tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022, Fed đã kéo chi phí đi vay liên ngân hàng lên phạm vi 5,25 – 5,5%, mức cao nhất trong hơn 22 năm. 

Tại cuộc họp chính sách tháng 12/2023, các quan chức ngân hàng trung ương đã phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2024, theo sau đó là 4 lần vào năm 2025 và 3 lần khác vào năm 2026. Dự kiến mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản. 

Theo dữ liệu của CME Group, các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 30 – 31/1. Dự đoán này không có gì mới, nhưng xác suất Fed hạ lãi suất lần đầu vào tháng 3 đã giảm mạnh từ mức 81% một tuần trước xuống còn 46,2%.

Cùng với đó, các nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 5 lần trong năm nay. Trước đó, họ kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm 6 lần.

Tâm lý nhà đầu tư thay đổi sau khi dữ liệu mới cho thấy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cao hơn dự kiến, đạt 0,6% trong tháng 12 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022.

Một báo cáo khác do Bộ Thương mại công bố hôm 25/1 cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn hoạt động bền bỉ bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed. GDP tăng 3,3% trong quý IV/2023 (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm), cao hơn đáng kể dự báo của các nhà kinh tế là 2%.

Bên cạnh đó, nhiều quan chức Fed như Thống đốc Christopher Waller, Chủ tịch chi nhánh Chicago Austan Goolsbee, Chủ tịch chi nhánh New York John Williams và Chủ tịch chi nhánh Atlanta Raphael Bostic đều phát tín hiệu rằng họ không vội hạ lãi suất ngay cả khi chiến dịch tăng lãi suất đã xong.

“Tôi không thích bị trói tay và chúng tôi vẫn còn nhiều báo cáo kinh tế khác. Hãy nhìn xa hơn. Nếu chúng tôi tiếp tục đạt được những tiến bộ bất ngờ về lạm phát, chúng tôi sẽ tính đến những dữ kiện này khi xác định mức độ thắt chặt [của chính sách]”, ông Goolsbee chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNBC hồi cuối tuần trước.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Giáo sư kinh tế tại Đại học Johns Hopkins: Kinh tế sẽ suy thoái và chứng khoán sẽ giảm vào cuối năm nay

Giáo sư kinh tế ứng dụng Steve Hanke tại Đại học Johns Hopkins chia sẻ với Business Insider: “Xét về triển vọng của cổ phiếu, chúng vẫn ở mức giá cao và hệ số giá sẽ giảm khi suy thoái kinh tế bắt đầu tác động”.

Chỉ số S&P 500 đã tăng 24% vào năm 2023 và vừa phá đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 19/1. Cổ phiếu thường được định giá gấp bội so với thu nhập của công ty, vì vậy chúng có xu hướng giảm khi hệ số giá hợp đồng hoặc doanh thu giảm. Cả hai điều này đều có thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tâm lý nhà đầu tư và lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Giáo sư Steve Hanke từng là cố vấn kinh tế cho cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan và từng là chủ tịch của quỹ tương hỗ hoạt động tốt nhất thế giới vào năm 1995 Toronto Trust Argentina. Quan điểm của ông là lạm phát bất ổn trong những năm gần đây chủ yếu là do những thay đổi trong cung tiền ở Mỹ, chứ không phải các yếu tố như gián đoạn chuỗi cung ứng hay biến động giá năng lượng và kim loại.

Từ tháng 7/2021, nhà kinh tế kỳ cựu đã dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm sẽ tăng nhanh tới 9%. Quả thực chỉ số này đã đạt đỉnh 9,1% một năm sau đó. Tiếp theo, các nhà kinh tế học dự đoán thước đo lạm phát sau đó sẽ giảm xuống khoảng 2% đến 5% vào tháng 12/2024. Kết quả là tỷ lệ lạm phát kết thúc năm 2023 ở mức 3,4%.

Hiện tại, hai nhà kinh tế học Steve Hanke và John Greenwood dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hiện họ đề xuất Trữ Lượng Tiền M2 của Mỹ sẽ tăng 6%. Thước đo cung tiền này có thể sẽ giữ lạm phát quanh mức 2%.

Cuối năm ngoái, hai nhà kinh tế khẳng định rằng “tiền là nhiên liệu của nền kinh tế”. Những thay đổi trong nguồn cung tiền có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế, chi tiêu và tốc độ tăng giá. Các nhà kinh tế học cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang “bốc khói” và theo đúng lộ trình suy thoái, vì nguồn cung tiền của nước này sụt giảm kể từ tháng 3/2022.

Giáo sư Steve Hanke đã liên tục đưa ra những cảnh báo trong một thời gian. Vào tháng 2/2023, ông cảnh báo rằng chứng khoán có thể bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận và sản lượng doanh nghiệp sụt giảm. Tháng 8, ông phàn nàn rằng các nhà đầu tư tự mãn đang vô thức bước vào thị trường sụt giảm và một cuộc suy thoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Markettimes

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Khái niệm và công thức tính

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) như: Chỉ số giá tiêu dùng là gì, khái niệm chỉ số giá tiêu dùng nên được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát, ví dụ về chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam qua các thời kì, và hơn thế nữa.

Chỉ số giá tiêu dùng là gì
Chỉ số giá tiêu dùng là gì? Khái niệm và công thức tính

Là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và đặc biệt là liên quan trực tiếp đến chỉ số lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là chỉ số có khả năng báo hiệu các tín hiệu về sức khoẻ của nền kinh tế trong một thời điểm hay khoảng thời gian nhất định. Dù chỉ số giá tiêu dùng cao hay thấp thì nó cũng đều có các tác động trực tiếp đến kinh tế và để lại những hậu quả nhất định.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • Chỉ số giá tiêu dùng là gì?
  • Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số giá tiêu dùng.
  • Chỉ số giá tiêu dùng nên được hiểu như thế nào?
  • Các loại chỉ số giá tiêu dùng chính.
  • Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng.
  • Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
  • Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và Lạm phát là gì?
  • Chỉ số giá tiêu dùng cao là tốt hay xấu?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh có nghĩa là Consumer Price Index và thường được viết tắt là CPI.

Được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi về giá tiêu dùng của các hàng hoá và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng là một trong những thước đo để tính toán tình hình lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Vì là chỉ số đo lường mức giá tiêu dùng, chỉ số giá tiêu dùng có mối liên hệ trực tiếp đến tình hình lạm phát hay giảm phát của nền kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm cụ thể nào đó điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cũng cao, ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng thấp có nghĩa là tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.

Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index).

  • Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi tổng thể của giá tiêu dùng dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ mang tính đại diện theo thời gian.
  • Trong nền kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng là thước đo lạm phát gắn liền với các nhà hoạch định chính sách (chính phủ), thị trường tài chính, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
  • Chỉ số giá tiêu dùng dù cao hay thấp thì cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt hay mức giá của các loại sản phẩm và dịch vụ nhất định.
  • Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số thống kê trung bình mang tính đại diện (không tính cụ thể cho từng sản phẩm) được thu thập và theo dõi thường xuyên.
  • Chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) cao và ngược lại.
  • Chỉ số giá tiêu dùng cao theo đó tỷ lệ nghịch với năng lực mua hay sức mua (Purchasing Power), chỉ số giá tiêu dùng cao có nghĩa là giá bán của các sản phẩm và dịch vụ tăng cao, điều này cũng có nghĩa là cùng với một số tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Chỉ số giá tiêu dùng càng cao thì sức mua càng thấp và ngược lại.

Các loại chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) phổ biến?

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số gắn liền với từng nền kinh tế (quốc gia) trong từng khoảng thời gian nhất định và liên hệ trực tiếp với chỉ số lạm phát (Inflation), chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia mạnh như Mỹ lại có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các thông báo hay quyết định của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), lại tác động trực tiếp đến phần lớn các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.

Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) tính toán 2 loại chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng của tất cả người tiêu dùng sống tại thành thị (CPI-U) và chỉ số giá tiêu dùng của người làm công ăn lương và nhân viên văn phòng ở thành thị (CPI – W).

Trong khi CPI-U là cơ sở của chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng cho các báo cáo và có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh xã hội cũng như các phúc lợi và chi phí sinh hoạt khác.

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index).

Như đã đề cập ở trên, chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số mang tính đại diện cho các rổ hàng (các sản phẩm và dịch vụ) được mua và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng như gạo, sữa hay chi phí nhà ở.

Về tổng thể, chỉ số giá tiêu dùng được tính toán theo công thức sau:

Chỉ sô giá tiêu dùng = Giá trị của các rổ hàng của thời điểm hiện tại / Giá trị của các rổ hàng ở thời kỳ trước đó * 100.

Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng cũng có thể được tính toán theo:

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) = Chi phí hiện tại / Chi phí của thời kỳ trước đó * 100 (Chi phí hiện tại tức là giá của một mặt hàng ở hiện tại, ví dụ: giá gạo hiện là 50 nghìn/kg so với giá gạo của năm trước đó là 40 nghìn/kg).

Sau khi tính toán được chỉ số giá tiêu dùng, các cơ quan liên quan (chính phủ) sẽ sử dụng nó để tính toán chỉ số lạm phát ​với mục tiêu là đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng theo công thức sau:

Tỷ lệ lạm phát = (chỉ số giá tiêu dùng mới – chỉ số giá tiêu dùng cũ / chỉ số giá tiêu dùng cũ) * 100.

Từ công thức bạn có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng (hiện tại) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (sức mua giảm) và ngược lại. Để giảm bớt sức ép lạm phát, các cơ quan liên quan phải tìm cách giảm chỉ số giá tiêu dùng, hay nói cách khác, giảm giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng thấp hay giảm là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng rộng rãi bởi những người tham gia vào thị trường tài chính để đánh giá tình hình lạm phát, trong khi đó các cơ quan của chính phủ (ví dụ như FED) sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để đưa ra các quyết định liên quan như sản xuất, mua sắm hay tiết kiệm. Vì chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng, nó thường là yếu tố chính liên quan mật thiết đến chính sách tiền lương.

Dưới đây là cách một số tổ chức khác nhau ứng dụng chỉ số giá tiêu dùng.

  • Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Fed sử dụng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng để xác định các chính sách kinh tế. Ví dụ, với tỷ lệ lạm phát mục tiêu giảm xuống còn 2%, Fed có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế nếu thị trường tăng trưởng chậm lại, hoặc ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh.

Để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao (tức giá tiêu dùng tăng lên) có thể xảy ra trong tương lai, Fed thường sẽ tăng lãi suất cho vay.

  • Nhà ở.

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng và chính phủ ban hành các thay đổi chính sách để giảm lạm phát, tỷ lệ lãi suất thế chấp (mortgage rate) thường tăng. Chủ nhà hay người cho thuê có thể sử dụng thông tin chỉ số giá tiêu dùng để đánh giá đầy đủ mức tăng tiền thuê nhà hàng năm đối với người thuê nhà.

  • Thị trường tài chính.

Chỉ số giá của thị trường tài chính thường được thúc đẩy bởi vô số các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý. Một trong số đó là chỉ số giá tiêu dùng, vì các chính sách tiền tệ của chính phủ tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng cao thường có nghĩa là chính sách của chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn. Mặt khác, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn hoặc giảm đi có thể cho thấy chính phủ sẽ nới lỏng chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế.

  • Thị trường lao động.

Chỉ số giá tiêu dùng và các thành phần của nó cũng được sử dụng làm công cụ để tính toán mức thu thập.

Khi chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức giá tiêu dùng của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên, người lao động ở từng ngành nghề nhất định có thể được tăng lương hay mức thu thập để đảm bảo cuộc sống.

Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).
Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

Chỉ số giá tiêu dùng là thuật ngữ đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.

Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua (Purchasing Power) có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.

Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng càng cao đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hoá cụ thể, điều này báo hiệu lạm phát cũng đang tăng cao và ngược lại.

Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Theo nghĩa rộng nhất, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi nền kinh tế.

Ví dụ, để đối phó với đại dịch COVID-19, một số tổ chức đã thực hiện các hành động giám sát và điều tiết chưa từng có để kích thích nền kinh tế.

Cũng từ hành động này, trong khi thị trường lao động được củng cố trở lại, gói kích thích này đã dẫn đến kết quả là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Vì chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, các hành động tăng lãi suất đã được áp dụng với mục tiêu hạn chế việc chi tiêu. Một mặt, các biện pháp này nhằm mục đích làm chậm tăng trưởng kinh tế, khiến người tiêu dùng phải gánh một khoản nợ cao hơn.

Mặt khác, điều này cũng có thể tạo gánh nặng cho các hộ gia đình và khiến các doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp lại tăng ngoài ý muốn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

  • Chỉ số giá tiêu dùng cao là tốt hay xấu?

Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là về cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng cao sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế khi sức mua giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

  • Chỉ số giá tiêu dùng hiện tại là gì?

Là chỉ số giá tiêu dùng được tính tại thời điểm hiện tại so với chỉ số giá tiêu dùng trước đó (trong các thời kì trước).

Theo công thức tính chỉ số giá tiêu dùng, so sánh dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng quá khứ và hiện tại là cách để dự báo lạm phát cũng như tính toán mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số giá tiêu dùng hay còn được gọi tắt là CPI (Consumer Price Index). Việc hiểu rõ về khái niệm chỉ số giá tiêu dùng là gì hay mối quan hệ tương quan giữa chỉ số giá tiêu dùng với các chỉ số khác của nền kinh tế như lạm phát không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các chính sách bán hàng sao cho phù hợp.

Với khía cạnh người tiêu dùng, theo dõi chỉ số giá tiêu dùng cũng giúp họ có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn diện các thông tin về thuật ngữ CPI – Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) như: CPI là gì, khái niệm CPI nên được hiểu như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, công thức tính CPI (Consumer Price Index), mối quan hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát, ví dụ về CPI, chỉ số CPI tại Việt Nam qua các thời kì, và hơn thế nữa.

CPI là gì
CPI (Consumer Price Index) là gì? Khái niệm và cách sử dụng

Là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và đặc biệt là liên quan trực tiếp đến chỉ số lạm phát, chỉ số CPI (Consumer Price Index) hay còn được gọi là Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số có khả năng báo hiệu các tín hiệu về sức khoẻ của nền kinh tế trong một thời điểm hay khoảng thời gian nhất định. Dù chỉ số CPI cao hay thấp thì nó cũng đều có các tác động trực tiếp đến kinh tế và để lại những hậu quả nhất định.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài viết này bao gồm:

  • CPI là gì?
  • Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI.
  • Chỉ số CPI nên được hiểu như thế nào?
  • Các loại chỉ số CPI chính.
  • Công thức tính CPI.
  • Việt Nam tính toán chỉ số CPI như thế nào?
  • Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.
  • Mối quan hệ giữa chỉ số CPI và Lạm phát là gì?
  • Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

CPI (Consumer Price Index) là gì?

CPI là từ viết tắt của Consumer Price Index trong tiếng Việt có nghĩa là Chỉ số giá tiêu dùng.

Được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI đo lường sự thay đổi về giá tiêu dùng của các hàng hoá và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi của chỉ số CPI là một trong những thước đo để tính toán tình hình lạm phát và giảm phát của nền kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Vì là chỉ số đo lường mức giá tiêu dùng, CPI có mối liên hệ trực tiếp đến tình hình lạm phát hay giảm phát của nền kinh tế. Chỉ số CPI cao có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho một sản phẩm cụ thể nào đó điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cũng cao, ngược lại, chỉ số CPI thấp có nghĩa là tình hình lạm phát đã hạ nhiệt.

Một số thông tin quan trọng cần hiểu khi tìm hiểu về chỉ số CPI (Consumer Price Index).

  • Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi tổng thể của giá tiêu dùng dựa trên một rổ hàng hóa và dịch vụ mang tính đại diện theo thời gian.
  • Trong nền kinh tế vĩ mô, CPI là thước đo lạm phát gắn liền với các nhà hoạch định chính sách (chính phủ), thị trường tài chính, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
  • Chỉ số CPI dù cao hay thấp thì cũng được sử dụng để điều chỉnh chi phí sinh hoạt hay mức giá của các loại sản phẩm và dịch vụ nhất định.
  • Như đã phân tích, CPI là chỉ số thống kê trung bình mang tính đại diện (không tính cụ thể cho từng sản phẩm) được thu thập và theo dõi thường xuyên.
  • CPI cao có nghĩa là tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) cao và ngược lại.
  • CPI cao theo đó tỷ lệ nghịch với năng lực mua hay sức mua (Purchasing Power), CPI cao có nghĩa là giá bán của các sản phẩm và dịch vụ tăng cao, điều này cũng có nghĩa là cùng với một số tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hoá hơn. CPI càng cao thì sức mua càng thấp và ngược lại.

Các loại chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) phổ biến?

Mặc dù CPI là chỉ số gắn liền với từng nền kinh tế (quốc gia) trong từng khoảng thời gian nhất định và liên hệ trực tiếp với chỉ số lạm phát (Inflation), chỉ số CPI của các quốc gia mạnh như Mỹ lại có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi các thông báo hay quyết định của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ), lại tác động trực tiếp đến phần lớn các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam.

Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) tính toán 2 loại chỉ số CPI. Chỉ số CPI của tất cả người tiêu dùng sống tại thành thị (CPI-U) và chỉ số CPI của người làm công ăn lương và nhân viên văn phòng ở thành thị (CPI – W).

Trong khi CPI-U là cơ sở của chỉ số CPI được sử dụng cho các báo cáo và có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường tài chính, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh xã hội cũng như các phúc lợi và chi phí sinh hoạt khác.

Công thức tính chỉ số CPI (Consumer Price Index).

Như đã đề cập ở trên, chỉ số CPI là chỉ số mang tính đại diện cho các rổ hàng (các sản phẩm và dịch vụ) được mua và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng như gạo, sữa hay chi phí nhà ở.

Về tổng thể, chỉ số CPI được tính toán theo công thức sau:

CPI (Consumer Price Index) = Giá trị của các rổ hàng của thời điểm hiện tại / Giá trị của các rổ hàng ở thời kỳ trước đó * 100.

Công thức tính CPI cũng có thể được tính toán theo:

CPI (Consumer Price Index) = Chi phí hiện tại / Chi phí của thời kỳ trước đó * 100 (Chi phí hiện tại tức là giá của một mặt hàng ở hiện tại, ví dụ: giá gạo hiện là 50 nghìn/kg so với giá gạo của năm trước đó là 40 nghìn/kg).

Sau khi tính toán được chỉ số CPI, các cơ quan liên quan (chính phủ) sẽ sử dụng nó để tính toán chỉ số lạm phát ​với mục tiêu là đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp. Tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số CPI theo công thức sau:

Tỷ lệ lạm phát = (CPI mới – CPI cũ / CPI cũ) * 100.

Từ công thức bạn có thể thấy, chỉ số giá tiêu dùng CPI (hiện tại) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (sức mua giảm) và ngược lại. Để giảm bớt sức ép lạm phát, các cơ quan liên quan phải tìm cách giảm chỉ số CPI, hay nói cách khác, giảm giá tiêu dùng. CPI thấp hay giảm là tín hiệu tích cực của nền kinh tế.

Việt Nam tính chỉ số giá tiêu dùng CPI như thế nào?

Theo phương pháp luận của thống kê quốc tế, Tổng cục Thống kê triển khai xác định:

(1) Danh mục hàng hóa đại diện gồm các loại hàng hóa là sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng phổ biến cho sinh hoạt hàng ngày của người dân trong một giai đoạn nhất định.

Danh mục này được sử dụng để thu thập thông tin phản ánh biến động về giá của các hàng hóa đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Thời kỳ 2020-2025 danh mục CPI bao gồm 752 mặt hàng.

(2) Quyền số tính CPI của các nhóm hàng hóa trong Danh mục hàng hóa đại diện là tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hóa (vật chất và dịch vụ) trong tổng chi tiêu của dân cư.

Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm hàng hoá trong tổng chi tiêu của dân cư thường thay đổi theo thời gian. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhiều hơn sẽ chiếm tỷ trọng cao trong danh mục hàng hóa tính CPI.

Như vậy, chỉ tiêu CPI không chỉ phụ thuộc vào mức độ biến động về giá của các loại hàng hóa đại diện mà còn phụ thuộc vào Danh mục hàng hóa đại diện và Quyền số của các nhóm hàng hóa đại diện.

Hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện theo 3 kỳ. Toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá với địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế.

Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.

Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI được sử dụng rộng rãi bởi những người tham gia vào thị trường tài chính để đánh giá tình hình lạm phát, trong khi đó các cơ quan của chính phủ (ví dụ như FED) sử dụng CPI để điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng sử dụng chỉ số CPI để đưa ra các quyết định liên quan như sản xuất, mua sắm hay tiết kiệm. Vì CPI đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng, nó thường là yếu tố chính liên quan mật thiết đến chính sách tiền lương.

Dưới đây là cách một số tổ chức khác nhau ứng dụng chỉ số CPI.

  • Cục Dự trữ Liên bang (FED).

Fed sử dụng dữ liệu CPI để xác định các chính sách kinh tế. Ví dụ, với tỷ lệ lạm phát mục tiêu giảm xuống còn 2%, Fed có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế nếu thị trường tăng trưởng chậm lại, hoặc ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh.

Để đối phó với tỷ lệ lạm phát cao (tức giá tiêu dùng tăng lên) có thể xảy ra trong tương lai, Fed thường sẽ tăng lãi suất cho vay.

  • Nhà ở.

Khi CPI tăng và chính phủ ban hành các thay đổi chính sách để giảm lạm phát, tỷ lệ lãi suất thế chấp (mortgage rate) thường tăng. Chủ nhà hay người cho thuê có thể sử dụng thông tin CPI để đánh giá đầy đủ mức tăng tiền thuê nhà hàng năm đối với người thuê nhà.

  • Thị trường tài chính.

Chỉ số giá của thị trường tài chính thường được thúc đẩy bởi vô số các yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý. Một trong số đó là chỉ số CPI, vì các chính sách tiền tệ của chính phủ tương ứng với chỉ số CPI sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Chỉ số CPI cao thường có nghĩa là chính sách của chính phủ sẽ nghiêm ngặt hơn. Mặt khác, CPI thấp hơn hoặc giảm đi có thể cho thấy chính phủ sẽ nới lỏng chính sách giúp thúc đẩy nền kinh tế.

  • Thị trường lao động.

CPI và các thành phần của nó cũng được sử dụng làm công cụ để tính toán mức thu thập.

Khi CPI càng cao, tức giá tiêu dùng của các sản phẩm và dịch vụ tăng lên, người lao động ở từng ngành nghề nhất định có thể được tăng lương hay mức thu thập để đảm bảo cuộc sống.

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI (Consumer Price Index) và Lạm phát (Inflation).

CPI là thuật ngữ đo lường sự thay đổi về giá mà người tiêu dùng phải trả cho từng loại danh mục sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định, danh mục sản phẩm có thể là gạo, sữa, xăng dầu, chăm sóc y tế hay chi phí nhà ở.

Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về giá cả (Price), tức đồng tiền mất giá và giảm sức mua theo thời gian.

Khi lạm phát xảy ra, tốc độ giảm sức mua (Purchasing Power) có thể được phản ánh trong mức tăng giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nào đó.

Sự tăng lên về giá thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm, điều này có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ nhưng người tiêu dùng lại có thể mua ít hàng hơn so với cùng kỳ.

Chỉ số CPI càng cao đồng nghĩa với việc chỉ số giá tiêu dùng càng cao, tức người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho cùng một lượng hàng hoá cụ thể, điều này báo hiệu lạm phát cũng đang tăng cao và ngược lại.

Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Mối liên hệ giữa CPI và tỷ lệ thất nghiệp là gì?

Theo nghĩa rộng nhất, chỉ số giá tiêu dùng CPI và tỷ lệ thất nghiệp thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, có nghĩa là CPI càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng trong mọi nền kinh tế.

Ví dụ, để đối phó với đại dịch COVID-19, một số tổ chức đã thực hiện các hành động giám sát và điều tiết chưa từng có để kích thích nền kinh tế.

Cũng từ hành động này, trong khi thị trường lao động được củng cố trở lại, gói kích thích này đã dẫn đến kết quả là chỉ số CPI tăng cao.

Vì CPI tăng cao, các hành động tăng lãi suất đã được áp dụng với mục tiêu hạn chế việc chi tiêu. Một mặt, các biện pháp này nhằm mục đích làm chậm tăng trưởng kinh tế, khiến người tiêu dùng phải gánh một khoản nợ cao hơn.

Mặt khác, điều này cũng có thể tạo gánh nặng cho các hộ gia đình và khiến các doanh nghiệp có ít lợi nhuận hơn, kết quả là tỷ lệ thất nghiệp lại tăng ngoài ý muốn.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chỉ số CPI.

  • Chỉ số giá tiêu dùng CPI cao là tốt hay xấu?

Như đã phân tích, chỉ số giá tiêu dùng CPI tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát, điều này có nghĩa là về cơ bản, chỉ số CPI cao sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho nền kinh tế khi sức mua giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

  • Chỉ số CPI hiện tại là gì?

Là chỉ số giá tiêu dùng được tính tại thời điểm hiện tại so với chỉ số giá tiêu dùng trước đó (trong các thời kì trước).

Theo công thức tính chỉ số CPI, so sánh dữ liệu CPI quá khứ và hiện tại là cách để dự báo lạm phát cũng như tính toán mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần biết về chỉ số CPI (Consumer Price Index). Việc hiểu rõ về khái niệm CPI là gì hay mối quan hệ tương quan giữa CPI với các chỉ số khác của nền kinh tế như lạm phát không chỉ giúp các doanh nghiệp đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô đến tình hình kinh doanh của mình mà còn giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh các chính sách bán hàng sao cho phù hợp.

Với khía cạnh người tiêu dùng, theo dõi chỉ số CPI cũng giúp họ có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips