Skip to main content

Thẻ: Digital Ads

Công ty mẹ Facebook đối diện án phạt lên đến hơn 13 tỷ USD vì hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu

Meta – công ty mẹ của Facebook đang phải đối mặt với án phạt hàng tỷ USD sau khi bị Liên minh châu Âu cáo buộc vi phạm Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) liên quan đến việc quảng cáo nhắm mục tiêu (target ad).

Mới đây, Liên minh châu Âu đã đưa ra cáo buộc Meta vi phạm Đạo luật DMA do chính sách liên quan đến quảng cáo. Luật này yêu cầu những nền tảng trực tuyến thống trị phải cung cấp cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn cũng như các đối thủ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn. Những nền tảng trực tuyến thường thu thập dữ liệu cá nhân trên các dịch vụ của riêng họ và dịch vụ của bên thứ ba, đồng thời sử dụng dữ liệu đó trong những dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads).

Trước đó vào năm 2023, Meta đã giới thiệu mô hình đăng ký không có quảng cáo cho người dùng Facebook và Instagram tại châu Âu. Cụ thể, người dùng phải trả khoản phí hằng tháng để tránh bị thu thập dữ liệu và sử dụng phiên bản không quảng cáo, hoặc ngược lại phải đồng ý chia sẻ dữ liệu cá nhân với nền tảng nhằm phục vụ quảng cáo nhắm mục tiêu để tiếp tục sử dụng dịch vụ miễn phí.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng cách tiếp cận của Meta là không có tác dụng. Theo những quan chức châu Âu, Đạo luật DMA không cấm công ty mẹ của Facebook dùng dữ liệu cá nhân của người dùng vì mục đích quảng cáo nếu như người dùng đó cho phép, hoặc cấm Meta thu phí. Dù vậy, Meta cần phải có một phiên bản miễn phí khác, sử dụng ít dữ liệu cá nhân hơn dành cho những người dùng không đồng ý việc chia sẻ dữ liệu.

Nếu như những nhà quản lý EU xác định Meta vi phạm quy tắc cạnh tranh của khối, công ty mẹ Facebook có thể đối mặt với mức án phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu, tương đương 13,5 tỷ USD và lên tới 20% nếu như vi phạm nhiều lần.

Về phần mình, Meta khẳng định mô hình của công ty tuân thủ Đạo luật DMA. Người phát ngôn của Meta cho biết “chúng tôi muốn có thêm cuộc đối thoại mang tính xây dựng với EC để kết thúc cuộc điều tra này”.

Như vậy, Meta đã trở thành công ty thứ hai bị tố vi phạm Đạo luật DMA của EU sau Apple. Đạo luật này đặt ra những quy tắc mới cho một số hãng công nghệ lớn nhất thế giới và hỗ trợ những cơ quan quản lý giải quyết nhanh chóng các hành vi bị cho là phản cạnh tranh.

Những cáo buộc mà EU gọi là những phát hiện sơ bộ, không nhất thiết đồng nghĩa cuối cùng Meta sẽ bị phát hiện phạm luật. Công ty mẹ của Facebook sẽ có cơ hội kiểm tra và phản hồi chúng lên ủy ban. Ủy ban sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với Meta vào cuối tháng 3 năm sau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

8 chỉ số tăng trưởng mà người làm marketing nên đo lường với ứng dụng (P4)

Giữa vô số các nền tảng phân tích và vô số các chỉ số để theo dõi sự tăng trưởng của ứng dụng, bạn nên xem xét những chỉ số nào? Điều gì quan trọng? Điều gì có ý nghĩa?

tăng trưởng ứng dụng

Các chỉ số tăng trưởng dùng để làm gì?

Bởi vì chúng ta không muốn theo dõi các chỉ số vô nghĩa, mọi chỉ số tăng trưởng phải giúp bạn trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của tôi có khả thi về mặt tài chính không?
  • Điều gì đang hoạt động tốt?
  • Những gì cần cải thiện?
  • Chúng ta nên tập trung vào điều gì để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển?

Các chỉ số tăng trưởng cho các doanh nghiệp dựa trên phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và doanh nghiệp dựa trên lượt đăng ký (subscription-based) khác biệt rất lớn so với các doanh nghiệp dựa trên giao dịch (transaction-based) và bán hàng một lần (one-time sales).

Bởi vì doanh thu sẽ được tính theo thời gian thay vì chỉ là trả trước nên bạn cần phải chú trọng nhiều đến việc giữ chân khách hàng. Và đó cũng là lý do, nhiều chỉ số trong bài này tập trung vào tỷ lệ giữ chân cũng như thu hút khách hàng.

Dưới đây là 08 số liệu tăng trưởng mà bạn có thể sử dụng để giúp bạn lập chiến lược tăng trưởng doanh thu được tốt hơn.

6. Lifetime Value (LTV).

LTV hay giá trị trọn đời là số tiền dự báo mà khách hàng sẽ chi tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong suốt khoảng thời gian mà khách hàng sử dụng.

Số liệu này có thể giúp bạn chuyển từ tư duy kinh doanh dựa trên giao dịch tập trung một lần sang giá trị lâu dài của khách hàng nhờ quá trình lặp đi lặp lại.

Giá trị trọn đời là một chỉ số quan trọng, đặc biệt là khi bạn khớp với chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC), điều mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần bên dưới.

Nếu bạn biết giá trị của khách hàng sẽ là bao nhiêu trong suốt khoảng thời gian bạn kết nối với họ, thì bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh hơn về chi phí cũng như việc chi tiêu những gì để có được khách hàng.

Một nguyên tắc chung là nếu LTV/CAC < 3, bạn đang chi quá nhiều cho việc chuyển đổi.

Làm thế nào để bạn tính toán LTV?

Để tính LTV, chúng ta cần một số chỉ số khác như người dùng rời bỏ (User Churn) và ARPU.

LTV = ARPU (Doanh thu trung bình định kỳ hàng tháng trên mỗi khách hàng) ÷ UCR (Tỷ lệ khách hàng rời bỏ).

Với công thức này, bạn có thể cải thiện LTV của mình bằng cách cải thiện tỉ lệ rời bỏ hoặc doanh thu trung bình hàng thàng của khách hàng.

7. Customer Acquisition Cost (CAC).

Một quy tắc kinh doanh đơn giản là bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn số tiền bạn chi tiêu.

CAC là số tiền được chi tiêu để có được một khách hàng (mua hàng) mới.

Để có lợi nhuận, hiểu một cách đơn giản nhất, chi phí để có được khách hàng sẽ cần phải thấp hơn giá trị lâu dài của họ với tư cách là khách hàng.

Phương pháp dễ nhất để tính CAC là cộng tất cả các chi phí để có được một khách hàng và chia nó cho tổng số khách hàng mới. Chi phí ở đây có thể bao gồm chi phí marketing, nhân sự, bán hàng, khuyến mãi,… v.v.

CAC = (Tổng chi phí marketing + Tổng chi phí bán hàng) ÷ Số lượng khách hàng mới có được

Bạn theo dõi CAC để làm gì?

CAC thường phục vụ hai mục đích chính:

  • Hiểu mức chi phí tối đa bạn có thể chi trả để có được một khách hàng.
  • Tìm cách tối ưu CAC để tăng hiệu quả marketing và lợi nhuận bán hàng.

Nếu LTV/CAC nằm ở các mức 3:1, 4:1 hoặc 5:1 thì đây được coi là tỷ lệ tốt để phát triển doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể giúp bạn chọn và đầu tư vào các kênh chuyển đổi phù hợp nhất với doanh nghiệp.

8. Quick Ratio (QR).

Quick Ratio hay hệ số thanh khoản của một công ty (SaaS) là ​​phép đo hiệu quả tăng trưởng của công ty đó.

Nó giúp bạn trả lời câu hỏi, “Một công ty có thể tăng trưởng doanh thu một cách đáng tin cậy như thế nào với tốc độ khách hàng rời bỏ hiện tại?”

Trước tiên, hãy nói về cách tính hệ số thanh khoản cho công ty SaaS của bạn.

Để tính toán QR, bạn chỉ cần chia MRR (doanh thu định kỳ hàng tháng) đạt được cho MRR bị mất. Tỷ lệ QR này trên 1.0 có nghĩa là công ty bạn đang phát triển, ngược lại khi tỷ lệ này dưới 1.0 có nghĩa là công ty đang hoạt động không hiệu quả.

Tỷ lệ này càng cao thì công ty càng tăng trưởng lành mạnh và bền vững.

QR = (MRR mới + MRR mở rộng + MRR tái kích hoạt) ÷ (MRR sụt giảm + MRR rời bỏ)

Trong đó:

  • MRR mới: MRR từ khách hàng mới.
  • MRR mở rộng: MRR từ khách hàng hiện tại (trả thêm phí hoặc nâng hạng khách hàng).
  • MRR tái kích hoạt: MRR từ những khách hàng rời bỏ sau đó kích hoạt lại tài khoản của họ và tiếp tục sử dụng.
  • MRR sụt giảm: MRR bị mất từ ​​khách hàng hiện tại (hạ gói giá).
  • MRR rời bỏ: MRR bị mất từ ​​những khách hàng rời bỏ hoặc huỷ hợp đồng.

Giả sử một công ty có mức tăng trưởng MRR là 10.000 USD. Sự tăng trưởng đó có thể được tạo nên từ bất kỳ sự kết hợp nào của các loại MRR ở trên và chỉ số QR cho bạn thấy sự khác biệt về “hiệu quả tăng trưởng” giữa các chỉ số MRR đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Huy Lâm | MarketingTrips 

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Một cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay với Facebook.

Microsoft dừng tất cả các quảng cáo trên Facebook và Instagram

Theo báo cáo mới nhất của Axios, Microsoft đã tạm dừng tất cả các quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook và Instagram.

Gã khổng lồ phần mềm cho biết rằng chi tiêu quảng cáo đã bị cắt giảm vào tháng 5, các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội là một phần trong số cắt giảm đó.

Tuy nhiên, Axios cho biết rằng Microsoft không tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Phong trào #StopHateForProfit đang được rất nhiều công ty lớn trên thế giới tham gia, mục đích là chấm dứt quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực cho CEO Mark Zuckerberg trong việc kiểm duyệt và loại bỏ nội dung độc hại.

Trong một bài đăng nội bộ, Giám đốc Marketing của Microsoft, Chris Capossela đã cho biết: “Dựa trên những vấn đề mà chúng tôi đã bàn bạc vào tháng 5, chúng tôi đã đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo truyền thông trên Facebook/Instagram tại Mỹ. Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đình chỉ tất cả chi tiêu quảng cáo trên Facebook/Instagram toàn cầu”. 

Mặc dù động cơ gần giống với các thương hiệu lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Viber và Starbucks, Microsoft không chỉ trích Facebook mà có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm đang thảo luận với các lãnh đạo của Facebook, nhằm đưa ra những biện pháp để hai bên có thể tiếp tục hợp tác.

Microsoft cũng cho biết rằng Facebook hiện đang có nhiều nội dung phản cảm, từ khủng bố cho đến kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc và khiêu dâm.

Facebook đang cảm thấy sức ép rất lớn. Mới đây, Facebook cho biết sẽ bắt đầu quá trình kiểm duyệt, bằng cách đánh dấu những bài viết đi ngược quy tắc cộng đồng của mình, ngay cả khi những bài viết đó đúng sự thật.

Trước đây, Facebook cũng không động chạm vào những bài viết của các nhân vật chính trị gia như tổng thống Donald Trump, trong khi Twitter thẳng tay xóa và đánh dấu những bài viết bạo lực.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Tham khảo: Phonearena/GenK