Skip to main content

Thẻ: GroupM

VNG và GroupM (WPP) bị phạt vì phân phối quảng cáo cạnh các nội dung vi phạm

Liên quan đến xử phạt trên không gian mạng, cuối tháng 11 Bộ đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (GroupM) do doanh nghiệp này tiếp tục có vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

GroupM đã có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam và công ty Quốc tế Unilever Việt Nam vào kênh mạng xã hội YouTube có nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng.

Tổng mức phạt đối với GroupM là 35 triệu đồng.

Đây là lần thứ 3 trong năm mà GroupM bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với cùng hành vi.

Về công tác rà quét, phát hiện và cảnh báo an toàn thông tin mạng, trong tháng 11 Bộ đã rà soát và ghi nhận 47 website bị chèn nội dung quảng cáo. Trong đó có 18 website thuộc 7 bộ/ngành, 29 website thuộc 13 tỉnh/thành phố.

Về công tác đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, kết quả tháng 11 cho thấy, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 246 bài viết vi phạm; gỡ bỏ 6 tài khoản giả mạo và 66 group vi phạm với số lượng thành viên lên đến hơn 200.000 người; gỡ 17 trang quảng cáo, mua bán hóa đơn trái phép (tỷ lệ 90%).

Google đã gỡ 262 video vi phạm trên YouTube (tỷ lệ 96%); gỡ 3 tài khoản có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước chứa hơn 11.366 video.

TikTok đã chặn gỡ 12 nội dung vi phạm (tỷ lệ 92%), xóa 10 tài khoản có nội dung vi phạm.

Cùng nội dung liên quan, tại buổi họp báo ngày 7/12, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã ban hành xử phạt CTCP VNG do cung cấp dịch vụ 6 trò chơi điện tử G1, bao gồm: Tú lơ khơ, poker Việt Nam, crazy tiến lên, tiến lên miền nam, cờ cá ngựa, cờ tướng, không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt.

Ngoài xử phạt hành chính, Bộ tước quyền quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi trực tuyến do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp cho VNG trong vòng hai tháng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Công ty quảng cáo GroupM: Quảng cáo trên Twitter quá rủi ro

GroupM, công ty truyền thông quảng cáo lớn nhất thế giới, cảnh báo không nên mua dịch vụ trên Twitter vì tài khoản giả mạo cao và ngôn ngữ kích động tăng.

Văn phòng GroupM.

Theo Digiday, GroupM đã gắn nhãn “rủi ro cao” cho Twitter và khuyên khách hàng không mua dịch vụ từ nền tảng này. Lý do đầu tiên hãng đưa ra là những thay đổi gây tranh cãi của Elon Musk. Thứ hai là sự ra đi của các lãnh đạo cấp cao liên quan đến bảo mật, tin cậy, an toàn và tuân thủ quy định.

Yoel Roth, Giám đốc bộ phận an toàn và liêm chính của Twitter, đã nghỉ việc từ ngày 10/11 sau cuộc họp đầu tiên với Musk. GroupM tăng xếp hạng rủi ro cho nền tảng này chỉ một ngày sau khi Roth từ chức.

Trong tài liệu gửi khách hàng, công ty quảng cáo hàng đầu thế giới nhận dịnh Twitter có thể “không còn khả năng” tuân thủ quy định của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC). Điển hình và việc lạm dụng “tích xanh” trên nền tảng.

Musk cho phép bất kỳ người dùng nào cũng có thể mua tích xanh với giá 8 USD một tháng. Hàng loạt tài khoản mạo danh người nổi tiếng và doanh nghiệp xuất hiện, có thể kể đến McDonald’s, Nitendo, Lockheed và Eli Lilly. Sau cuộc hỗn loạn, Musk phải dừng dự án.

GroupM cũng cảnh báo sự gia tăng của ngôn từ kích động, thù địch trên Twitter. Một nhóm nghiên cứu cho biết việc sử dụng ngôn từ tục tĩu đã tăng 500% từ sau khi Musk tiếp quản.

Chính Yoel Roth đã giải thích đây là kết quả của một nhóm nhỏ người dùng liên tục đăng những thông điệp xúc phạm, gây thù hận. Việc từ chức của Roth được coi là “giọt nước tràn ly”, khiến các nhà quảng cáo rời bỏ Twitter.

Trước những biến động của Twitter dưới sự điều hành của Musk từ ngày 27/10, các nhà quảng cáo lần lượt quay lưng. Tỷ phú công nghệ từng lên tiếng đe dọa khách hàng, nhưng sau đó lại tìm cách thuyết phục họ quay lại.

Trong phát biểu đầu tiên với nhân viên tuần trước, Musk nói Twitter có nguy cơ phá sản nếu tiếp tục đốt tiền. Nguồn tin của Bloomberg cho biết ông thường cảnh báo về tài chính để tạo động lực cho nhân viên.

Các ưu đãi tại văn phòng, như thức ăn miễn phí, sẽ giảm bớt. Ông cũng chấm dứt thời kỳ làm việc tại nhà mà Twitter áp dụng từ trong đại dịch.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Brand vs Direct Response Campaigns: Facebook chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về hiệu suất so sánh

Bạn nên đầu tư nhiều hơn ngân sách marketing của mình vào việc xây dựng thương hiệu hay phản hồi trực tiếp để thúc đẩy kết quả bán hàng?

Mặc dù cả hai loại chiến dịch đều quan trọng, nhưng do những áp lực tức thời, những chiến dịch với mục tiêu nhận được phản hồi trực tiếp (Direct Response Campaigns) thường được tập trung và coi trọng hơn.

Vấn đề là gì? Có phải vì chúng ta cần bán ngay lập tức, phải thế không? Chúng ta cần chuyển đổi để đáp ứng KPIs và chứng minh ROI cho những người ra quyết định.

Tuy nhiên, lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cũng có thể được xếp ngang hàng nếu không muốn nói là đáng kể hơn theo thời gian. Nó chỉ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn có thể đo lường.

Để cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về vấn đề này, Facebook gần đây đã hợp tác với Analytic Partners và GroupM để phân tích hơn 500 thương hiệu trên Facebook với những chiến dịch phản hồi trực tiếp được thực hiện bởi 21 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 03 năm.

Nghiên cứu đã tính đến các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm xác định phương pháp hay loại chiến dịch nào thực sự mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

Theo giải thích của Facebook:

“Sự cân bằng thích hợp giữa các hoạt động marketing ở giai đoạn cuối cùng (BoFu) với các giai đoạn đầu tiên (ToFu) của phễu bán hàng trên trên Facebook là gì?

Liệu các thương hiệu có thể tối đa hóa chuyển đổi ngay bây giờ thông qua các chiến dịch ở cuối kênh tiếp cận trong khi đồng thời vẫn có thể thiết lập để tăng trưởng hơn nữa vào ngày mai không?

Đây là những câu hỏi mà tất cả những người làm marketing phải đối mặt và chúng thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi đối mặt với những thách thức trong thế giới thực chẳng hạn như tăng trưởng nhanh với ngân sách hạn chế.”

Vậy theo nghiên cứu, cách tiếp cận nào là tốt hơn?

Báo cáo của Facebook về cơ bản chia nhỏ sự so sánh thành ba biểu đồ.

Trong biểu đồ đầu tiên, chúng ta có thể thấy rằng các chiến dịch phản hồi trực tiếp đã tạo ra nhiều chuyển đổi hơn, điều này khá dễ hiểu.

Nhưng Facebook lưu ý rằng đây không phải là chỉ số duy nhất để xem xét – bạn cũng cần tính đến chi phí trên mỗi lần hiển thị, các chiến dịch phản hồi trực tiếp thường đắt hơn do nhắm mục tiêu theo đối tượng cụ thể hơn, từ đó có CPM cao hơn.

Như bạn có thể thấy ở đây, chi phí mỗi lần hiển thị cho các chiến dịch xây dựng thương hiệu (ToFu) thấp hơn nhiều bởi vì nhắm mục tiêu của bạn sẽ rộng hơn nhiều khi bạn muốn tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.

Từ góc nhìn này, một khi bạn tính đến giá trên mỗi chuyển đổi, xây dựng thương hiệu thực sự trở thành một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều.

“Dựa trên cơ sở mỗi lần chi tiêu, hiệu suất ROI của các chiến dịch marketing ở các giai đoạn đầu tiên của phễu bán hàng có hiệu suất cao hơn do cấu trúc chi phí ít tốn kém hơn.

Trên thực tế, cách tiếp cận marketing vào các giai đoạn này của hành trình khách hàng là một chiến lược luôn hoạt động tốt hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng ngắn hạn trong các ngành cụ thể như thương mại điện tử và bán lẻ.”

Đó là một sự cân nhắc rất thú vị, đặc biệt là với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử trong năm qua.

Xây dựng thương hiệu và thiết lập để kết nối với nhiều đối tượng hơn thực sự có thể thúc đẩy kết quả bán hàng tương tự nếu không muốn nói là tốt hơn – nhưng bạn cần phải thực hiện thêm nhiều bước so sánh chi phí và chuyển đổi theo thời gian để thấy điều đó được phản ánh như thế nào trong dữ liệu của bạn.

Nghiên cứu thực sự làm nổi bật sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ đối với quảng cáo của bạn cũng như mức độ đầu tư cho phù hợp.

Cấu trúc của mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn nên được chia thành 03 yếu tố:

  • Làm nổi bật các tiện ích sản phẩm và thương hiệu để tạo ra sự quan tâm ban đầu (nhắm mục tiêu theo đối tượng rộng hơn).
  • Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm cụ thể hơn trong việc nhắm mục tiêu những người đã bày tỏ sự quan tâm ban đầu (những người đã phản hồi quảng cáo hoặc bài đăng hoặc đã truy cập website của bạn).
  • Nhắm mục tiêu lại những người đã bày tỏ sự quan tâm đến các sản phẩm cụ thể bằng cách chỉ rõ các lợi ích cụ thể (những người đã truy cập các trang sản phẩm hoặc xem qua trang thanh toán nhưng chưa chuyển đổi).

Phân khúc là chìa khóa và nghiên cứu của Facebook ở đây nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư vào từng yếu tố để tối đa hóa kết quả.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips