Outbound Marketing là gì? Lý thuyết về Outbound trong Marketing
Cùng tìm hiểu các nội dung như: Outbound Marketing là gì, sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì, các kỹ thuật Outbound Marketing cùng các nội dung khác.
Outbound Marketing là gì? Trong khi kỹ thuật Inbound Marketing tập trung vào việc “kéo và giữ” khách hàng thông qua chiến lược nội dung có giá trị cao cho khách hàng, những gì Outbound Marketing quan tâm là “đẩy” nội dung để chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích bao gồm:
- Outbound Marketing là gì?
- Outbound là gì?
- Phân biệt Outbound Marketing và Interruption Marketing.
- Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
- Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
- Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.
Bên dưới là nội dung chi tiết.
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là một phương thức làm marketing truyền thống (traditional marketing) trong đó các thương hiệu hay doanh nghiệp chủ động đẩy các nội dung và thông điệp đến các nhóm đối tượng mục tiêu.
Theo góc nhìn này, Outbound Marketing bao gồm tất cả các cách thức tiếp cận marketing một chiều như quảng cáo truyền hình (TV), quảng cáo ngoài trời (OOH), quảng cáo qua radio, email marketing… hay thậm chí là website của thương hiệu.
So với các kỹ thuật Inbound Marketing, Outbound Marketing có phần tốn kém hơn.
Outbound là gì?
Khác với kỹ thuật Inbound, khi thương hiệu tập trung vào các giai đoạn khác nhau như thu hút sự chú ý của khách hàng, làm thích thú hay hài lòng khách hàng và sau đó là tương tác dài hơn với khách hàng.
Kỹ thuật Outbound quan tâm nhiều hơn đến cách thức đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình ra bên ngoài, tức đến tay khách hàng.
Thay vì tập trung vào các nền tảng giá trị cốt lõi xoay quanh thương hiệu hay trải nghiệm của khách hàng trong Inbound, Outbound quan tâm nhiều hơn vào những gì thương hiệu có và cung cấp.
Outbound Marketing và Interruption Marketing.
Theo một định nghĩa khác của Wikipedia, Outbound Marketing cũng có thể được gọi là Interrruption Marketing, thuật ngữ đề cập đến các cách thức làm marketing truyền thống trong đó thương hiệu liên tục đẩy các nội dung quảng cáo về phía người tiêu dùng.
Sở dĩ được gọi Interrruption (Marketing) là bởi vì, với cách tiếp cận của Outbound Marketing, trong nhiều trường hợp, thương hiệu sẽ làm phiền khách hàng vì họ phải nhận các nội dung không mong muốn.
Khi này, các thương hiệu làm gián đoạn cách mà một người tiêu dùng hay đối tượng mục tiêu suy nghĩ và cảm nhận về thương hiệu cũng như cách thức tương tác của họ.
Những gì thương hiệu hay doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng chiến lược Outbound Marketing là bán hàng và có được nhiều doanh số nhất có thể thay vì là trải nghiệm của chính các khách hàng.
Sự khác biệt lớn nhất của Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?
Sự khác biệt lớn nhất của 2 phương thức làm marketing này nằm ở cách mà thương hiệu hay doanh nghiệp xây dựng và truyền tải nội dung tới khách hàng.
Thay vì chủ động một chiều đẩy các nội dung và thông điệp bán hàng tới tay khách hàng trong Outbound Marketing, với Inbound Marketing, thương hiệu chọn cách kéo khách hàng ở lại với thương hiệu (tương tác hai chiều) thông qua những nội dung mà khách hàng cần.
Trong một số trường hợp, khi áp dụng Inbound Marketing, thương hiệu sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần (SEO).
Môt điểm khác biệt lớn tiếp theo giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là nằm ở cách thương hiệu chuyển đổi khách hàng từ giai đoạn nhận biết đến khi mua hàng.
Như đã phân tích ở trên, các kỹ thuật của Outbound Marketing chủ yếu tập trung vào việc đẩy nội dung, hay nói cách khác thương hiệu chỉ quan tâm đến việc tiếp cận khách hàng vào một thời điểm nhất định.
Với Inbound Marketing, sau lần tiếp tiếp xúc đầu tiên ở giai đoan nhất biết, những người làm marketing tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên các điểm chạm khác (Brand Touchpoint), sau đó dần dần chuyển đổi họ thành các khách hàng tiềm năng.
Thông thường, sợi dây liên kết giữa khách hàng với thương hiệu hay lý do quyết định việc khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với thương hiệu hay không nằm ở những giá trị mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng trong quá trình tương tác.
Ở một góc nhìn khác, có thể xem Outbound Marketing là Push Marketing (cách thức làm marketing tập trung vào việc đẩy nội dung) và Inbound Marketing là Pull Marketing (mục tiêu là hướng tới những gì khách hàng cần và kéo họ về phía thương hiệu).
Có một sai lầm mà không ít các marketer mắc phải khi so sánh giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing đó là họ coi kênh (channel) là điểm quyết định, thực tế là, điểm mấu chốt nằm ở cách thức triển khai hơn là kênh hay nền tảng.
Ví dụ, cùng là nền tảng website hoặc Social Media, tuy nhiên, tuỳ vào cách thức thương hiệu xây dựng giá trị và tương tác với khách hàng, nó có thể thuộc Inbound Marketing hoặc Outbound Marketing.
Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược Outbound Marketing.
Cũng giống nhiều cách thức làm marketing khác như Viral Marketing hay Agile Marketing, Outbound Marketing cũng có nhiều các ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu hay chiến lược của thương hiệu là gì mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phước thức tiếp cận khác nhau.
Ưu điểm của Outbound Marketing là gì?
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Outbound Marketing đó là khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng độ nhận biết thương hiệu trên quy mô lớn.
Vì thương hiệu chọn cách chủ động đẩy thông tin liên tục đến khách hàng thông qua chủ yếu các kênh truyền thông đại chúng (mass/public media), một lượng lớn các khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng nhận được thông điệp của thương hiệu.
Tiếp đó, liên quan đến kỹ thuật dự báo trong marketing, trong khi khách hàng không phải khi nào cũng biết họ cần gì và vào thời điểm nào, việc thương hiệu chủ động đề xuất các lợi ích và giá trị mà thương hiệu đang có có thể làm khách hàng thay đổi hành vi và hành động của họ sau đó.
Ngoài ra, Outbound Marketing còn có một loạt các ưu điểm khác như: dễ thực thi hơn, dễ nhắm mục tiêu hơn hay nhanh mang lại kết quả hơn.
Nhược điểm của Outbound Marketing là gì?
Bên cạnh các ưu điểm nổi trội, Outbound Marketing cũng có không ít các hạn chế.
Hạn chế hay nhược điểm lớn nhất đầu tiên là về mặt ngân sách. So với Inbound Marketing hay các cách thức làm marketing khác, Outbound Marketing có nhiều phần tốt kém hơn.
Vì có thể tiếp cận tức thời một lượng đối tượng mục tiêu lớn, thương hiệu phải chi trả nhiều tiền hơn cho các chiến dịch, đây cũng là lý do tại sao Outbound Marketing thường không phải lựa chọn thông minh với các doanh nghiệp nhỏ.
Một thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp khi sử dụng Outbound Marketing đó là khả năng giữ chân và tương tác với khách hàng trong dài hạn.
Trong khi các thương hiệu chủ động đẩy các thông điệp một chiều đến khách hàng mà không có các nội dung, công cụ hay nền tảng để tiếp tục níu chân khách hàng ở lại lâu hơn sau đó, thông thường, điểm tiếp xúc giữa khách hàng với thương hiệu là rất ít.
Ngoài ra, như những lý do đã phân tích ở trên, chi phí để có được một khách hàng mới (CAC) trong Outbound Marketing sẽ cao hơn so với Inbound Marketing hoặc các chiến lược marketing khác.
Khó đo lường hiệu quả hơn cũng là một khó khăn với Outbound Marketing.
Cách thức chuyển đổi các nỗ lực Marketing từ Outbound sang Inbound.
Thay vì liên tục làm phiền khách hàng bằng các kỹ thuật của Outbound Marketing, các thương hiệu có thể chọn cách dịch chuyển sang Inbound Marketing hoặc sử dụng kết hợp cả hai.
Như đã phân tích ở trên, vì thứ quyết định Inbound hay Outbound không nằm ở kênh hay nền tảng mà nằm ở cách thương hiệu xây dựng và phát triển nó.
Một trong những tư duy đầu tiên mà doanh nghiệp cần có khi chuyển đổi chiến lược là bắt đầu mọi thứ từ góc nhìn của khách hàng, tập trung vào các trải nghiệm khách hàng.
Để có thể đảm bảo rằng mình đang sử dụng chiến lược Outbound trong các cách thức tiếp cận marketing, thương hiệu có thể áp dụng mô hình A-E-D.
Mô hình AED cũng có phần tương tự các mô hình phễu bán hàng (Sales Funnel), nơi thương hiệu sẽ liên tục tương tác với khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng.
Khi áp dụng chiến lược này, thương hiệu hiểu rằng họ sẽ cần phải cung cấp các nội dung với các giá trị khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau từ giai đoạn nhận biết hay thu hút sự chú ý đến giai đoạn cuối cùng là tương tác và bán hàng.
Content Mapping là một kỹ thuật thông minh thương hiệu có thể sử dụng.
Trong khi đối với những người tiêu dùng trong giai đoạn nhận biết, các phương tiện truyền thông mạng xã hội và quảng cáo có thể đóng vai trò quyết định, ở các giai đoạn kế tiếp, các công cụ tìm kiếm hay website của thương hiệu có phần quan trọng hơn.
Trong quá trình này, content marketing và SEO cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giữ chân và làm hài lòng khách hàng .
Cuối cùng, tư duy làm Inbound Marketing, cũng chính là điểm tách biệt nó khỏi Outbound Marketing đó là không ngừng tương tác với khách hàng và gặp gỡ họ ở nhiều điểm chạm nhất có thể trong suốt hành trình mua hàng.
Một số câu hỏi thương hiệu có thể sử dụng để thấu hiểu khách hàng của mình hơn như:
- Khách hàng mục tiêu hay lý tưởng của thương hiệu là ai?
- Nỗi đau lớn nhất của họ là gì và họ cần gì từ thương hiệu?
- Mục tiêu của khách hàng trong từng giai đoạn trong suốt hành trình mua hàng là gì?
- Đâu là những giá trị cá nhân mà khách hàng đang hướng tới?
- Và vô số các câu hỏi khác.
Kết luận.
Trong khi bất cứ cách thức tiếp cận marketing nào, dù cho đó là Inbound hay Outbound Marketing, chúng cũng có các ưu và nhược điểm nhất định.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của thương hiệu là gì, hay trong từng các giai đoạn kinh doanh khác nhau, đồng thời hiểu Outbound Marketing là gì, thương hiệu có thể lựa chọn các chiến lược khác nhau sao cho phù hợp.
Xem thêm:
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Nam Nguyen
Nguồn: MarketingTrips