Skip to main content

Thẻ: làm việc từ xa

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.

Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản
Startup từng được định giá đến 47 tỷ USD chuẩn bị nộp đơn xin phá sản

WeWork dự kiến nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngay vào tuần tới – tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho hay – trong bối cảnh startup “kỳ lân” đình đám một thời chật vật xoay sở với khối nợ khổng lồ và thua lỗ chồng chất.

Tin đồn về việc WeWork phá sản đã xuất hiện một thời gian, sau khi công ty cung cấp không gian làm việc linh hoạt này báo cáo với nhà chức trách về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng duy trì hoạt động trong vòng 1 năm tới.

Sau khi thông tin về việc WeWork có thể sắp chính thức đệ đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ lên toà án ở New Jersey được Wall Street Journal đăng tải ngày 31/10, giá cổ phiếu công ty này có thời điểm giảm 32% trong phiên giao dịch ngoài giờ. Nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu WeWork đã “bốc hơi” 96%.

Trước đó cùng ngày, WeWork cho biết đã đạt thoả thuận với các chủ nợ về giãn một số khoản nợ với tổng trị trị giá 6,4 triệu USD, đúng vào lúc sắp hết thời gian ân hạn của các khoản phải trả này.

Ở thời điểm cuối tháng 6, WeWork có 2,9 tỷ USD nợ ròng dài hạn và nợ hơn 13 tỷ USD tiền thuê mặt bằng dài hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng cao gây áp lực lớn lên lĩnh vực bất động sản thương mại.

Một vụ phá sản của WeWork sẽ là cú đảo ngược gây sửng sốt về vận may của công ty từng được định giá 47 tỷ USD trong một vòng gọi vốn tư nhân vào năm 2019.

WeWork cũng chính là một “hố đen” đã nhấn chìm nhiều tỷ USD của SoftBank – công ty đầu tư công nghệ của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son.

Rắc rối đã bủa vây WeWork sau khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019 thất bại.

Vụ phát hành đổ bể do nhà đầu tư hoài nghi về mô hình kinh doanh đi thuê văn phòng dài hạn để cho thuê ngắn hạn của WeWork, cũng như những khoản thua lỗ khổng lồ của công ty dưới sự điều hành của nhà sáng lập kiêm CEO khi đó là Adam Neumann.

Tháng 8/2019, WeWork tiết lộ thua lỗ 900 triệu USD trong 6 tháng. Một tháng sau đó, Neumann bị cách chức sau hàng loạt cáo buộc về môi trường làm việc độc hại tại công ty.

SoftBank – cổ đông chính của WeWork – đã rót khoảng 10 tỷ USD để vực dậy startup này, nhưng WeWork vẫn tiếp tục trong tình trạng lỗ chồng lỗ. Năm 2020, SoftBank mạnh tay hạ định giá WeWork còn 2,9 tỷ USD.

Sau nhiều nỗ lực, WeWork cuối cùng cũng trở thành một công ty đại chúng vào năm 2021, với mức định giá khoảng 9 tỷ USD. Cuộc chào sàn của WeWork được tiến hành thông qua sáp nhập với một công ty séc trắng (SPAC) thay vì theo con đường IPO truyền thống.

Tháng 8 vừa qua, WeWork thông báo về “nỗi hoài nghi to lớn” đối với khả năng tiếp tục hoạt động. Một loạt nhà điều hành cấp cao của công ty, gồm CEO Sandeep Mathrani, đã rời đi trong năm nay.

Ngoài sự thất bại của mô hình kinh doanh và văn hoá điều hành doanh nghiệp thời CEO Neumann, WeWork còn là một “nạn nhân” của đại dịch Covid-19, khi giãn cách xã hội dẫn tới xu hướng làm việc từ xa. Tuy nhiên, kể từ khi các biện pháp hạn chế chống Covid được gỡ bỏ tại các quốc gia đến nay, WeWork vẫn chưa khi nào báo lãi.

WeWork bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010 ở New York, cung cấp không gian làm việc chung cho khách hàng chủ yếu là những người làm việc tự do, các start-up, và doanh nghiệp nhỏ. Sau đó, công ty nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng ra các công ty lớn hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Làm việc kết hợp (Hybrid) sẽ thay thế làm việc từ xa (Remote)

Cuộc cách mạng làm việc từ xa (Remote) được cho là bắt đầu kết thúc khi Zoom yêu cầu nhân viên phải đến văn phòng ít nhất hai ngày một tuần, nếu có thì mô hình làm việc kết hợp (Hybrid Work) sẽ là phù hợp nhất.

Làm việc kết hợp (Hybrid) sẽ thay thế làm việc từ xa (Remote)
Làm việc kết hợp (Hybrid) sẽ thay thế làm việc từ xa (Remote)

“Chúng tôi tin cách tiếp cận hỗn hợp, tức yêu cầu nhân viên sống gần văn phòng phải có mặt tại công ty là cách hiệu quả nhất để tương tác với nhóm, mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất cho công ty”, Business Insider dẫn lời người phát ngôn của Zoom.

Xu hướng làm việc từ xa đã bùng nổ trong đại dịch với sự vươn lên của các nền tảng họp học trực tuyến, nổi bật nhất là Zoom. Khi đó, giới chuyên gia cho rằng hình thức này sẽ tiếp tục kéo dài kể cả khi Covid-19 kết thúc.

Tuy nhiên, sau khi đại dịch qua đi, hàng loạt công ty công nghệ đã yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng, lần lượt từ bán thời gian đến toàn thời gian. Sự thay đổi của Zoom – thành trì cuối cùng của cuộc cách mạng làm việc từ xa – đã tạo sự chú ý lớn. Với công cụ của mình, Zoom đóng vai trò quan trọng trong xu hướng làm việc mà không cần đến văn phòng.

Năm 2020, công cụ kết nối online của Zoom phổ biến đến mức người dùng đã lấy tên công ty để mô tả một cuộc họp trực tuyến. Cổ phiếu Zoom tăng ít nhất 6 lần khi hàng triệu người mắc kẹt tại nhà và doanh số bán hàng của công ty tăng vọt. Nhưng đến 2021, doanh thu nền tảng tăng trưởng chậm lại, giá cổ phiếu lao dốc khiến giá trị của Zoom giảm ít nhất 100 tỷ USD.

Năm nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng và dịch vụ phòng họp trực tuyến của Zoom cũng dần bị người dùng lãng quên.

Trước đó, một khảo sát do công ty thực hiện chỉ ra 43% người lao động tin làm việc linh hoạt không phải đặc quyền cơ bản. 70% nói họ sẽ cân nhắc rời chuyển việc nếu công ty không cho phép làm việc linh hoạt.

Tuy nhiên giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Khủng hoảng kinh tế lan rộng khắp thế giới, làn sóng thất nghiệp càn quét từ công ty khởi nghiệp đến các tập đoàn lớn.

Người lao động phải cạnh tranh nhau để giữ được công việc của mình trong khi các công ty ngày càng đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn. Các tài liệu tiếp thị cho thấy giờ đây ưu tiên của người lao động là tiền lương chứ không phải yêu cầu được làm việc từ xa.

Một loạt các nghiên cứu khác cũng cho thấy nhân viên làm việc tại nhà ít sáng tạo và lười biếng hơn so với làm việc tại văn phòng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

CEO Google: 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà là một sự cân bằng tuyệt vời

Ông Sundar Pichai cho rằng mô hình làm việc kết hợp 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà tạo ra sự cân bằng giữa việc hợp tác trực tiếp và tập trung cá nhân.

CEO Google: 3 ngày ở văn phòng và 2 ngày ở nhà là một sự cân bằng tuyệt vời
Source: Justin Sullivan via Getty Images

Vị Giám đốc điều hành Alphabet Inc. cho biết làm việc ba ngày một tuần tại văn phòng và hai ngày làm việc từ xa tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu giúp nhân viên cân bằng tốt giữa thời gian ở nhà và thời gian phối hợp trực tiếp với đồng nghiệp của họ.

Ông cũng cho biết Google đang áp dụng mô hình 2-3 này với tất cả các nhân viên được cho phép làm việc linh hoạt ở những nơi họ muốn trong hai ngày một tuần. Google lần đầu tiên công bố khái niệm “tuần làm việc linh hoạt” vào tháng 12 năm 2020.

Ông nói tiếp: “Ba ngày ở văn phòng rất quan trọng đối với sự cộng tác và phát triển yếu tố cộng đồng và hai ngày làm việc từ xa cho phép nhân viên hạn chế việc đi lại và tập trung nhiều hơn vào các nhiệm vụ của cá nhân.

Trong một buổi nói chuyện với tờ The Wall Street Journal, khi Sundar Pichai được hỏi liệu mô hình làm việc này có phải là sự thay đổi vĩnh viễn đối với công ty không.

Ông nói: “Tôi nghĩ nó sẽ là như vậy. Ngay cả ở những nơi như New York và San Francisco, nhân viên của chúng tôi đã phải đối mặt với những chuyến đi dài và đó là một vấn đề thực sự. Và do đó, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ có được sự cân bằng tốt hơn với mô hình mới”.

Google gần đây đã đồng ý với một thỏa thuận trị giá 2,1 tỷ USD để mở rộng cái mà công ty này gọi là khu phức hợp “Google Hudson Square” ở New York và họ cũng cho biết là đang hình dung lại các không gian làm việc để làm cho chúng trở nên hợp tác và vui vẻ hơn.

Alphabet hiện thông báo rằng nhân viên sẽ chính thức có thể trở lại văn phòng vào tháng 1 năm 2022 và sau thời gian đó, công ty sẽ yêu cầu từng văn phòng địa phương tự đưa ra quyết định về việc có quay trở lại văn phòng làm việc hay không.

Công ty cũng cho biết có khoảng 20% đến 30% nhân viên đã tự nguyện quay lại văn phòng – con số này là 50% ở văn phòng New York.

Google cũng dự kiến có khoảng 20% lực lượng lao động của mình sẽ làm việc hoàn toàn từ xa theo thời gian và rằng công ty sẽ cho phép mọi người tự do hơn khi chọn nơi làm việc.

Vào tháng 8, khi có thông tin bị rò rỉ cho rằng những nhân viên làm việc từ xa của Google có thể bị cắt giảm lương tới 25%, tuy nhiên công ty nói rằng họ đã và sẽ luôn tính toán tiền lương dựa trên vị trí và nơi làm việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Nghiên cứu từ Microsoft: Làm việc từ xa làm suy giảm sự đổi mới trong dài hạn

Nghiên cứu mới từ hơn 60.000 nhân viên của Microsoft xác nhận điều mà CEO Satya Nadella gọi là nghịch lý trong mô hình làm việc kết hợp – Hybrid Work.

Làm việc từ xa làm suy giảm sự đổi mới trong dài hạn
Satya Nadella. Getty Images

Cho dù các nhà quản lý trước đây đã lo sợ về làm việc từ xa, đại dịch đã chứng minh rằng hầu hết những người lao động tri thức đều có thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày của họ ngay từ phòng khách hay phòng ăn tại nhà của họ.

Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau xác nhận hầu hết kinh nghiệm cá nhân của mọi người rằng, ít nhất là đối với những người không phải chăm sóc con cái, sức khỏe hoặc năng suất thực sự đã tăng lên nhờ sự ra đời và trải rộng của làm việc từ xa.

Có nghĩa là làm việc từ bất cứ nơi đâu là một điều tuyệt vời và các doanh nghiệp không cần phải lo lắng về bất cứ tác động nào của nó đối với hiệu suất, có phải như vậy không?

Một nghiên cứu mới của Microsoft cho thấy rằng, mặc dù làm từ xa vẫn tốt trong ngắn hạn, nhưng nó có khả năng gây cản trở nghiêm trọng cho sự hợp tác và đổi mới trong dài hạn.

Năng suất tăng lên trong ngắn hạn – sáng tạo và đổi mới giảm sút trong dài hạn.

Nghiên cứu mới vừa được công bố trên Nature Human Behavior, đã phân tích dữ liệu giao tiếp của khoảng 61.000 nhân viên Microsoft tại Mỹ thu thập từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.

Kết hợp các con số cho thấy mặc dù số giờ làm việc tăng nhẹ khi nhân viên chuyển sang làm việc từ xa tại nhà, những hoạt động khác như giao tiếp, đặc biệt là các cuộc trò chuyện trực tiếp đã giảm đáng kể.

Việc chuyển từ trò chuyện trực tiếp (tại văn phòng, tại hành lang…) sang trao đổi email không phải là sự thay thế một-một và các nhà nghiên cứu lo lắng về tác động trực tiếp của những thay đổi đó đối với cách nhân viên văn phòng hợp tác với nhau.

Theo Microsoft:

“Nếu không có sự can thiệp, những tác động mà chúng tôi phát hiện ra có khả năng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhận và chia sẻ thông tin của người lao động giữa các nhóm và kết quả là ảnh hưởng đến năng suất và sự đổi mới.

Dựa trên nghiên cứu trước đây, chúng tôi tin rằng việc chuyển sang các phương tiện truyền thông ít ‘phong phú và hấp dẫn’ hơn có thể khiến người lao động gặp khó khăn hơn trong việc truyền tải và xử lý những thông tin phức tạp.”

Cân bằng giữa ưu và nhược điểm của làm việc từ xa.

Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ đã được xác định và thực hiện nó trong một không gian không bị phân tâm, thì làm việc từ xa có thể là lý tưởng.

Tuy nhiên, nếu phần lớn công việc của bạn là tạo ra những ý tưởng mới, cần sự hợp tác và nói chuyện với một nhóm những người khác về một điều gì đó. Làm việc từ xa có thể dẫn đến nhiều sự căng thẳng và giảm năng suất đáng kể.

Nghiên cứu của Microsoft xác nhận rằng kiểu tư duy sáng tạo hợp tác rất khó có thể thực hiện trong môi trường làm việc từ xa.

Giám đốc điều hành Microsoft, Ông Satya Nadella gọi khả năng làm việc từ xa vừa có thể cải thiện năng suất lao động và vừa gây hại cho sự sáng tạo là nghịch lý của mô hình làm việc kết hợp (làm việc từ xa + làm việc trực tiếp tại văn phòng).

Và theo một bài đăng trên blog của Microsoft: “Giải quyết nghịch lý trong mô hình làm việc kết hợp sẽ là thách thức của thập kỷ mới … ‘Dữ liệu mới của chúng tôi cho thấy không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả các doanh nghiệp'”.

Có thể một mô hình làm việc kết hợp sẽ phù hợp với bạn hoặc cũng có thể bạn sẽ cần thay đổi các chính sách của mình tùy thuộc vào các dự án mà bạn đang có.

Nhưng nếu bạn muốn giữ cho mọi nhân sự của mình hạnh phúc và giữ cho nguồn sáng tạo của tổ chức của bạn luôn chảy, bạn sẽ cần phải vật lộn với cả những mặt trái của các mô hình làm việc từ xa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen