Skip to main content

Thẻ: Marketer

6 quy tắc cơ bản của Marketing bạn nên biết

Nếu bạn thực hành những khái niệm cơ bản này, bạn sẽ thấy rằng việc marketing doanh nghiệp của bạn không quá khó như bạn nghĩ.

Những nguyên tắc cơ bản này bị bỏ qua bởi hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Facebook, Twitter hay LinkedIn làm kênh truyền thông chính của họ.

1. Luôn có một lời đề nghị.

Nếu bạn là một marketer, bạn có thể nghe ở đâu đó nói rằng nội dung là vua (Content is King).

Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn chính xác, bán hàng mới là vua.

Không có bán hàng, bạn không có thị phần, không có ngân sách làm marketing và tất nhiên không có ‘vương quốc’ nào để bạn thống trị và làm vua cả.

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) của bạn cần phải có một lời đề nghị cho những khách hàng tiềm năng lý tưởng, bạn phải cho họ biết chính xác những gì họ cần làm và tại sao họ muốn làm điều đó ngay lập tức.

Một lời đề nghị tốt thường nhạy cảm về mặt thời gian, và lý tưởng nhất, đó là một ưu đãi – một ưu đãi mà những khách hàng tiềm năng năng thích hợp không thể chối từ.

2. Luôn có một lý do để khách hàng phản hồi ngay lập tức.

Khách hàng của bạn thấy quảng cáo của bạn, họ sẽ trả lời, họ gần trả lời…, nhưng sau đó họ đặt nó sang một bên để nghiền ngẫm hoặc kiểm tra lại một thứ gì đó.

Khi khách hàng đến được ngưỡng đó, chúng ta phải ‘kéo’ họ vượt qua nó.

Phải có một lý do chính đáng nào đó để họ không dừng lại, trì hoãn hoặc suy ngẫm. Cần phải có sự khẩn cấp.

3. Luôn cần sự hướng dẫn rõ ràng.

Hầu hết mọi người đều làm tốt việc tuân theo các chỉ dẫn. Phần lớn, họ dừng lại nếu màu đèn chuyển đỏ và đi nếu đến chuyển sang xanh, đứng vào hàng mà họ được yêu cầu đứng và điền vào các biểu mẫu mà họ được yêu cầu để điền vào.

Hầu hết những thất bại và thất vọng của những người làm marketing là do đưa ra các hướng dẫn khó hiểu – hoặc không có hướng dẫn nào cả.

Người tiêu dùng sẽ cảm thấy bối rối hoặc không chắc chắn phải làm một thứ gì đó và đương nhiên họ sẽ hiếm khi mua bất cứ thứ gì nếu không được yêu cầu hay hướng dẫn cụ thể.

Chỉ đơn thuần là chia sẻ nội dung sẽ không mang lại kết quả thực sự. Bạn phải hướng dẫn khách hàng tiềm năng của mình vượt qua các bước bạn muốn họ thực hiện để bán hàng.

4. Luôn cần theo dõi và đo lường.

Nếu bạn muốn có lợi nhuận thực sự từ hoạt động marketing của mình, bạn sẽ không còn cho phép mình thực hiện bất kỳ khoản đầu tư vào quảng cáo, marketing hoặc bán hàng nào mà không có theo dõi, đo lường và trách nhiệm phải giải trình một cách chính xác.

Bạn có thể sẽ nghe thấy các thuật ngữ như “tương tác”, “phạm vi tiếp cận” và “mức độ lan truyền” nhưng lại không có dữ liệu để thể hiện kết quả.

Mỗi đồng bạn chi tiêu cho marketing cần được đo lường hiệu quả mang về bằng tiền, bằng doanh số (gián tiếp hoặc trực tiếp) chứ không chỉ là các chỉ số ‘chỉ để cho đẹp’.

5. Luôn cần có bước tiếp theo.

Mọi người đọc quảng cáo của bạn, nhận email của bạn, tìm thấy bạn trực tuyến, gọi điện hoặc ghé thăm địa điểm kinh doanh của bạn… và chỉ có thế.

Đây là một sự lãng phí không đáng có.

Khi bạn đầu tư vào quảng cáo và marketing, bạn không chỉ trả tiền cho những khách hàng mà bạn có được.

Bạn phải trả tiền cho mỗi cuộc gọi, mỗi lần khách hàng nhìn thấy hoặc click vào quảng cáo.

Nói một cách đơn giản, nếu bạn đầu tư 1.000 USD vào một chiến dịch quảng cáo, bạn nhận được 50 cuộc gọi và bạn có được 20 khách hàng, bạn đã mua mỗi cuộc gọi với giá 20 USD.

Nếu bạn định không làm gì với 30 trong số 50 cuộc gọi còn lại đó, thì bạn đang tiếp tục tạo ra một sự lãng phí vô cùng lớn.

Hãy nhớ rằng, với mỗi cuộc gọi với khách hàng tiềm năng, ngay cả khi nó thất bại thì bạn vẫn luôn học được những thứ mà nó không hề có ở khách hàng đã mua hàng của bạn.

6. Luôn hướng đến kết quả.

Hãy xem một ví dụ thế này. Bạn muốn xe của mình được rửa bằng tay và hút bụi bên trong, và bạn sẽ phải trả 50.000 VNĐ.

Tuy nhiên, nếu người rửa xe chỉ rửa xe mà không hút bụi nhưng vẫn muốn nhận đủ 50.000, để bù đắp vào phần còn thiếu anh ấy kể một “câu chuyện” nào đó để thay cho kết quả là một chiếc xe vừa được rửa sạch sẽ vừa được hút hết bụi thì bạn có hài lòng không?

Rõ ràng là. Bạn không đề nghị trả tiền cho một câu chuyện. Bạn đã đề nghị trả tiền cho một chiếc xe sạch sẽ.

Điều này cũng đúng với các khoản đầu tư vào quảng cáo và marketing trên mạng xã hội. Đừng để bất kỳ một số liệu ‘đẹp đẽ’ nào đó lôi kéo hay làm thay đổi kết quả cuối cùng của bạn.

Chỉ có kết quả mới là mục tiêu cuối cùng thực sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Cách Giám đốc marketing giành được ‘chỗ đứng’ trong doanh nghiệp

Các giám đốc marketing ngày nay đang có những cơ hội tuyệt vời hơn bao giờ hết. Vốn được trang bị bằng những nguồn dữ liệu dồi dào và công nghệ mạnh mẽ, họ đang ở vị trí tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn cho doanh nghiệp của họ.

Theo Deloitte, hiện chỉ có khoảng 26% CMO (giám đốc marketing) thường xuyên tham dự các cuộc họp với hội đồng quản trị của công ty họ.

Với những lần tham dự, có lẽ những CMO này đang phải cố gắng chứng minh cho các CEO và hội đồng quản trị của họ thấy về cách marketing có thể thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp thay vì chỉ là trung tâm của chi phí.

Thông qua những cuộc khảo sát với các CMO khác nhau từ các công ty hàng đầu trên thế giới, nhiều người trong số 26% này đã giành được chiến thắng trước CEO và hội đồng quản trị của họ.

Và sau đây là cách họ đã làm điều đó.

Chứng minh marketing đang thúc đẩy tăng trưởng.

Khi hầu hết các quảng cáo trên thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số – khoảng 60% chi tiêu quảng cáo toàn cầu sẽ dành cho kỹ thuật số (digital) vào năm 2024, các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng đo lường và có trách nhiệm hơn với ngân sách chi tiêu của mình.

Các nhà marketer có thể đo lường tác động đến kinh doanh của các chiến dịch của họ chính xác hơn nhiều, cho phép họ tính toán được mức lợi nhuận trực tiếp từ các chi phí đầu tư vào marketing.

Điều này có nghĩa là các CMO có thể chứng minh cho hội đồng quản trị của họ cách các khoản đầu tư mà họ được giao đã biến thành sự tăng trưởng có lợi nhuận, các CMO sẽ có sức mạnh hơn khi họ đưa ra các yêu cầu ngược lại.

Bước đầu tiên của các CMO là đặt ra kỳ vọng, với nhóm marketing và với các đối tác, rằng các chiến dịch phải được đo lường về tác động kinh doanh (chẳng hạn như doanh thu và lợi nhuận) chứ không phải chỉ là những số liệu ‘khô khan’ về marketing như là phạm vi tiếp cận hay số lượng người truy cập.

Sau đó, sử dụng các số liệu có được để liên tục tinh chỉnh và tối ưu các khoản đầu tư, họ cần đầu tư nhiều tiền hơn vào các chương trình hiệu quả hơn, tức chương trình có kết quả đã được chứng minh.

Sử dụng những insights thông minh để tạo ra các chiến lược thông minh.

Vì các CMO là những nhà lãnh đạo đại diện cho doanh nghiệp có thể gần gũi nhất với khách hàng, trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, họ đang có vị trí tốt nhất để thúc đẩy những thay đổi chiến lược quan trọng.

Bạn có thể làm điều này bằng cách khám phá những dữ liệu phù hợp từ đó làm sáng tỏ xu hướng của khách hàng.

Trong khi nhiều doanh nghiệp hiện đang thực hiện việc tích hợp dữ liệu để có được cái nhìn 360 độ về khách hàng của mình, thì các CMO có thể sử dụng những dữ liệu có sẵn để tìm ra một thông tin chi tiết quan trọng (key insight) có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.

Một ví dụ về điều này có thể lấy ra từ Pamela Moy, cựu Phó Giám đốc marketing tại Allstate và hiện là chủ tịch của AMA Insurance.

Khi ở Allstate, cô và đội nhóm của mình đã sử dụng dữ liệu để tìm hiểu rằng, trong khi 70% khách hàng đang nghiên cứu chính sách của họ trực tuyến, chỉ 1/5 biết rằng Allstate cung cấp các loại chính sách (gói và giá) khác nhau và chỉ 1/3 hiểu được mức tiết kiệm chi phí thông qua các chính sách đóng gói (giá).

Pamela và nhóm của cô đã áp dụng thông tin chi tiết này để thay đổi chiến lược bán hàng của Allstate, và kết quả là tăng lên gấp bốn lần số lượng sản phẩm bán chéo (cross-selling) của công ty.

Thay đổi trải nghiệm của khách hàng.

Mặc dù CMO không nhất thiết phải phụ trách tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng, chẳng hạn như website, ứng dụng hoặc cửa hàng thực tế, nhưng họ đang ở vị trí tốt nhất để trở thành tiếng nói của khách hàng và trong việc không ngừng cải thiện các điểm tiếp xúc đó.

Nó bắt đầu bằng cách đầu tư thêm thời gian để hiểu đầy đủ cách ‘người dùng số’ tiếp cận thương hiệu của bạn.

Hãy dành thời gian nghiên cứu, mua và sử dụng thử sản phẩm của riêng bạn thông qua các kênh trực tuyến khi đó là cách mà hầu hết khách hàng tương tác với bạn.

Tiếp đó là bạn nên đi sâu vào website dành cho thiết bị di động của bạn và so sánh trải nghiệm đó với trải nghiệm của các đối thủ cạnh tranh. Kiểm tra các trải nghiệm từ trực tuyến đến ngoại tuyến khác nhau của bạn.

Chúng có liền mạch và dễ điều hướng không? Tốc độ website có nhanh không (dưới 3s)?

Chứng minh giá trị của marketing.

Tất cả các nguyên tắc và ví dụ này đều thể hiện những bước thay đổi trong hoạt động marketing nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng có lợi nhuận, áp dụng các chiến lược mới và tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Và tất nhiên, điều này cũng sẽ mang đến cho tất cả các CMO nhiều giá trị và sức ảnh hưởng hơn, ít nhất là với CEO và hội đồng quản trị của doanh nghiệp họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Theo Google

Tại sao marketers cần quan tâm đến ngành công nghiệp âm nhạc

Phát trực tuyến video nhạc đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu: Hơn 2 tỷ người truy cập YouTube mỗi tháng để trải nghiệm âm nhạc.

Đối với các nhà quảng cáo, sự thay đổi này đã tạo ra những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng tương tác thông qua nội dung nhạc kỹ thuật số.

Nhưng nhiều nhà làm marketing do dự đầu tư vì những lầm tưởng phổ biến về nội dung âm nhạc và tác động của nó đối với mục tiêu marketing của doanh nghiệp.

Người dùng sử dụng các nền tảng khác nhau cho các mục đích khác nhau

Bạn đã quen với bối cảnh hiện tại: Mọi người có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết và nghe nhạc trên nhiều nền tảng khác nhau.

Ngay cả trên YouTube, họ cũng làm điều đó theo nhiều cách khác nhau – từ phát trực tiếp đến các bản cover do người dùng tạo ra hay các bản nhạc chính thức của các nghệ sĩ.

Ngày nay, YouTube Music có hơn 70 triệu bản nhạc chính thức, nhiều hơn bất kỳ dịch vụ âm nhạc nào khác.

Cũng như các nghệ sĩ và người hâm mộ đang thích nghi với thực tế mới, các thương hiệu phải tìm ra những cách mới để tiếp cận những người yêu âm nhạc.

Điều thú vị đối với tôi về YouTube không chỉ là về quy mô mà còn là các giải pháp khác nhau mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tiếp cận mọi người theo mục tiêu của họ.

Một giải pháp là dòng nhạc kết nối thương hiệu với mọi người dựa trên thể loại hoặc tâm trạng cụ thể.

Vì sở thích âm nhạc của mọi người là duy nhất nên sự đa dạng về nội dung và nhiều giải pháp quảng cáo của YouTube sẽ mang đến cho thương hiệu những cơ hội được thấy, nhận biết và yêu thích thương hiệu.

Hơn 85% video âm nhạc được xem trên YouTube

Khi mọi người xem video âm nhạc, hơn 60% lượng tiêu thụ âm nhạc trên YouTube xảy ra trên thiết bị di động.

Khi chúng ta xem xét cụ thể về âm nhạc, thời gian xem trên màn hình TV của các buổi biểu diễn nhạc trực tiếp được ghi lại trên YouTube đã tăng hơn 100% từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.

Nhà sản xuất ô tô Tây Ban Nha SEAT đã tìm cách mở rộng một chiến dịch âm nhạc kỹ thuật số hiện có để tiếp cận những người nghe có thể quan tâm đến đợt giảm giá xe mùa hè.

Công ty này đã sử dụng lại các nội dung âm nhạc hiện có dưới dạng quảng cáo âm thanh trên YouTube và sử dụng các công cụ đối tượng của YouTube để tiếp cận những người có niềm yêu thích với công nghệ, mạng xã hội, cũng như những người đang có nhu cầu mua xe hatchback.

Bằng cách phân phát quảng cáo âm nhạc cho những người nghe quan tâm, SEAT đã tăng 21% khả năng ghi nhớ quảng cáo và thúc đẩy sự cân nhắc thương hiệu.

Âm nhạc có sức cộng hưởng lớn với khách hàng mục tiêu

Qua tất cả những gì đã diễn ra trong năm nay, YouTube đã mang lại cho các nghệ sĩ một nền tảng quan trọng để chia sẻ thông điệp của họ và kết nối với các cộng đồng trên toàn thế giới.

Ví dụ, âm nhạc là động lực thúc đẩy công bằng chủng tộc. Trong các cuộc biểu tình chống lại phân biệt chủng tộc có hệ thống vào tháng 6, bản hit năm 2018 của Childish Gambino, “Đây là nước Mỹ”, đã trở lại bảng xếp hạng các bài hát hàng đầu trên YouTube tại Hoa Kỳ và Toàn cầu.

Ngoài tác động xã hội, YouTube Music cho phép các thương hiệu thâm nhập vào lĩnh vực văn hóa để tiếp cận khách hàng trong khi họ xem nội dung mà họ yêu thích.

K-pop đã làm điên đảo thế giới, với các nghệ sĩ như BTS và BLACKPINK đứng đầu bảng xếp hạng và phá vỡ nhiều kỷ lục.

Gần đây nhất, “Dynamite” của BTS đã kiếm được hơn 101,1 triệu lượt xem trên toàn cầu trong 24 giờ đầu tiên, trở thành video âm nhạc ra mắt trong 24 giờ lớn nhất mọi thời đại.

Năm 2019, top 5 video âm nhạc được xem nhiều nhất trên toàn cầu là của các nghệ sĩ Latin. Điều này cũng đúng với hip hop, nó tiếp tục thống trị các bảng xếp hạng hàng đầu và thể hiện sức hấp dẫn phổ biến của nó.

Ví dụ: trong quý 2 năm 2020, hip-hop chiếm 48% thị phần của tất cả các bài hát trong Top 10 Billboard Hot 100, hơn mức 30% của nhạc pop.

Thương hiệu có thể đạt được hiệu quả cao bằng cách kết hợp với nội dung âm nhạc

Càng ngày, chúng ta càng thấy rằng các nhà quảng cáo đầu tư nhiều hơn vào nội dung âm nhạc đang mang lại kết quả cho thương hiệu của họ.

Trong khi chuẩn bị cho chiến dịch tựu trường năm nay, nhà bán lẻ American Eagle có trụ sở tại Hoa Kỳ đã xác định âm nhạc là điểm đam mê hàng đầu đối với đối tượng khách hàng là Gen Z của mình.

Thương hiệu này đã hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) trên YouTube như Addison Rae để tạo video giới thiệu các xu hướng chịu ảnh hưởng của mạng xã hội.

American Eagle đã tận dụng ‘Top 100’ để xác định những nghệ sĩ nổi tiếng nhất và những khoảnh khắc âm nhạc thịnh hành để thu hút khách hàng của mình.

Chiến lược này đã khiến lượt tìm kiếm có thương hiệu tăng 23% và mức độ quan tâm đến sản phẩm tăng gấp 10 lần.

Âm nhạc di chuyển và định hình văn hóa, cộng đồng và con người. Đối với các nhà quảng cáo, đó là một cách đáng tin cậy – và chưa được khai thác – để thu hút khán giả tương tác với video mà họ thực sự yêu thích.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Bí quyết thiết kế thương hiệu cho nhãn hàng FMCG

Kiến trúc thương hiệu (brand architecture) cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

Đừng làm người tiêu dùng hoang mang bởi các nhận diện thương hiệu mới

Tương tự như kiến trúc sư xây dựng, công việc của những nhà thiết kế thương hiệu đều xoay quanh cách giúp khách hàng giải mã được những thông điệp từ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong đó, kiến trúc sư thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng không bị hoang mang về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sự bối rối này có thể dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có nhận diện thân thiện hơn.

Riêng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Richard Taylor – chuyên gia tư vấn của Brandon, công ty cung cấp dịch vụ thiết kế và tư vấn thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Anh Quốc nhìn nhận xu hướng liên tục “tung ra” sản phẩm mới là thách thức cho hình ảnh thương hiệu của mỗi công ty.

Cụ thể, theo Richard Taylor, các giám đốc kinh doanh luôn muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm của công ty.

Vì vậy, định kỳ, họ lại đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới. Ý muốn này được tiếp sức bởi những marketer trẻ, những người đang tìm kiếm cơ hội để tạo dấu ấn trên thị trường.

Chinh phục doanh số là “thỏi nam châm” chi phối kế hoạch marketing của mỗi công ty. Từ đó, các quyết định chiến lược thường được đưa ra nhanh chóng, với mong muốn đạt được mục tiêu doanh số trước thời hạn dự kiến. Mặt trái của chiến lược kinh doanh này là khách hàng dễ bị rối, nhầm lẫn trong nhận diện thương hiệu chung của công ty.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần có một nhân sự có đủ chuyên môn như kiến trúc sư thương hiệu. Đây là người có nhiệm vụ nhìn xuyên qua nhiều mảnh ghép sản phẩm để tìm ra hình ảnh đồng nhất cho thương hiệu của công ty. Từ đây, họ có thể truyền thông để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt các dòng sản phẩm nhánh.

Ngày nay, sự dễ dàng trong việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới có thể góp phần phá vỡ sự cân bằng vốn có của một thương hiệu.

Richard Taylor nhìn nhận thực tế phổ biến là những quyết định về danh mục sản phẩm của công ty được đưa ra mà không xem xét kỹ sức tác động đến hình ảnh chung của thương hiệu.

Vị chuyên gia này cho biết công ty Brandson thường nhận được các bản yêu cầu từ khách hàng rằng “chúng tôi muốn tạo ra một dòng thương hiệu nhánh”.

Trong nhiều trường hợp, công ty Brandson đã khuyên khách hàng hãy lùi lại một bước để tìm hiểu xem ý định này có phải là hành động tốt nhất không.

Thương hiệu cần mang tính đồng nhất đến với người tiêu dùng

Tạo ra những dòng thương hiệu phụ luôn tạo cảm giác hào hứng và hấp dẫn cho các marketer lẫn người thiết kế. Song, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về sự đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu của mình nơi tâm trí của người tiêu dùng hiện tại lẫn tương lai.

Không phải sản phẩm mới nào cũng sẽ thành công. Coca-Cola Life là một ví dụ về sự thất bại ngay từ ý định. Coca-Cola Life là dòng sản phẩm đầu tiên Coca-Cola thử nghiệm pha trộn thêm cỏ ngọt vào thành phần tạo độ ngọt cho nước uống.

Sự kết hợp này tạo ra những lon nước có ít năng lượng lẫn lượng đường thấp hơn 45% so với sản phẩm truyền thống.

Tuy nhiên, về nhận diện thương hiệu, Coca-Cola Life bị mắc kẹt giữa dòng sản phẩm truyền thống và các sản phẩm không đường như Diet Coke, Coke Zero.

Coca-Cola Life không giúp người tiêu dùng có thêm giá trị mới hoặc dễ lựa chọn hơn. Kết quả là không chỉ thất bại về doanh số, Coca-Cola Life còn tạo ra sự bối rối nơi người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi vươn xa ra khỏi dòng sản phẩm chủ lực, doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trạng thái từ một thương hiệu quen thuộc thành một thương hiệu không ai biết đến.

Như trường hợp Colgate chuyển từ lĩnh vực chăm sóc nha khoa sang sản phẩm đông lạnh với dòng lasagna thịt bò. Hay như hãng Mondelez, sau khi mua lại thương hiệu Cadbury vào năm 2010, đã cho ra mắt dòng kem phô mai Philadelphia với một phần chất liệu từ chocolate của Cadbury.

Tuy rằng sản phẩm này có vị ngon, nhưng việc hai thương hiệu vốn có hệ thống nhận diện riêng được kết hợp lại thì gây ra cảm giác bối rối nơi người tiêu dùng.

Tóm lại, Richard Taylor chia sẻ một cách đơn giản để bạn áp dụng khi quyết định ra một dòng sản phẩm mới.

Với những giải pháp thương hiệu được đưa ra, hãy tự hỏi: “Liệu bà của mình có hiểu được ngay những nhận diện này không?”. Nếu câu trả lời là không thì bạn hãy quay lại bàn làm việc để tìm thêm giải pháp khác.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via DNSG

Cách ‘thể hiện bản thân’ trong CV cho dân Marketing

Ngày nay, doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển lên tầm cao mơi thì việc marketing là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải cần tới những chuyên viên Marketing có năng lực.

Công việc marketing có rất nhiều yêu cầu đặc biệt và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Nếu bạn muốn ứng tuyển thành công thì trước hết bạn cần phải biết cách marketing chính bạn với một CV ứng tuyển nổi bật.

Chứng minh bạn là người phù hợp với vị trí công việc. CV xin việc ngành Marketing có thể có nhiều khía cạnh khác nhau từ Marketing truyền thống cho tới Digital Marketing.

Phần kinh nghiệm làm việc luôn là một phần quan trọng không thể thiếu, nó thể hiện năng lực của ứng viên cũng như khiến cho bản CV trở nên hoàn chỉnh hơn. Qua phần kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

Với các hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ biết cách viết cho bản thân một phần kinh nghiệm trong ngành Marketing thật chuẩn và nổi bật giữa các CV xin việc của ứng viên khác.

Phần kinh nghiệm việc làm nên có những thông tin gì?

Bạn hãy đề cập đến những kinh nghiệm bạn có từ gần đây nhất đến xa nhất trong phần này. Ở phần này khá nhiều marketer chúng ta hay viết từ công ty đầu tiên đến công ty gần nhất. Cái mà nhà tuyển dụng muốn xem đầu tiên là công ty bạn vừa nghỉ.

Những công việc liên quan đến ngành Marketing mà bạn sẽ ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhất phần này vì thông qua kinh nghiệm bạn đã có, họ sẽ đánh giá được khả năng của bạn cũng như mức độ phù hợp của bạn đối với công việc.

Tuy nhiên, đừng thêm vào những công việc không liên quan đến ngành ứng tuyển. Hãy nhấn mạnh vào kỹ năng liên quan đến ngành Marketing trong phần kinh nghiệm làm việc mà bạn đã có, đó là máu chốt để giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Những lưu ý khi viết phần kinh nghiệm làm việc

Sẽ là một điểm cộng của bạn nếu sử dụng những từ ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên hạn chế sử dụng những từ ngữ chuyên ngành quá chuyên sâu gây khó hiểu cho nhà tuyển dụng.

Những từ ngữ như “nhu cầu khách hàng”, “các hình thức truyền thông” khiến bạn trở nên “quen thuộc” với lĩnh vực marketing hơn dù trước đây bạn là một chuyên viên ngân hàng.

Ngoài ra, thể hiện sự quan tâm của bạn đối với hành vi người tiêu dùng lại là một điểm cộng nữa mà các nhà tuyển dụng sẽ để tâm đến, khả năng tìm tòi làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của bạn dễ hơn hay khi làm việc trong ngành này có điều gì khiến bạn thấy nổi trội hơn các ứng viên khác; hãy đề cập những điều này trong phần kinh nghiệm việc làm của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện khả năng thấu hiểu hành vi người tiêu dùng trong hồ sơ xin việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via HR Insider

Top 9 kỹ năng cho Content Marketer năm 2020

Ngày nay, Content Marketing tiếp thị nội dung là một trong những hình thức Marketing hiệu quả nhất. Số liệu cung cấp tiết lộ rằng Content Marketing mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn gấp 3 lần so với Traditional Marketing (tiếp thị truyền thống) và chi phí thì thấp hơn đến 62%.

Theo thống kê này, thì không có gì ngạc nhiên khi có đến 91% các nhà làm Marketing B2B (Business to Business) và 86% các nhà làm Marketing B2C (Business to Consumer) sử dụng Content Marketing, theo Viện Tiếp thị Nội dung (CMI) thế giới.

Tóm lại, các doanh nghiệp đang sử dụng Content Marketing như một chiến lược để tiếp cận và chuyển đổi tiềm năng. Nhưng họ có nhận được kết quả tốt nhất có thể hay không còn tuỳ thuộc vào tư duy và triển khai của các Marketer?

Để đạt được những kết quả này, bạn cần tập trung vào việc cải thiện 9 kỹ năng Content Marketing quan trọng nhất sau đây cho năm 2020.

1. Kỹ năng sáng tạo nội dung.

Mặc dù điều này khá rõ ràng, rất ít nhà Content Marketing có thể tạo ra loại nội dung sẽ đạt được kết quả tuyệt vời cho doanh nghiệp của họ. Đầu tiên, viết nội dung rất quan trọng đối với blog của bạn và các trang web quan trọng khác.

Để cải thiện kỹ năng viết nội dung và loại bỏ những sai lầm ngớ ngẩn, một nhà Marketing phải tìm hiểu về ngữ pháp. Grammarly là một công cụ có thể hỗ trợ các bạn đọc lại nội dung bằng văn bản của mình.

Ngoài ra, các nhà làm nội dung cần được đào tạo về cách sử dụng từ ngữ của họ để kết nối với khán giả của họ. Làm thế nào họ có thể kích thích hành động từ khách hàng của họ thông qua nội dung bằng văn bản?

Ngoài ra, các nhà Content Marketing cần học các kỹ năng viết quảng cáo (Copywriting) điều này sẽ giúp bạn tạo ra các Copy có thể bán sản phẩm của mình.

Ngoài nội dung viết, nội dung trực quan cũng đã trở nên phổ biến trong những năm qua. Ví dụ, 54% người tiêu dùng mong đợi nội dung video từ các thương hiệu.

Content Marketing - Video

Các nhà làm Marketing cần được đào tạo về cách tạo nội dung trực quan (Visual Content) cơ bản như hình ảnh hoặc video. Với các công cụ như Canva, việc tạo các loại nội dung này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

2. Kỹ năng chỉnh sửa (Edit).

Mỗi bài viết cần được “đánh bóng” thông qua việc chỉnh sửa trước khi nó có thể trở nên tuyệt vời nhất có thể. Ngay cả đối với các nhà văn vĩ đại, nó hiếm khi có một bản (Copy) hoàn hảo ngay ở lần thử đầu tiên.

Đây là lý do tại sao các nhà làm Content cần học cách chỉnh sửa nội dung của họ trước khi nó được xuất bản (Publish). Trong quá trình chỉnh sửa, các nhà Marketing có thể kiểm tra các lỗi ngữ pháp trong phần nội dung mình.

Hơn nữa, chỉnh sửa đảm bảo một phần nội dung đã thành công trong việc truyền thông điệp (Messege) của nó đến với nhóm đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

Nếu bạn có ngân sách lớn, bạn có thể thuê một biên tập viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đào tạo các marketer của bạn về các kỹ năng chỉnh sửa.

3. Hiểu biết sâu sắc về “phễu” bán hàng – Sales Funnel.

Cũng giống như các kênh Marketing khác, mục đích cuối cùng của Content Marketing là biến khách truy cập trang web của bạn thành khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng của bạn thành khách hàng.

Để đạt được điều này, các Content Marketer sử dụng các kênh bán hàng bao gồm các giai đoạn khác nhau của hành trình mua hàng. Bao gồm các giai đoạn như:

  • Đầu kênh bán hàng – Top of the sales funnel (TOFU)
  • Giữa kênh bán hàng – Middle of the sales funnel (MOFU)
  • Cuối kênh bán hàng – Bottom of the sales funnel (BOFU)

Sales-funnel-content-marketing

Ở các giai đoạn khác nhau của kênh bán hàng, có những yêu cầu và nhu cầu về đối tượng khách hàng mục tiêu là khác nhau. Một nhà Content Marketing cần được đào tạo về cách kênh bán hàng hoạt động và cách nội dung phù hợp với từng giai đoạn đó.

Khi các Content Marketer học được các kỹ năng này, họ có thể tạo ra các mẩu nội dung sẽ biến khách truy cập (Visitor) thành khách hàng tiềm năng (Lead) và từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng (Buyer/Consumer…).

4. Kỹ năng lập kế hoạch.

Để đạt được thành công với Content Marketing đòi hỏi phải lập kế hoạch. Không giống như một số hình thức Marketing khác, Content Marketing hay tiếp thị nội dung đòi hỏi thời gian và tính nhất quán trước khi bạn nhận được kết quả rõ ràng.

Điều này có nghĩa là một Content Marketer cần tạo ra các phần nội dung phù hợp với chiến lược. Để tạo ra một chiến lược hiệu quả, các nhà Marketing phải hiểu đối tượng của họ về nhu cầu của họ và cách thức các phần nội dung đó của họ sẽ đáp ứng với nhóm đối tượng đó.

Hơn nữa, bạn cần tạo một lịch biên tập giúp xuất bản nội dung một cách nhất quán. Một công cụ như Trello có thể giúp các nhà tiếp thị đạt được điều này và hợp tác với các thành viên trong nhóm của bạn.

5. Kỹ năng nghiên cứu.

Nghiên cứu đóng vai trò quan trọng ở các giai đoạn khác nhau của Content Marketing. Đầu tiên, một nhà Marketing phải thực hiện nghiên cứu khách hàng. Điều này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhu cầu của họ và loại nội dung sẽ kích thích họ hành động.

Hơn nữa, các nhà làm Content Marketing cần nghiên cứu kỹ song song với quá trình tạo ra từng phần của nội dung. Nhờ đó, bạn có thể tìm thấy những mẩu thông tin quan trọng như nghiên cứu, khảo sát, nghiên cứu các trường hợp có sẵn về chủ đề đó.

6. Kỹ năng SEO (Search Engine Optimization).

Công cụ tìm kiếm là một trong những nguồn lưu lượng truy cập có giá trị lớn nhất đến các trang web. Chẳng hạn, BrightEdge tiết lộ rằng 51% lưu lượng truy cập vào các trang web và 40% doanh thu đến từ lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic).

Để nắm bắt lưu lượng truy cập tự nhiên nhiều hơn, các nhà Marketing cần tối ưu hóa nội dung của họ cho các công cụ tìm kiếm. Và quan trọng hơn, tối ưu hóa nội dung của họ cho các từ khóa mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm.

Các Marketer cần có kỹ năng SEO, đặc biệt là Content Marketing và SEO có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Chúng bao gồm khả năng thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Vị trí từ khóa trong nội dung của họ
  • SEO trên trang (On-page)
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia tư vấn SEO hoặc tài trợ các khóa học SEO để đào tạo các nhà Marketer của họ.

7. Kỹ năng quảng bá nội dung.

Tạo nội dung là một phần của quá trình tiếp thị nội dung hay Content Marketing. Nhưng quảng bá nội dung là phần khác mà ít người chú ý đến.

Theo Derek Halpin, các nhà Marketing nên dành 20% thời gian để tạo nội dung và 80% thời gian để quảng bá nội dung đó.

Ngay cả khi bạn không đồng ý với tỷ lệ phần trăm đó, thì rõ ràng quảng cáo nội dung là rất quan trọng – xét cho cùng, vấn đề là nội dung của bạn tuyệt vời như thế nào nhưng nếu không ai thực sự đọc nó hoặc nhìn thấy nó thì mọi thứ đều vô nghĩa.

Các nền tảng phổ biến để quảng bá nội dung của bạn bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, cộng đồng viết blog và email.

Bằng cách quảng cáo nội dung của bạn đến những người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội và người đăng ký email, bạn sẽ tăng lưu lượng truy cập vào nội dung của mình.

8. Kỹ năng phân tích dữ liệu.

Ngày nay, thật dễ dàng để nhận thấy những nỗ lực Content Marketing của bạn hiệu quả như thế nào. Nhưng các nhà Marketing cần tìm đúng số liệu để phân tích hiệu suất của mình.

Đối với các chiến dịch Content Marketing hay tiếp thị nội dung khác nhau, các nhà Marketing cần hiểu các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) và cách theo dõi chúng khác nhau. Chẳng hạn, KPI cho nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng hoặc chiến dịch để tăng tỉ lệ tái mua…là khác nhau.

Một công cụ phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng là Google Analytics để phân tích dữ liệu người dùng. Thông qua công cụ này, các nhà Marketing có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc về cách khách hàng của họ hành động trên website của mình.

Google-Analytics - Content Marketing

9. Kỹ năng về kỹ thuật.

Để phát triển mạnh trong thời đại công nghệ hiện nay, các nhà Content Marketing cần có kỹ năng kỹ thuật. Bởi vì thực hiện sáng tạo và quảng bá nội dung một cách hiệu quả đòi hỏi một số công cụ quan trọng.

Chẳng hạn, một Content Marketer có thể cần phải tải lên nội dung của họ bằng hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress. Hơn nữa, họ sẽ phải rút ra những hiểu biết sâu sắc từ các công cụ như Google Analytics hoặc các công cụ phân tích khác.

Thậm chí, một số doanh nghiệp hiện sử dụng các công cụ cá nhân hóa để cá nhân hóa nội dung cho khách truy cập của họ.

Trong trường hợp này, một nhà tiếp thị cần học cách sử dụng những công cụ đó. Nó rất quan trọng để đào tạo các nhà tiếp thị nội dung về cách sử dụng các công cụ quan trọng cho doanh nghiệp của bạn.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Những tính cách của một Marketer chuyên nghiệp

“Một Marketer chuyên nghiệp cần phải chăm chỉ làm việc, học tập để bắt đầu sự nghiệp của bản thân. Vì chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại.”

marketer

The Professionals là chuyên mục do ông Thann Auttanukune dẫn dắt và được sản xuất, truyền thông bởi Brands Vietnam phối hợp cùng Rice.

Sáu bài đầu tiên trong chuyên mục là những quan điểm của Thann về sự chuyên nghiệp trong Marketing.

Từ số 7 trở đi, chuyên mục thay đổi diện mạo bằng bài viết và video phỏng vấn các chuyên gia trong ngành Marketing để lắng nghe những câu chuyện của họ về trải nghiệm, cách làm việc hay tư duy đúng của người làm Marketing chuyên nghiệp.

* Ông có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và công việc hiện tại?

Tôi là Rakesh, Giám đốc điều hành tại Havas Media, là một communication agency, thực hiện các chiến dịch quảng cáo truyền thông toàn diện cho thương hiệu.

Khi mới mở tại Việt Nam, chúng tôi chỉ là media agency (đơn vị hoạch định và đặt mua truyền thông).

Còn hiện nay theo định hướng toàn cầu, chúng tôi hoạt động theo mô hình “Làng Havas”, trong đó nhóm Media do tôi dẫn dắt sẽ phối hợp với các nhóm khác bao gồm team Sáng tạo (creative), Nội dung (content) và Sản xuất (production).

Trong một chiến dịch truyền thông, nhu cầu của các khách hàng ngày nay mong muốn làm việc với càng ít agency càng tốt. Điều này đòi hỏi các agency phải có năng lực quản lý nhiều khía cạnh khác nhau của truyền thông.

Mô hình “Làng Havas” cho phép chúng tôi mang lại cho khách hàng giải pháp truyền thông tích hợp và toàn diện.

* Đã tiếp xúc với khá nhiều chuyên gia trong ngành, ông cảm thấy ấn tượng với những tính cách nào ở một marketer chuyên nghiệp?

Trải qua 20 năm làm việc trong ngành, tôi thực sự đã gặp rất nhiều marketer chuyên nghiệp, có những tích cách mà chúng ta nên học hỏi.

Thứ nhất, họ áp dụng kinh nghiệm tích luỹ vào công việc, và đặc biệt, tôn trọng kinh nghiệm cũng như kiến thức của người khác.

Thông thường thì người càng có nhiều kinh nghiệm, càng có xu hướng muốn người khác làm theo ý họ. Nhưng người chuyên nghiệp không làm điều đó, mà sẽ cố gắng học hỏi và tận dụng kinh nghiệm bổ ích từ mọi người xung quanh.

Thứ hai, luôn học hỏi và trau dồi kiến thức từ môi trường làm việc. Người chuyên nghiệp hiểu rằng chúng ta đang sống trong một thế giới có đến 70-80% là những điều chưa được giải đáp, nếu như không học hỏi hàng ngày, thì đồng nghĩa với việc đang đi lùi.

Thứ ba, họ là những người biết lắng nghe. Trong một cuộc họp, đó sẽ là những người lắng nghe ý kiến mọi người trước khi đưa ra ý kiến của mình và cố gắng không áp đặt quan điểm.

Thứ tư, có tư duy cởi mở, không bị chi phối bởi những tư tưởng lỗi thời chính là điều quan trọng nhất.

Nếu ai đó có được những tính cách này, tôi có thể chắc chắn đó là những marketer chuyên nghiệp.

* Ông có thể chia sẻ một số hiểu lầm thường gặp về “nghề Media”?

Khi nói về “media” hay “media planning”, có lầm tưởng rằng người làm truyền thông chỉ đơn giản là đặt mua quảng cáo ở đâu với giá như thế nào. Tôi tin là nghề media mang nhiều trọng trách hơn thế.

Nghề media đòi hỏi người làm phải có kiến thức toàn diện không chỉ về các kênh truyền thông, mà còn phải hiểu thương hiệuhiểu hành vi của người tiêu dùngbối cảnh và xu hướng thị trường, cũng như hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

Thấu hiểu được tất cả những yếu tố trên mới giúp cho người làm truyền thông hoạch định hiệu quả khoản đầu tư media và mang lại ROI cho khách hàng.

* Ông có thể chia sẻ một ví dụ về cách làm việc của một marketer chuyên nghiệp với đối tác như agency hay client?

Một trong những may mắn của tôi đó là có cơ hội hợp tác chung với những marketer, chuyên gia trong ngành hiểu được giá trị của lĩnh vực media.

Họ là những người cởi mở và luôn sát cánh với chúng tôi trong suốt quá trình hoạch định. Họ đối xử với agency nói chung như đối tác chiến lược, chứ không phải nhà cung cấp.

Đã qua rồi cái thời mà khách hàng chỉ chia sẻ với agency những mục tiêu về truyền thông hay nhận biết thương hiệu.

Khi coi agency là đối tác, các marketer chuyên nghiệp sẽ chia sẻ nhiều hơn, những thảo luận sẽ có thể liên quan đến làm sao để tăng thị phần, tăng doanh số… rồi từ đó cùng nhau hoạch định. Khi đó các bên mới thấy được giá trị và tầm quan trọng của dự án.

Marketer chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò cầu nối chia sẻ thông tin về người tiêu dùng, dữ liệu thị trường cho agency. Trong ngành Marketing, thực sự quan trọng khi cả agency và client nắm rõ thông tin và dữ liệu của nhau khi thực hiện dự án.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo thông tin, dữ liệu trao đổi giữa hai bên bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích công việc. Hơn nữa trong bối cảnh ngày nay, dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng giúp cải thiện kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Cách làm việc của một marketer chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc đặt câu hỏi cho đối tác. Trong thế giới này, không ai biết hết mọi thứ và mỗi người chỉ giỏi ở một số lĩnh vực nhất định.

Vì vậy, phải cởi mở đặt câu hỏi cho đối tác về những thắc mắc, hay muốn làm rõ một số thông tin dự án để không biến những sự mơ hồ thành nguy cơ của vấn đề. Đôi khi sự “ngờ ngệch khôn ngoan” có thể giúp bạn gặt hái được nhiều điều bổ ích cho công việc.

* Có nhiều bạn Trợ lý Nhãn hàng (Assistant Brand Manager) còn quá non trẻ để ra những quyết định quan trọng, nhưng họ cần phải làm việc trực tiếp với nhiều đối tác media và xây dựng thương hiệu. Vậy ông có thể chia sẻ một vài lời khuyên để họ làm việc với đối tác hiệu quả hơn?

Tôi tin rằng trong toàn bộ hệ sinh thái và chuỗi giá trị công việc, mỗi người đều là một mắt xích quan trọng. Khoảnh khắc nhận ra được điều này, chắc hẳn bất kỳ ai cũng sẽ cống hiến hết khả năng để mang lại giá trị cho công việc và tổ chức.

Do đó, hai lời khuyên của tôi dành cho ABM hay những người thường làm việc với các agency đó là:

Đầu tiên, cho dù bạn có phải đưa ra quyết định gì hay không, cũng cần phải hiểu được giá trị bản thân trong toàn bộ chuỗi công việc.

Tiếp theo, hãy làm tốt công việc mình được giao phó, hoặc nên làm nhiều hơn thế. Hiểu rõ những điều bạn đang làm thực sự quan trọng và cố gắng giúp cấp trên đưa ra một quyết định sáng suốt nhất.

Có một câu nói “chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả sự chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại”.

Trong bất kỳ ngành nghề nào, thái độ chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của một người trong tương lai. Marketer trẻ nên có thái độ đúng đắn về marketing, về công việc mình đang làm và những giá trị do mình tạo ra để ưu tiên hiệu quả công việc.

Không những thế, marketer cần hiểu đạo lýtôn trọng đồng nghiệpnỗ lực học hỏi từ tiền bối sẽ giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.

Đặc biệt, marketer chưa cần chuyên nghiệp ngay lập tức, nhưng hãy cần cùchăm chỉ lao động trước tiên. Có một câu nói “chăm chỉ chưa chắc đã thành công, nhưng ngay cả sự chăm chỉ còn không làm được, ắt hẳn cầm chắc thất bại”.

Do đó, để bổ sung vào những lỗ hổng còn thiếu về chuyên môn hay kinh nghiệm, marketer nên rèn mình trong việc học tập, làm việc để tạo nền móng vững chắc.

* Văn hoá châu Á sẽ thường chỉ trích người khác khi họ gây ra lỗi, đây là điều thường gây ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm khi làm việc. Vậy theo ông, một người chuyên nghiệp sẽ giải quyết điều này như thế nào, đặc biệt trong marketing?

Xảy ra mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm chính là những dấu hiệu của sự vận động và phát triển.

Trong những năm làm nghề của mình, thực sự tôi đã chứng kiến rất nhiều mâu thuẫn và bất đồng quan điểm xảy ra giữa các team, nhưng cách mà người chuyên nghiệp giải quyết đó là: cùng nhau thảo luận để tìm ra vấn đề.

Bất kỳ mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp, dựa trên thái độ dĩ hoà vi quý. Ngồi lại với nhau, thư giãn, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra giải pháp hiệu quả chứ không chăm chăm vào việc chỉ trích, khiến vấn đề đi xa hơn.

Đương nhiên khiển trách sẽ giúp người gây ra lỗi nhận thức được cái sai, nhưng không khiến họ cảm thấy xấu hổ hay nhụt chí.

Điều này còn phụ thuộc vào những người làm cùng team phải nắm được nguyên tắc “vấn đề là để giải quyết, chứ không phải để nhân đôi”.

Đó là lý do tại sao một tập thể vững mạnh sẽ bao gồm những cộng sự phối hợp ăn ý và coi việc “giải quyết vấn đề, sửa chữa lỗi lầm” là điều dĩ nhiên trong công việc chứ không sợ sệt mà trốn tránh.

Tóm lại, một người chuyên nghiệp sẽ hiểu được chỉ khi giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra cách tối ưu nhất, chúng ta mới có đủ khả năng đem lại giá trị cho dự án mà mình đang đảm nhiệm.

* Theo ông, trong tương lai, những tính cách nào mà một người làm marketing chuyên nghiệp cần phải có?

Khi làm việc trong ngành được xem là sôi động nhất nhì, marketer cần nhanh nhạy nắm bắt kiến thức và trào lưu mới. Để làm được điều đó, cần phải giữ tư duy cởi mở để đón nhận những điều mới, ngay cả thử thách. Trong đó, công nghệ có lẽ là yếu tố mới quan trọng nhất giúp định hình tương lai.

Vì trong tương lai, công nghệ có thể định hướng cho toàn ngành, không chỉ marketing, mà tất cả các ngành và lĩnh vực khác. Việc nhận thức rõ vai trò của công nghệ đến công việc có thể tạo ra sự khác biệt cho chính sự nghiệp, thậm chí tác động đến toàn bộ ngành hàng.

* Cảm ơn Ông về những chia sẻ trên!

Hà Anh – MarketingTrips

Theo BrandsVietnam

  • 1
  • 2