Skip to main content

Thẻ: Marketer

Marketing trong 2024: Làm Marketing trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo

Trong báo cáo Marketing trong năm 2024 mới đây được giới thiệu bởi HubSpot, Rock Content và Search Engine Journal, một số dự báo về xu hướng và chiến lược marketing trong năm mới 2024 đã được tiết lộ. Từ cá nhân hoá nội dung, ưu tiên tính xác thực, đến các yếu tố sáng tạo và nhân văn trong quảng cáo, tất cả đều là những nội dung vô cùng hữu ích cho Marketer.

Marketing trong 2024
Marketing trong 2024: Làm Marketing trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo

Marketing trong 2024: Làm Marketing trong thời đại của trí tuệ và trí tuệ nhân tạo (AI).

Về tổng thể, bối cảnh ngành marketing đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết.

AI (trí tuệ nhân tạo) và tự động hóa, cùng với một thế giới đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, đang khiến phần lớn marketer phải đồng ý rằng hoạt động marketing chỉ trong vài năm trở lại đây thay đổi tương đương với 50 năm trước đó.

Cả người làm marketing và người tiêu dùng không còn sống trong một thế giới marketing mà trong đó thông tin chỉ mang tính một chiều, nơi mà người tiêu dùng thụ động và chấp nhận những gì mà thương hiệu cung cấp.

Thời đại của trí thông minh thực sự đã thay thế cho thời đại của thông tin.

Trong bối cảnh mới, với tư cách là người làm marketing, cách mọi người tìm kiếm, nghiên cứu và tương tác với thương hiệu sẽ tác động trực tiếp đến cách thương hiệu lựa chọn kênh và chiến lược Marketing sao cho hiệu quả.

Cũng trong bối cảnh mới này, mặc dù marketer đang có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thấu hiểu khách hàng lại ngày càng khó khăn hơn.

Tất cả những điều này cuối cùng lại đè nặng lên vai trò và áp lực với người làm marketing. Người làm marketing giờ đây cần sáng tạo hơn, nhanh hơn, đồng thời khi nền kinh tế được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn trong năm mới 2024, marketer cũng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng và tư duy mới, những thứ có thể giúp họ vượt qua những thách thức trong bối cảnh ngân sách marketing ngày càng eo hẹp.

Yêu cầu cao về hiệu quả sẽ khiến cho hoạt động marketing trở nên sáng tạo và nhân văn hơn.

Khi nói đến tính sáng tạo hay tác động dẫn đến tính sáng tạo, các nghiên cứu cho thấy việc để cho tâm trí được thảnh thơi sẽ giúp não bộ dễ tạo ra những ý tưởng sáng tạo (Creative Idea) hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con người có khả năng sáng tạo cao hơn khi họ không tập trung có chủ đích cho mục tiêu sáng tạo. Thay vào đó, những lúc họ giải trí, đi bộ hay chìm đắm với một sở thích cá nhân nào đó chính là lúc các ý tưởng sáng tạo được sinh ra.

Vào năm 2024 và trong kỷ nguyên của trí tuệ, người làm marketing được kỳ vọng sẽ có ít thời gian rãnh rỗi hơn khi họ được giao nhiều nhiệm vụ và áp lực hơn. Tuy nhiên, mọi thứ đang bắt đầu thay đổi.

Ngày nay, marketer có một trợ lý mới có thể trợ giúp các công việc hàng ngày, từ lên ý tưởng, nghiên cứu, sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu, đến báo cáo và tự động hóa — các công cụ AI sáng tạo thực sự đã không còn là thứ gì đó quá mới.

Trong năm mới, người làm marketing sẽ tiếp tục đầu tư vào các kênh có khả năng mang lại kết quả tốt nhất, ưu tiên xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời tích cực ứng dụng tự động hóa các tác vụ thủ công với mục tiêu khiến cho các hoạt động marketing trở nên “con người” hơn và nhân văn hơn.

Mở rộng mối quan hệ và chứng minh ROI.

Khi ngân sách marketing trở nên eo hẹp, mỗi đồng được chi tiêu đều được kỳ vọng là có thể mang lại giá trị. Một trong những thách thức hàng đầu của những người làm marketing là sự liên kết giữa bán hàng (sales) và marketing.

Trong khi về khía cạnh marketing, các marketer cho rằng họ thực sự đang mang lại những khách hàng có tiềm năng cao, bộ phận bán hàng không phải khi nào cũng công nhận điều này.

Dù vậy, 75% người làm marketing tin rằng các trải nghiệm được cá nhân hóa sẽ làm tăng doanh số bán hàng và khả năng khiến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng (và khách hàng trung thành). Việc xây dựng các kết nối xuyên suốt hành trình của người mua (Customer Journey) và phát triển mối quan hệ với khách hàng trên quy mô lớn đang đặt marketer trước các cơ hội và thách thức mới.

Dưới đây là những thách thức, cơ hội hàng đầu, và xu hướng marketing đáng đầu tư cho năm 2024.

Mạng xã hội là nơi để tìm kiếm, bán hàng và làm dịch vụ.

Vào năm 2024 và xa hơn thế nữa, người làm marketing sẽ ngày quan tâm và nhắm mục tiêu nhiều hơn đến những người mua “sinh sống” trên môi trường trực tuyến. 74% marketer muốn tiếp cận khách hàng thế hệ Millennials (Gen Y) và 67% muốn thu hút Gen X, so với chỉ 27% marketer quan tâm đến nhóm khách hàng Baby Boomer.

Khi những người tiêu dùng bản địa kỹ thuật số phát triển với tư cách là người ra quyết định, cách người mua tương tác với doanh nghiệp hay thương hiệu sẽ tiếp tục thay đổi. Một số thách thức lớn nhất được đưa ra là xây dựng các ý tưởng sáng tạo, xây dựng những nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng và thu hút người theo dõi.

Facebook, Instagram, YouTube và TikTok có ROI cao nhất — và những điều này cũng phù hợp với chiến lược đầu tư marketing của marketer vào năm 2024. 27% marketer không sử dụng YouTube có kế hoạch bắt đầu vào năm tới. Đặc biệt, có đến 68% marketer dự đoán X sẽ thành công hơn Threads vào năm 2024.

Những mối quan hệ chiến lược với những người có ảnh hưởng đáng tin cậy có thể thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu.

Trong khi người có ảnh hưởng (Influecer) không còn là khái niệm mới, người có ảnh hưởng đáng tin cậy (Authentic Influencer) vẫn còn là thuật ngữ mang tính xu hướng.

Vào năm 2023, các nghiên cứu cho thấy cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người mua sản phẩm dựa trên đề xuất hay lấy cảm hứng từ người có ảnh hưởng. Và may mắn là các marketer đã và đang nắm bắt và tận dụng được xu hướng này.

Vào năm 2024, việc sử dụng những người có ảnh hưởng đáng tin cậy sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong các chiến dịch marketing, với 50% marketer cho biết sẽ tăng ngân sách đầu tư.

Các thương hiệu hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung hay người có ảnh hưởng đáng tin cậy sẽ góp phần tạo ra nhu cầu và thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các nền tảng phổ biến như YouTube, Podcast và mạng xã hội.

Sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông của nhà sáng tạo với các nền tảng do thương hiệu sở hữu (Owned Media) sẽ thúc đẩy đáng kể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những xu hướng Influencer Marketing (Tiếp thị người có ảnh hưởng) đáng chú ý trong năm 2024.

1. Ít người theo dõi hơn sẽ hiệu quả hơn – những người có ảnh hưởng nhỏ (Micro Influencer) đang thúc đẩy tích cực nhận thức về thương hiệu.

Theo số liệu nghiên cứu, các doanh nghiệp đang đạt được nhiều thành công hơn với những người có ảnh hưởng nhỏ hơn, thích hợp hơn – 47% marketer cho biết rằng các mối quan hệ đối tác với những người ảnh hưởng nhỏ và siêu nhỏ đang chứng kiến nhiều thành công. Những người có ảnh hưởng nhỏ giúp thương hiệu tiếp cận các cộng đồng trung thành và gắn bó với mức giá thấp hơn.

2. Influencer marketing là kênh tăng trưởng bền vững cho thương hiệu.

51% người làm marketing cho biết doanh nghiệp họ làm việc đã hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung hoặc người có ảnh hưởng vào năm 2023. Marketer tại các thương hiệu và agency B2C có nhiều khả năng hợp tác với những nhà sáng tạo hoặc người ảnh hưởng hơn những marketer tại các doanh nghiệp B2B.

3. Các nhóm Marketing hiệu quả đầu tư vào hoạt động Influencer Marketing nhiều hơn.

Hơn 53% nhóm marketing nhận thấy hoạt động marketing của họ là “hiệu quả” đã đầu tư vào hoạt động Influencer Marketing trong năm 2023, so với chỉ 25% marketer nhận thấy hoạt động marketing của họ là “không hiệu quả”.

4. Hầu hết marketer đều hợp tác với những người có ảnh hưởng một vài lần.

49% marketer hợp tác với những người có ảnh hưởng nhiều hơn 1 lần trong năm 2023. Khi những người có ảnh hưởng có thể hiểu được tiếng nói, giọng điệu, nguyên tắc của thương hiệu cũng như tạo dựng được nhận thức với các nhóm đối tượng người theo dõi họ, các chiến dịch trong tương lai sẽ tạo ra nhiều kết quả hiệu quả hơn.

Mối quan hệ đối tác với những nhà sáng tạo nội dung là không thể thiếu trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tương lai của Content Marketing là cá nhân nhân hoá.

Content Marketing là khái niệm đề cập đến việc ứng dụng nội dung (Content) vào các hoạt động tiếp thị (Marketing) trong doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó.

Người làm Content Marketing được gọi là Content Marketer.

Trong môi trường tìm kiếm ngày càng cạnh tranh như hiện nay, chiến lược nội dung của thương hiệu hay doanh nghiệp phải bắt đầu từ những gì người dùng cần, thay vì là những gì doanh nghiệp có thể làm tốt nhất.

Nếu bạn là một marketer và thường xuyên cập nhật các thuật toán của Google (ví dụ thuật toán Google 2024), bạn có thể rằng Google ngày càng tập trung vào “những nội dung hữu ích” và ưu tiên cho chữ “E” (Trải nghiệm) trong E-E-A-T.

Nội dung của thương hiệu theo đó phải mang tính cá nhân, thể hiện kinh nghiệm và giải quyết các nhu cầu thực sự của khách hàng (người dùng).

Các phân tích cho thấy dưới đây là 5 thách thức lớn nhất của các Marketer với Content Marketing:

  • 16%: Tìm kiếm các ý tưởng mới cho nội dung (Content).
  • 16%: Xây dựng những nội dung có khả năng tương tác (Engagement).
  • 15%: Xây dựng nội dung có khả năng thúc đẩy người dùng truy cập vào website (web traffic).
  • 15%: Xây dựng nội dung có khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu (Target Audience).
  • 15%: Xây dựng nội dung có thể tạo ra khách hàng tiềm năng (Lead).

(Bài viết đang được cập nhật tiếp…).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers

Những ngày mới của năm 2024 đã chính thức bắt đầu, trong khi việc nhìn lại những gì đã qua cũng rất trọng cho các chiến lược trong năm mới, những gì Digital Marketer cần làm ngay lúc này là chuẩn bị cho mình những chiến lược Digital Marketing có khả năng thúc đẩy thương hiệu trong năm mới.

Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers
Chiến lược Digital Marketing 2024: Một vài lời khuyên hữu ích cho Marketers

Vào năm 2023, không chỉ đối với những người làm công nghệ, các Marketer hay Digital Marketer đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong cách các yếu tố công nghệ như AI đang định hình lại cách người làm kinh doanh tiếp cận và tương tác với khách hàng của họ.

Khi các hành vi tương tác của khách hàng hay người tiêu dùng ngày càng thay đổi, điều quan trọng là các thương hiệu phải theo kịp các xu hướng mới nhất để có thể gặp gỡ khách hàng ở những nơi họ hoạt động nhiều nhất, đưa ra những thông điệp có sức ảnh hưởng và hơn thế nữa.

Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là một số xu hướng chính đáng chú ý mà marketer có thể tham khảo để điều chỉnh chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024.

1. Thử nghiệm với video dạng ngắn nên là chiến lược Digital Marketing đầu tiên thương hiệu nên cân nhắc vào năm 2024.

Kể từ khi được giới thiệu lần đầu và trở nên phổ biến nhanh chóng ngay sau đó, các video ngắn (short-form video) trở thành định dạng nội dung được nhiều người dùng lựa chọn, đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ như Gen Z.

Video dạng ngắn là loại nội dung phát triển nhanh nhất trên YouTube, Instagram, Facebook và Snapchat và vẫn là phương tiện tương tác giúp mang lại sự thành công cho TikTok.

Mạng xã hội X (Twitter) cũng đang tìm cách đưa nhiều nội dung video hơn vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nội dung video dạng ngắn đã có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể về nhận thức về thương hiệu.

Thách thức không nằm ở việc tạo ra nhiều video ngắn mà nằm ở việc tạo ra những video ngắn sáng tạo và có khả năng thu hút sự chú ý. Trong khi tuỳ thuộc vào từng nền tảng khác nhau, thương hiệu có những công cụ tiếp cận khác nhau, các công cụ như TikTok Top Ads của TikTok có thể giúp thương hiệu tìm thấy các ý tưởng và cảm hứng mới trong quá trình xây dựng nội dung.

Hơn nữa, bản thân các nền tảng này cũng đang phát triển các công cụ mới để giúp các thương hiệu xây dựng video ngắn một cách dễ dàng hơn, bao gồm các công cụ AI tổng quát có thể tạo video chỉ bằng những lời nhắc bằng văn bản.

Nếu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những người trẻ, video ngắn tiếp tục hứa hẹn là định dạng nội dung có khả năng mang lại tương tác cao nhất, ít nhất là về mặt xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).

2. Khám phá tiềm năng của các tin nhắn (đặc biệt là tin nhắn trực tiếp).

Một trong những xu hướng đáng chú ý trên các nền tảng mạng xã hội đó là ngày càng có nhiều người dùng hơn chuyển từ các bài đăng công khai trên các nhóm công khai lớn sang các nhóm riêng tư nhỏ hơn.

Có rất nhiều lý do giải thích cho điều này, một phần vì nhiều người lo ngại về quyền riêng tư của họ, sự khác biệt trong quan điểm của họ có thể mối nguy cho nhiều tranh luận không mong muốn khác, hay nhiều dùng ngày càng cho rằng họ càng dễ đồng cảm ơn với các nhóm nhỏ có chung chí hướng hơn.

Trong khi về tổng thể, việc nhiều người dùng thích riêng tư có thể là một rào cản cho thương hiệu, khi thương hiệu khó thu thập dữ liệu và tăng mức độ tiếp cận một cách nhanh chóng, nó cũng mang lại các cơ hội cho các phương thức tiếp cận khác ví dụ như nhắn tin trực tiếp (DM).

Thương hiệu có thể sử dụng tin nhắn trực tiếp như là một kênh Digital Marketing có thể tạo ra các kết nối có giá trị và lâu dài với khách hàng của mình. Mặc dù việc được khách hàng tương tác lại không phải là điều dễ dàng, nó thường có ý nghĩa nhiều hơn về mặt kết nối so với các hình thức giao tiếp khác.

3. Xem xét các nền tảng thay thế cũng là một chiến lược Digital Marketing khác Marketer cần coi trọng trong năm 2024.

Vào năm 2023, nhiều người dùng và nhà quảng cáo đang rời bỏ mạng xã hội X (Twitter), các số liệu phân tích cũng ước tính rằng giá trị của mạng xã hội đã mất đi đến hơn 50% so với thời điểm mà nó được mua lại.

Sự sụt giảm người dùng của X không phản ánh toàn cảnh lượng người dùng của các nền tảng khác. Ngược lại, các nền tảng mới như Threads của Meta, Pinterest, Reddit, Snapchat, WhatsApp hay nền tảng của chính cựu CEO Twitter là Mastodon cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.

Mặc dù việc giữ vững các nền tảng chính có sức ảnh hưởng lớn đến thương hiệu là rất quan trọng, liên tục thử nghiệm các nền tảng mới, kênh mới cũng quan trọng không kém quyết định sự thành công của các chiến lược Digital Marketing.

Vào năm mới 2024, khi AI tiếp tục phát triển và là tiền đề cho nhiều nền tảng liên quan khác tận dụng, các Digital Marketer có thể kỳ vọng rằng sẽ chứng kiến sự phát triển của các nền tảng mới mà họ có thể đưa vào chiến lược marketing nói chung của mình.

4. Tích cực thử nghiệm các công cụ AI tổng quát.

AI hay Generative AI là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất vào năm 2023, và xu hướng này được kỳ vọng là sẽ tiếp tục trong năm 2024.

Kể từ khi ra đời và phát triển nhanh chóng, các chatbot AI như ChatGPT hay Google Bard đã trở thành một phần trong quá trình sáng tạo nội dung, tìm kiếm, và hơn thế nữa đối với các marketer.

Vào năm 2024, bên cạnh việc tiếp tục tìm hiểu, thử nghiệm và theo dõi các kết quả mà các mô hình AI tổng quát có thể mang lại, thương hiệu có thể mở rộng nó sang nhiều ứng dụng hơn ví dụ sử dụng AI để tạo video, âm thanh, hay các nội dung được cá nhân hoá khác.

Tuy nhiên, dù cho thương hiệu đang sử dụng công cụ nào và sử dụng cho mục đích gì, điều quan trọng nhất vẫn là tính sáng được ứng dụng cho từng công cụ. Vì khách hàng vốn là con người và chứa đựng nhiều cảm xúc, việc tận dụng quá đà các yếu tố công nghệ hay ứng dụng nó một cách khô khan và rập khuôn có thể khó mang lại tác động thực sự.

5. Tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng công nghệ mới như AR, VR hay 3D là chiến lược Digital Marketing cuối cùng có thể thúc đẩy thương hiệu trong năm 2024.

Tương lai tiếp theo của thế giới tương tác kỹ thuật số sẽ diễn ra trong các môi trường ngày càng đa dạng, như AR, VR và metaverse.

Trong khi các khoản lỗ lớn của Meta cho Metaverse đang làm nhiều người hoài nghi về tương lai của nó, về các công nghệ được cho là tương lai của thế giới giao tiếp, nơi thế giới thực và thế giới ảo có một sự kết hợp và giao thoa lẫn nhau.

Tuy nhiên, cũng như những ngày đầu của thế giới internet hay cả sự thay đổi trong cách người dùng tương tác với các nền tảng mạng xã hội, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, một tương lai mới của thế giới internet dường như là rất thuyết phục.

Trẻ em ngày nay dành toàn bộ thời gian của mình trong các thế giới trò chơi nhập vai như Fortnite, Minecraft và Roblox, nơi chúng có thể giao lưu, tương tác, đắm chìm và hơn thế nữa. Điều này góp phần chỉ ra tương lai của các xu hướng tương tác rộng hơn, cuối cùng cũng sẽ bao gồm cả tương tác chuyên nghiệp.

Với suy nghĩ này, các doanh nghiệp cũng nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu các công cụ công nghệ mới, những thứ có thể làm thay đổi cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, thứ mà cuối cùng sẽ quyết định đâu là thương hiệu mà họ chọn để kết nối.

Các công cụ dựa trên AI tổng quát bên cạnh đó cũng có thể giúp đơn giản hóa quá trình sáng tạo và tương tác cá nhân hoá với khách hàng nhiều hơn.

Trên đây là một số gợi ý về các xu hướng có thể tác động đến cách doanh nghiệp xây dựng chiến lược Digital Marketing của mình trong năm 2024. Hy vọng với những lời khuyên này, người làm marketing sẽ có nhiều cách hơn để tối ưu hoá chiến lược, thúc đẩy hiệu suất và nhiều hơn thế nữa cho doanh nghiệp.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mức độ sẵn sàng chi trả là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong kinh doanh và marketing, dù doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn đang kinh doanh sản phẩm gì và nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu nào, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng, đối với các phân khúc khách hàng khác nhau, điều này cũng khác nhau.

Để có thể thành công, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, một chiến lược định giá phù hợp cũng là chìa khoá để thương hiệu có thể chinh phục được khách hàng của mình. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp để mất doanh thu, nếu định giá quá cao, doanh nghiệp có thể đẩy khách hàng vào tay đối thủ.

Với tư cách là một người làm marketing chuyên nghiệp, bạn cần hiểu và đánh giá được các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến cách khách hàng ra quyết định mua hàng, nói cách khác, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền (mức độ sẵn sàng chi trả) khi nào, những thứ mà khách hàng có thể coi là rào cản chính là những gì mà Marketer cần giải quyết.

Mức độ sẵn sàng chi trả (sẵn lòng chi trả) là gì?

Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì?
Mức độ sẵn sàng chi trả (Ý định chi trả) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

Trong ngành marketing, có một khái niệm dù không mới nhưng không phải marketer nào cũng có thể hiểu đó là “mức độ sẵn sàng chi trả” hay “ý định chi trả” hoặc “mức sẵn lòng chi trả”, nó chính là mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Đối với từng phân khúc thị trường khác nhau, chỉ số này cũng sẽ khác nhau.

Mặc dù khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng trả ít hơn ngưỡng này nhưng điều quan trọng là marketer phải hiểu rằng, trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không trả ở mức giá cao hơn.

Theo nhận định từ một giáo sư kinh tế của Trường Kinh doanh Harvard, khái niệm “sẵn sàng chi trả” (Willingness to Pay – WTP) cho doanh nghiệp biết rằng dù khách hàng có sẵn lòng trả tiền cho một sản phẩm ra sao và sản phẩm đó đến từ đâu, họ sẽ không trả nhiều hơn số tiền mà họ đã định sẵn”. (số tiền họ cho là ngưỡng phù hợp).

Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau, cái gọi là “ngưỡng” nói trên cũng sẽ khác nhau.

Danh sách các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Khi nói đến thuật ngữ “mức độ sẵn sàng chi trả” (WTP), các yếu tố ảnh hưởng không phải là những hằng số cố định, tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố bên trong (ví dụ tâm lý khách hàng) và bên ngoài (ví dụ bối cảnh thị trường), mà các chỉ số này có thể khác nhau, dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

  • Thu nhập
  • Địa lý
  • Thời tiết
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
  • Cấp độ dịch vụ
  • Quảng cáo
  • Sản phẩm cạnh tranh
  • Kỳ vọng của khách hàng
  • Tính hợp pháp
  • Bao bì
  • Tác động đến môi trường hoặc xã hội (CRS)
  • Tính cấp thiết của sản phẩm (hoặc dịch vụ)

Như bạn có thể thấy, giá cả không phải là đặc điểm duy nhất quan trọng đối với khách hàng. Ví dụ: kỳ vọng của khách hàng, thiết kế bao bì hay thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn đến cách khách hàng sẵn sàng chi trả.

Về tổng thể, khi khách hàng có nhu cầu cấp thiết đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp, họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn so với khi nhu cầu của họ ít khẩn cấp hơn. Tương tự, sự thiếu hụt về nguồn cung thực tế hoặc nhận thức được có thể khiến họ sẵn sàng trả giá cao hơn.

Ngược lại, mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng có thể giảm xuống do sự xuất hiện của một số đối thủ cạnh tranh mới có mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) mạnh hơn hoặc nhận thức rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó đã lỗi thời (đặc biệt đúng với các sản phẩm liên quan đến công nghệ).

Cách xác định mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng.

Bằng cách xác định đúng mức độ sẵn sàng (sẵn lòng) chi trả của khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng nên những chiến lược giá bán phù hợp, cho phép tối đa hóa lợi nhuận và sự hài lòng của khách hàng.

Dưới đây là các phương pháp chính bạn có thể sử dụng để ước tính và tính toán mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

1. Khảo sát và Nhóm tập trung (Focus Groups).

Một trong những cách chắc chắn nhất để xác định mức độ sẵn sàng chi trả (trả tiền) của khách hàng là hỏi chính họ. Mặc dù các cuộc khảo sát có xu hướng có chi phí tiết kiệm hơn so với các cuộc khảo sát nhóm tập trung nhưng cả hai đều là những cách thức hiệu quả để thực hiện điều đó. Các cuộc khảo sát thường thu thập một lượng lớn dữ liệu có thể định lượng được, trong khi các nhóm tập trung thường mang lại thông tin có nhiều sắc thái và chất lượng hơn.

2. Phân tích kết hợp.

Phân tích kết hợp là một loại khảo sát chuyên biệt, trong đó người trả lời được yêu cầu xếp hạng các tính năng đi kèm khác nhau. Sau đó, các phản hồi này được thương hiệu sử dụng để gán một giá trị bằng số cho từng đặc điểm (được gọi là “giá trị một phần”) nhằm xác định sở thích của người tiêu dùng.

Các giá trị này có thể được sử dụng để dự đoán cách người tiêu dùng sẽ phản ứng với một sản phẩm nhất định và giúp xác định những tính năng nào sẽ tạo nên kết quả mong đợi cuối cùng.

3. Thử nghiệm và lựa chọn dựa trên dữ liệu lịch sử.

Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp ngày càng có thể sử dụng dữ liệu về những lựa chọn trong quá khứ của người tiêu dùng để xác định mức độ sẵn sàng chi trả thực sự của họ. Đây được xem là phương pháp hiệu quả vì những hiểu biết (insights) có được hoàn toàn dựa trên những gì người tiêu dùng làm thay vì những gì họ nói.

Tầm quan trọng của việc xác định đúng mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng ngay từ đầu.

Bằng cách ước tính mức độ sẵn sàng chi trả và thực hiện ngược lại để xác định giá, các doanh nghiệp có thể tự tin tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trong khi thu được càng nhiều giá trị càng tốt từ người tiêu dùng.

Trong khi định giá cao có thể khiến doanh nghiệp để mất khách hàng vào tay đối thủ, định giá thấp lại khiến doanh nghiệp không thể tồn tại được, định giá dựa trên mức độ chấp nhận của khách hàng được xem là chiến lược lý tưởng nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới, chưa có thương hiệu và lợi thế trên thị trường.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết

Nếu TikTok là một phần quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể của doanh nghiệp của bạn trong năm mới, hãy tham khảo ngay các chiến lược Marketing đáng tham khảo trên TikTok năm 2024 trong bài viết này.

Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết
Một vài chiến lược Marketing trên TikTok năm 2024 Marketers cần biết

Vào năm 2023, TikTok tiếp tục chứng minh là nền tảng của giới trẻ. Nhiều người trẻ (Gen Z) không chỉ sử dụng TikTok để giải trí mà còn coi đây là công cụ tìm kiếm, mua sắm và hơn thế nữa.

Trong khi việc sử dụng nền tảng nào cho các chiến lược marketing thậm chí còn không quan trọng bằng việc thương hiệu có thể hiểu nền tảng và người dùng trên nền tảng đó, dưới đây là một số bước tiếp cận nền tảng quan trọng có thể thúc đẩy hiệu suất marketing của doanh nghiệp.

1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Cũng giống như trên bất cứ nền tảng nào khác, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để xây dựng các chiến lược Marketing trên TikTok.

Trong bối cảnh trạnh tranh cao, khi người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn cùng với một sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng, sự khác biệt trong mắt khách hàng trở nên vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu.

Với tư cách là người làm marketing, bạn nên kiểm tra và phân tích tài khoản TikTok của đối thủ, xem xét các loại số liệu liên quan, cũng như loại nội dung nào đối thủ đang ưu tiên sử dụng nhiều nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng TikTok Creative Center để nghiên cứu những thương hiệu hiện đang hoạt động hiệu quả nhất dựa trên danh mục thương hiệu, sản phẩm hay hashtag, v.v.

Nếu bạn không chắc chắn đối thủ của mình là ai, bạn cũng có thể tìm kiếm theo danh mục trong phần hashtag, phần này sẽ làm nổi bật các video thịnh hành nhất trong bất kỳ phân khúc cụ thể nào.

2. Nghiên cứu những mẫu quảng cáo có hiệu suất cao nhất.

Tiếp đó, bạn cũng có thể nghiên cứu cụ thể hiệu suất của các mẫu quảng cáo TikTok thông qua thư viện quảng cáo (Ad Library) của TikTok là TikTok Top Ads.

Bạn chỉ cần chọn khu vực và danh mục sản phẩm của bạn và TikTok sẽ hiển thị cho bạn các mẫu quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất cùng các nội dung liên quan.

Bạn cần phân tích xem điều gì đang mang lại hiệu quả cho các thương hiệu khác nhau trong lĩnh vực của bạn và người dùng TikTok đang phản hồi tới điều gì.

Tất cả những hiểu biết có được chính là nền tảng để bạn có thể xây dựng chiến lược và áp dụng theo một cách riêng.

3. Nghiên cứu các thẻ hashtag.

Về mặt hiển thịhashtag là thuật ngữ dùng để chỉ những từ hay cụm từ nằm đằng sau dấu thăng “#”, ví dụ những từ như #marketingtrips, #marketing, #facebook, #hashtag hay #hashtaglagi chính là những thẻ hashtag.

Nhìn chung, các thẻ hashtag trên TikTok (và trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác) không còn có sức ảnh hưởng như trước đây trong việc thúc đẩy xu hướng trò chuyện và khả năng tiếp cận.

Điều này xảy ra đơn giản là bởi vì các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội liên tục tìm cách hạn chế việc nền tảng bị lạm dụng, dù đó là thông qua các thẻ hashtag hay bất cứ thủ thuật nào.

Tuy nhiên, về mặt phân loại tìm kiếm, hashtag vẫn có thể là một yếu tố khám phá quan trọng và có thể giúp đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu được hiển thị trong các luồng tìm kiếm có liên quan.

Như đã lưu ý ở trên, bạn có thể sử dụng yếu tố “Trend Intelligence” của TikTok để nghiên cứu các thẻ hashtag có liên quan mà bạn có thể lọc theo ngành. Bạn cũng có thể chọn bộ lọc để xem chi tiết các thẻ xu hướng mới nhất trong bất kỳ danh mục sản phẩm hay dịch vụ nào.

Cuối cùng, bạn cũng có thể truy cập các video hoạt động hiệu quả nhất trong từng danh mục, đây chính là nơi bạn khám phá cách các loại nội dung đang thúc đẩy hiệu suất nói chung.

4. Tìm kiếm những người có ảnh hưởng (Influencer) có liên quan.

Những người có ảnh hưởng (Influencer) là khái niệm chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành marketing, kinh doanh và giải trí nói chung, thuật ngữ influencer đề cập đến tất cả những cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là có thể làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong phạm vi ngành marketing, Influencer hay “người có ảnh hưởng” là thuật ngữ chung mang tính đại diện cho tất cả những người có sức ảnh hưởng dù cho họ đang làm việc trong lĩnh vực cụ thể là gì, họ ảnh hưởng trong phạm vi nào hay độ lớn của những nhóm đối tượng theo dõi (bị ảnh hưởng) họ.

Theo các dự báo khác nhau, vào năm 2024, ngân sách cho Influencer Marketing sẽ tiếp tục vượt qua một số hình thức marketing truyền thống khác, điều này có nghĩa là thương hiệu cần đầu tư nhiều hơn với những người có ảnh hưởng liên quan hơn.

Về phía TikTok, vì bản thân nền tảng tự mô tả là nền tảng giải trí, thương hiệu cần ưu tiên nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung hay người có ảnh hưởng có những nội dung hấp dẫn, sáng tạo, được sản xuất lần đầu (nội dung gốc). Người dùng TikTok cũng có xu hướng tương tác và tin tưởng nhiều hơn từ các nhà sáng tạo họ yêu thích hơn là thương hiệu.

Bạn cũng có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng phù hợp từ công cụ Creator Marketplace của TikTok dựa trên từ khóa, ngành nghề kinh doanh và hơn thế nữa.

5. Dùng thử công cụ quảng cáo AI của TikTok.

Giống như tất cả các nền tảng mạng xã hội khác, TikTok cũng đang thử nghiệm AI tổng quát vào các sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức khác nhau với mục tiêu cải thiện hiệu suất nội dung và quảng cáo của thương hiệu.

TikTok hiện có “Trợ lý sáng tạo” mới trong Trung tâm sáng tạo (Creative Center), đây là một chatbot AI có thể giúp thương hiệu tối đa hoá các nỗ lực Marketing trên TikTok.

Với công cụ này, nhà quảng cáo có thể yêu cầu cung cấp các ý tưởng dựa trên xu hướng, những nội dung có khả năng tạo ra được nhiều sức ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu.

TikTok cũng có trình xây dựng nội dung bằng AI (AI Script generator), có thể giúp thương hiệu tạo ra các video hấp dẫn hơn, đồng thời bổ sung các yếu tố AI mới vào nền tảng chỉnh sửa video CapCut.

Vào năm 2024, khi AI tiếp tục được ứng dụng nhiều hơn vào các nền tảng, marketer cần tích cực theo dõi, thử nghiệm, học hỏi và nhanh chóng có được các bài học cho riêng mình. Hy vọng với các thông tin nói trên, bạn giờ đây có nhiều cách hơn để xây dựng và tối ưu hoá chiến lược marketing của mình trên TikTok trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Cùng MarketingTrips khám phá các kỹ năng cần thiết để trở thành một Content Marketer (người làm Content Marketing) thành công trong năm 2024 và xa hơn thế nữa trong bài viết này.

kỹ năng Content Marketer 2024
Top các kỹ năng cần thiết cho Content Marketer 2024

Với tư cách là một marketer, dù là Content Marketer, Brand Marketer hay Digtal Marketer, khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi hay thậm chí là khi các yếu tố công nghệ hỗ trợ (Martech) thay đổi, các cách thức tiếp cận cũng cần phải thay đổi.

Điều này có nghĩa là, trong các bối cảnh mới, người làm marketing nói chung cần không ngừng phát triển và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức chuyên môn mới nhằm đáp ứng các mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Trong khi các kỹ năng cơ bản của một Content Marketer có thể bao gồm: SEO, Phân tích dữ liệu, Tích hợp công nghệ mới, Viết và chỉnh sửa hay kỹ năng xây dựng video (hình ảnh), dưới sự phát triển nhanh của AI và nhiều yếu tố khác, dưới đây là các kỹ năng mới mà bạn có thể tham khảo (và trau dồi) trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Việc trang bị sớm các kỹ năng này không chỉ giúp Content Marketer có nhiều cơ hội việc làm hơn mà còn có thể có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc gia tăng thu nhập và thăng tiến.

Quyền riêng tư, chiến lược và đổi mới là những kỹ năng quan trọng đầu tiên của người làm Content Marketing (Content Marketer) trong năm 2024.

2024 sẽ tiếp tục là năm của dữ liệu, đặc biệt là vấn đề an toàn và quyền riêng tư cá nhân của dữ liệu. Với tư cách là một Content Marketer đại diện cho thương hiệu, bạn cần tiếp tục tập trung vào việc tuân thủ quyền riêng tư dữ liệu để đảm bảo rằng bạn không thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng dữ liệu theo cách khách hàng không mong muốn.

Các sức mạnh có được từ blockchain và Web3 trong việc quản lý việc thu thập và lưu trữ dữ liệu sẽ là chìa khóa để tạo ra các nội dung siêu cá nhân hóa trong 5 năm tới.

Trong bối cảnh mới này, chiến lược, sự sáng tạo và đổi mới sẽ là những kỹ năng cần thiết khi ngày càng có nhiều công việc thường ngày được thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Cũng bởi vì nhiều công việc đơn giản sẽ được thực hiện bởi AI, điều quan trọng là thay vì tỏ ra sợ hãi về việc con người bị AI thay thế, bạn cần chủ động tận dụng nó, coi nó là công cụ để sáng tạo và thúc đẩy hiệu suất cho thương hiệu hơn thế nữa.

Hiểu AI là gì hay các công cụ hữu ích có thể giúp bạn đơn giản hoá các công việc hàng ngày theo đó cũng là yêu cầu hàng đầu.

Lấy khách hàng làm trung tâm và khả năng thích nghi.

Khi bối cảnh làm marketing trở nên cạnh tranh hơn và các hoạt động marketing cũng trở nên phức tạp hơn, các marketer nói chung và content marketer nói riêng phải không ngừng suy nghĩ sáng tạo và phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức của mình.

Điều này bao gồm việc nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của bạn và các thành viên trong đội nhóm, chấp nhận thử nghiệm và thử nghiệm, đồng thời cởi mở hơn với những ý tưởng và cách tiếp cận mới bằng cách liên tục học hỏi, đặc biệt là về các công nghệ và xu hướng mới.

Tuy nhiên, dù cho bạn đang sáng tạo theo cách nào hay tiếp cận ra sao, “lấy khách hàng làm trọng tâm” vẫn nên được đặt là mục tiêu hàng đầu, coi đó là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Suy cho cùng, điều quan trọng không phải là bạn đang làm gì mà là khách hàng cảm nhận về những thứ bạn làm ra sao.

Thúc đẩy tư duy thử nghiệm – học hỏi – và thích ứng.

Tính linh hoạt, khả năng thích ứng và tính minh bạch sẽ trở nên quan trọng hơn khi nói đến việc chứng minh mức độ hiệu quả của công việc. Hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ sẽ giúp các marketer mở rộng cách thức làm việc, từ việc chọn kênh phân phối nội dung đến kết quả mục tiêu dựa trên các phân tích dữ liệu về đối tượng mục tiêu (Target Audience).

Các kỹ năng chính để nâng cao kết quả của các content marketer theo đó bao gồm khả năng giao tiếp và tương tác xung quanh sự thay đổi, nghiên cứu người dùng (ví dụ như Search Intent), các thành viên trong đội nhóm, cũng như cách giải quyết các vấn đề dựa trên sự hợp tác và thử nghiệm.

Chấp nhận rủi ro cũng là một kỹ năng cần thiết khác của Content Marketer trong năm 2024.

Trong khi rủi ro dường như là thứ mà mọi marketer và doanh nghiệp đều không muốn đối mặt, trong bối cảnh mới này, khi mọi thứ bao gồm cả hành vi và sở thích của khách hàng đang thay đổi nhanh chóng (hãy nghĩ về cách ngày càng có nhiều Gen Z tìm kiếm và mua sắm trên TikTok thay vì các sàn thương mại điện tử truyền thống), chấp nhận rủi ro từ các thử nghiệm để nhanh chóng học hỏi và phát triển là hết sức cần thiết.

Cũng trong bối cảnh mới này, khi nhiều doanh nghiệp hơn đang mong muốn các marketer chứng minh được mức độ ảnh hưởng của các hoạt động của họ tới doanh thu nói chung, việc chấp nhận các thử nghiệm, từ việc tiếp cận các nền tảng mới đến phương pháp đo lường mới sẽ càng trở nên cấp bách hơn.

Kỹ năng viết khác biệt.

Là một Content Marketer, công việc chủ đạo của bạn hiển nhiên là viết lách do đó hãy liên tục nâng cao kỹ năng viết của bạn, đặc biệt là kỹ năng viết khác biệt. Viết khác biệt là viết theo một phong cách khác với cách mà các thương hiệu (đối thủ) đang làm, với các câu từ và cách thể hiện mới lạ và có khả năng tương tác (Engagement) cao với khách hàng mục tiêu.

Bất kể cho nhiều quan điểm cho rằng các công cụ AI tổng quát (ví dụ như ChatGPT) sẽ thay thế con người, vì khách hàng của bạn là con người với nhiều cảm xúc liên tục thay đổi, AI khó có thể thay thế theo đúng nghĩa.

Viết khác biệt cũng có nghĩa là bạn sẽ ưu tiên nhiều hơn các nội dung gốc nhưng được viết lại theo một cách khác. Để làm được điều này, việc nghiên cứu và phân tích mọi loại nội dung hiện có (trên từng nền tảng) là hết sức cần thiết.

Xây dựng nội dung theo các phân khúc khách hàng khác nhau.

Phân khúc khách hàng hay phân khúc thị trường là quá trình một doanh nghiệp phân chia thị trường thành các phân khúc khác nhau, mỗi phân khúc bao gồm nhiều đối tượng mục tiêu (khách hàng tiềm năng) có một số nhu cầu, sở thích hay hành vi giống hoặc tương tự nhau.

Nằm trong bức tranh quản trị Marketing tổng thể, phân khúc thị trường là một quá trình trong mô hình R-STP-MM-I-C: R – Research (Nghiên cứu thị trường), STP – Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường mục tiêu), Positioning (Định vị thương hiệu),  MM – Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp),  I – Implementation (Thực thi) và C – Checking (Kiểm tra và tối ưu).

Với tư cách là một Content Marketer, bạn hiểu rằng đã qua rồi cái thời một loại nội dung có thể được sử dụng cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau, thay vào đó tuỳ thuộc vào từng chân dung người mua, yếu tố ngành hàng và – quan trọng nhất – các giai đoạn khác nhau trong hành trình của người mua (Customer Journey) mà thương hiệu cần cung cấp các nội dung khác nhau.

Xây dựng chiến lược, hoạch định và điều phối là các kỹ năng quan trọng tiếp theo của người làm Content Marketing trong năm 2024.

Về tổng thể, cũng tương tự như bối cảnh làm Marketing, Content Marketing cũng sẽ thay đổi nhiều hơn trong năm 2024 và xa hơn thế nữa khi các yếu tố công nghệ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung.

Khi các công cụ AI có thể giúp Marketer tự động hoá nhiều hơn, cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng tiềm năng, content marketer (marketer) nào có thể tùy chỉnh và áp dụng nội dung cũng như dữ liệu do AI tạo ra cho các thị trường cụ thể nhiều nhất sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Những người làm marketing thành công phải là những người hiểu rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các chân dung khách hàng mục tiêu khác nhau, quan tâm sâu sắc đến thông điệp, có kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cũng như điều phối các chiến dịch trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Hiển nhiên, tất cả các hoạt động này không thể tách rời chiến lược chung của doanh nghiệp.

Nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một trong những sai lầm lớn với nhiều marketer nói chung và content marketer nói riêng khi xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng, dù là thông qua các mẫu quảng cáo hay content marketing hay bất kỳ chiến thuật nào khác đó là “tự suy diễn về mong cầu của khách hàng hay phản hồi của khách hàng”. Thay vì cố gắng đi sâu vào tâm trí của khách hàng, nhiều người làm marketing chọn cách tự đưa ra các giả định.

Để có thể hạn chế được các sai lầm này, marketer cần nói chuyện nhiều hơn với khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng đã mua và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Các dữ liệu về khách hàng không chỉ nên dừng lại ở bộ phận marketing, nó cũng cần đến từ các phòng ban có liên quan khác như bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Có được càng nhiều dữ liệu khác nhau về khách hàng, marketer càng có nhiều cơ hội để thành công hơn khi có thể thấu hiểu khách hàng nhiều hơn.

Sự thấu hiểu này còn được gọi là insights khách hàng.

Content Marketer cũng cần có kỹ năng xây dựng các thông điệp được hỗ trợ bởi khoa học hành vi.

Với các content marketer có kinh nghiệm, họ hiểu rằng những gì họ viết hay mô tả không phải dựa trên sở thích viết lách của họ mà là dựa trên các dữ liệu có được về khách hàng của họ, đặc biệt là các dữ liệu khoa học hành vi vốn đã được chứng minh qua các nghiên cứu.

Về phía khách hàng, vì nhiều khách hàng thậm chí còn không giải thích được lý do họ đã mua hàng, là một marketer, bạn cũng cần xây dựng các thông điệp có thể mô tả (làm sáng tỏ) cách mọi người thực sự đưa ra quyết định mua hàng của họ.

Khoa học cũng chứng minh rằng, bên cạnh các yếu tố mà khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được, vẫn có những yếu tố mà mọi người thường không nhận thức được, điều này có thể bao gồm các nhu cầu tâm lý cố định, chẳng hạn như cảm giác tự chủ hoặc giảm thiểu sự mất mát.

Khi khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và khi các yếu tố công nghệ như AI có thể giúp marketer hiểu về con người nhiều hơn, sự hiểu biết vững chắc về khoa học hành vi là nền tảng để thành công của marketer.

Kỹ năng xây dựng và tối ưu dựa trên dữ liệu (Data-driven Marketing).

Data Driven Marketing hiểu đơn giản là việc ứng dụng các dữ liệu vào hoạt động marketing để từ đó có thể ra quyết định một cách chính xác và nhanh chóng hơn.

Data Driven Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và được đo bằng khả năng kết nối của thương hiệu với đối tượng mục tiêu, nhiều nhà marketer đang chuyển sang chiến lược dựa trên dữ liệu để giúp hiểu khách hàng của họ một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Với tư cách là một content marketer, bạn cần hiểu cách các hoạt động riêng lẻ đóng góp vào thành công chung của toàn bộ chiến lược. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng phân tích và đánh giá kết quả dựa trên dữ liệu.

Trong các thời kỳ kinh tế bất ổn, hiểu được cách hoạt động khác nhau giúp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp dĩ nhiên là chìa khoá vô cùng quan trọng.

Nắm vững D-E-I-B.

DEIB là từ viết tắt của các chữ cái tiếng Anh có nghĩa là Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập và Thuộc về, đây được coi là cơ sở để xây dựng các kết nối có ý nghĩa với khách hàng (và bao gồm cả với nhân viên trong tổ chức), tìm kiếm khách hàng mới và thúc đẩy lòng trung thành lâu dài.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu của Kantar Global Monitor, DEIB không còn là một lựa chọn mà là một điều bắt buộc khi có đến 59% người tiêu dùng muốn mua hàng từ những thương hiệu tích cực thúc đẩy sự đa dạng và công bằng trong hoạt động kinh doanh, thị trường, cộng đồng và xã hội.

Liên tục đầu tư vào các xu hướng Marketing phù hợp với tương lai.

Cuối cùng, dù là với content marketing hay marketing, khó có thể có một chiến thuật nào là hiệu quả mãi mãi khi khách hàng và công nghệ liên tục thay đổi.

Dù là trong bối cảnh nào, các marketer vẫn phải tích cực sáng tạo và thử nghiệm các ý tưởng mới, những thứ mà khách hàng cho rằng là một phần trong cuộc sống của họ. Bất kể bạn là một content marketer hay là ai, bạn càng học nhiều thì càng có thể đạt được nhiều thành công hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết

Với gần 1 tỷ người dùng toàn cầu chủ yếu tập trung vào mạng lưới các kết nối chuyên nghiệp, mạng xã hội LinkedIn từ lâu đã là nền tảng dành cho các doanh nghiệp B2B, tuy nhiên với các cải tiến mới đây nhờ vào AI, các doanh nghiệp B2C giờ đây cũng có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết.

LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết
LinkedIn Ads 2024: Một số xu hướng chính Marketers nên biết

Trong khi LinkedIn là nền tảng yêu thích của nhiều nhà quảng cáo B2B, bài viết này sẽ phân tích nhiều cơ hội hơn nữa về xu hướng quảng cáo cho các thương hiệu B2C trong năm 2024 và xa hơn thế nữa.

Nhìn lại bức tranh quảng cáo B2B năm 2023: Google hay LinkedIn?

Nhìn lại 2023 thì rõ ràng đó là một năm đầy gian nan của Google. Từ việc doanh thu quảng cáo của YouTube liên tục sụt giảm, tìm cách buộc người dùng mua gói YouTube Premium, chặn các trình chặn quảng cáo đến những màn ra mắt đầy thất vọng của các sản phẩm AI như Google Bard hay Gemini AI.

Trong khi doanh thu quảng cáo của Google vẫn đứng đầu danh sách và Google cũng được sử dụng cho cả các thương hiệu B2B lẫn B2C, dấu ấn của Google về B2B trong những năm gần đây dường như khá nhạt nhoà.

Xét về xu hướng, LinkedIn hiện là nền tảng được chấp nhận rộng rãi hơn trong danh mục quảng cáo B2B và nhiều doanh nghiệp ngày càng chỉnh chu hơn trong cách sử dụng nó.

Bởi những lợi thế về tệp đối tượng chất lượng cao, LinkedIn đang là lựa chọn của không chỉ các doanh nghiệp B2B mà còn cả với B2C.

Những xu hướng quảng cáo có nhiều cơ hội thành công trên LinkedIn trong năm 2024.

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng (Thought-leadership ads).

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng mới của LinkedIn cho phép các doanh nghiệp quảng bá bài đăng từ các nhân viên (bao gồm cả các nhà lãnh đạo) của doanh nghiệp, điều này có khả năng mang lại hiệu quả cao cho các tổ chức và doanh nghiệp có chiến lược đưa tiếng nói và sức ảnh hưởng của nhân viên vào chiến lược chung của doanh nghiệp.

Quảng cáo lãnh đạo tư tưởng cung cấp một cách khác để doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận thương hiệu. Vì cái gọi là lãnh đạo tư tưởng này đến từ tài khoản của một con người cụ thể (nhân viên) chứ không phải một tổ chức nên nó có thể hấp dẫn hơn với cộng đồng người dùng mục tiêu. Và khi tính xác thực là từ khoá trong bối cảnh AI ngày càng phát triển, cách tiếp cận này sẽ càng trở nên hợp lý hơn.

Đối tượng dự đoán.

Trong tất cả các bản cập nhật của LinkedIn vào năm 2023, tệp khách hàng gọi là đối tượng dự đoán (Predictive Audiences) là một trong những thứ hấp dẫn nhất.

Predictive Audiences sử dụng AI thông qua dữ liệu đầu vào của doanh nghiệp để giúp thương hiệu tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có giá trị cao nhất, nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng tệp khách hàng này rất có giá trị.

Nếu so sánh với Performance Max của Google, tệp đối tượng này của LinkedIn có các lợi thế vì LinkedIn có nhiều dữ liệu doanh nghiệp trực tiếp hơn, và nếu doanh nghiệp có sử dụng CRM hoặc CDP, giá trị càng rõ nét hơn.

Báo cáo phân bổ doanh thu.

Các doanh nghiệp B2B giờ đây có thể xem xét các cơ hội có thể đạt được nhằm mang lại doanh thu và nghiên cứu cách những khách hàng tiềm năng xem và tương tác với các quảng cáo của thương hiệu.

Đây chính là lúc doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tác động của các quảng cáo LinkedIn đến hành vi mua hàng của khách hàng và hơn thế nữa.

Thư viện quảng cáo LinkedIn.

Được phát hành cách đây không lâu, thư viện quảng cáo của LinkedIn (LinkedIn Ad Library) cho phép nhà quảng cáo tra cứu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh dựa trên các từ khóa hoặc tên doanh nghiệp cụ thể.

Cũng tượng như các thư viện quảng cáo (Ad Library) của các nền tảng như Facebook, TikTok hay Google, thư viện quảng cáo của LinkedIn cũng có thể được sử dụng để xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch cạnh tranh hay tối ưu hoá quảng cáo.

Phân khúc doanh nghiệp.

Về cơ bản, nhà quảng cáo có thể ưu tiên và phân khúc danh sách khách hàng mục tiêu theo các mức độ tương tác (engagement) dựa trên thông tin từ các tín hiệu như trả phí, tự nhiên hay từ website.

Nhắm mục tiêu theo sở thích dịch vụ.

Là một trong các giải pháp nhắm mục tiêu (Targeting) – nhắm mục tiêu theo sở thích dịch vụ cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người dùng (khách hàng tiềm năng) tích cực tham gia vào các chủ đề nội dung phù hợp với giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù số lượng các chủ đề hiện còn khá hạn chế, LinkedIn cho biết sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2024.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nghiên cứu: Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales

Theo một số nghiên cứu mới đây được công bố trên HBR, các đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí còn tốt hơn so với các đánh giá tích cực (review tốt).

Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)
Reviews tiêu cực có thể thúc đẩy Sales (có thể hơn cả Review tích cực)

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Dartmouth và Đại học British Columbia đã cho 300 người hâm mộ NFL (National Football League – Một giải đấu bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) xem mô tả về chiếc áo hoodie có gắn nhãn hiệu của giải đấu và các bài đánh giá một sao (review 1 sao) và 5 sao về nó bởi những người hâm mộ của Cleveland Browns (một đội bóng bầu dục).

Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về sự tương đồng của họ với những người đánh giá (reviewer) và sở thích mua hàng (quần áo) của họ.

Khi mọi người nghĩ rằng họ và người đánh giá là giống nhau, thì ý định mua hàng (Buying Intent) của họ sẽ thấp hơn nếu họ xem bài đánh giá 1 sao thay vì bài đánh giá 5 sao.

Ngược lại, khi họ cảm thấy không thích những người đánh giá đó, bài đánh giá 1 sao lại tạo ra ý định mua hàng cao hơn đáng kể so với bài đánh giá 5 sao.

Kết luận ban đầu được rút ra từ nghiên cứu: Những đánh giá tiêu cực (review xấu) có thể thúc đẩy doanh số bán hàng (Sales) nhiều hơn so với những đánh giá tích cực (review tốt).

Nghiên cứu của Giáo sư Ordabayeva.

Ordabayeva: Khi mọi người hiểu rõ về một thương hiệu nào đó, giống như những người hâm mộ bóng đá đã làm với NFL, thì một bài đánh giá tiêu cực (negative review) có vẻ như là mối đe dọa đối với khả năng nhận diện hay niềm tin của họ.

Điều này thường xảy ra khi bài đánh giá đến từ một nguồn “lạ” nào đó: một cá nhân hoặc tổ chức có vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, đội bóng yêu thích…khác họ.

Trong trường hợp này, mọi người thường có xu hướng đặt câu hỏi về quyền chỉ trích thương hiệu của người đánh giá (Reviewer).

Do đó, họ cảm thấy bị thôi thúc là phải “bảo vệ” nó bằng cách gia tăng ý định mua nó. Về bản chất, đây là một phản ứng mang tính bản năng khi một ai đó có cảm giác rằng họ đang bị tấn công (cá nhân).

Bản ngã (Ego) của con người có thực sự mong manh hay diễn ra theo cách như vậy không?

Nếu mọi người nghĩ rằng nhận định trên là một quy tắc hay công thức cố định nào đó thì câu trả lời là không.

Sự thật là, chỉ một số loại thương hiệu nhất định mới có khả năng kích hoạt kiểu phản ứng này, những thương hiệu mà khách hàng ít nhất là nhìn thấy một vài phần (về con người) của chính họ trong đó.

Bạn có thể thực sự thích một loại xà phòng hoặc bột giặt cụ thể nào đó, nhưng có thể bạn sẽ không coi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn hay nói cách khác, thương hiệu đó không đại diện cho con người của bạn.

Với thương hiệu Apple, điều này có thể khác khi những người mua hàng từ Apple không chỉ coi việc mua hàng đó đồng nghĩa với việc là họ sở hữu một sản phẩm, thay vào đó, họ sở hữu sự sáng tạo, đổi mới, khác biệt, thời thượng và hơn thế nữa.

Tại sao sự tương đồng về mặt xã hội (social similarity) hoặc khoảng cách xã hội (social distance) lại quan trọng đến vậy?

Mọi người phân biệt giữa các mối đe dọa đến sự hiểu biết hay con người của họ. Hãy suy nghĩ về các mối quan hệ gia đình. Nếu một người thân của bạn không thích các thành viên trong gia đình bạn, bạn có thể chấp nhận rằng họ có quyền đó.

Tuy nhiên, sẽ là một câu chuyện khác nếu ai đó bên ngoài gia đình của bạn làm điều đó.

Bạn thường sẽ tìm cách phản đối, giống như những cảm xúc mà những người hâm mộ NFL đã có với những người đánh giá mà họ cho là “cách biệt”.

Ý định mua hàng đã thay đổi như thế nào?

Trong số những người hâm mộ cảm thấy là xa cách (không liên quan) với những người đánh giá, những người xem các bài đánh giá tiêu cực sẵn sàng mua áo hoodie (có gắn thương hiệu NFL) cao hơn 20% so với những người xem các bài đánh giá tích cực.

Trong một thử nghiệm khác liên quan đến áo hoodies NFL, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các bài đánh giá tiêu cực chỉ có tác dụng này (giúp gia tăng ý định mua hàng) khi các thương hiệu là một phần của người hâm mộ.

Các nhà quản lý doanh nghiệp hay những người làm marketing thường cố gắng hết sức để ngăn chặn các đánh giá tiêu cực. Liệu điều này có thực sự đúng?

Như đã phân tích ở trên, điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ mà khách hàng có với một thương hiệu (Brand) — điều này có thể được xác định dễ dàng bằng cách xem cách mà người hâm mộ hay khách hàng phản ứng với thương hiệu (chẳng hạn từ các nền tảng mạng xã hội).

Nếu khách hàng hay các đối tượng mục tiêu (Target Audience) đồng nhất mạnh mẽ với thương hiệu, hay coi thương hiệu là một phần của chính họ, thì các đánh giá tiêu cực có thể mang lại giá trị.

Trong trường hợp đó, các nhà quản lý thương hiệu nên thu thập và hiển thị thông tin về những người đánh giá (Reviewer) mà những khách hàng có thể sử dụng nó để nhận diện sự khác biệt giữa những người đánh giá với họ.

Nhà quản lý cũng có thể đo lường những sự khác biệt bằng cách tìm kiếm trên nền tảng hoặc trong cơ sở dữ liệu khách hàng của họ những thông tin thể hiện sự khác biệt về tính cách hay đặc điểm giữa người đánh giá và khách hàng.

Điều này cũng có thể sẽ tiết lộ các phân khúc thị trường trong đó các đánh giá tiêu cực có khả năng tạo ra lợi nhuận.

Bằng cách nào các Marketer có thể làm cho thương hiệu (bản sắc của thương hiệu) của họ trở nên phù hợp hơn với khách hàng?

Đôi khi đó là vấn đề của các chiến dịch truyền thông, các hoạt động marketing, quảng cáo hay các hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding).

Trong những trường hợp khác, Marketer có thể đưa những yếu tố về nhận diện hay bản sắc thương hiệu (Brand Identity) vào trong sản phẩm.

Ví dụ, tại Mỹ, thương hiệu xe hơi Jeep đã bắt đầu sử dụng cờ Mỹ trên xe ô tô của mình.

Những sản phẩm như vậy thường có khả năng thu hút mức độ nhận diện của người tiêu dùng tốt hơn, hoặc khiến cho khách hàng có cảm giác họ cùng thuộc về một thứ gì đó, và kết quả cuối cùng của điều này là thương hiệu có thể tạo ra nhiều sự bảo vệ hơn trước những đánh giá tiêu cực.

Nghiên cứu cho thấy rằng, khi yếu tố nhận diện hay bản sắc chung của thương hiệu được gợi lên, những nhận xét hay đánh giá tiêu cực sẽ ít mang lại tác động tiêu cực hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, những nhà lãnh đạo hay những người quản lý thương hiệu, nghiên cứu chứng minh rằng, xây dựng một cộng đồng thương hiệu mạnh, với khả năng nhận diện thương hiệu cao hay thương hiệu là một phần của các nhóm đối tượng mục tiêu chính là chiến lược giúp thương hiệu tự bảo vệ chính mình trước bất cứ khủng hoảng hay đánh giá tiêu cực nào.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T Shaped Marketer

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức căn bản xoay quanh thuật ngữ T-shaped Marketer như: T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T-shaped Marketer? Lợi ích khi trở thành T Shaped Marketer trong ngành Marketing? và hơn thế nữa.

t-shaped marketer là gì
T-shaped Marketer là gì? Cách trở thành một T Shaped Marketer

T Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài.

  • T-shaped Marketer là gì?
  • Lợi ích khi trở thành một T-shaped Marketer?
  • Cách trở thành một T-shaped Marketer?

Bên dưới là chi tiết tất cả những gì bạn cần biết về T-shaped Marketer.

T-shaped Marketer là gì?

T-shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.

Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.

Đây là mô hình về một t shaped markter.

t shaped marketer là gì
t shaped marketer là gì

Phần nằm ngang của chữ T là mức độ trải rộng của các kiến thức về marketing. Đó là tất cả các khía cạnh khác mà bạn đã quen thuộc — nhưng không nhất thiết phải là chuyên gia tuyệt đối.

Tiếp đó, phần thẳng đứng của chữ T thể hiện chiều sâu kiến thức về một hoặc vài khía cạnh nào đó mà bạn thực sự giỏi.

Các t-shaped marketer có xu hướng không muốn trở thành một specialist, họ là những generalists về một chuyên ngành nào đó, chẳng hạn trong trường hợp này là marketing.

Họ có thể xem xét toàn bộ chiến lược marketing và hiểu từng phần của chiến lược đó môt cách tương đối chi tiết, ngay cả khi họ chỉ thực thi một vài phần trong đó.

Và đó là điều khiến các t-shaped marketer trở nên có giá trị hơn.

Việc trở thành một t-shaped marketer là điều mà không ít các nhà marketing chuyên nghiệp phấn đấu vì nó cho phép họ làm được nhiều việc hơn với tư cách là một người làm marketing thực thụ.

Nó cung cấp cho họ các hiểu biết cơ bản về tất cả các thành phần cần thiết của marketing như SEO, SEM, social media, email, influencer, content marketing… và tạo ra một chiến lược marketing toàn diện.

Những người làm marketing theo mô hình chữ T xây dựng và duy trì một cách hoàn hảo giữa tất cả các khía cạnh khác nhau của marketing.

Dưới đây là những gì bạn có thể biết về một t-shaped marketer.

Lợi ích khi trở thành một T-Shaped Marketer trong ngành Marketing?

Trở thành một nhà tiếp thị theo mô hình chữ T có nghĩa là bạn có thể giúp khách hàng của mình với chiến lược tiếp thị từ A-Z của họ.

Trong khi bạn có thể thực hiện thành công với các chuyên môn sâu của mình như SEO, social media, paid media hoặc content, bạn vẫn sẽ có thể tạo ra các chiến lược tổng thể thành công bằng cách cộng tác với các nhóm chuyên môn khác trong đội nhóm marketing của mình.

t shaped marketer là gì
T Shaped Marketer là gì? Mô hình T Shaped Marketer

Đây là những gì làm cho các t shaped marketer trở nên có giá trị. Họ sẽ không xuất hiện và tạo chiến lược marketing chuyển đổi chỉ từ SEO — họ sẽ làm điều đó trên phạm vi rộng lớn hơn. Các doanh nghiệp thường cần những người làm marketing này để chèo lái toàn bộ con tàu của tất cả các chiến lược marketing của họ, đặc biệt là đối với các startup.

Cách trở thành một T-Shaped Marketer?

Để trở thành một nhà tiếp thị hình chữ T, bạn nên bắt đầu với những thứ cơ bản:

Bạn nên bắt đầu với sự hiểu biết chung về nhiều các nguyên tắc marketing cơ bản khác nhau. Một khóa đào tạo tổng hợp hoặc nhiều các chứng chỉ nhỏ khác nhau là một cách tuyệt vời để bắt đầu.

VẬY, bạn sẽ tự hỏi:

Tôi là chuyên gia về lĩnh vực gì hay tôi muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực gì?

Ví dụ: bạn có thể biết chi tiết về ngành SEO, hoặc về việc tạo ra một chiến lược nội dung thành công, hoặc một kênh social media nào đó. Danh sách này nên có ở khoảng từ 1-3 khía cạnh marketing khác nhau, nơi mà bạn tự gọi mình là chuyên gia.

Nếu bạn chưa phải là chuyên gia hoặc bạn muốn nâng cao kỹ năng của mình, hãy tham gia một vài khóa học cần thiết. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn cũng có thể trở thành một t-shaped marketer bằng cách tự học và tự thực hành.

Khi bạn biết mình là chuyên gia về lĩnh vực nào hoặc muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực nào, bạn có thể tự hỏi mình câu hỏi thứ hai:

Tôi yếu nhất ở khía cạnh nào của marketing?

Ví dụ: bạn có thể không hiểu biết nhiều về Google Ads, nhưng bạn cũng biết các kênh khác như Facebook Ads hay TikTok Ads. Khi đó bạn có thể dùng những kinh nghiệm của mình từ các khía cạnh kia để học hỏi thêm về điểm mình còn yếu này.

Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải trở thành chuyên gia trong mọi thứ, nhưng bạn nên hiểu biết đủ và rộng để có thể kết hợp các chiến lược marketing của bạn lại với nhau.

Trở thành một t shaped marketer là một trong những điều có giá trị nhất mà một nhà tiếp thị có thể làm cho công việc kinh doanh và kỹ năng tiếp thị.

Nó cung cấp cho bạn chiều rộng trên tất cả các lĩnh vực và chiều sâu trong các lĩnh vực chuyên môn của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn tự bắt đầu xây dựng riêng một dự án kinh doanh nào đó, khi bạn có trong tay nhiều hơn một công cụ.

Tương lai thuộc về những người đa năng và bạn cũng thế !

Kết luận.

Trong khi việc trở thành T Shaped Marketer hay bất cứ hình thức Marketer nào tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng cá nhân, bằng cách hiểu sứ mệnh chính của T-shaped Marketer là gì, bạn có thể nỗ lực nhiều hơn để đạt được mục tiêu của mình.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

Đại dịch và vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ đã khiến chiến lược tiếp cận kênh của những người làm marketing cũng phải thay đổi theo. Khi các kênh làm marketing ngày càng đa dạng và phân mảnh, marketer buộc phải tìm kiếm các giải pháp mới nếu muốn thành công.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing như thế nào

Đại dịch Covid-19, cùng với đó là vô số sự thay đổi của yếu tố công nghệ ví dụ như tính ứng dụng ngày càng rộng rãi của AI (trí tuệ nhân tạo), đã buộc các doanh nghiệp hay người làm marketing nói chung phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng.

Một trong những tác động rõ ràng nhất đó là thông qua các kênh làm marketing mà doanh nghiệp áp dụng để tương tác và bán hàng cho khách hàng.

Các kênh làm Marketing đang ngày càng được mở rộng.

Theo số liệu khảo sát từ CMOSurvey, gần 2/3 (khoảng 61%) số doanh nghiệp cho biết họ đã tăng số lượng kênh sử dụng. Trong khi mức tăng áp dụng ở cả các doanh nghiệp B2B lẫn B2C, doanh nghiệp B2C có mức tăng rõ nét hơn với 77%.

Mặc dù một trong những ưu điểm lớn nhất của việc gia tăng số lượng kênh đó là giờ đây người tiêu dùng có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn về cách thức họ muốn tương tác với thương hiệu, việc mở rộng kênh lại phức tạp hơn những gì mà doanh nghiệp có thể hình dung.

Trước khi bắt tay vào việc mở rộng kênh marketing và bán hàng, các marketer nên tự hỏi:

  • Các kênh mới sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, giành khách hàng hiện tại từ đối thủ cạnh tranh hay đơn giản là gia tăng chi tiêu của chính các khách hàng hiện tại?
  • Các kênh mới có được kết nối từ góc độ thương hiệu và trải nghiệm của khách hàng không?
  • Các điểm tiếp xúc (Brand Touchpoint) mới trên các kênh mới có cùng hướng đến những lợi ích và hình ảnh thương hiệu giống nhau không?
  • Các kênh có được kết nối liền mạch với nhau không?
  • Khách hàng có hiểu giá trị họ có được khi sử dụng các kênh khác nhau không và làm cách nào họ có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các kênh đó?

Các kênh tương tác trực tiếp (F2F) vẫn đang thể hiện mức độ hiệu quả của nó.

Theo khảo sát, chỉ 6,7% doanh nghiệp báo cáo rằng các kênh F2F (Face-to-face) của họ đã được chuyển hoàn toàn thành kênh kỹ thuật số (Digital Channel) – điều này có nghĩa là hầu hết các kênh mà doanh nghiệp sử dụng vẫn là tương tác trực tiếp. Bên cạnh đó, có đến 28% số doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sang các kênh F2F mới.

Mặc dù, với tốc độ chuyển đổi số ngày càng nhanh và rộng hơn, nhiều người kỳ vọng rằng các kênh tương tác và bán hàng trực tiếp này sẽ giảm dần đi hay thậm chí là bị triệt tiêu, tuy nhiên, sự thật có lẽ là sẽ không diễn ra theo cách đó.

Một số lý do chính bao gồm:

Đầu tiên, theo số liệu nghiên cứu, một người tiêu dùng trung bình chỉ tiếp xúc (và ghi nhớ) với một số lượng các mẫu quảng cáo nhất định mỗi ngày (có giới hạn). Dù cho cho công nghệ có phát triển đến đâu thì sự thật này vẫn khó có thể thay đổi. Từ góc nhìn này, việc duy trì các kênh F2F phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và thậm chí là tạo ra những bước đột phá.

Thứ hai, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy quá mệt mỏi với các nền tảng kỹ thuật số do số lượng ứng dụng được sử dụng và số lần tương tác trên màn hình mà họ sử dụng trong một ngày – con số này đã tăng hơn 100% trong thời kỳ đại dịch.

Trong một thế giới kỹ thuật số rõ ràng là khách hàng phải “hoạt động” nhiều hơn, hơn bao giờ hết họ khao khát những tương tác thực và trực tiếp với thương hiệu. Người tiêu dùng cũng muốn tính xác thực cao hơn (Authentic Marketing) trong một thế giới bấp bênh, nhiều rủi ro và không chắc chắn (Thế giới VUCA).

Thứ ba, khi công nghệ ngày càng phát triển và có tính ứng dụng cao hơn, nhiều doanh nghiệp xem các kênh F2F, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ truyền thống, là “phòng thí nghiệm” để tìm hiểu về hành vi và sở thích của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp mạnh về công nghệ đang tận dụng nó để phân tích các dữ liệu liên quan đến chuyển động của khách hàng (Footfalls Analysis), tận dụng IoT để kết nối mọi thứ, để tìm hiểu thêm về mong muốn của khách hàng và hơn thế nữa.

Theo số liệu, các công ty sản xuất (sản phẩm) ít có khả năng chuyển sang kỹ thuật số hoàn toàn hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc mở thêm các kênh F2F mới (31%) so với các công ty dịch vụ (22%). Chỉ các công ty internet thuần túy mới không có nhu cầu mở thêm kênh F2F.

Nhu cầu mở rộng các kênh F2F mới phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ (retail) và truyền thông. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, công nghệ sinh học hay công nghệ thì ít phổ biến hơn.

Các thương hiệu ngày càng ưu tiên nhiều hơn cho các nền tảng mạng xã hội.

Theo số liệu, gần một nửa (45%) doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội để bán hàng.

Các doanh nghiệp bất động sản (100%), công ty truyền thông (82%) và nhà bán lẻ lẫn bán buôn (70%) nằm ở nhóm dẫn đầu.

Như một điều tất yếu, hàng loạt các nền tảng như Snapchat, Facebook hay Instagram đã đạt mức doanh số thương mại điện tử (e-commerce) cao kỷ lục trong suốt những năm đầu tiên xảy ra đại dịch.

Theo số liệu khảo sát từ Sprout Social (một nền tảng Social Listening), vào năm 2022, hơn 1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đã mua ít nhất một thứ gì đó thông qua kênh truyền thông mạng xã hội và có đến 98% người tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng kênh này để mua hàng trong tương lai.

Về khía cạnh loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp B2C có nhiều khả năng bán sản phẩm và dịch vụ của họ trên các nền tảng mạng xã hội hơn (58%) so với các doanh nghiệp B2B (37%).

Bên cạnh đó, LinkedIn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất bởi các B2B Marketer.

Cuộc cách mạng D2C đã chính thức được bắt đầu.

Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào
Marketing Channels: Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh kênh Marketing và Bán hàng như thế nào

D2C (direct-to-consumer) hay mô hình bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng có lẽ không còn là thuật ngữ mới của cả người làm marketing và kinh doanh.

Theo số liệu nghiên cứu, gần 1/4 (24%) số doanh nghiệp đã thêm D2C vào kênh bán hàng của họ vào năm 2023. Các doanh nghiệp B2C dẫn đầu với 41% số doanh nghiệp đã áp dụng (và đang thích ứng).

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp lại chuyển sang kênh D2C?

Dưới đây là một vài lý do chính.

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, D2C cho phép các doanh nghiệp thu thập trực tiếp các dữ liệu hay thông tin có giá trị (Insights) về hành vi và nhu cầu trực tuyến của khách hàng – một trong những điểm chạm mà các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) hay hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), đã thiếu trước đây.

Trong thế giới mới (cookieless), khi các dữ liệu cá nhân ngày càng khó thu thập hơn, đặc biệt là qua các nền tảng của bên thứ 3, các dữ liệu của bên thứ nhất (First Party Data) này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, các mô hình bán hàng D2C cho phép doanh nghiệp hay người làm marketing thử nghiệm các chiến lược mới và thu thập những phản hồi có giá trị một cách thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều.

Thứ ba, D2C có nghĩa là các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp và có tính độc đáo cao, những thương hiệu mà cái yếu tố tinh thần và trải nghiệm vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả giá cả hay thậm chí là chất lượng.

Gamification hiện đang không được sử dụng đúng mức.

Việc mua sắm theo trò chơi và các tương tác khác của khách hàng thông qua yếu tố phần thưởng, điểm tích luỹ, cuộc thi hoặc các tương tác thú vị tương tự khác (Gamification hay Gamifying shopping) dự kiến sẽ tăng từ 9,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 30,7 tỷ USD vào năm 2025 – tăng 237%.

Trong khi tiềm năng của Gamification là vô cùng lớn, chỉ có 4,8% marketer hiện đã tích hợp gamification vào các kênh kỹ thuật số của doanh nghiệp để phục vụ cho việc bán hàng.

Theo nghiên cứu của McKinsey về những tác động hay sức ảnh hưởng của gamification đến kết quả thương hiệu, các chương trình khách hàng thân thiết có thể làm tăng khả năng khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu đó hơn so với đối thủ cạnh tranh, sẵn sằng trả giá cao hơn và tăng mức chi tiêu nhiều hơn.

Chìa khóa để khiến gamification trở nên hiệu quả hơn đó là kết nối nó với thương hiệu – trò chơi phải có ý nghĩa dựa trên vị trí và sự liên tưởng của thương hiệu (Brand Associations).

Về tổng thể, gamification hiện đang được sử dụng rộng rãi với các doanh nghiệp B2C nhưng lại khá khó khăn với doanh nghiệp B2B. Số liệu cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp B2B hiện đang sử dụng chiến lược này, so với 13% của các doanh nghiệp B2C.

Doanh nghiệp hay người làm Marketing cần đánh giá và triển khai các kênh mới một cách có chiến lược.

Trong bối cảnh mới, khi đa kênh hay nhiều kênh không còn là một lựa chọn mà là bắt buộc, các marketer hay doanh nghiệp cần xác định rõ kênh nào có thể giúp mang lại các giá trị thực sự (có thể đo lường được) và kênh nào thì không, hay kênh nào hiện có ít giá trị nhưng giá trị đó sẽ dần tăng theo thời gian (trong tương lai).

Trong khi việc áp dụng một kênh mới mà ngay cả đối thủ cũng đang ở đó, tuỳ vào từng nguồn lực cụ thể mà doanh nghiệp cần phải xác định liệu có nên dịch chuyển hay thêm mới hay không, việc đánh giá các tác động tiềm ẩn dường như là không thể thiếu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Ở những thời điểm khi nền kinh tế hết sức khó khăn như hiện tại, nhiều thương hiệu tỏ ra nhọc nhằn trong việc xác định cách thức chi tiêu marketing của họ, nên tập trung vào Performance Marketing hay Brand Marketing và hơn thế nữa.

Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn
Marketer ưu tiên nhiều hơn cho Performance Marketing trong những thời điểm khó khăn

Trong những thời điểm khó khăn như hiện tại, khi lạm phát và suy thoái vẫn còn là nỗi ám ảnh của hầu hết các doanh nghiệp, người làm kinh doanh nói chung và marketing nói riêng đang tìm cách để thích ứng với bối cảnh mới này, marketer đang ưu tiên nhiều hơn cho các hoạt động tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing) để đối phó với những gánh nặng từ phía doanh nghiệp.

Theo số liệu mới đây của Kantar, 11,8% người làm marketing đang ưu tiên các hoạt động marketing dựa trên hiệu suất, tăng lên tương đối so với con số 8,6% của năm 2022.

Bên cạnh đó, gần một nửa (48,2%) marketer được khảo sát tin rằng các chiến dịch của họ hiện đang quá tập trung vào performance marketing thay vì là làm thương hiệu hay brand marketing.

Trong khi đó, khoảng một phần tư (25%) marketer tập trung vào cả hai tuy nhiên vẫn nghiêng về performance marketing, tăng từ 23,7% vào năm 2022.

Có nhiều lý do khác nhau khiến Marketer ngày càng ưu tiên vào Performance Marketing.

Lý do hàng đầu phải được kể đến đó là áp lực từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cần phải đạt được mục tiêu kinh doanh (45,2%), tiếp theo là, các hoạt động performance marketing thường có khả năng thúc đẩy lợi nhuận ngắn hạn tốt hơn do đó khiến chủ doanh nghiệp ưu tiên hơn so với brand marketing (39,5%).

57,5% các marketer nói rằng họ đã tăng cường tập trung vào các hoạt động marketing ngắn hạn trong 12 tháng qua. Trong khi đó, 52,9% nói rằng họ đã không ngừng nâng cao khả năng xây dựng thương hiệu trong dài hạn.

Các lý do hàng đầu khác khiến performance marketing hiện đang được ưu tiên nhiều hơn đó là vì nó dễ dàng chứng minh được mức độ hiệu quả hơn (40,7%), hay đơn giản là để đánh bại khả năng cạnh tranh bán hàng trực tiếp (ngắn hạn) của đối thủ (32,7%).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp lực từ các nhà lãnh đạo cấp cao một lần nữa là lý do hàng đầu buộc các marketer phải ưu tiên performance marketing.

Các B2B Marketer cũng đang phải chứng kiến điều này tương tự như B2C hay C2C Marketer.

Ngắn hạn và Dài hạn.

Mặc dù cả B2B và B2C Marketer đều đang ưu tiên nhiều hơn vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất, B2B Marketer đang tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng thương hiệu so với B2C Marketer. Trên thực tế, 18% B2B Marketer chỉ tập trung vào thương hiệu, so với chỉ 9,9% chỉ tập trung vào hiệu suất.

Ngược lại, chỉ có 13,5% B2C Marketer tập trung vào thương hiệu, trong khi có đến 13% chỉ tập trung vào hiệu suất. Đối với các thương hiệu có sự kết hợp giữa B2C và B2B, 10,9% chú ý đến thương hiệu và 12,5% chú ý hiệu suất.

Đối với các thương hiệu B2B, nhiều marketer hiện đang tập trung vào việc xây dựng thương hiệu để hỗ trợ giai đoạn phục hồi sau suy thoái.

Gần một phần ba (29,3%) các B2B Marketer cho biết họ đang sử dụng Brand Marketing để giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có được một vị thế tốt hơn khi môi trường kinh tế khó khăn bắt đầu giảm bớt, con số này chỉ là 25,6% đối với các thương hiệu B2C và 24,2% đối với các thương hiệu kết hợp cả hai.

Chỉ hơn một nửa (56%) nói rằng doanh nghiệp của họ hiểu nhu cầu của những nỗ lực ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, cũng có đến 23% nói rằng doanh nghiệp của họ không thấy giá trị của việc đầu tư vào cả hai, tức cả dài hạn lẫn ngắn hạn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày

Kể từ khi trở thành CEO của Apple, thói quen đọc phản hồi hay đánh giá của khách hàng mỗi ngày của Tim Cook vẫn luôn được duy trì, và với những người làm marketing, đây thực sự là một bài học.

Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày
Marketer học được gì từ việc CEO Apple kiểm tra phản hồi của khách hàng mỗi ngày

Trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ với báo chí, CEO Apple Tim Cook cho biết ông thích đọc email và phản hồi của khách hàng về các sản phẩm của Apple mỗi ngày. Thói này của ông được bắt đầu từ lúc 5h sáng.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao là CEO của một đế chế như vậy nhưng ông lại có thói quen làm những công việc của những người đáng lẽ ra là bộ phận chăm sóc khách hàng hay marketing?

Câu trả lời của Tim Cook là các phản hồi của khách hàng là nguồn cảm hứng của ông ở Apple khi nói đến việc phát triển các sản phẩm công nghệ, và đó cũng là lý do giải thích tại sao các sản phẩm của Apple luôn có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người tiêu dùng, thứ quyết định đến giá trị gần 3000 tỷ USD của Apple.

Ông giải thích thêm:

“Nếu bạn đang làm kinh doanh, giống như chúng tôi, là tạo ra các sản phẩm công nghệ, thứ thực sự làm phong phú thêm cuộc sống của con người – bạn muốn phát triển nó. Bạn chắc chắn sẽ muốn biết mọi người đang cảm nhận về nó như thế nào.”

Vị CEO cũng thừa nhận rằng Apple cũng nhận được không ít các phản hồi tiêu cực, nhưng điều đó không làm giảm đi niềm tin của khách hàng với sản phẩm và Apple luôn trong trạng thái sẵn sàng ghi nhận và tối ưu nó.

“Tất nhiên, tôi cũng nhận được một số lời phàn nàn từ khách hàng. Tuy nhiên, những lời phàn nàn đó cũng rất tuyệt, bởi vì tôi muốn biết khách hàng của chúng tôi thực sự đang nghĩ gì. Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu công việc của tôi mỗi ngày.”

Một điểm đáng chú ý khác của Tim Cook là khác với các CEO khác, đặc biệt là CEO của các công ty lớn, ông công khai địa chỉ email làm việc của mình và bất cứ khách hàng nào cũng có thể gửi vào đó các ý kiến về sản phẩm và dịch vụ của Apple.

Cũng chính vì điều này mà khách hàng của Apple yên tâm hơn và cả với nhân viên của Apple cũng làm việc có trách nhiệm hơn.

Với tư cách là những người làm marketing, khi chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là nền tảng của cái gọi là “thương hiệu“, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu không phải là cố gắng nghĩ ra thật nhiều ý tưởng hay suy đoán cách khách hàng suy nghĩ, mà đó là không ngừng tiếp xúc và ghi nhận ý kiến từ họ, hiểu đúng cách họ thực sự đang cảm nhận về sản phẩm.

Đây chính là chìa khoá thành công của mọi hoạt động truyền thông của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

insights director của Coca-Cola: Marketer hiếm khi hành động một cách có chiến lược

Trong một chia sẻ mới đây, người đứng đầu bộ phận am hiểu khách hàng là insights director của Coca-Cola cho biết, người làm marketing hiện chưa thực sự hành động một cách có chiến lược.

insights director của Coca-Cola: Marketer quá bận rộn để hành động một cách có chiến lược
insights director của Coca-Cola: Marketer quá bận rộn để hành động một cách có chiến lược

Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng các thương hiệu nên đảm bảo rằng các nhà tiếp thị hay người làm marketing có đủ thời gian để sử dụng cả yếu tố dữ liệu (data) lẫn những hiểu biết sâu sắc về con người (human insight) khi xây dựng một chiến lược marketing hay kinh doanh dài hạn.

Bà Fiona Lovatt, insights director của Coca-Cola tại Châu Âu cho biết là trên thực tế, các nhà quản lý thương hiệu thường không có khả năng hành động một cách có chiến lược.

“Mặc dù hầu hết các nhà tiếp thị đều tuyên bố là họ có chiến lược, nhưng thực tế vấn đề lại không diễn ra theo cách đó.

Tôi nghĩ rằng nếu bạn có thể hình dung hay vào thử vai của một nhà quản lý thương hiệu, bạn sẽ bị sốc về sự ngắn hạn của các nhiệm vụ mà người này thường làm.

Có những thứ rất đơn giản nhưng lại có thể khiến các nhà tiếp thị bị mắc kẹt và do đó, họ thiếu thời gian để tập trung vào những tư duy dài hạn. Cũng từ đây, người làm marketing nói chung rất dễ mắc bẫy khi đưa ra các quyết định ngắn hạn.

Thứ mà họ thực sự cần đó là một chiến lược dài hạn.”

Đồng ý với góc nhìn này, người đứng đầu bộ phận marketing và phân tích dữ liệu của Philips chia sẻ rằng, đội nhóm marketing của thương hiệu này được yêu cầu tập trung nhiều hơn vào người tiêu dùng và do đó, họ luôn nhìn mọi thứ với tư duy dài hạn.

“Điều quan trọng là các thành viên trong nhóm phải dành thời gian để nói chuyện trực tiếp với người tiêu dùng và không chỉ tập trung vào các vấn đề nội bộ của thương hiệu hay doanh nghiệp.

Tư duy chiến lược (strategic thinking) ngày càng trở nên quan trọng hơn trong một thế giới khó đo lường hơn với nhiều sự bất ổn hơn, vì nó mang đến cho các thương hiệu cơ hội chứng minh tầm quan trọng của họ đối với cuộc sống của người tiêu dùng.”

insights director của Coca-Cola tiếp lời:

“Thế giới hiện đang phức tạp hơn bao giờ hết. Với vô số những sự bất ổn ngoài kia, một chiến lược đúng rất quan trọng vì nó đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi quyết định dù là từ marketing hay kinh doanh.

Điều quan trọng là phải xác định được chiến lược thực sự là gì, chiến lược nào nên được ưu tiên và chiến lược nào thì không. Tôi nghĩ rằng việc phân biệt rõ khái niệm chiến thuật, chiến lược và thực thi cũng rất quan trọng.”

Đại dịch, lạm phát, và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, đã nhắc lại tầm quan trọng của việc “làm thật tốt những điều cơ bản”. Điều này có nghĩa là người làm marketing hãy sử dụng những insight để hiểu cảm giác của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh khi mà mọi thứ luôn thay đổi một cách nhanh chóng.

Tầm quan trọng của yếu tố con người hay nói cách khác là am hiểu con người.

Các yếu tố công nghệ có thể rất hữu ích trong việc chuyển tiếp chiến lược tới một mức độ nào đó, tuy nhiên lượng dữ liệu dồi dào mà các nền tảng công nghệ tạo ra có thể có nghĩa là các nhóm marketing đang khai thác dữ liệu theo góc nhìn riêng của họ để giải quyết các vấn đề của khách hàng và thị trường.

Người làm marketing không nên nhìn vào dữ liệu để tự giải quyết vấn đề một cách độc lập. Thay vào đó, điều quan trọng là hãy kết hợp sự am hiểu sâu sắc về con người kết hợp với dữ liệu để xây dựng chiến lược.

Sự hiểu biết sâu sắc về con người và công nghệ nên được sử dụng song song với nhau.

“Để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình, các nhà tiếp thị cần phải có sự đồng hành của các bên liên quan khác trong nội bộ. Điều này đòi hỏi một sự kết nối về mặt cảm xúc và sự hiểu biết về các bên liên quan.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

ChatGPT vs Marketing: Liệu ChatGPT sẽ đe doạ các Marketer?

Vì những chiến dịch Marketing thành công cần những trí thông minh cảm xúc mà AI hay ChatGPT khó có thể có được, các Marketer nói chung vẫn là một phần không thể thiếu và bị thay thế.

ChatGPT vs Marketing: Liệu ChatGPT sẽ đe doạ các Marketer?
ChatGPT vs Marketing: Liệu ChatGPT sẽ đe doạ các Marketer?

Cũng tương tự như lần đầu tiên được nghe đến khái niệm vũ trụ ảo Metaverse, AI (trí thông minh nhân tạo) hay lần này là chatbot AI ChatGPT đang làm dậy sóng không chỉ với những người làm công nghệ mà còn cả với những ai hiện đang làm việc trong lĩnh vực Marketing và truyền thông nói chung, cảm giác hoang mang là khó có thể tránh khỏi.

Mặc dù những gì mà ChatGPT mang lại là tương đối rõ ràng, ở một khía cạnh khác, không ít marketer đang đặt ra câu hỏi là liệu chatbot dựa trên AI này sẽ thay thế họ hay làm đảo lộn những gì mà họ đã từng làm?

ChatGPT được xem như là “kẻ huỷ diệt” với nhiều ngành nghề, tuy nhiên, liệu điều này có thực sự đúng, và với tư cách là những người làm marketing, bạn nên nhìn nhận và ứng dụng nó với tâm thế như thế nào?

AI hiển nhiên là hữu ích – và nó chỉ mới bắt đầu.

Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn trở lại đây, AI có thể nói là một trong những từ khoá được đề cập đến nhiều nhất trên các trang báo chí hay mạng xã hội, từ những ý kiến cho rằng AI có thể xoá bỏ nhiều ngành nghề đến việc nó sẽ làm đảo lộn cách mọi người thực hiện công việc của họ.

Ngành marketing nói chung cũng không phải là ngoại lệ, ít nhất ở khía cạnh tìm kiếm, một khi hành vi hay cách người dùng tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hay thương hiệu thay đổi, về cơ bản cách thức tiếp cận marketing cũng cần phải thay đổi.

Những gì mà AI nói chung và ChatGPT nói riêng đang làm được sẽ khiến không ít các ngành nghề phải đánh giá lại cách thức làm việc, trong đó có nghề sáng tạo nội dung, truyền thông và marketing.

Nếu bạn biết đến Lensa, ứng dụng này sử dụng AI để tạo ra những hình ảnh chân thực như ảnh chụp từ chính chiếc điện thoại của bạn.

Hay với Midjourney, chỉ trong vòng vài phút bạn đã có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tùy chỉnh được lấy cảm hứng từ AI.

Được xuất hiện như là một công cụ tìm kiếm nơi người dùng có thể nhập vào các từ khoá hay các câu hỏi, ChatGPT sử dụng những dữ liệu có được từ internet cộng với đó là các thuật toán được hỗ trợ bởi AI để đưa ra các câu trả lời mang tính đàm thoại và tự nhiên cao, và cũng bởi từ lý do này, nhiều người đang tự hỏi, liệu những người làm marketing có thể dựa hoàn toàn vào ChatGPT để xây dựng nội dung hay xây dựng nên các chiến lược marketing thành công hay không?

Nói cách khác, liệu ChatGPT có đe doạ hay có khả năng thay thế một Marketer thực thụ hay không?

Với những gì đang diễn ra ở hiện tại, cũng như với những gì mà các công nghệ quảng cáo và marketing (Adtech và Martech) đã được áp dụng trong quá khứ, có thể nói rằng AI hay ChatGPT khó có thể thay thế một nhà marketer, thay vào đó, nó chỉ có thể khiến công việc của marketer trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn mà thôi.

Trong khi bản thân ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI (AI-driven content) khác có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành marketing và quảng cáo, vẫn có rất nhiều mối bận tâm mà các công cụ này khó có thể tự xử lý.

Thứ nhất, do các thuật toán đằng sau những công cụ này không phải lúc nào cũng minh bạch nên có thể khó truy tìm nguồn gốc của thông tin sai lệch và quy trách nhiệm cho những người phải chịu trách nhiệm.

Thứ hai, có một rủi ro khác là những nội dung do AI tạo ra có thể duy trì những thành kiến được tích hợp sẵn trong các tập dữ liệu mà chúng được đào tạo.

Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất với các nội dung do AI tạo ra khó có thể đảm bảo rằng nội dung đó có chất lượng cao và phù hợp với thông điệp cũng như giọng điệu tổng thể của thương hiệu.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều các thách thức hiện hữu, ChatGPT hay các công cụ xây dựng nội dung được hỗ trợ bởi AI khác cũng mang lại nhiều giá trị to lớn.

Một trong số này là khả năng tạo ra các nội dung được cá nhân hóa cao phù hợp với từng người tiêu dùng. Điều này có thể đặc biệt hiệu quả với các hoạt động email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội và các hình thức Digital Marketing khác.

Ngoài ra, ChatGPT hay các công cụ khác cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả của quy trình xây dựng nội dung (Content Creation).

Bằng cách tự động hóa một số nhiệm vụ nhất định, chẳng hạn như viết bài mô tả sản phẩm hoặc tạo ra các bài đăng trên mạng xã hội, những người làm marketing có thể dành nhiều thời gian hơn cho các nhiệm vụ quan trọng (và không thể bị thay thế) như chiến lược, thấu hiểu khách hàng mục tiêu và phân tích dữ liệu.

Tóm lại, mặc dù ChatGPT và các công cụ xây dựng nội dung dựa trên AI khác có tiềm năng làm cách mạng hóa ngành marketing và quảng cáo, chúng vẫn tồn động nhiều bất cập và đặc biệt, khó có thể thay thế marketer mà thay vào đó chỉ là hỗ trợ một số công việc hay quy trình nhất định.

ChatGPT đưa ra kết quả ấn tượng nhưng không sâu sắc và không mang nhiều giá trị cho Marketing.

Nếu bạn đã đăng ký ChatGPT và bắt đầu sử dụng chatbot này, hiển nhiên, cảm giác đầu tiên sẽ là “khó có thể tin được”, chỉ mất vài giây xử lý, nó có thể đưa ra câu trả lời tới bất cứ câu hỏi hay từ khoá nào.

Tuy nhiên, vì bản chất dữ liệu mà ChatGPT có được là từ những thứ có sẵn trên internet, chúng được “đào tạo” từ đây, những gì mà nó đưa ra khó có thể đảm bảo tính mới mẻ, sáng tạo và phân tích chuyên sâu (ý nghĩa đằng sau các dữ liệu).

Vì ChatGPT hay bất cứ công cụ AI nào khác không thể hiểu được yếu tố ngữ cảnh hay bối cảnh mà bạn đang đặt ra câu hỏi, những gì mà nó gợi ý một lần nữa thiếu tính hữu ích và gần như không mang yếu tố cảm xúc (thứ quyết định trực tiếp đến ý định mua hàng của khách hàng).

Với tư cách là những người làm marketing, khi đối tượng mà bạn phải chinh phục là khách hàng, những người luôn muốn thương hiệu khiến họ cảm thấy được thấu hiểu, được lắng nghe, được cân nhắc và đánh giá cao, một công cụ AI đơn thuần như ChatGPT hiển nhiên chỉ là một phần hỗ trợ (nhỏ).

Nói đến đây, có không ít người sẽ cho rằng ChatGPT đang bị xem thường, ít được coi trọng hay ít có giá trị với những người làm marketing, nhưng thực tế thì không.

Nếu so với các công cụ như Google, ChatGPT ít nhất vẫn có nhiều lợi thế khác biệt, chẳng hạn như khả năng đưa ra câu trả lời một cách nhanh chóng thay vì người dùng phải tìm kiếm và xem qua rất nhiều các website từ trang kết quả tìm kiếm của Google (dữ liệu đầu vào của Google cũng là từ internet tương tự ChatGPT).

Quay trở lại với cách thức hoạt động của ChatGPT hay bất cứ công cụ được hỗ trợ bởi AI nào khác, dữ liệu đầu vào luôn là thứ quyết định đến kết quả đầu ra (những nội dung mà ChatGPT đưa ra).

Đối với ngành marketing, khi khách hàng đang thay đổi hành vi hàng ngày, khi đối thủ liên tục thay đổi chiến lược và mọi thứ liên tục thay đổi trên thị trường, khi các nghiên cứu thị trường chuyên sâu đóng vai trò quyết định đến sự thành công của thương hiệu, với từng thương hiệu lại có từng nhóm khách hàng và nhu cầu khác nhau, bạn có tin rằng, ChatGPT có đủ tất cả các thông tin đó để đưa ra câu trả lời tức thì và có ý nghĩa tới khách hàng hay không?

Với những ai làm marketing, họ hiểu rằng câu trả lời không phải là câu trả lời duy nhất, hay nói cách khác, thông tin về bản chất không phải là yếu tố quyết định, hiểu thông tin (insight) và những gì ẩn dấu đằng sau các dữ liệu lại quan trọng hơn nhiều.

Người làm marketing trong bối cảnh mới không phải đơn giản là người ghi nhận và phân phối thông tin, họ phải là người giải quyết vấn đề, kết nối bằng cảm xúc và hơn thế nữa với khách hàng của họ, tiếc là những trí thông minh này, AI khó có thể có được.

Cuối cùng, hãy nghĩ đến khách hàng, chính là những đối tượng mục tiêu của bất kỳ ai làm marketing, trong suốt hành trình mua hàng, khi họ liên tục tìm kiếm, so sánh và đối chiếu nhiều thông tin khác nhau về thương hiệu từ các nguồn đáng tin cậy khác nhau (báo chí, bạn bè, người có ảnh hưởng hay trực tiếp từ thương hiệu), rõ ràng là họ không thể dựa vào ChatGPT để đưa ra quyết định, một lần nữa, cách thức làm marketing hay phân phối nội dung làm sao có thể bị thay thế bởi chatbot AI này.

Bạn cũng cần tự hỏi liệu người mua hàng của bạn sẽ sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin về thương hiệu hay không và họ tin ChatGPT như thế nào?

Các công cụ AI sẽ chỉ giúp tăng cường và cải thiện hiệu suất làm việc thay vì thay thế (nếu có chỉ là một số ít nhóm ngành nhất định).

Thông qua các phân tích ở trên, bạn có thể chắc chắn một điều là, không chỉ với ngành marketing mà với nhiều ngành nghề khác, ChatGPT hay bất kỳ công cụ nào khác về bản chất là không thể thay thế con người mà nếu có chỉ là thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối.

Với tư cách là marketer, giờ đây, thay vì hoài nghi về cách ChatGPT hay các công nghệ mới có thể thay thế mình, bạn cần sớm nhận ra rằng, giá trị lớn nhất của mình nằm ở chỗ tạo ra những dữ liệu đầu vào có ý nghĩa, kết nối và giải quyết các vấn đề của khách hàng với tư cách là một con người với nhiều yếu tố cảm xúc.

Bạn cũng cần phân biệt đâu là những phần công việc mà AI hay ChatGPT có thể làm thay được và đâu là những phần “bất khả xâm phạm”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?

Trong phạm vi ngành marketing, có vô số khái niệm về cái gọi là “nhân viên marketing” hay marketer, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, chân dung của một marketer có thể sẽ rất khác nhau.

Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?
Optimizer Marketer vs Game Changer Marketer: Bạn thuộc kiểu nào?

Trong bài viết này, MarketingTrips sẽ tiếp tục đề cập đến một số kiểu chân dung khác về marketer, đó cũng có thể là “hình ảnh” mà bạn muốn hướng tới hoặc không.

2 kiểu Marketer theo đó là Optimizer Marketer và Game Changer Marketer. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của 2 chân dung Marketer này.

Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?

Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.

Về bản chất, Optimizer Marketer không có nghĩa họ là các nhân viên hay chuyên viên (Specialist), không ít các nhà quản lý (Manager) vẫn đang tiếp cận theo chân dung này, mục tiêu chính của họ luôn là hướng tới việc tối ưu những gì (kênh, chi phí…) đang có.

Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?

Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.

Ưu tiên hàng đầu của các Game Changer Marketer không phải chỉ là giảm chi phí nhấp chuột quảng cáo từ 2 xuống 1 hay cũng không phải giảm chi phí để có được một khách hàng tiềm năng mới (Cost Per Lead), mà đó là thị phần, doanh số bán hàng (Sales), khác biệt hoá thương hiệu so với đối thủ, hay thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc.

Một số điểm tư duy khác biệt giữa Game Changer Marketer và Optimizer Marketer.

  • Nếu như ưu tiên của Optimizer Marketer là cải thiện từng bước dù là nhỏ, các Game Changer Marketer cố gắng tìm ra các ý tưởng lớn (Big Idea) hay chiến lược mới để xây dựng sự khác biệt.
  • Các Optimizer Marketer nhìn vào các dữ liệu trong quá khứ và làm việc dựa trên dữ liệu, các Game Changer Marketer được định hướng bởi cảm hứng và sự sáng tạo, câu hỏi họ thường sử dụng sẽ là “liệu có bất cứ ý tưởng hay phương thức nào khác chưa được thực hiện hay không?”.
  • Optimizer Marketer theo dõi và tối ưu hiệu suất hàng tuần thậm chí là hàng ngày thông qua nhiều hành động nhỏ, Game Changer Marketer thường sẽ nhìn xa hơn, đó có thể là hàng tháng, hàng quý hay thậm chí là hàng năm.
  • Về mức độ chấp nhận rủi ro: Trong khi Optimizer Marketer thường xây dựng các bản kế hoạch mới dựa trên các bản kế hoạch cũ và ít chấp nhận rủi ro bằng các thử nghiệm với các giải pháp quá mới, Game Changer Marketer ngược lại, ưa mạo hiểu và không ngừng theo đuổi xu hướng.
  • Nếu như mục tiêu của các Optimizer Marketer là dựa theo các chiến lược (của thương hiệu hay doanh nghiệp) cố định trước đó, Game Changer Marketer luôn tìm kiếm và làm những thứ mới cho thương hiệu.

Một số điểm tư duy khác biệt giữa Optimizer Marketer và Marketer truyền thống.

  • Marketer truyền thống thường đưa ra ý tưởng, còn Optimizer Marketer đưa ra giả thuyết (Hypothesis).
  • Marketer truyền thống tạo ra những sự thay đổi, còn Optimizer Marketer liên tục chạy các thử nghiệm (Testing).
  • Marketer truyền thống đơn giản là làm việc và đưa ra báo cáo, Optimizer Marketer tập trung vào việc phân tích hiệu suất.
  • Marketer truyền thống viết nội dung, còn Optimizer Marketer thì liên tục cập nhật và tối ưu nội dung để có hiệu suất cao hơn.
  • Marketer truyền thống coi trọng yếu tố hay quan điểm cá nhân, Optimizer Marketer là người tự thách thức các thành kiến của bản thân, họ không cho phép bản thân họ tự đánh giá các vấn đề một cách phiến diện và chủ quan.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer

Khi nhu cầu tiêu thụ nội dung của các đối tượng mục tiêu không ngừng thay đổi, nhiệm vụ của người làm marketing là cập nhật và đáp ứng các nhu cầu này, dưới đây là một số xu hướng Visual Content hay nội dung trực quan mà người dùng đang quan tâm nhiều nhất.

Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer
Một vài xu hướng sử dụng Visual Content cho Marketer

Theo một nghiên cứu do 3M thực hiện, mắt người có khả năng xử lý hình ảnh nhanh hơn khoảng 60.000 lần so với chữ viết (text).

Trong phạm vi ngành marketing, mặc dù văn bản hay nghệ thuật kể chuyện (storytelling) qua văn bản cũng không kém phần quan trọng những hình ảnh trực quan hấp dẫn vẫn chiếm ưu thế nhiều hơn.

Để có thể tận dụng sức mạnh của các nội dung trực quan (Visual Content), dưới đây là một số xu hướng mà các marketer có thể tham khảo.

1. Đồ họa thông tin hay Infographics là xu hướng Visual Content đầu tiên.

Về bản chất, infographics là định dạng pha trộn giữa văn bản và hình ảnh.

Infographics thường xuyên xuất hiện trên các website hay nền tảng như một phương tiện truyền tải thông tin một cách nhanh chóng vì nó liên quan đến trải nghiệm xem của người dùng. Nó trực quan, cô đọng và dễ ghi nhớ.

Bên dưới là một ví dụ về infographics.

2. Hoạt hình (Animation) và Video.

Mặc dù infographics khá thu thút người xem và dễ đạt được kết quả trong việc truyền tải thông điêp, nó lại có phần khô khan hơn so với các định dạnh động, Animation và Video là 2 trong số đó.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của mạng xã hội video ngắn TikTok cũng như sự chuyển hướng của Facebook sang việc ưu tiên nhiều hơn cho các định dạng video là những minh chứng hữu hình nhất cho điều này.

Ngoài ra, trong bối cảnh mới, khi người dùng có nhiều lựa chọn nội dung hơn, họ sẽ ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các định dạng sáng tạo và mới mẻ hơn.

Nếu như trước đây, Flash (một kiểu hình ảnh động) là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, thì giờ đây video hay video hoạt hình (Animation) là xu hướng sử dụng Visual Content mới.

3. Gradients ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Trọng các thuật thiết kế, gradient là tính năng được sử dụng để chính bóng màu, tức thay vì sử dụng một màu sắc chính chẳng hạn như đen hoặc đỏ, bạn sử dụng gam màu pha trộn giữa đen và đỏ hay là đỏ nhạt dần.

Về bản chất, gradient được sử dụng với mục đích thứ nhất là thu hút sự chú ý của người dùng xem, và sau đó là điều hướng ánh mắt của người xem theo hướng màu nhạt hoặc đậm dần.

Gradient không chỉ được sử dụng để làm phông nền. Chúng cũng được sử dụng trong logo, bài thuyết trình, sách thương hiệu, danh thiếp và hơn thế nữa.

Bên dưới là một ví dụ về cách sử dụng gradient.

4. Hình ảnh hoài cổ.

Khi mọi thứ trôi đi quá nhanh, hay thế giới xung quanh quá “ồn ào”, người ta lại có xu hướng tìm đến những thứ đơn giản và mộc mạc, không màu mè.

Khi Covid-19 hay các đợt khủng hoảng kinh tế làm cho mọi người khó giao tiếp với nhau hơn, hay thậm chí là ít năng lượng hơn, “những thứ xưa cũ” lại có khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ hơn.

Có lẽ một trong những ví dụ thành công rõ ràng nhất về phương thức marketing theo chủ đề hoài cổ là sự ra đời của Nintendo Classic Mini, một thiết bị trò chơi điện tử có vẻ ngoài lạc hậu nhưng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến giới trẻ.

5. Những hình ảnh mang tính cam kết với cộng đồng là một xu hướng Visual Content khác.

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, hầu hết các thương hiệu đều tập trung vào việc bán hàng, họ chỉ cố gắng bán, bán và bán nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên ở góc nhìn của người tiêu dùng, bạn thử hình dung xem liệu họ có muốn thương hiệu chỉ bán hàng đến họ hay họ có mong muốn tương tác với những thương hiệu chỉ tiếp cận họ với mục tiêu bán hàng.

Người tiêu dùng có ý thức (Conscious Consumer) là xu hướng của người tiêu dùng trong thế giới hiện đại ngày nay, những người mong muốn các thương hiệu cần có trách nhiệm nhiều hơn không chỉ với họ, với các vấn đề của họ mà còn với cả cộng đồng và xã hội.

Họ muốn biết các thương hiệu liệu có đang cam kết trách nhiệm của với các vấn đề xã hội hay không, hay ví dụ như họ có tích cực bảo vệ môi trường hay không.

Cũng trong bối cảnh mới, nhiều người tiêu dùng hơn sẽ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để đảm bảo rằng họ đang ủng hộ các hoạt động sản xuất có đạo đức, bao bì thân thiện với môi trường và đối xử công bằng với những người khác, hay với các sản phẩm ưu tiên tính bền vững.

Nếu thương hiệu của bạn đang hướng tới người tiêu dùng Gen Z thì những thực hành này còn trở nên quan trọng hơn.

6. Đa dạng một cách nhất quán.

Khi nói đến chiến lược xây dựng thương hiệu nói chung, tính nhất quán là một trong những từ khoá ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù bạn cần không ngừng lặp lại các hình ảnh hay định dạng nội dung quen thuộc để xây dựng nhận diện trong mắt người tiêu dùng, điều này lại có thể khiến thương hiệu trở nên nhàm chán hơn, và hiển nhiên khó tương tác hơn.

Cách tiếp cận cho thương hiệu trong tình huống này là đa dạng hoá cách hiển thị hay thể hiện nội dung nhưng lại cần dựa trên sự nhất quán.

Nhất quán có thể đến từ 2 cách tiếp cận, nhất quán về mặt ý tưởng, tức dù bạn có sử dụng màu sắc là gì thì khách hàng vẫn cảm nhận được “nó là bạn”, và nhất quán về bố cục, tức sáng tạo nhưng cần nằm trong một giới hạn nhất định, gần gũi nhất với thương hiệu.

7. Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.

Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.
Mã QR (QR Code) là xu hướng Visual Content cuối cùng bạn có thể cân nhắc.

Trong thế giới kỹ thuật số, khi internet và thiết bị di động trở thành “vật bất ly thân” của hầu hết mọi khách hàng, việc tận dụng các yếu tố công nghệ để giúp cho quá trình tương tác với thương hiệu trở nên tức thời và tiện lợi hơn cũng là một ưu tiên, sử dụng QR Code là một trong số đó.

Nếu bạn chưa tìm hiểu về QR Code thì nó đơn giản là một hình ảnh theo kiểu mật mã (như trên hình), thứ mà người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét (scan) và dẫn họ đến một nền tảng hay website nào đó.

QR Code có thể được sử dụng cho các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nào đó, khi thương hiệu không thể hoặc khó có thể truyền tải nó trực tiếp từ các mẫu quảng cáo hay địa điểm nào đó, nơi vốn hạn chế về mặt hiển thị trực tiếp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Ha Anh | MarketingTrips

Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers

Nhằm mục tiêu hỗ trợ những người làm marketing trong lĩnh vực B2B (B2B Marketer) có thêm nhiều cách hơn để nhắm mục tiêu quảng cáo đến các khách hàng của họ, Facebook vừa chia sẻ một số mẹo ứng dụng mới.

Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers
Facebook chia sẻ cách phân khúc khách hàng cho B2B Marketers

Thông qua chia sẻ mới, những người làm marketing trong lĩnh vực B2B có thể tối ưu chiến lược nhắm mục tiêu đến những người có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định (decision-makers) mua hàng B2B.

Như bạn có thể thấy ở trên, thông qua các gợi ý phân khúc khách hàng kèm với đó là mô tả chi tiết các phân khúc, các nhà quảng cáo có thể tập trung nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có khả năng ảnh hưởng cao nhất đến quyết định mua hàng.

Theo giải thích của Meta:

“Với sứ mệnh mang đến cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng, Meta có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà tiếp thị B2B với mục tiêu cuối cùng là tạo ra những kết nối có ý nghĩa giữa con người và doanh nghiệp.

Với hơn 200 triệu doanh nghiệp và 2,9 tỷ người dùng hiện đang hoạt động trong ứng dụng, Meta là điểm đến cho các nhà tiếp thị B2B, những người đang tìm cách thúc đẩy sự tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và thiết lập kết nối với khách hàng của họ.”

Với cách tiếp cận mới, thay vì Facebook hướng tới việc cá nhân hoá các quảng cáo, nền tảng sẽ tận dụng nguồn dữ liệ rộng lớn để hiển thị quảng cáo đến những người nằm trong chuỗi các đối tượng chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định (key decision-makers).

Trong khi LinkedIn vốn được xem là “nền tảng của thế giới B2B”, với khả năng tiếp cận rộng lớn hơn nhiều (người dùng Facebook cao hơn gấp 4 lần LinkedIn), Facebook hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà quảng cáo B2B.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Nielsen ROI 2022 Report: Các yếu tố ảnh hưởng đến ROI của các nhà quảng cáo

Nielsen The 2022 ROI Report là báo cáo phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của các nhà quảng cáo được xây dựng bởi Nielsen, một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất toàn cầu.

Báo cáo gồm 4 nội dung chính tập trung phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến ROI của thương hiệu, cách các marketer có thể đo lường số liệu một cách chính xác cũng như nhiều chiến thuật mà nhà quảng cáo có thể sử dụng để tối đa hoá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo hay marketing của mình.

  • Tối ưu hoá ngân sách.
  • Đánh giá các kênh truyền thông mới.
  • Thấu hiểu khách hàng mục tiêu.
  • Tối ưu hoá các chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Tối ưu hoá ngân sách.

Trong khi ngân sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên đến ROI của các chiến dịch, một câu hỏi đạt ra là liệu khi nhà quảng cáo tăng ngân sách lên thì ROI cũng có tăng theo?

Dựa trên các dữ liệu từ hàng trăm ngàn nhà quảng cáo toàn cầu, Nielsen phân tích cách các nhà quảng cáo có thể sử dụng ngân sách của mình để thúc đẩy hiệu suất của toàn bộ chiến dịch.

Đánh giá các kênh truyền thông mới.

Mặc dù việc sử dụng các kênh truyền thông mới thường đi kèm với những rủi ro nhất định, tuy nhiên, để có được những cơ hội mới và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường, các thương hiệu đòi hỏi là phải không ngừng thử nghiệm và học hỏi.

Nielsen cũng chỉ ra rằng các phương thức marketing mới như Podcast Marketing, Influencer Marketing hay các chiến dịch nội dung có thương hiệu (Branded Content) có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự quen thuộc của thương hiệu với người tiêu dùng.

Thấu hiểu khách hàng mục tiêu thông qua các chỉ số tiếp cận (Audience Reach).

Nielsen chỉ ra cách các chỉ số đánh giá người dùng có thể mở khoá tỷ suất lợi nhuận đầu tư của thương hiệu.

Tối ưu hoá các chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Nielsen chú trọng vào yếu tố phễu bán hàng (Sales-Funnel), các số liệu cho thấy rằng, các thương hiệu có thể tối ưu hoá ROI thông qua việc đầu tư vào các chiến dịch toàn phễu (Full Funnel) hoặc kết hợp các giai đoạn khác trong hành trình mua hàng của khách hàng vào từng kênh trong chiến lược Marketing Mix tổng thể của thương hiệu.

Bạn có thể tải xuống chi tiết báo cáo tại: The 2022 ROI Report

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Brand Marketer là ai? Brand Marketer làm công việc gì?

Là một trong những vị trí đảm nhận các công việc liên quan đến marketing, Brand Marketer hay nhà tiếp thị thương hiệu là người chịu trách nhiệm các công việc về Brand Marketing tức tiếp thị thương hiệu.

brand marketer
Brand Marketer là ai? Chân dung của một Brand Marketer

Brand Marketer là gì? Nằm trong vị trí tổng thể là Marketer, Brand Marketer hay các nhà tiếp thị thương hiệu là những người thực hiện công việc chính là Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu, một phạm vi công việc thường là song song với Performance Marketing.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài bao gồm:

  • Brand Marketer là gì hay họ là ai?
  • Brand hay thương hiệu là gì?
  • Marketer là ai?
  • Brand Marketer làm những công việc chính là gì?
  • Brand Marketing là gì?
  • Vai trò của các Brand Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp.
  • Có gì trong JD của một Brand Marketer.
  • Lộ trình trở thành một Brand Marketer chuyên nghiệp.
  • Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Brand Marketing.
  • Các kỹ năng cơ bản cần có của một Brand Marketer là gì?

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Brand Marketer là gì hay họ là ai?

Như đã phân tích ở trên, Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.

Mặc dù cũng như các vị trí khác thuộc ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, các công việc mà Brand Marketer phụ trách có thể rất khác nhau.

Ở khía cạnh tổng thể, Brand Marketer là một vị trí hay một kiểu Marketer.

Brand hay thương hiệu là gì?

Ở góc nhìn tổng thể, thương hiệu có thể được định nghĩa là tất cả những giá trị hữu hình lẫn vô hình dùng để nhận diện hay phân biệt một sản phẩm, dịch vụ, cá nhân hay tổ chức nào đó với những đơn vị còn lại.

Theo khái niệm này, thương hiệu có thể bao gồm từ các yếu tố hữu hình như logo, màu sắc thương hiệu, các kí hiệu hay slogan gắn liền với thương hiệu, bao bì, nhãn mác, đến các yếu tố vô hình như tính cách thương hiệu (brand personality), hình ảnh thương hiệu (brand image) hay tình cảm thương hiệu (brand love).

Dưới đây là một số định nghĩa khác về thương hiệu.

Theo Investopedia, thuật ngữ thương hiệu hay Brand đề cập đến một ý tưởng trong phạm vi kinh doanh và marketing được sử dụng để giúp mọi người xác nhận một sản phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể.

Thương hiệu là vô hình, có nghĩa là bạn không thể sờ hay chạm vào được nó mà chỉ có thể cảm nhận hay ghi nhớ về nó trong tâm trí.

Các doanh nghiệp hay thương hiệu thường sử dụng các điểm nhận diện riêng để tạo ra các bản sắc thương hiệu trên thị trường, những gì thương hiệu hướng tới là lợi thế cạnh tranh so với các thương hiệu hay doanh nghiệp khác hiện có để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Marketer là ai?

Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Brand Marketing là gì?

Nằm trong khái niệm lớn là Marketing và Brand tức Thương hiệu, Brand Marketing hay Tiếp thị thương hiệu là thuật ngữ đề cập đến tất cả các hoạt động marketing với mục tiêu cuối cùng là xây dựng tài sản thương hiệu hoặc các sản phẩm hay dịch vụ liên quan.

Brand Marketing liên quan nhiều các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng đồng thời marketing đến người tiêu dùng các thuộc tính của thương hiệu (brand attributes), những thứ mà người tiêu dùng “cần” hình dung ra khi nghĩ về một thương hiệu cụ thể nào đó.

Brand Marketer làm những công việc chính là gì?

Thông thường ở các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức nhân sự chuyên nghiệp, các Brand Marketer sẽ làm việc song song với các Performance Marketer, tức khi này, marketing sẽ có thể được phân chia thành Brand Marketing và Performance Marketing.

Trong khi các Performance Marketer tập trung vào các hoạt động tiếp thị hiệu suất nhằm mục tiêu mang lại khách hàng tiềm năng và doanh số (trực tiếp hoặc gián tiếp), Brand Marketer quan tâm nhiều hơn đến hiệu suất tổng thể của thương hiệu hay các chỉ số gắn liền với sức khoẻ thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) hay mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Tuỳ vào từng cấp độ vị trí cụ thể hoặc yêu cầu của từng doanh nghiệp, các Brand Marketer có thể thực hiện các công việc hay sứ mệnh khác nhau, dưới đây là một số công việc chính họ thường làm.

Xây dựng chiến lược thương hiệu.

Cũng tương tự như các vị trí khác thuộc marketing hay nhiều ngành nghề khác, trước khi thực hiện bất cứ công việc cụ thể nào, chiến lược là yêu cầu được đặt ra đầu tiên.

Về cơ bản, chiến lược chính là kim chỉ nam cho những mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, những định hướng mà bạn sẽ làm và hơn thế nữa.

Trong trường hợp này, với các Brand Marketer, mục tiêu của họ khi xây dựng chiến lược thương hiệu là tìm ra những lối đi của thương hiệu trong dài hạn, những định hướng mang tính chiến lược (thường là dài hạn hoặc trong một khoảng thời gian tương đối dài) hay nói một cách dễ hiểu, họ muốn thương hiệu của họ ở đâu trong tương lai và nó là gì trong tâm trí của người tiêu dùng mục tiêu (TA).

Chiến lược thương hiệu thường được xây dựng bởi các vị trí quản lý thương hiệu chẳng hạn như Brand Marketing Manager.

Tiếp thị sản phẩm hoặc ra mắt sản phẩm mới.

Brand Marketer
Một trong những công việc của các Brand Marketer là ra mắt sản phẩm mới.

Công việc tiếp theo mà các Brand Marketer có thể sẽ phải làm đó là tiếp thị sản phẩm (Product Marketing) hoặc ra mắt các sản phẩm mới.

Vì bản chất, các nhà tiếp thị thương hiệu làm những công việc gắn liền với thương hiệu hay sản phẩm (thứ mà người dùng sẽ mua), không ít các công việc liên quan đến quá trình tiếp thị cho sản phẩm như quảng cáo, PR hay xây dựng các chương trình khuyến mãi là những gì họ phải làm.

Tiếp đó, trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp ra mắt các sản phẩm mới, các Brand Marketer cũng sẽ phải thực hiện các công việc như xây dựng kế hoạch ra mắt, kênh truyền thông sẽ sử dụng, chiến thuật ra mắt sản phẩm hay cả việc sử dụng những người có ảnh hưởng (Influencer) để thúc đẩy hiệu ứng của sản phẩm hay thương hiệu.

Xây dựng, quản trị, thực thi và giám sát các công việc liên quan đến truyền thông thương hiệu.

Dù cho đó là thông qua các agency hay đội nhà làm (in-house team), một công việc quan trọng khác của các nhà tiếp thị thương hiệu đó là xây dựng nội dung, thực thi và giám sát toàn bộ các công việc liên quan đến truyền thông thương hiệu (Brand Communications).

Dù cho đó là việc phải làm việc với các cơ quan truyền thông báo chí, các đối tác thương hiệu (Brand Partnership) hay các chiến dịch thương hiệu, các Brand Marketer chính là người chịu trách nhiệm xây dựng và đánh giá kết quả.

Phân tích và đánh giá hiệu suất hay sức khoẻ của thương hiệu.

Ở góc nhìn tổng thể, các Brand Marketer là những người chịu trách nhiệm tổng thể về hiệu suất hay sức khoẻ của thương hiệu.

Các chỉ số gắn liền với quá trình này thường là ngân sách đã chi tiêu, mức doanh số đạt được, mức độ cải thiện của sức khoẻ thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, yêu thích thương hiệu hay mức độ trung thành (mua lại) của khách hàng.

Vai trò của các Brand Marketer với thương hiệu và trong doanh nghiệp là gì?

Song song với các vị trí khác như Digital Marketer hay Content Marketer, các Brand Marketer đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thương hiệu và doanh nghiệp trong dài hạn.

Dưới đây là môt số vai trò chính của các Brand Marketer.

Xây dựng độ nhận biết thương hiệu.

Khi nói đến quá trình xây dựng thương hiệu hay vai trò của những nhà tiếp thị thương hiệu, độ nhận biết hay nhận thức của khách hàng về thương hiệu là yêu cầu đầu tiên.

Trong khi có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng trong suốt hành trình mua hàng, biết về thương hiệu hay thậm chí là hiểu thương hiệu là điều kiện đầu tiên.

Bạn cứ thử hình dung rằng, bạn có sẵn sàng mua một sản phẩm hay thương hiệu nào đó mà bạn chưa từng nghe nói về nó hay không? Và nếu có thì tỷ lệ hay xác suất là khoảng bao nhiêu phần trăm?

Các sản phẩm có giá trị càng cao thì quá trình mua hàng càng lâu và phức tạp và mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu càng quan trọng.

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Ngày nay, trong bối cảnh khi khách hàng ngày càng có thể tiếp cận thông tin môt cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, khi họ có nhiều lựa chọn hơn, mức độ trung thành của họ với thương hiệu càng thấp hơn.

Với tư cách là các Brand Marketer, vai trò của bạn là làm cho khách hàng tương tác nhiều và thường xuyên hơn với thương hiệu (không nhất thiết là với các nội dung bán hàng), yêu thích thương hiệu nhiều hơn, liên tưởng đến thương hiệu nhiều hơn, và cuối cùng là mua và mua lặp lại nhiều hơn.

Trong khi các nghiên cứu cho thấy rằng chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới trung bình cao hơn khoảng từ 3-5 lần so với việc duy trì khách hàng cũ, lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Theo dõi, cải thiện và giám sát sức khoẻ của thương hiệu (Brand Health).

Để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với những giá trị của thương hiệu, các Brand Marketer cần không ngừng theo dõi các phản ứng hay cảm xúc của khách hàng với một thương hiệu hay sản phẩm nhất định.

Khi mạng xã hội có thể nhanh chóng lan truyền những nội dung bất lợi cho thương hiệu, nhiệm vụ của các nhà tiếp thị thương hiệu là theo dõi và có các hành động xử lý kịp thời để từ đó giúp hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khoẻ của thương hiệu.

Nếu khách hàng của bạn tập trung nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, các công cụ lắng nghe mạng xã hội hay Social Listenting là những gì bạn cần.

Thúc đẩy doanh số bán hàng.

Khi “có thương hiệu” là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng, một thương hiệu được xây dựng tốt hiển nhiên có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn và mang về doanh số lớn hơn.

Suy cho cùng, các mục tiêu như độ nhận biết thương hiệu hay yếu thích thương hiệu cũng sẽ không có ý nghĩa gì nếu không bán được hàng, thương hiệu được xây dựng là để bán hàng chứ không phải chỉ để cảm nhận hay nằm trong tâm trí của khách hàng.

Có gì trong JD của một Brand Marketer.

Có gì trong JD của một Brand Marketer.
Có gì trong JD của một Brand Marketer.

Tuỳ thuôc vào từng cấp độ cụ thể ở các doanh nghiệp với các ngành hàng khác nhau, các Brand Marketer cơ bản sẽ chịu những trách nhiệm hay làm những công việc khác nhau.

Dưới đây là các bản mô tả công việc (JD) của một số vị trí Brand Marketer khác nhau gắn liền với từng ngành hàng nhất định.

JD của một trưởng phòng Brand Marketing mảng thời trang.

Mô tả công việc:

1. Quản lý triển khai các hoạt động marketing, PR phục vụ việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của Công ty:

  • Xây dựng, quản lý nhận diện thương hiệu cho các nhãn hàng thuộc Công ty. Kiểm soát các bộ quy trình, quy chuẩn về truyền thông thương hiệu.
  • Lên kế hoạch, ngân sách & giám sát triển khai các công việc liên quan đến kế hoạch phát triển thương hiệu bao gồm: xây dựng các kênh truyền thông, campaign truyền thông online/offline, PR, event, Sponsor, Co-Brand …
  • Sản xuất nội dung content: hình ảnh/bài viết/Clip/TVC trên các phương tiện truyền thông Online/Offline
  • Phối hợp cùng bộ phận Trade – Visual để triển khai ấn phẩm truyền thông thương hiệu cho các sản phẩm
  • Quản lý thực thi & tối ưu hoá các quảng cáo Digital (Facebook ads, Google ads, SEO, …) trên các nền tảng truyền thông của công ty
  • Xây dựng & triển khai các quy trình/kế hoạch/hoạt động CSKH của công ty
  • Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan ban ngành, đối tác chiến lược, đơn vị truyền thông, báo chí… và xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có)
  • Báo cáo, tham vấn Ban Giám đốc về thực tế vận hành, tình hình thị trường và xu hướng các hoạt động truyền thông, quảng cáo phù hợp với định hướng phát triển của Công ty

2. Xây dựng & triển khai chính sách chăm sóc khách hàng:

  • Quản trị dữ liệu khách hàng thân thiết
  • Xây dựng, đề xuất và vận hành chính sách KHTT
  • Xây dựng, đề xuất và triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng
  • Quản lý việc tương tác với khách hàng trên các kênh phụ trách theo từng thời kỳ
  • Phụ trách kênh truyền thông SM.

3. Phân công và kiểm soát thực hiện công việc của nhân viên phụ trách nhằm đạt hiệu quả cao: Phân bổ công việc, xây dựng quy trình đánh giá, KPIs, quản lý nhân viên trong team.

4. Thực hiện các báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến Visual Control.

JD của một chuyên viên Brand Marketing mảng BĐS.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC.

  • Phụ trách quản lý thương hiệu
  • Xây dựng chiến lược Marketing Mix, kế hoạch, mục tiêu…
  • Xây dựng kế hoạch các hoạt động marketing launching sản phẩm mới
  • Nghiên cứu và đề xuất các hoạt động truyền thông để xây dựng hình ảnh của công ty với thị trường và khách hàng mục tiêu;
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu – hướng dẫn quản trị truyền thông Thương hiệu, ấn phẩm truyền thông về thương hiệu & sản phẩm; bảo vệ thương hiệu mà công ty đang quản lý.
  • Tham gia lập kế hoạch hành động và ngân sách cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông marketing, truyền thông báo chí, sự kiện PR, nhằm xây dựng thương hiệu & các dòng sản phẩm
  • Thực hiện các chương trình/chiến dịch phát triển nhận thức và am hiểu về các thương hiệu cùng với truyền thông nội bộ.
  • Theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến khách hàng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ.
  • Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu.
  • Xử lý & dự báo khủng hoảng thương hiệu và khủng hoảng truyền thông có thể phát sinh và kế hoạch ngăn chặn.

Kết luận.

Nếu bạn đã xác định marketing là con đường mà mình đã chọn, bên cạnh những công việc khác như đánh giá năng lực của bản thân hay mức độ phù hợp của vị trí công việc với sở thích cá nhân, việc hiểu rõ phạm vi công việc hay trách nhiệm gắn liền với từng vị trí cũng hết sức quan trọng.

Bằng cách hiểu Brand Marketer là ai, họ làm những công việc chính là gì hay họ có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp, bạn đã sẵn sàng để chinh phục một chặng đường mới hoặc ít nhất có thể làm tốt hơn vai trò hiện tại của mình.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Tổng hợp một số công cụ mà mọi Content Marketer đều nên dùng

Nếu bạn đang là một Content Marketer hay có ý định trở thành một Content Marketer trong tương lai, dưới đây là những công cụ bạn không thể bỏ qua.

công cụ content marketer
Tổng hợp một số công cụ mà mọi Content Marketer đều nên dùng

Theo số liệu từ Statista, hơn 50% doanh số bán hàng trực tuyến được tạo ra thông qua các tìm kiếm tự nhiên và hầu hết các lượt tìm kiếm này đến từ các hoạt động Content Marketing theo định hướng tối ưu SEO.

Tuy nhiên, để Content Marketing hay tiếp thị nội dung thực sự có hiệu quả, những người làm marketing nói chung và nhà tiếp thị nội dung (content marketer) nói riêng cần phải làm nhiều thứ hơn chỉ là việc sản xuất và tối ưu nội dung.

Để bạn có thể tăng cường các nỗ lực marketing của mình, dưới đây là một số công cụ đã được MarketingTrips tổng hợp lại, những thứ mà mọi Content Marketer đều nên cần.

1. Hệ thống quản trị nội dung (CMS).

Công cụ đầu tiên mà các Content Marketer nên tiếp cận đó là các nền tảng quản trị nội dung (content management system) hay còn được gọi nhanh là CMS.

Các CMS là giải pháp giúp những nhà tiếp thị nội dung quản lý, xây dựng, phân quyền, chỉnh sửa, xuất bản nội dung hay thậm chí đơn giản là quản lý các đội nhóm cộng tác viên nội dung của doanh nghiệp.

Một CMS tốt là CMS ngoài tính năng chính là quản trị nội dung, chúng cũng cần hỗ trợ khả năng tối ưu SEO chẳng hạn như tối ưu URL, tối ưu tiêu đề hay tối ưu các thẻ SEO.

WordPress hiện là CMS lớn nhất toàn cầu.

2. Hệ thống quản trị mối quan hệ với khách hàng.

Theo LinkedIn, 65% các chuyên gia bán hàng sử dụng CRM. CRM được sử dụng để quản lý các mối quan hệ và tương tác của doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng tiềm năng nhằm mục tiêu cuối cùng là bán hàng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).

Một số đơn vị lớn chuyên cung cấp CRM là Salesforce, HubSpot hay Marketo.

Ngoài các tính năng quản trị mối quan hệ với khách hàng, một CRM tốt cũng giúp doanh nghiệp tự động hoá các hoạt động marketing (Marketing Automation) của mình.

Theo một cuộc khảo sát của HubSpot, 61% các nhà lãnh đạo có hiệu suất cao sử dụng CRM để tự động hóa quy trình bán hàng và làm marketing.

3. Một nền tảng tiếp thị qua email (Email Marketing).

Mặc dù email không còn thể hiện được sức mạnh của nó như những năm trước đây do tình trạng không ít các doanh nghiệp lạm dụng chúng (Spam).

Trên thực tế, HubSpot phát hiện ra rằng khoảng 80% các nhà marketer đã chứng kiến một sự gia tăng tương tác nhất định qua email từ năm 2019 đến năm 2020.

Đó là lý do tại sao các nền tảng email marketing như Mailchimp, HubSpot hay Marketo là những công cụ không thể thiếu.

Một nền tảng tiếp thị qua email tốt cũng cần có khả năng tích hợp với CRM hay CDP, từ đó cho phép bạn quản lý thông tin khách hàng và khách hàng tiềm năng một cách đồng bộ và liền mạch hơn.

Theo một số nghiên cứu, 46% email được mở từ các thiết bị di động, điều này có nghĩa là khi thiết kế các nội dung email, “thân thiện với thiết bị di động” nên là ưu tiên hàng đầu.

4. Một hệ thống tự động hóa Marketing (Marketing Automation System/Platforms).

Trong một cuộc khảo sát từ MarketingProfs, 92% các Agency về Marketing cho biết đã đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực và ngân sách hơn vào các hoạt động tự động hóa tiếp thị.

Từ các phần mềm tự động hóa được sử dụng cho các nền tảng truyền thông mạng xã hội, email, trò chuyện với khách hàng, đến chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp đều nên ưu tiên sử dụng các công cụ tự động.

Khả năng tích hợp đa kênh là một trong những yêu cầu hàng đầu của các hệ thống này.

5. Các phần mềm hay công cụ quản lý dự án.

Thay vì phải mất rất nhiều thời gian để phân bổ và quản lý công việc giữa các thành viên khác nhau trong đội nhóm, các phần mềm quản lý dự án như Asana, Monday và Trello giúp bạn quản lý toàn bộ quá trình làm việc một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

Một hệ thống quản lý dự án tốt sẽ cho phép bạn giao nhiệm vụ cho từng nhân viên khác nhau, theo dõi hiệu suất và đánh giá họ một cách tức thời thông qua các kết quả có được.

6. Phần mềm thiết kế.

Nếu bạn là một marketer, có lẽ bạn không mấy xa lạ với các phần mềm thiết kế như Canva hay Adobe Creative Suite.

Thay vì bạn phải chờ đợi các bản thiết kế từ các nhà thiết kế chuyên nghiệp, với các phần mềm hỗ trợ tự động như ngày nay, bạn có thể nhanh chóng tự thiết cho mình những banner đơn giản mà vẫn không mất đi tính sáng tạo của nó.

Ngoài các phần mềm đơn giản nói trên, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Adobe InDesign hoặc Illustrator cho những thiết kế phức tạp hơn.

7. Công cụ phân tích.

Để có thể đo lường được mức độ hiệu quả của tất cả các hoạt động marketing nói chung và hiệu suất của Content Marketing nói riêng, các công cụ phân tích là không thể thiếu.

Tuỳ thuộc vào từng nhu cầu khác nhau, bạn có thể cần đến những công cụ phân tích khác nhau như Google Analytics (Google Analytics 4), Google Tag Manager, và hơn thế nữa.

8. Các nền tảng quản trị nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.

Nền tảng quản trị phương tiện truyền thông mạng xã hội (social media management platform) giúp việc xây dựng và phân phối nội dung trên đa nền tảng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Khi nói đến các nền tảng này, HubSpot, Hootsuite và Buffer là những cái tên quen thuộc hay phổ biến nhất trên toàn cầu.

Một nền tảng quản lý nội dung trên mạng xã hội tốt cũng sẽ cho phép bạn đánh giá hiệu suất của các bài đăng trên các nền tảng khác nhau, bao gồm cả số lần hiển thị, số lần nhấp chuột hay bình luận (nếu có).

Kết luận.

Như đã phân tích ở trên, trong khi có vô số các công cụ khác nhau mà các Content Marketer cần tham khảo, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà bạn có thể lựa chọn cho mình những công cụ phù hợp nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Top 10 CMO có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022

Forbes CMO Network (Global) vừa công bố danh sách các Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022
Top 10 Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022

Cách đây hàng trăm năm, khi lần đầu tiên được sử dụng, thuật ngữ “Influence” biểu thị khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống và số phận của một cá nhân hay thực thể nào đó. Ngày nay, Influence được đánh giá trong phạm vi thực tế hơn và gần gũi hơn.

Suy cho cùng, mối liên hệ giữa ngành marketing và “sự ảnh hưởng” là luôn không thể tách rời, sứ mệnh quan trọng nhất của một marketer không gì khác ngoài việc gây ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng, thay đổi cách suy nghĩ của họ về một thương hiệu nhất định nào đó.

Forbes xác định tầm ảnh hưởng của các CMO theo phương pháp nào?

Để có được danh sách này, Forbes cùng các đối tác nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng dữ liệu, tức dựa vào các dữ liệu thu thập được để xác định tầm ảnh hưởng của các CMO.

Đối với danh sách năm nay, Forbes dựa trên 14 chỉ số, trong 3 phạm vi trọng yếu nhất của hiệu suất CMO và thương hiệu bao gồm các tác động cá nhân lên mức độ nhận thức của thương hiệu (Brand Awareness), chỉ số hiệu suất của thương hiệu (brand performance indicators), sức ảnh hưởng nội bộ cũng như trong toàn ngành marketing nói chung.

Trong số những doanh nghiệp do các CMO này đại diện, 35% doanh nghiệp đã kinh doanh được hơn 100 năm.

Top 10 Giám đốc Marketing (CMO) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022
Dara Treseder là CMO có ảnh hưởng nhất thế giới 2022

1. Bà Dara Treseder.

SVP, Global Head of Marketing, Communications & Membership: Peloton Interactive.

Trong khi hầu hết các CMO đều cần suy nghĩ và hành động một cách nhanh chóng để đối phó với những tình huống không thể lường trước được, một số ít các CMO phải làm như vậy với một tần suất thường xuyên hơn.

2. Ông William White.

SVP & CMO: Walmart

Kể từ khi gia nhập với tư cách là CMO vào giữa năm 2020, ông White đã coi trọng cam kết của Walmart là giúp khách hàng “sống tốt hơn ngay từ bây giờ” và đây cũng chính là kim chỉ nam làm việc của ông.

Với tư cách là người đứng đầu các chiến lược marketing, phát triển chương trình và xây dựng thương hiệu cho các cửa hàng của Walmart, cũng như các hoạt động thương mại điện tử của nó, ông đã nhận ra sức mạnh của nền tảng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vào thời điểm lạm phát đang khiến các khoản chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng lên, ông và đội nhóm của mình đã có một chiến lược hết sức nhạy bén, vừa thể hiện được tính đồng cảm với khách hàng vừa cải thiện hình ảnh thương hiệu Walmart trong mắt người dùng.

Từ các hoạt động như giảm giá xăng cho các thành viên là khách hàng trung thành đến việc phát triển ứng dụng để giúp các bố mẹ (đang bị giam giữ) kết nối với con cái của họ, ông White đã thực sự để lại những ấn tượng lớn với toàn bộ khách hàng.

3. Fernando Machado.

CMO: Activision Blizzard

Activision Blizzard hiện là doanh nghiệp xuất bản phần mềm giải trí (Game) lớn nhất trên thế giới, doanh nghiệp mà gần đây Microsoft có ý định mua lại với giá gần 70 tỷ USD.

Hiện ông là người chịu trách nhiệm các thương hiệu như Call of Duty, World of Warcraft, Overwatch, và Candy Crush, hầu hết đều là các trò chơi với hàng trăm triệu giờ được chơi mỗi tháng.

Ông nói: “Khi các nhà tiếp thị trên toàn cầu đang xem xét tác động của thế giới Web3, chúng tôi đã tạo ra Metaverse với World of Warcraft, Call of Duty và nhiều trò chơi khác trong năm qua. Chúng tôi sẽ làm xóa nhòa ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo.”

4. Ông Greg Joswiak.

SVP, Worldwide Marketing: Apple

CMO của Apple
CMO của Apple

Greg Joswiak đã gắn bó với Apple hơn 35 năm và trở thành Phó chủ tịch tiếp thị cấp cao (SVP) toàn cầu của Apple vào năm 2020.

Trong suốt quá trình thể hiện vai trò của mình, Greg Joswiak đã làm ảnh hưởng và định hình các sản phẩm, thương hiệu và hoạt động marketing của Apple theo nhiều cách, giúp thương hiệu này tung ra nhiều sản phẩm thành công như iPhone và iPod.

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận marketing, ông cho biết mình đóng một vai trò trọng yếu trong việc duy trì vị thế mang tính biểu tượng về văn hóa của thương hiệu, bao gồm cả việc bảo vệ hình ảnh của thương hiệu và thái độ của người tiêu dùng với nó.

Khi quyền riêng tư đang trở nên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng, nó cũng sẽ là trung tâm của các hoạt động marketing của Apple.

5. Bà Morgan Flatley

Global CMO: McDonald’s

CMO của McDonald's
CMO của McDonald’s

Flatley đã tham gia vào vai trò CMO toàn cầu của McDonald’s sau gần 5 năm làm việc với tư cách là Giám đốc Marketing của thương hiệu tại Mỹ.

Hiện bà chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu toàn cầu, tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) của McDonald’s tại hơn 100 thị trường trên thế giới.

Bà cũng là người giám sát chiến lược thực đơn (Menu) của toàn bộ các cửa hàng McDonald’s.

6. Bà Sarah Franklin

President & CMO: Salesforce

cmo của salesforce
CMO của Salesforce

Sarah Franklin trở thành CMO của Salesforce vào tháng 1 năm 2021. Bà cho rằng với vai trò CMO, bà có thể có những cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp.

Ngày nay, sứ mệnh của bà là giúp các doanh nghiệp khác “hình dung lại” cách họ có thể thành công trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà hầu hết các hoạt động marketing đều gắn liền với yếu tố công nghệ và kỹ thuật số.

Là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất trong các công ty về công nghệ, bà cũng nhận ra sức ảnh hưởng của mình trong việc xây dựng “một thế giới tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn và yếu tố công nghệ được thể hiện vai trò nhiều hơn.

7. Ông Manuel Arroyo

Global CMO: The Coca-Cola Co.

CMO của Coca Cola
CMO của Coca Cola

Manuel Arroyo chính thức trở thành CMO toàn cầu của Coca Cola từ năm 2020, tầm ảnh hưởng của ông trải dài trên 5 phạm vi chính: những hiểu biết về con người, tiếp thị tích hợp (Integrated Marketing), vận hành marketing, xây dựng năng lực marketing và tiếp thị hiệu suất (Performance Marketing).

Dưới sự dẫn dắt của Arroyo, Coca Cola đã liên tục thử nghiệm thương hiệu dưới những hình ảnh mới, mở rộng chuỗi cửa hàng có thương hiệu và cả những nền tảng đổi mới sáng tạo của Coca Cola.

8. Bettina Fetzer

Head of Marketing: Mercedes-Benz

9. Harish Bhat

Brand Custodian: Tata Group

10. Alex Schultz

CMO & VP Analytics: Meta (Facebook).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn

Marketing sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn ở những thời điểm khủng hoảng hay kinh tế eo hẹp, khi này, những người làm marketing cần coi năng lực sáng tạo như là động lực để tăng trưởng.

Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn
Giám đốc thương hiệu của P&G: Marketers cần sáng tạo nhiều hơn

Giám đốc thương hiệu của Procter & Gamble (P&G), Ông Marc Pritchard, đã kêu gọi các nhà tiếp thị cần “tăng gấp đôi” năng lực sáng tạo để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương hiệu và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng.

Phát biểu tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2022 vừa qua, Ông Pritchard lưu ý rằng một trong những câu hỏi lớn mà các marketer phải đối mặt đó là làm thế nào để họ có thể thuyết phục các CEO và CFO của họ rằng marketing đang tạo ra giá trị và đáng để đầu tư, các hoạt động đầu tư vào sáng tạo cũng tương tự.

Ông nói, đây là những câu hỏi “đặc biệt phù hợp” trong môi trường kinh tế hiện tại, đồng thời ông cũng nói thêm rằng những người làm marketing chắc chắn sẽ phải đối mặt với những sự gián đoạn và thách thức lớn hơn ở phía trước.

“Khi chúng ta tiếp tục đối mặt với sự gián đoạn hay mơ hồ của nền kinh tế, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải tăng gấp đôi năng lực lõi, ưu tiên và tập trung đầu tư vào thứ mà hiếm ngành nào có được – sáng tạo để phát triển.”

Ông Pritchard nói thêm rằng “tận dụng sức mạnh của sự sáng tạo để tăng trưởng” là lý do cơ bản nhất để ngành marketing tồn tại.

“Tăng trưởng theo định hướng sáng tạo cũng có thể tốt trong thời điểm này, vì tăng trưởng thị trường có thể tạo ra những giá trị thứ sẽ dẫn đến các kết quả tích cực về kinh tế và xã hội nói chung.”

Ông giải thích: “Chính sự sáng tạo đã làm cho thị trường trở nên lớn hơn, truyền cảm hứng cho sự đổi mới để thu hút thêm nhiều người mới hơn đến với thị trường, thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế, sự giàu có và sức mua nhiều hơn.”

“Khi chúng ta xem công việc cốt lõi của mình là tạo ra giá trị, điều đó mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng – theo hướng có thể giúp ích cho xã hội và cộng đồng.”

Tăng trưởng nhờ sức sáng tạo.

Dựa trên những thực tế về sự phát triển nhờ sức sáng tạo từ các thương hiệu của P&G, Ông Pritchard đã đưa ra một số dẫn chứng với thương hiệu tã em bé Pampers.

Ông nói: “thương hiệu cần tập trung vào việc xây dựng các kết nối cá nhân, hay thậm chí là 1-1 với khách hàng của mình.”

Ví dụ, khi biết rằng một trong những điều đầu tiên mà các bà mẹ làm khi biết mình mang thai là lên Google tìm kiếm các thông tin về ngày sinh, Pampers theo đó đã khởi chạy công cụ tính toán ngày dự sinh (Due Date).

Sau đó, những bà mẹ cũng sẽ được khuyên sử dụng ứng dụng Pampers Rewards để nhận thêm thông tin, mẹo, ưu đãi và cả những phần thưởng.

Đổi lại, phụ huynh đồng ý cung cấp dữ liệu cá nhân bổ sung mà họ chọn vì giờ đây họ đã tin tưởng về thương hiệu.

Ông Pritchard cũng nhấn mạnh rằng các quảng cáo của Pampers cũng là những ví dụ về sự sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức về thực tế sức khỏe của những người mẹ.

Ông nói: “Pampers là ví dụ sáng giá về một thương hiệu đã có thể mang lại cảm giác cá nhân và xây dựng nên các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, từ đây, Pampers sử dụng sự sáng tạo làm động lực cho sự phát triển, đó là động lực cho những điều tốt đẹp.”

Sáng tạo để phát triển là siêu năng lực của những nhà lãnh đạo sáng tạo và những người có tầm nhìn xa. Ngành công nghiệp sáng tạo sẽ ngày càng quan trọng hơn vì nó là động lực để phát triển và động lực cho những điều tốt đẹp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Cũng tương tự như Facebook Business Manager, LinkedIn Business Manager là trình quản lý doanh nghiệp nâng cao được sử dụng để quản lý tất cả các tài sản quảng cáo và kinh doanh của doanh nghiệp.

linkedin business manager
LinkedIn giới thiệu LinkedIn Business Manager mới

Nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp LinkedIn vừa thông báo ra mắt Trình quản lý doanh nghiệp LinkedIn – LinkedIn Business Manager mới.

Trình quản lý doanh nghiệp của LinkedIn là một nền tảng tập trung được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và agency lớn quản lý con người, tài khoản quảng cáo và các trang doanh nghiệp (Business Page) một cách dễ dàng hơn.

LinkedIn Business Manager là một nền tảng tập trung.

LinkedIn Business Manager được xây dựng với mục tiêu là đơn giản hóa cách các marketer theo dõi tài khoản của họ bằng cách cung cấp các tùy chọn Trình quản lý chiến dịch quảng cáo (Campaign Manager) và Trang (Pages) từ một nơi duy nhất.

Dưới đây là những gì khác mà LinkedIn Business Manager cung cấp:

  • Xem và quản lý các thành viên trong nhóm, tài khoản quảng cáo, các trang và các đối tác kinh doanh khác từ bảng điều khiển trung tâm.
  • Quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn với các tác vụ quản trị như phân quyền và thanh toán trên trình quản lý quảng cáo.
  • Khả năng chia sẻ và cập nhật Đối tượng phù hợp (Matched Audiences) trên các tài khoản quảng cáo.
  • Với Business Manager, bạn có thể quản lý quyền truy cập của người dùng trên các tài khoản và Trang cũng như tải xuống trực tiếp hóa đơn hàng tháng.
linkedin business manager
Giao diện LinkedIn Business Manager (Trình quản lý kinh doanh của LinkedIn).

Theo Bà Gyanda Sachdeva, Giám đốc quản lý sản phẩm của LinkedIn.

“Chúng tôi đã xây dựng Trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager) cho bạn và cho khách hàng B2B của chúng tôi với mục đích giúp bạn tối đa hóa hiệu quả quảng cáo, vì vậy bạn có thể tạo và thực hiện các chiến dịch một cách nhanh chóng mà không phải bỏ ra thêm bất cứ khoản phí nào.

Những khách hàng thử nghiệm ban đầu như GroupM Canada, Merkle B2B, VMware và Xero, cho biết đã thấy được những giá trị tức thì của nền tảng và chúng tôi rất vui mừng khi thông báo đến các marketer toàn cầu rằng LinkedIn Business Manager sẽ được ra mắt trong những tuần tới.”

Business Manager giúp các nhà quảng cáo tập trung vào việc tối ưu chiến dịch.

Khi công việc của các digital marketer nói chung ngày càng phức tạp hơn, điều quan trọng là họ phải dựa vào các công cụ hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng.

“Cho dù đó là việc tăng khả năng hiện diện của thương hiệu trên LinkedIn hay giúp thương hiệu tiếp cận người mua tiềm năng một cách nhanh chóng hơn, chúng tôi luôn xem xét những cách mới để giúp bạn làm việc thông minh hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.”

Hiện các nhà quảng cáo toàn cầu có thể tạo LinkedIn Business Manager tại đây.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không cookies”

Trong một thế giới và tương lai mới, khi người dùng chọn cách loại bỏ việc để các nền tảng thứ ba theo dõi dữ liệu cá nhân, bằng cách nào nhà quảng cáo có thể hiểu và nhắm mục tiêu đến các phân khúc khách hàng của họ?

Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới "không quảng cáo"
Nhà quảng cáo có thể làm gì trong một thế giới “không quảng cáo”

Trong những năm trở lại đây, nhiều người hơn đang nói về quyền riêng tư của người dùng trên các nền tảng quảng cáo, không chỉ là từ các cơ quan về luật nhằm bảo vệ người dùng mà còn là chính từ các nền tảng quảng cáo như Google hay Facebook.

Trong khi với các nền tảng như Facebook hay Google, phần lớn doanh thu của họ (hơn 80% doanh thu của Google đến từ quảng cáo) đến từ quảng cáo, vậy mục tiêu cuối cùng của họ khi cho phép người dùng xóa tùy chọn theo dõi quảng cáo là gì?

Và liệu điều này có mâu thuẫn không khi họ hiểu rằng một mục tiêu chính khác của họ là giúp các nhà quảng cáo tối ưu hoá quảng cáo trên nền tảng?

Sự thật là mặc dù các nền tảng như Google hay Facebook không phải hoàn toàn mong muốn điều này xảy ra tuy nhiên họ không có con đường nào khác.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên arstechnica, trong đó 96% người dùng Mỹ chọn không tham gia vào việc bị theo dõi bởi ứng dụng Facebook trên iOS 14.5.

Thế giới quảng cáo đang thay đổi. Những marketer hay nhà quảng cáo liệu đã có sẵn sàng?

Nếu loại bỏ cookies là lựa chọn bắt buộc của Google về quyền riêng tư của người tiêu dùng, thì My Ad Center là cách người dùng có thể kiểm soát để giới hạn dữ liệu nào đang được chia sẻ với các nhà xuất bản hay trình tổng hợp dữ liệu của bên thứ ba (third party data).

My Ad Center cho phép người dùng giới hạn tìm kiếm, video và đời sống tiêu dùng kỹ thuật số của họ khỏi việc để lại các thông tin nhận dạng chính như kết quả tìm kiếm và lịch sử duyệt web.

Quan trọng nhất, tính năng này cũng cảnh báo người dùng khi email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng của họ đang được các trang web theo dõi (các thương hiệu thường sử dụng thông tin này để phân khúc và nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng).

Mọi thứ sẽ khó hăn hơn cho các marketer.

Hãy tưởng tượng rằng, trong một thế giới nơi mà hầu hết người dùng chọn không cung cấp dữ liệu cá nhân cho cả các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (first party data) lẫn các nền tảng dữ liệu của bên thứ ba.

Làm cách nào để các marketer phân bổ ngân sách và theo dõi hiệu suất trên các nền tảng?

Đối với hầu hết các chiến dịch quảng cáo có trả phí, việc nhắm mục tiêu chính xác đến người dùng được xem là yếu tố quyết định mức độ thành công, và điều này xảy ra có nghĩa là việc chuyển đổi khách hàng sẽ khó khăn hơn, ROI sẽ thấp hơn và các chỉ số quảng cáo như CPM hay CPC sẽ tăng lên.

Theo dữ liệu từ Statista, nhiều nhà quảng cáo trên Facebook đang báo cáo rằng chỉ số CPM đang tăng lên rất cao và việc chuyển đổi người dùng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Lựa chọn duy nhất hiện tại của các nhà quảng cáo là tăng ngân sách quảng cáo.

Các nhà quảng cáo nói riêng và marketer nói chung có thể chuẩn bị gì cho xu hướng mới này.

Lời khuyên đầu tiên là thay vì chỉ dựa vào các đội nhóm marketing hay đội nhóm dữ liệu, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống khoa học dữ liệu riêng.

Các nhà quảng cáo cần bắt đầu tìm cách tinh chỉnh, tích hợp và kết hợp các nguồn dữ liệu của bên thứ ba và bên thứ nhất để tạo ra những tệp đối tượng tùy chỉnh (custom audiences) và đưa chúng lên các nền tảng quảng cáo.

Với các nhà quảng cáo trên Google, họ có thể dịch chuyển quảng cáo sang DV360 và nền tảng Google Ads, nơi họ vẫn có thể tận dụng các hoạt động và lịch sử của người dùng Google để nhắm mục tiêu quảng cáo cả trong và ngoài nền tảng.

Mặc dù người dùng có thể hạn chế việc dữ liệu của họ bị theo dõi, Google DV360 và Google Ads vẫn sẽ cho phép bạn nhắm mục tiêu tương đối chính xác đến các người dùng trên Google thông qua các tính năng tự động quảng cáo đồng thời vì Google là nền tảng tập trung vào các nhóm người dùng ở phần cuối của phễu bán hàng (Sales Funnel), các nhà quảng cáo vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Các nhà quảng cáo cũng có thể cần đầu tư nhiều hơn vào các nền tảng dữ liệu của bên thứ nhất (do doanh nghiệp sở hữu) hay xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu riêng (data warehouse / CDP) để tối ưu hoá khả năng nhắm mục tiêu quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

(Theo FastCompany)

Digital Marketer là ai? Kỹ năng cần có của Digital Marketer

Cùng tìm hiểu tất cả các nội dung xoay quanh thuật ngữ Digital Marketer như: Digital Marketer là ai? Làm Digital Marketing là làm gì? Các công cụ Digital Marketing phổ biến? Các kỹ năng cần có của một Digital Marketer chuyên nghiệp? Digital Marketing bao gồm những gì? và hơn thế nữa.

digital marketer
Digital Marketing là gì? Digital Marketer là ai và làm gì?

Digital Marketing là một hình thức Marketing được thực hiện trên môi trường Digital (kỹ thuật số). Người làm Digital Marketing được gọi là Digital Marketer. Khi các yếu tố công nghệ (Technology) và kỹ thuật số (Digital) đang thâm nhập, ảnh hưởng và chi phối ngày càng nhiều các hoạt động Marketing nói chung, khái niệm Digital Marketing ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí là còn trở thành một nghề hay ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ (sinh viên). Tuy nhiên, nhiều người mới vẫn chưa thực sự hiểu bản chất của Digital Marketing là gì? và ứng dụng nó vào doanh nghiệp ra sao? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi này.

Bài viết sẽ được MarketingTrips phân tích các nội dung bao gồm:

  • Digital Marketer là gì hay họ là ai?
  • Marketer là gì?
  • Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.
  • Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.
  • Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?
  • Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.
  • Vai trò của các Digital Marketer trong doanh nghiệp hay với thương hiệu là gì?
  • Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến Digital Marketer.
  • Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer là gì?
  • Digital Marketing lương bao nhiêu và học trường nào?
  • Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Digital Marketing.

Bên dưới là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing.

Digital Marketer là gì hay họ là ai?

Digital Marketer là một kiểu Marketer tức là các nhà tiếp thị trong đó công việc chủ yếu liên quan đến các hoạt động Marketing trên môi trường kỹ thuật số (Digital).

Theo đó, Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.

Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Digital Marketer, bạn cần hiểu thêm Digital là gì, Marketer là gì và làm Digital Marketing là làm những công việc gì.

Chân dung của một Marketer.

Marketer, mặc dù không được chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra tiếng Việt tuy nhiên nó có nghĩa là Nhà tiếp thị, tức đề cập đến những người làm các công việc về Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Mặc dù, marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Tìm hiểu khái niệm Digital và Marketing.

  • Digital là gì: Digital trong tiếng Việt có thể được hiểu là kỹ thuật số. Theo TechTarget, Digital là khái niệm mô tả công nghệ điện tử (Electronic Technology), công nghệ được dùng để tạo ra, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo hai trang thái là 0 và 1. Chính vì điều này, các công nghệ kỹ thuật số thường được biểu thị dưới dạng chuỗi số 0 và 1. Một khái niệm khác từ McKinsey thì cho rằng, Digital không phải là một thứ (thing) mà là về cách làm hay vận hành (Doing).
  • Marketing là gì: Theo góc nhìn của MarketingTrips, Marketing là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này đã bao gồm rất nhiều quy trình của hoạt động Marketing như: nghiên cứu thị trường để tìm hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng (insight), nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu về giá, phân phối và tất nhiên kể cả những hoạt động xúc tiến (quảng cáo, PR, khuyến mãi, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân)…

Phân biệt Digital Marketing và Marketing Online.

Nhìn vào cụm từ thì chúng ta có thể thấy Digital Marketing hay Marketing Online đều có cùng Marketing, ở Việt Nam chúng ta tạm dịch là Tiếp thị, mặc dù cách dịch này là chưa chính xác với bản chất vốn có của Marketing tuy nhiên chúng ta cứ tạm dịch là như thế (Mindset chúng ta khi hành động có thể khác).

Sự khác biệt duy nhất giữa 2 khái niệm này là Digital và online. Digital được dịch kỹ thuật số, điều này có nghĩa Digital Marketing là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh kỹ thuật số như: Mobile, PC, Smart TV, Website, ứng dụng (App), các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo…), các ứng dụng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok….), các frame OOH thang máy, các Billboards có tích hợp yếu tố kỹ thuật số hay điện tử… cùng nhiều kênh và phương tiện kỹ thuật số khác mà không nhất thiết phải “Online”.

Ngược lại với Digital thì Marketing Online thì dễ hiểu hơn là làm Marketing trên các phương tiện hay kênh Online (không offline như Digital vẫn bao hàm).

Điều này có nghĩa là Marketing Online nhấn mạnh đến yếu tố Online hay nói một cách nôm na là “Lên mạng” trong khi Digital Marketing thì không nhất thiết.

Qua 2 khái niệm thì chúng ta có thể thấy, Digital Marketing bao hàm và rộng lớn hơn nhiều so với Marketing Online khi nó bao gồm luôn cả khía cạnh “Offline”.

Hãy lấy một ví dụ đơn giản như thế này: Chúng ta sử dụng Mobile SMS để làm Marketing. Khi này chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại có gắn Sim là có thể gửi tin nhắn đi được mà không cần phải kết nối mạng (Online). Khi này Mobile SMS không thuộc Marketing Online nhưng lại thuộc Digital Marketing.

Digital Marketing bao gồm những gì hay làm Digital Marketing là làm gì?

Các thành phần chính của Digital Marketing bao gồm:

  • SEO
  • Content Marketing
  • Social Media Marketing
  • PPC – Pay Per Click
  • Affiliate Marketing
  • Native Advertising
  • Marketing Automation
  • Email Marketing
  • PR Online
  • Inbound Marketing
  • Sponsored Content

1. SEO – Search Engine Optimization.

Đây là quá trình tối ưu hóa website của bạn để tăng “xếp hạng” cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs – Search Engine Results Page), do đó làm tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền (Organic Traffic) mà website của bạn nhận được. Các kênh được hưởng lợi từ SEO bao gồm các website, App, blog và infographics.

Có một số cách để tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập đủ điều kiện đến website của bạn. Bao gồm 3 phần chính:

  • Thứ nhất là SEO Onpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các nội dung tồn tại onpage hay “trên trang” khi bạn nhìn vào một website nào đó. Bằng cách nghiên cứu từ khóa cho khối lượng tìm kiếm và ý định (hoặc ý nghĩa) của chúng, bạn có thể trả lời câu hỏi cho người đọc và xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà những câu hỏi đó tạo ra.

  • Thứ hai là SEO Offpage

Loại SEO này tập trung vào tất cả các hoạt động diễn ra bên “ngoài trang” khi muốn tối ưu hóa website của bạn. Bạn có thể thắc mắc: “Hoạt động nào không có trên website của tôi sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website?”. Câu trả lời là các inbound links (liên kết đến website) hay còn được gọi là backlink (liên kết ngược).

Số lượng các website hay nhà xuất bản (Publisher) liên kết với bạn và “thẩm quyền” tương đối của những nhà xuất bản đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ xếp hạng của bạn đối với các từ khóa bạn quan tâm. Bằng cách kết nối với các nhà xuất bản khác, viết bài đăng của khách trên các website (và liên kết trở lại trang web của bạn) và tạo sự chú ý từ bên ngoài, bạn có thể kiếm được các liên kết ngược (backlinks) mà bạn cần để đưa website của bạn lên trên tất cả các SERPs phù hợp.

  • Thứ ba là SEO Technical (SEO kỹ thuật)

Loại SEO này tập trung vào phần backend (nền tảng kỹ thuật của website) của website của bạn và cách các trang của bạn được code (mã hóa). Nén hình ảnh, dữ liệu có cấu trúc và tối ưu hóa tệp CSS là tất cả các hình thức SEO kỹ thuật có thể tăng tốc độ tải của website của bạn – một yếu tố xếp hạng quan trọng trong mắt của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

2. Content Marketing.

Content Marketing biểu thị việc tạo (Creation) và quảng bá (Promotion hay Marketing) tài sản nội dung của bạn cho mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập (traffic), tạo khách hàng tiềm năng. Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược content marketing của bạn bao gồm:

  • Viết Blog

Viết và xuất bản bài viết trên blog (website) của công ty giúp bạn thể hiện chuyên môn trong ngành và tạo lưu lượng tìm kiếm không phải trả tiền cho doanh nghiệp của bạn.

Điều này cuối cùng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn để chuyển đổi khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng, từ đó có thể hỗ trợ nhiều cho đội ngũ sales của bạn.

  • Ebooks

Ebooks và những nội dung dài tương tự giúp giáo dục thêm cho khách truy cập website của bạn. Nó cũng cho phép bạn trao đổi nội dung để lấy thông tin liên hệ của người đọc, tạo khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn và đưa mọi người đi qua hành trình mua hàng – Customer Journey.

  • Infographics

Đôi khi, độc giả muốn bạn thể hiện chứ không chỉ là những lời nói. Infographics là một dạng nội dung trực quan giúp khách truy cập website hình dung ra một khái niệm mà bạn muốn giúp họ tìm hiểu một cách tốt nhất.

3. Social Media Marketing.

Social Media Marketing giúp thúc đẩy thương hiệu và nội dung của bạn trên các kênh truyền thông xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập và tạo khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Các kênh bạn có thể sử dụng trong Social Media Marketing hay tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm:

  • Facebook.
  • Twitter.
  • LinkedIn.
  • Instagram.
  • Snapchat.
  • Pinterest.

4. Pay Per Click – PPC.

PPC là một phương pháp hướng lưu lượng truy cập (traffic) đến website của bạn bằng cách trả tiền cho nhà xuất bản (Publisher) mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp (Click).

Một trong những loại PPC phổ biến nhất là Quảng cáo Google, cho phép bạn trả tiền cho các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm của Google với cách tính giá “mỗi lần nhấp” của các liên kết bạn đặt.

Các kênh khác mà bạn có thể sử dụng PPC bao gồm:

  • Quảng cáo trả tiền trên Facebook: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để tùy chỉnh video, bài đăng hình ảnh hoặc trình chiếu, mà Facebook sẽ xuất bản lên các bản tin của những người phù hợp với đối tượng doanh nghiệp của bạn.
  • Chiến dịch quảng cáo Twitter: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để đặt một loạt bài đăng hoặc profile Badges (tài khoản cá nhân được chứng thực có dấu tick) cho nguồn cấp tin tức (Newfeeds) của một đối tượng cụ thể, tất cả tuỳ thuộc vào tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Mục tiêu này có thể là lưu lượng truy cập website, nhiều người theo dõi Twitter hơn, tương tác trên tweet hoặc thậm chí tải xuống ứng dụng.
  • Tin nhắn được tài trợ trên LinkedIn: Tại đây, người dùng có thể trả tiền để gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng LinkedIn cụ thể dựa trên ngành và nền tảng của họ.

5. Affiliate Marketing.

Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một hình thức quảng cáo dựa trên hiệu suất khi bạn nhận được hoa hồng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác trên website hay kênh của mình. Các kênh tiếp thị liên kết thường bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác của YouTube.
  • Đăng link liên kết từ các tài khoản truyền thông mạng xã hội của bạn.
  • Đặt banner, bài viết hay link… của đối tác liên kết (Advertiser) lên website của người chạy chương trình liên kết (Publisher).

6. Native Advertising.

Native Advertising hay còn gọi là “quảng cáo tự nhiên” đề cập đến các quảng cáo chủ yếu dựa trên nội dung và nổi bật trên nền tảng cùng với các nội dung không phải trả tiền khác.

Mặc dù cũng mới được phát triển rầm rộ trong vàì năm trở lại đây tuy nhiên quảng cáo tự nhiên hay native advertising lại nhận được sự chú ý rất lớn bởi tính hiệu quả của nó.

Như hình bên dưới là một ví dụ về hình thức này. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là tính “tự nhiên”, nội dung quảng cáo được lồng ghép một cách “ngẫu nhiên” vào các nội dung khác trên website (app).

Những native ads thường có hình ảnh, tiêu đề và một phần mô tả nhỏ để tăng cường CTA (call to action).

7. Marketing Automation.

Marketing Automation tạm dịch là tự động hóa tiếp thị đề cập đến các phần mềm phục vụ cho việc tự động hóa các hoạt động marketing cơ bản của doanh nghiệp. Nhiều bộ phận marketing có thể tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại mà bạn thường làm bằng tay, chẳng hạn như:

Bản tin email: Tự động hóa email không chỉ cho phép bạn tự động gửi email đến người đăng ký của bạn. Nó cũng có thể giúp bạn thu nhỏ và mở rộng danh sách liên lạc của bạn khi cần để bản tin của bạn chỉ đến những người muốn xem chúng trong hộp thư đến của họ.
Lập lịch đăng bài trên mạng xã hội: Nếu bạn muốn tăng sự hiện diện của tổ chức của mình trên mạng xã hội, bạn cần đăng bài thường xuyên.

Các công cụ lập lịch truyền thông xã hội giúp đẩy tự động nội dung của bạn lên các kênh truyền thông xã hội, vì vậy bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào chiến lược nội dung.

Quy trình công việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng, có thể là một quá trình lâu dài. Bạn có thể tự động hóa quy trình đó bằng cách gửi các email và nội dung cụ thể khi chúng phù hợp với các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khi có ai đó tải xuống và mở ebook của bạn thì bạn nên gửi gì ? Hãy làm chúng một cách tự động.

Theo dõi và báo cáo chiến dịch: Một chiến dịch marketing có thể bao gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều email khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, hoặc cũng có thể nhiều website khác nhau và hơn thế nữa.

Tự động hóa marketing có thể giúp bạn sắp xếp mọi thứ bạn làm theo chiến dịch mà bạn muốn và sau đó theo dõi hiệu suất của chiến dịch đó dựa trên tiến trình mà tất cả các thành phần này tạo ra theo thời gian.

8. Email Marketing.

Các công ty thường sử dụng email marketing như một cách để giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như để hướng mọi người tới website của doanh nghiệp cho một sự kiện nào đó. Các loại email bạn có thể gửi trong chiến dịch email marketing bao gồm:

  • Blog đăng ký bản tin.
  • Email tới khách truy cập website đã tải xuống một cái gì đó.
  • Email chào mừng khách hàng mới
  • Email Khuyến mãi ngày lễ cho các khách hàng trung thành

9. PR Online.

PR Online là một loạt các hoạt động nhằm bảo vệ độ bao phủ của “earned online media – kênh thảo luận về thương hiệu” gắn liền với xuất bản số (digital puclications), xuất bản nội dung (blog) và các website dựa trên nội dung khác (content-based-website).

PR online cơ bản giống như PR truyền thống, chỉ khác về môi trường trực tuyến (online) so với môi trường ngoại tuyến (offline). Các cách thức bạn có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR Online của mình bao gồm:

Tiếp cận cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội: Chẳng hạn, nói chuyện với các nhà báo trên Twitter là một cách tuyệt vời để phát triển mối quan hệ với báo chí tạo ra cơ hội earned media cho công ty của bạn.

Thu hút các đánh giá trực tuyến về công ty của bạn: Khi ai đó đánh giá công ty của bạn trực tuyến, cho dù đánh giá đó là tốt hay xấu, cơ bản thì bản năng của bạn có thể không “chạm” hay cảm nhận hết được. Ngược lại, đánh giá công ty hấp dẫn giúp bạn nhân cách hóa thương hiệu của bạn và cung cấp thông điệp mạnh mẽ nhằm bảo vệ danh tiếng của thương hiệu.

Thu hút ý kiến trên trang web hoặc blog cá nhân của bạn: Tương tự như cách bạn phản hồi đánh giá về công ty của bạn, trả lời những người đang đọc nội dung của bạn là cách tốt nhất để tạo ra cuộc trò chuyện hiệu quả trong ngành của bạn.

Ngoài ra thì thông báo báo chí, xuất bản các Editorial, Testimonial…online cũng một là trong những cách tiếp cận hiệu quả giúp bảo vệ và tạo danh tiếng cho thương hiệu của bạn.

10. Inbound Marketing.

Inbound Marketing đề cập đến một phương pháp marketing trong đó bạn thu hút, tương tác và làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn của hành trình mua hàng.

Bạn có thể sử dụng mọi chiến thuật digital marketing được liệt kê ở trên, trong suốt chiến lược inbound marketing, để tạo trải nghiệm khách hàng, làm việc với khách hàng chứ không phải chống lại họ.

11. Nội dung được tài trợ.

Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả phí cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.

Một loại nội dung được tài trợ phổ biến là influencer marketing. Với loại nội dung được tài trợ này, một thương hiệu tài trợ cho một người có ảnh hưởng trong ngành của mình để xuất bản các bài đăng hoặc video liên quan đến công ty trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc cái kênh truyền thông khác.

Một số loại nội dung được tài trợ khác có thể là một bài đăng trên blog hoặc bài viết được viết để làm nổi bật một chủ đề, dịch vụ hoặc thương hiệu trên các website hoặc các kênh khác.

Tìm hiểu mô hình 5Ds trong Digital Marketing.

Trong những năm tới, khi công nghệ tiếp tục phát triển và giữ vai trò mũi nhọn trong các hoạt động kinh doanh và chuyển đổi của doanh nghiệp, khi mọi người chuyển sang thế giới ảo để thực hiện các công việc hàng ngày của họ, để truy cập mọi thể loại thông tin, để kết nối với bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới, để tìm kiếm giải trí…thì con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.

Việc có các tiện ích như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng hiện là một cảnh tượng phổ biến trong một thế giới được kết nối (connected world), nơi công nghệ gần như là trung tâm của mọi thứ chúng ta làm.

Với xu hướng này, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy rằng những người làm marketing hay các chuyên gia truyền thông đã chuyển sang thế giới ảo và tối ưu hóa tất cả các loại nền tảng kỹ thuật số như một con đường mang tính đổi mới và sáng tạo để nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số không chỉ nổi lên mà còn từ lâu đã chiếm lĩnh một sức hút quan trọng trong thời đại hiện đại ngày nay.

Những lợi ích của digital marketing đơn giản là vô cùng to lớn. Công cụ hiệu quả về mặt chi phí này không chỉ mang lại sự tiện lợi và nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học một cách chính xác, mà nó còn cho phép các nhà marketer đo lường và theo dõi kết quả của các hoạt động nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn.

Mô hình 5Ds trong Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số chủ yếu xoay quanh mô hình 5Ds bao gồm: Digital Devices (thiết bị kỹ thuật số), Digital Platforms (nền tảng kỹ thuật số), Digital Media (phương tiện kỹ thuật số), Digital Data (dữ liệu kỹ thuật số) và Digital Technology (công nghệ kỹ thuật số).

5Ds tạo điều kiện để xây dựng các tương tác một cách hiệu quả giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cung cấp những thông tin chi tiết về hành vi thị trường để xây dựng và thực hiện những chiến lược kinh doanh tốt hơn.

  • Digital Devices.

Chữ D đầu tiên của mô hình đề cập đến các thiết bị kỹ thuật số. Nó chủ yếu tập trung vào sự tương tác của các đối tượng mục tiêu trên các website và ứng dụng di động thông qua việc sử dụng kết hợp các thiết bị được kết nối. Những thiết bị này có thể bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.

  • Digital Platforms.

Các nền tảng kỹ thuật số là một thành phần khác liên quan đến việc phân tích các nền tảng hoặc dịch vụ ưa thích của các đối tượng mục tiêu. Hầu hết các tương tác diễn ra thông qua việc sử dụng các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter, Snapchat và LinkedIn.

  • Digital Media.

Phương tiện truyền thông kỹ thuật số thường đề cập đến các kênh truyền thông có trả phí (Paid Media), kênh do thương hiệu sở hữu (Owned Media) và các kênh nơi khách hàng nói về thương hiệu (Earned Media) được sử dụng để xây dựng sự tương tác với thị trường mục tiêu thông qua một số phương pháp tiếp cận như như quảng cáo e-mail, nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

  • Digital Data.

Dữ liệu kỹ thuật số thường bao gồm thông tin về đối tượng mục tiêu, các bản phân tích các dữ liệu thu thập được trên website, ứng dụng, các mô hình tương tác với các doanh nghiệp, trong khi công nghệ kỹ thuật số (Digital Technology) tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm tương tác trên nhiều nền tảng, từ website và ứng dụng dành cho thiết bị di động đến các cửa hàng thực (physical Store) của thương hiệu.

5Ds sẽ làm thay đổi cách các doanh nghiệp làm kinh doanh trên toàn cầu.

Tất cả các thành phần trong mô hình 5Ds đều rất cần thiết nếu những người làm marketing muốn đạt được những lợi thế vô song trong các chiến dịch digital marketing.

Từ góc nhìn tiếp thị truyền thống, chúng đã chuyển đổi ngành một cách hiệu quả nhằm mang đến những phương tiện hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức về thương hiệu, phát triển mạnh mẽ trong thời đại cạnh tranh cao và tập trung nhiều hơn vào công nghệ.

Việc tối ưu hóa lợi ích và trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số với mô hình 5Ds được coi là một bước đi đúng hướng trong thời đại cạnh tranh cao ngày nay.

Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của các Digital Marketer hay người làm Digital Marketing trong doanh nghiệp là gì?

Cũng tương tự như các Marketer hay Marketer truyền thống, Digital Marketer vẫn chịu trách nhiệm cho các công việc liên quan đến marketing chỉ khác là các công việc hay trách nhiệm của họ chủ yếu diễn ra trên môi trường số.

Dưới đây là một số vai trò mà các Digital Marketer có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối rộng hơn với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Nếu với các phương thức marketing phi thuật số khác, doanh nghiệp có thể rất khó hoặc rất tốn kém để kết nối với khách hàng của họ.

Với Digtal Marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với khách hàng với một chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật tối ưu hoá website của họ trên các công cụ kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, mỗi khi khách hàng tìm một thứ gì đó, họ có thêm một cơ hội để gặp gỡ ngay khách hàng.

Vì môi trường kỹ thuật số hay Digital dường như “không có giới hạn” hay bị hạn chế nhiều như môi trường vật lý, các Digital Marketer có thể giúp doanh nghiệp kết nối với một lượng rất lớn đối tượng mục tiêu.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn và tương tác với họ theo những cách có ý nghĩa hơn hoặc thậm chí là cá nhân hoá.

Một trong thế mạnh lớn nhất của việc làm marketing trên môi trường digital là doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn.

Từ những dữ liệu có được này, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng nhiều hơn, hiểu về các sở thích, nhu cầu hay kỳ vọng của họ với các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích website như Google Analytics, họ có thể hiểu nhiều hơn về hành vi kỹ thuật số của những người truy cập vào website của họ ví dụ như đâu là nội dung được nhiều người dùng quan tâm nhất hay những nội dung nào mang lại tỷ lệ chuyển cao nhất và hơn thế nữa.

Cũng theo cách tương tự, thông qua các công cụ kỹ thuật số như chatbot, doanh nghiệp có thể gửi những nội dung được cá nhân hoá theo từng người dùng tương tác với họ.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách liền mạch hơn.

Với một khách hàng nhất định, trước khi họ thực hiện hành động là mua hàng, họ thường trải qua rất nhiều điểm tiếp xúc khách nhau với thương hiệu, và được gọi là hành trình mua hàng hoặc hành trình khách hàng (customer journey).

Trong bối cảnh hiện tại, khi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số có thể làm cho quá trình khách hàng tìm hiểu và nghiên cứu về các sản phẩm hay thương hiệu trở nên dễ dàng hơn, họ đang tương tác với thương hiệu trên nhiều điểm chạm hay kênh (channel) hơn trước khi quyết định mua hàng.

Giả sử rằng, khách hàng của bạn vô tình xem một quảng cáo của bạn trên TV hay một kênh radio nào đó chẳng hạn, nếu họ quan tâm đến các sản phẩm do bạn cung cấp, họ có thể tiếp tục tìm hiểu về bạn trên các nền tảng khác, công cụ tìm kiếm chẳng hạn.

Nếu doanh nghiệp đang có những Digital Marketer, họ hoàn toàn có thể gặp gỡ được khách hàng này khi họ tìm kiếm về thương hiệu hay thậm chí là các từ khoá liên quan khác.

Chính vì doanh nghiệp có thể sẵn sàng để gặp gỡ khách hàng trong suốt hành trình khách hàng, họ đang làm cho trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu trở nên liền mạch hơn, một điều kiện quan trọng để khách hàng tiếp tục tương tác và ủng hộ doanh nghiệp.

Digital Marketer giúp doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn, với một tốc độ nhanh hơn.

Ngày nay, với các nền tảng quảng cáo như Facebook (Facebook Ads) và Google (Google Ads) hoặc như TikTok Ads, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các kênh truyền thống cũ).

Với nhiều định dạng hỗ trợ tìm khách hàng tiềm năng và thậm chí là tăng doanh số bán hàng trực tiếp (chuyển đổi) từ các nền tảng này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cơ hội để thúc đẩy doanh số bán hàng thông các chiến dịch quảng cáo thông minh.

Các vị trí thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến hoạt động Digital Marketing.

Trong khi Digital Marketer ở một số trường hợp vẫn là tên gọi chung chung, có một số vị trí khác cụ thể hơn mô tả chi tiết hơn về chân dung của một nhà tiếp thị kỹ thuật số.

  • Nhân viên SEO: Là những người chịu trách nhiệm chính các công việc liên quan đến tối ưu hoá thứ hạng và lưu lượng tìm kiếm tự nhiên. Thông thường các nhân viên SEO sẽ trực thuộc bộ phận Marketing hoặc Digital Marketing.
  • Performance-based Ads: Những nhân viên quảng cáo hiệu suất, khái niệm đề cập đến những người vận hành các hoạt động quảng cáo (chủ yếu trên môi trường kỹ thuật số) với mục tiêu chính là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Digital Content Marketer: Với Digital Marketing, nội dung (Content) là một trong những yếu tố then chốt quyết định mức độ hiệu quả của các chiến dịch nói chung. Digital Content Marketer là những Marketer chịu trách nhiệm sản xuất và tối ưu nội dung trên các nền tảng Digital như website, fanpage, Blog hay công cụ tìm kiếm.

Các kỹ năng chính cần có của một Digital Marketer hay người làm Digital Marketing là gì?

Nếu đã hiểu Digital Marketer là gì và bạn hiện cũng đang mong muốn theo đuổi nó? Bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chính dưới đây.

Digital Marketer cũng là Marketer do đó ngoài các kỹ năng chính là về Digital, họ cũng cần được trang bị các kỹ năng mà một Marketer nên có.

Kỹ năng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số.

Vì môi trường làm việc chủ yếu của các Digital Marketer là trên internet và gắn liền với các nền tảng kỹ thuật số, do đó kỹ năng đầu tiên họ cần có đó là quen thuộc với các nền tảng kỹ thuật số phổ biến như website, fanpage, CRM, CDP

“Quen thuộc” có thể được hiểu là hiểu cách vận hàng, quản lý và tối ưu.

Kỹ năng phân tích dữ liệu.

Điểm khác biệt lớn nhất của Digital Marketing với các phương thức truyền thống khác là Digital Marketing cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu hơn từ khách hàng (cả từ dữ liệu của bên thứ nhất First-Party Data và dữ liệu của bên thứ 3).

Thông qua các dữ liệu có được từ các nền tảng nói trên hoặc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ trung gian khác, Digital Marketer cần phân tích, tổng hợp và dự báo các chiến thuật khác nhau và đưa nó vào các kế hoạch hành động trong tương lai.

Về bản chất, nếu Digital Marketer không thể hiểu các dữ liệu có được (kết hợp với các thử nghiệm khác), họ không thể trở thành một Digital Marketer thực thụ (hiệu quả).

Kỹ năng quảng cáo.

Trong hầu hết các doanh nghiệp, quảng cáo (một phần của Paid Media) là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu, thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng 100% ngân sách Marketing cho quảng cáo ở một số giai đoạn hay chu kỳ kinh doanh nhất định.

Bằng cách thông thạo các nền tảng quảng cáo phổ biến như Facebook, Google, TikTok hay LinkedIn, từ các công việc đơn giản như cài đặt đến các công việc khó khăn như tối ưu chuyển đổi, bạn có thể đã sẵn sàng để trở thành một Digital Marketer.

Kỹ năng SEO.

Bên cạnh các kỹ năng liên quan đến các kênh có trả phí, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) để có được lượng người dùng tự nhiên cũng là một yêu cầu khác của Digital Marketer.

Thông qua việc tìm hiểu SEO là gì, các công cụ tìm kiếm hiện đang ưu tiên những điều gì hay thuật toán của nó hoạt động ra sao, kết hợp với các công cụ hỗ trợ SEO khác như Google Keyword Planner hay Ahrefs, bạn đang trang bị cho mình những bộ kỹ năng cứng cần thiết để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp trong tương lai.

Kết luận.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về Digital Marketing, từ khái niệm, công cụ, đến các nền tảng kiến thức căn bản của Digital Marketing.

Nếu sau khi đã hiểu rõ về thuật ngữ digital marketing là gì hay về chân dung của một Digital Marketer chuyên nghiệp, và bạn cũng mong muốn được trở thành một người làm Digital Marketing thực thụ trong tương lai, những nội dung nói trên là hành trang căn bản nhất dành cho bạn.

Xem thêm:

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Marketer là gì? Một ngày làm việc của Marketer giỏi

Cùng tìm hiểu các nội dung xoay quanh thuật ngữ Marketer (Người làm Marketing) như: Marketer là gì, Marketer là ai và làm những công việc chính là gì, vai trò của các Marketer trong doanh nghiệp, các kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp.

marketer là gì
Marketer là gì? Họ là ai và làm những công việc gì?

Theo dự báo của các nền tảng việc làm như LinkedIn, Marketer hay các nhà tiếp thị là một trong những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất của các thương hiệu và nhu cầu này có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • Marketer là gì? hay họ là ai?
  • Phân biệt Marketer với Marketeer.
  • Phân loại Marketer.
  • T-Shape Marketer là gì?
  • Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.
  • Thành công của một Marketer đến từ đâu?
  • Marketer và những người hướng nội – Introvert.
  • Những lầm tưởng cơ bản về khái niệm Marketer.
  • Những kỹ năng cần có của một Marketer là gì?
  • Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?
  • Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Marketer là gì hay Họ là ai?

Marketer trong tiếng Việt tạm dịch là Nhà tiếp thị, khái niệm đề cập đến những người làm các công việc liên quan đến ngành Marketing.

Trong khi cũng tương tự như các khái niệm hay công việc về marketing, vị trí marketer trong thực tế cũng khá đa dạng với nhiều “chân dung” khác nhau.

Có thể ở doanh nghiệp này, marketer là những người chạy quảng cáo, nhưng cũng có thể ở các doanh nghiệp khác, marketer lại đóng tròn vai hơn.

Mặc dù, khái niệm marketer có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, mục tiêu chính của họ là kết nối thương hiệu với khách hàng để từ đó bán được nhiều hàng hơn.

Phân biệt Marketer với Marketeer.

Trong khi có không ít người nhầm lẫn các thuật ngữ này với nhau và coi chúng là một, thực tế là chúng có những ý nghĩa rất khác nhau.

Theo từ điển Oxford, khác với Marketer là những người làm Marketing nói chung ở cấp độ rộng lớn và chuyên nghiệp hơn, Marketeer là khái niệm dùng để chỉ những người bán các sản phẩm hay dịch vụ trong một kiểu thị trường (cụ thể) nhất định.

Theo một góc nhìn khác, Marketer làm nhiều các công việc có trong Marketing và hướng đến lợi nhuận chung của tổ chức, Marketeer chịu trách nhiệm cho một hoặc một số sản phẩm hoặc thị trường đặc biệt nào đó.

Phân loại một số kiểu (vai trò) Marketer thường gặp trong các doanh nghiệp.

Cũng tương tự như các cách phân loại marketing ví dụ như Traditional Marketing và Digital Marketing hay Brand Marketing và Performance Marketing, Marketer cũng có thể được phân chia thành các kiểu tương ứng.

  • Brand Marketer: Những người làm các công việc marketing với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển giá trị hay tài sản thương hiệu như độ nhận biết thương hiệu, mức độ yêu thích thương hiệu (Brand Love) hay lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty).
  • Performance Marketer: Mục tiêu chính của các nhà tiếp thị này là thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
  • Digital Marketer là gì: Chủ yếu làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số như website, Google Analytics, Facebook hay Google, Digital Marketer gắn liền với các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và thường là chịu trách nhiệm cho cả Brand Marketing và Performance Marketing.
  • Content Marketer là gì: Có nghĩa là các nhà tiếp thị nội dung làm các công việc liên quan đến Content Marketing, tức sản xuất và phân phối nội dung (Content) để đạt được các mục tiêu Marketing.
  • Social Media Marketer: Chịu trách nhiệm chủ yếu các hoạt động Social Media và Social Media Marketing, các nhà tiếp thị này tập trung vào việc thúc đẩy mức độ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.
  • PR Marketer: Những người làm các công việc liên quan đến quan hệ công chúng và giới truyền thông. Bạn có thể xem PR là gì để hiểu sâu hơn về khái niệm này.
  • Full Stack Marketer là gì: Là một trong những “từ khoá” khó nhằn nhất, các Full Stack Marketer thường là những người có kinh nghiệm làm việc trên nhiều các phạm vi công việc hay vai trò khác nhau. Ví dụ thay vì chỉ tập trung vào Content Marketing hay Social Media, Full Stack Marketer đảm nhận hết (hoặc nhiều nhất) các công việc này.
  • B2C Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (cuối).
  • B2B Marketer: Những người làm marketing trong các doanh nghiệp bán hàng đến các doanh nghiệp thay vì là người tiêu dùng cuối.

T-Shape Marketer là gì?

T-Shaped Marketer hay một nhà tiếp thị hình chữ T là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

Ví dụ, bạn có thể giỏi về content marketing. Bạn từng trải qua các vị trí và công việc content marketing khác nhau và cũng dành được không ít những thành tích với nó.

Nhưng bạn cũng hiểu biết (và thực hành) về các khía cạnh marketing khác như email marketing, các kênh quảng cáo có trả phí (paid media), social media, xây dựng cộng đồng và SEO chẳng hạn. Chỉ là với những thứ này bạn không thực sự giỏi và nhiều thành tích như chuyên môn chính và sâu của bạn.

Đây là mô hình về một t-shaped markter.

t shaped marketer là gì
t shaped marketer là gì

Optimizer Marketer là gì hay họ là ai?

Hiểu một cách đơn giản, Optimizer Marketer là kiểu Marketer tập trung vào các hoạt động hướng đến mục tiêu là tối ưu các chiến dịch hay công việc đang làm. Đó có thể là tối ưu chi phí quảng cáo hay tối ưu chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.

Game Changer Marketer là gì hay họ là ai?

Gần như là ngược lại hoàn toàn với những gì mà các Optimizer Marketer coi là ưu tiên hàng đầu, Game Changer Marketer mô tả chân dung của một Marketer trong đó người này luôn tìm cách để thay đổi cuộc chơi (Game Changer), thay đổi vị thế, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hay khác biệt hoá so với các đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của các Marketer đối với các doanh nghiệp.

Là một trong những vị trí “HOT” nhất tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong những năm trở lại đây khi hầu hết các thương hiệu hay doanh nghiệp đều tập trung vào chuyển đổi số và thương mại điện tử (eCommerce).

Dưới đây là một số vai trò chính mà các Marketer có thể mang lại.

Thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

Cũng tương tự như khái niệm marketing và thương hiệu, marketer được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng bán những sản phẩm giống hoặc tương tự nhau.

Khi mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp không chỉ là theo cơ chế trao đổi hay 1-1, khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm hay dịch vụ họ cần, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở thành mục tiêu quan trọng hơn bao giờ hết.

Dù cho bạn là Brand Marketer hay Digital Marketer thì bản chất vai trò của bạn vẫn là tăng mức độ tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với họ trên nhiều điểm chạm, và từ đó hướng họ thực hiện nhiều hành động có lợi cho thương hiệu (và cả chính họ).

Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc thương hiệu.

Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là yếu tố then chốt.

Bằng cách gặp gỡ và đáp ứng nhu cầu cũng như sở thích của họ trên nhiều nền tảng khác nhau, doanh nghiệp xây dựng nên cho mình được những lợi thế cạnh tranh nhất định, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của khách hàng.

Thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.

Với sứ mệnh là làm hài lòng khách hàng thông qua những nội dung, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, marketer đóng vai trò chính (bên cạnh đội ngũ bán hàng) trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn là một Social Media Marketer, khi bạn có thể hiểu và cung cấp những nội dung phù hợp với các nhóm đối tượng mục tiêu của mình trên Facebook hay TikTok, họ sẽ dần trở thành người ủng hộ thương hiệu và cân nhắc mua các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Thành công của một Marketer đến từ đâu?

full stack marketer
Thành công của một Marketer đến từ đâu?

Có lẽ là một trong những câu hỏi “khó” có câu trả lời chính xác nhất và cũng được nhiều bạn marketer quan tâm nhất (đặc biệt là các bạn mới có ý định bước vào nghề marketing) đó là đâu là những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một marketer.

Trong khi tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và cách định nghĩa “thành công”, dưới đây là những yếu tố chính giúp xây dựng nên một marketer giỏi mà bạn có thể tham khảo.

Sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Bạn hiểu thế này, vì đa số các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cơ bản là có sẵn và không nhiều marketer có khả năng hay quyền hạn để thay đổi nó, một sản phẩm có khả năng đáp ứng được (tối ưu nhất) nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến kết quả là sản phẩm đó dễ bán hơn, và hiển nhiên vì marketer là người đang bán nó, thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của họ.

Marketer giỏi không có nghĩa là bạn phải cố gắng để bán những thứ mà người tiêu dùng không cần và cho rằng mình không có năng lực khi mọi thứ thất bại.

Chiến lược giá bán.

Giả sử bạn đang là marketer trong một doanh nghiệp có sản phẩm rất tốt tuy nhiên vì một lý do nào đó khách hàng không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp đưa ra, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hiệu quả của công việc của bạn.

Nếu bạn có quyền hạn để thay đổi chiến lược giá hoặc bạn có thể để xuất với các bên liên quan để thay đổi, bạn nên làm như vậy.

Marketer giỏi hay thành công là marketer linh hoạt với mọi tình huống hay bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải an bài với những thứ đang có.

Mức độ đầu tư vào các hoạt động Marketing và bán hàng.

Cách đây khoảng 8 năm vào năm 2014, khi mình đảm nhận vai trò Digital Marketer cho một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ (SaaS), vì mọi thứ đều rất mới, công ty cũng ít có ngân sách đầu tư vào marketing và bán hàng, công việc chủ yếu của mình là “Organic Marketing” với ngân sách có thể nói là bằng 0.

Dù kết quả có được khá ấn tượng tuy nhiên với những nguồn lực đã đầu tư, bạn có thể hiểu rằng hiệu ứng bán hàng hay tốc độ tăng trưởng lại không được như kỳ vọng.

Marketer không phải là thần thánh, cũng không phải biến từ không thành có, tất cả kết quả có được đều tương ứng với một nguồn lực đầu tư nhất định.

Trách nhiệm của chính Marketer.

Cũng như bất cứ công việc nào khác như kế toán, bán hàng hay công nghệ, người làm marketing muốn thành công thì cần sự nỗ lực và trách nhiệm rất lớn từ bản thân.

Trách nhiệm giúp bạn hình dung rằng, bạn đang làm cho chính mình chứ không chỉ là cho doanh nghiệp, trách nhiệm khiến bạn tập trung và cố gắng hoàn thành công việc thay vì đổ lỗi cho người khác.

Thành công hay thất bại, dù là marketer hay bất kỳ ai, vẫn là vấn đề của chính bạn, một phần do bạn quyết định chứ không phải do bất cứ ai khác.

Đam mê với nghề.

Có một thực tế là không ít các bạn marketer đến với nghề vì tò mò, vì bạn bè rủ rê hay bất cứ lý do nào khác chứ không phải vì đam mê của chính họ.

Bạn thử hình dung xem, bạn có thể làm được bao nhiêu giờ mỗi ngày, nỗ lực được không nếu những gì bạn đang làm không khiến bạn vui và cố gắng nhiều hơn mỗi ngày.

Trong khi bạn có thể có được một công việc về marketing mà không cần phải đam mê hay thứ gì đó to tát hơn, liệu bạn có đủ năng lượng hay nhiệt huyết để đi xa hơn, vượt qua nhiều thách thức hơn, và cuối cùng có được các vị trí cao hơn?

Dù cho bạn học gì, ở đâu và trường nào hay bạn được ai hướng dẫn, nếu bạn không đam mê tìm tòi nghiên cứu và học hỏi mỗi ngày, thành công chỉ là một cơn gió thoáng qua.

Năng lực của bản thân Marketer.

Khi nói đến năng lực nghề nghiệp nói chung, trong khi bạn có thể nỗ lực để cải thiện các kỹ năng hay năng lực của bản thân, mỗi người thường chỉ có một số sở trường hay tố chất nhất định, chọn nghề mình mạnh nhất là một trong những cách để giúp bạn thành công hơn, dù cho đó là marketing hay bất cứ ngành nào khác.

Tiếp đến, một khi bạn đã chọn để trở thành một marketer, thì sẽ ai sẽ là người quyết định năng lực của chính bạn?

Hiển nhiên câu trả lời đó là chính bạn, giả sử bạn gặp được những người sếp, những thầy cô hay người hướng dẫn nào đó cho bạn nhiều kiến thức hay hoặc tư duy tốt, liệu bạn có thành công được không nếu bạn không không ngừng làm việc và rèn luyện?

Marketer giỏi cần có khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm và học hỏi.

Marketer và những người hướng nội – Introvert.

Theo một nghiên cứu từ Harvard, bởi bản chất người hướng nội có khả năng tập trung cao, họ lắng nghe nhiều hơn là nói, đồng thời họ cũng tập trung vào ý nghĩa của các sự kiện xung quanh, họ có khả năng kết nối tốt hơn với khách hàng.

Một chuyên gia biết: “Nếu tôi phải đặt cược, những marketer giỏi nhất của tương lai sẽ là những người hướng nội. Những người sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe, suy ngẫm sâu sắc và thúc đẩy các mối quan hệ có ý nghĩa.”

Những lầm tưởng cơ bản nhất về khái niệm Marketer là gì?

Marketer là chạy quảng cáo.

Trong khi chạy quảng cáo có thể là một trong số các công việc của marketer, tuy nhiên như đã phân tích ở trên, nhân viên chạy quảng cáo hay Advertiser không phải là Marketer.

Theo các cấu trúc và mô hình marketing, khi người làm marketing hay marketer sẽ phải làm các công việc từ nghiên cứu thị trường, phân khúc và định vị thị trường mục tiêu đến các hoạt động khác như tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), quảng cáo chỉ là 1 phần rất nhỏ trong Marketing-Mix chứ không phải là công việc chính hay những gì marketer hướng tới.

Marketer là người chịu trách nhiệm chính cho việc bán hàng.

Bán hàng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào và đó cũng là mục tiêu hàng đầu của các marketer, tuy nhiên doanh số bán hàng có được ảnh hưởng từ nhiều bộ phận và vị trí khác nhau như bán hàng, chăm sóc khách hàng, công nghệ hay sản phẩm…

Từ góc nhìn này, marketer không thể là người chịu trách nhiệm chính cho doanh số.

Marketer là nhà tiếp thị.

Như đã đề cập đến từ các phần đầu, Marketer hay Marketing sẽ không chính xác và rõ nghĩa khi dịch ra là Nhà tiếp thị hay Tiếp thị.

Nếu tiếp thị được hiểu theo nghĩa chào bán hay giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, tiếp thị chỉ là một công việc nhỏ trong phần Xúc tiến (P4) của toàn bộ quá trình quản trị marketing tổng thể.

Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?

marketer
Những kỹ năng chính cần có của một Marketer là gì?

Trong khi cũng tuỳ thuộc vào từng vị trí công việc hay cấp độ cụ thể, hoặc tuỳ thuộc vào từng bối cảnh thị trường khác nhau, các marketer có thể cần có những bộ tố chất và kỹ năng khác nhau, dưới đây là một số kỹ năng chính.

Sáng tạo.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sáng tạo là kỹ năng quan trọng thứ ba mà nhân viên cần có để phát triển trong tương lai khi tự động hóa tiếp tục xâm nhập vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tiếp đó thì giải quyết các vấn đề phức tạp và tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng đầu tiên và thứ hai.

Với Marketer, khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn đồng thời hành vi hay sở thích của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi, bên cạnh đó là hàng loạt các công cụ và nền tảng quảng cáo đang có xu hướng tự động hoá nhiều hơn thông qua AI và công nghệ máy học (Machine Learning), sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của các thương hiệu cũng như người làm marketing.

Tự nhận thức và tự nghiên cứu.

Nếu sáng tạo có thể giúp các marketer khác biệt hoá thương hiệu của họ với đối thủ cạnh tranh hay thu hút nhanh hơn sự chú ý của đối tượng mục tiêu.

Khả năng tự nhân thức và tự nghiên cứu có thể giúp marketer trả lời các câu hỏi các câu hỏi mà những người khác không thể hỗ trợ hay khách hàng không tự nói ra.

Chẳng hạn để kiểm tra xem một ý tưởng nội dung nào đó mà bạn cho rằng khách hàng có thể thích, thông qua các số liệu phân tích có được bạn có thể tự xác nhận các ý tưởng hay đề xuất ban đầu của mình.

Xây dựng nội dung (Content Creation).

Dù cho bạn đang là một Content Marketer hay Brand Marketer hoặc Performance Marketer, dù cho bạn đang thực hiện các hoạt động marketing trên nền tảng nào, thứ cuối cùng mà khách hàng nhìn thấy cũng chỉ là nội dung (Content).

Để khách hàng có thể tương tác lại với thương hiệu, các kỹ năng như hiểu nền tảng, hiểu công cụ hay hiểu sản phẩm là chưa đủ, các marketer cần cung cấp các thông điệp phù hợp với họ (trong từng tình huống hay hành trình khách hàng cụ thể).

Phân tích dữ liệu (Data Analysis).

Data Driven Marketing hay làm marketing được định hướng và dẫn dắt bởi dữ liệu là từ khoá của bối cảnh kinh doanh mới, data hay dữ liệu là tài sản của mọi doanh nghiệp.

Với tư cách là những marketer, chúng ta thử nghĩ rằng liệu mình có thể làm được gì nếu cứ mãi xây dựng các chiến lược theo các ý niệm chủ quan của bản thân?

Liệu khách hàng có nghe những gì chúng ta nói nếu chúng ta không cung cấp mọi thứ từ sản phẩm, dịch vụ đến các thông điệp thương hiệu theo nhu cầu cá nhân của họ và theo cách chúng ta thấu hiểu họ?

Bằng cách thu thập nhiều nhất các dữ liệu từ nhiều các điểm chạm hay nền tảng khác nhau, các marketer đang cho chính họ thêm cơ hội để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Quảng cáo.

Liên quan đến khái niệm quảng cáo, môt phần nhiều người đồng nghĩa Marketer với Advertiser (Nhà quảng cáo) vì đối với không ít các doanh nghiệp, quảng cáo là động lực chính thúc đẩy họ tăng trưởng.

Mặc dù không phải là tất cả những gì marketer cần làm trong suốt quá trình làm việc, tuy nhiên, khi doanh nghiệp tiếp tục coi quảng cáo là kênh chính để tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng, marketer nên trang bị sẵn cho mình các kỹ năng cần thiết.

Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).

seo là gì
Marketer là gì? Marketing trên công cụ tìm kiếm (SEO và SEM).

Suốt quá trình diễn ra Covid-19, khi mọi người bao gồm cả người tiêu dùng ở nhà và tìm kiếm nhiều hơn, gặp gỡ khách hàng trên các công cụ tìm kiếm là một điểm chạm cần có.

Bằng cách hiểu và tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO), đồng thời tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo có trả phí (Google Ads), những gì mà các marketer có thể mang lại cho thương hiệu là rất lớn.

Trải nghiệm.

Mặc dù có rất ít người quan tâm đến kỹ năng này, tuy nhiên theo góc nhìn của MarketingTrips, vì những gì marketer cần làm và thuyết phục nằm ở phía khách hàng và thị trường, một marketer có trải nghiệm sống, trải nghiệm ngành hàng, trải nghiệm các bối cảnh kinh doanh càng nhiều thì họ càng có nhiều cơ hội thành công.

Tư duy (Mindset) và trí tưởng tượng.

Một trong những sai lầm lớn nhất của các marketer mới đó là quá tập trung vào công cụ (chẳng hạn như cách set up quảng cáo…) trong những ngày đầu bước chân vào nghề.

Nhiều bạn cho rằng chỉ cần ai đó “cầm tay chỉ cách chạy quảng cáo” hay nắm được cách sử dụng công cụ (tools) là có thể trở thành một marketer.

Sự thật là, như đã phân tích ở trên, một marketer thành công là marketer có tư duy tốt về khách hàng, kinh doanh, sản phẩm, đối thủ, thị trường và cả khả năng dự báo hay tưởng tượng về những thứ mà khách hàng có thể đón nhận. Công cụ, nền tảng hay thực thi chỉ là cách thể hiện hay hiện thực hoá các tư duy nói trên.

Bạn cứ thử hình dung rằng, nếu bạn hiểu được, tư duy được thì bạn mới từng bước thực thi được, còn một khi bạn không biết mình nên và cần làm gì thì liệu bạn có làm được gì hay tools sẽ giúp ích bạn như thế nào?

Những trách nhiệm hay công việc chính mà một Marketer có thể làm là gì?

Như đã phân tích ở trên, dựa theo các kiểu hay vai trò Marketer khác nhau, họ có thể tập trung hoặc đảm nhận các trách nhiệm công việc khác nhau như:

  • Xây dựng chiến lược tổng thể cho các hoạt động marketing.
  • Xây dựng nội dung trên mạng xã hội (Social Media Marketing).
  • Xây dựng nội dung cho quảng cáo.
  • Xây dựng nội dung chuẩn SEO cho các công cụ tìm kiếm (SEO Content).
  • Vận hành và tối ưu quảng cáo trên các nền tảng khác nhau (Google, Facebook, TikTok…).
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng thương hiệu.
  • Phân tích các dữ liệu có được.
  • Quản trị và tối ưu website.
  • Và nhiều công việc khác.

Những câu hỏi các Marketer thường thắc mắc.

  • Nếu học trái ngành và muốn gia nhập ngành marketing hay muốn trở thành một marketer, mình nên bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn đã hiểu bản chất của marketer là gì và nó khác với các nhà quảng cáo như thế nào, có thể bạn đã bắt đầu có được những hình dung đúng.

Để có thể bước vào ngành marketing và trở thành một marketer chuyên nghiệp, bạn cần bắt đầu học từ những kiến thức và tư duy căn bản về marketing (từ các mô hình quản trị marketing), thấu hiểu các thuật ngữ và có được nền tảng căn bản về xây dựng nội dung.

Sau khi đã có được những tư duy đúng và hình dung được các công việc cần làm của một marketer (bạn không nhất thiết phải làm được việc và ra kết quả trong những ngày đầu), bạn có thể cần bắt đầu tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số như website, fanpage hay các nền tảng quảng cáo phổ biến khác.

Đến giai đoạn này, khi bạn đã bắt đầu có thể tự thực thi các công việc đơn giản của một marketer, bạn cần LÀM nhiều hơn và liên tục để học hỏi và rút ra kinh nghiệm.

Lặp lại quá trình này liên tục trong tương lai.

Có một số quan điểm sai lầm của không ít các bạn mới là chỉ cần học công cụ quảng cáo là có thể trở thành marketer hay tập trung quá nhiều vào công cụ ở những ngày đầu gia nhập ngành, kết quả là họ thường sẽ không đi xa hơn với công cụ trong tay vì cái họ cần là những tư duy “nhập môn” đúng và bài bản ngay từ đầu còn công cụ hay thực thi có thể dần dần thử nghiệm sau trong quá trình làm việc.

Chúng ta cứ thử hiểu rằng, chúng ta có thể thử và làm gì nếu chúng ta không biết việc để làm hoặc tư duy sai về cách làm, đây là lúc mà tư duy (Mindset) thể hiện rõ vai trò của nó.

  • Modern Marketer là gì?

Modern Marketer có nghĩa là người làm marketing hiện đại (Modern Marketing). Trái ngược với khái niệm Traditional Marketer, các Modern Marketer tập trung vào khách hàng mục tiêu và các chỉ số kinh doanh cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng.

  • Brand Marketer là gì?

Brand Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là nhà tiếp thị thương hiệu, những người thuộc bộ phận marketing hoặc thương hiệu chuyên làm các công việc liên quan đến Brand Marketing hay tiếp thị thương hiệu.

  • Performance Marketer là gì?

Performance Marketer trong tiếng Việt có nghĩa là Nhà tiếp thị hiệu suất, khái niệm mô tả chân dung của một người làm các công việc liên quan đến Performance Marketing nói riêng và marketing nói chung trong doanh nghiệp.

Cũng như các vị trí khác trong ngành marketing, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau, ngành hàng khác nhau hay mục tiêu chiến lược khác nhau, vai trò và nhiệm vụ của các Performance Marketer có thể rất khác nhau.

  • Content Marketer là gì?

Content Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer, khái niệm được hiểu đơn giản là những người sản xuất, phân phối và tối ưu nội dung (content) với mục đích cuối cùng là đạt được các mục tiêu marketing.

Content Marketer khác với Content Creator và Copywriter. Trong khi đều là những người làm về Content, các vai trò này cũng có những điểm khác nhau.

  • Digital Marketer là gì?

Digital Marketer cũng tương tự các vị trí khác trong ngành Marketing như Content Marketer, Full Stack Marketer hay Brand Marketer, Marketer là tên gọi gốc dùng để chỉ những người làm Marketing, còn tuỳ thuộc vào việc công việc của họ tập trung vào phương thức tiếp cận nào, họ sẽ được gắn liền với các tên gọi tương ứng.

Digital Marketer chính là những người làm Digital Marketing.

  • Full Stack Marketer là gì?

Cũng có phần tương tự như các Stack trong ngành khoa học máy tính hoặc lập trình, tức sẽ chứa nhiều các phần tử dữ liệu con khác nhau, trọng phạm vi kinh doanh mà cụ thể là marketing, Stack được hiểu là một bộ (một set) các kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.

Từ góc nhìn này, Full Stack Marketer hay những thuật ngữ liên quan khác như Full Stack Marketing, Full Stack Digital Marketing…dùng để chỉ các marketer có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ và công việc khác nhau liên quan đến Marketing nói chung.

  • Hybrid Marketer là gì?

Một Hybrid Marketer hay hiểu đơn giản là nhà tiếp thị đa năng là những người làm marketing được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ về thương hiệu, hiểu biết sâu sắc về PR, am hiểu yếu tố kỹ thuật số và các phương pháp phát triển các nền tảng như website hay ứng dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu của một môi trường tiếp thị tích hợp.

  • T Shaped Marketer là gì?

T-Shaped Marketer là một hình thức hay kiểu Marketer hình chữ T, là người có chuyên môn sâu trong khoảng từ 1-3 khía cạnh chính của marketing.

  • Search Marketer là gì?

Search Marketer là những người làm marketing chuyên về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua cả công cụ có trả phí (Paid Search) lẫn tự nhiên (SEO) với mục tiêu cuối cùng là giúp website có thứ hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

  • Marketer làm gì?

Như đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng doanh nghiệp khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể mà các doanh nghiệp có các yêu cầu khác nhau, bên cạnh đó là tuỳ vào từng marketer, họ cũng có thể lựa chọn các công việc mà họ muốn làm nhất.

Đó có thể là chạy quảng cáo, sáng tạo nội dung, nghiên cứu thị trường, quản trị website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), xây dựng thương hiệu và hơn thế nữa.

Kết luận.

Trở thành một Marketer chuyên nghiệp là một quá trình rèn luyện lâu dài chứ không phải là một hành động hay sự kiện nhất thời.

Bằng cách xác định đúng mục tiêu của mình với nghề nghiệp ngay từ đầu, hiểu bản chất của Marketer là gì và trang bị những tư duy đúng đắn, bạn có thể phát triển và đi hơn trong nghề sau quá trình làm việc và học hỏi thực tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Với Linkpop, Shopify cho phép nhà sáng tạo dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của họ để thu hút người mua.

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer
Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Shopify vừa chính thức giới thiệu Linkpop, một công cụ liên kết trong phần giới thiệu (link-in-bio) cho phép nhà sáng tạo và người theo dõi nhanh chóng quảng cáo các sản phẩm.

Những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram có thể thêm liên kết Linkpop vào phần tiểu sử hay giới thiệu (bio) của họ và từ đây, chỉ bằng một cú nhấp chuột, những người theo dõi của họ có thể truy cập và mua hàng từ cửa hàng trên Shopify.

Sau khi người dùng nhấp vào liên kết, họ có thể mua trực tiếp các sản phẩm mà không cần phải rời khỏi các ứng dụng mà họ đang sử dụng.

Bằng cách này, người tiêu dùng không phải tìm kiếm sản phẩm trong một môi trường khác và các nhà marketer sẽ có thể dễ dàng đo lường hơn về tác động của những người có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Trong khi thương mại xã hội (Social Commerce) vẫn đang phát triển chóng mặt trong những năm gần đây, khi các nền tảng mạng xã hội là nơi mà người dùng chọn để tương tác, giải trí và mua sắm, hợp tác mới của Shopify cũng không nằm ngoài mục tiêu đón đầu các xu hướng mới này.

Bắt đầu từ năm ngoái, Shopify đã hợp tác với TikTok để người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Thương mại điện tử vốn là mục tiêu lớn của Shopify.

Một số cập nhật từ Shopify cho Marketer.

Chỉ tiêng trong tuần này, Shopify đã giới thiệu một loạt các công cụ để hỗ trợ những người làm marketing trên nền tảng.

  • Tính năng dự báo hạn mức chi tiêu mới cho phép các marketer phân loại tiềm năng chi tiêu của khách hàng theo 3 cấp độ: cao, trung bình hoặc thấp.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu. Dự báo chi tiêu là một bộ lọc cho công cụ phân khúc khách hàng mới. Các phân khúc khác bao gồm vị trí địa lý hay số lượng đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
  • Các chiến dịch email tự động. Giờ đây, các nhà tiếp thị cũng có thể tự động hóa các chiến dịch email của họ cho khách hàng của Shopify. Bạn có thể lựa chọn các mẫu email và cũng có thể tạo ra các quy trình gửi email riêng.

Theo thông báo từ Shopify, hiện người dùng có thể gửi tới 10.000 email miễn phí mỗi tháng thông qua dịch vụ Shopify Email.

Bạn có thể truy cập ngay công cụ mới này tại: Linkpop

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LinkedIn chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các Marketer công nghệ

LinkedIn vừa ra mắt bộ công cụ mới nhằm mục tiêu giúp các marketer trong lĩnh vực công nghệ tìm kiếm khách hàng tiềm năng (Lead).

LinkedIn chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các Marketer công nghệ

Nếu bạn là một người làm marketing trong lĩnh vực công nghệ và đang tìm cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bộ công cụ mới của LinkedIn có thể rất hữu ích.

Theo thông tin từ LinkedIn, bộ công cụ mới được xây dựng đặc biệt nhằm mục tiêu hướng dẫn các marketer cách thúc đẩy khách hàng tiềm năng chất lượng cao trên nền tảng.

Tài nguyên được cung cấp sẽ bao gồm:

  • Những hướng dẫn nhanh và cơ bản về cách sử dụng LinkedIn làm nền tảng tạo khách hàng tiềm năng. Nội dung sẽ trải rộng từ quá trình tạo chiến dịch đến những hướng dẫn giúp digital marketer đo lường mức độ thành công dựa trên các tiêu chuẩn hiệu suất của ngành (performance benchmarks).
  • Bộ hướng dẫn bao gồm các mẹo xây dựng quảng cáo tạo khách hàng tiềm năng hấp dẫn và có khả năng tương tác cao.

Và nếu bạn chưa quen với việc tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…

Theo LinkedIn, các thương hiệu đã ghi nhận mức tăng 10-15% hiệu suất bán hàng trong ngắn hạn sau khi quảng cáo của họ được nhìn thấy trên LinkedIn.

Tiếp đó, LinkedIn cũng được chứng minh là nền tảng quảng cáo có hiệu quả tốt hơn gấp 2 lần trong việc thúc đẩy ROAS (lợi nhuận có được dựa trên chi tiêu quảng cáo) cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực công nghệ.

Để giúp các nhà quảng cáo tận dụng các cơ hội tiềm năng này, LinkedIn khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:

1. Tìm hiểu cách các thương hiệu công nghệ khác đang thúc đẩy khách hàng tiềm năng trên LinkedIn.

2. Sử dụng các điểm tiêu chuẩn của hiệu suất trong ngành (performance benchmarks) của LinkedIn để đánh giá mức độ thành công.

3. Tìm hiểu cách thiết lập một chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trong Campaign Manager (trình quản lý quảng cáo của LinkedIn) với 5 bước.

Hoặc nếu bạn đang chạy các chiến dịch tạo khách hàng tiềm năng trên LinkedIn…

LinkedIn cũng khuyên bạn nên sử dụng bộ công cụ mới để:

1. Tìm hiểu các thành phần chính của một quảng cáo thành công trên LinkedIn, bao gồm cả những cách tốt nhất để tận dụng các biểu mẫu khách hàng tiềm năng (Lead Forms).

2. Hiểu sâu hơn về chiến thuật đấu giá quảng cáo trên LinkedIn và tối ưu chiến lược đặt giá thầu của bạn.

3. Có được những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị lâu dài của các khách hàng tiềm năng mà bạn đang tạo ra trên LinkedIn.

Bạn có thể xem và tải xuống bộ công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các marketer công nghệ từ LinkedIn tại: LinkedIn Leads Toolkit.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

B2B Content Marketing: Những mẹo đo lường tiếp thị nội dung B2B

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung (content marketing).

đo lường tiếp thị nội dung B2B
Cre: iStock

“Nếu tôi tạo ra nội dung B2B tuyệt vời nhưng không thể đo lường được thì liệu nó có tạo ra tác động không?” là câu hỏi mà các nhà tiếp thị thường xuyên hỏi. Tác động là gì? Tôi có nắm bắt được tất cả các tác động không? Làm cách nào để tối ưu hóa hiệu suất?

Đo lường tác động của tiếp thị nội dung cho phép các nhà tiếp thị B2B tối ưu hóa các chiến dịch để tương tác tốt hơn và phân bổ ROI hiệu quả hơn.

Nhưng các chiến lược, chiến thuật và xu hướng đằng sau việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung cho các nhà tiếp thị B2B là gì?

Để giúp trả lời những câu hỏi này về việc đo lường hiệu suất nội dung B2B, Ascend2 và KoMarketing Associates đã thực hiện Khảo sát đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 2 năm 2021. 193 chuyên gia tiếp thị B2B đã tham gia cuộc khảo sát.

Nghiên cứu xem xét những gì các nhà tiếp thị B2B đang làm để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Kết quả khảo sát có sẵn trong báo cáo nghiên cứu, Đo lường Hiệu suất Tiếp thị Nội dung: Quan điểm của Nhà tiếp thị B2B .

Dưới đây là những phát hiện chính từ nghiên cứu về việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung B2B.

1. Xác định ROI là thách thức hàng đầu đối với các nhà tiếp thị B2B khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đo lường lợi tức đầu tư (ROI) của tiếp thị nội dung là rất quan trọng để tối ưu hóa chiến lược, nhưng gần một nửa (46%) các chuyên gia tiếp thị B2B coi việc xác định ROI là một thách thức hàng đầu khi đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

44% các nhà tiếp thị B2B cũng phải đối mặt với việc thiếu ngân sách và nguồn lực cần thiết để đo lường thành công chiến lược một cách hiệu quả.

Xác định ROI, thiếu ngân sách / nguồn lực và không đủ dữ liệu là 3 thách thức hàng đầu để đo lường hiệu quả tiếp thị nội dung.

Tại sao rất khó xác định ROI? Phép toán rất đơn giản: doanh thu tạo ra theo nội dung, chia cho chi phí (chi phí sản xuất + chi phí phân phối).

Nhưng đối với các nhà tiếp thị B2B, bạn tính toán doanh thu tạo ra như thế nào? Bạn có chỉ định số doanh thu cho mỗi khách hàng tiềm năng được tạo không?

Bạn có nhìn vào doanh thu bán hàng tổng thể không? Tiếp thị nội dung của bạn đã tác động đến doanh số bán hàng như thế nào? Làm thế nào để bạn đánh giá các hoạt động như nhấp chuột vào email, chia sẻ, xem trang, thời gian trung bình trên trang, v.v.?

Làm cách nào để bạn theo dõi các số liệu bạn cần và chuyển đổi chúng thành một số tiền có thể thực hiện thành một phép tính ROI?

Dưới đây là cách vượt qua thử thách xác định ROI:

  • Vạch ra chiến lược về những chỉ số bạn cần theo dõi
  • Tìm ra công nghệ bạn cần để theo dõi các chỉ số đó
  • Pul kéo dữ liệu lại thành một công cụ phân tích dễ sử dụng
  • Quyết định cách bạn sẽ chỉ định giá trị / doanh thu cho các chỉ số của mình
  • Theo dõi chi phí của bạn.

Bắt đầu đơn giản và xây dựng khi bạn học hỏi từ dữ liệu bạn thu thập.

2. 66% nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung.

Hai phần ba (66%) các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn khi đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị nội dung số với một phần ba (34%) cho rằng chiến lược này vừa phải hoặc cực kỳ dễ dàng.

57% mô tả khó khăn này là vừa phải, trong khi một phần tư khác (25%) trong số những người được khảo sát báo cáo rằng việc đánh giá hiệu quả của tiếp thị nội dung là vừa phải.

57% các nhà tiếp thị B2B cảm thấy khó khăn vừa phải trong việc đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Đừng từ bỏ nhu cầu của bạn để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung. Tiếp thị nội dung là một khoản đầu tư tác động đến chiến lược kinh doanh, quản lý thương hiệu, tương tác với khán giả và khả năng lãnh đạo tư tưởng của bạn.

Tất cả chúng ta đều có thể tìm thấy các trường hợp về cách tiếp thị nội dung đã tạo ra tác động đáng kể đến một giao dịch lớn, giảm chi phí bán hàng hoặc mở rộng ảnh hưởng thương hiệu của bạn.

Có thể khó, nhưng điều quan trọng là phải tìm ra những cách nhất quán để đo lường và thể hiện tác động đối với đội ngũ lãnh đạo của bạn.

2. 37% các nhà tiếp thị B2B đang sử dụng 3-5 công cụ để đo lường hiệu content marketing.

Tiếp thị nội dung thường liên quan đến việc sử dụng nhiều kênh trong một chiến lược tiếp thị tổng thể. Một phần năm (21%) các nhà tiếp thị B2B báo cáo sử dụng sáu công cụ trở lên để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

37% khác trong số những người được khảo sát nói rằng họ sử dụng từ ba đến năm công cụ và 29% đang đo lường hiệu suất bằng hai công cụ hoặc ít hơn.

Các nhà lãnh đạo tiếp thị cần nắm bắt công nghệ. Một hệ thống công nghệ mạnh mẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn về đối tượng, khách hàng (cá nhân hoặc công ty) và tác động của các chiến dịch của bạn.

Công nghệ cũng cho phép bạn hiệu quả hơn, có tổ chức và nhanh nhẹn hơn khi bạn theo dõi hiệu suất và báo cáo hiệu suất cho nhóm.

4. Các công cụ phân tích, hệ thống CRM và các giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Các nhà tiếp thị B2B đang tìm những loại công cụ nào để có hiệu quả nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung? Hơn một nửa (53%) trong số những người được khảo sát đặt các công cụ phân tích ở đầu danh sách.

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và công nghệ tự động hóa tiếp thị cũng rất quan trọng đối với thành công nói chung, theo tương ứng là 38% và 34% nhà tiếp thị B2B.

Theo các nhà tiếp thị B2B, các công cụ phân tích, hệ thống CRM và giải pháp tự động hóa tiếp thị là những công cụ quan trọng nhất để đo lường hiệu suất tiếp thị nội dung.

Tiếp thị nội dung dựa trên dữ liệu . Bắt đầu với một thiết lập chắc chắn về Google Analytics của bạn. Tập trung vào bốn lĩnh vực chính: lưu lượng truy cập, điều hướng, tìm kiếm không phải trả tiền và chuyển đổi.

5. Tỷ lệ chuyển đổi là số liệu đo lường tiếp thị nội dung quan trọng nhất, theo 50% B2B Marketer.

Khoảng một nửa số nhà tiếp thị B2B đồng ý rằng tỷ lệ chuyển đổi (50%) và lưu lượng truy cập trang web (46%) là một trong những số liệu quan trọng nhất cần xem xét khi đo lường hiệu suất tổng thể của chiến lược tiếp thị nội dung.

Mức độ tương tác trên các kênh truyền thông xã hội cũng được xếp hạng cao trong danh sách các thước đo quan trọng đối với 39% những người được khảo sát.

Theo các nhà tiếp thị B2B, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập trang web và mức độ tương tác trên mạng xã hội là 3 số liệu quan trọng hàng đầu.

Đừng đoán về hiệu suất của tiếp thị nội dung của bạn; thay vào đó, hãy xác định dữ liệu quan trọng nhất đối với thành công của bạn.

Theo dõi và phân tích hiệu suất để xác định xu hướng và điều chỉnh chiến lược của bạn dựa trên những phát hiện của bạn. Tối ưu hóa tiếp thị không bao giờ hoàn thành; nó là một quá trình liên tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Thành Đàm | MarketingTrips

Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Trong khi thất bại là cảm xúc không mấy dễ chịu, đối với người làm marketing, để có thể trở thành một marketer giỏi thì việc chấp nhận thất bại lại là một cách thông minh.

trở thành marketer giỏi
Trở thành một Marketer giỏi hơn bằng cách chấp nhận thất bại

Nếu bạn đang là một marketer, bạn có thể tìm kiếm cho mình vô số các cách khác nhau để học hỏi và phát triển bản thân. Có thể bạn chọn cách giam gia một khoá học về marketing nào đó, tham dự các buổi hội thảo ngành hay đơn giản là tự nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong khi bạn có thể dễ dàng tiếp cận các kiến thức bên ngoài, sự thay đổi lớn nhất trong sự nghiệp của bạn lại đến từ sự thay đổi bên trong tâm lý, tư duy hoặc thái độ làm việc của bạn – và một trong những cách hiệu quả nhất để phát triển điều này là chấp nhận các thất bại.

Tại sao chấp nhận thất bại lại có thể tạo ra những động lực mạnh mẽ đến vậy?

Có 3 lý do chính để bạn nên chấp nhận thất bại với tư cách là một người làm marketing để có thể trở thành một marketer giỏi.

1. Chấp nhận thất bại khuyến khích bạn thử nghiệm nhiều hơn.

Một khi bạn không sợ hãi về các kết quả cuối cùng (có thể xảy ra), bạn sẽ sẵn sàng nhiều hơn trong việc thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung để thử một chiến thuật mới nào đó mà bạn chưa từng dám trong quá khứ.

Vì bạn có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro hơn, bản cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong tất cả các hành động của mình.

Trong khi thế giới marketing vẫn liên tục chuyển đổi với nhiều xu hướng mới, hành vi người tiêu dùng lại chưa bao giờ dừng lại, việc thử những cái mới hay dành một phần nguồn lực nhất định để theo đuổi các chiến lược mới luôn đảm bảo thương hiệu có thể tạo ra những bước đi táo bạo hơn so với đối thủ của mình.

2. Thất bại thường là cách tốt nhất để học hỏi.

Không ít marketer luôn mong muốn “ai đó” đưa ra sẵn cho mình những mô hình chiến lược được cho là hiệu quả vì họ sợ phải mất thời gian cho thử nghiệm và học hỏi.

Tuy nhiên trên thực tế, không có bất cứ một mô hình hay chiến thuật nào có thể được áp dụng tương tự cho các doanh nghiệp khác nhau. Ngay cả hai doanh nghiệp đang kinh doanh trên cùng một ngành hàng thì quy mô kinh doanh khác nhau cũng đòi hỏi các mô hình chiến lược khác nhau.

Học cách đón nhận thất bại giúp mở ra cho bạn những bài học và phương thức mới, thứ mà những người sợ thất bại (đối thủ) không bao giờ có và hiểu được chúng.

3. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu bạn muốn trở thành marketer giỏi.

Theo nhiều cách khác nhau, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong lĩnh vực marketing nói chung. Không sớm thì muộn, nếu bạn tiếp tục xây dựng và phân phối quảng cáo theo những cách mới hay tiếp cận thử các nhóm đối tượng mới, những kết quả không mong muốn là điều hết sức bình thường trong các giai đoạn đầu.

Một số người làm marketing vì không chịu được các cảm xúc này, họ không có đủ tự tin hoặc bản lĩnh để tiếp tục thử nghiệm và khi đó họ có ít cơ hội hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Ngược lại, với những ai hiểu được bản chất của các thất bại, tìm cách đón nhận và học hỏi từ nó, nhiều kết quả bất ngờ sẽ đợi họ ở phía trước.

Làm thế nào để đón nhận thất bại một cách khôn ngoan.

Nếu bạn đã xem thất bại là điều không thể tránh khỏi khi chọn trở thành một marketer, dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng.

  • Nghiên cứu các chiến dịch thất bại của các thương hiệu lớn: Chắc chắn khi bạn bắt đầu gia nhập và quan tâm đến ngành, những thảm họa PR, những quảng cáo phản cảm hay những thương hiệu để lại ấn tượng xấu với đối tượng mục tiêu là thứ không khó để bạn có thể tiếp cận và học hỏi. Có không ít các thương hiệu phải rời bỏ thị trường vì những chiến lược không phù hợp và cũng có vô số các thương hiệu đã vươn lên từ thất bại, tất cả những bài học đó là dành cho bạn.
  • Xem thất bại là một phần tất yếu: Thất bại trong một thử nghiệm là một phần quan trọng của việc tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho một chiến dịch trở nên hiệu quả hơn.
  • Cam kết học hỏi ít nhất là điều gì đó sau mỗi lần thất bại: Thất bại sẽ trở nên thật vô nghĩa nếu sau mỗi lần thất bại đó bạn không rút ra được bất cứ bài học hay kinh nghiệm nào cho bản thân và đội nhóm của mình.
  • Đặt ra những kỳ vọng mới cho cả khách hàng và đội nhóm: Hãy trò chuyện với đội nhóm của bạn về thái độ của họ đối với các thất bại và những gì họ cần làm để trở thành một marketer giỏi hơn. Mặt khác với khách hàng, đừng quên rằng họ cũng luôn mong đợi những giải pháp tốt hơn từ thương hiệu của bạn.
  • Thất bại có mục đích: Rõ ràng là bạn không thể lãng phí ngân sách của doanh nghiệp theo những cách vô nghĩa. Những thất bại có mục đích sẽ khiến bạn thoải mái hơn với khái niệm thất bại đồng thời, giá trị nhận được trên mỗi lần thất bại cũng cao hơn.

Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn với những thất bại của chính mình, bạn có nhiều cơ hội hơn để tạo ra các chiến dịch sáng tạo và đổi mới hơn.

Sự thoải mái với thất bại cũng mang lại cho thương hiệu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và khả năng phục hồi là nhanh nhất trong khi các thương hiệu khác đang sụp đổ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Mức lương của các Marketers tại Apple, WPP, Netflix, Google hay Spotify

Nếu bạn là các marketers tại các thương hiệu hàng đầu như Apple, Netflix, Google hay thậm chí các Agency như WPP hay Edelman, mức lương có thể lên đến 500.000 USD mỗi năm.

Ngay cả khi nhiều ngành nghề hay doanh nghiệp đã phải sa thải nhân sự vì đại dịch, các công ty lớn từ Apple đến WPP vẫn đang liên tục tuyển dụng những tài năng quảng cáomarketing để hoàn thiện bộ máy của mình.

Theo dữ liệu từ tổ chức BLS, ngành quảng cáo và các cộng việc liên quan đã tuyển dụng khoảng 447.300 nhân sự trong tháng 8, tăng 3,2% so với năm trước.

Dưới đây là mức thu nhập ước tính trong năm 2020 và 2021 của các marketers nói chung theo ghi nhận từ BusinessInsider.

Nhân viên marketing và bán hàng tại Snap (sở hữu Snapchat) có thể nhận mức lương lên tới 110.000 USD mỗi năm.

Snap Inc, doanh nghiệp đứng sau ứng dụng nhắn tin Snapchat, đã tăng cường lực lượng nhân sự khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trong các lĩnh vực như thực tế tăng cường (AR), video dạng ngắn và các chương trình gốc (original shows).

Mức lương cơ bản hàng năm mà các nhân viên marketing và bán hàng có thể nhận rơi vào mức từ 78,000 đến 110,000 USD.

Spotify trả cho các marketers từ 95.000 đến 190.000 USD tiền lương cơ bản.

Mức lương của các Marketer tại apple netflix google wpp spotify

Nền tảng podcast lớn nhất thế giới liên tục tuyển dụng nhân sự mới với tham vọng chiếm lĩnh và tăng trưởng trong lĩnh vực podcast của mình.

Spotify đưa ra mức lương cơ bản hàng năm cho các nhân viên marketing từ mức 94.000 đến 190.000 USD.

Marketers tại Netflix có thể kiếm được 330.000 USD.

Bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch, Netflix vẫn liên tục phát triển mạnh. Không giống như các công ty công nghệ khác, Netflix không trả thưởng theo hiệu suất đạt được mà thay vào đó trả lương cao.

Dựa trên dữ liệu có được, Netflix đưa ra mức lương cơ bản hàng năm từ 68.000 đến 850.000 USD, với mức trung bình là 330.000 USD cho các vai trò marketing và 345.000 cho trung bình các công việc khác.

Giám đốc sáng tạo là một trong những vị trí được trả lương cao nhất tại WPP, một trong những agency quảng cáo lớn nhất thế giới.

Khi chi tiêu quảng cáo phát triển trở lại, các agency toàn cầu đang tìm kiếm các vị trí điều hành cấp cao để lấp đầy các vị trí mới với mức lương rất ấn tượng.

Ví dụ, WPP đã trả cho các nhà lập kế hoạch quảng cáo (ad planners) mức lương lên tới 180.000 USD và các giám đốc sáng tạo (creative directors) là hơn 200.000 USD.

Các chuyên gia PR cũng được trả lương khá cao.

Quan hệ công chúng (PR) là một trong những vị trí được ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực nóng như dữ liệu (data), quản lý khủng hoảng (crisis management) và tư vấn chăm sóc sức khỏe (healthcare).

Tại Edelman, công ty PR lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã chi trả lên đến 280.000 USD cho các vị trí cấp cao, trong khi các vị trí điều hành tại các công ty thuộc sở hữu của công ty mẹ Ketchum có thể kiếm được tới 500.000 USD mỗi năm.

Các nhà tiếp thị của Apple có thể kiếm được tới 325.000 USD.

Những gã khổng lồ công nghệ như Meta (Facebook), Google, Amazon, Uber và Airbnb đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, một phần điều này là nhờ vào các hoạt động marketing của họ.

Với vị trí chuyên viên marketing (marketing specialist) tại Amazon bạn có thể kiếm được 95.000 USD mỗi năm và 325.000 USD là con số cho vị trí giám đốc marketing cấp cao (senior marketing director) tại Apple.

Các công ty khởi nghiệp như Peloton, Grubhub…trả bao nhiêu cho các vị trí marketing.

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia marketing, với mức lương từ 132.000 USD cho vị trí giám đốc marketing tại Grubhub và 231.000 USD cho giám đốc tiếp thị thương hiệu cấp cao (senior director of brand marketing) tại Peloton.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Các Marketers đang hoạch định chiến lược ‘Paid Media’ của họ như thế nào

Trước những bối cảnh bất ổn do đại dịch và thế giới thì đang thay đổi nhanh chóng, những người làm marketing có thể làm gì để thích ứng tốt hơn với tương lai bất định phía trước.

Các Marketers đang hoạch định chiến lược 'Paid Media' của họ như thế nào
Getty Images

Tại hội nghị SMX Next vừa qua được tổ chức bởi SearchEngineLand, về các chủ đề liên quan đến marketingquảng cáo, nhiều marketer đã chia sẻ về chiến lược thích ứng của họ trong bối cảnh mới của thị trường.

“Hãy nghĩ về cách bạn lập kế hoạch hoặc xây dựng những dự báo cho doanh nghiệp hay thương hiệu của mình: Nó sẽ diễn ra và trông như thế nào?”

Đó là câu hỏi của Ông Greg Finn, Giám đốc Marketing (CMO) của Cypress North, đã đưa ra tại SMX Next cho các chuyên gia quảng cáo có trả phí (paid media).

Bà Neha Divanji, nhà sáng lập của Growth Spin Limited, cho biết:

“Việc lập kế hoạch truyền thông hay chiến lược của chúng tôi chủ yếu bắt nguồn từ việc hiểu rõ ngành. Chúng tôi tìm hiểu xem liệu có bất cứ xu hướng nào sẽ kéo dài không.

Chúng tôi cũng tìm kiếm bất cứ điều gì đã thay đổi hoặc bất kỳ xu hướng mới nổi nào mà chúng tôi quan tâm, sau đó chúng tôi xem xét đến yếu tố cạnh tranh.”

Ông Andrew Lolk, nhà sáng lập của SavvyRevenue thì nhấn mạnh vào việc gắn kết mục tiêu chung và tính thực tiễn với các agency (đơn vị cung cấp các dịch vụ marketing nói chung):

“Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra mục tiêu chung và chúng tôi hiện có những hạn chế nào. Chúng tôi có bị giới hạn bởi yếu tố ngân sách không? Chúng tôi có thể gặp phải những rào cản nào trong ngành không? ”

Việc xây dựng một chiến lược truyền thông có trả phí hiện đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng. Dưới đây là một số chiến thuật mà các marketer có thể tham khảo trước khi bắt đầu.

Cân nhắc sử dụng các công cụ lập kế hoạch truyền thông có trả phí (Paid Media).

Có rất nhiều công cụ hữu ích hiện có sẵn để giúp những người làm marketing lập kế hoạch cho các nỗ lực truyền thông hay quảng cáo có trả phí của họ.

Việc chọn ra những phương án thích ứng tốt nhất với những sự thay đổi của thị trường thường phụ thuộc vào thương hiệu, mục tiêu và cả sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Divanji cho biết: “Tôi sử dụng Similarweb. Về cơ bản, nó kéo dữ liệu từ đối thủ cạnh tranh và giúp tôi hiểu kênh nào đang là động lực chính thúc đẩy lưu lượng truy cập tối đa cho các đối thủ khác nhau.”

“Khi chúng tôi xem xét dữ liệu ở cấp chiến dịch và cấp độ phương tiện (CPC, Banner, Email…), chúng tôi sử dụng thêm Semrush. Nó có nhiều tùy chọn khác nhau để bạn có thể xem thông tin chi tiết về từng đối thủ cạnh tranh cụ thể.”

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà tiếp thị đều thích sử dụng các công cụ lập kế hoạch theo kiểu này. Không ít người trong số họ lựa chọn quy trình lập kế hoạch bằng cách thủ công và để cho tất cả các thành viên của đội nhóm nhập cuộc.

Ông Andrew Lolk chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng một số công cụ khác nhau cho việc lập kế hoạch. Công cụ duy nhất mà chúng tôi sử dụng lặp đi lặp lại là Google Trends. Nó giúp chúng tôi hiểu các xu hướng mới, các ngành công nghiệp mới.”

Thương hiệu (Client) cần kết hợp chặt chẽ hơn với Agency khi mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn.

Việc không đưa khách hàng (Client) vào kế hoạch truyền thông có trả phí có thể làm gián đoạn chiến dịch của bạn khi mọi thứ thay đổi. Các nhà tiếp thị theo đó cũng nên chia sẻ kế hoạch của họ thường xuyên hơn để mọi thứ luôn được kiểm soát.

Ông Andrew Lolk nói:

“Một trong những điều quan trọng mà hầu hết khách hàng (client) và nhà quảng cáo (agency) thường quên đó là chia sẻ thông tin. Chúng tôi đã thiết lập một quy trình về cách chủ động yêu cầu và phản hồi cho tất cả những điều này.”

Thay vì bỏ qua những cuộc trao đổi cực kì quan trọng này, cả nhà quảng cáo và khách hàng của họ nên kết hợp phạm vi chuyên môn của nhau, chúng nên đóng vai trò là yếu tố nền tảng cho mọi sự thành công chung của cả chiến dịch.

Thích ứng nhanh với việc thay đổi các nền tảng quảng cáo mới.

Bên cạnh nhiều sự thay đổi về yếu tố hành vi và xã hội, các nền tảng quảng cáo trên toàn cầu vẫn tiếp tục biến đổi. Và những thay đổi này thường không thể đoán trước được.

Ông Lolk nói: “Không ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng tôi cũng vậy, không ngoại lệ.

Do đó, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chúng tôi có thể nắm bắt được những thứ cơ bản nhất. Những thứ đó thường đúng dù cho thị trường có thay đổi đến như thế nào.”

“Từ góc độ là người làm tại Agency, dù cho Google hay Facebook, v.v. có cập nhật hay thay đổi bất cứ điều gì. Nếu bạn hiểu những thứ thuộc về bản chất, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.”

Các nhà tiếp thị trong thời kỳ mới nên chủ động thực hành những chiến thuật cơ bản nhất như việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, tuy nhiên việc điều chỉnh kỳ vọng hay phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi sắp tới.

Bà Divanji chia sẻ: “Với tư cách là một agency, chúng tôi luôn cần hiểu những thứ cơ bản nhất. Đối với khách hàng (client), điều quan trọng nhất với họ luôn là tình hình P&L (lãi và lỗ), còn về phía chúng tôi, chúng tôi cần phối hợp với họ về cả mục tiêu, dự báo và khả năng đáp ứng tới những bối cảnh mới.”

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Top 20 kỹ năng chiến lược Marketing quan trọng nhất

Nếu bạn đang làm Marketing hay thương hiệu và giữ các vai trò quản lý trong tổ chức, các kỹ năng mang tính chiến lược này sẽ còn trở nên quan trọng hơn.

kỹ năng chiến lược marketing
Top 20 kỹ năng chiến lược marketing quan trọng nhất

20 kỹ năng chiến lược marketing này được chia thành 5 nhóm chiến lược theo thứ tự như bên dưới:

1. Nhóm kỹ năng tư duy chiến lược marketing.

  • Trước khi có bất cứ hành động hay quyết định nào, marketer cần xem xét và đánh giá một cách toàn diện nhất về các điểm mạnh cốt lõi của thương hiệu, về người tiêu dùng, về đối thủ, về thị trường và cả về các bối cảnh kinh doanh hiện tại.
  • Suy nghĩ một cách cẩn thận về những thách thức của thương hiệu trên thị trường, đặt những câu hỏi ngược, những câu hỏi mang tính gián đoạn (những câu hỏi có thể phá vỡ mọi kết cấu kinh doanh hay chiến lược hiện có), trước khi tìm kiếm bất cứ giải pháp gì.
  • Đưa ra những quyết định thông minh dựa trên việc thấu hiểu về tầm nhìn, mục tiêu, cơ hội, sự ảnh hưởng từ phía thị trường và những kết quả về hiệu suất.
  • Đảm bảo truyền tải chiến lược một cách rõ ràng và nhất quán trên toàn bộ tổ chức để tất cả các thành viên đều có thể hiểu và thực thi hướng tới chiến lược.

2. Nhóm kỹ năng định vị thương hiệu.

  • Xác định tệp khách hàng mục tiêu, khách hàng lý tưởng, các nhu cầu của họ, đảm bảo thấu hiểu những sự thật chưa được hé lộ từ họ (customer insight) và cả những “kẻ thù” lớn nhất của họ.
  • Coi khách hàng là trọng tâm (customer centric), để từ đó tất cả những tính năng của thương hiệu đều có thể gắn kết với lợi ích (cả cảm xúc lẫn chức năng) của khách hàng.
  • Tìm kiếm những khoảng không định vị thương hiệu có thể chiến thắng trên thị trường, những định vị có thể sở hữu được, riêng biệt, phù hợp với khách hàng và sau đó truyền tải nó với một tuyên ngôn định vị cụ thể.
  • Xây dựng các ý tưởng thương hiệu, tức thương hiệu sẽ xuất hiện như thế nào tới các điểm tiếp xúc (touchpoints) với khách hàng.

3. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch thương hiệu hay xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing.

  • Chuyển đổi tất cả những tư duy chiến lược thành các tuyên ngôn chiến lược và vấn đề chính (key issues), đây chính là nền tảng của một bản kế hoạch thương hiệu.
  • Xây dựng chi tiết tất cả các thành phần của kế hoạch thương hiệu bao gồm: tầm nhìn, mục đích, giá trị, mục tiêu, vấn đề, chiến lược, chiến thuật.
  • Truyền tải một cách rõ ràng bản kế hoạch tới các bộ phận liên quan, như ban lãnh đạo, bộ phận bán hàng, agency, và các đối tác khác nếu có.
  • Phát triển kế hoạch thực thi (online, offline..) để hoàn thành chiến lược thương hiệu.

4. Nhóm kỹ năng thực thi marketing.

  • Kỹ năng lãnh đạo và điều hành tất cả các dự án hay hoạt động marketing như truyền thông thương hiệu, phát triển sự đổi mới, các chiến dịch quảng cáo hiệu suất, các trải nghiệm mua sắm của khách hàng, và nhiều thứ khác.
  • Xây dựng những bản tóm tắt sáng tạo và tập trung vào chiến lược (briefs), những thứ có thể khơi dậy niềm cảm hứng từ các thành viên hay đối tác có liên quan.
  • Lựa chọn và hợp tác với agency hay chuyên gia nếu có.
  • Trong quá trình thực thi, cần liên kết tất cả những yếu tố chiến lược của thương hiệu với người tiêu dùng. Hãy lưu ý đến tính nhất quán khi xây dựng thương hiệu.

5. Nhóm kỹ năng phân tích hiệu suất.

  • Người làm marketing cần thấu hiểu tất cả các nguồn kiến thức và dữ liệu của thương hiệu như: thị phần, phễu bán hàng (phễu thương hiệu), quá trình tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, tình hình tài chính (lãi lỗ), những kỳ vọng, sở thích (VOC) của khách hàng.
  • Đào sâu vào phân tích dữ liệu, đưa ra những sự so sánh về mức độ hiệu quả, phát triển customer insight, từ đó xây dựng nên những câu chuyện có thể giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
  • Đánh giá toàn bộ tình hình kinh doanh của thương hiệu, rút ra những vấn đề cần xử lý.
  • Viết báo cáo phân tích hiệu suất để hiểu ý nghĩa của chiến lược từ các thông tin về hiệu suất bán hàng và hiệu suất trong thị trường.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

10 “sự thật” bất ngờ về nghề Marketing có thể bạn chưa biết (P1)

Từ sự khác biệt về mức lương và khái niệm “hiệu ứng vị trí” đến các mối lo lắng khi chuyển việc sang một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh khác, có rất nhiều điều về nghề marketing có thể không như chúng ta vẫn nghĩ.

10 "sự thật" bất ngờ về nghề Marketing có thể bạn chưa biết
Source: Forbes

Sau gần 10 năm trải nghiệm trong nghề, trải qua nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, nhiều vai trò công việc khác nhau, làm từ Client đến Agency, chắc chắn một điều tôi có thể rút ra là, Marketing là ngành luôn “thiên biến vạn hoá” và không dành cho những ai ngại sự thay đổi.

Dành cho những bạn nào chưa theo dõi bài trước cũng nói về sự thiên biến vạn hoá, các bạn có thể đọc thêm bài viết này để hiểu tại sao để trở thành một marketer chuyên nghiệp, chúng ta lại cần sự thay đổi và khách quan đến thế : Thế giới quan (worldview) rất quan trọng đối với người làm Marketing.

Trong khi cùng một tên gọi là marketing nhưng bản chất về công việc và nhiều thứ khác lại không hề giống như nhiều bạn (các bạn mới) vẫn nghĩ. Dưới đây là những điều mà bạn có thể tham khảo.

1. Bản chất của mức lương và yếu tố kinh nghiệm.

Trong bài viết này liên quan đến mức lương của ngành marketing, nhiều bạn cho rằng mức khảo sát đó của đơn vị nghiên cứu là không đúng sự thật hay nói cách khác là nhiều bạn cho rằng họ đang nhận mức lương thấp hơn (nhiều) so với các con số đó.

Điều này có thể đúng, vì cơ bản khảo sát cũng chỉ được thực hiện trên môt nhóm mẫu đại diện nào đó nên nó cũng có phần không sát với các con số thực tế, tuy nhiên, có một sự thật khác có thể nhiều bạn chưa biết đó là khung lương của ngành marketing là một con số có mức dao động rất lớn.

Với cùng một vị trí chẳng hạn như Marketing Manager nhưng công ty A thì trả mức 15 triệu, nhưng công ty B lại trả đến 50 hay thậm chí là 100 triệu. Để có thể hiểu rõ hơn tại sao lại có sự thay đổi lớn đó, các bạn có thể đọc lại bài viết nói trên và tham khảo các nền tảng tuyển dụng như VietnamWorks hay LinkedIn…để kiểm tra cụ thể.

Để tóm tắt lại nội dung này, chúng ta có thể hình dung rằng, vị trí hay tên gọi của vai trò không nói lên mức lương cụ thể. Thay vào đó, nó ảnh hưởng từ nhiều yếu khác như phạm vi công việc (JD), mức doanh số phải chịu trách nhiệm, quy mô công ty, năng lực…

Tiếp theo, khi nói đến yếu tố kinh nghiệm, nhiều bạn mới (sắp ra trường) hay những bạn mới đi làm (dưới 2 năm chẳng hạn) tỏ ra lo lắng vì sợ không ai tuyển dụng những người không có kinh nghiệm hay qua đề cao yếu tố kinh nghiệm.

Sự thật là, với ngành marketing, cũng như nhiều ngành nghề khác, kinh nghiệm vẫn trong quan trọng, tuy nhiên đặc biệt với ngành marketing, khi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh, vòng đời của sản phẩm hay thậm chí là doanh nghiệp đang ngày càng ngắn đi, và bản chất là theo đuổi khách hàng, kinh nghiệm không quan trọng như chúng ta vẫn nghĩ.

Với sự đa dạng và có sẵn của các nguồn thông tin như hiện nay, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự học và trau dồi ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, vì bản chất của marketing nằm ở khách hàng và trị trường và gắn liền với sự thay đổi liên tục, do đó người có kinh nghiệm (làm lâu năm và tích luỹ các kiến thức trước đó) không hẳn là chiếm hết mọi lợi thế hay “xuất chúng” như nhiều người vẫn nghĩ.

2. Tự nghiên cứu là yếu tố quyết định.

Bởi vì thế giới đang thay đổi, khách hàng đang thay đổi, đăc biệt sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mọi thứ vốn đã phức tạp giờ đây càng trở nên khó đoán và mơ hồ hơn.

Mắc dù việc tham dự các buổi hội thảo về ngành cũng quan trọng, đọc sách chuyên môn cũng quan trọng hay tham dự các khoá học nào đó cũng cần thiết, tuy nhiên chúng ta đừng kỳ vọng quá mức về những gì chúng ta có thể đạt được sau những khoảng thời gian đó.

Có thể một nhân vật “nổi tiếng” nào đó trong ngành chia sẻ cho bạn những kiến thức hay, những hướng dẫn nghề cụ thể, tuy nhiên, vì thứ nhất kinh nghiệm không phải là yếu tố quá quan trọng (với marketing), thứ hai những trải nghiệm của họ về khách hàng, thị trường và bối cảnh kinh doanh có thể khác với những gì mà bạn đang phải đối mặt nên tốt nhất là bạn không nên “confirmation” hay để họ “Confirmation” về một điều gì đó.

Sự kết hợp tư duy một cách có chọn lọc và linh hoạt giữa những thứ đã qua (kinh nghiệm) và tự nghiền ngẫm (về khách hàng là chủ yếu) những bối cảnh mới là thách thức chính.

Nếu bạn (những bạn mới) có ý định chọn một người hướng dẫn (mentor) thì nên chọn người luôn có tư duy mở, họ không quá đề cao bản thân họ và luôn cho họ là đúng.

Họ nên coaching bạn, tức giúp họ giúp bạn tự học và phát triển bạn, hơn là dạy bạn và bảo bạn phải làm gì (confirmation).

3. Sự tò mò và thử nghiệm những cái mới là chìa khoá – Đừng choáng ngợp với “hiệu ứng vị trí”.

Từ những ngày đầu theo đuổi marketing, tôi luôn tự dằn lòng là, những gì đã đọc hay đã có được trong quá khứ cũng cần thiết và quan trọng nhưng đừng bao giờ để bản thân phụ thuộc hay ỉ lại nó.

Vì mọi thứ ở phía trước đâu có giống như những gì đã diễn ra và hành vi hay thái độ của khách hàng của chúng ta thì luôn biến chuyển, nên bản thân phải tự trang bị cho mình khả năng “sinh tồn” và chủ động tiếp nhận cũng cái mới.

Việc chúng ta tò mò về tương lai, dự báo về những phương án có thể đúng hoặc hay, cùng với các thử nghiệm có chủ đích là chìa khoá chính để chúng ta bước tiếp.

Với các doanh nghiệp mà bạn đang làm, bạn nên chủ động đề xuất dành ra một ít ngân sách dành riêng cho các thử nghiệm mới (khoảng 10-20% tuỳ vào độ lớn của ngân sách và mức độ nhạy cảm của các khía cạnh kinh doanh khác của doanh nghiệp mình).

Cũng có phần tương tự như hiệu ứng quá đề cao kinh nghiệm (trong quá khứ), có một nghiên cứu rất hay từ Harvard Business Review các bạn có thể đọc lại.

Nghiên cứu nói rằng, chúng ta nên tuyển và coi trọng những gì một người có thể làm được trong tương lai hơn là những gì họ đã làm trong quá khứ.

Điều này không có nghĩa là chúng ta cổ suý hay cào bằng với những người có kinh nghiệm mà bản thân chúng ta và chính bản thân họ nên hiểu rằng, thành công trong quá khứ không phải là yếu tố chính và duy nhất chứng minh cho việc sẽ thành công trong tương lai.

“Hiệu ứng vị trí” (khái niệm do MarketingTrips đề xuất), nói về việc khi ai đó đang giữ một ví trí cao (Giám đốc Marketing chẳng hạn), điều này không có nghĩa là những gì họ nói là đúng hay sẽ đúng, nếu chúng ta là nhân viên cấp dưới chúng ta nên xem xét nó dưới góc nhìn biện chứng hay phản biện, hơn là “choáng ngợp” ví nó được đưa ra từ họ.

Sự thật là, sau nhiều tiếp xúc với không ít các bạn đang giữ các vai trò cấp cao trong Marketing như CMO, Marketing Director, Head of Marketing…tôi nhận ra rằng mỗi người đều có những phạm vi khả năng (domain) nhất định.

Nếu bạn là người mới (newbie), đừng sợ hãi, vì bạn hoàn toàn có cơ hội chiến thắng!

Hết phần 1!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Admin

10 kho hình ảnh dành cho các Marketers

Những hình ảnh đẹp và chất lượng cao giúp câu chuyện hay thông điệp marketing của thương hiệu trở nên dễ thu hút và đáng nhớ hơn.

10 "kho hình ảnh" dành cho các Marketers

Nội dung tốt là chìa khóa để có được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, và nó cũng là yếu tố cần thiết để làm hài lòng khách hàng của bạn.

Việc khách hàng của bạn ở lại website lâu hơn, tương tác với nội dung nhiều hơn tức là bạn có nhiều khả năng để chuyển đổi họ hơn.

Sử dụng những hình ảnh đa dạng và chất lượng cao là một trong những công đoạn cần thiết để bạn đạt được mục tiêu đó.

Một hình ảnh chất lượng không chỉ thu hút người đọc và tạo nên điểm nhấn cho bài viết mà còn có thể làm cho website trông chuyên nghiệp hơn.

Tầm quan trọng của việc sử dụng hình ảnh.

Rất nhiều người làm marketing coi thường sức mạnh của hình ảnh, đặc biệt là những hình ảnh được sử dụng để đăng bài trên blog hoặc website.

Thông thường, họ chọn theo cảm tính và sở thích của cá nhân họ hơn là liên hệ nó đến thương hiệu hoặc hiệu suất của nội dung.

Trên thực tế với các chiến dịch quảng cáo, hình ảnh là yếu tố đầu tiên quyết định tỷ lệ nhấp chuột (CTR), một hình ảnh liên quan và thu hút có thể giúp tăng hơn 40% tỷ lệ nhấp chuột (theo nghiên cứu của Getvero).

Ngoài ra với các bài đăng được chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook thì hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) cũng là yếu tố quyết định đến việc người dùng có nhấp vào bài viết hay không.

Một số website cung cấp hình ảnh mà các Marketer nên biết.

Khi bạn sử dụng một truy vấn liên quan để tìm kiếm các nền tảng hay website cung cấp hình ảnh (có phí và miễn phí), có thể bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, tuy nhiên dưới đây là top 10 website hàng đầu cung cấp kho hình ảnh mà bạn nên biết.

1. Adobe Stock

Adobe Stock cung cấp hơn 90 triệu hình ảnh, đồ họa, video và khung mẫu cùng với nhiều kho nội dung khác do cộng đồng sáng tạo trên toàn thế giới đóng góp.

Adobe Stock được thành lập vào năm 2004 với tên gọi Fotolia (một agency), sau đó nền tảng này đã được Adobe mua lại vào năm 2015 và đổi thành tên mới.

Adobe Stock cung cấp một loạt các hình ảnh miễn phí, mặc dù phần lớn danh mục của nó là những nội dung Premium (có trả phí).

2. Shutterstock

Với hơn 200 triệu hình ảnh được lưu trữ trong kho dữ liệu của mình, Shutterstock là thư viện hình ảnh lớn nhất trên toàn thế giới.

Shutterstock có nhiều lựa chọn về video, âm nhạc, nhiều nội dung có sẵn và cả những nội dung tuỳ chỉnh.

3. Getty Images

Được thành lập cách đây hơn 20 năm, Getty Images có lẽ là website hình ảnh nổi tiếng nhất và được đánh giá cao nhất về chất lượng.

Getty Images có sẵn hơn 50 triệu hình ảnh và video, nhiều trong số đó là độc quyền. Đây là lý do tại sao Getty Images là sự lựa chọn hàng đầu cho bất kỳ marketer nào muốn những hình ảnh chất lượng cao và riêng biệt.

4. Pexels

Pexels là một website cung cấp ảnh hoàn toàn miễn phí và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với các nhà xuất bản nội dung.

Trong khi đa số các website hay nền tảng khác cung cấp nội dung độc quyền, Pexels tổng hợp các hình ảnh miễn phí từ khắp nơi trên thế giới.

5. Unsplash

Unsplash hiện có hơn 2 triệu hình ảnh miễn phí được cung cấp trực tiếp bởi các nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế.

Sự khác biệt của Unsplash so với các website khác là họ có kho hình ảnh miễn phí và mỗi hình ảnh đều được chọn lọc thủ công.

Unsplash có hơn 200.000 người đóng góp trên toàn cầu.

6. Stocksnap.io

Giống như Unsplash, hình ảnh do cộng đồng nhà sáng tạo cung cấp và trải qua quy trình kiểm duyệt thủ công để đảm bảo chỉ những nội dung chất lượng mới được thêm vào thư viện của họ.

7. Burst (Shopify)

Burst là một website lưu trữ hình ảnh miễn phí được cung cấp bởi Shopify.

Khi tạo cửa hàng trên Shopify, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và chèn hình ảnh từ Burst mà không cần rời khỏi màn hình đang bật của họ.

8. Gratisography

Gratisography tự gọi mình là bộ sưu tập hình ảnh miễn phí “kỳ quặc nhất thế giới. Về cơ bản, Gratisography không dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn đang cần những hình ảnh bắt mắt mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, thì nó là nơi dành cho bạn.

9. Pixabay

Pixabay cung cấp một bộ sưu tập gồm 2,4 triệu hình ảnh, video và âm nhạc do những người sáng tạo trong cộng đồng đóng góp.

Bạn có thể sao chép, sửa đổi và sử dụng hình ảnh của Pixabay mà không cần xin phép hoặc trả phí cho các nghệ sĩ hay người sáng tạo.

10. 123RF

Với 123RF, bạn có thể lựa chọn từ hơn 103 triệu hình ảnh, vectơ, cảnh quay và cả âm thanh được miễn phí bản quyền.

Để tải ảnh xuống, bạn cần phải trả phí từ 2,99 USD – 9 USD cho mỗi gói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Tại sao người làm marketing đang ngày càng trở nên bị áp lực hơn

Từ việc phải chịu trách nhiệm cho doanh số cuối cùng, thích ứng nhanh với sự thay đổi của khách hàng đến cập nhật liên tục kiến thức ngành, tất cả đều đang làm cho các marketer ngày càng trở nên áp lực hơn.

Tại sao người làm marketing ngày càng trở nên bị áp lực
Source: Thrive Global

Khi các chỉ số marketing ngày càng được kết nối chặt chẽ và trực tiếp hơn đến các chỉ số kinh doanh, người làm marketing đang ngày càng cảm thấy căng thẳng hơn.

Họ cảm thấy khó khăn hơn trong việc tìm thấy các công thức thành công cho các chiến dịch, khó khăn hơn trong việc thúc đẩy chuyển đổi và khách hàng tiềm năng, và cuối cùng là khó khăn trong việc đáp ứng được mục tiêu kinh doanh từ phía ban điều hành.

Mặc dù những áp lực và khó khăn này mang nhiều hình thù khác nhau, tuỳ thuộc vào quy mô, tình hình kinh doanh và bối cảnh của từng doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có một số lý do chính cho điều này.

Mức độ hiệu quả của Marketing đang được đánh giá qua thông kết quả cuối cùng.

Mọi nhiệm vụ của người làm marketing cần phải đo lường được kết quả cuối cùng, đó là những gì mà khách hàng hay các chủ doanh nghiệp đang mong đợi. Và đây dường như là lý do chính khiến các marketer trở nên bị áp lực nhất.

Họ lo lắng:

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu sau 6 tháng nỗ lực, họ không đạt được các kết quả mong đợi?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ lệ chuyển đổi đang ngày càng giảm đi?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu lưu lượng truy cập vào website ngày một vơi dần?
  • …Và muôn vàn những lo lắng khác.

Trong khi kết quả hay hiệu suất cuối cùng của các chiến dịch có thể đến chậm hơn, các khách hàng (nếu bạn đang làm cho Agency) và chủ doanh nghiệp thường có rất ít sự kiên nhẫn, họ tỏ ra vô cùng thất vọng nếu sau một vài lần thử bạn không đạt được kết quả.

Một vài lời khuyên dành cho bạn:

Để có thể giảm đi sự thất vọng của các bên liên quan, trước khi thực hiện bất cứ hành động hay chiến dịch nào, bạn cần xem xét kỹ lưỡng mục tiêu mà bạn đang thực sự mong muốn đạt được, nó có khả thi không, nó có liên quan không, bạn đưa ra nó dựa trên dữ liệu nào.

Nếu bạn có thể chứng minh được những gì (KPIs) mà bạn có thể đạt được là hợp lý dựa trên những nguồn lực (bên trong và bên ngoài) hiện có, bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng vì dù sao thì mục tiêu bạn đang hướng tới cũng rất khả thi.

Tìm ra những điểm tiêu chuẩn (benchmark) khác từ thị trường (đối thủ, ngành…) để làm hệ quy chiếu là một lời khuyên khác dành cho bạn.

Thiếu sự hoạch định rõ ràng ngay từ đầu.

Có một câu nói rất hay dành cho những người làm marketing nói riêng và người làm kinh doanh nói chung đại ý là, nếu bạn không lập kế hoạch, bạn đang lập sẵn kế hoạch cho sự thất bại ở phía trước.

Bạn đã bao giờ từng rất loay hoay không biết mình nên làm gì (từng bước) để đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng hay chủ doanh nghiệp chưa?

Bạn mệt mỏi sau một ngày dài làm việc nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi những sự lo âu, bạn tự hỏi “ngày mai mình sẽ và cần phải làm gì?”.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn bạn đến với sự áp lực này là do bạn thiếu đi các bản kế hoạch hay chiến lược được xây dựng một cách rõ ràng và cẩn thận ngay từ đầu.

Bạn nhận được KPIs hay sự kỳ vọng từ khách hàng và Sếp của mình, nhưng bạn chưa thực hiện xây dựng bất cứ kế hoạch nào về cách đạt được điều đó. Bạn và đội nhóm của bạn đang ở thế bị động vì không biết phải làm gì tiếp theo.

Bạn không nên lãng phí thời gian cho những sự căng thẳng không cần thiết.

Lời khuyên dành cho bạn là:

Đừng nên vội vàng hành động nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng, bạn chưa hoạch định cho việc bạn cần làm gì và đi đến đâu. Thứ bạn cần là một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng.

Một bản đồ chỉ dẫn hay một bản kế hoạch giúp bạn và những người liên quan khác hiểu được họ cần làm gì để đóng góp vào mục tiêu chung. Khi bạn hiểu rõ được mọi thứ thì không có lý do gì để bạn tiếp tục lo lắng hay sợ hãi, ngay cả khi kết quả có thể không được như bạn và chủ doanh nghiệp mong đợi.

Một bản kế hoạch rõ ràng cũng giúp bạn bớt đi những sự sao nhãng không cần thiết và chỉ tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất. Trong trường hợp có những sự thay đổi mới xảy ra, việc bạn cần chỉ là điều chỉnh và tích hợp nó vào bản kế hoạch ban đầu.

Mức ngân sách thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Đối với hầu hết những hoạt động marketing, để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cần được phân bổ ngân sách. Và cũng từ đây, vô số những áp lực đã nảy sinh.

Có thể bạn được phân bổ mức ngân sách thấp hơn nhiều so với những gì bạn cần để đạt được mục tiêu, hoặc cũng có thể bạn chấp nhận dự án của khách hàng (với Agency) nhưng sau đó bạn không đủ mức ngân sách cần thiết do sự biến động về chi phí và chuyển đổi của các quảng cáo.

Bạn vô cùng lo lắng không biết mình nên làm gì để có thể dung hoà được mọi thứ.

Một vài lời khuyên dành cho bạn:

Để giảm bớt sự căng thẳng hay thu hẹp khoảng cách giữa mức ngân sách với mục tiêu có thể đạt được, bạn cần kết nối một cách chặt chẽ giữa mục tiêu (KPIs hay các số liệu cụ thể) với mức ngân sách được phân bổ.

Bước đầu tiên bạn cần làm sau khi nhận được mức ngân sách kèm mục tiêu cụ thể là phác thảo tất cả các hoạt động, có trả phí lẫn miễn phí cần làm để đạt được mục tiêu.

Sau đó bạn cần đối chiếu những khoản chi phí này với mức ngân sách hiện có và thực hiện các thay đổi bổ sung nếu cần thiết. Bạn cũng cần dự báo mức biến động (thường gặp) với các khoản chi phí sẽ được thực hiện, ví dụ, các công cụ quảng cáo phổ biến như Google hay Facebook đều có thể dự báo các mức phí (CPC, CPM) được dao động trong các chiến dịch.

Về cơ bản, chi phí thấp hay cao cũng phụ thuộc không nhỏ vào cách bạn hoạch định và dự báo ngay từ đầu, nếu bạn chọn một chỉ số tốt nhất và thị trường phản hồi đến bạn bằng một con số không mấy khả quan khác, khoảng trống về sự thất vọng của các bên liên quan đối với bạn sẽ ngày càng tăng lên trong khi vấn đề không hẳn nằm ở khả năng của bạn.

Các công cụ quảng cáo hay công nghệ liên tục được cập nhật.

Trong bối cảnh hiện tại, khi các yếu tố công nghệ đang chi phối ngày càng nhiều đến hiệu suất của các hoạt động marketing (martech), một áp lực không thể tránh khỏi cho những người làm marketing đó là phải thường xuyên cập nhật với sự thay đổi.

Ngoài việc theo dõi sự thay đổi từ những thông báo chính thức của các công cụ hay nền tảng liên quan, một cách khác để bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng đó là quan sát sự thay đổi trong các hành vi của người tiêu dùng.

Google hay bất cứ nền tảng nào khác vốn luôn coi khách hàng hay người dùng là mục tiêu cuối cùng của mọi sự thay đổi. Khi người dùng đang ngày càng ưu tiên với các nội dung video, Google đã tìm cách để đưa video làm kết quả hiển thị ưu tiên cho người dùng.

Thay vì cảm thấy căng thẳng do bạn không thể biết được chính xác khi nào các nền tảng được cập nhật hay có các thay đổi đáng kể, việc bạn cần làm là theo dõi và quan sát xem những sự thay đổi đó đang ảnh hưởng đến các kết quả cụ thể của bạn như thế nào.

Không phải bất kỳ sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bạn (ít nhất là trong ngắn hạn), do đó nếu bạn đưa ra một lộ trình cập nhật định kỳ phù hợp cộng với tâm thế sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết, bạn luôn chủ động trong mọi thứ.

Phải đa nhiệm nhiều thứ hơn.

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs), những người làm marketing tại các tổ chức này phải đa nhiệm nhiều hơn so với những gì họ mong đợi.

Nếu bạn đang giữ vai trò Digital Marketing ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ hay công ty khởi nghiệp, rất có thể công việc của bạn sẽ bao gồm từ việc xây dựng chiến lược hay kế hoạch, xác định mục tiêu, đến các công việc triển khai cụ thể như chạy quảng cáo, tối ưu chiến dịch, viết nội dung cho website và quảng cáo, quản trị web, thiết kế, tư vấn khách hàng, làm việc với sales để tối ưu chuyển đổi…và muôn vàn công việc khác.

Trong khi việc làm nhiều thứ hơn có thể khiến bạn học hỏi được nhiều hơn tuy nhiên, vì thời gian và nguồn lực của bạn là có hạn, bạn không thể làm tất cả mọi thứ cùng lúc.

Trước hết nếu bạn đã chọn việc đa nhiệm là mục tiêu (nếu đa nhiệm không phải là mục tiêu hay mong muốn của bạn, bạn có thể cần thảo luận với nhà tuyển dụng ngay từ ban đầu hoặc chọn các doanh nghiệp phù hợp với bạn), bạn cần xác định rõ ràng về mức độ đa nhiệm trong khả năng phù hợp với bạn.

Từ những ngày ban đầu bạn nên nói rõ với người quản lý (nếu có) hoặc chủ doanh nghiệp về những yêu cầu này để họ hiểu bạn và thực hiện các thay đổi hay hỗ trợ khi cần thiết.

Đến khi mọi thứ vượt ra khỏi sự đa nhiệm của bạn, thay vì cảm thấy lo lắng hay nghi ngờ khả năng của bản thân, bạn nhận được những sự hỗ trợ hay khích lệ kịp thời.

Cuối cùng, để bạn bớt rối hơn do phải thực hiện quá nhiều tác vụ, bạn nên phân chia từng tác vụ cụ thể theo những khoảng thời gian nhất định, khi bạn biết mình cần làm gì (chỉ cho vài thứ) trong những khoảng thời gian được định sẵn, bạn sẽ khiến mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Khi nói đến mức lương của người làm marketing, có thể cùng một vị trí nhưng lại có các mức lương rất khác nhau, vậy đâu là những lý do tạo nên sự khác biệt này.

Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào
Mức lương của người làm Marketing thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. Photo Source: Forbes

Theo ghi nhận của MarketingTrips, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của marketer và điều khiến cho việc các marketer tuy có cùng số năm kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập lại rất khác nhau.

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của người làm marketing.

Yếu tố đầu tiên và cũng thường là điểm được cân nhắc nhiều nhất đối với những nhà tuyển dụng đó là kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Kinh nghiệm ở đây thường không xem xét nhiều đến số năm làm việc của ứng viên mà thay vào đó liên quan nhiều hơn đến các công việc cụ thể mà ứng viên từng triển khai.

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí Content Marketing (tổng hợp) chẳng hạn, thì việc bạn từng đảm nhận vai trò đó ở các doanh nghiệp trước đây 3 hay 4 năm không quan trọng bằng việc mức độ đa dạng của các công việc mà bạn từng làm.

Ví dụ bạn từng phát triển nội dung cho website (blogs), phát triển nội dung cho các nền tảng mạng xã hội, phát triển nội dung PR, viết bài quảng cáo, am hiểu nội dung cho SEO, viết thông báo báo chí, nội dung cho các video…cùng nhiều các công cụ hỗ trợ khác như chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa video.

Việc bạn làm và trải nghiệm càng nhiều, tức mức độ đa dạng của các công việc thường tỉ lệ thuận với mức lương hay thu nhập mà bạn nhận được.

Yếu tố tiếp theo đó là những thành tích trong quá khứ của bản thân. Có thể ở các công ty trước bạn rất cố gắng, bạn làm rất nhiều, nhưng những sự nỗ lực đó có mang lại hiệu quả cho công ty không mới là yếu tố quyết định cuối cùng.

Khái niệm hiệu quả ở đây có thể được chia thành hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là những công việc của bạn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, như lượng khách hàng tiềm năng hay lượng đơn hàng…và hiệu quả gián tiếp liên quan đến những chỉ số có thể gián tiếp thúc đẩy doanh số.

Cũng là ví dụ liên quan đến vị trí Content Marketing ở trên, hiệu quả trực tiếp là nội dung của bạn giúp doanh nghiệp có thêm được khách hàng tiềm năng (Lead) hay các chuyển đổi bán hàng trực tiếp (conversion). Còn hiệu quả gián tiếp là lượng người tương tác (like, share, comment) hay xem (view) bài viết của bạn.

Bạn càng tạo ra nhiều hiệu quả trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp thì mức lương hay thu nhập của bạn càng cao.

Yếu tố quan trọng thứ ba là độ lớn của những kết quả hay thành tích mà một marketer tạo ra (chủ yếu liên quan đến lượng khách hàng và doanh số).

Có thể trong quá khứ, bạn làm rất tốt, tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng cũng như mức tăng trưởng doanh số rất ấn tượng (Vì marketing và sales là 2 bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số nên mức độ trách nhiệm hay tỉ lệ đóng góp thường cao hơn so với các bộ phận khác như kế toán hay tài chính, trừ một số ngành nghề khi mà marketing không ảnh hưởng nhiều).

Nhưng con số cụ thể mà bạn tạo ra lại là yếu tố quyết định tất cả. Có thể bạn giúp doanh nghiệp tăng trưởng 300% lượng khách hàng tiềm năng và 100% doanh số bán hàng, tuy nhiên nếu doanh số cuối cùng mà doanh nghiệp có được chỉ là 1 tỷ chẳng hạn thì mức thu nhập mà bạn có được có thể thấp hơn so với việc bạn chỉ cần giúp công ty tăng trưởng 10% doanh số nhưng con số mang về là 5 tỷ.

Một cách khác để bạn có thể tự liên hệ đến điều này đó là độ khó của các nhiệm vụ, mục tiêu hay công việc bạn đang phụ trách. Bạn càng thực hiện các mục tiêu khó (lớn) thì giá trị đóng góp của bạn càng cao.

Nói chung, bạn càng mang về (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều doanh số thì mức lương hay thu nhập của bạn càng lớn.

Liên quan đến điều này, không ít các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức doanh số (mặc dù trong một số trường hợp nhà tuyển dụng vì yếu tố bảo mật nên họ sẽ không hỏi trực tiếp nhưng họ có thể hỏi những thông tin liên quan để dự báo) mà công ty cũ bạn có được hay mức doanh số mà bạn hay đội nhóm của bạn có thể tác động đến.

Yếu tố cuối cùng, ngoài những yếu tố trên (chủ yếu áp dụng cho các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các marketer có nhiều sức ảnh hưởng trực tiếp hay quyền ra quyết định hơn) thì còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mức lương hay thu nhập của các marketer (thường áp dụng ở các doanh nghiệp khá lớn hay các công ty đa quốc gia (Global/MNCs).

Về cơ bản đối với các doanh nghiệp lớn, khi mà mọi hệ thống, quy trình, khách hàng, trị trường hầu như đã đi vào ổn định (thậm chí là bão hoà), thì vai trò của từng cá nhân, không chỉ là marketer mà còn với các thành viên ở các bộ phận khác hầu như không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự phát triển nói chung của doanh nghiệp đó.

(đây cũng là sự khác biệt về sức ảnh hưởng của môt marketer hay cá nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và lớn trừ khi các công ty lớn đang “khởi nghiệp một lần nữa”).

Khi này, thường thì mức lương của các vị trí đã có chính sách sẵn (quota) trừ một số trường hợp đặc biệt như bạn đang đảm nhận một vai trò chưa từng có trước đây hay đang phụ trách phát triển một dự án mới.

Bởi vì về cơ bản hạn ngạch lương của bạn đã có sẵn (bỏ qua những yếu tố khác đã nêu, các doanh nghiệp càng có cùng mức quy mô và doanh số thì mức lương cho các vị trí tương ứng càng giống nhau) thì mức nên vấn đề của các nhà tuyển dụng thường không nằm nhiều ở việc deal lương mà là tìm được ứng viên phù hợp.

Nếu bạn đã từng làm ở Unilever chẳng hạn thì bạn sẽ là ứng viên vô cùng tiềm năng ở P&G và ngược lại.

Tại sao cùng một số năm kinh nghiệm và trị trí nhưng mức lương lại khác nhau?

Nhiều bạn thắc mắc rằng, tại sao giữa 2 người, rõ ràng là họ cùng số năm kinh nghiệm làm việc, cùng vị trí là Digital Manager chẳng hạn, nhưng mức lương của họ lại rất khác nhau, thậm chí là chênh lệch rất nhiều ở 2 công ty khác nhau.

Bỏ qua những yếu tố liên quan đến khả năng ‘deal lương’ khi phỏng vấn, vì cơ bản điều này (nếu có) chỉ có thể đảm bảo bạn nhận được một mức thu nhập tốt hơn trong ngắn hạn, sau khi làm việc thực tế, nếu bạn không chứng minh được những giá trị mà bạn có thể tạo ra thì điều này không những không có lợi mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và con đường thăng tiến của chính bạn.

Theo các phân tích ở trên, dưới đây là những yếu tố giải thích vì sao 2 người cùng kinh nghiệm và vị trí nhưng mức lương hay thu nhập khác nhau.

  • Khối lượng công việc (task, goal, KPIs, OKRs…) phải hoàn thành là khác nhau.
  • Mức độ đóng góp (trực tiếp và gián tiếp) đến doanh số hay sự phát triển của doanh nghiệp là khác nhau.
  • Chế độ đãi ngộ nhân viên (có sẵn) của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
  • Mức doanh số của các doanh nghiệp là khác nhau (mặc dù không phải tất cả công ty lớn đều có mức lương hay thu nhập tốt hơn các công ty nhỏ).
  • Định hướng chiến lược hay tầm nhìn của các doanh nghiệp khác nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Instagram thêm dữ liệu phân tích mới để đánh giá hiệu suất cho marketer

Instagram đang tìm cách cung cấp thêm dữ liệu cho những người làm marketing thông qua bản cập nhật insights mới dành cho doanh nghiệp và nhà sáng tạo.

Dữ liệu mới sẽ cung cấp cho marketer nhiều thông tin cụ thể hơn về những người đang tương tác với nội dung của họ – cho dù họ có theo dõi tài khoản của doanh nghiệp hay không – tổng phạm vi tiếp cận của các bài đăng cũng được cập nhật.

Các điểm dữ liệu mới sẽ giúp định hướng các quyết định đăng bài của người làm marketing và từ đó mang lại nhiều cơ hội hơn để tối ưu hóa phương pháp tiếp cận dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể hơn.

Các chỉ số mới được thêm vào Instagram insights là:

  • Tài khoản đã tương tác – Dữ liệu sẽ hiển thị tổng số tài khoản đã tương tác với nội dung của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. (xem thêm hình bên dưới).
  • Đối tượng tương tác – Dữ liệu này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nhân khẩu học của những người dùng đang tương tác với nội dung của bạn, cho dù họ có theo dõi bạn hay không, bao gồm các thành phố hàng đầu, quốc gia hàng đầu, độ tuổi và giới tính hàng đầu.
  • Đối tượng tiếp cận – Tương tự như đối tượng tương tác, dữ liệu này sẽ cung cấp thông tin về nhân khẩu học của những người bạn đã tiếp cận với các bài đăng của bạn trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm các thành phố hàng đầu, quốc gia hàng đầu, độ tuổi và giới tính hàng đầu.

Quay lại vào tháng 5, Instagram đã cập nhật dữ liệu tài khoản được tiếp cận của mình, dữ liệu giúp bổ sung thêm các chi tiết cụ thể về các kiểu tài khoản mà bạn đang tiếp cận (người chọn theo dõi so với người không theo dõi) cũng như các định dạng nội dung đang thúc đẩy hiệu suất tốt nhất trên tài khoản của bạn.

Giờ đây, những thông tin chi tiết về nhân khẩu học mới này sẽ được tích hợp vào tập dữ liệu để từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về những người bạn đang tiếp cận và tương tác với các bài đăng khác nhau trên Instagram.

Ngoài ra, Instagram cũng đang tìm cách tăng cường tính minh bạch cho quan hệ đối tác giữa nhà sáng tạo và thương hiệu, quy trình chia sẻ dữ liệu mới cho phép nhà sáng tạo xem được dữ liệu về những insights có sẵn cho doanh nghiệp.

Theo giải thích của Instagram:

“Khi một thương hiệu quảng cáo bài đăng của nhà sáng tạo với nhãn đối tác có trả phí (paid partnership) hoặc tạo quảng cáo mới mà không có bài đăng trước đó, nhà sáng tạo giờ đây sẽ có thể xem được hiệu suất của các quảng cáo đó, bao gồm phạm vi tiếp cận, lượt thích, bình luận, lượt lưu và lượt chia sẻ.

Giờ đây, các nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có thể tìm thấy thông tin này bằng cách chọn mục ‘xem quảng cáo và thông tin chi tiết’ trong phần quảng cáo nội dung có thương hiệu trong tab cài đặt.”

Nhà sáng tạo cũng sẽ có thể theo dõi hiệu suất của chính họ, sau đó họ có thể sử dụng kết quả đó để xây dựng thương hiệu của riêng họ.

Với những cập nhật mới này, các marketer giờ đây có nhiều cách hơn để hiểu về hiệu suất cũng như đối tương mục tiêu của chính họ, từ đó có thể cải thiện các chiến lược marketing tổng thể của thương hiệu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen

Top 3 kỹ năng mà mọi Hybrid Marketer đều nên có

Ngày nay, các nhà marketer dù cho đang làm việc tại Agency-Side hay Client-Side đều được yêu cầu sử dụng các chiến thuật marketing tích hợp để đáp ứng các nhu cầu mới của thế giới hướng tới người tiêu dùng.

Hybrid Marketer
Getty Images: Top 3 kỹ năng mà mọi Hybrid Marketer đều nên có

Các doanh nghiệp và agency đang tìm kiếm các chuyên gia marketing có thể cung cấp mọi thứ từ chiến lược đến thực thi các hoạt động marketing khác nhau và cả những yếu tố hỗ trợ như thiết kế đồ họa hay quản trị website.

Một Hybrid Marketer hay hiểu đơn giản là nhà tiếp thị đa năng là những người làm marketing được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ về thương hiệu, hiểu biết sâu sắc về PR, am hiểu yếu tố kỹ thuật số và các phương pháp phát triển các nền tảng như website hay ứng dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu của một môi trường tiếp thị tích hợp.

Để có thể tạo ra sự khác biệt trong thị trường việc làm hiện đại đầy cạnh tranh và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp, hãy đảm bảo bạn, với tư cách là những marketer đang nắm vững 03 kỹ năng hàng đầu dưới đây.

Trước hết, để có thể hiểu đầy đủ và toàn diện về chân dung của một marketer thực thụ, bạn có thể xem tại: marketer là gì

1. Phát triển website và ứng dụng.

Marketing trong thời kỳ hiện đại đã đi một chặng đường dài so với các biển hiệu quảng cáo và đài phát thanh truyền thống. Kể từ năm 2017, nơi phổ biến nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu của các thương hiệu là thông qua các nền tảng trực tuyến.

Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là, những điều cơ bản của việc xây dựng và duy trì một trang website hay ứng dụng (app) vẫn còn khá mơ hồ đối với không ít các marketer.

Đối với những hybrid marketer, họ không phải lúc nào cũng dựa dẫm vào bộ phận IT (công nghệ thông tin) hay công nghệ (tech) để xử lý mọi tác vụ trên website hoặc ứng dụng, nếu bạn muốn trở thành một trong số các nhà tiếp thị đa năng đó thì việc trở nên thuần thục các kỹ năng kỹ thuật này là một yêu cầu hàng đầu.

Ngoài những kiến thức cơ bản để quản trị và tối ưu các nền tảng của thương hiệu, các hybrid marketer còn phải quan tâm đến yếu tố khác như lưu trữ dữ liệu hay bảo mật (SSL) của website và ứng dụng.

Việc chọn ra những nhà cung cấp uy tín để đảm bảo website của bạn luôn “on air” và không bị quá tải (downtime) khi có quá nhiều người dùng truy cập là thứ bạn cần làm.

Cuối cùng, những kiến thức cơ bản về HTML, CSS, CMS…cũng rất hữu ích đối với bạn.

2. Digital Marketing.

Digital Marketing hay Tiếp thị kỹ thuật số có rất nhiều hình thức khác nhau và một trong những phương thức căn bản đầu tiên của nhiều digital marketer là tiếp thị qua email.

Cho dù bạn đang tích cực thực hiện các chiến dịch email hay mong muốn bắt đầu từ đầu, bạn cũng nên biết những thông tin cơ bản dưới đây.

  • Tỷ lệ mở biểu thị số lượng người dùng từ danh sách liên hệ của bạn đã mở thư của bạn.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là phần trăm người dùng đã nhấp vào một liên kết trong email.
  • Hard bounce rate là tỉ lệ các email bị lỗi vì địa chỉ email mà bạn gửi không còn tồn tại.
  • Soft bounce rate là tỉ lệ những email không đến được inbox (hộp thư chính) khi hộp thư của người nhận đã đầy hoặc email đã được chuyển thẳng vào mục spam.

Phần phổ biến tiếp theo của không gian tiếp thị kỹ thuật số là “tiếp thị tìm kiếm” (Search Marketing) và thường có thể được chia thành hai nhóm: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (SEM/PPC).

SEO liên quan đến việc sử dụng một loạt các chiến thuật khác nhau để cải thiện thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng lưu lượng truy cập (site traffic) của website và khách hàng tiềm năng.

SEM cũng là một cách thức tiếp thị qua công cụ tìm kiếm tương tự như SEO tuy nhiên nó là phương tiên quảng cáo có trả phí. SEM có hai hình thức: quảng cáo văn bản (Text Ads) khi người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm và quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display).

Các bạn lưu ý, trong thực tế, ngoài cách phân loại như ở trên, còn có một cách phân loại khác đó là chúng ta có thể sử dụng SEM là từ chung khi nói đến tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Khi này SEM có 2 phần là SEO và PPC, cách thức phân chia này hướng đến việc tách biệt cách tiếp cận tự nhiên (Organic) là SEO và có trả phí là PPC (Pay Per Click).

Để trở thành một hybrid marketer thành công, bạn cần phải nhìn xa hơn ý nghĩa của SEO so với SEM cũng như cách thức kết hợp hai yếu tố này trong từng giai đoạn kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Ngoài việc thực hiện các hoat động marketing thông qua email và công cụ tìm kiếm, digital marketing còn bao gồm nhiều cách thức tiếp cận khác bạn có thể xem tại Digital Marketing.

Tiếp thị kỹ thuật số là một trong những kỹ năng hàng đầu được yêu cầu do LinkedIn bình chọn trong những năm gần đây và khi bạn càng tìm hiểu nhiều về không gian tiếp thị này, việc trở thành một hybrid marketer là ưu tiên số 1.

3. Các yếu tố tiếp thị sáng tạo.

Mặc dù nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng copywriting và thiết kế đồ họa (graphic design) không chỉ đơn thuần là chữ viết và hình ảnh.

Các nhà tiếp thị hiện đại hay hybrid marketer phải am hiểu nhiều loại nội dung (copy) khác nhau mà các phương tiện quảng cáo khác nhau yêu cầu.

Ví dụ: một banner quảng cáo cho quảng cáo chuyển đổi sẽ khác với banner quảng cáo với mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, các nội dung quảng cáo phải nói lên được nhu cầu, nỗi đau và thách thức của người mua mà nó hướng tới.

Các copywriter hay những người chuyên viết về nội dung quảng cáo (Ads Content) nếu muốn tạo ra những nội dung hấp dẫn, họ không chỉ cần phải am hiểu về hành trình mua sắm của người mua mà còn phải biết cách để làm tan biến những nỗi đau của họ thông qua sự đồng cảm và thấu hiểu.

Nói chung, copywriter và nhà thiết kế đồ họa phải kết hợp đồng bộ để tạo ra những trải nghiệm người dùng hoàn hảo nhất – đó là những gì mà bối cảnh tiếp thị hiện đại của chúng ta đang đòi hỏi.

Nếu bạn là một hybrid marketer đầy tham vọng nhưng không có kinh nghiệm và tư duy sáng tạo, đây là lúc bạn hãy làm quen chúng.

Mặc dù trở thành một nhà tiếp thị đa năng là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng bạn càng trở nên linh hoạt hơn bao nhiêu, bạn càng có thể phục vụ nhà tuyển dụng hoặc khách hàng tiềm năng của mình tốt hơn bấy nhiêu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Việc chứng minh giá trị của hoạt động marketing đang là tâm điểm chính

Những người làm marketing ngày càng có trách nhiệm nhiều hơn với hội đồng quản trị của họ về việc chi tiêu, và để chứng minh cho điều đó, họ cần thể hiện được những tác động ngắn hạn lẫn dài hạn.

Source: shutterstock

Trong một báo cáo mới đây, Forrester đã tiết lộ rằng việc chứng minh giá trị của hoạt động marketing đối với C-suite là một trong những thách thức lớn nhất mà những người làm marketing cần phải đối mặt vào năm 2022:

71% các giám đốc điều hành trong lĩnh vực B2C cho biết rằng việc chứng minh giá trị của marketing đối với các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính và hội đồng quản trị, sẽ rất hoặc cực kỳ thách thức trong năm tới.

Đây thực sự không phải là một điều gì đó quá ngạc nhiên. Các câu hỏi xoay quanh số tiền và giá trị chi tiêu cho hoạt động marketing trước Covid-19 cùng với sự phức tạp trong hành vi của người tiêu dùng đang ngày càng tăng lên là một phần của điều này.

Trong suốt thời gian diễn ra đại dịch, nhiều nhà tiếp thị phải gỡ bỏ các quy tắc vốn có của họ và đang vật lộn để phân bổ giá trị trên toàn kênh (phễu bán hàng).

Nhiều kênh hiện có đang phát triển, các kênh mới xuất hiện và phản ứng của người tiêu dùng đã rất khác khi những bối cảnh và hoàn cảnh bên ngoài đã thay đổi.

Hiệu suất trực tuyến đã giảm xuống do ngân sách giảm, các chính sách theo dõi cookies và dữ liệu đang tác động đến khả năng thực sự hiểu và liên kết các nỗ lực marketing tới doanh số bán hàng trên toàn bộ hành trình của khách hàng.

Tuy nhiên, dù thách thức đến mức nào, khi các C-suite đang tìm kiếm một bức tranh toàn cảnh hơn về cách marketing có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong kinh doanh, điều quan trọng là các marketer phải hiểu cách liên kết tất cả những nỗ lực của họ tới doanh nghiệp – và hướng chúng đến những phương án hiệu quả nhất.

Sức ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.

Báo cáo của Forrester cũng dấy lên những cuộc tranh luận về việc cân bằng vai trò của các hoạt động phản hồi trực tiếp ngắn hạn và xây dựng thương hiệu dài hạn.

Càng ngày, xu hướng sử dụng các chỉ số trực tuyến ngắn hạn làm thước đo hiệu suất chính sẽ ảnh hưởng lớn đối với sự thành công lâu dài của thương hiệu, các kỹ thuật xây dựng thương hiệu sẽ trở nên vô hình trong việc đo lường và liên kết tới các chuyển đổi.

“Nếu bạn tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động marketing của mình trên khoảng thời gian 12 tháng hoặc ngắn hơn, chắc chắn bạn sẽ đánh giá thấp việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn và chuyển nhiều hơn các khoản đầu tư vào chiến thuật ngắn hạn.

Điều này có thể dẫn đến việc ROI sẽ cao hơn trong thời gian ban đầu, nhưng hai câu chuyện rất khác nhau sẽ xuất hiện trong năm năm tới.”

Bất kỳ ai tham gia vào việc đánh giá các chiến dịch đa kênh đều phải hiểu rõ về sự khác nhau giữa các hiệu ứng này và ROI.

Để thực sự thành công trong việc đo lường marketing hiện đại và tái tập trung tư duy vào một cái nhìn toàn diện hơn về kênh, dưới đây là 3 cân nhắc chính cho các marketer:

1. Bắt buộc phải coi các hoạt động thương hiệu và hiệu suất như một lực lượng thống nhất cho sự thành công.

Đã qua rồi cái thời mà các kỹ thuật rời rạc và riêng biệt tạo ra thành công cho các thương hiệu. Các xu hướng và kênh mới đang yêu cầu các mục tiêu khác nhau.

Người làm marketing cần có những cái nhìn đầy đủ về đa kênh để kích hoạt các kết nối thông minh hơn, từ đó thể hiện các tác động kinh doanh một cách rõ ràng hơn.

McKinsey cho rằng đây là động thái không thể tránh khỏi đối với các hoạt động marketing toàn phễu (full-funnel marketing) – kết hợp sức mạnh giữa các kênh tiếp thị hiệu suất (performance marketing) và tiếp thị thương hiệu (brand marketing) bằng cách sử dụng một thước đo thống nhất, các đội nhóm và chỉ số đều hướng tới cùng một mục tiêu.

Mỗi kênh đóng một vai trò khác nhau trong suốt hành trình của khách hàng, nhưng tất cả đều phụ thuộc và gắn kết lẫn nhau để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất nhằm mục tiêu chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Hoạt động xây dựng thương hiệu là điều cần thiết để lấp đầy các giai đoạn đầu của phễu bán hàng (sales funnel) và tạo các nhóm đối tượng mới, trong khi tiếp thị hiệu suất nắm bắt lấy nhu cầu của khách hàng. Mỗi loại hình marketing này có thể hoạt động độc lập nhưng chúng có tác động mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn khi được sử dụng cùng nhau.

2. Hiểu cách các điểm tiếp xúc đan xen với nhau trong suốt hành trình để hiểu các tác động tổng thể.

Việc sử dụng một cách tiếp cận thống nhất để liên kết các hoạt động trên toàn kênh là rất quan trọng để thể hiện một góc nhìn 360 độ về hiệu quả của marketing.

Nếu mỗi giai đoạn có thể gắn liền với các kết quả kinh doanh hoặc các chỉ số hữu hình hơn, marketer có thể có được những cái nhìn tức thì hơn về cách gia tăng hiệu suất, ngoài sự hiểu biết về tài sản thương hiệu như mức độ gia tăng về lượt theo dõi thương hiệu.

Ví dụ, khi thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu, có bất cứ mối quan hệ nào giữa yếu tố hiệu suất với việc tìm kiếm thương hiệu (brand search) đang được tìm thấy không?

Có bất cứ cách nào để tận dụng sức mạnh của các thông điệp để giám chi phí cho mỗi lần nhấp chuột và kết quả là tăng chuyển đổi kỹ thuật số không?

Việc tìm ra những điểm tiếp xúc có ảnh hưởng tương đối với nhau cho thấy những gì nên đầu tư vào và cung cấp thêm niềm tin rằng các khoản đầu tư sẽ thành công.

Trong trường hợp bạn đang muốn liên kết giá trị của các quảng cáo truyền hình đến lợi nhuận tổng thể, việc xác định cách các KPI đơn giản chẳng hạn như phạm vi tiếp cận từ quảng cáo truyền hình được liên kết tới các hành động gắn liền với giá trị doanh nghiệp chẳng hạn như lượt tìm kiếm và lượt truy cập website cũng cho phép bạn điều chỉnh các khoản đầu tư sao cho phù hợp.

Điều quan trọng là bạn không nên né tránh việc sử dụng các kỹ thuật thử nghiệm và học hỏi. Ví dụ: thử nghiệm theo khu vực có thể giúp bạn hiểu và tách biệt sự gia tăng trong tìm kiếm và lượt truy cập để hiểu tác động của việc ra mắt các kênh mới.

3. Hạn chế việc nhìn lại quá khứ và bắt đầu nhìn về tương lai.

Nếu đại dịch đã dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là quá khứ không còn giống với tương lai. Điều quan trọng là các nhà tiếp thị phải hiểu cách các khoa học dữ liệu có thể được nâng cao trong doanh nghiệp của họ, ưu tiên việc sử dụng các kỹ thuật mới và áp dụng các phương pháp khác nhau để có được những kết quả tốt hơn trong tương lai.

Những người làm marketing thông minh đang chạy nhiều hơn các sáng kiến ​​’thử nghiệm và học hỏi’ có kiểm soát để chứng minh phần nào việc chi tiêu cho các hoạt động tập trung vào hiệu suất đang thực sự thúc đẩy kết quả kinh doanh thay vì là lãng phí chi tiêu.

Dữ liệu là chất keo kết dính sự phát triển thương hiệu và nâng cao hiệu suất ở cấp độ chi tiết trên mọi điểm tiếp xúc marketing, đảm bảo mọi người đều đang làm việc trên cùng một chiến tuyến và hướng tới cùng một mục tiêu.

Nói một cách đơn giản, nếu các nhà tiếp thị ngày càng trở nên sắc sảo hơn với dữ liệu, thì hoạt động tiếp thị ngày càng trở nên hiệu quả và có giá trị hơn.

Việc sử dụng dữ liệu một cách chính xác, có nhiều cách tiếp cận khoa học hơn để đo lường và nhắm mục tiêu, cùng với sự thay đổi tổng thể trong tư duy của toàn bộ tổ chức giờ đây cần phải là trọng tâm trong chiến lược của các nhà tiếp thị.

Thực hiện các biện pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động, loại bỏ các khoản đầu tư không sinh lời và thấu hiểu khách hàng không còn là sự lựa chọn mà là nghĩa vụ không thể tránh khỏi cho sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp – trong năm 2021 và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

Ngày càng nhiều người làm marketing chọn các công ty khởi nghiệp để bắt đầu thử thách bản thân. Tuy nhiên, ở một môi trường mà luôn coi tăng trưởng là yếu tố sống còn, có vô số những áp lực kèm theo mà bạn nên sẵn sàng.

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

Theo số liệu từ McKinsey, tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp chuyên về phần mềm hiện tại là khoảng 92% trong vòng ba năm đầu tiên.

Còn theo các nghiên cứu của CB Insights về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại.

Lý do số một là…không có khách hàng.

Họ thất bại vì họ không giải quyết được các vấn đề của thị trường, hoặc thực sự là một vấn đề đủ lớn mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho các giải pháp từ doanh nghiệp.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi CEO và những nhà đầu tư của họ thấy rằng ‘đứa con cưng’ của họ không phải là thành công như họ từng mong đợi, mặc dù họ tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của họ tốt hơn bất cứ thứ gì hiện có trên thị trường.

Điều gì sẽ xảy ra khi biểu tượng ‘kì lân’ mà họ muốn không trở thành hiện thực? Và bạn thử nghĩ xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiếu khách hàng đó?

Đó không phải là do CTO hoặc quản lý sản phẩm. Đó cũng không phải là lỗi của người phụ trách bán hàng…mọi ánh mắt khi này dường như đang đổ dồn về phía bộ phận Marketing.

Phải. Tất cả mọi lỗi lầm đều nhắm đến các hoạt động marketing.

Nếu bạn đang một nhà marketer trong số đó và bạn đang tìm cách thích nghi và phát triển.

Dưới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Những chiến lược để tồn tại.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp trong thực tế không “màu hồng” như nhiều người vẫn biết và nói về nó. Nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn đầu quân cho những công ty này.

Có rất nhiều lý do để ai đó có thể yêu thích các công ty khởi nghiệp – có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, nhiều sự sáng tạo và nhiều kết nối hơn giữa các thành viên và nhà sáng lập.

Và đương nhiên, cảm giác “nơi thuộc về” và gần gũi là một ưu điểm khác.

Khi bạn làm việc ở các công ty khởi nghiệp, có một thứ mà có lẽ là quan trọng nhất mà những người làm marketing nên tập trung vào đó là mở rộng quy mô (Scale up).

Việc mở rộng quy mô có thể có ít rủi ro hơn và mang lại cho các công ty khởi nghiệp nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn. Với tư duy này, bạn không thể bỏ qua 7 chiến thuật sau đây để có thể tạo ra những bước nhảy vọt.

1. Đảm bảo bạn có Tư duy tăng trưởng.

Người sáng lập công ty khởi nghiệp và cựu marketer của PayPal, Ông Matt Lerner cho rằng điều tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong một công ty khởi nghiệp là ‘tư duy tăng trưởng’ hay Growth Mindset.

Ở trường học, trường đại học và hầu hết các công việc, bạn được khen thưởng vì đã làm được nhiều việc và không mắc phải sai lầm.

Nhưng trong một công ty khởi nghiệp, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn các công việc phù hợp – tập trung vào những thứ có thể có sức ảnh hưởng, phát triển nhanh chóng và học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân.

2. Đừng vứt bỏ những gì bạn đã học được.

Có rất nhiều điều bạn học được ở một công ty lớn hơn với bề dày lịch sử nhiều hơn thực sự có giá trị – nhưng bạn không thể áp dụng nó trực tiếp trong một công ty khởi nghiệp hoặc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Phần lớn những gì bạn biết được là các tình huống cụ thể; Bạn cứ thử suy nghĩ rằng liệu một chiến dịch cụ thể nào đó có phải chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp bạn là “người dẫn đầu thị trường” không?

Bí quyết cho bạn là biết những gì nên giữ lại, những gì cần sửa đổi và những gì nên vứt bỏ hoàn toàn. Các quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, lập ngân sách, tư duy tối ưu… là những điều có giá trị nhất mà bạn nên giữ lại.

3. Làm việc chăm chỉ vẫn là làm việc chăm chỉ cho dù bạn đang ở đâu.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp là một công việc khó khăn trong thời gian dài. Dù cho vị trí hiện tại của bạn là gì hay công ty của bạn như thế nào, bạn cũng sẽ phải làm việc chăm chỉ, bất chấp những gì mà những người vốn theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nói với bạn.

4. Đổi mới bản thân.

Nhiều công ty khởi nghiệp hay các công ty đang mở rộng quy mô yêu cầu cả những kỹ năng xây dựng thương hiệu lẫn các kỹ năng về kỹ thuật số.

Nếu bạn có các kỹ năng về thương hiệu nhưng không có kỹ năng về kỹ thuật hay kỹ thuật số (digital marketing), làm việc tại một công ty đang phát triển nhanh với các dịch vụ kỹ thuật số hoặc eCommerce có thể làm thay đổi sự nghiệp của bạn.

Đây là con đường tôi đã từng đi. Ngày trước, tôi chọn làm việc trong một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử được đầu tư vốn mạo hiểm. Những kinh nghiệm ngày đó là hành trang vô giá cho tôi mãi những ngày sau này.

5. Chọn lấy những “người chiến thắng.”

Bạn nên tìm kiếm các công ty trong các lĩnh vực ‘nóng’, chẳng hạn như fintech hoặc công nghệ, đã nhận được nhiều vốn đầu tư mạo hiểm để mở rộng. Những công ty này thường có thể sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển tốt hơn.

6. Tư duy thử nghiệm và học hỏi.

Các công ty khởi nghiệp thường ưu tiên việc cho phép bạn thử nghiệm các ý tưởng của mình, học các bài học của riêng mình và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, thay vì phải tuân theo các nguyên tắc cứng nhắc.

Ở một công ty khởi nghiệp, bạn đừng nên kỳ vọng các hướng dẫn cụ thể về công việc hay hướng đi, thay vào đó nhiệm vụ của bạn là tìm ra các cách để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác, bạn cần tự viết ra những hướng dẫn cho riêng mình.

Thành công thường đến từ những thử nghiệm thông minh, thất bại một cách nhanh chóng và học hỏi từ mỗi lần sai sót đó.

7. Tìm ra một cái gì đó mà bạn quan tâm nhiều nhất.

Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó và bạn tìm thấy một ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm, đó là lúc bạn có thể toả sáng. Các công ty khởi nghiệp thưởng cho niềm đam mê và sự nhiệt huyết cao hơn nhiều so với các công ty lớn.

Đã qua rồi cái thời mà những người sáng lập thành lập công ty, tự phát triển sản phẩm và sau đó chỉ đơn giản là tìm kiếm sự trợ giúp từ các hoạt động bán hàng và marketing.

Tạo ra những bước nhảy vọt.

Tôi đã thực hiện một bước nhảy vọt từ một doanh nghiệp lớn sang công ty khởi nghiệp và sau đó trở lại làm việc tại các thương hiệu lớn. Bạn chắc chắn cũng có thể tạo ra các bước nhảy vọt tương tự trong sự nghiệp của mình.

Một công ty khởi nghiệp muốn thành công sẽ cần những người làm marketing có kinh nghiệm, những người này bắt đầu với những đề xuất giá trị (value proposition), phát triển sản phẩm, xây dựng trải nghiệm người dùng hoặc giao diện người dùng của chính sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp sẽ ngày càng cần nhiều kiến ​​thức chuyên môn về marketing – điều này sẽ giúp họ tăng thêm các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Nếu bạn cũng đam mê phát triển và thử thách bản thân, đây là cơ hội dành cho bạn. Nếu bạn có thể chứng minh được mình phù hợp, có thể tồn tại và phát triển được trong các công ty khởi nghiệp, đó sẽ là một điểm cộng rất lớn cho sự nghiệp của bạn sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

  • 1
  • 2