Skip to main content

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

15 Tháng Chín, 2021

Ngày càng nhiều người làm marketing chọn các công ty khởi nghiệp để bắt đầu thử thách bản thân. Tuy nhiên, ở một môi trường mà luôn coi tăng trưởng là yếu tố sống còn, có vô số những áp lực kèm theo mà bạn nên sẵn sàng.

Bằng cách nào Marketer có thể tồn tại và phát triển trong các Startup

Theo số liệu từ McKinsey, tỷ lệ thất bại của các công ty khởi nghiệp chuyên về phần mềm hiện tại là khoảng 92% trong vòng ba năm đầu tiên.

Còn theo các nghiên cứu của CB Insights về lý do tại sao các công ty khởi nghiệp thất bại.

Advertisement

Lý do số một là…không có khách hàng.

Họ thất bại vì họ không giải quyết được các vấn đề của thị trường, hoặc thực sự là một vấn đề đủ lớn mà mọi người sẵn sàng trả tiền cho các giải pháp từ doanh nghiệp.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi CEO và những nhà đầu tư của họ thấy rằng ‘đứa con cưng’ của họ không phải là thành công như họ từng mong đợi, mặc dù họ tin rằng sản phẩm hay dịch vụ của họ tốt hơn bất cứ thứ gì hiện có trên thị trường.

Điều gì sẽ xảy ra khi biểu tượng ‘kì lân’ mà họ muốn không trở thành hiện thực? Và bạn thử nghĩ xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiếu khách hàng đó?

Advertisement

Đó không phải là do CTO hoặc quản lý sản phẩm. Đó cũng không phải là lỗi của người phụ trách bán hàng…mọi ánh mắt khi này dường như đang đổ dồn về phía bộ phận Marketing.

Phải. Tất cả mọi lỗi lầm đều nhắm đến các hoạt động marketing.

Nếu bạn đang một nhà marketer trong số đó và bạn đang tìm cách thích nghi và phát triển.

Dưới đây là những gì bạn nên tham khảo.

Advertisement

Những chiến lược để tồn tại.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp trong thực tế không “màu hồng” như nhiều người vẫn biết và nói về nó. Nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn đầu quân cho những công ty này.

Có rất nhiều lý do để ai đó có thể yêu thích các công ty khởi nghiệp – có nhiều kinh nghiệm cá nhân hơn, nhiều sự sáng tạo và nhiều kết nối hơn giữa các thành viên và nhà sáng lập.

Và đương nhiên, cảm giác “nơi thuộc về” và gần gũi là một ưu điểm khác.

Khi bạn làm việc ở các công ty khởi nghiệp, có một thứ mà có lẽ là quan trọng nhất mà những người làm marketing nên tập trung vào đó là mở rộng quy mô (Scale up).

Advertisement

Việc mở rộng quy mô có thể có ít rủi ro hơn và mang lại cho các công ty khởi nghiệp nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn. Với tư duy này, bạn không thể bỏ qua 7 chiến thuật sau đây để có thể tạo ra những bước nhảy vọt.

1. Đảm bảo bạn có Tư duy tăng trưởng.

Người sáng lập công ty khởi nghiệp và cựu marketer của PayPal, Ông Matt Lerner cho rằng điều tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong một công ty khởi nghiệp là ‘tư duy tăng trưởng’ hay Growth Mindset.

Ở trường học, trường đại học và hầu hết các công việc, bạn được khen thưởng vì đã làm được nhiều việc và không mắc phải sai lầm.

Nhưng trong một công ty khởi nghiệp, sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn các công việc phù hợp – tập trung vào những thứ có thể có sức ảnh hưởng, phát triển nhanh chóng và học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân.

Advertisement

2. Đừng vứt bỏ những gì bạn đã học được.

Có rất nhiều điều bạn học được ở một công ty lớn hơn với bề dày lịch sử nhiều hơn thực sự có giá trị – nhưng bạn không thể áp dụng nó trực tiếp trong một công ty khởi nghiệp hoặc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Phần lớn những gì bạn biết được là các tình huống cụ thể; Bạn cứ thử suy nghĩ rằng liệu một chiến dịch cụ thể nào đó có phải chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp bạn là “người dẫn đầu thị trường” không?

Bí quyết cho bạn là biết những gì nên giữ lại, những gì cần sửa đổi và những gì nên vứt bỏ hoàn toàn. Các quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing, lập ngân sách, tư duy tối ưu… là những điều có giá trị nhất mà bạn nên giữ lại.

3. Làm việc chăm chỉ vẫn là làm việc chăm chỉ cho dù bạn đang ở đâu.

Làm việc tại một công ty khởi nghiệp là một công việc khó khăn trong thời gian dài. Dù cho vị trí hiện tại của bạn là gì hay công ty của bạn như thế nào, bạn cũng sẽ phải làm việc chăm chỉ, bất chấp những gì mà những người vốn theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nói với bạn.

Advertisement

4. Đổi mới bản thân.

Nhiều công ty khởi nghiệp hay các công ty đang mở rộng quy mô yêu cầu cả những kỹ năng xây dựng thương hiệu lẫn các kỹ năng về kỹ thuật số.

Nếu bạn có các kỹ năng về thương hiệu nhưng không có kỹ năng về kỹ thuật hay kỹ thuật số (digital marketing), làm việc tại một công ty đang phát triển nhanh với các dịch vụ kỹ thuật số hoặc eCommerce có thể làm thay đổi sự nghiệp của bạn.

Đây là con đường tôi đã từng đi. Ngày trước, tôi chọn làm việc trong một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử được đầu tư vốn mạo hiểm. Những kinh nghiệm ngày đó là hành trang vô giá cho tôi mãi những ngày sau này.

5. Chọn lấy những “người chiến thắng.”

Bạn nên tìm kiếm các công ty trong các lĩnh vực ‘nóng’, chẳng hạn như fintech hoặc công nghệ, đã nhận được nhiều vốn đầu tư mạo hiểm để mở rộng. Những công ty này thường có thể sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển tốt hơn.

Advertisement

6. Tư duy thử nghiệm và học hỏi.

Các công ty khởi nghiệp thường ưu tiên việc cho phép bạn thử nghiệm các ý tưởng của mình, học các bài học của riêng mình và tự chịu trách nhiệm với những gì mình làm, thay vì phải tuân theo các nguyên tắc cứng nhắc.

Ở một công ty khởi nghiệp, bạn đừng nên kỳ vọng các hướng dẫn cụ thể về công việc hay hướng đi, thay vào đó nhiệm vụ của bạn là tìm ra các cách để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hay nói cách khác, bạn cần tự viết ra những hướng dẫn cho riêng mình.

Thành công thường đến từ những thử nghiệm thông minh, thất bại một cách nhanh chóng và học hỏi từ mỗi lần sai sót đó.

7. Tìm ra một cái gì đó mà bạn quan tâm nhiều nhất.

Nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó và bạn tìm thấy một ý tưởng tuyệt vời cho sản phẩm, đó là lúc bạn có thể toả sáng. Các công ty khởi nghiệp thưởng cho niềm đam mê và sự nhiệt huyết cao hơn nhiều so với các công ty lớn.

Advertisement

Đã qua rồi cái thời mà những người sáng lập thành lập công ty, tự phát triển sản phẩm và sau đó chỉ đơn giản là tìm kiếm sự trợ giúp từ các hoạt động bán hàng và marketing.

Tạo ra những bước nhảy vọt.

Tôi đã thực hiện một bước nhảy vọt từ một doanh nghiệp lớn sang công ty khởi nghiệp và sau đó trở lại làm việc tại các thương hiệu lớn. Bạn chắc chắn cũng có thể tạo ra các bước nhảy vọt tương tự trong sự nghiệp của mình.

Một công ty khởi nghiệp muốn thành công sẽ cần những người làm marketing có kinh nghiệm, những người này bắt đầu với những đề xuất giá trị (value proposition), phát triển sản phẩm, xây dựng trải nghiệm người dùng hoặc giao diện người dùng của chính sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Trên thực tế, các công ty khởi nghiệp sẽ ngày càng cần nhiều kiến ​​thức chuyên môn về marketing – điều này sẽ giúp họ tăng thêm các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Advertisement

Nếu bạn cũng đam mê phát triển và thử thách bản thân, đây là cơ hội dành cho bạn. Nếu bạn có thể chứng minh được mình phù hợp, có thể tồn tại và phát triển được trong các công ty khởi nghiệp, đó sẽ là một điểm cộng rất lớn cho sự nghiệp của bạn sau này.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Tra Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement

Advertisement