Skip to main content

Thẻ: MarTech

Cách ứng dụng ChatGPT vào Marketing Technology

Với sự phổ biến ngày càng lớn của ChatGPT không những trong cộng đồng người làm công nghệ mà còn cả với những ai làm marketing, một câu hỏi được đặt ra là ChatGPT có tác động như thế nào đến Marketing Technology hay Martech.

ChatGPT và Marketing Technology: Đâu là cơ hội và thách thức
ChatGPT và Marketing Technology: Đâu là cơ hội và thách thức

Bên cạnh các yếu tố về tối ưu hoá công cụ tìm kiếm khi hành vi tìm kiếm thay đổi, cách thức xây dựng nội dung marketing, ChatGPT hứa hẹn là sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi đối với Marketing Technology, các công nghệ hỗ trợ cho marketing.

Để làm rõ băn khoăn này, hãy theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây với Ông Christopher Penn, một nhà khoa học dữ liệu có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ và trí tuệ nhân tạo.

Q: Trong thời gian trở lại đây, có không ít các cuộc thảo luận về cách ChatGPT sẽ ảnh hưởng đến ngành marketing nói chung, nhưng còn với Marketing Technology thì sao?

Các nhà cung cấp Marketing Technology (phần mềm, công cụ hay hệ thống công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động marketing) nên xem ChatGPT như một công cụ để thúc đẩy tiến độ.

Nó không chỉ có khả năng code (tạo mã trong lập trình) mà còn có thể đưa ra các ý tưởng hay phân tích nhu cầu của khách hàng (doanh nghiệp).

Đối với những ai mới học lập trình hay tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển Marketing Technology, ChatGPT thực sự mang lại nhiều giá trị.

Q: Đối với những người làm marketing sử dụng Marketing Technology, họ có thể được hưởng lợi như thế nào khi sử dụng ChatGPT.

Tôi nghĩ rằng ChatGPT có những cách sử dụng khác nhau trong Marketing Technology, một ví dụ điển hình là người làm marketing có thể sử dụng để thực hiện quá trình chấm điểm khách hàng tiềm năng (Lead Scoring) thông qua công nghệ máy học.

Một lần nữa, ChatGPT hay những công cụ dựa trên AI (trí tuệ nhân tạo) tương tự có thể đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công việc một cách hiệu quả (hơn là thay thế con người).

Hoặc một trong những nhiệm vụ yêu thích của tôi là cung cấp cho nó một đoạn mã (code) và yêu cầu nó cho tôi biết tôi cần làm gì để trở nên hiệu quả hơn, các đề xuất mà ChatGPT đưa ra thực sự hữu ích.

Những mô hình này được gọi là Transformer hay thuật toán Transformer (GPT trong ChatGPT là từ viết tắt của Generative Pre-training Transformer.)

Khi nói đến thuật toán này, chúng thực sự thông minh trong việc lấy một thứ gì đó (đầu vào) và biến nó thành một thứ khác (đầu ra), chúng cũng rất giỏi trong việc tinh chỉnh và làm hiệu quả hơn một thứ gì đó có sẵn.

Q: Nói về phạm vi nội dung (Content), khi ChatGPT hay các công nghệ được nó sử dụng có thể trả lời một câu hỏi mà không nêu rõ nó lấy nguồn thông tin đó ở đâu, điều này có tác động khá lớn đối với các hoạt động Content Marketing. Các Content Marketer nên quan tâm đến mức nào?

Tuỳ vào từng doanh nghiệp với các mục tiêu khác nhau từ cái được gọi là Nội dung hay Tiếp thị nội dung mà họ sẽ cần quan tâm theo các cách khác nhau.

Hãy truy cập tài khoản Google Analytics hoặc tài khoản phân tích trang web như Google Search Console để xem phần trăm lưu lượng truy cập (traffic) và chuyển đổi (conversion) mà doanh nghiệp đang nhận được từ các lượt tìm kiếm tự nhiên hay nội dung.

Nếu đó là một con số khá lớn hay nói rõ hơn ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm khách hàng tiềm năng chủ yếu từ SEO, bạn sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn.

Ngược lại nếu đa phần các lượt tìm kiếm là tìm kiếm các từ khoá thương hiệu, câu chuyện sẽ đơn giản hơn, bạn ít phụ thuộc hơn vào ChatGPT khi xây dựng nội dung và làm tiếp thị nội dung.

Tuy nhiên mọi thứ hiện cũng chỉ là dự đoán, điều quan trọng là khách hàng hay người tiêu dùng của thương hiệu có sử dụng ChatGPT hay không, sử dụng ở mức độ nào hay họ có thực sự tin vào những gì mà ChatGPT khuyên hay không, câu trả lời sẽ chỉ có được thông qua thời gian, khi mọi người sử dụng và trải nghiệm ChatGPT nhiều hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Marketing Technology đã thay đổi như thế nào sau 5 năm

Trong những năm vừa qua, khi ngành marketing đang ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố công nghệ, khái niệm Marketing Technology (Martech) hay vai trò của các Marketing Technologist đã không ngừng thay đổi.

Marketing Technology
Marketing Technology đã thay đổi như thế nào sau 5 năm

Cách đây chừng khoảng hơn 5 năm về trước, khi bối cảnh Marketing Technology vẫn còn khá đơn giản, toàn cầu có khoảng hơn 1000 giải pháp khác nhau liên quan đến việc hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng các nền tảng công nghệ (Technology).

Tính đến thời điểm hiện tại là 2022, bức tranh Marketing Technology (Martech) đã hoàn toàn thay đổi khi toàn cầu có đến hơn 10.000 giải pháp khác nhau.

Khi bối cảnh ngày càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí là các giải pháp còn được phân chia thành các danh mục rõ ràng hơn, vai trò của các Martech Technologist (những người làm Marketing Technology) cũng đã không ngừng thay đổi.

Các Martech Technologist giờ đây không còn được coi là “người ngoài cuộc” hay chỉ là một phần hỗ trợ của khái niệm marketing rộng lớn, thay vào đó, họ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược Marketing.

Marketing Technology giờ đây chính là Marketing và các nhà lãnh đạo Marketing Technology đích thực là những Marketer.

Theo nghiên cứu mới đây của Gartner, khoảng 26% ngân sách Marketing của doanh nghiệp đang được phân bổ cho Marketing Technology.

Marketing Technologist hay những người làm Marketing Technology là ai và họ làm gì?

Một nhà làm Marketing Technology là người thiết kế và vận hành các giải pháp công nghệ (Tech) để hỗ trợ hoạt động Marketing. Họ cung cấp công cụ và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cũng như chiến lược cho Marketing và hơn thế nữa.

Dưới đây là những công việc chính mà một Marketing Technologist thường làm.

  • Đào tạo và hỗ trợ nhân viên Marketing sử dụng các sản phẩm Martech.
  • Nghiên cứu và giới thiệu các sản phẩm Martech mới.
  • Vận hành các sản phẩm Martech với tư cách là một quản trị viên.
  • Thiết kế và quản lý quy trình làm việc nội bộ.
  • Tích hợp các sản phẩm Martech lại với nhau.
  • Giám sát chất lượng dữ liệu có được từ các sản phẩm Martech.
  • Thiết kế, chạy và tối ưu hóa các chiến dịch Marketing.
  • Thiết kế cấu trúc hệ thống Marketing tổng thể từ tất cả các sản phẩm Marketing Technology được sử dụng.

Sự khác biệt chính giữa hoạt động Marketing và Marketing Technology là gì?

Trong khi người vận hành các hoạt động Marketing (Marketing Operator) là người cần có góc nhìn rộng về Marketing và cách Marketing ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.

Những người làm Marketing Technology chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa Marketing và yếu tố công nghệ, cách công nghệ có thể hỗ trợ Marketing và những thứ liên quan.

Vai trò của các Marketing Technologist phiên bản 2.0

Chuyên môn hóa là yếu tố then chốt khi nói đến vai trò của những người làm Marketing Technology – khi các giải pháp Martech càng trở nên chuyên biệt, thì càng cần nhiều nhân tài khác nhau để tận dụng tối đa các giải pháp đó.

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, có vô số các doanh nghiệp có vị trí Martech trong tổ chức của họ, tuy nhiên, vai trò này đã phát triển như thế nào kể từ khi nó chính thức được tách ra khỏi bộ phận công nghệ (Technology).

Một Marketing Technologist mới là người sẽ đảm nhận 4 vai trò chính: Người điều phối vận hành, Người xây dựng thương hiệu và kích cầu, Kiến trúc sư phân tích và cuối cùng là người hỗ trợ Marketing.

4 vai trò chính của một Marketing Technologist.

Khi số lượng các giải pháp Marketing Technology (Martech) không ngừng tăng lên, vai trò của một Marketing Technologist cũng đã trở nên có hệ thống hơn theo cách được kết nối với nhau nhiều hơn.

4 vai trò chính của Marketing Technologist bao gồm:

Người xây dựng thương hiệu và kích cầu (tạo cầu): Là những người sử dụng Technology để khởi chạy và quản lý các chiến dịch Marketing. Số lượng kiểu Marketing Technologist này là nhiều nhất.

Người điều phối và vận hành: Là người chịu trách nhiệm triển khai và quản lý các hệ thống Martech. So với vai trò đầu tiên, người này quan trọng hơn khi họ phải hỗ trợ tất cả các vai trò khác của Martech. Họ cũng thường được gọi là “Marketing Operator”.

Kiến trúc sư phân tích: Là những người lập mô hình, họ tập trung vào cấu trúc và cơ sở hạ tầng của dữ liệu do Marketing thu thập được.

Còn có một số tên gọi khác như Marketing Analyst, Data Scientist hoặc Data Engineer, các kiến ​​trúc sư phân tích hiếm khi được tìm thấy ở các công ty nhỏ khi hệ thống dữ liệu còn ít và đơn giản.

Người hỗ trợ Marketing: Vai trò cuối cùng của một Marketing Technologist là người hỗ trợ Marketing. Những người này còn có các tên gọi khác như “nhà phát triển web” và “kỹ sư Marketing” và thường là một nhóm người làm việc liên quan đến Code.

Các nhà lãnh đạo Martech – Marketing Technology.

Các nhà lãnh đạo Martech (CMTO) là những người xác định các chiến lược tổng thể, phối hợp các mục tiêu Marketing Technology với mục tiêu Marketing chung và hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp.

Ở không ít các doanh nghiệp lớn, những nhà lãnh đạo này thuộc hàng ngũ C-suite (các vị trí lãnh đạo cấp cao) và họ làm việc trực tiếp với các giám đốc Marketing (CMO).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp coi vị trí này là CDO (Chef Digital Officer), người vừa đóng vai trò Marketing vừa phụ trách các hoạt động công nghệ hỗ trợ cho Marketing. Các tổ chức khác lại coi đó là Giám đốc phụ trách Marketing Technology, người sẽ báo cáo trực tiếp cho CMO.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Cơ hội lớn cho các Startup Việt trong đại dịch

Vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam đã đạt gần 1,4 tỷ USD, kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Cơ hội lớn cho các startup Việt trong đại dịch
iStock

Theo thống kê từ Tech in Asia, trong năm 2021, Đông Nam Á ghi nhận tổng số Kỳ lân (các startup định giá trên 1 tỷ USD) bằng 7 năm trước cộng lại. Nhiều công ty khởi nghiệp thành doanh nghiệp tỷ USD nhờ nguồn vốn từ thị trường cổ phần tư nhân.

Có đến 19 công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã tăng định giá lên trên 1 tỷ USD, theo báo cáo mới đây của Credit Suisse về các công ty khởi nghiệp thuộc khối ASEAN.

Trong đó, các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, với khả năng áp dụng các công nghệ mới, góp phần mở ra cơ hội nuôi dưỡng các thế hệ Kỳ lân tiếp theo.

“Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, nhờ đó chất lượng của thị trường startup ở Việt Nam cũng được nâng lên”, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ KH&ĐT đánh giá.

Dẫn chứng cho lập luận này, ông Vũ Quốc Huy cho biết, trong 5 năm trở lại đây, hệ sinh thái ĐMST Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và hiện đang dần hoàn thiện với các thành tố cơ bản, chủ yếu như: startup; mạng lưới chuyên gia, trí thức; các tổ chức ươm tạo khởi nghiệp, hỗ trợ đổi mới sáng tạo; tổ chức tài chính, quỹ đầu tư…

Đặc biệt, môi trường pháp lý cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng được hoàn thiện. Trung tâm Đổi mới sáng tạo ngày càng thể hiện rõ nét vai trò trong việc kết nối các nguồn lực nhằm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.

Dù năm 2021 được nhận định là năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra thách thức lớn trong việc duy trì kết quả phát triển kinh tế, nhưng vốn đầu tư vào khởi nghiệp của Việt Nam vẫn đạt gần 1,4 tỷ USD – kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Số lượng startup cũng không ngừng phát triển với 3.800 startup, hơn 200 quỹ đầu tư và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo đang hoạt động.

Đại dịch đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng mang lại nhiều cơ hội lớn. Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập và hành vi người tiêu dùng nhưng lại tạo ra cơ hội và điều kiện phát triển cho các mô hình kinh doanh mới.

Trước đó, những mô hình như: đi chợ công nghệ, học tập và làm việc trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến,… phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng, nhưng nay “nhờ”… đại dịch mà sự chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn.

Trong quá khứ, nhiều “kỳ lân” công nghệ đã được sinh ra trong khủng hoảng, điển hình nhất là AirBnb, Uber, Grab,… Khi thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, vai trò của nền kinh tế chia sẻ trở nên quan trọng hơn.

Khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures thực hiện cho thấy, “khẩu vị” của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi.

Dòng tiền đổ vào Startup Việt có thể đạt kỉ lục 1 tỷ USD

Những ngành có lợi từ đại dịch thì có mức tăng trưởng rất đột phá, như: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính (Fintech); Công nghệ giáo dục (EdTech), Công nghệ y tế (MedTech), Truyền thông trực tuyến (Online media), Công nghệ hậu cần (LogTech),…

Song để thành công, các startup cần rất nhiều yếu tố như: Thời cơ, ý tưởng, môi trường, mô hình kinh doanh, vốn, đội ngũ, sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan… để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp. Nếu thiếu một yếu tố cũng làm cho cơ hội thành công của startup giảm xuống đáng kể.

Thực tế, ở cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay cả các thị trường nhỏ và mới nổi như Đông Nam Á, các startup non trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội trước những làn sóng công nghệ mới.

“Chúng ta có thể nói về những ví dụ sinh động như: Facebook vượt qua Yahoo, Apple; Samsung vượt qua “tượng đài” Nokia và Blackberry. Có thể nói, cơ hội luôn có ở mọi nơi, mọi thời điểm cho các startup tận dụng tốt thời cơ”, lãnh đạo NIC chia sẻ.

Do đó, đối với thị trường Việt Nam, các startup nội vẫn có những lợi thế so với những “ông lớn” quốc tế. Việc thiết kế các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh yếu tố nguồn vốn, nhân sự.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh (Theo The Leader)

MarTech là gì? Khi MarTech không phải là MarTech

Tìm hiểu các nội dung như MarTech là gì, cách phân biệt công cụ nào là MarTech còn công cụ nào thì không phải là MarTech và hơn thế nữa.

martech là gì
MarTech là gì? Khi MarTech không phải là MarTech

Đây là câu hỏi được rất nhiều người làm marketing và công nghệ đặt ra trong những ngày qua: “Bạn vẽ đường ngăn MarTech ở đâu?” Đó có vẻ là một câu hỏi vô nghĩa vì xét cho cùng, thật dễ hiểu khi định nghĩa martech là công nghệ giúp các nhà marketer thực hiện hoạt động marketing. Nhưng đây có thực sự là sự thật không?

CabinetM, nền tảng quản lý martech mà người đăng ký có thể sử dụng để kiểm tra, theo dõi, quản lý và phát triển các tác vụ martech của họ.

Lần đầu tiên, CabinetM đã tổng hợp dữ liệu do những người dùng đó đóng góp (tất nhiên là ẩn danh) và công bố những phát hiện phản ánh thành phần của hàng trăm tác vụ martech hoạt động trên thực tế.

Duyệt nhanh qua danh sách các công cụ phổ biến nhất trong ngành B2B và B2C. Người dùng của CabinetM đã được liệt kê các công cụ dường như không phải là công cụ martech: YouTube, Sharepoint, JIRA Software, GoToWebinar, Zapier, Zoom.

Chắc chắn, những người làm marketing có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào trong số này, nhưng chúng không được phát triển cho các nhà marketer và hầu hết mọi nhóm trong tổ chức đều có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào trong số chúng. Ví dụ, JIRA được xây dựng cho các nhà phát triển (developers).

MarTech giúp hỗ trợ trải nghiệm và hành trình khách hàng.

CEO của CabinetM, Bà Anita Brearton chia sẻ. “Thật thú vị khi thấy những gì người dùng của chúng tôi định nghĩa là martech. Chúng tôi cũng đã giải quyết về định nghĩa này: ‘Bất kỳ công nghệ nào được sử dụng để tạo hoặc hỗ trợ phát triển trải nghiệm và hành trình thúc đẩy chuyển đổi, tương tác và giữ chân khách hàng đều được gọi là martech'”.

“Điều này bao gồm adtech (advertising technology), salestech, tối ưu hóa website, các công cụ cộng tác và hơn thế nữa.”

“Có thể một số bộ phận khác thích có ranh giới rõ ràng giữa các danh mục trong martech nhưng thực tế là các nhóm marketing không quan tâm đến điều đó. Điều họ quan tâm là xây dựng bộ công cụ tốt nhất để đạt được các mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của họ.”

Điều đó tất nhiên có lý, nhưng vẫn không công bằng khi nói rằng một số công cụ trong hệ thống marketing, mặc dù có thể hữu ích, nhưng chúng không thực sự là công cụ martech.

Cách tiếp cận miễn phí cho tất cả.

Định nghĩa của Bà Brearton, ít nhất là đã tìm kiếm mối quan hệ giữa các công cụ và kết quả rõ ràng có liên quan đến marketing. Một khái niệm khác tiếp tục được đưa ra, martech là bất kỳ công nghệ nào mà nhà marketers sử dụng.

Lịch Google có phải là martech không? Còn Evernote (công cụ ghi chú) thì sao hoặc Calendly (công cụ lên lịch cuộc hẹn) hoặc Citrix Workspace (không gian làm việc ảo) hoặc Microsoft Bing?

Thật dễ dàng để nghĩ ra các giải pháp mà các nhà marketers sử dụng để giúp họ vượt qua một ngày làm việc, điều mà bạn không bao giờ mong đợi sẽ thấy trên toàn cảnh thị trường công nghệ.

Tất nhiên có nhiều trường hợp khó hơn. Prezi cung cấp phần mềm thuyết trình ảo: một thứ gì đó, mà hầu như bất kỳ nhóm marketing nào cũng có thể sử dụng. Các nhóm marketing là một thị trường quan trọng đối với Prezi. Có lẽ điều này cũng đúng với Slack hay Workfront.

Tất cả những điều đó có thể dẫn đến kết luận: Martech là công nghệ nếu nhà cung cấp đang bán cho các nhà làm marketing.

Chúng ta cần phân biệt công cụ nào là MarTech.

Frans Riemersma là người sáng lập Martech Tribe và là lực lượng hùng hậu sau bản đồ martech của Châu Âu, Ông nói: “Hãy gọi là công nghệ dành cho marketing và tôi nghĩ đó là cách diễn đạt hay hơn martech. Martech, nếu được thực hiện nghiêm túc, có nghĩa là công nghệ marketing mà chỉ các nhà marketers sử dụng ”.

“Đó là những thứ hiện lên, như Trello, Slack và những gì đó có bạn”. “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phân biệt được các khái niệm hay công cụ này, điều đó có khiến mọi người bối rối không?”

“Lấy ví dụ, ứng dụng năng suất Shleep giúp cải thiện thói quen ngủ. “Đó là martech ư? Tôi không nghĩ vậy”, Riemersma nói.

Riemersma cũng chỉ ra rằng các công cụ phi marketing cũng có thể được điều chỉnh cho mục đích marketing. “Quản lý chiến dịch về cơ bản rất giống với quản lý dự án,” Ông nói, “vậy tại sao không sử dụng Trello hoặc Asana? Chúng không phải là công cụ marketing, nhưng chúng rất hữu ích.”

Hiệu quả của làm việc từ xa.

Một lý do mà các công cụ giao tiếp và cộng tác là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà marketer là môi trường làm việc từ xa đã ảnh hưởng đến rất nhiều người trong chúng ta gần một năm nay.

Tất nhiên hội nghị truyền hình và các giải pháp như Microsoft Teams đã được sử dụng trước đại dịch – và chúng cũng có thể là những công cụ quan trọng cho các nhóm phân tán.

Nhưng đối với các nhóm làm việc cùng nhau trong không gian văn phòng vật lý chung, một ngày làm việc của họ không chỉ xoay quanh Zoom hay Slack.

Giờ đây, những loại công cụ này thực sự giúp cho việc làm việc như một nhóm marketing trở nên khả thi hơn, nên thật dễ dàng nhiều người sẽ xem chúng như một phần của martech. Và chính điều này cũng đã gây ra sự hiểu lầm.

Ông Scott Brinker, Phó chủ tịch hệ sinh thái nền tảng tại HubSpot và cũng là biên tập viên của blog Chief Martech. Ông nói trong một ví dụ: “Đào tạo, cho dù đó là đào tạo nội bộ hay hệ thống quản lý học tập để giáo dục khách hàng là một phần của hoạt động marketing.

Học viện HubSpot hoạt động trong tổ chức marketing. Công nghệ hệ thống quản lý học tập rõ ràng không được thiết kế thuần túy như martech, nhưng nó là một phần thiết yếu của hệ thống martech. ”

Gần đây, Brinker đã nghiên cứu việc sử dụng các công cụ không sử dụng mã (no-code) trong các tổ chức marketing.

Ông nói: “Những công cụ này không được xây dựng dành riêng cho các nhà marketer, nhưng chúng đang thay đổi cuộc chơi theo cách cho phép các nhà marketer tự làm một loạt công việc mà trước đây họ không thể tự làm được – hoặc họ phải chờ đợi bộ phận công nghệ hỗ trợ họ.”

Ranh giới ‘mong manh’ giữa các công cụ MarTech và không phải là MarTech.

Trong thực tế, việc bạn dán nhãn cho công cụ nào không quan trọng: “Đây là những công cụ mà các nhà marketer đang thực sự sử dụng để hoàn thành công việc của họ.Trong quá trình làm việc thực tế, bạn, với tư cách là những người làm marketing sẽ phải phối hợp với rất nhiều bộ phận khác nhau? Và đó là một ranh giới rất mong manh.”

Về cơ bản, như Ông Brinker quan sát một cách chính xác, có những xu hướng tích hợp chặt chẽ hơn giữa các nhóm bán hàng, marketing và dịch vụ, có lẽ dưới góc nhìn của hoạt động doanh thu, điều này sẽ làm cho ranh giới công nghệ trở nên tồi tệ hơn.

Ít nhất cho đến nay, không gian marketing đã không chấp nhận số lượng khổng lồ các công cụ nằm dưới tiêu đề đơn giản chỉ là “được các nhà marketer sử dụng trong công việc” thì sẽ được coi đó là martech.

Tương tự, MarTech Today, một tổ chức hàng đầu thế giới về martech cũng không đề cập đến các ứng dụng lập lịch hoặc ghi chú như là một phần của martech.

Nhưng cuộc tranh luận vẫn sẽ tiếp tục.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Marketing Technology: “Bản tuyên ngôn” ngắn gọn về Martech

Marketing Technology
Marketing Technology: “Bản tuyên ngôn” ngắn gọn về Martech

Marketing Technology có 3 thành phần chính là Marketing (Tiếp thị) – Technology (Công nghệ) và Management (Quản trị) tương ứng với nó là Content – Code và Corporate.

Marketing Technology
Marketing Technology: “Bản tuyên ngôn” ngắn gọn về Martech

Ở phạm vi bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về một khái niệm không mới cũng không cũ, nói đúng hơn là nó đang ‘hợp thời’. Nó chính là Martech hay Marketing Technology mà chúng ta có thể tạm dịch là Công nghệ marketing.

Martech là gì?

Martech là từ viết tắt của Marketing Technology, có nghĩa là công nghệ Marketing, khái niệm đề cập đến việc người làm Marketing sử dụng các yếu tố công nghệ để hỗ trợ cho các mục tiêu của Marketing.

Martech có 3 thành phần chính là Marketing (Tiếp thị) – Technology (Công nghệ) và Management (Quản trị) tương ứng với nó là Content – Code và Corporate.

Ba nguyên lý khác nhau. Ba miền khác nhau. Được phân chia bởi hàng thập kỷ của các rào cản về khái niệm và văn hóa, các thành phần này đã ‘cố thủ’ trong các bản sắc riêng biệt của chúng.

Có những hội nghị về marketing, mà không có sự tham dự của các nhà công nghệ. Cũng có những hội nghị về công nghệ, mà không có sự tham dự của các nhà marketing. Và quản trị, cũng theo đó, hiếm khi được thảo luận ở một trong hai hội nghị này.

Những khái niệm và cách vận hành rời rạc này về cơ bản vẫn có ‘hiệu lực’ cho đến khi chúng không thể làm được điều đó nữa.

Hẳn là bạn đã nghe nhiều về chuyển đổi số (digital transformation), chúng chính là ‘kẻ phá bĩnh’ rất nhiều thứ, và cũng phá vỡ cả sự phân loại rời rạc đó.

Trong một thế giới mang tính cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy thay đổi công nghệ và tăng sự kỳ vọng của khách hàng, mô hình cũ của ba ngành riêng biệt này không thể tự bản thân chúng tự đổi mới.

Và đây cũng chính là lúc một mô hình mới mang tính thống nhất sẽ ra đời để có thể đáp ứng được những sự thay đổi và nhu cầu đó.

Nó chính là Marketing Technology.

Có một quan điểm hạn hẹp của Martech là sự giao thoa giữa các ngành này (như hình). Trong sơ đồ Martech là phần giữa ba vòng tròn chồng lên nhau, điều này đúng nhưng chưa đủ và hoàn toàn chính xác.

Qua lăng kính đó, Martech là một nhóm nhỏ có nhiệm vụ xây dựng cả thương hiệu và hệ thống. Họ mở rộng marketing và IT (CNTT), bắc cầu cho hai thành phần này.

Quan điểm hạn hẹp này của Martech, nhìn nhận Martech tương tự như một phần mềm, một bản vá cho một chương trình đã lỗi thời.

Quan điểm lớn của Martech thì rộng lớn hơn nhiều.

Theo quan điểm này, khi một trong ba yếu tố đó không thể tách rời và chúng gần như trùng nhau hoàn toàn (xem hình dưới).

Những người làm marketing nắm bắt công nghệ để cung cấp các chiến dịch hấp dẫn và ‘ghi điểm’ trong trải nghiệm khách hàng. Các nhà công nghệ nắm bắt các nguyên tắc thiết kế trải nghiệm người dùng và tăng trưởng để tạo ra các sản phẩm mà mọi người yêu thích và thích chia sẻ. Người quản lý tổng hợp vô số các yếu tố trên thành một tổng thể gắn kết, lớn hơn tổng các phần của nó.

Các ranh giới giữa 3 bộ phận này dần mờ đi, và đó là một điều tốt. Bởi chính nó đã đưa khách hàng vào trọng tâm của mọi vấn đề.

Các nhà quản lý nắm lấy sự phân tán, mang lại cho các đội nhóm sức mạnh để cảm nhận và phản ứng với một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Chiến lược trở nên hai chiều hơn, một tầm nhìn chung thích nghi với các cơ hội mới nổi thông qua các thử nghiệm liên tục. Lý tưởng của thương hiệu được thực hiện và cải thiện mỗi ngày.

Bởi vì Martech không chỉ là công nghệ. Nó yêu cầu cả con người và các quá trình thúc đẩy công nghệ theo đuổi lý tưởng đó của thương hiệu. Martech = con người, quy trình, công nghệ.

Điều chỉnh tam giác quy trình – công nghệ – con người là nghệ thuật quản lý trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta. Trí tưởng tượng là tài nguyên lớn nhất của nó.

Theo quan điểm lớn, tất cả những người ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng là – một marketer, một nhà công nghệ và một người quản lý.

Ở Martech, chúng là một ‘bộ lạc’ thống nhất, nhưng không phải là đồng nhất. Các cá nhân vẫn mang đến những tài năng, kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau.

Niềm tin cốt lõi của nó là đây là những khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau của cùng một sứ mệnh được hợp nhất đó là thiết kế và phát triển những trải nghiệm phi thường.

Martech phải là marketing mới, công nghệ mới và quản trị mới lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric).

Marketing (tiếp thị), Technology (công nghệ) và Management (quản trị) tách rời đã là quá khứ.

Marketing Technology Management – Martech mới là tương lai.

Không phải mọi tổ chức đều sẵn sàng để marketing, công nghệ và quản trị được hội tụ. Giờ đây là thời gian để bạn bắt đầu thay đổi và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips