Skip to main content

Thẻ: mixue

Liệu Chagee có tiếp tục làm nên chuyện như Mixue đã từng làm

Nối gót Mixue, thương hiệu khác từ Trung Quốc là Chagee cũng sắp đổ bộ thị trường Việt Nam, tuy nhiên thành bại của “ông lớn” này vẫn là một ẩn số.

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 2023 của iPOS.vn đã nhận định trong năm 2024, thị trường sẽ đón nhận nhiều làn sóng kinh doanh F&B mới từ các thương hiệu Trung Quốc. Xu thế này không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, mà trên toàn Đông Nam Á.

Thực tế, trong những năm gần đây, riêng mảng trà và cà phê đã đón nhận nhiều cái tên đáng chú ý như Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee. Chagee – cái tên được ví như “kẻ thách thức” Starbucks – cũng đã có những động thái đáng chú ý thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Lợi thế của thương hiệu Trung Quốc

Ông Trần Xuân Trung – Giám đốc kinh doanh miền Bắc của iPOS.vn nhấn mạnh Mixue chính là nhân tố giúp định hình lại thị trường trà sữa Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Thương hiệu này đóng vai trò rất lớn trong việc mở rộng phân khúc đồ uống bình dân dành cho ngành trà sữa, cùng chiến lược nhượng quyền mạnh mẽ trên toàn quốc.

Mixue chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2008 thông qua Công ty TNHH Snow King Global, với trụ sở chính tại Thanh Xuân, Hà Nội. Đáng chú ý, chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, đến tháng 4/2023, thương hiệu này đã cán mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam.

Sản phẩm chủ lực của Mixue là trà sữa và kem, nổi bật với lợi thế cạnh tranh về giá cả phải chăng, trung bình rơi vào khoảng 25.000-35.000 đồng. Đây là mức giá gây ấn tượng mạnh vì khá rẻ so với sản phẩm tương đương trên thị trường.

Số liệu của Vietdata chỉ ra Mixue đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2023 với doanh thu gần 1.260 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với năm 2022.

Bên cạnh Mixue, thị trường cũng chứng kiến sự xuất hiện của các thương hiệu từ Trung Quốc khác như Bingxue, Cooler City…

“Các thương hiệu kể trên ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới thị trường trà sữa tại Việt Nam, bao gồm cả các thương hiệu phân khúc tầm trung và bình dân, do tính cạnh tranh về giá. Người tiêu dùng được hưởng lợi lớn khi có nhiều lựa chọn khác nhau”, ông Trung nhận định.

Theo ông Đỗ Duy Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn FnB Director và Horeca Business School, các thương hiệu F&B Trung Quốc sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại, giúp kiểm soát chi phí và duy trì chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng khả năng phản hồi nhanh với nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, các thương hiệu này có thể nắm bắt nhanh thị hiếu của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt trong phân khúc giá rẻ với các sản phẩm dễ tiếp cận như trà và kem. Đổi mới sản phẩm liên tục cũng là điểm mạnh giúp họ duy trì sức hút và sự trung thành của người tiêu dùng.

Bài toán với thương hiệu trung và cao cấp

Tiếp nối các “đồng hương”, một thương hiệu nổi tiếng khác từ Trung Quốc là Chagee cũng sắp đổ bộ Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng đây minh chứng cho thấy thị trường trong nước đang có nhiều hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, sự thành bại của Chagee vẫn còn là một ấn số và thương hiệu này cần rất nhiều yếu tố để chinh phục khách hàng.

Xét theo giá bán của Chagee tại Thái Lan, ông Trần Xuân Trung ước tính giá các sản phẩm của thương hiệu này khi về Việt Nam có thể dao động từ 65.000 đến 100.000 đồng, tức ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp.

Theo ông Trung, ở phân khúc này, khả năng mở rộng chuỗi sẽ gặp nhiều thách thức, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và cơ sở vật chất, không như phân khúc bình dân của Mixue.

Mặt khác, ông Trung cho rằng giai đoạn đầu các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam khá thận trọng. Vị này lấy ví dụ như Cotti Cafe, một thương hiệu có hơn 5.000 cửa hàng tại Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam vào cuối năm 2023. Thương hiệu chỉ mở một vài chi nhánh sau hơn 1 năm thâm nhập, và đa số là cửa hàng nhượng quyền.

“Chúng ta cần thời gian để quan sát thêm về tác động của Chagee tới thị trường đồ uống”, ông Trung nhận định.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Duy Thanh cho rằng mặc dù có nền tảng vững mạnh, Chagee cũng sẽ đối mặt với những thách thức khi tham gia vào thị trường Việt Nam, nơi đã có nhiều đối thủ nội địa và quốc tế cùng văn hoá trà – cà phê đa dạng.

Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Trung Quốc như Chagee đều áp dụng mô hình nhượng quyền, giúp họ mở rộng số lượng cửa hàng nhanh chóng và tăng sự hiện diện trên toàn quốc. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng nhanh, việc kiểm soát chất lượng đồng nhất và duy trì trải nghiệm tích cực tại tất cả cửa hàng cũng là bài toán mà Chagee cần giải quyết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

ToCoToCo lỗ 3 năm liền, chật vật trước các chuỗi trà sữa Trung Quốc giá rẻ như Mixue hay Cotti

Nikkei Asia dẫn nguồn tin cho biết tính đến hết năm ngoái, chuỗi cửa hàng trà sữa ToCoToCo đã thua lỗ ba năm liên tiếp. Chuỗi này có mặt trên thị trường từ rất sớm (2013) tuy nhiên gần đây đã bị áp đảo bởi sự cạnh tranh từ các thương hiệu Trung Quốc giá rẻ.

Trong bối cảnh đó, ToCoToCo buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh và mở rộng mạng lưới lên khoảng 700 cửa hàng. Tuy nhiên, thực tế vẫn khó thu hút khi người tiêu dùng trẻ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu khác.

Các chuỗi đồ ăn và đồ uống giá rẻ đến từ Trung Quốc như Mixue hay Haidilao đang mở rộng mạnh mẽ tại Việt Nam. Những cửa hàng này thu hút giới trẻ nhờ giá cả phải chăng, tuy nhiên ngày càng xuất hiện những lo lắng về việc chuỗi Trung Quốc tác động tới việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

“Tôi đến đây thường xuyên vì giá rẻ”, một nữ sinh viên đại học chia sẻ tại một cửa hàng Mixue ở Hà Nội. Mixue đã trở thành điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên sau mỗi giờ học.

Một nhân viên cho biết cửa hàng bán trung bình 500 ly mỗi ngày, và có khi hơn 1.000 ly vào những ngày đông khách. Món bán chạy nhất là trà chanh nha đam, có giá 17.000 đồng. Các món đồ uống tại Mixue thường rẻ hơn từ 30% đến 50% so với các chuỗi lớn trong nước như ToCoToCo.

Mixue vào Việt Nam từ năm 2018, bắt đầu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Nhờ mô hình nhượng quyền, đến năm 2023, số lượng cửa hàng của họ đã vượt 1.000.

Thành công tại Việt Nam tạo đà cho Mixue mở cửa hàng đầu tiên tại Indonesia hai năm sau đó. Hiện họ có hơn 2.400 cửa hàng tại xứ sở vạn đảo. Họ cũng có hơn 150 cửa hàng tại Malaysia và đang mở rộng ở Thái Lan và Philippines. Trên toàn cầu, Mixue đã vượt mốc 36.000 cửa hàng.

Bí quyết giá rẻ của Mixue là sản xuất hàng loạt nguyên liệu thô tại Trung Quốc. Một nhân viên Mixue cho biết các nguyên liệu như trà và kem sữa đều được sản xuất bởi một công ty con tại Trung Quốc và sau đó xuất khẩu .

Các chuỗi cửa hàng đến từ Trung Quốc khác cũng đang có những bước tiến tương tự. Cotti Coffee, một chuỗi cà phê  của Trung Quốc, đã vào Việt Nam vào tháng 12/2023. Một ly trà cỡ vừa có giá khoảng 30.000 đồng, rẻ hơn so với 50.000 đồng ở Cafe Amazon, chuỗi cà phê lớn nhất Thái Lan đã vào Việt Nam từ tháng 10/2020.

Cotti đã mở rộng nhanh chóng với khoảng 7.000 cửa hàng tại Trung Quốc kể từ khi ra mắt năm 2022 và đang là nhân tố chính trong cuộc cạnh tranh về giá cả.

Chuỗi lẩu Haidilao cũng đang phát triển mạnh. Đến cuối tháng 12, Haidilao đã có 70 cửa hàng tại Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Khách hàng còn được hưởng các dịch vụ miễn phí nổi tiếng của công ty trong khi chờ đợi, như đồ ăn nhẹ, kem và cả dịch vụ làm móng.

“Kinh tế Trung Quốc suy thoái sẽ tiếp tục thúc đẩy các chuỗi cửa hàng mở rộng sang Đông Nam Á”, ông Yuji Kato từ Viện Nghiên cứu Nomura Thái Lan cho biết.

Các thương hiệu thực phẩm và đồ uống Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm phát trong nước, buộc họ phải giảm giá. Với dự báo thị trường trong nước sẽ thu hẹp trong tương lai do tỷ lệ sinh giảm, các công ty này ngày càng chú trọng đến thị trường Đông Nam Á đang phát triển.

Song song, một số người lo ngại rằng các thương hiệu Trung Quốc giá rẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) trong nước. Ông Charoen Kaowsuksai, Chủ tịch phân ngành thực phẩm và đồ uống tại Liên đoàn Các ngành công nghiệp Thái Lan, cho biết sự gia tăng nhanh chóng của các chuỗi cửa hàng Trung Quốc giá rẻ sẽ gây thiệt hại cho các nhà hàng địa phương.

Tại thị trường Đông Nam Á nói chung, mối lo ngại về việc Trung Quốc xuất khẩu giảm phát thông qua hàng hóa giá rẻ ngày càng gia tăng. Xe điện Trung Quốc đang tràn vào Thái Lan và thép cùng các mặt hàng tiêu dùng khác từ Trung Quốc cũng đang được xuất khẩu quá mức.

Tháng 8, Indonesia đã tăng thuế đối với các sản phẩm dệt may và một số hàng hóa khác, với đối tượng chính là các sản phẩm từ Trung Quốc.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Chiến lược mới của trà sữa Mixue với Alibaba Việt Nam

Cainiao Group, công ty con chuyên về logistics của tập đoàn Alibaba công bố thông tin công ty thực phẩm và đồ uống Mixue chính thức gia nhập vào khu Logistics PAT tại Long An. 

Chiến lược mới của trà sữa Mixue với Alibaba Việt Nam
Chiến lược mới của trà sữa Mixue với Alibaba Việt Nam

Cainiao đánh giá sự hợp tác lần này giúp Mixue có thể khai thác triệt để vị trí chiến lược, cũng như củng cố chuỗi cung ứng và tối ưu hóa hoạt động trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động tại phía nam.

Năm 2018, cửa hàng Mixue đầu tiên được mở tại Hà Nội. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng của Mixue, và cùng với đó, việc đảm bảo dịch vụ logistics hiệu quả và đáng tin cậy trở nên hết sức quan trọng.‏

‏Tận dụng cơ sở vật chất của Cainiao, Mixue sẽ có thể quản lý hiệu quả hơn các sản phẩm tồn kho của công ty, bao gồm các sản phẩm bảo quản ở điều kiện thông thường và các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ. ‏

‏Theo Cainiao, khu Logistics Cainiao PAT được trang bị hệ thống thông gió độc đáo có thể duy trì nhiệt độ bên trong ở mức dưới 30°C, một môi trường lý tưởng để lưu trữ các sản phẩm của Mixue. ‏

‏Hệ thống này được nghiên cứu tích hợp để phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Các cửa thông gió trên mái tận dụng khả năng đối lưu không khí tự nhiên để giảm nhiệt độ cho không gian bên trong một cách hiệu quả, đảm bảo môi trường thoải mái cho nhân viên làm việc đồng thời giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng.‏

‏Hệ thống theo dõi hàng tồn kho tân tiến của Cainiao cùng phương pháp tiếp cận Cross-Docking, giúp tạo điều kiện cho việc tăng tốc và hợp lý hóa quá trình vận chuyển. ‏

‏Từ đó, Mixue có thể tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi, đảm bảo nguồn sản phẩm ổn định và tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng.‏

‏Bà Bửu Trương, Quản lý Bộ phận cho thuê của Cainiao tại Việt Nam nhận định, “Với cơ sở kho bãi và logistics tân tiến cũng như vị trí chiến lược, khu Logistics Cainiao PAT ở Long An giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời sản phẩm cho chuỗi cửa hàng của Mixue một cách hiệu quả và thuận tiện.”‏

‏Doanh nghiệp cho hay, sự hợp tác này càng củng cố thêm vị thế của Cainiao với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ hàng hóa cao cấp tại Việt Nam. ‏

‏Ông Xing Zhang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cainiao tại Việt Nam, nhấn mạnh sự quyết tâm của công ty: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng tại Việt Nam trong việc giúp họ đạt được hiệu quả tối đa cũng như tối ưu hóa mạng lưới chuỗi cung ứng.

Thông qua việc liên tục cải tiến và nâng cấp khả năng làm việc của chuỗi cung ứng tại các cơ sở lưu trữ hàng hóa cao cấp, chúng tôi kiên định với mục tiêu thúc đẩy kết quả kinh doanh để phát triển thành công hơn nữa.”‏

‏Liên hệ cho thuê nhà xưởng: leasing.vn@cainiao.com. ‏

‏Liên hệ truyền thông: Semantha Tan, Semantha.tan@alibaba-inc.com

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Mixue trở thành chuỗi F&B lớn thứ 4 thế giới (sau McDonald’s và Starbucks)

Mixue được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất thế giới – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Momentum Works, Mixue đã trở thành chuỗi F&B lớn thứ tư thế giới. Với khoảng 36.000 cửa hàng trên toàn thế giới, quy mô của Mixue đã vượt qua KFC (29.000 cửa hàng), chỉ xếp sau McDonald’s (42.175 cửa hàng), Starbucks (38.038 cửa hàng) và Subway (36.592 cửa hàng). Mixue cũng được xem là thương hiệu Trung Quốc đầu tiên lọt vào Top 5 chuỗi F&B lớn nhất – nơi vốn được thống trị bởi các thương hiệu đến từ Mỹ.

Trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt từ 2017 đến nay, nếu như Subway chứng kiến sự suy giảm về quy mô, còn Starbucks, McDonald’s, Domino’s hay Burger King duy trì mức tăng quy mô cửa hàng khá ổn định thì đồ thị của Mixue dốc hơn cả. Nếu tiếp tục duy trì tốc độ như vậy, Mixue có thể vượt qua McDonald’s chỉ sau 1-2 năm nữa.

Hiện nay, hơn 32.000 cửa hàng của Mixue đặt tại quê nhà Trung Quốc, số còn lại chủ yếu tập trung ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Mixue vươn tới vào năm 2018. Với khoảng 1.000 cửa hàng phủ sóng khắp các tỉnh, Việt Nam là thị trường nước ngoài có số cửa hàng lớn thứ hai của Mixue tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia (khoảng 2.800 điểm).

Tại Trung Quốc, Mixue cũng chiếm thị phần vượt trội về cả GMV và số lượng ly nước bán ra. Theo Momentum Works, trong thị trường rất phân mảnh và cạnh tranh như Trung Quốc, Mixue đã sở hữu 11,2% thị phần GMV, trong khi Luckin Coffee là 7,4%, Starbucks là 6,2%. Về số lượng ly bán ra, Mixue cũng chiếm tới 32,7% thị phần, còn các chuỗi lớn khác không có ai chiếm được tới 10%.

Tuy nhiên, Momentum Works nhận định: “Mixue là một công ty về chuỗi cung ứng hơn là một doanh nghiệp F&B. Mixue định vị mình là thương hiệu đồ uống mới chất lượng cao, đáng giá tiền, với các sản phẩm thường có giá khoảng hoặc dưới 1 USD.

Không giống như hầu hết các thương hiệu nhượng quyền F&B chủ yếu kiếm tiền từ tiền bản quyền và chia sẻ lợi nhuận, Mixue chủ yếu hoạt động như một công ty chuỗi cung ứng, coi việc bán nguyên liệu và thiết bị cho các bên nhận quyền là nguồn doanh thu chính”. 

Chiến lược mở rộng thị trường của Mixue và Cotti Coffee tại Việt Nam

Sau khi mở hàng chục nghìn cửa hàng tại quê nhà Trung Quốc, năm 2018, ông trùm trà sữa & kem giá rẻ Mixue đã bắt đầu tìm đường ra quốc tế. Thị trường nước ngoài đầu tiên mà thương hiệu đặt chân tới là Hà Nội – Việt Nam. Sự kiện này không chỉ là cột mốc cho hành trình bành trướng của Mixue tại Việt Nam mà còn khai màn cho làn sóng các thương hiệu Trung Quốc đổ bộ vào nước ta.

Không thuê mặt bằng tại đường lớn, không chi nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhưng số lượng cửa hàng mang biển hiệu Mixue tăng với tốc độ chóng mặt. Tháng 10/2022, theo thống kê của chúng tôi, Mixue đã có tới 600 cửa hàng ở khắp Việt Nam. Nửa năm sau, thương hiệu này công bố đạt mốc 1.000 điểm bán – điều mà chưa chuỗi trà sữa, cà phê nào ở Việt Nam làm được.

Từ tháng 1 năm 2023, người anh em đồng hương là Cooler City cũng chập chững tiến vào thị trường Việt Nam. Xuất hiện trong giai đoạn kinh tế trầm lắng, Cooler City chưa thể đạt tốc độ tăng trưởng, quy mô tương tự Mixue như các năm trước. Sau khoảng 1 năm nhượng quyền, thương hiệu này hiện có khoảng 23 cửa hàng.

Đến cuối năm 2023, làn sóng đổ bộ của các thương hiệu Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự góp mặt của Cotti Coffee chuỗi cửa hàng tập trung vào cà phê – trà.

Tháng 12/2023, thương hiệu này mở cùng lúc 3 cửa hàng tại TP.HCM. Dù là tân binh nhưng Cotti Coffee đã có những động thái cho thấy tham vọng của mình tại Việt Nam. Trong một lần hiếm hoi trả lời báo chí, đại diện chuỗi cà phê cho biết trong giai đoạn cuối tháng 12/2023 và đầu năm 2024 sẽ mở thêm 9 cửa hàng nữa.

Đồng thời, Cotti Coffee cũng bắt đầu tìm kiếm nhân sự phục vụ cho kế hoạch mở rộng, bằng cách “vợt” barista, quản lý cửa hàng có kinh nghiệm từ các chuỗi lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, Starbucks.

Chiến lược nhượng quyền và giá rẻ có đe doạ “miếng bánh” của các thương hiệu chủ nhà?

Dù là các thương hiệu độc lập nhưng chiến lược mà Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee đang thực thi tại Việt Nam lại có nhiều nét tương đồng.

Trước tiên, cả 3 đều được hậu thuẫn bởi các tập đoàn có tiềm lực tại quê nhà Trung Quốc.

Trước khi vào Việt Nam, Mixue đã là thế lực gạo cội trong ngành F&B ở quê nhà Trung Quốc. Thành lập từ năm 1997, sau 25 năm, doanh thu của thương hiệu này đã cán mốc 10,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỷ USD theo tỷ giá đầu năm 2022.

Ra đời năm 2018, Cooler City là tên tuổi tương đối trẻ, là thương hiệu thuộc Tập đoàn Boduo (Chiết Giang, Trung Quốc). Dù vậy, tập đoàn mẹ Boduo lại có thâm niên hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đồ uống và thực phẩm, sản xuất và cung cấp nguyên liệu pha chế.

Hiện nay Boduo sở hữu 4 nhà máy thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm và đồ uống. Doanh nghiệp này cho biết là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho hơn 100.000 cửa hàng trên khắp châu Á, châu Âu.

Còn Cotti Coffee mới chỉ thành lập từ tháng 10/2022 tại Trung Quốc nhưng thực chất là cuộc “tái sinh” của hai cựu sáng lập Luckin Coffee. Sau khi thừa nhận gian lận tài chính vào tháng 4/2020, nhà sáng lập Charles Lu đã từ chức tại ban điều hành Luckin.

Sau đó, ông thành lập một thương hiệu thực phẩm đóng gói sẵn và một chuỗi mì với 6.000 cửa hàng, trước khi tái lập chỗ đứng của mình trong ngành cà phê bằng cách thành lập Cotti Coffee. Đáng nói hơn, chỉ sau chưa đầy 1 năm, Cotti Coffee đã có mặt trên 300 thành phố ở 5 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng và trở thành thương hiệu cà phê lớn thứ 5 thế giới.

Thứ hai, cả ba thương hiệu đều lựa chọn phân khúc bình dân, tương tự như những gì đã làm tại quê nhà. Tại Việt Nam, phân khúc này cũng chưa có nhiều đối thủ phát triển chuỗi, trong khi phân khúc tầm trung đã khá khốc liệt bởi cuộc cạnh tranh giữa Highlands Coffee, Trung Nguyên, Phúc Long, The Coffee House,…

Cây kem ốc quế 10.000 đồng/chiếc hay những ly trà sữa có giá trong khoảng 25.000-30.000 đồng/ly đã trở thành “mật ngọt” giúp Mixue và Cooler City thu hút nhóm khách hàng trẻ em học sinh, sinh viên.

Mức giá vốn đã rẻ, các thương hiệu này thậm chí còn mạnh tay giảm giá, khuyến mãi. Mới vào thị trường, Cotti Coffee giảm giá các món cà phê, trà ở mức 29.000 đồng/ly.

Tại Trung Quốc, Cotti Coffee cũng quyết “cắt máu” giành thị phần bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi sâu, với giá đồ uống trung bình khoảng 1,38 USD (khoảng 33.000 đồng) mỗi ly, rồi tiếp tục giảm thêm còn 1,22 USD (khoảng 29.000 đồng). Khách hàng mới cũng được mua ly cà phê đầu tiên từ Cotti Coffee với mức rẻ không tưởng – chỉ khoảng 0,14 USD (3.500 đồng).

Ngoài ra, cả Mixue, Cooler City hay Cotti Coffee đều chọn nhượng quyền để mở rộng chuỗi. Doanh thu của các chuỗi này vì thế chủ yếu đến từ phí nhượng quyền, phí quản lý, chi phí bán máy móc và nguyên vật liệu.

Đồng thời, thay vì chọn các mặt bằng tại các vị trí đắc địa, Mixue và Cooler City tập trung luồn lách vào các con phố đông dân cư, các thành phố, thị trấn nhỏ, với chi phí thuê mặt bằng tương đối dễ chịu. Nhờ nhượng quyền, Mixue đã nhanh chóng chạm mốc 1.000 cửa hàng, trở thành cái tên dẫn đầu chuỗi đồ uống tại Việt Nam về số lượng.

Tuy nhiên, mặt trái của chiến lược nhượng quyền ồ ạt khiến mật độ cửa hàng dày đặc, nhiều con phố có tới 2-3 địa điểm. Điều này khiến chính các cửa hàng của cùng thương hiệu phải cạnh tranh với nhau, gây bức xúc cho nhà đầu tư.

Chiến lược giá rẻ và nhiều khuyến mãi của Mixue cũng là con dao 2 lưỡi, từng vấp phải làn sóng phản đổi của các nhà đầu tư nhượng quyền – vì khiến lợi nhuận của cửa hàng bị bào mòn. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững, khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho người mua nhượng quyền.

Trong khi đó, Cotti Coffee cũng sẽ phải giải được bài toán văn hóa cà phê mạnh, cà phê vỉa hè tại Việt Nam. Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng, cà phê. TP.HCM là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai. Thị trường cà phê Việt Nam không hề dễ ăn, thực tế đã chứng kiến nhiều thương hiệu cà phê quốc tế đến rồi lại ngậm ngùi ra đi như Gloria Jean’s Coffees, NYDC, The Coffee Inn,…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo An ninh Tiền tệ

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Nhắc đến Mixue, có thể nói đây là thương hiệu trà sữa nổi tiếng và phủ sóng rộng rãi nhất nhì hiện nay, không chỉ tại quê nhà Trung Quốc mà còn ở Việt Nam. Dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì những cửa hàng Mixue luôn có một lượng khách không ngừng nghỉ. Thương hiệu này đã càn quét thị trường nhiều nước châu Á với hiệu suất chi phí cực cao, với mức định giá thị trường lên tới 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 70.000 tỷ đồng).

Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue
Trương Hồng Siêu: Câu chuyện ít biết về nhà sáng lập trà sữa Mixue

Đứng đằng sau thành công thần kỳ của Mixue không phải là một doanh nhân với profile đỉnh cao, cũng không phải một người xuất thân gia đình kinh doanh, mà đó là người sáng lập Trương Hồng Siêu, một doanh nhân đi lên từ 2 bàn tay trắng.

Cậu bé nghèo khởi nghiệp từ cấp 2.

Trương Hồng Siêu sinh năm 1977 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Bố mẹ anh làm nông và trình độ học vấn không cao. Trương Hồng Siêu từ khi còn nhỏ là người sôi nổi, năng động và không thích suốt ngày bị gò bó trong lớp học. Anh từng là cậu học sinh nghịch ngợm, lười biếng, thành tích không cao.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Trương Hồng Siêu không muốn tiếp tục đi học và muốn khởi nghiệp kinh doanh riêng. Tất nhiên bố mẹ anh phản đối, khuyên con trai học nghề. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu đã quyết định và nhất quyết khởi nghiệp kinh doanh riêng.

Là một cậu thiếu niên mới bước vào xã hội, Trương Hồng Siêu thậm chí còn không đủ tiền sống qua ngày chứ đừng nói đến kinh doanh. Để kiếm sống, anh đi làm bồi bàn quán ăn. Mọi người đến đây có thể thuộc mọi tầng lớp xã hội. Một lần, có hai ông chủ đến nhà hàng, thấy họ ăn mặc lịch sự, Trương Hồng Siêu đã chủ động phục vụ họ tận tình.

Trong cuộc trò chuyện, cả hai đề cập rằng ngành chăn nuôi đang rất có lợi nhuận. Trương Hồng Siêu ghi nhớ điều đó và về nhà bắt đầu nuôi chim cút, chi phí đầu tư thấp và lợi nhuận thu được rất lớn. Thế nhưng do Trương Hồng Siêu thiếu kinh nghiệm chăn nuôi nên tất cả đều bị nhiễm bệnh và chết, lần khởi nghiệp đầu tiên của cậu thiếu niên thất bại.

Nhưng chàng trai này không bao giờ từ bỏ hay nản chí. Anh tiếp tục đã thử nuôi thỏ, trồng thuốc đông y, sửa xe đạp và các công việc kinh doanh khác, nhưng không việc nào kéo dài quá 3 tháng và cuối cùng chẳng đi đến đâu.

Năm 1995, Trương Hồng Siêu đến Trịnh Châu để xin việc nhưng gặp trở ngại vì trình độ học vấn thấp. Sau khi nhận ra tầm quan trọng của trình độ học vấn, anh quyết định tự học lấy bằng đại học. Sau một năm chăm chỉ, anh được nhận vào Đại học Tài chính và Luật Hà Nam. Trương Hồng Siêu vừa đi làm vừa đi học, không bao giờ có một giây phút rảnh rỗi.

Sau khi tốt nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp của Trương Hồng Siêu lại nảy ra. Khoản tiền đầu tư đầu tiên anh nhận được là 3.000 nhân dân tệ của bà nội. Trương Hồng Siêu mở một quầy đá bào và đặt tên là “Đá bào lạnh hiện tại”. Để tiết kiệm chi phí, Trương Hồng Siêu đã tự chế tạo máy bào đá, tủ đông cũng là đồ cũ. Vì giá thấp nên sạp đá bào rất đông khách.

Xây đế chế từ sạp hàng nhỏ.

Từ một tiệm đá bào rất nhỏ, Trương Hồng Siêu vẫn tích góp đủ tiền để mở rộng kinh doanh. Anh đã mở cửa hàng đầu tiên của mình tại một thị trấn nhỏ ở quê, lấy tên là Mixue (Mật Tuyết). Vì đá bào ngon lại rẻ, rất giải khát nên khách tới nườm nượp. Hợp tác cùng với em trai, Trương Hồng Siêu mở được cả cửa hàng gần trường học. Để cạnh tranh với các đối thủ, Trương Hồng Siêu đã đẩy giá sản phẩm xuống cực điểm và áp dụng chiến lược lợi nhuận nhỏ, chú trọng số lượng bán để doanh thu vẫn “tích tiểu thành đại”.

Sau khi cửa hàng ổn định, Trương Hồng Siêu kết hôn và có cuộc sống đầy đủ. Trong mắt những người bạn đồng trang lứa, anh đã có một cuộc sống đáng ghen tị. Tuy nhiên, Trương Hồng Siêu không chỉ muốn vậy và luôn muốn thử những điều mới.

Cuối cùng vào năm 2006, Trương Hồng Siêu đã chờ được cơ hội. Một loại kem khi ấy xuất hiện trên thị trường, dù có giá hơn 10 tệ (35 ngàn đồng) nhưng nhiều người vẫn bỏ tiền ra mua. Trương Hồng Siêu nghĩ: Kem đắt thế mà người ta vẫn mua, sao mình không làm một loại kem vừa ngon vừa rẻ?

Trương Hồng Siêu ngay lập tức mua đủ các loại kem về và lần lượt nghiên cứu chúng. Để học cách làm vỏ ốc quế, anh thậm chí đi học lớp làm món trứng cuộn từ một bậc thầy suốt 1 tháng. Để tạo ra công thức kem ưng ý, anh đã phải dành mấy tháng trời chỉ ngồi trong phòng nghiên cứu. Để phân biệt mùi vị, Trương Hồng Siêu uống 3 lít đồ uống mỗi ngày.

Sau nhiều cố gắng không ngừng, Trương Hồng Siêu cuối cùng cũng tìm ra được bí kíp làm kem của mình. Điều đáng kinh ngạc nhất là anh có thể kiểm soát chi phí sản xuất một que kem chỉ trong vòng 2 nhân dân tệ (khoảng 7 ngàn đồng). Cái giá 2 tệ khiến nhiều người sẵn sàng thử một lần, dù sao cũng chẳng có gì để mất. Sau khi thử, hương vị vượt xa sự mong đợi khiến món kem này trở nên nổi tiếng. Với chất lượng cao và giá thành thấp, kem Mixue bán chạy như tôm tươi, thậm chí cung còn vượt cầu.

Sau khi Trương Hồng Siêu mở được hơn 20 chi nhánh tiệm kem Mixue, anh không giới hạn bản thân mà vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Tự bản thân ông chủ Mixue đã cần mẫn nghiên cứu ra công thức của hàng loạt nước uống mà chúng ta quen thuộc, từ nước chanh cho đến trà sữa. Với lợi thế giá rẻ mà chất lượng vẫn ngon, Mixue cứ thế “phình to” ra nhanh chóng một cách tất yếu. Bất chấp việc không ít nhãn hàng khác muốn bắt chước, Mixue vẫn đứng vững vì khó có thương hiệu đồ uống nào có thể giảm chi phí thấp như Mixue.

Tất cả điều này cũng bắt nguồn từ tầm nhìn xa của Trương Hồng Siêu. Khi ngày càng có nhiều cửa hàng mở rộng, việc quản lý từng cửa hàng không đồng đều và khó kiểm soát chất lượng.

Trương Hồng Siêu nghĩ: Nếu tất cả các cửa hàng sử dụng nguyên liệu thô được cung cấp đồng đều thì vấn đề chất lượng sẽ giảm đi rất nhiều. Anh quyết tâm xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu của riêng mình. Trương Hồng Siêu đã hợp tác với những người khác để thành lập Công ty Thực phẩm Henan Daka, đi đến từng nhà nông dân một để tìm mua nguyên ngon từ nguồn mà vẫn rẻ. .

Sau 5 năm, chuỗi cung ứng của Mixue cuối cùng đã hình thành quy mô, chuyên cung cấp nguyên liệu thô cho các cửa hàng khắp Trung Quốc. Cho dù các đối thủ cạnh tranh của nó có mạnh đến đâu, cũng không thể ngăn cản sự mở rộng của Mixue.

Hiện thương hiệu Mixue có thể được tìm thấy ở hầu hết các thành phố ở Trung Quốc và Việt Nam. Sau hơn 20 năm phát triển, Mixue Ice Cream & Tea có 22.500 cửa hàng phủ khắp 31 tỉnh Trung Quốc và khoảng 1.000 cửa hàng Mixue hoạt động tại Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Ngay cả khi ngành trà sữa đang suy thoái, Mixue vẫn hiên ngang đứng vững và biến nhà sáng lập Trương Hồng Siêu trở thành tỷ phú.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo toquoc.vn

Doanh nghiệp sở hữu trà sữa Mixue đang gấp rút IPO tại Hong Kong

Hai nhà sản xuất trà sữa hàng đầu của Trung Quốc là Mixue Bing Cheng và Guming đang gấp rút đăng ký mở bán cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Trung Quốc), khi lĩnh vực này đang phát triển ngày một nhanh chóng kéo theo tình hình cạnh tranh khốc liệt.

Hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong cho thấy Mixue Group và Guming Holdings đã nộp đơn đăng ký IPO tại Hong Kong vào ngày 2/1. Mixue và Guming lần lượt là chuỗi trà sữa lớn nhất và lớn thứ hai của Trung Quốc tính theo số cửa hàng tính đến hết năm 2023.

Theo một nguồn tin thân cận, Mixue – công ty có khoảng 36.000 cửa hàng – đang tìm cách huy động từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD trong đợt IPO ở Hong Kong. Về phần Guming, chủ chuỗi 9.000 cửa hàng trà sữa này đang đặt mục tiêu huy động từ 300-500 triệu USD.

Trà sữa trân châu là một trong số ít điểm sáng trên thị trường tiêu dùng ở Trung Quốc, với các chuỗi kinh doanh giá rẻ đang hoạt động đặc biệt tốt.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội chuyên về chuỗi cửa hàng và nhượng quyền Trung Quốc (CCFA), 486.000 cửa hàng trà sữa trân châu ở nước này dự kiến doanh thu hàng năm sẽ tăng 40% và đạt quy mô thị trường khoảng 145 tỷ NDT (20,3 tỷ USD) vào năm 2023.

Nhưng do các sản phẩm có rất ít sự khác biệt, tình hình cạnh tranh giữa các cửa hàng rất khốc liệt. Một “gã khổng lồ” khác trong ngành, ChaBaiDao, cũng đã nộp đơn đăng ký IPO ở Hong Kong chỉ vài tháng trước Mixue và Guming.

Ông Ben Cavender, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Market Research Group, cho biết ngành trà sửa Trung Quốc đang chứng kiến “làn sóng” IPO lớn, vì các chuỗi này đang mở rộng mạnh mẽ nhưng phải sẵn sàng mất tiền để thành công. Bên nào IPO nhanh nhất và hoạt động ổn định sẽ có khả năng chiến thắng về dài hạn.

Mixue đã đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến vào năm 2022 với mục tiêu huy động khoảng 6,5 tỷ NDT (909,87 triệu USD). Nhưng tới hiện tại, chưa có thông báo chính thức nào về đợt niêm yết tiềm năng.

Giới quan sát cũng tỏ ra thận trọng rằng dù đồ uống giá cả phải chăng được giới trẻ ưa chuộng nhưng tâm lý thị trường đối với các chuỗi trà sữa lại không mấy lạc quan. Đà phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc nhìn chung không mấy mạnh mẽ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp  ở thanh niên nước này đã lên tới 21% vào năm ngoái.

Một ví dụ được đưa ra là Nayuki, chuỗi cửa hàng trà sữa được niêm yết giao dịch công khai duy nhất ở Hong Kong. Cổ phiếu của chuỗi này đã giảm khoảng 80% kể từ khi chính thức IPO vào năm 2021, thời điểm niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc còn cao hơn hiện tại.

Dù vậy, vẫn có cơ hội để Mixue “tỏa sáng”.

Ông Jason Yu, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cho biết Mixue là một trong số những công ty có thể tận dụng tốt nhu cầu trà sữa trân châu ngày càng tăng ở Trung Quốc và nhiều nơi khác.

Theo một nghiên cứu thị trường, giá trung bình các sản phẩm của 5 chuỗi trà sữa hàng đầu ở Trung Quốc (tính theo số lượng cửa hàng) thường dưới 20 NDT (khoảng 2,8 USD). Tuy nhiên, Mixue tập trung vào các sản phẩm có giá chỉ khoảng 6 NDT (khoảng 0,8 USD).

Theo ông Yu, Mixue có thể kiểm soát chi phí hiệu quả và sở hữu thương hiệu có độ nhận diện rất cao. Ông đánh giá Mixue đang làm rất tốt trong việc xây dựng một doanh nghiệp có quy mô toàn cầu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể khiến nhiều thương hiệu gặp khó

Việc Mixue khơi mào “cuộc chiến giá rẻ” gần đây có thể làm méo mó đi bộ mặt của thị trường F&B Việt Nam trong tương lai, thậm chí là đẩy các doanh nghiệp cùng ngành vào thế kinh doanh phải hy sinh lợi nhuận.

Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể tạo ra nhiều hệ luỵ
Chiến lược giá rẻ tới đáy của Mixue có thể tạo ra nhiều hệ luỵ

Gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 9/2018 với cửa hàng đầu tiên đặt tại Hà Nội, Mixue với logo “người tuyết bán kem” khi đó còn là một cái tên khá lạ lẫm trong ngành F&B, cũng như chưa nhận được nhiều sự chú ý từ phía người tiêu dùng.

Sau đó đúng 5 năm, Mixue tuyên bố đã có hơn 1.400 cửa hàng tại Việt Nam, chủ yếu là nhượng quyền. Kem giá rẻ, trà sữa giá rẻ được xem là công thức giúp Mixue trở thành chuỗi đồ uống nhượng quyền có quy mô lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Trong suốt khoảng thời gian này, Mixue gần như thống trị phân khúc thị trường đồ uống giá rẻ với những que kem ốc quế có giá chỉ 10.000 đồng, hay ly trà sữa 25.000 đồng, mà không vấp phải bất cứ sự cạnh tranh nào từ các đối thủ.

Giá rẻ cũng chính là công thức đưa Mixue từ một cửa hàng đá bào bình dân ở Trung Quốc trở thành chuỗi kem và trà sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với gần 30.000 cửa hàng ở Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, và Indonesia.

Trong khi đó, dù đã tồn tại lâu đời hơn, Starbucks mới có tổng cộng 10.000 cửa hàng và McDonalds có khoảng 9.100 nhà hàng trên khắp khu vực Đông Nam Á.

Mixue đang sở hữu cho mình một thứ “quyền lực mềm” mà bất kì doanh nghiệp nào trong ngành này đều khao khát, gồm: hiệu quả chuỗi cung ứng, tối ưu về giá và dễ dàng nhượng quyền thương mại khi sản phẩm, máy móc, quy trình đều đã được đóng gói.

Bên cạnh đó, Mixue cũng là một minh chứng sống cho thấy, doanh nghiệp hoàn toàn có. thể chiến thắng ở một thị trường đã bão hòa, nếu có cách làm đúng.

Thương hiệu Trung Quốc được xếp vào danh sách những doanh nghiệp hiếm hoi ăn nên làm ra trong ngành trà sữa nói chung. Bởi theo hãng nghiên cứu Momentum Works, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Lý do duy nhất hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia vào ngành này, đó là kinh doanh trà sữa mang về tỷ suất lợi nhuận cao, lên tới 60-70% trên tổng doanh thu.

Những năm gần đây, nhu cầu trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng, theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Với nhu cầu sử dụng cao, thị trường lớn nhưng đã có sự thanh lọc rõ rệt theo thời gian, chiến lược giá rẻ của Mixue đã phát huy tác dụng, khi gửi đi thông điệp “ai cũng có thể mua sản phẩm Mixue”.

Tới đây, khi thương hiệu này vừa tiếp tục giảm giá 15-20% các sản phẩm về trà, đồng nghĩa thị trường Việt Nam sẽ chuẩn bị đón nhận một cuộc đua đồ uống giá rẻ tới đáy.

Cụ thể, các loại trà như hồng trà mật ong, trà ô long 4 mùa, nước chanh tươi lạnh… giá chỉ 15.000 đồng/ly. Trà đào tứ kỳ xuân giảm từ 25.000 đồng còn 20.000 đồng/ly, hồng trà chanh giảm từ 20.000 – 22.000 đồng xuống 15.000 – 17.000 đồng/ly…

Mixue mạnh vì có kem tươi là mồi và giá rẻ. Các chuỗi cửa hàng trà sữa ToCoToCo bây giờ cũng đang khốn đốn vì thị phần bị chuyển sang Mixue. Doanh số các điểm bán của chúng tôi sụt giảm tới 30% so với 6 tháng trước.

So sánh với thương hiệu cùng phân khúc như ToCoToCo, Đô Đô, Chatoo, hay Cooler City, đồ uống của Mixue rẻ hơn từ 5.000 – 7.000 đồng cho một sản phẩm cùng loại.

5.000 – 7.000 đồng với nhiều người đúng là một số tiền không lớn. Nhưng đặt trong phân khúc giá rẻ – nơi mà người tiêu dùng đặc biệt nhạy cảm về giá, thì chừng đó tiền là đã đủ tạo ra sự khác biệt.

Nhìn rộng ra, Mixue cũng đang chủ động đa dạng hóa các sản phẩm giới thiệu đến tay người tiêu dùng. Nếu trước đây khách hàng chỉ biết đến Mixue qua kem và trà sữa, thì chiến lược giá rẻ mới sẽ giúp các sản phẩm trà hoa quả được ưa chuộng hơn.

Đặc biệt, chiến lược giá rẻ của Mixue cũng khiến nhiều người liên tưởng tới cuộc cạnh tranh về giá giữa các nhà bán lẻ lớn trong ngành hàng công nghệ Việt Nam thời gian gần đây như: Thế Giới Di Động, FPT Retail, CellphoneS, Di Động Việt…

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thị trường ảm đạm, các nhà bán lẻ đã đồng loạt triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để bán hàng, cũng bắt nguồn từ tuyên bố của đơn vị nắm giữ thị phần hàng đầu là Thế Giới Di Động.

Không phủ nhận, cạnh tranh về giá là điều khó tránh khỏi trong giai đoạn hiện tại. Nhưng về lâu dài, việc Mixue khơi mào “chiến lược giá rẻ” có thể làm méo mó đi bộ mặt của thị trường F&B Việt Nam trong tương lai, thậm chí là đẩy các doanh nghiệp cùng ngành vào thế kinh doanh phải hy sinh lợi nhuận.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Theo The Leader

Trà sữa Mixue của Trung Quốc đang lên kế hoạch IPO

Theo đó, chuỗi trà sữa trân châu Mixue của Trung Quốc đang có kế hoạch IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng).

Trà sữa Mixue lên kế hoạch IPO
Trà sữa Mixue lên kế hoạch IPO

Theo nguồn tin của Bloomberg, ít nhất 6 tên tuổi trà sữa của Trung Quốc đang cân nhắc các đợt niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó bao gồm Mixue Bingcheng – chuỗi cửa hàng trà sữa trân châu lớn nhất Trung Quốc hay XSQ Tea có trụ sở tại Chiết Giang với 1.600 cửa hàng.

Chuyên viên phân tích Shen Meng của Chanson & Co cho biết các chuỗi cửa hàng F&B này nằm trong số các công ty bị cấm niêm yết trên các sàn giao dịch chính của Trung Quốc, đặc biệt là các dự án đang đốt tiền để tăng quy mô.

“Thật không may, hầu hết các chuỗi cửa hàng trà sữa trân châu đều áp dụng mô hình kinh doanh này. Hầu như tất cả các chuỗi này đều thua lỗ, vì vậy họ khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của một đợt IPO trên thị trường cổ phiếu A”, vị này nói thêm.

Do đó, thay vì theo đuổi IPO ở đại lục, 6 chuỗi trà sữa gồm Auntea Jenny, ChaDaiBao, Chagee, GoodMe, Mixue và XSQ Tea đang cân nhắc IPO tại nước ngoài.

Mixue dẫn đầu nhóm những doanh nghiệp khao khát IPO với 25.000 cửa hàng ở Trung Quốc và 3.000 cửa hàng ở nước ngoài. Năm ngoái, Mixue đã nộp hồ sơ IPO tại Thâm Quyến, kỳ vọng huy động được 918 triệu USD nhưng đã bị hoãn lại.

Thời gian qua, nhiều chủ ngân hàng đã chào mời Mixue để niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) khi cánh cửa tại Thâm Quyến dường như đã đóng lại, nhưng công ty vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Ngoài Mixue, các chuỗi trà sữa khác có khả năng huy động được ít hơn 500 triệu USD mỗi công ty.

Cho đến nay, giá trị các đợt IPO toàn cầu vẫn còn rất xa so với thời điểm huy hoàng năm 2021. Tại Hong Kong, tính đến hiện tại, thương vụ niêm yết lớn nhất trong năm nay thuộc về nhà sản xuất rượu ZJLD Group, khi công ty đã huy động được 676 triệu USD.

Chuỗi trà trái cây ChaBaiDao có sự hậu thuẫn của China International Capital Corp (CICC) đã nộp hồ sơ niêm yết tại Hong Kong và dự kiến có thể diễn ra vào đầu năm tới. Nhà bán lẻ đồ uống có trụ sở tại Thành Đô đã mở hơn 6.000 cửa hàng tại hơn 250 thành phố của Trung Quốc và thu về gần 36 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD) doanh thu hàng năm.

Trong khi đó, trà sữa GoodMe có thể huy động được khoảng 300 triệu USD trong một đợt chào bán ở Hong Kong ngay trong năm tới, theo Bloomberg. XSQ Tea, chuỗi trà trái cây, gần đây cũng đã gặp gỡ các cố vấn tiềm năng để lên kế hoạch niêm yết tại Hong Kong.

Từ thất bại của Didi Global vào năm 2021, rất ít công ty Trung Quốc nghĩ tới việc niêm yết tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, có hai thương hiệu trà sữa trân châu vẫn đang tìm cách IPO tại thị trường này.

Trong đó có Chagee Enterprise Management với chuỗi Chagee sở hữu hơn 1.860 cửa hàng, gồm hơn 70 cửa hàng ở Malaysia, Thái Lan và Singapore. Theo Natixis SA, ngay cả ở nước ngoài, các chuỗi trà sữa trân châu Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng câu chuyện tăng trưởng của họ là có thật.

Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao của Natixis tại Hong Kong, cho biết: “Các chuỗi thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc thường dựa vào việc mở rộng nhanh chóng để đạt được thị phần lớn và tiếp thị câu chuyện này với các nhà đầu tư.

Điều đó cũng có nghĩa là có thể bức tranh tài chính của các doanh nghiệp này không tốt và thường có khả năng bị thay thế cao nếu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, tốt hơn”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips

Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay đang đi vào giai đoạn bão hoà, ngoài một số thương hiệu quen thuộc như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar, Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé, thì cũng xuất hiện một số “tay chơi” mới.

Thị trường trà sữa Việt Nam
Thị trường trà sữa Việt Nam: Sự bão hoà và “tay chơi mới” Mixue

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu, do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.

Còn theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.

Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Khảo sát gần đây được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang “hụt hơi” về số lượng so với các chuỗi F&B khác như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House…

Phía Momentum Works từng đánh giá, trà sữa là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu. Lý giải cho thực tế này, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Singapore cho rằng, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hầu hết các thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.

Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.

Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam đã có khoảng 600 cửa hàng Mixue, trải khắp 43 tỉnh thành.

Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.

Theo tìm hiểu, tổng chi phí đầu tư một cửa hàng Mixue có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải trả các loại phí khác như phí nhượng quyền, bảo lãnh hợp đồng, quản lý, đào tạo, nguyên liệu đợt đầu, thẩm định.

Trong khi với Gong Cha thì tổng mức đầu tư một cửa hàng ước tính 3-5 tỷ đồng. Các thương hiệu phổ biến khác như Ding Tea có phí nhượng quyền trên dưới 400 triệu đồng, TocoToco là 160-300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực.

Một số thương hiệu khác miễn phí nhượng quyền, nhưng đẩy cao các chi phí chuyển giao công nghệ, quản lý cho chủ đầu tư

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | Theo The Leader