Skip to main content

Thẻ: pepsi

Pepsi đầu tư thêm 400 triệu USD vào Việt Nam nhằm mở rộng kinh doanh

Nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống PepsiCo của Mỹ cam kết đầu tư thêm 400 triệu USD để xây dựng hai nhà máy mới chạy bằng năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Pepsi đầu tư thêm 400 triệu USD vào Việt Nam
Pepsi đầu tư thêm 400 triệu USD vào Việt Nam | Ảnh: Reuters

Thông báo trên được đưa ra sau khi phái đoàn của 60 doanh nghiệp và quỹ đầu tư hàng đầu tại Mỹ, trong đó có Suntory PepsiCo Vietnam Beverage có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 18 đến 21/3 vừa qua.

Chính phủ Việt Nam cho biết, một nhà máy sản xuất đồ uống sẽ ở tỉnh Long An và có vốn đầu tư hơn 300 triệu USD, một nhà máy chế biến thực phẩm khác sẽ ở tỉnh Hà Nam với vốn đầu tư 90 triệu USD.

Cuối năm ngoái, gã khổng lồ ngành F&B PepsiCo cho biết đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà máy ở Hà Nam, dự kiến đi vào hoạt động vào quý III/2025.

PepsiCo – công ty điều hành 5 nhà máy trên khắp Việt Nam gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gã khổng lồ thức ăn nhanh Subway thay Coca Cola bằng Pepsi trên hơn 37.000 cửa hàng toàn cầu

Coca Cola vừa để mất khách hàng lớn nhất là gã khổng lồ thức ăn nhanh với hơn 37.000 cửa hàng toàn cầu, Subway  vào tay Pepsi.

Coca Cola vừa để mất khách hàng lớn nhất, đã hợp tác trong suốt 20 năm: Là chuỗi có 37.000 cửa hàng trên toàn thế giới, sẽ độc quyền hợp tác với mình Pepsi kể từ tháng 1/2025.

Subway đã trở thành mặt trận mới nhất của cuộc chiến giữa 2 ông lớn Coca Cola và Pepsi. Cụ thể, Pepsi đã đạt được thỏa thuận với chuỗi cửa hàng bánh sandwich để trở thành nhà cung cấp đồ uống duy nhất cho tất cả các cửa hàng ở Mỹ, thay thế Coca Cola. Subway cũng đã gia hạn hợp đồng trước đó với công ty con Frito-Lay của Pepsi, công ty sẽ cung cấp đồ ăn nhẹ cho chuỗi đến năm 2030.

Coca Cola nói với Fortune trong một tuyên bố: “Trong gần hai mươi năm, Công ty Coca Cola đã tự hào phục vụ các nhà hàng Subway ở Mỹ. Chúng tôi cam kết phục vụ Subway cho đến cuối năm nay và sẽ tiếp tục tập trung vào việc mang lại giá trị cho Subway, đối tác nhượng quyền và người tiêu dùng của họ”.

Khách hàng của Subway sẽ bắt đầu thấy các sản phẩm như Sprite, Fanta và Diet Coke được thay thế bằng Mountain Dew, Tropicana và Gatorade bắt đầu từ tháng 1/2025.

Thỏa thuận này là bước đi mới nhất mà tập đoàn đồ ăn nhẹ và đồ uống Pepsi thực hiện để soán ngôi Coca Cola với tư cách là công ty đồ uống có giá trị cao nhất. Theo Beverage Digest, với việc lưu trữ sản phẩm Coke tại tất cả 20.000 cửa hàng ở Mỹ, Subway là khách hàng lớn nhất của Coca Cola tính theo số lượng địa điểm cửa hàng. Subway có khoảng 37.000 địa điểm trên toàn thế giới.

Việc chuyển đổi nhà cung cấp này không phải là chưa từng có. Hôm thứ hai, chuỗi cửa hàng Skyline Chili của Cincinnati tuyên bố sẽ chuyển từ sản phẩm Pepsi sang Coke bắt đầu từ tháng tới. Cùng thời điểm, chuỗi cửa hàng bánh mì kẹp thịt Culver’s ở Wisconsin, cũng đã thực hiện chuyển đổi tương tự vào tháng 1/2023.

Hôm thứ 3, Subway cũng đã công bố một thỏa thuận nhượng quyền thương mại với quỹ đầu tư tư nhân McWin, theo đó họ sẽ mở 600 cửa hàng mới trên khắp châu Âu.

Theo dự báo, với thỏa thuận mới, vận may của Subway cũng có thể ảnh hưởng đến Pepsi – công ty đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu quý 4 chậm lại do giá tăng liên tục, mặc dù lợi nhuận đã vượt kỳ vọng và hiệu suất doanh thu thuần 5,9% trong năm.

Trong khi đó, Coke công bố lợi nhuận gộp quý 4 là 641 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu thuần tăng 6% trong năm 2023.

Chưa kể, ngay cả khi mất Subway, Coca Cola vẫn có thứ mà Pepsi không có: Doanh số bán hàng ngày càng tăng.

ĐẤU TAY ĐÔI

Hai gã khổng lồ đồ uống đã đối đầu nhau trong nhiều thập kỷ và nếu thỏa thuận của Subway với Pepsi là một dấu hiệu nào đó, hai công ty sẽ tiếp tục tranh giành vị trí dẫn đầu trong ngành đồ uống.

Ngành công nghiệp nước ngọt nói chung đã chịu nhiều tổn hại bởi mức giá cao, thuốc giảm cân và sự quan tâm của Thế hệ Z đối với các loại đồ uống thay thế lành mạnh hơn. Tuy nhiên chiến lược của Coke và Pepsi lại khác nhau trong việc cố gắng cạnh tranh với nhau.

Trước đây, Coke đã được hỗ trợ nhờ hoạt động bán hàng tại những địa điểm như rạp chiếu phim và nhà hàng – và họ đã dựa vào các thị trường quốc tế ở Mexico và Đức để thúc đẩy nhu cầu đang sụt giảm ở Mỹ. Công ty cũng sử dụng các nhà đóng chai độc lập trong khi Pepsi sở hữu khoảng 75% hoạt động đóng chai ở Bắc Mỹ.

Điều này có nghĩa là Coke phải đầu tư ít nguồn lực hơn vào việc đóng gói đồ uống. Trong khi Coke đã làm chủ thị trường đồ uống, thì thành công của Pepsi một phần lớn là nhờ Frito-Lay, sản phẩm gần như ngang bằng với doanh thu đồ uống của Pepsi trong hầu hết năm 2023.

Cả hai gã khổng lồ này đang có những bước tiến lớn để thu hút người tiêu dùng Thế hệ Z: Coke gần đây đã tung ra một loại soda mặn, không đường. Còn Pepsi tung ra cocktail có hương vị Doritos.

Để giới thiệu thị trường đồ uống của mình, tuần tới Pepsi sẽ ra mắt dòng sản phẩm mới đầu tiên sau sáu năm: Bubly Burst, một loại nước lọc có vị ngọt nhẹ dựa trên dòng Bubly ban đầu được ra mắt vào năm 2018 để cạnh tranh với La Croix. Đó là một phần trong mối quan tâm ngày càng tăng của Pepsi đối với các loại đồ uống tốt hơn cho sức khỏe và ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.

Olipop, một công ty độc lập tự nhận mình là nước ngọt có ga tốt cho sức khỏe, đang đặt mục tiêu đạt doanh thu 400 triệu USD trong năm nay, tăng từ mức 250 triệu USD vào năm ngoái.

Nik Sharma, Giám đốc điều hành của cơ quan chiến lược thương hiệu Sharma Brands nói với Modern Retail: “Thách thức lớn nhất có lẽ chỉ là đảm bảo rằng sản phẩm giống như thứ mà mọi người thực sự muốn mua với số lượng lớn”.

Theo: Fortune

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

Hàng loạt sản phẩm của PepsiCo bị ngừng bán tại các siêu thị ở nhiều quốc gia

Một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất thế giới cho biết sẽ loại bỏ các sản phẩm của PepsiCo khỏi kệ hàng để phản đối cái mà họ gọi là “mức tăng giá không thể chấp nhận được” của gã khổng lồ này. Đây được cho là một sự đối đầu công khai hiếm hoi giữa một hãng bán lẻ và nhà sản xuất thực phẩm lớn sau hơn hai năm liên tiếp tăng giá các sản phẩm.

Carrefour – đơn vị điều hành hàng nghìn cửa hàng tại hơn 30 quốc gia cho biết họ sẽ ngừng bán Pepsi, Doritos và các sản phẩm khác ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ. Người phát ngôn của công ty của Pháp cho biết hôm thứ năm rằng họ đã quyết định sẽ dán thêm ghi chú lên các kệ hàng để giải thích những thay đổi cho khách hàng.

Các ghi chú được phóng viên WSJ ghi lại cho biết công ty không còn bán các mặt hàng như khoai tây chiên Lay’s, Doritos và Cheetos, đồ ăn nhẹ Benenuts, Alvalle gazpacho, trà Lipton, Pepsi, nước ngọt 7 Up và thực phẩm Quaker.

Người phát ngôn của PepsiCo cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với Carrefour trong nhiều tháng và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác một cách thiện chí để cố gắng đảm bảo rằng các sản phẩm của chúng tôi luôn có sẵn”. Người này từ chối bình luận thêm.

Vào tháng 10, giám đốc tài chính của PepsiCo là Hugh Johnston nói với The Wall Street Journal rằng mức tăng giá sản phẩm sẽ chậm lại vào năm 2024 và sẽ gần bằng với tỷ lệ lạm phát chung. Đợt giảm giá này diễn ra sau hai năm PepsiCo tăng giá mạnh các mặt hàng nước giải khát, đồ ăn nhẹ và thực phẩm đóng gói.

Công ty dự kiến sẽ báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý mới nhất vào tháng tới, dự báo tăng trưởng lợi nhuận là 13% và tăng trưởng doanh thu là 10% cho năm 2023, không bao gồm các tác động về tiền tệ.

Thông qua đại dịch Covid-19, một số công ty đã tự hào “khoe” về khả năng tăng giá mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng như một dấu hiệu của sức mạnh thương hiệu. Johnston đã nói rằng các sản phẩm của PepsiCo thu hút nhiều người mua sắm và mọi người có xu hướng yêu thích các mặt hàng như khoai tây chiên và nước ngọt như những đồ dùng xa xỉ với giá cả phải chăng ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Các nhà điều hành siêu thị ở Mỹ cũng đã phát đi tín hiệu lo ngại về việc tăng giá ở một số mặt hàng, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chung đã chậm lại. Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon cho biết vào tháng 11 rằng: “Chúng ta có thể phải vượt qua giai đoạn giảm phát trong những tháng tới. Mặc dù điều đó sẽ gây thêm áp lực cho Walmart nhưng chúng tôi sẵn sàng chấp nhận vì như vậy sẽ tốt hơn cho khách hàng”.

Châu Âu chiếm khoảng 14% – tương đương khoảng 9 tỷ USD doanh thu toàn cầu của PepsiCo trong 9 tháng đầu năm 2023. Nhà phân tích Callum Elliott của Bernstein ước tính rằng các cửa hàng Carrefour ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ chiếm 0,25% doanh thu toàn cầu của PepsiCo.

Tại Pháp, lạm phát giá thực phẩm tăng lên hai con số vào năm 2022 và đạt gần 16% vào tháng 3/2023. Vào tháng 12, giá thực phẩm đã tăng 7,1% trong 12 tháng qua. Chính phủ Pháp cũng chỉ trích các nhà sản xuất lớn và cho biết sẽ buộc họ phải giảm giá.

Quyết định của Carrefour đối với các sản phẩm của PepsiCo được đưa ra khoảng 4 tháng sau khi nhà bán lẻ này bắt đầu dán nhãn cho các sản phẩm mà họ tuyên bố là có thể bị Shrinkflation – khi số lượng sản phẩm trong bao bì giảm đi nhưng giá bán lẻ không thay đổi. “Mục đích của chúng tôi là khiến các nhà sản xuất xem xét lại chiến lược giá của họ”, giám đốc truyền thông Stefen Bompais của Carrefour khi ấy nhấn mạnh.

Theo Bloomberg, để khiến người tiêu dùng khó nhận ra, các hãng sản xuất rất cẩn trọng trong việc giảm đơn vị sản phẩm.

Họ có thể giữ nguyên kích cỡ nhưng chỉ giảm nhẹ về trọng lượng, qua đó khiến khách hàng không biết rằng mình đang mua cùng số tiền nhưng ít hàng hơn.

Đồng quan điểm, hãng bán hàng trực tuyến Britsuperstore dùng số liệu phân tích của “Money Saving Expert” cho biết người Anh đang phàn nàn khá nhiều về chocolate, tiếp đó là phô mai, sữa khi kích cỡ sản phẩm thay đổi, không đúng như trước nữa.

Ví dụ thanh kẹo chocolate của Cadbury Dairy Milk đã giảm từ 200gr xuống còn 180gr, hộp sữa chua Corner của hãng Muller giảm từ 130gr xuống còn 124gr, gói bánh chocolate Maryland của hãng Biscuit Company giảm từ 230gr xuống còn 200gr.

Hộp kem Tillamook giảm khối lượng từ 56oz xuống còn 48oz, trong khi gói Bim bim Doritos của Pepsi cũng giảm số lượng, còn hãng Domino’s Pizza cũng giảm bớt số cánh gà trong combo thực đơn mang về.

Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại S&P Global Market Intelligence cho biết, với chi phí ngày càng tăng, điều thường thiếu là sự minh bạch trước những thay đổi tiềm ẩn, tạo cơ hội cho cảm giác bất công khi xảy ra tình trạng Shrinkflation.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững

Suntory PepsiCo Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành đồ uống khi liên tục 7 năm liền nằm trong top những doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam.

Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững
Suntory PepsiCo Việt Nam dẫn đầu ngành giải khát nhờ chiến lược phát triển bền vững

Đứng đầu đóng góp ngân sách Nhà nước.

Sau gần 3 thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, Suntory PepsiCo luôn nỗ lực phát triển, không ngừng đổi mới sáng tạo (Disruptive Innovation) và đạt được rất nhiều kết quả ấn tượng. Giữ vững danh hiệu công ty đồ uống uy tín nhất Việt Nam trong 7 năm liền, Suntory PepsiCo đang có 5 nhà máy sản xuất, cung cấp việc làm cho gần 3.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp.

Trong 7 năm vừa qua (2016-2022), công ty luôn nằm trong danh sách top 100 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất cho nhà nước Việt Nam và nằm trong top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững do VCCI đánh giá.

Vừa qua, công ty vinh dự nhận bằng khen về Ghi nhận tuân thủ chính sách thuế của Cục Thuế Quảng Nam, Cần Thơ, Đồng Nai. Ngoài ra, trong nhiều năm, doanh nghiệp cũng nhận bằng khen về việc đóng thuế tại các tỉnh thành nơi công ty đặt nhà máy sản xuất như Bắc Ninh, Đồng Nai, TP HCM.

Tháng 11 này, Suntory Pepsico Việt Nam vinh dự nhận hai giải thưởng quốc tế về doanh nghiệp dẫn đầu và phát triển bền vững ESG Business Awards tại Singapore và Asia Corporate Excellence & Sustainability Awards) tại Malaysia. Tại Việt Nam, ngày 22/11 vừa qua, công ty vinh dự được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) vinh danh Xuất sắc về các sáng kiến ESG tạo tác động tích cực cho cộng đồng.

Phát triển bền vững vì cộng đồng.

Với tầm nhìn “Phát triển vì những điều tốt đẹp” và tư duy đổi mới sáng tạo đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, công ty không ngừng ra mắt nhiều sáng kiến nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững (Sustainability).

Là một trong những thành viên sáng lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Suntory PepsiCo chú trọng cải tiến bao bì thân thiện với môi trường thông qua các sáng kiến giảm nhựa và tăng cường sử dụng nhựa tái chế.

Năm 2021, sản phẩm Pepsi với bao bì được sản xuất 100% từ nhựa tái chế được ra mắt, là sản phẩm có bao bì 100% từ nhựa tái chế đầu tiên tại Việt Nam. Với các sáng kiến từ giảm nhựa và bao bì làm từ nhựa tái chế, công ty đã giảm hơn 3.470 tấn nhựa trong sản xuất góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu gần 27 ngàn tấn carbon ra môi trường.

Đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường (Net Zero), Suntory PepsiCo đang hướng tới tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch như sử dụng nhiên liệu sinh học (biomass) cho sản xuất hơi nước thay thế cho nhiên liệu dầu DO.

Đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, Suntory PepsiCo liên tục đa dạng hóa sản phẩm qua việc sản xuất những đồ uống giảm hàm lượng đường và calo, cũng như những sản phẩm bổ sung vitamin và dưỡng chất.

Bên cạnh các sáng kiến trong kinh doanh và bảo vệ môi trường, công ty cũng triển khai nhiều hoạt động cộng đồng tiêu biểu như chương trình “ Mizuiku- Em yêu nước sạch” giáo dục trẻ em bảo vệ nguồn nước, triển khai ở Việt Nam từ năm 2015.

Năm 2023, chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch” mở rộng quy mô ra toàn quốc thông qua việc hợp tác với Bộ Giáo dục Đào tạo. Triển khai trong 8 năm qua với các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức, hỗ trợ trang thiết bị lọc nước,… chương trình Mizuiku đã tiếp cận 141.000 học sinh tiểu học thông qua hơn ba ngàn lớp học về tiết kiệm và giữ gìn nguồn nước sạch, gần 3.924 giáo viên và tình nguyện viên trên toàn quốc đã tham gia giảng dạy.

Chương trình “Triệu Cây Xanh – Vì Một Việt Nam xanh” bắt đầu triển khai từ năm 2021 trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác giữa Suntory PepsiCo Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, góp phần thực thi đề án trồng 1 tỉ cây xanh của Chính phủ Việt Nam.

Sau hai năm thực hiện, chương trình đã phủ xanh gần 200.000 cây được trồng, phủ xanh 170 hecta rừng đầu nguồn, tại các khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Đắk Lắk và Bình Thuận, Bình Định. Đây đều là các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như khô hạn, mưa bão, lũ lụt.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Lê Sáng | Markettimes

Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam

Dẫn đầu thị trường đồ uống không cồn, năm 2022 Suntory PepsiCo đạt doanh thu hơn 23.700 tỷ đồng và hơn 3000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam
Suntory PepsiCo mang về bao nhiêu doanh thu mỗi năm tại Việt Nam

Thị trường nước giải khát Việt Nam đang trở thành một thị trường tiềm năng và sôi động. Không chỉ là nơi cạnh tranh của các “ông lớn” như Suntory PepsiCo, URC, Coca-Cola mà còn có sự tham gia của các tập đoàn nội địa lớn như Tân Hiệp Phát. Đây là cuộc chạy đua khốc liệt về doanh số bán hàng đồng thời còn là cuộc thiết lập xu hướng đồ uống mới và lành mạnh hơn.

Trong các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường đồ uống không cồn tại Việt Nam, Suntory PepsiCo hiện là quán quân cả về doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Cụ thể, tại Báo cáo thị trường đồ uống không cồn (Ngành F&B) Việt Nam của Vietdata năm 2022 do Vietdata công bố mới đây cho thấy, doanh thu Suntory Pepsico ghi nhận xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022.

Cụ thể, năm 2020, doanh thu của thương hiệu đạt hơn 17,2 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng nhẹ 1% vào năm 2021 sau đó tăng thêm 36.3% vào năm 2022, đạt hơn 23,7 nghìn tỷ đồng.

Về lợi nhuận sau thuế, năm 2020, lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 2,5 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận giảm 7.8% vào năm 2021. Sau đó, vào năm 2022 ghi nhận mức tăng thêm 37,8% so với năm 2021, đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng.

Về Công ty Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), theo thông tin tự giới thiệu, doanh nghiệp ra đời từ ngày 24/12/1991 với tên gọi Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC). PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1994 thông qua liên doanh với IBC.

Tháng 4/2013, liên minh chiến lược Suntory Pepsico Việt Nam ra đời, kết hợp giữa Suntory Holdings Limited và Pepsico Inc. SPVB, công ty 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ uống không cồn và nước khoáng.

Trải qua nhiều năm phát triển, thương hiệu đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ: nước uống có ga, nước tăng lực, trà, cafe, nước trái cây,… tương ứng với 10 thương hiệu nổi con nổi tiếng như: Pepsi, Sting, Tropicana, 7Up, Lipton,…

Những năm qua, Suntory PepsiCo liên tục mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Tháng 2/2023, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ vừa cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều chỉnh lần thứ 5) cho Dự án Suntory Pepsico Cần Thơ của Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory Pepsico Việt Nam.

Theo đó, Suntory Pepsico Cần Thơ tăng thêm vốn đầu tư trên 965 tỷ đồng, tương đương 38,8 triệu USD để đầu tư dây chuyền trà, nước uống tinh khiết mới.

Dự kiến trong quý II/2024, Công ty sẽ đưa dây chuyền trà chính thức hoạt động. Quý IV/2024, sẽ đưa dây chuyền nước uống tinh khiết chính thức hoạt động.

Dự án Nhà máy Cần Thơ – Pepsico Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào năm 2008, với vốn đăng ký đầu tư là 15 triệu USD. Qua các lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đến nay Dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1.631 tỷ đồng, tương đương 70,8 triệu USD.

Địa điểm thực hiện dự án tại Khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, với diện tích mặt đất sử dụng 69.379 m2 ; các sản phẩm, dịch vụ cung cấp là đồ uống không cồn, nước khoáng, với công suất thiết kế 652 triệu lít/năm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Lê Sáng | Markettimes

Coca Cola và Pepsi có thể phải thay đổi công thức đồ uống vì quyết định mới của WHO

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có công bố chính thức về chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có trong sản phẩm đồ uống không đường của Coca Cola và Pepsi.

Coca Cola và Pepsi có thể phải thay đổi công thức đồ uống vì quyết định mới của WHO
Coca Cola và Pepsi có thể phải thay đổi công thức đồ uống vì quyết định mới của WHO

Hãng tin CNBC cho hay cảnh báo mới đây của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về chất tạo ngọt nhân tạo có trong các sản phẩm nước ngọt không đường như Diet Coke, Coke Zero, Pepsi Zero Sugar hay Diet Mountain Dew có thể gây ung thư sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường F&B nói chung, thậm chí khiến các doanh nghiệp phải thay đổi công thức.

Trên thực tế, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga đã liên tục sụt giảm trong 20 năm qua khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn, chuyển sang uống nước lọc hoặc chọn những đồ uống ít đường.

Nắm bắt được tình hình này, nhiều hãng nước ngọt như Coca Cola hay Pepsi đã tung ra những sản phẩm nước ngọt không đường, qua đó đánh vào tâm lý của các khách hàng béo phì, ăn kiêng hay muốn giảm cân.

Hiện mảng nước ngọt không đường đang chiếm đến 1/4 tổng doanh số của thị trường nước ngọt có ga nói chung. Hàng loạt những cái tên như Diet Coke, Coke Zero, Pepsi Zero Sugar hay Diet Mountain Dew đã trở thành mỏ vàng mới cho các tập đoàn nước giải khát.

Thế nhưng một báo cáo nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) trực thuộc WHO cho thấy mối liên quan giữa chất tạo ngọt nhân tạo (Aspartame) có trong những đồ uống này với bệnh ung thư gan đã làm đảo lộn tất cả.

Mặc dù WHO đã chính thức cảnh báo nhưng cũng đồng thời cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm về tác động của Aspartame với bệnh ung thư.

Theo Fortune, chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm và đồ uống hiện nay, từ Coca không đường (Diet Coke), kẹo cao su không đường cho đến sữa chua ít đường của Dannon Activia. Thậm chí chất này còn được dùng trong một số loại thuốc ho ngọt không đường cùng một số kem đánh răng.

Đánh giá của IARC khiến WHO phải xem xét Aspartame là chất gây ung thư không nói rõ liều lượng dùng an toàn hàng ngày mà một cơ thể có thể hấp thụ. Đây là điều mà Ủy ban chuyên gia về thực phẩm (JECFA) trực thuộc Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) và WHO sẽ phải làm việc.

Lần cuối cùng WHO có nghiên cứu về Aspartame là vào năm 1981 với kết quả liều dùng hàng ngày có thể chấp nhận được không vượt quá 40mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên những nghiên cứu mới sẽ được thực hiện dựa trên những kết quả thí nghiệm mới của IARC.

Trong một báo cáo cùng ngày của JECFA, một người trưởng thành nặng 70kg nếu uống 9-14 lon nước ngọt không đường dùng chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame mỗi ngày trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bởi vậy, việc uống 1 lon Coca không đường mỗi ngày hay nhai kẹo cao su có Aspartame sẽ chẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trừ phi tiêu thụ với lượng cực kỳ lớn mỗi ngày trong thời gian dài.

Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khác như của PLOS Medicine trên hơn 100.000 người Pháp công bố năm 2022 cho thấy những người uống chưa đến 1 lon nước ngọt không đường mỗi ngày có tỷ lệ bị ung thư cao hơn 15% so với những người không sử dụng.

Các thương hiệu F&B có thể phải thay đổi công thức.

Theo CNBC, mặc dù báo cáo của WHO không nhắm đến những người tiêu thụ lượng nhỏ nước ngọt không đường dùng Aspartame nhưng chúng sẽ tác động đến tâm lý người tiêu dùng, gây giảm doanh số và thậm chí dẫn đến khả năng phải thay đổi công thức sản phẩm.

Số liệu của TD Cowen cho thấy nước ngọt không đường thường được dùng phổ biến trong giới có thu nhập cao và đây lại là những đối tượng cực kỳ quan tâm đến sức khỏe.

Trong khi đó, chuyên gia Gerald Pascarelli của Wedbush nhận định các tập đoàn nước giải khát rất nhanh thích nghi với môi trường kinh doanh và sẵn sàng làm mọi thứ có thể để duy trì thương hiệu của mình.

Chất Aspartame đã được dùng trong Diet Pepsi vào năm 2015 nhưng bị ngừng sử dụng sau 1 năm vì phản ứng quyết liệt từ người tiêu dùng. Thế nhưng điều này không tồn tại được lâu khi hãng quyết định đưa Aspartame trở lại Diet Pepsi vào năm 2020, trong khi dòng Pepsi Zero Sugar thì vẫn đang liên tục dùng chất tạo ngọt nhân tạo này.

Với Coca Cola, các sản phẩm như Diet Coke hay Coke Zero của hãng đều dùng Aspartame từ đầu, tuy nhiên họ có thể đổi công thức sang dùng cây cỏ ngọt (Stevia) trong tương lai nếu thành phần chất tạo ngọt nhân tạo gây phản ứng trên thị trường.

Tuy nhiên quyết định thay đổi công thức này chưa chắc đã xảy ra khi Aspartame ngọt gấp 200 lần so với đường thông thường, giúp hãng có thể sử dụng liều lượng cực ít mà vẫn tạo được độ ngọt cho đồ uống, qua đó giảm lượng Calories để tạo nên sản phẩm không đường cho người ăn kiêng. Đây là điều mà không nhiều thành phần có thể làm được nếu muốn giữ nguyên hương vị.

Hãng tin CNBC cho biết hiện Aspartame được sử dụng trong hơn 6.000 sản phẩm khắp thế giới. Chất tạo ngọt nhân tạo này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1965 và ngay từ khi được phê duyệt lần đầu đã gây nên tranh cãi cực kỳ lớn về tác hại của chúng đến sức khỏe con người.

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên phê duyệt Aspartame vào năm 1974 như một chất phụ gia trong một số thực phẩm nhất định, nhưng đã tạm dừng quyết định này trong nhiều năm do các tranh cãi liên quan đến khả năng gây ung thư não.

Cuối cùng vào năm 1981, FDA đã kết luận chắc chắn rằng Aspartame không phải nguyên nhân gây ung thư não và cấp phép thông qua cho chất phụ gia này. Đến năm 1996, Aspartame được phê duyệt trở thành chất tạo ngọt nhân tạo đa năng được dùng cho hàng loạt sản phẩm.

Hiện FDA cho biết đang theo dõi tiếp tình hình về Aspartame.

Kiện cáo và đền bù.

Tờ Fortune cho biết tuyên bố của WHO là đòn mới nhất từ tổ chức này đến các sản phẩm tạo ngọt nhân tạo. Vào tháng trước, chính WHO đã khuyến cáo người dùng ngừng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo cho việc kiểm soát cân nặng vì nó chẳng có hiệu quả giảm cân.

Tuy nhiên hướng dẫn này không chỉ ra bất kỳ rủi ro sức khỏe nào có thể xảy ra nếu người tiêu dùng sử dụng Aspartame.

Trong khi đó, những báo cáo gây ung thư của IARC đã có tiền lệ khiến các doanh nghiệp phải lao đao. Năm 2015, tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá và phát hiện ra rằng chất Glyphosate trong thuốc diệt cỏ gây ung thư.

Đến năm 2021, công ty kinh doanh thuốc trừ sâu của Đức là Bayer đã thua trong lần kháng cáo thứ 3 tại Mỹ khi bị các khách hàng cáo buộc sản phẩm của họ khiến người dùng gây ung thư, qua đó yêu cầu bồi thường thiệt hại 86 triệu USD.

Quay trở lại câu chuyện, báo cáo của IARC cũng như tuyên bố của WHO đang làm xôn xao giới truyền thông và người nổi tiếng khi vô số người tiêu dùng hiện nay chuộng các sản phẩm không đường nhưng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo.

Những cái tên như Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, tỷ phú Elon Musk, tài tử Tom Hanks hay Ben Affleck đều được biết là thích dùng Coca không đường. Thậm chí Cựu Tổng thống Donald Trump được cho là có hẳn một nút riêng để gọi đồ uống Coca không đường trên bàn làm việc ở Nhà Trắng khi còn tại vị.

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu Mintel, khoảng 43% số người lớn được hỏi cho biết chất tạo ngọt nhân tạo có hại cho sức khỏe người dùng, khoảng 70% số phụ huynh có con dưới 18 tuổi nhận định tương tự.

*Nguồn: CNBC, Bloomberg, Fortune

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Băng Băng | Markettimes

Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks ở Nga đua nhau đóng cửa

Thời gian gần đây, cả 4 nhãn hàng đều bị chỉ trích vì tiếp tục hoạt động ở Nga trong khi nhiều công ty Mỹ khác đã tuyên bố dừng hoạt động.

Pepsi Coca-Cola McDonald's Starbucks đóng cửa ở nga

Theo CNBC, hôm 8/3, hàng loạt nhãn hàng F&B lớn như Pepsi, Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks thông báo ngừng kinh doanh ở Nga. Đây là động thái đầu tiên của 4 nhãn hàng lớn mang biểu tượng của Mỹ nhằm phản đối cuộc chiến ở Ukraine.

Pepsi đã hiện diện ở Nga trong suốt 6 thập kỷ. Nga cũng đại diện cho số ít khu vực trên thế giới nơi thị phần Pepsi áp đảo Coca-Cola.

Trong báo cáo, Coca-Cola cho biết hoạt động kinh doanh ở Ukraine và Nga chỉ đóng góp từ 1-2% tổng doanh thu thuần và thu nhập hợp nhất trong năm 2021.

Mặt khác, khoảng 4% doanh thu của Pepsi đến từ Nga. Công ty cho biết sẽ tiếp tục bán một số sản phẩm thiết yếu như sữa bột, sữa tươi và thức ăn cho trẻ em.

Những mảng kinh doanh bị tạm dừng là Pepsi-Cola, 7UP, Mirinda, vốn đầu tư, quảng cáo và khuyến mại.

Theo Wall Street Journal, Pepsi đang cân nhắc việc rút hoàn toàn khỏi Nga. Song, việc xuất hiện các biện pháp trừng phạt khiến quá trình thoái thác ở Nga phức tạp hơn.

Kể từ thời điểm Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nhiều công ty Mỹ cũng tìm cách giảm sự hiện diện ở cả Nga và Ukraine.

Đối với McDonald’s, thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài “Bức màn sắt” ở Moscow, chỉ vài tháng trước khi Liên bang Xô Viết tan rã.

Hôm 8/3, công ty thông báo tất cả 850 nhà hàng của McDonald’s sẽ tạm thời đóng cửa. Khoảng 84% chi nhánh tại Nga thuộc sở hữu của McDonald’s, số còn lại kinh doanh theo hình thức nhượng quyền.

Starbucks tiến xa hơn McDonald’s khi tuyên bố sẽ đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh của Nga, bao gồm cả việc vận chuyển sản phẩm. CEO công ty là Kevin Johnson cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh