Skip to main content

Thẻ: Samsung

Samsung giành lại vị trí dẫn đầu thị trường smartphone

Samsung đã trở lại vị trí dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu vào tháng 8 sau nhiều tháng Huawei nắm giữ, trong khi Apple vẫn đứng thứ ba.

Theo số liệu từ Counterpoint Research, trong tháng 8, Samsung đứng đầu thị trường di động với 22% thị phần, tăng 2% so với quý II. Trong khi đó, Huawei mất 4%, hiện giữ mức 16%.

Các nhà phân tích của Counterpoint nhận định, thành công của Samsung chủ yếu đến từ thị trường Ấn Độ. Trong tháng 8, công ty Hàn Quốc tiếp tục khẳng định vị trí của mình tại đây. Đồng thời, xung đột Ấn – Trung liên quan đến vấn đề biên giới khiến người dân tẩy chay smartphone Trung Quốc, ưu tiên các thương hiệu khác, trong đó có Samsung.

Huawei chịu tác động mạnh từ hàng loạt lệnh cấm mà chính phủ Mỹ đưa ra. Kể từ tháng 4, hãng liên tục dẫn đầu thị phần nhờ được người dùng trong nước ủng hộ.

Vị trí thứ ba thuộc về Apple với 12%. Thống kê trước đó của Counterpoint cho thấy, công ty vẫn dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận thu được. Vị trí thứ tư thuộc về Xiaomi với 11%.

Lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu đã giảm mạnh 23% trong quý II. Đây được xem là mức giảm lớn nhất trong lịch sử ngành di động. Tuy nhiên, giá bán trung bình của smartphone vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo VnExpress

Xiaomi sẽ thế chân Huawei đe dọa Apple và Samsung

Khi Huawei đang gặp khó khăn, Apple và Samsung lại bị một đối thủ khác tới từ Trung Quốc đe dọa ở mảng smartphone.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã 2 lần ban hành lệnh trừng phạt nhắm trực tiếp vào mảng chip bán dẫn của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei. Chẳng bao lâu sau, một loạt đối tác gia công chip bán dẫn lớn trên thế giới, từ TSMC cho đến MediaTek đều lần lượt nói lời chia tay công ty này.

Quý II/2020, Huawei Technologies lần đầu tiên vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thành công này phần lớn nhờ sự “ưu ái” của thị trường nội địa cho các sản phẩm của Huawei.

Ngay cả khi các dòng smartphone thế hệ mới không thể truy cập được vào kho ứng dụng dịch vụ Google, Huawei vẫn xuất xưởng 55,8 triệu chiếc smartphone từ tháng 4-6/2020.

Đó là Huawei của năm 2020. Sang năm 2021, lệnh cấm kép của chính quyền ông Trump được dự đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng của công ty. Theo các chuyên gia phân tích, nếu nguồn chip bán dẫn dự trữ cạn kiệt, sản lượng thiết bị cầm tay của Huawei trong năm tiếp theo có khả năng sẽ giảm tới 75%.

Tuy nhiên, ngay cả khi đặt Huawei sang một bên, thị phần kinh doanh smartphone của Apple và Samsung vẫn phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm là Xiaomi.

Khó khăn của Huawei là cơ hội hiếm có cho Xiaomi

Theo Counterpoint Research, trong quý II/2020, 4 ông lớn đứng đầu thị phần smartphone trên toàn thế giới lần lượt là Huawei (20%), Samsung (20%), Apple (14%) và Xiaomi (10%).

Tại thị trường quốc tế, đặc biệt ở châu Âu, doanh số bán hàng của Xiaomi đã tăng trưởng 65% trong khi Huawei sụt giảm 17%. Chính điều này đã giúp Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 chỉ sau Samsung và Apple, trong khi Huawei đang phải đối mặt với một bức tranh tương lai đầy ảm đạm.

Trong kết quả kinh doanh quý II mới được công bố, doanh thu của Xiaomi đạt 7,7 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của công ty là 650 triệu USD, tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm 2019 và quý I/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc.

“Tại thị trường quốc tế, doanh số smartphone cao cấp của chúng tôi với giá bán lẻ từ 350 USD đã tăng 99,2% so với cùng kỳ năm 2019”, Xiaomi chia sẻ trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, đây cũng chính là phân khúc mà Xiaomi có điều kiện thuận lợi hơn để đánh bại sự thống trị của Huawei.

Kể từ khi có tên trong danh sách đen của chính phủ Mỹ, hình ảnh của thương hiệu Huawei chịu ảnh hưởng ít nhiều. Không chỉ thế, công ty này còn không thể cung cấp cho người dùng những tiện ích của Google trên hệ điều hành Android.

Xiaomi thì khác, với tham vọng lấp đầy thị trường châu Âu nói riêng, hãng công nghệ này đang đẩy mạnh chiến lược kinh doanh các mẫu smartphone phân khúc bình dân nhưng chất lượng cao để lấy lòng người dùng. Thị trường châu Âu cũng là nơi Huawei từng khẳng định tên tuổi của mình trước khi bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt.

Theo giới phân tích, Xiaomi có tiềm năng để vượt qua Apple và Samsung để trở thành một trong 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Công ty này đang là nhà sản xuất smartphone có thị phần lớn nhất tại Tây Ban Nha, đứng thứ 3 tại Pháp và thứ 4 tại Đức.

“Hoạt động kinh doanh khu vực quốc tế của chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ mặc cho xu hướng giảm của thị trường, đồng thời thu được kết quả đáng ghi nhận ở thị trường chính. Các lô hàng điện thoại thông minh của Xiaomi đã tăng 64,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Xiaomi vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần”, Xiaomi tuyên bố trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Cần biết mình là ai để bỏ xa Huawei

Trong số các đối thủ tại thị trường nội địa, Xiaomi là công ty duy nhất tận dụng được khoảng trống mà Huawei để lại ở thị trường nước ngoài.

Do không phải chịu bất kỳ tác động nào từ chính phủ Mỹ, công ty này đang có nhiều ưu thế để thuyết phục hàng triệu người dùng Huawei chuyển sang sử dụng các dòng sản phẩm của mình.

Sau ngày 15/9, rất khó để có thể đoán trước những gì sẽ xảy đến với tương lai của Huawei. Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không xem xét nới lỏng các lệnh hạn chế tiếp cận nguồn cung cấp chip bán dẫn, mảng kinh doanh điện thoại thông minh của hãng này sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Ngay cả ở thị trường Trung Quốc, Huawei cũng khó có thể kìm hãm đà phát triển của Xiaomi.

Ngoài Huawei, Xiaomi đang phải cạnh tranh với 2 ông lớn khác là Oppo và Vivo tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên tại thị trường quốc tế, Xiaomi đã và đang có được cách tiếp cận, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Theo Forbes, vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, Huawei sẽ cạn kiệt kho dự trữ chip bán dẫn. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất điện thoại của công ty, cả trong nước lẫn xuất khẩu.

Nếu Xiaomi có khả năng tự định vị mình trong phân khúc smartphone cao cấp, công ty này sẽ có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và mở rộng dấu chân của mình sang nhiều quốc gia khác.

Huawei từng thành công khi tận dụng chiến lược của mình để phá vỡ sự thống trị một thời của Apple và Samsung. Không khó để Xiaomi tiếp tục thế chân vào vị trí đó và thực hiện những gì mà đối thủ “đồng hương” đang dang dở. Hãng cũng cam kết đầu tư thêm vào mảng nghiên cứu và phát triển, để tiếp tục đem lại sản phẩm giá tốt so với hiệu năng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Microsoft nỗ lực soán ngôi Sony trong phân khúc game online

Microsoft sẽ cho ra mắt dịch vụ chơi game trên dữ liệu đám mây Xbox Game Pass Ultimate với mức giá ưu đãi 1$ trong tháng đầu tiên.

Ngày 15/9 tới, Microsoft sẽ cho ra mắt dịch vụ chơi game trên dữ liệu đám mây Xbox Game Pass Ultimate với mức giá ưu đãi 1$ cho người dùng mới trong tháng đầu tiên nhằm thu hút các game thủ trong bối cảnh “sức nóng” cạnh tranh với Sony ngày càng tăng nhiệt.

Với gói cưới thuê bao hằng tháng là 14,99 USD, người đăng ký sử dụng Xbox Game Pass Ultimate có thể chơi hơn 150 trò chơi thông qua đám mây dữ liệu trên bảng điều khiển Xbox, các thiết bị chạy trên phần mềm Android và máy tính cá nhân.

Điều này có nghĩa là người đăng ký dịch vụ Xbox Game Pass Ultimate không cần mua một bảng điều khiển Xbox để chơi các trò chơi, mà chỉ cần sở hữu một thiết bị Android và một tay khiển.

Dự kiến Xbox Game Pass Ultimate sẽ xuất hiện tại 22 nước, trong đó có Mỹ và 19 nước châu Âu, đánh dấu sự chuyển hướng của Microsoft sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ chơi game trên dữ liệu đám mây vốn đòi hỏi nền tảng kết nối Internet tốc độ cao.

Microsoft cho biết hãng đang hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP trên toàn thế giới để đảm bảo kết nối giữa các game thủ và các trung tâm dữ liệu Azure của hãng. Xbox Game Pass hiện đã có hơn 10 triệu thành viên.

Google – một trong những “tân binh” trong lĩnh vực này – cũng đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng người hâm mộ cho dịch vụ Stadia của mình.

Theo các chuyên gia phân tích thị trường game, doanh thu từ ngành dịch vụ chơi game trên dữ liệu đám mây có thể tăng từ 600 triệu USD trong năm nay, lên 4,8 tỷ USD vào năm 2023.

Các nhà phân tích kỳ vọng nhu cầu về trải nghiệm sống động thông qua âm thanh và đồ họa tốt hơn sẽ thúc đẩy doanh số các thiết bị chơi game. Dự kiến, cả Microsoft và Sony đều tung ra các thiết bị mới trong năm nay.

Sony – công ty vẫn được nhiều người cho là người chiến thắng trong lĩnh vực chơi game bằng bảng khiển mới nhất, cũng đã cho ra mắt dịch vụ chơi game trên đám mây dữ liệu thông qua dịch vụ PlayStation Now, song dịch vụ này không cung cấp trên các thiết bị di động.

Hiện Sony vẫn chưa công bố mức giá cho bảng khiển thế hệ mới PlayStation 5. Microsoft trong tuần này cho biết sản phẩm Xbox Series S của hãng sẽ có giá 299,99 USD khi lên kệ vào tháng 11.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

Samsung từ chối giúp đỡ Apple

Apple đề nghị Samsung công khai tài liệu về kho ứng dụng trong trận chiến pháp lý với các nhà phát triển về mức phí 30% trên App Store.

Apple đang nỗ lực để buộc Samsung cung cấp tài liệu riêng tư về chợ ứng dụng để bảo vệ bản thân trong vụ kiện độc quyền. Nhà sản xuất iPhone bị người tiêu dùng và nhà phát triển cáo buộc chặn đối thủ cạnh tranh tiếp cận App Store.

Sự kiểm soát của Apple với App Store trở thành tâm điểm thời gian gần đây sau khi nhà sản xuất game Epic kiện Apple lạm dụng độc quyền, gây tổn hại cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, thực tế công ty của Tim Cook đã vướng vào các vụ kiện tương tự tại tòa án Mỹ trong hơn một thập kỷ.

Một nhóm người dùng iPhone tố cáo khoản phí 30% mà Apple thu của nhà phát triển khi mua sắm trong ứng dụng đã khiến ứng dụng trở nên đắt hơn, trong khi một nhóm khác bao gồm các nhà phát triển khẳng định họ lâm vào tình trạng tồi tệ vì khoản phí 30% này. Trong cả hai vụ, nhóm người khởi kiện khẳng định Apple chỉ có thể thu phí như vậy nhờ chặn đối thủ tiếp cận App Store một cách không công bằng.

Để biện hộ, Apple xin tài liệu 14 năm trước từ Samsung về cách vận hành Galaxy Store. Galaxy Store là chợ để người dùng tải và mua ứng dụng về điện thoại Android.

Apple tranh luận dù Android có nhiều chợ ứng dụng khác nhau, trong đó có của Samsung, Samsung vẫn tính phí 30%. Vì vậy, khoản phí ấy không phải là kết quả của độc quyền.

Apple chính thức hỏi xin chi nhánh Samsung tại Mỹ về số tài liệu nói trên, bao gồm cả “tài liệu nội bộ cao cấp về cạnh tranh giữa các nền tảng di động” cũng như “dữ liệu tổng hợp từ tỉ lệ cài đặt, sử dụng và doanh thu, hiệu quả của Galaxy Store” vào tháng 3.

Song luật sư của Apple cho biết Samsung từ chối đưa ra phản hồi rõ ràng, một phần vì Samsung đang ở thế cạnh tranh với Apple. “Thay vì hợp tác một cách hiệu quả với Apple, Samsung lại theoctheo đường cố chấp và khó hiểu”, luật sư Apple nói.

Hiện tại, Apple xin lệnh của tòa án để buộc Samsung phải trao tài liệu. Luật sư Samsung cho rằng yêu cầu này quá phi lý khi đòi hỏi phải tiếp cận được “nghiên cứu bí mật, bí mật thương mại và thông tin nhạy cảm khác” của Samsung.

Vụ kiện mà Apple đang đối mặt được tập hợp bởi nhiều đơn khiếu nại từ năm 2007 và sẽ được xử lý tại tòa án liên bang. Sau khi tòa án tối cao phán quyết người dùng iPhone có thể kiện Apple vì họ được xem là người mua ứng dụng.

Đầu tháng này, Epic kiện Apple và Google vì xóa game Fortnite khỏi hai chợ ứng dụng tương ứng. Apple luôn kiên trì quan điểm họ nắm thị phần nhỏ trên thị trường smartphone toàn cầu nên không thể bị xếp vào độc quyền.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020

Trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020 thì có hơn một nửa thương hiệu là các công ty công nghệ.

1. Apple

Giá trị thương hiệu: 241,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 17%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Apple)

2. Google 

Giá trị thương hiệu: 207,5 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 24%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

3. Microsoft

Giá trị thương hiệu: 162,9 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 30%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Getty Images)

4. Amazon

Giá trị thương hiệu: 135,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 40%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

5. Facebook

Giá trị thương hiệu: 70,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -21%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

6. Coca-Cola

Giá trị thương hiệu: 64,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 9%

Lĩnh vực: Đồ uống (Ảnh: Bloomberg)

7. Disney

Giá trị thương hiệu: 61,3 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 18%

Lĩnh vực: Giải trí (Ảnh: Getty Images)

8. Samsung

Giá trị thương hiệu: 50,4 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: -5%

Lĩnh vực: Công nghệ (Ảnh: Bloomberg)

9. Louis Vuitton

Giá trị thương hiệu: 47,2 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 20%

Lĩnh vực: Hàng hóa xa xỉ (Ảnh: Bloomberg)

10. McDonald’s

Giá trị thương hiệu: 46,1 tỷ USD

Thay đổi so với năm 2019: 5%

Lĩnh vực: Chuỗi nhà hàng (Ảnh: Bloomberg)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips via NDH

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Apple đứng ở vị trí thứ 27 với 14.849 bằng sáng chế, một khoảng khá xa so với đại kình địch Samsung, người đang giữ vị trí top 1 với 76.638 bằng sáng chế.

Theo thường lệ, Cơ quan cung cấp cơ sở dữ liệu bằng sáng chế, các giải pháp phân tích và dịch vụ web sáng tạo toàn cầu (IFI hay IFI CLAIMS Patent Service) đều sẽ công bố danh sách 250 công ty có nhiều bằng sáng chế nhất trong năm.

Được biết, số lượng bằng sáng chế trong bảng tổng sắp này sẽ bao gồm cả những bằng sáng chế từ các công ty con mà những tập đoàn trên sở hữu.

Tính đến đầu năm 2020, thống trị bảng xếp hạng này là Samsung với 76.638 bằng sáng chế, tiếp theo là IBM với 37.304 bằng sáng chế, Canon với 35.724 bằng sáng chế, đứng thứ 4 là GE với 30.010 bằng sáng chế và thứ 5 là Microsoft với 29.824 bằng sáng chế.

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Những cái tên tiếp theo nằm trong Top 10 bao gồm: Robert Bosch với 28,285 bằng, Panasonic với 27,298 bằng, Siemens với 25,320 bằng, Intel với 24,628 bằng và xếp thứ 10 là LG với 23,043 bằng sáng chế.

Trong khi đó hãng công nghệ có giá trị 1.000 tỷ USD Apple lại đứng ngoài danh sách 10 công ty sáng tạo nhất thế giới. Cụ thể, “Táo khuyết” đang đứng ở vị trí thứ 27 với 14.849 bằng sáng chế, một khoảng khá xa so với đại kình địch Samsung.

Top 10 công ty sáng tạo nhất thế giới không có tên Apple

Việc sở hữu nhiều bằng sáng chế cũng đồng nghĩa với việc những công ty này tập trung nhiều nguồn lực cho R&D (Nghiên cứu và Phát triển) để tạo ra các sản phẩm, các công nghệ tiên tiến hơn, hữu ích hơn cho con người.

Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều bằng sáng chế hay không không đồng nghĩa với việc nó sẽ giúp công ty thành công và thu về nhiều lợi nhuận. Thậm chí, những sáng chế lớn đôi khi không đem lại nhiều hiệu quả mà còn khiến công ty hao tốn tiền của.

Ví dụ như 2012, số lượng bằng sáng chế của tập đoàn Sony tăng hơn đáng kể so với năm 2011, nhưng cổ phiếu của hãng này lại giảm gần 40% và thua lỗ hơn 5 tỷ USD. Trong khi đó, nhiều công ty không có mặt trong danh sách này lại là những đơn vị có lợi nhuận lớn nhất thế giới.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via Saostar

HMD (Nokia) bổ nhiệm cựu “tướng” của Samsung và Paypal làm Giám Đốc Marketing

HMD Global vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Stephen Taylor làm Giám đốc Marketing, chịu trách nhiệm về toàn bộ chiến lược tiếp thị và triển khai cho toàn bộ danh mục đầu tư của điện thoại Nokia và sẽ báo cáo trực tiếp cho Florian Seiche – Giám đốc điều hành của HMD Global.

Theo HMD, Stephen sở hữu kinh nghiệm bán hàng và tiếp thị gần 30 năm tại một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như PayPal và Samsung. Trước khi về với HMD Global, Stephen từng là CMO (Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing), khối thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi tại PayPal – nơi ông đã có bước cải tiến hoàn chỉnh về khả năng tiếp thị kỹ thuật số cho công ty.

Trong vai trò trước đây là CMO tại Samsung Electronics Châu Âu, Stephen đã cam kết thu hút khách hàng chất lượng và chuyên môn về CRM, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử trực tiếp cho người dùng nhằm dẫn dắt cho sự chuyển đổi thương hiệu của công ty. Stephen đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc hợp tác với các thương hiệu gia dụng bao gồm Công ty The Gillette và Procter & Gamble.

Stephen chính thức gia nhập HMD Global sau sự kiện ra mắt 3 sản phẩm smartphone mới vừa qua bao gồm: Nokia 8.3 5G – smartphone Nokia 5G đầu tiên, Nokia 5310 – thành viên mới nhất trong dải sản phẩm điện thoại phổ thông của Nokia, “hồi sinh” từ mẫu Xpress Music, và HMD connect – dịch vụ chuyển vùng dữ liệu toàn cầu hoàn toàn mới của HMD nhằm giúp người dùng luôn kết nối với những việc quan trọng.

Việc bổ nhiệm cựu “tướng” của PayPal và Samsung làm giám đốc Marketing hứa hẹn mang tới những chiến lược mới cho Nokia khi thời gian gần đây, hãng tỏ ra “hụt hơi” trước các đối thủ, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Kể từ chiếc Nokia 7.2 ra đời vào tháng 9 năm ngoái, Nokia hiện chưa có bất kỳ sản phẩm smartphone mới nào tại thị trường Việt ở phân khúc từ 3 đến 7 triệu đồng. Trong khi đây là phân khúc cực kỳ sôi động khi các hãng liên tục tung ra sản phẩm mới, cạnh tranh khốc liệt nhằm giành giật thị phần.

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips via VnReview

Samsung vẫn thống trị thị trường màn hình OLED

Tất cả chúng ta đều biết rằng, Samsung vẫn đang thống thị trường OLED, nắm giữ hầu hết tất cả việc sản xuất tấm nền OLED và vận chuyển đến mọi thị trường. Có rất nhiều công ty sản xuất smartphone mua tấm nền OLED của Samsung, từ Apple, Huawei cho đến OnePlus hay Xiaomi.

Theo một báo cáo từ một công ty nghiên cứu thị trường có tên là Stone Partners, bộ phận tấm nền màn hình của Samsung đã xuất xưởng 61,6 triệu màn hình OLED cho smartphone, chỉ tính trong quý đầu năm nay, bỏ xa những đối thủ sản xuất màn hình OLED khác với thị phần rất nhỏ: chỉ xuất xưởng tổng cộng 6,7 triệu tấm nền.

Nhờ vào con số đó, Samsung nắm giữ hơn 90% thị phần OLED và có thể tăng lên trong thời gian tới khi số lượng màn hình đục lỗ mà gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này cung cấp cho những công ty smartphone vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Màn hình đục lỗ này sẽ giúp cho những chiếc điện thoại sẽ không cần phải có viền màn hình phía trên hay tai thỏ để chứa camera selfie bởi chúng sẽ được đặt trong lỗ nhỏ đó của màn hình.

Là một công ty đầu ngành OLED, Samsung cũng là người tiên phong trong công nghệ màn hình OLED gập, khi họ đã từng trình diễn công nghệ này vào 7 năm trước.

Những tấm nền OLED cong rốt cuộc cũng đã được đưa vào những chiếc smartphone tiêu dùng, chẳng hạn như Galaxy Fold vào hồi năm ngoái, hay thậm chí còn tốt hơn khi sử dụng màn hình bằng kính siêu mỏng, thay vì bằng nhựa, trên Galaxy Z Flip.

Giống như nhiều mảng kinh doanh khác, hiện tại, doanh thu của Samsung cũng đang bị sụt giảm do đại dịch COVID-19, bằng chứng là mới đây, doanh số của dòng Galaxy S20 mới thấp hơn 40% so với thế hệ đàn anh S10 năm ngoái.

Tuy nhiên, bộ phận bán dẫn của Samsung vẫn đang “ăn nên làm ra” bất chấp đại dịch đang hoành hành trên toàn cầu, do nhu cầu về bán dẫn vẫn đang duy trì ở mức ổn định và thậm chí sẽ tăng trong tương lai gần.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh – MarketingTrips

Theo VnReview

Samsung chấm dứt sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc

SEOUL (Reuters) – Samsung Electronics Co Ltd (005930.KS) đã kết thúc sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, hãng này cho biết hôm thứ Tư, bị tổn thương khi tăng cường cạnh tranh từ các đối thủ trong nước trên thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

samsung

Theo tờ Reuters (SEOUL) – Samsung Electronics Co Ltd (005930.KS) đã kết thúc sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, hãng này cho biết hôm thứ Tư, bị tổn thất nặng nề khi tăng cường cạnh tranh từ các đối thủ trong nước trên thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Việc đóng cửa nhà máy điện thoại Samsung Trung Quốc cuối cùng của Trung Quốc diễn ra sau khi họ cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu vào tháng 6 và đình chỉ một nhà máy khác vào cuối năm ngoái, nhấn mạnh sự cạnh tranh gay gắt ở nước này.

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này đã ngừng sản xuất điện thoại ở Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất khác chuyển sản xuất từ Trung Quốc do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế.

Sony cũng cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh tại Bắc Kinh và sẽ chỉ sản xuất điện thoại thông minh ở Thái Lan.

Nhưng Apple (AAPL.O) vẫn tạo ra các sản phẩm lớn tại Trung Quốc.

Theo nghiên cứu thị trường, thị phần của Samsung tại thị trường Trung Quốc đã giảm xuống 1% trong quý đầu tiên từ mức 15% vào giữa năm 2013, do việc bị ‘qua mặt’ bởi các thương hiệu gia đình khác đang phát triển nhanh như Huawei Technologies và Xiaomi Corp.

“Tại Trung Quốc, mọi người mua điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu nội địa và điện thoại cao cấp từ Apple hoặc Huawei. Samsung có rất ít hy vọng để hồi sinh thị phần của mình”. Ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities cho biết.

Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, cho biết họ đã đưa ra quyết định khó khăn trong nỗ lực tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, họ nói thêm sẽ tiếp tục bán hàng tại Trung Quốc

Thiết bị sản xuất sẽ được phân bổ lại cho các nhà sản xuất toàn cầu khác, tùy thuộc vào chiến lược sản xuất toàn cầu của chúng tôi dựa trên nhu cầu của thị trường.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

 

Hà Anh | MarketingTrips

 

Samsung: Lợi nhuận vượt quá mức mong đợi bất chấp sự bùng phát của Covid-19

Trong khi những thương hiệu lớn khác như Apple, Google hay Facebook…đang phải gánh chịu sự “bốc hơi” đến hàng chục tỉ USD thì “người đồng hành” Samsung lại chứng kiến mức lợi nhuận vượt quá mức kì vọng.

samsung

Việc chuyển sang “Work from Home” đã mang lại nhiều lợi ích cho việc kinh doanh thẻ Chip của Samsung do nhu cầu cao hơn từ các nhà sản xuất máy tính xách tay và các trung tâm dữ liệu.

Bất chấp đại dịch COVID-19 toàn cầu, Samsung Electronics cho biết họ dự kiến ​​lợi nhuận là 6,4 nghìn tỷ won (5,23 tỷ USD) và doanh thu 55 nghìn tỷ won trong quý đầu tiên của năm 2020. Theo công bố thu nhập của công ty có trụ sở tại Hàn Quốc. Mức tăng tương ứng 2,7% và 5%, dựa trên lợi nhuận và doanh thu từ năm trước.

Mặc dù có nhiều sự không chắc chắn về việc đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của thương hiệu trong quý hai như thế nào, nhưng hiệu quả tài chính trong quý đầu tiên vẫn tăng khi đại dịch không ảnh hưởng đến Mỹ và châu Âu cho đến tháng 3 .

Vào tháng 2, Samsung đã ra mắt dòng Galaxy S20 với doanh số ban đầu chậm hơn so với dòng S10.

Trong khi doanh số điện thoại thông minh, cùng với TV và thiết bị gia dụng, dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng trong quý tiếp theo thì mảng bán dẫn của Samsung đã được hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao về bộ nhớ máy chủ.

Điều này cũng ảnh hưởng từ việc số lượng máy tính xách tay tăng cao khi doanh nghiệp yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Số lượng máy tính được trang bị cho nhân viên làm việc tại nhà góp phần doanh số của các hãng máy tính xách tay tăng lên cũng là khi Samsung bán được nhiều linh kiện hơn.

Ông CW Chung, người đứng đầu nghiên cứu về Hàn Quốc tại Nomura cho biết: “Chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự cắt giảm đơn hàng nào từ khách hàng, họ nói thêm rằng giá của chip bộ nhớ tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2020 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong quý II”

Theo Reuters: “Khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm ngoái, chiến lược mở rộng cơ sở sản xuất của Samsung sang các nước bao gồm cả Việt Nam và Ấn Độ dường như đã được đền đáp khi Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung nguồn cung của đối thủ Apple ở Trung Quốc.

Samsung sẽ phát hành báo cáo quý vào cuối tháng.

Hãy tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo brandinginasia

  • 1
  • 2