Skip to main content

Thẻ: Samsung

Samsung sa thải đến 30% nhân sự toàn cầu ở nhiều bộ phận

Hãng tin Reuters cho hay Samsung Electronics sẽ cắt giảm đến 30% nhân lực ở một số bộ phận trên toàn cầu.

Cụ thể, nguồn tin của Reuters cho hay tập đoàn Samsung Electronics đã chỉ thị cho các chi nhánh con trên toàn thế giới cắt giảm 15% nhân viên bán hàng, tiếp thị và 30% nhân viên hành chính.

Kế hoạch sẽ được triển khai vào cuối năm nay và sẽ tác động đến nhân viên Samsung trên khắp thế giới.

Hiện vẫn chưa rõ số lượng cụ thể lao động bị sa thải ở từng quốc gia hay đơn vị kinh doanh nào sẽ chịu tác động nhiều nhất sau quyết định này của Samsung.

Trong một tuyên bố khác, phía Samsung cho biết động thái điều chỉnh lao động được thực hiện ở nước ngoài là hoạt động thường kỳ nhằm mục đích cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Tập đoàn này cũng tuyên bố không có mục tiêu cụ thể nào cho các kế hoạch này, đồng thời nói thêm rằng chúng không ảnh hưởng đến đội ngũ sản xuất của công ty.

Báo cáo phát triển bền vững mới nhất của Samsung cho thấy tập đoàn này đã tuyển dụng tổng cộng 267.800 người tính đến cuối năm 2023 và hơn một nửa trong đó, tương đương 147.000 nhân viên, là nhân viên làm việc ở nước ngoài.

Số liệu cho thấy phần lớn những lao động tuyển dụng này làm ở mảng sản xuất-phát triển trong khi nhân viên bán hàng-tiếp thị chiếm khoảng 25.100 người.

Nguồn tin của Reuters cho hay lệnh cắt giảm toàn cầu này thực tế đã được gửi đi từ 3 tuần trước.

Thậm chí chi nhánh Samsung ở Ấn Độ đã bắt đầu cung cấp các gói trợ cấp thôi việc cho một số nhân viên cấp trung đã nghỉ việc trong các tuần gần đây.

Theo nguồn tin của Reuters, tổng số lao động của Samsung tại Ấn Độ bị buộc nghỉ việc có thể lên tới 1.000 người trong tổng số 25.000 lao động.

Tại Trung Quốc, Samsung đã thông báo cho nhân viên về đợt cắt giảm mới và dự kiến có thể ảnh hưởng đến 30% lao động mảng bán hàng tại thị trường này.

Thách thức lớn

Hãng tin Reuters nhận định việc Samsung phải cắt giảm lao động hàng loạt diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này đang vật lộn với những áp lực từ thị trường cho các mảng kinh doanh chính.

Cụ thể, mảng kinh doanh chip cốt lõi của Samsung Electronics đã hồi phục chậm hơn đối thủ kể từ khi có mức lợi nhuận thấp nhất 15 năm vào năm 2023.

Nguyên nhân chính được cho là việc Samsung chậm chân trong mảng trí thông minh nhân tạo (AI).

Tình hình nghiêm trọng đến mức vào tháng 5/2024, Samsung đã thay thế người đứng đầu bộ phận bán dẫn của mình nhằm vượt qua “cuộc khủng hoảng chip” để bắt kịp đối thủ SK Hynix, đối thủ đi trước trong cuộc đua chip cho AI.

Tại mảng smartphone, Samsung cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apple, Huawei…

Ở mảng chip bán dẫn nói chung, Samsung cũng được cho là đang tụt hậu so với TSMC.

Trên thị trường Ấn Độ, nơi từng mang về doanh thu 12 tỷ USD/năm cho Samsung cũng đang gặp vấn đề với các cuộc đình công về tiền lương, qua đó làm gián đoạn hoạt động sản xuất.

Nguồn tin của Reuters cho hay động thái sa thải hàng loạt của Samsung là nhằm chuẩn bị cho dự đoán nhu cầu sản phẩm công nghệ giảm tốc do nền kinh tế gặp khó khăn.

Trong khi đó một nguồn tin khác của Reuters thì cho hay Samsung đang tìm cách củng cố lợi nhuận ròng của mình bằng cách tiết kiệm chi phí.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Samsung có cắt giảm lao động tại trụ sở chính ở Hàn Quốc hay không.

Tuy nhiên nguồn tin của Reuters cho hay việc sa thải nhân viên là vấn đề khá nhạy cảm chính trị với Samsung tại Hàn Quốc.

Tập đoàn này được mệnh danh là “tập đoàn gia đình trị” (Chaebol) lớn nhất nước khi tuyển dụng nhiều lao động nhất toàn quốc, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Bởi vậy quyết định cắt giảm lao động của Samsung tại Hàn Quốc có thể tạo nên tình trạng bất ổn, nhất là khi gần đây các công đoàn của Samsung đã liên tục biểu tình, đình công đòi tăng lương trong nhiều ngày.

Cổ phiếu của Samsung Electronics là mã chứng khoán có giá trị nhất trên thị trường Hàn Quốc nhưng lại đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 16 tháng tính đến phiên 11/9/2024.

Nguyên nhân chính là một số nhà phân tích đã hạ mức lợi nhuận ước tính của Samsung thời gian gần đây vì cho rằng nhu cầu về smartphone và máy tính cá nhân sẽ tăng trưởng yếu trong thời gian tới.

*Nguồn: Reuters

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Samsung sa chân tại Trung Quốc: Hiện chỉ chiếm 1% thị phần (giảm từ mức 20%)

Tinh thần dân tộc khiến người Trung Quốc thích dùng các hãng smartphone nội địa như Huawei hay Xiaomi, thị phần của Samsung giảm từ mức 20% năm 2013 giảm xuống dưới 1% năm 2018 và giữ ở mức thấp cho đến tận hiện nay.

Theo dữ liệu từ CNBC mới đây, lợi nhuận của Samsung Electronics trong quý I/2024 có thể tăng 931% so với năm ngoái, tương đương mức tăng 6,6 nghìn tỷ Won.

Thế nhưng điều trớ trêu là doanh số bán điện thoại của hãng này lại đang đứng cuối bảng xếp hạng tại Trung Quốc, thị trường smartphone lớn nhất thế giới. Nguyên nhân cũng chỉ vì tinh thần dân tộc chuộng đồ nội địa của người dân.

Đồ ngoại

Tờ SCMP cho hay thập niên 2010 là giai đoạn hoàng kim của Samsung tại Trung Quốc khi smartphone của hãng hợp thời thượng và là một trong những biểu tượng cho dòng điện thoại cao cấp.

Tại thời kỳ hoàng kim năm 2013, Samsung chiếm đến 20% thị phần smartphone Trung Quốc.

Thế rồi mọi chuyện bắt đầu xấu dần đi kể từ năm 2016 để rồi đến năm 2018, thị phần của hãng tại Trung Quốc chỉ còn chưa đến 1% và giữ ở mức thấp này cho đến tận ngày nay.

Bê bối nổ pin Galaxy Note 7 phá hoại hình ảnh smartphone hạng sang của Samsung, thế rồi xung đột thương mại Trung-Hàn, Mỹ-Trung khiến tập đoàn dịch chuyển dần nhà máy khỏi Trung Quốc và làm giảm độ nhận diện thương hiệu.

Theo SCMP, Samsung đã liên tục đóng cửa nhiều nhà máy ở Trung Quốc suốt vài năm qua, bao gồm công xưởng sản xuất smartphone lớn nhất toàn quốc của hãng ở Huizhou hay nhà máy sản xuất máy tính ở Shuzhou.

Năm 2013, Samsung có 63.316 nhân công ở Trung Quốc thì đến năm 2022, con số này chỉ còn 17.891 lao động.

Báo cáo của Counterpoint chỉ ra rằng chiến lược dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc khiến Samsung cắt giảm bớt đầu tư nhận diện thương hiệu cũng như phân phối ở thị trường này.

“Ngày nay chẳng có bạn bè nào của tôi dùng Samsung nữa cả. Tại sao lại không dùng hàng nội địa khi chúng có chức năng tương đương mà giá lại rẻ hơn nhỉ”, một người dùng trả lời SCMP.

Có cố gắng nhưng không thành công

Năm 2019, Samsung đã cố gắng lấy lại thế trận với sản phẩm smartphone màn hình gập. Tập đoàn này khi đó chiếm đến 70% thị phần điện thoại thông minh màn hình gập trên toàn cầu và là người đi đầu ở mảng này tại Trung Quốc.

Thế nhưng với sự trỗi dậy mạnh mẽ về công nghệ của các hãng smartphone địa phương, lợi thế này không còn nữa.

Cụ thể, báo cáo của IDC cho thấy thị phần smartphone màn hình gập của Samsung trong quý I/2024 tại Trung Quốc chỉ đạt 5,9%, đứng cuối bảng xếp hạng. Con số này vốn là 11% vào cuối năm 2023, qua đó cho thấy hãng smartphone Hàn Quốc đang mất dần thị hiếu người tiêu dùng tại Trung Quốc.

Xin được nhắc rằng thị trường điện thoại màn hình gập ở Trung Quốc tăng trưởng đến 83%, đạt 1,86 triệu chiếc với sự dẫn đầu của các hãng nội địa.

Đứng đầu bảng xếp hạng là Huawei, ông vua smartphone dòng Android trở lại từ bước đường cùng khi chiếm đến 44,1% thị phần Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay. Honor, một thương hiệu con của Huawei, đứng thứ 2 với 26,7%. Tiếp đó là Vivo với 12,6% và Oppo với 9%.

Theo các chuyên gia, tinh thần dân tộc của người Trung Quốc là yếu tố chính tạo nên kết quả ngược đời này. Ngoài ra, việc Samsung rút dần nhà máy khỏi Trung Quốc nhằm hạn chế bị ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng góp phần tạo nên tình trạng trên.

Thậm chí hãng nghiên cứu thị trường DSCC còn dự đoán Huawei sẽ thay thế Samsung trở thành ông vua mới mảng smartphone màn hình gập tại Trung Quốc.

Có cả thế giới nhưng mất Trung Quốc

Tờ The Guardian cho hay Apple đã mất ngôi vị hãng điện thoại bán chạy nhất toàn cầu vào tay Samsung sau kết quả kinh doanh quý I không như kỳ vọng mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm doanh số tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt lớn thứ 2 của hãng.

Hãng điện thoại từ Hàn Quốc đã là công ty bán điện thoại lớn nhất toàn cầu về doanh số suốt 12 năm cho đến cuối năm 2023 khi Apple chiếm ngôi.

Thế nhưng vào đầu năm 2024, Samsung đã đòi lại ngôi vương với 20,8% thị phần smartphone toàn cầu, cao hơn 17,3% của Apple.

Báo cáo của IDC chỉ rõ rằng doanh số iPhone đã giảm từ 55,4 triệu chiếc trong quý I/2023 xuống còn 50,1 triệu chiếc cùng kỳ hiện nay, mức giảm mạnh chưa từng thấy kể từ đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, Xiaomi của Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ 3 toàn cầu, áp sát Apple với 14,1% thị phần.

Đây là những thông tin cực kỳ trớ trêu vì trong khi Huawei từ cảnh phải đi đào mỏ, bán xe điện để lay lắt sống qua ngày để rồi hồi sinh mạnh mẽ với dòng điện thoại 5G thì Samsung, vị vua đòi lại ngôi vương từ tay Apple cho doanh số bán smartphone toàn cầu lại tụt xuống cuối bảng ở Trung Quốc.

*Nguồn: SCMP, CNBC

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An Ninh Tiền Tệ

Quý 1 năm 2024: Samsung vượt qua Apple trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

Theo dữ liệu từ CNBC, Samsung Electronics mới đây cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên tăng vọt 932,8% do giá chip nhớ phục hồi nhờ sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Kết thúc quý I, Samsung đạt 71.920 tỷ won doanh thu (khoảng 52,3 tỷ USD) – tăng gần 13% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận hoạt động đạt 6.610 tỷ won.

Các con số này phù hợp với dự báo của công ty đưa ra từ đầu tháng 4 khi Samsung cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý I có khả năng tăng lên 6.600 tỷ won, tăng 931% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đó, công ty công dự kiến doanh thu quý đầu đạt 71.000 tỷ won.

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc đã chứng kiến những khoản lỗ kỷ lục vào năm ngoái do ngành công nghiệp chip lao đao vì nhu cầu giảm sút sau đại dịch COVID-19.

“Công ty đã đạt được doanh thu hợp nhất 71.920 tỷ won nhờ doanh số bán điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 và giá bán chip nhớ cao hơn. Lợi nhuận hoạt động tăng lên 6.610 tỷ won do mảng kinh doanh bộ nhớ có lãi trở lại bằng cách đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm giá trị gia tăng cao”, Samsung Electronics cho biết trong một thông cáo.

Samsung là nhà sản xuất chip nhớ DRAM lớn nhất thế giới, loại chip thường được tìm thấy trong nhiều thiết bị tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính.

Các nhà phân tích cho rằng lợi nhuận bất ngờ của Samsung là nhờ giá chip nhớ tăng cao trong chu kỳ phục hồi mạnh mẽ do làn sóng trí tuệ nhân tạo thúc đẩy. Những người này dự đoán công ty sẽ đưa ra dự báo tích cực về thị trường chip nhớ và nhấn mạnh sự sẵn sàng của mình trong kỷ nguyên AI, bao gồm các giải pháp HBM (HBM3E 12GB, HBM4) và gia công đóng gói.

Khi các mô hình AI trở nên phức tạp hơn và bộ dữ liệu ngày càng lớn, chúng cần các chip nhớ có dung lượng cao hơn và tốc độ nhanh hơn để đáp ứng khối lượng công việc này.

Trong báo cáo ngày 5/4, nhà phân tích Kim của công ty nghiên cứu thị trường Daiwa Capital Markets cho biết ông dự đoán một đợt tăng giá chip nhớ khác sẽ thúc đẩy thu nhập quý II của Samsung nhờ sự bùng nổ của AI và trận động đất ở Đài Loan.

Ông Kim cho biết thêm, “Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng giá cả sẽ tăng cao hơn nữa do trận động đất ở Đài Loan”, trận động đất đầu tháng 4 đã tạm thời ảnh hưởng đến sản xuất của TSMC và Micron.

Các nhà phân tích của Citi cho rằng mảng kinh doanh bộ nhớ flash NAND của Samsung sẽ có triển vọng tích cực nhờ nhu cầu tính toán của AI. NAND là một loại chip nhớ quan trọng khác bên cạnh DRAM.

“Chúng tôi dự đoán ổ cứng (HDD) sẽ là nút thắt cổ chai tiếp theo trong điện toán AI, đặc biệt là trong việc đào tạo AI, và dự đoán Samsung Electronics sẽ là một trong những người hưởng lợi chính từ nhu cầu sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD) cho việc đào tạo AI”, các nhà phân tích của Citi nhận định.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang chạy đua để sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến. Đầu tháng này, chính quyền ông Biden đã đồng ý cấp cho Samsung tới 6,4 tỷ USD nhằm sản xuất chip tại Texas. Micron và TSMC cũng sẵn sàng nhận được các khoản tài trợ để thúc đẩy sản xuất chip ở Mỹ sau nhiều thập kỷ sản xuất chip chuyển sang châu Á.

Samsung và TSMC sắp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Rapidus Corporation của Nhật Bản, công ty gần đây đã được chính phủ Nhật Bản cấp thêm 3,89 tỷ USD tiền trợ cấp để sản xuất chip 2 nanomet quy mô lớn từ năm 2027.

Hiện đang có những lo ngại gia tăng rằng Samsung Electronics có nguy cơ mất vị trí dẫn đầu thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh như SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ đứng thứ hai thế giới.

Vào ngày 19/3, SK Hynix thông báo họ đã trở thành công ty đầu tiên trong ngành sản xuất hàng loạt chip nhớ băng thông cao HBM3E – thế hệ tiếp theo của chip nhớ được sử dụng trong các bộ xử lý AI. Hiện tại, SK Hynix là nhà cung cấp chính chip HBM3 cho các bộ xử lý AI của Nvidia.

Mehdi Hosseini, nhà phân tích phần cứng công nghệ cao cấp của Susquehanna International Group, đã chỉ ra vào đầu tháng 4 rằng Samsung từng là người dẫn đầu thị trường về chip nhớ, điện thoại thông minh và cải tiến màn hình. Ông nói thêm, hiện tại Samsung chỉ đang “hưởng lợi từ sự phục hồi của chu kỳ kinh doanh”.

Theo International Data Corp, trong quý I, Samsung đã xoay xở để lấy lại vị trí dẫn đầu về lượng smartphone xuất xưởng sau khi để mất ngôi vương vào tay Apple vào năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Samsung bật chế độ khẩn cấp và yêu cầu lãnh đạo cấp cao chỉ được nghỉ Chủ Nhật

Nhằm đối phó với sự suy thoái trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn trong năm 2023, Samsung sẽ chuyển sang “chế độ khẩn cấp” với tuần làm việc 6 ngày.

Tuần trước, tờ báo kinh tế Hàn Quốc Korea Economic Daily dẫn lời một quan chức của Tập đoàn Samsung nói rằng “các giám đốc điều hành tại Samsung Electronics, bao gồm cả những người ở bộ phận sản xuất và bán hàng, sẽ chuyển sang chế độ làm việc 6 ngày/tuần, làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật, thay vì làm việc tuần 5 ngày như thông thường”.

Samsung Electronics không phải là công ty duy nhất có các giám đốc điều hành chuyển sang chế độ làm việc 6 ngày/tuần. Samsung Display, Samsung Electro-Mechanics, Samsung SDS và các công ty con khác của tập đoàn cũng sẽ sớm chuyển sang chế độ tuần làm việc 6 ngày và các công ty dịch vụ tài chính trực thuộc tập đoàn, chẳng hạn như Samsung Life Insurance, sẽ sớm áp dụng chế độ tuần làm việc 6 ngày.

Các giám đốc điều hành tại Samsung C&T, Samsung Heavy Industries và Samsung E&A đã tự nguyện làm việc 6 ngày/tuần kể từ đầu năm 2024. Các nhân viên không điều hành của Tập đoàn Samsung sẽ tiếp tục làm việc 5 ngày/tuần.

Một đại diện tập đoàn cho biết với Korea Economic Daily rằng: “Với việc hiệu quả hoạt động của các bộ phận lớn, bao gồm cả Samsung Electronics, không đạt được kỳ vọng vào năm 2023, chúng tôi sẽ áp dụng chế độ làm việc 6 ngày một tuần để truyền cảm giác khủng hoảng cho các giám đốc điều hành của chúng tôi và đảm bảo họ làm việc chăm chỉ để khắc phục tình trạng này”.

Vào năm 2023, các yếu tố như đồng won mất giá và giá dầu thô tăng cao đã khiến một số hoạt động kinh doanh cốt lõi của tập đoàn Samsung dưới mức mong đợi. Samsung Electronics nói riêng đã có một năm khó khăn, nhưng doanh thu và lợi nhuận hoạt động đã cải thiện trong quý 4 so với quý 3 nhờ giá chip nhớ phục hồi từ mức đáy và doanh số smartphone cao cấp tăng mạnh.

Tạp chí kinh doanh Fortune chỉ ra rằng việc Tập đoàn Samsung áp dụng chế độ tuần làm việc 6 ngày đi ngược lại xu hướng làm việc 4 ngày/tuần ở các quốc gia khác trên thế giới. Tại Anh, nơi thử nghiệm tuần làm việc kéo dài 4 ngày được thực hiện vào năm 2022, những lợi ích như giảm thời gian nghỉ ốm, duy trì hoặc cải thiện năng suất làm việc và giảm đáng kể tỷ lệ xin từ chức đã được ghi nhận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Samsung đang dần lấy lại ngôi vương trong thị trường smartphone từ tay Apple

Doanh số smartphone của Samsung vượt hơn 2 triệu máy so với Apple trong tháng 2, nhờ sức hút của dòng Galaxy S24.

Thống kê được công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố tuần này cho thấy Samsung bán được 19,69 triệu smartphone trong tháng 2, tương đương 20% lượng smartphone bán ra trên toàn cầu. Trong khi đó, Apple bán 17,41 triệu iPhone cùng giai đoạn, chiếm 18% thị phần.

Nhà nghiên cứu Kim Rok-ho của công ty Hana Securities cho rằng một phần nguyên nhân bắt nguồn từ phản ứng tích cực với dòng Galaxy S24 tại Mỹ và châu Âu.

Samsung đang thống trị thị trường smartphone châu Âu với 34% thị phần. Ở Mỹ, nơi được coi là sân nhà Apple, thị phần (Market Share) của Samsung trong tháng 2 cũng tăng lên 36%, so với mức 20% trong tháng 1. Tuy nhiên, Apple vẫn dẫn đầu tại đây với 48%, dù giảm từ mức 64% trước đó một tháng.

Tính đến hết tháng 2, Samsung bán được 6,53 triệu Galaxy S24. Dòng máy này được tích hợp những tính năng AI mới, trong đó có phiên dịch theo thời gian thực trong đàm thoại và khoanh tròn để tìm kiếm (Circle to Search).

Năm 2023, Apple lần đầu giành ngôi vương về doanh số smartphone toàn cầu xét theo cả năm, vị trí Samsung đã nắm giữ một thập kỷ.

Thống kê của công ty phân tích thị trường IDC cho thấy Apple đứng đầu với 234,6 triệu iPhone bán ra trong năm 2023, tăng từ 226,3 triệu của năm 2022, chiếm 20,1% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, Samsung bán được 226,6 triệu máy, tương đương 19,4%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ

Lần đầu tiên Samsung chứng kiến 3 trong 4 nhà máy tại Việt Nam cùng nhau báo lỗ trong 1 quý. Điều này cũng khiến lần đầu tiên các nhà máy ghi nhận tổng lợi nhuận âm.

Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ
Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ

Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với doanh thu 198,2 tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2022. Lợi nhuận cả năm là 11,86 tỷ USD, giảm 72%.

Nếu tính riêng quý 4, doanh thu Samsung Electronics là 51,3 tỷ USD và lợi nhuận khoảng 4,83 tỷ USD. Trong khi cả tập đoàn có lãi trong quý 4, thì 4 nhà máy ở Việt Nam lại thua lỗ trong kỳ vừa qua.

Cụ thể, tổng doanh thu của Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Samsung Display và Samsung HCMC CE Complex là 14,6 tỷ USD và tổng lợi nhuận là khoảng -178 triệu USD.

Theo quan sát, đây là lần đầu tiên các nhà máy của Samsung tại Việt Nam báo lỗ. Hồi quý 4/2018, nhà máy Samsung Bắc Ninh và nhà máy Samsung HCMC Ce Complex cũng lỗ khoảng 0,8 tỷ USD, nhưng Samsung Thái Nguyên và Samsung Display có lãi nên khi đó tổng lợi nhuận của 4 nhà máy vẫn đạt khoảng 70 triệu USD.

Xa hơn, vào hồi quý 3/2016, Samsung dù gặp biến cố lớn với sản phẩm Galaxy Note 7 khiến Samsung Bắc Ninh lỗ 105 triệu USD, nhưng tổng cộng, các nhà máy tại Việt Nam của Samsung vẫn có lợi nhuận.

Báo cáo của Samsung cho thấy quý 4/2023 vừa qua chỉ có Samsung Display có lãi khoảng 41 triệu USD. Ngược lại, Samsung Bắc Ninh lỗ 116 triệu USD, Samsung Thái Nguyên lỗ 89 triệu USD và Samsung HCMC CE Complex lỗ 15 triệu USD.

Đây cũng là lần đầu tiên Samsung chứng kiến 3/4 nhà máy tại Việt Nam cùng báo lỗ trong 1 quý.

Mặc dù báo lỗ quý 4 nhưng con số không quá lớn, nên tổng lợi nhuận các nhà máy Samsung vẫn đạt 4,03 tỷ USD và tổng doanh thu là 62,1 tỷ USD, cùng giảm khoảng 15% so với năm 2022.

Trong đó, Samsung Bắc Ninh lãi 1,13 tỷ USD, Samsung Thái Nguyên lãi 1,72 tỷ USD, Samsung Display lãi 0,88 tỷ USD và Samsung HCMC CE Complex lãi 0,31 tỷ USD.

Trở lại với Samsung Electronics, tập đoàn mẹ đang đứng trước những thách thức chưa từng có. Lợi nhuận năm 2023 vừa qua là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Samsung cho biết phân khúc chip nhớ của họ vẫn chìm trong thua lỗ trong quý thứ tư liên tiếp. Điểm tích cực là hoạt động kinh doanh DRAM của họ đã có lãi trong quý cuối cùng của năm 2023, điều này củng cố hy vọng thị trường cho phân khúc này sẽ tiếp tục cải thiện khi giá bán dẫn tăng và nhu cầu về chip bộ nhớ mạnh mẽ được sử dụng trong hệ thống AI tăng cao.

Đầu tháng 1/2024, Samsung đã trình làng những chiếc điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 mới nhất của mình với các tính năng Generative AI, đánh dấu việc áp dụng công nghệ mới ở quy mô lớn nhất trong ngành.

Samsung cho biết số lượng đơn đặt hàng trước cho các thiết bị Galaxy S24 tại thị trường quê nhà Hàn Quốc đã đạt 1,21 triệu chiếc trong tuần đầu tiên, một kỷ lục mới đối với dòng Galaxy S của hãng.

Việc phát hành Galaxy S24 diễn ra trong bối cảnh Samsung đang vật lộn với doanh số bán điện thoại thông minh đang sụt giảm.

Năm ngoái, Apple đã soán ngôi Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới tính theo số lượng – vị trí mà công ty Hàn Quốc đã nắm giữ trong hơn một thập kỷ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Nhịp sống thị trường

Nỗi đau của Samsung tại thị trường Trung Quốc: Giảm từ 13% thị phần xuống chỉ còn 1%

Từng là “vua” tại thị trường Trung Quốc, điện thoại Samsung ngày càng trở nên mất giá và không còn nhận được tình yêu của người tiêu dùng quốc gia tỷ dân.

Shen Ling, 48 tuổi, cư dân tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), từng là chủ sở hữu nhiều điện thoại thông minh Samsung trong những năm 2010 khi cô bị thu hút bởi thiết kế đẹp mắt và sự phổ biến của thương hiệu này, theo tờ The Korea Times.

“Đó từng là thời kỳ hoàng kim của Samsung ở Trung Quốc, rất nhiều bạn bè của tôi sử dụng thương hiệu này vì vị thế cao cấp trên thị trường. Tôi cũng chọn mua điện thoại Samsung vào thời điểm đó vì lý do tương tự”, Shen nói.

Bước ngoặt lớn xảy ra kể từ sau năm 2016, khi Samsung xử lý sự cố nổ pin Note 7 dẫn đến làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ người tiêu dùng Trung Quốc.

“Sự cố của Samsung thật sự nghiêm trọng. Nó khiến tôi khó lòng tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm trong tương lai của họ”, cô nói. Với suy nghĩ đó, Shen cuối cùng đã quyết định chuyển sang dùng Huawei vào năm 2020.

Samsung Electronics từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc với khoảng 20% thị phần vào năm 2013, nhưng giảm xuống chỉ còn 1% vào năm 2018 và duy trì tới bây giờ.

Hiện tại, công ty đang phải đối mặt với một tình thế khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới gặp khó khăn trong việc trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Ivan Lam, nhà phân tích cao cấp của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, cho biết sự sụt giảm của Samsung ở thị trường Trung Quốc một phần là do “sự kết hợp của những hoạt động không phù hợp dẫn đến tổn hại danh tiếng”.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo cũng là nguyên nhân cho sự sụp đổ của Samsung tại thị trường tỷ dân.

Số phận của Samsung tại Trung Quốc khiến người ta nhớ đến Huawei Technologies – công ty đã gặp nhiều trở ngại tại thị trường Hàn Quốc do lòng trung thành của người dân địa phương đối với Samsung cũng như sự quan tâm đến các thiết bị của Apple.

Nhưng không giống như Huawei, vốn đã gần như rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc, Samsung vẫn đang đặt một số hy vọng vào thị trường Trung Quốc.

“Samsung đã chuyển trọng tâm sang thị trường cao cấp ở Trung Quốc, đặc biệt với việc giới thiệu các mẫu điện thoại gập,” Lam nói. Vị chuyên gia nói thêm: “Chiến lược hiện tại của Samsung tại Trung Quốc có vẻ chú tâm vào sự thận trọng, ổn định và tính liên tục”.

Trong vài năm qua, Samsung vẫn tiếp tục ra mắt các mẫu điện thoại mới tại Trung Quốc. Họ cũng hợp tác với một số công ty công nghệ lớn trong nước như Baidu và Tencent để tăng cường địa phương hóa hệ sinh thái nội dung của điện thoại thông minh.

Lý do Samsung không hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc rất rõ ràng: Họ không thể bỏ qua dòng doanh thu từ thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, với tổng số 975 triệu người dùng vào năm 2022, đặc biệt là khi doanh thu của công ty đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu điện tử tiêu dùng giảm sút.

Tuần trước, Samsung Electronics ước tính lợi nhuận năm 2023 giảm 84,9% so với năm trước, xuống còn 6,54 nghìn tỷ won, trong khi doanh thu cả năm dự kiến giảm 14,6% xuống còn 258,16 nghìn tỷ won.

Sự thay đổi chiến lược này tỏ ra hiệu quả với một số người tiêu dùng Trung Quốc. Cynthia Xia, một sinh viên đại học ở Thượng Hải, người bắt đầu sử dụng điện thoại gập Galaxy Z Flip4 vào năm 2022.

“Tôi hoàn toàn bị thu hút bởi thiết kế và khả năng tùy chỉnh cài đặt. Tôi nghĩ không thương hiệu nào khác làm điện thoại gập tốt như Samsung”, nữ sinh viên này nói.

Tuy nhiên, cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung đã khiến hy vọng của Samsung càng trở nên mờ mịt. Nó phủ bóng đen lên chuỗi cung ứng của công ty tại Trung Quốc.

Mặc dù Samsung cùng với SK hynix, đã nhận được miễn trừ vô thời hạn từ Washington để vận chuyển thiết bị sản xuất chip tiên tiến đến các nhà máy của họ ở Trung Quốc, song họ vẫn phải thu hẹp quy mô cơ sở sản xuất và nhân sự ở nước này.

Trong vài năm qua, Samsung đã đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, trong đó có nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng ở thành phố Huệ Châu và nhà máy sản xuất PC cuối cùng ở thành phố Tô Châu. Tổng số nhân viên của hãng tại Trung Quốc giảm xuống còn 17.891 vào năm 2022, trái ngược hẳn với mức đỉnh điểm là 63.316 của năm 2013, theo Báo cáo Phát triển bền vững của Samsung.

Ivan Lam cho rằng việc di dời các nhà máy của Samsung ra khỏi Trung Quốc phản ánh chiến lược giảm ưu tiên cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến giảm đầu tư xây dựng thương hiệu và kênh phân phối.

Khi công ty ra mắt dòng Galaxy 24 series mới nhất tại Mỹ, với các tính năng AI được hỗ trợ bởi mô hình AI tổng quát Samsung Gauss do chính họ phát triển, mọi người đều hướng tới việc liệu hãng có thể mang lại làn gió mới cho thị trường điện thoại thông minh toàn cầu hay không.

Nhưng ở Trung Quốc, điều này dường như không có mấy sự ảnh hưởng.

“Bạn bè tôi không còn sử dụng điện thoại Samsung nữa, vậy tại sao tôi không chuyển sang các thương hiệu nội địa, vừa có tính năng tương đương với giá thấp hơn?” Shen nói.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị

Apple chính thức chấm dứt 12 năm thống trị thị trường của Samsung Electronics với tư cách là nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sau khi Apple chiếm 20% thị phần vào năm 2023, theo dữ liệu từ International Data Corp.

Thị phần toàn cầu của Apple chính thức vượt Samsung sau 12 năm bị thống trị
Dữ liệu từ Yahoo Finance.

Samsung kết thúc năm 2023 với 19,4% thị phần, tiếp theo là Xiaomi, Oppo và Transsion của Trung Quốc, trong khi Apple chiếm 20%, theo dữ liệu sơ bộ từ công cụ theo dõi doanh số bán điện thoại di động hàng quý trên toàn thế giới của IDC.

Apple và Transsion, công ty bán các nhãn hiệu Tecno, Infinix và itel, là hai trong số năm nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm 2023, mặc dù thị trường chung đã giảm 3,2% xuống còn 1,17 tỷ chiếc và chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ.

Ông Nabila Popal, giám đốc nghiên cứu tại Worldwide Tracker của IDC cho biết: “Trong khi chúng tôi chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các hãng Android cấp thấp như Transsion và Xiaomi trong nửa cuối năm 2023, xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường mới nổi, thì người chiến thắng lớn nhất rõ ràng là Apple”.

Theo dữ liệu của IDC, doanh số bán điện thoại của Samsung đã giảm 13,6%, trong khi doanh số iPhone của Apple tăng 3,7% trong năm 2023.

Nhà phân tích từ Canalys cho biết Samsung tập trung vào phân khúc trung cấp đến cao cấp để kiếm lợi nhuận nhưng lại mất thị phần ở các phân khúc cấp thấp.

Tuy nhiên, Apple cũng đang phải đối mặt với áp lực ở Trung Quốc từ Huawei, một thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc. Nhà sản xuất iPhone đang giảm giá tới 5% cho một số mẫu máy trong nước để thu hút khách hàng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm

Trong video mới về AI, Samsung cho thấy khả năng chỉnh sửa, dịch chuyển ảnh bằng những thao tác quen thuộc, dự kiến có trên Galaxy S24.

Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm
Sản phẩm mới của Samsung sẽ được tích hợp AI để gia tăng trải nghiệm

Năm ngoái, khi cơn sốt AI tạo tổng quát (Generative AI) bùng nổ, Samsung không thể hiện rõ tham vọng như Google, Meta, Microsoft. Tuy nhiên, hãng Hàn Quốc cho biết sẽ đem đến cho người dùng di động những trải nghiệm hoàn toàn mới bằng cách tích hợp AI tổng quát lên smartphone đầu bảng.

Trong video “Sắp ra mắt tính năng Zoom với Galaxy AI”, Samsung chia sẻ loạt ảnh về khả năng phóng to, thu nhỏ với một số hiệu ứng vui nhộn. Ví dụ, cử chỉ chụm để zoom quen thuộc vẫn giữ nguyên, nhưng người dùng có thể thu phóng chủ thể bất kỳ theo thời gian thực, hay dịch chuyển đến vị trí mới trong ảnh. Forbes đánh giá tính năng này sẽ mang đến trải nghiệm mới lạ cho người dùng.

Thao tác này khớp với nội dung trong tệp thông tin “Eureka AI” bị rò rỉ gần đây của Samsung. Trong đó đề cập thế hệ Galaxy S24 sắp ra mắt của hãng sẽ có tính năng “Nightography Zoom” và “Generative Edit”, cho phép chụp và phóng to thu nhỏ ảnh trong điều kiện thiếu sáng và chỉnh sửa bằng AI tổng quát.

Bên cạnh những chức năng mặc định có thể xử lý ngay trên điện thoại mới, một số tác vụ AI đòi hỏi đăng nhập bằng tài khoản Samsung và kết nối Internet. Có nghĩa, các model đời cũ hơn cũng có thể thực hiện tính năng mới thông qua bản cập nhật.

Trong khi đó, Cnet dự đoán AI tạo sinh có thể xuất hiện trong những thao thác cơ bản, từ cuộc gọi đến nhắn tin, soạn văn bản. Cuối năm ngoái, hãng công bố mô hình AI Gauss có khả năng xử lý ngôn ngữ, hình ảnh, hội thoại.

Chi tiết về Gass và Galaxy AI vẫn được Samsung chia sẻ nhiều. Hãng chỉ xác nhận Gauss có thể xử lý tác vụ như soạn email, tóm tắt tài liệu, trong khi Galaxy AI có thể dịch các cuộc gọi theo thời gian thực và trả về kết quả bằng văn bản.

Ngoài ra, S Pen cũng có thể được trang bị AI, mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị hơn như nhận dạng chữ viết tay, tạo ảnh nghệ thuật dựa trên phác thảo nhanh bằng S Pen.

Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi khi tích hợp AI tổng quát lên điện thoại là quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. Nhiều khả năng Samsung sẽ kết hợp hai phương thức online và offline để đảm bảo thông tin người dùng sẽ được lưu trữ ngay trên thiết bị nhưng vẫn có thể sử dụng dịch vụ AI tạo sinh từ bên thứ ba, thông qua kết nối Internet.

Samsung cho biết sẽ trình làng smartphone mới vào 17/1. Các tin đồn cho thấy bản cao cấp nhất sẽ trang bị chip Snapdragon 8 Gen 3 hoặc Exynos 2400, RAM 12 GB và bộ nhớ trong tối đa 1 TB.

Camera trên S24 Ultra được cho là có ống tele 5x, độ phân giải 50 megapixel, thay cho 10x, 12 megapixel hiện tại. Ice Universe, blogger có nhiều thông tin chính xác về Samsung, nói đây là nâng cấp lớn, “ảnh zoom của S24 Ultra chắc chắn đẹp hơn bản tiền nhiệm”.

Theo Korea Economic Daily, giá bán sản phẩm dự kiến giữ nguyên so với thế hệ trước, trong đó Galaxy S24 khởi điểm 799,99 USD, S24+ từ 999,99 USD còn S24 Ultra là 1.199 USD.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lợi nhuận của Samsung tại Việt Nam đạt gần 1.9 tỷ USD và cao nhất 6 năm

Tổng lợi nhuận 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam đạt 1,89 tỷ USD trong quý 3/2023, cao nhất kể từ năm 2017.

Lợi nhuận của Samsung tại Việt Nam đạt gần 1.9 tỷ USD và cao nhất 6 năm
Lợi nhuận của Samsung tại Việt Nam đạt gần 1.9 tỷ USD và cao nhất 6 năm

Theo số liệu từ Tập đoàn Samsung Electronics, trong 9 tháng năm 2023, tổng doanh thu của Samsung đạt 146,9 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế là 7,03 tỷ USD.

Nếu tính riêng quý 3/2023, Samsung đạt doanh thu 51,8 tỷ USD và lãi 4,49 tỷ USD. Như vậy, lợi nhuận riêng quý 3 cao hơn 77% so với tổng lợi nhuận 2 quý đầu năm cộng lại.

Samsung cho biết, lợi nhuận tăng do do doanh số bán điện thoại di động phân khúc cao cấp tăng mạnh và nhu cầu cao về các sản phẩm màn hình.

Lợi nhuận trong mảng kinh doanh màn hình di động tăng đáng kể nhờ sự ra mắt của nhiều mẫu máy cao cấp mới từ các khách hàng chính, trong khi mảng kinh doanh màn hình lớn thu hẹp khoản lỗ trong quý.

Đối với 4 nhà máy tại Việt Nam bao gồm Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên), Samsung Display Vietnam và Samsung Electronics HCMC CE Complex, tổng doanh thu các nhà máy này đạt 17,6 tỷ USD trong quý 3, lên cao nhất 4 quý và nâng tổng doanh thu lên 47,5 tỷ USD.

Lợi nhuận của Samsung tại Việt Nam tăng mạnh chủ yếu nhờ 2 nhà máy Samsung Thái Nguyên (0,9 tỷ USD) và Samsung Bắc Ninh (0,54 tỷ USD), đều tăng mạnh so với các quý trước. Trong khi đó, lợi nhuận Samsung Display Vietnam đi ngang còn Samsung HCMC CE Complex giảm.

Theo Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023 của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên vẫn tiếp tục là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Thương hiệu và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Markettimes

Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm

Theo thông tin mới đây từ Nikkei, Samsung đưa ra dự báo là lợi nhuận sẽ giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất sau 14 năm.

Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm
Samsung dự báo lợi nhuận giảm đến 96% trong Quý 2, thấp nhất 14 năm

Mặc dù cơn sốt đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI) được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng ở lĩnh vực chip nhớ, nhưng hiện tại, điều đó chưa xảy ra.

Bằng chứng rõ ràng nhất là Samsung Electronics dự báo lợi nhuận giảm 96% trong quí 2, một dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới chưa thể tận dụng nhu cầu từ lĩnh vực AI.

Chip nhớ đóng vai trò thiết yếu để vận hành các công cụ AI như ChatGPT của OpenAI (Mỹ), có thể đưa ra các câu trả lời tự nhiên và nhuần nhuyễn theo mệnh lệnh của người dùng.

Kết hợp với các con chip đồ họa (GPU) được sản xuất bởi các công ty như Nvidia, chip nhớ giúp tăng tốc thời gian tính toán, vì vậy, chúng là mảnh ghép quan trọng để xây dựng các ứng dụng AI phức tạp và xử lý nhanh hơn.

Tuy nhiên, cho đến nay, cuộc chạy đua phát triển các dịch vụ AI tạo sinh vẫn chưa đủ để khỏa lấp cơn suy thoái công nghệ rộng lớn hơn, vốn làm giảm doanh số chip bán dẫn, bao gồm cả chip nhớ.

Hôm 7-7, Samsung dự báo ​​lợi nhuận hoạt động trong quí 2 chỉ đạt 600 tỉ won, tương đương 458 triệu USD, giảm 96% so với con số 14,1 nghìn tỷ won của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của hãng trong quí 2 cũng được dự báo giảm 22% xuống còn 60 nghìn tỉ won.

Mức giảm doanh thu và lợi nhuận mạnh nhất diễn ra ở mảng chip nhớ. Các nhà phân tích ước tính mảng chip nhớ của Samsung sẽ ghi nhận khoản lỗ khoảng 3-4 nghìn tỉ won trong Quý 2.

SK Hynix, nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai của Hàn Quốc, dự kiến báo lỗ hoạt động 2,8 nghìn tỉ won trong quí 2, với doanh thu giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 6 nghìn tỉ won, theo FactSet.

Samsung và SK Hynix sẽ công bố thu nhập đầy đủ của họ vào cuối tháng này.

Trong cuộc họp báo thảo luận kết quả kinh doanh tuần trước, Sanjay Mehrotra, CEO của Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ, cho biết các công cụ AI tổng quát ChatGPT đã thúc đẩy nhu cầu chip nhớ và công suất lưu trữ cho máy chủ AI lên mức cao hơn dự kiến trong quí gần đây nhất. Nhưng trong quí kết thúc vào ngày 1-6, Micron báo cáo khoản lỗ ròng 1,9 tỷ USD và doanh thu giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái

Tổ chức Thống kê thương mại bán dẫn thế giới (WSTS) dự báo, trong năm nay, doanh thu toàn cầu cho tất cả các loại chip giảm khoảng 10%, xuống còn 515 tỷ USD theo.

Riêng hạng mục chip nhớ có thể chứng kiến mức sụt giảm doanh thu tồi tệ nhất trong số các loại chip chính, với doanh thu dự kiến giảm 35%, xuống còn 84 tỷ USD.

Giá chip nhớ bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm ngoái và tiếp tục trượt dốc trong năm nay do nguồn cung dư thừa. Trong quí 2, giá của hai chip nhớ chính là DRAM và NAND flash giảm theo quí lần lượt là 21% và 13%, theo ước tính của hãng nghiên cứu Bernstein Research.

Lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm mạnh chi tiêu cho điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và máy chủ, những lĩnh vực sử dụng nhiều chip nhớ nhất.

Nhưng triển vọng của chip nhớ sẽ tươi sáng hơn trong thời gian tới. AI sẽ hướng doanh số bán hàng nhiều hơn đến các loại chip nhớ thế hệ tiếp theo, và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản xuất.

Các lãnh đạo trong ngành cho biết, xu hướng giảm doanh số của chip nhớ hiện nay có thể sớm kết thúc, khi khách hàng bắt đầu mua trở lại sau một thời gian điều chỉnh hàng tồn kho và cắt giảm sản xuất và đầu tư.

Samsung, SK Hynix và Micron đều đã ra mắt các chip DRAM thế hệ mới, được nhắm mục tiêu vào các hệ thống AI, được gọi là “bộ nhớ băng thông cao” (HBM). Cấu trúc của HBM bao gồm nhiều lớp DRAM xếp chồng lên nhau.

HBM có thể đóng gói thành một đơn vị sản phẩm với các GPU do Nvidia và các công ty khác sản xuất. Điều đó cho phép một lượng lớn dữ liệu di chuyển giữa bộ nhớ và bộ xử lý cùng một lúc. Thời gian để dữ liệu di chuyển giữa hai loại chip này cũng giảm, giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả tính toán.

Theo SemiAnalysis, một công ty tư vấn ngành công nghiệp chip, HBM đắt hơn khoảng 5 lần so với chip DRAM tiêu chuẩn, mang lại tổng lợi nhuận lớn hơn cho các nhà sản xuất.

Hiện nay, HBM chiếm chưa đến 5% doanh thu chip nhớ trên toàn thế giới, nhưng dự kiến chiếm hơn 20% tổng doanh thu vào năm 2026.

SK Hynix là nhà cung cấp HBM hàng đầu cho Nvidia và kiểm soát khoảng một nửa thị trường vào năm ngoái, theo hãng nghiên cứu thị trường công nghệ TrendForce. Samsung chiếm 40% thị trường HBM và Micron chiếm 10% còn lại.

Giám đốc tài chính của SK Hynix, Kim Woo-hyun, dự báo ​​doanh thu HBM của hãng trong năm 2023 sẽ tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến ​​tăng thêm trong những năm tới. Samsung cũng xem cuộc chạy đua phát triển các ứng dụng AI như ChatGPT là động lực tích cực cho nhu cầu chip nhớ trong tương lai.

Theo dự báo của các nhà phân tích của Citigroup, tỷ lệ doanh thu DRAM trên toàn thế giới liên quan đến AI sẽ tăng từ 16% trong năm nay lên 41% vào năm 2025.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc

Một cựu quản lý cấp cao của Samsung Electronics đã bị bắt và bị truy tố vì ăn cắp bí mật thương mại để xây dựng một nhà máy sản xuất chip y hệt ở Trung Quốc.

Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc
Quản lý cấp cao của Samsung ăn cắp công nghệ và đẩy sang Trung Quốc

Văn phòng Công tố quận Suwon cho biết cựu quản lý 65 tuổi, được giấu tên, bị buộc tội vi phạm luật bảo vệ công nghệ công nghiệp và luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh, theo The Korea Times.

Sếp cũ Samsung bị cáo buộc cố gắng xây dựng một nhà máy bán dẫn ở Trung Quốc “sao y bản chính” của Samsung, sau khi đã mua trái phép dữ liệu bí mật của Samsung bao gồm dữ liệu kỹ thuật cơ bản của nhà máy chip (BED) và các bản vẽ thiết kế và bố trí quy trình trong khoảng thời gian 2018-2019.

Các công tố viên Hàn Quốc cũng truy tố 6 người khác, gồm một nhân viên của nhà thầu đối tác Samsung Electronics và 5 nhân viên của một nhà sản xuất chip Trung Quốc do vị này thành lập, về tội thông đồng trong vụ rò rỉ công nghệ, theo Yonhap.

BED là công nghệ cần thiết để đảm bảo tạp chất không tồn tại trong các cơ sở sản xuất chất bán dẫn, chứa thông tin sơ đồ mặt bằng và kích thước của 8 quy trình cốt lõi của nhà máy để sản xuất chất bán dẫn.

Những bí mật thương mại này, cần thiết cho việc sản xuất DRAM dưới 30 nano và chip flash NAND, được Hàn Quốc coi là công nghệ cốt lõi của quốc gia.

Theo các công tố viên, vị quản lý bị truy tố đã tìm cách sử dụng các công nghệ và dữ liệu đánh cắp để xây dựng nhà máy bản sao chỉ cách nhà máy của Samsung Electronics ở Tây An (Trung Quốc) 1,5 km. Tuy nhiên, kế hoạch của vị này đã không thành hiện thực khi một công ty Đài Loan rút lại thỏa thuận đầu tư 6,2 tỷ USD.

Để bù lại, người này được cho là đã nhận khoản đầu tư trị giá hơn 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc để tạo ra các sản phẩm thử nghiệm từ một nhà máy sản xuất chip được xây dựng trên nền tảng công nghệ của Samsung ở Thành Đô vào năm ngoái.

Nhà máy chip Trung Quốc của vị này đã thuê khoảng 200 người từ Samsung và SK Hynix. Ông bị cáo buộc đã hướng dẫn nhân viên của mình lấy và sử dụng dữ liệu thiết kế chất bán dẫn của Samsung cũng như các bí mật thương mại khác, và những nhân viên này bị coi là đã tham gia phạm tội, các công tố viên cho biết. Ước tính Samsung bị thiệt hại ít nhất 230 triệu USD do rò rỉ công nghệ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google

Theo thông báo mới đây, Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google, vốn là công cụ mặc định trên các thiết bị di động của Samsung.

Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google
Samsung sẽ không sử dụng công cụ tìm kiếm Bing thay cho Google

Khi nói đến không gian của các công cụ tìm kiếm, Google từ lâu vốn là công cụ thống trị thị trường với hơn 95% thị phần tìm kiếm, bỏ xa các đối thủ như Bing, Yahoo hay Brave.

Trong khi gần đây với việc Bing của Microsoft đã tích hợp với ChatGPT cùng nhiều tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) khác, và Samsung cũng đã có ý định thay thế Google bằng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của mình, tuy nhiên, câu chuyện cuối cùng đã thay đổi.

Theo thông báo mới đây, Samsung cho biết công ty này sẽ không sử dụng Bing thay cho Google làm công cụ tìm kiếm mặc định.

Samsung sẽ không thay thế Google bằng Bing.

Theo báo cáo của Reuters, Samsung đã “tạm dừng các công việc đánh giá nội bộ nhằm mục tiêu khám phá việc thay thế Google bằng Bing làm trình duyệt tìm kiếm mặc định trên các thiết bị điện thoại thông minh của Samsung.”

Quyết định mới làm giảm bớt nỗi lo bấy lâu của Google, hiện đang mang về cho Samsung khoảng hơn 5 tỷ USD mỗi năm.

Cuộc chiến trường kỳ giữa Microsoft và Google.

Vào thời điểm ra mắt Bing AI mới, Giám đốc điều hành Microsoft, Satya Nadella đã nói về việc cạnh tranh với Google trong một cuộc phỏng vấn.

Ông nói: “Trước hết, tôi vô cùng ngưỡng mộ Google và những gì họ đã làm được. Họ quá tuyệt vời. Tôi cũng rất tôn trọng CEO Sundar Pichai và đội nhóm của anh ấy. Tôi chỉ muốn chúng tôi đổi mới, và hôm nay là ngày mà chúng tôi đưa ra thêm một số tính năng mới để cạnh tranh về mảng tìm kiếm với Google.”

CEO Microsoft cũng nói thêm rằng việc có một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tìm kiếm không chỉ giúp mang lại nhiều tiền hơn cho các nền tảng mà còn giúp cho cả các nhà xuất bản (Publisher) và nhà quảng cáo có thêm nhiều quyền lợi hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Samsung cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và Google Bard

Sau khi phát hiện nhân viên tải các mã nhạy cảm lên ChatGPT, Samsung Electronics đã ban lệnh cấm sử dụng công cụ AI này và các sản phẩm tương tự như Google Bard.

Samsung cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và Google Bard
Samsung cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và Google Bard

Theo Bloomberg, Samsung thông báo cho nhân viên về quyết định này vào ngày 1/5. Công ty lo ngại các dữ liệu đưa lên những nền tảng AI như Bard của Google, Bing được lưu trên máy chủ bên ngoài, khiến rất khó để truy xuất và xóa bỏ, cuối cùng sẽ bị tiết lộ cho những người dùng khác.

Tháng trước, hãng điện tử Hàn Quốc thực hiện khảo sát về sử dụng công cụ AI trong công ty. 65% người phản hồi tin rằng những dịch vụ như vậy tiềm ẩn rủi ro.

Đầu tháng 4, các kỹ sư Samsung đã vô tình làm lộ mã nguồn nội bộ khi đăng lên ChatGPT. Không rõ thông tin bao gồm những gì.

Đại diện Samsung xác nhận thông tin cấm sử dụng dịch vụ AI tổng quát (generative AI).

Trong thông báo gửi nhân viên, Samsung thừa nhận các nền tảng AI tổng hợp như ChatGPT ngày càng nhận được nhiều quan tâm. Dù mang đến tiện ích và hiệu quả, chúng cũng gây lo ngại về bảo mật.

Samsung là tên tuổi lớn mới nhất bày tỏ lo ngại về công nghệ này. Hồi tháng 2, chỉ vài tháng sau khi chatbot ChatGPT của OpenAI “gây bão” toàn cầu, một số ngân hàng của Phố Wall như JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup đã cấm hoặc hạn chế sử dụng nó. Italy cũng cấm dùng ChatGPT vì lo ngại bảo mật, song gần đây đã lật ngược lệnh cấm.

Quy định của Samsung cấm dùng các dịch vụ AI tổng hợp trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại do công ty cấp cũng như trong mạng nội bộ. Nó không ảnh hưởng đến những thiết bị bán cho khách hàng như smartphone, laptop.

Samsung yêu cầu nhân viên dùng ChatGPT và công cụ khác trên thiết bị cá nhân không được gửi bất kỳ thông tin liên quan nào đến công ty hoặc dữ liệu cá nhân có thể làm lộ tài sản sở hữu trí tuệ. Hãng cảnh báo nếu vi phạm sẽ bị đuổi việc.

Trong khi đó, Samsung cũng đang phát triển công cụ AI nội bộ để dịch thuật và tóm tắt tài liệu, phát triển phần mềm. Công ty đang tìm cách chặn hành vi tải thông tin nhạy cảm lên dịch vụ bên ngoài của nhân viên.

Tháng trước, ChatGPT bổ sung chế độ ẩn danh để cho phép người dùng ngăn chặn việc dữ liệu của mình bị dùng để đào tạo mô hình AI.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Samsung lỗ nặng trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Theo Yonhap, Samsung Electronics nhiều khả năng sẽ ghi nhận lỗ nặng trong quý II khi thị trường công nghệ toàn cầu diễn biến ảm đạm.

Samsung lỗ nặng trong bối cảnh thị trường ảm đạm
Samsung lỗ nặng trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Cụ thể, theo phân tích của Hi Investment & Securities, Samsung Electronics có thể lỗ tới 1,28 nghìn tỷ won (khoảng 961 triệu USD) riêng trong quý II.

Cùng quan điểm này, SK Securities dự đoán khoản lỗ của Samsung Electronics trong quý II có thể lên tới 600 tỷ won. Con số mà Samsung Securities dự đoán nằm ở mức 279 tỷ won.

Nếu những dự đoán này trở thành sự thật, đây sẽ là quý đầu tiên Samsung Electronics báo lỗ kể từ quý IV/2008 khi doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận gộp ở mức âm 940 tỷ won.

Giới phân tích nhận định bộ phận Giải pháp thiết bị của Samsung Electronics, phụ trách mảng kinh doanh chip, có khả năng chịu khoản lỗ 4.000 tỷ Won. Tuy nhiên tăng trưởng của bộ phận Di động với sự ra mắt Galaxy S23 mới đã giúp công ty vẫn có lợi nhuận mỏng trong quý đầu tiên.

Với ước tính thu nhập ảm đạm trong quý trước đó, các chuyên gia dự đoán kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp sẽ tồi tệ hơn nữa khi hiệu ứng từ việc ra mắt Galaxy suy giảm, trong khi nhu cầu chip toàn cầu vẫn ảm đạm.

“Kết quả kinh doanh quý đầu tiên đã được hỗ trợ bởi mảng điện thoại thông minh khi bù đắp phần lớn khoản lỗ về chip và lợi nhuận không đáng kể từ màn hình, thiết bị điện tử hay linh kiện điện tử”, Hwang Min-seong, chuyên gia tại Samsung Securities, cho biết.

“Hiệu ứng của những chiếc smartphone mới sẽ nhạt đi trong quý II và chúng tôi không loại trừ khả năng Samsung Electronics sẽ lỗ lớn”, vị này nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Google lo sợ khi Samsung có ý định sử dụng Bing

Hãng điện tử Hàn Quốc được cho là đang xem xét sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của mình thay cho Google Search.

Google lo sợ khi Samsung định sử dụng Bing
Google lo sợ khi Samsung định sử dụng Bing

Cuối tuần qua, New York Times đưa tin mảng dịch vụ tìm kiếm trị giá 162 tỷ USD của Google đang vấp phải sự cạnh tranh lớn từ Bing – công cụ tìm kiếm của Microsoft đang trở thành tâm điểm sau khi tích hợp trí tuệ nhân tạo tương tự ChatGPT. Trong đó, Samsung cũng đang cân nhắc cũng chuyển sang Bing.

Theo Reuters, các tin nhắn nội bộ cho thấy phản ứng “hoảng loạn” của Google trước thông tin trên. Hãng hiện kiếm được khoảng 3 tỷ USD mỗi năm nhờ thỏa thuận đặt công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị Samsung. Giá cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của Google, giảm gần 4% trong ngày 17/4.

Samsung và Alphabet chưa bình luận về thông tin trên.

Bên cạnh Samsung, Google cũng đang ký hợp đồng với Apple. Cụ thể, mỗi năm Google trả cho Apple 12-20 tỷ USD để trở thành là công cụ tìm kiếm độc quyền trên iPhone.

Thỏa thuận Google – Apple hay Google – Samsung được thực hiện theo chiều hướng các bên cùng có lợi: một bên nhận được hàng tỷ USD, một bên tiếp cận được hàng tỷ người dùng điện thoại để quảng cáo.

Trong khi đó, công cụ Bing được Microsoft ra mắt từ tháng 5/2009 nhưng hiện chỉ chiếm 3% thị trường tìm kiếm toàn cầu, trong khi Google là 91% theo thống kê của SimilarWeb trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, cuộc chiến tìm kiếm bất ngờ trở nên nóng hơn khi ChatGPT xuất hiện.

Ngày 7/2, Microsoft tổ chức sự kiện, tuyên bố tích hợp một phiên bản AI thông minh hơn ChatGPT vào Bing, giúp người dùng có thể chat để nhận câu trả lời. Trả lời Bloomberg, CEO Microsoft Satya Nadella gọi đây là “ngày đầu tiên của một cuộc đua mới”.

Nhà phân tích James Cordwell của Atlantic Equities cho biết các nhà đầu tư đang lo lắng vì Google đã thống trị thị trường tìm kiếm quá lâu và trở nên lười biếng.

Những diễn biến trong vài tháng qua là hồi chuông cảnh tỉnh cho hãng. Tuy nhiên, chi phí khổng lồ mà Google sẽ phải đổ vào để giúp công cụ tìm kiếm cạnh tranh tốt hơn với Bing cũng làm cho các nhà đầu tư lo ngại.

Tính đến tháng 3 năm 2023, thị phần của Bing là 2.87% so với 93.18% của Google.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Samsung có thể thay thế Google bằng Bing làm trình duyệt mặc định

Samsung đang xem xét thay công cụ tìm kiếm mặc định Google trên các thiết bị di động của mình sang Bing của Microsoft. Khoản hợp đồng đang mang về cho Google khoảng 3 tỷ USD mỗi năm.

Samsung có thể thay thế Google bằng Bing làm trình duyệt mặc định
Samsung có thể thay thế Google bằng Bing làm trình duyệt mặc định

Trong nhiều năm, Bing chỉ là lựa chọn hạng hai với các hãng di động, cho đến khi Microsoft tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo dựa trên ChatGPT vào công cụ tìm kiếm này.

Phản ứng của Google với dự định của Samsung là “hoảng sợ”, theo các tin nhắn nội bộ được The New York Times tiết lộ.

Nếu mất hợp đồng công cụ tìm kiếm mặc định với Samsung, Google mất 3 tỷ USD doanh thu hàng năm. Hợp đồng của gã khổng lồ tìm kiếm với Apple, trị giá 20 tỷ USD, cũng sẽ hết hạn trong năm nay.

Lần đầu tiên trong 25 năm trở lại đây, vị thế của Google bị đe dọa, bởi các đối thủ AI như Bing phiên bản mới. Để đáp lại, gã khổng lồ cũng đang chạy đua để xây dựng công cụ tìm kiếm tích hợp AI, theo các tài liệu nội bộ mà The Times xem được.

Công cụ và các tính năng tìm kiếm mới, dưới tên dự án Magi, đặt mục tiêu là đem lại trải nghiệm cá nhân hóa hơn so với dịch vụ tìm kiếm hiện tại, cố gắng dự đoán nhu cầu của người dùng.

Gã khổng lồ tìm kiếm lần đầu bị đe dọa.

Hàng tỷ người sử dụng công cụ tìm kiếm của Google mỗi ngày, từ tìm nhà hàng, chỉ đường cho đến chẩn đoán y tế. Cho đến khi ChatGPT ra đời vào tháng 11/2022, khó tưởng tượng bất cứ điều gì có thể thách thức một trong những trang web được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Động thái của Samsung là vết nứt đầu tiên trong đế chế kinh doanh tìm kiếm dường như bất khả xâm phạm của Google, trị giá 162 tỷ USD vào năm ngoái.

Đến nay hợp đồng vẫn đang được đàm phán và có thể Samsung vẫn gắn bó với Google. Nhưng chỉ riêng việc Samsung, công ty sản xuất hàng trăm triệu điện thoại thông minh với phần mềm Android mỗi năm, cân nhắc chuyển đổi công cụ tìm kiếm sang Bing, đã gây sốc cho nhân viên của Google.

Một số nguồn tin trong Google cho biết khi công ty yêu cầu tập hợp tài liệu cho một cuộc chào hàng với Samsung, nhiều nhân viên đã phản ứng bằng biểu tượng cảm xúc ngạc nhiên.

Trong khi đó, người phát ngôn của Google cho biết các nhà sản xuất điện thoại Android có thể tự do tích hợp công nghệ từ các công ty khác nhau để cải thiện trải nghiệm người dùng.

Google đã phát triển AI trong nhiều năm. Phòng thí nghiệm DeepMind của công ty này ở London là một trong những nơi tiên phong trong ngành trí tuệ nhân tạo, với các dự án như AlphaFold, AlphaZero.

Trong những năm gần đây, Google đã sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm, nhưng chưa hoàn toàn tích hợp công nghệ này vào Search vì các mô hình ngôn ngữ thường đưa ra ra các kết quả sai, bịa đặt hoặc thiên vị.

Nhưng bây giờ ưu tiên hàng đầu là sản phẩm mang các công nghệ mới nhất để không bị bỏ lại so với các đối thủ trong ngành. Tháng trước, Google phát hành chatbot Google Bard gấp rút đến mức để lộ lỗi sai thông tin ngay trên video giới thiệu sản phẩm.

Google buộc phải tìm cách “cài cắm” hàng loạt tính năng AI.

Kế hoạch phát triển công cụ tìm kiếm mới tích hợp AI của Google vẫn đang ở giai đoạn đầu, không có thời gian biểu rõ ràng về thời điểm ra mắt.

Nhưng theo các thông tin đến nay, công cụ sẽ đón trước nhu cầu người dùng dựa trên những gì họ đang tìm kiếm và đưa ra các danh sách, thông tin liên quan. Công cụ này cũng sẽ mang tính trò chuyện hơn thay vì tra cứu như hiện nay.

Ở bước đầu tiên, dự án Magi sẽ bổ sung các tính năng cho công cụ tìm kiếm hiện có của Google, theo các tài liệu nội bộ. Công ty hiện có hơn 160 người làm việc trong dự án.

Magi sẽ giữ quảng cáo trong kết quả tìm kiếm. Các truy vấn tìm kiếm có thể dẫn đến giao dịch mua bán, chẳng hạn tìm kiếm giày hay vé máy bay, vẫn sẽ hiển thị quảng cáo trên đầu trang kết quả. Quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm là cách kiếm tiền chính của Google.

Các tính năng mới dự kiến được ra mắt vào tháng tới và mùa thu năm nay cho khoảng 30 triệu người dùng ở Mỹ, theo tài liệu.

Gã khổng lồ cũng phát triển các ý tưởng sản phẩm khác. Một công cụ có tên GIFI tích hợp AI để tạo hình ảnh trong kết quả Google Image. Công cụ khác, Tivoli Tutor, sẽ dạy cho người dùng một ngôn ngữ mới thông qua hội thoại văn bản với AI.

Nhiệm vụ cấp thiết của Google là thuyết phục người dùng rằng công ty vẫn “mạnh mẽ, có năng lực và hiện đại” như các đối thủ cạnh tranh, theo Jim Lecinski, cựu Phó chủ tịch bán hàng và dịch vụ của Google.

“Google buộc phải ở trong cuộc chạy đua các tính năng mới trong lĩnh vực tìm kiếm”, Lecinski, Giáo sư Marketing tại Đại học Northwestern, cho biết.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips   

Lợi nhuận của Samsung chạm đáy 14 năm

Kết quả kinh doanh quý I năm 2023 của Samsung có thể khiến nhiều nhà đầu tư “choáng váng” với lợi nhuận dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 14 năm kể từ năm 2009.

Lợi nhuận của Samsung chạm đáy 14 năm
Lợi nhuận của Samsung chạm đáy 14 năm

Samsung Electronics dự kiến công bố kết quả sơ bộ quý đầu tiên của năm 2023 vào ngày 7/4 và kết quả đầy đủ vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, tình hình có vẻ không mấy khả quan với tập đoàn này, vì quý I thường là mùa thấp điểm đối với thị trường chip, Reuters đưa tin.

“Mảng công nghiệp bán dẫn của Samsung dự kiến sẽ chịu lỗ lớn trong quý I/2023. Cùng với đó, các mảng kinh doanh khác cũng hoạt động kém hiệu quả”, ông Kim Un-ho, nhà phân tích tại IBK Investment & Securities cho biết.

Theo công ty cung cấp dữ liệu tài chính Refinitive, lợi nhuận hoạt động quý I của “gã khổng lồ” Hàn Quốc có thể giảm xuống còn 1,08 nghìn tỷ won (hơn 820 triệu USD) trong quý I, giảm hơn 92% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây cũng là kết quả kinh doanh thấp nhất của Samsung kể từ năm 2009, khi lợi nhuận quý I của công ty ở mức khoảng 590 tỷ won do nhu cầu từ các trung tâm dữ liệu và nhà sản xuất máy tính chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kéo theo tỉ lệ chip tồn kho ngày càng cao.

Công ty theo dõi dữ liệu Hàn Quốc FnGuide thậm chí còn ước tính lợi nhuận hoạt động quý I/2023 của Samsung giảm tới 94,62% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 759,7 tỷ won.

Trong khi mảng kinh doanh điện thoại di động vẫn thuận buồm xuôi gió, đơn vị bán dẫn của Samsung lại có khả năng chịu khoản lỗ hàng quý hơn 3 nghìn tỷ won.

“Giá chip bộ nhớ DRAM và NAND đã giảm đáng kể trong quý I, khiến định giá hàng tồn kho giảm theo. Vấn đề này có thể khiến mảng kinh doanh chất bán dẫn của Samsung tiếp tục chịu lỗ một thời gian nữa”, ông Kim Un-ho nhận định.

Giá chip bộ nhớ DRAM (được sử dụng trong điện thoại thông minh, PC và server lưu trữ) đã giảm khoảng 20%, trong khi giá chip flash NAND (sử dụng cho các kho lưu trữ dữ liệu) giảm khoảng 10-15% trong quý I, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce.

Khách hàng của Samsung cũng đang hạn chế mua chip mới để tận dụng hết nguồn hàng tồn kho, bởi nhu cầu về thiết bị công nghệ vẫn chậm trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Họ cũng thận trọng hơn trong việc thực hiện các khoản đầu tư mới khi lãi suất tăng cao.

Ngành bán dẫn dự kiến sẽ tiếp tục ảm đạm từ nay đến nửa cuối năm 2023, do đó, các đối thủ của Samsung như Micron (Mỹ) và SK Hynix (Hàn Quốc) đã bắt đầu cắt giảm các kế hoạch đầu tư.

Trong khi đó, Samsung lại làm điều ngược lại. Hồi tháng 2, Samsung cho biết họ có kế hoạch vay 20.000 tỷ won từ công ty con Samsung Display để đảm bảo chi phí hoạt động ngành bán dẫn đến tháng 8/2025.

Tập đoàn công nghệ này đang tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần và đón đầu sự phục hồi của thị trường, theo các nhà phân tích. Tính đến năm 2022, Samsung vẫn là nhà sản xuất chip nhớ, TV và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Nguyễn Tuyết (Theo Reuters, Pulse News)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hà Anh  | MarketingTrips 

Google chi hàng tỷ USD cho Apple và Samsung để duy trì vị thế độc tôn

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple, Samsung và các hãng viễn thông để duy trì vị thế công cụ tìm kiếm số 1 thị trường.

Luật sư Kenneth Dintzer của Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ số tiền Google bỏ ra để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên hầu hết trình duyệt và điện thoại di động Mỹ, song mô tả đây là “con số khổng lồ”.

Trả lời thẩm phán Amit Mehta trong phiên điều trần tại Washington mới đây, Dintzer cho biết: “Google đầu tư hàng tỷ USD để mọi người không thay đổi nó. Họ mua sự độc quyền mặc định vì sự mặc định rất quan trọng”.

Các hợp đồng của Google là cơ sở cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ với Google. Bộ cáo buộc công ty tìm cách duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến theo cách vi phạm luật chống độc quyền. Các Tổng chưởng lý bang cũng đang theo đuổi một vụ kiện tương tự với “gã khổng lồ” này.

Phiên tòa chính thức có thể phải đợi đến năm sau, song buổi điều trần hôm 8/9 là phần cơ bản đầu tiên của một vụ kiện, kéo dài cả ngày, nơi mỗi bên đưa ra quan điểm của mình về việc kinh doanh của Google.

Đơn kiện Google được đệ trình trong những ngày cuối của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của chính phủ nhằm siết quản lý các hãng công nghệ lớn và tiếp diễn dưới thời Tổng thống Joe Biden.

Nhà Trắng hôm qua cũng tổ chức hội nghị bàn tròn với các chuyên gia để “mổ xẻ” tác hại của các nền tảng công nghệ lớn tới kinh tế và sức khỏe trẻ em.

Luật sư John Schimidtlein của Google cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ và các bang đã hiểu sai về thị trường và tập trung quá mức vào các đối thủ nhỏ hơn của họ như Bing của Microsoft, DuckDuckGo.

Thay vào đó, Google còn phải đối diện với cạnh tranh từ hàng tá công ty khác như TikTok của ByteDance, Meta, Amazon, Grubhub và các website khác, nơi mọi người truy cập để tìm kiếm thông tin.

“Bạn không phải lên Google để tìm kiếm trên Amazon. Bạn không phải lên Google để mua vé máy bay trên Expedia. Cạnh tranh khác nhau trên mỗi truy vấn không đồng nghĩa Google không phải đối diện với cạnh tranh khốc liệt”, ông nêu quan điểm.

Theo các luật sư của Bộ Tư pháp, các bang và cả Google, có được dữ liệu mới về truy vấn của người dùng vô cùng quan trọng với thành công của một công cụ tìm kiếm. Google sở hữu Chrome, trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay và Android, hệ điều hành di động phổ biến thứ hai của Mỹ.

Trong bản trình bày của mình, luật sư Dintzer nhấn mạnh vào cơ chế của công cụ tìm kiếm Google và các hợp đồng mặc định đã ảnh hưởng đến đối thủ tiềm năng ra sao.

Trên di động, Google ký hợp đồng với Apple, Samsung, Motorola…, hầu hết các trình duyệt và ba nhà mạng Mỹ để bảo đảm công cụ tìm kiếm của họ là mặc định và cài sẵn trên thiết bị mới. Công cụ tìm kiếm Bing mặc định trên trình duyệt Edge của Microsoft và máy tính bảng Fire của Amazon.

Các hợp đồng của Google biến Google thành “cánh cổng” cho mọi người tìm kiếm website trên Internet, ngăn cản các đối thủ đạt được quy mô cần thiết để thách thức Google.

Luật sư Schmidtlein cho biết công ty đã ký hợp đồng với Apple và các trình duyệt như Mozilla từ đầu những năm 2000. Bộ Tư pháp và các bang không giải thích được vì sao bây giờ các thương vụ lại là vấn đề.

Những giao dịch chia sẻ doanh thu mà Google đề nghị với các trình duyệt vô cùng cần thiết với những công ty như Mozilla vì họ cho người dùng sử dụng miễn phí.

“Lý do họ hợp tác với Google không phải vì họ phải làm như vậy mà vì họ muốn vậy”, Schmidtlein khẳng định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips

Samsung bị phạt 10 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật

Một tòa án Australia yêu cầu Samsung Australia nộp phạt 14 triệu AUD (9,65 triệu USD) vì 9 quảng cáo gây hiểu nhầm về tính năng chống nước trên smartphone. 

Samsung Australia thừa nhận đã khiến một số người mua smartphone Galaxy hiểu nhầm về mức độ kháng nước của thiết bị.

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia (ACCC) từng kiện Samsung vào tháng 7/2019. Trong thông cáo, Samsung cho biết vấn đề không tồn tại trên các mẫu máy mới.

Theo nhà chức trách, từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2018, Samsung chạy quảng cáo trong cửa hàng và trên mạng xã hội, tuyên bố smartphone có thể dùng trong bể bơi hoặc nước biển.

Chẳng hạn, một quảng cáo có nội dung: “Một chiếc điện thoại không thể bơi 100m” kèm theo hashtag #Dowhatyoucant (làm điều không thể), cùng hình ảnh chiếc điện thoại nhúng xuống nước.

Tuy nhiên, ACCC nhận được hàng trăm khiếu nại từ người dùng, nói rằng điện thoại của họ không hoạt động bình thường, thậm chí vài trường hợp còn dừng hoạt động sau khi tiếp xúc với nước.

Chống nước là tính năng quan trọng trên điện thoại Galaxy. Nhiều khách hàng có thể đã xem được những quảng cáo gây hiểu nhầm trước khi ra quyết định mua máy mới, theo Chủ tịch ACCC Gina Cass-Gottlieb.

Án phạt là lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp rằng, mọi tuyên bố về sản phẩm đều phải dựa trên sự thật.

Samsung và ACCC đồng tình về việc các thay đổi trên những mẫu máy mới ra mắt tại Australia kể từ tháng 3/2018 không gặp rủi ro khi tiếp xúc với nước như mẫu cũ.

ACCC hối thúc bất kỳ ai đã mua điện thoại Galaxy và gặp vấn đề cổng sạc sau khi máy bị ướt liên hệ với Samsung Australia. Những mẫu Galaxy nằm trong diện ảnh hưởng bao gồm: S7, S7 Edge, A5 , A7, S8, S8 Plus, Note 8.

Du Lam (Theo Reuters)

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

(Theo ICT News)

Vượt qua Samsung – Apple giành ngôi vương trên thị trường điện thoại thông minh

iPhone của Apple là dòng điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới trong quý nghỉ lễ năm 2021.

Source: BBC

Theo một báo cáo mới công bố của Canalys, hơn 1/5 số điện thoại thông minh bán ra trên thế giới trong quý 4/2021 là iPhone. Đại dịch COVID-19 và sự thiếu hụt chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến hầu hết các nhà sản xuất trên toàn cầu.

Với việc chiếm 22% tổng doanh số điện thoại thông minh trên toàn cầu, Apple đã vượt qua 20% thị phần của Samsung để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh phổ biến nhất trên thế giới.

Số liệu mới từ công ty nghiên cứu Canalys cho biết, nhu cầu đối với iPhone 13 đã khiến Apple đứng đầu thị trường smartphone sau nhiều quý ở vị trí thứ hai.

Chuyên gia Sanyam Chaurasia của Canalys cho biết: “Apple đã trở lại vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh sau ba quý nhờ vào hiệu suất xuất sắc từ iPhone 13.

Apple đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có của iPhone ở Trung Quốc”.

Tuy nhiên, chuyên gia Chaurasia báo cáo rằng Apple không thể đáp ứng nhu cầu iPhone vì tình trạng thiếu hụt các thành phần quan trọng.

“Tại các thị trường được ưu tiên, Apple duy trì thời gian giao hàng đầy đủ, nhưng ở một số thị trường, khách hàng của họ phải đợi để có được trên tay những chiếc iPhone mới nhất”, chuyên gia Chaurasia cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Mobility của Canalys, Nicole Peng, công ty nghiên cứu này dự đoán rằng “sẽ mất nhiều năm để các xưởng đúc lớn tăng đáng kể công suất chip”.

Ông Peng cho biết: “Các thương hiệu điện thoại thông minh đang đổi mới để tận dụng tối đa khả năng sản xuất của họ, điều chỉnh thông số kỹ thuật của thiết bị để đáp ứng các vật liệu sẵn có, tiếp cận các nhà sản xuất chip mới nổi để đảm bảo nguồn mới cho vi mạch, tập trung các dòng sản phẩm vào các mẫu bán chạy nhất”.

Chuyên gia Peng tiếp tục cho biết: “Những cách làm này mang lại lợi thế cho các thương hiệu lớn hơn và chúng sẽ tồn tại trong thời gian ngắn hạn vì các nút thiếu hút nguồn cung sẽ không giảm bớt cho đến nửa cuối năm 2022”.

Tuy nhiên, trong khi Apple đứng đầu danh sách các nhà cung cấp điện thoại thông minh cho quý 4/2021, con số này đã giảm so với cùng kỳ năm 2020. Tại thời điểm đó, Apple chiếm 23% thị phần, trong khi Samsung là 17%.

Trong quý 4/2021, Apple và Samsung chia nhau vị trí số 1 và số 2, theo sau là Xiaomi với 12%, OPPO 9% và Vivo với 8%.

Apple không công bố số liệu bán iPhone cụ thể. Tuy nhiên, một báo cáo mới đây từ Counterpoint Research cho biết iPhone 13 đang là smartphone bán chạy số 1 tại Trung Quốc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

LG sản xuất tivi màn hình lớn có giá 1.7 triệu USD

Chiếc tivi khổng lồ này của LG nặng 907 kg, màn hình 325 inch và chất lượng độ phân giải là 8K (7680 x 4320 pixel).

LG đã công bố dòng sản phẩm màn hình chiếu phim gia đình Direct View LED (DVLED) mới, có kích thước từ màn hình HD 108 inch cho đến 325 inch chất lượng 8K có giá 1,7 triệu USD và nặng hơn 2.000 pound (tương đương 907 kg), theo CNET.

Nhiều ý kiến cho rằng, những kích thước màn hình này sẽ không phù hợp với nhiều ngôi nhà, một hạn chế có thể liên quan nhiều đến các công nghệ hiển thị mà LG đang sử dụng.

Thay vì sử dụng lớp LCD (LCD Layer) để tạo pixel và chiếu sáng bằng các đèn LED riêng biệt, các màn hình này chỉ sử dụng đèn LED, tương tự như những gì bạn có thể thấy từ các dòng sản phẩm The Wall của Samsung hay Crystal LED của Sony.

Điều này có lợi thế là tạo ra các mức độ tương phản tốt hơn vì các pixel riêng lẻ có thể tắt hoàn toàn để tạo ra các mức độ đen sâu hơn.

* Mức độ đen (Black level) là thuật ngữ kỹ thuật dùng để mô tả độ sáng của TV. Mức độ đen của TV giúp xác định mức chất lượng hình ảnh. Nói chung, mức độ đen càng tối thì chất lượng hình ảnh càng tốt.

Như CNET đã chỉ ra, tốt nhất hết bạn nên nghĩ về màn hình DVLED mới của LG như một sự thay thế cho một máy chiếu cao cấp có thể tạo ra hình ảnh từ màn hình 100 inch trở lên.

Mặc dù DVLED đắt hơn rất nhiều, nhưng bạn lại có một màn hình rất sáng để sử dụng thay vì sử dụng các máy chiếu vốn rất hạn chế về mặt độ phân giải và chất lượng điểm ảnh.

Hầu hết các màn hình được cung cấp với tỷ lệ khung hình 16: 9 thông thường, nhưng LG cũng đang cung cấp phiên bản 32: 9 trong trường hợp bạn muốn xem hai nguồn cấp dữ liệu video cạnh nhau.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Gen Z nói gì về công nghệ của thế hệ mình?

Khi những tiêu chuẩn cũ không còn đủ sức hấp dẫn Gen Z, cuộc đua sáng tạo công nghệ bước vào giai đoạn đổi mới, tiên phong là Samsung với smartphone màn hình gập.

Gen Z

Viết vẽ bằng S Pen, màn hình tràn viền, camera ẩn, kết nối 5G có thể là những công nghệ không mới. Tuy nhiên, trải nghiệm chúng trên smartphone màn hình gập là điều bạn phải chờ đến thế hệ Galaxy Z mới nhất của Samsung mới làm được.

Từ điện thoại “nồi đồng cối đá” đến smartphone.

Cuối thập niên 80 và đầu những năm 90, mạng 2G ra đời. Công nghệ này cho phép điện thoại thực hiện các cuộc gọi chất lượng cao, an toàn hơn, gửi tin nhắn văn bản và truyền dữ liệu. Năm 1999, một số ít model có thể truy cập phiên bản đơn giản của các website.

Việc tích hợp camera vào điện thoại cũng bắt đầu được thử nghiệm vào những năm cuối thế kỷ XX. Giai đoạn này, thiết kế di động còn cồng kềnh và chưa nhiều tính năng thực tế.

Sau khi được giới thiệu vào cuối những năm 1990, smartphone dần thay đổi cách con người kết nối với thế giới.

Giai đoạn 2000-2006, các nhà sản xuất bắt đầu đưa các tính năng mới như chụp ảnh, phát nhạc, gửi email, fax, duyệt web lên điện thoại. Smartphone với bàn phím trượt, lật, xoay, qwerty… liên tục được trình làng, khiến thị trường smartphone sôi động hơn bao giờ.

Các thông số kỹ thuật, bộ xử lý, tuổi thọ pin, khả năng lưu trữ, kích thước màn hình và băng thông được nâng cấp ở mức tối ưu.

Nếu năm 2000 là bước ngoặt trong lịch sử của điện thoại thông minh thì năm 2010 đánh dấu cột mốc bùng nổ của smartphone với nhiều phiên bản phát hành cùng lúc, từ những thương hiệu khác nhau.

Theo báo cáo của Nielsen, tính riêng năm 2011, 5 hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới xuất xưởng gần nửa tỷ thiết bị. Một nửa số điện thoại được sử dụng ở Mỹ là smartphone.

Màn hình cảm ứng đa điểm là công nghệ trung tâm trên smartphone trong thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Cùng với đó là sự phổ biến trở lại của bút stylus.

Kỷ nguyên di động mới với smartphone màn hình gập.

Khi giới trẻ bắt đầu nhàm chán trước những thiết kế phẳng thông thường, họ mong chờ ý tưởng đột phá và sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để thoả mãn kỳ vọng của bản thân. Gia Bảo (27 tuổi, TP.HCM) là một trong nhiều người trẻ như vậy.

“Bàn phím trượt, màn hình cong, bút S Pen đều là những công nghệ ấn tượng nhưng đó vẫn là câu chuyện đã cũ. Khi thời đại phát triển, điều người ta cần ở smartphone là sự khác biệt chưa từng có.

Một thiết kế hoàn toàn mới, kết hợp vẻ đẹp cổ điển và sự hiện đại, cùng những tính năng cao cấp nhất, tại sao không?”, Bảo chia sẻ.

Năm 2011, Samsung đi ngược xu hướng thế giới khi ra mắt Galaxy Note cùng S Pen. Năm 2015, hãng lần nữa tạo khác biệt khi lần đầu giới thiệu smartphone màn hình cong tràn viền với Galaxy S6 Edge.

Đầu năm 2019, Samsung tham vọng mở ra kỷ nguyên di động mới khi trình làng smartphone màn hình gập Galaxy Z Fold. Một năm sau, hãng tiếp tục giới thiệu thế hệ thứ hai với Galaxy Z Flip.

Khi đó, giới công nghệ gọi smartphone màn hình gập của Samsung là “điện thoại của tương lai”, tức những model này phù hợp trình diễn công nghệ hơn là mang đến tính năng thực tế, phù hợp số đông người dùng.

7 tháng sau khi ra mắt Z Flip, 9/2020, Samsung trình làng Galaxy Z Fold2 có kích thước màn hình phụ lớn hơn 35% thế hệ tiền nhiệm.

Màn hình chính dùng tấm nền Dynamic AMOLED 2X hỗ trợ HDR10+ và tần số quét 120 Hz. Máy không chỉ gập mượt mà, mà còn có thể tự đứng ở nhiều góc độ.

Theo báo cáo của DSCC (Display Supply Chain Consultants), Samsung chiếm đến 87% thị phần điện thoại màn hình gập toàn cầu năm 2020. Trong đó, Z Fold2 là nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công này.

Trước khi Samsung tiếp tục ra mắt bộ đôi màn hình gập tiếp theo, Strategy Analytics dự đoán doanh số smartphone màn hình gập năm nay đạt 6,5 triệu máy, tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Đến năm 2025, con số lên đến 117,2 triệu máy, tăng 53 lần trong 5 năm.

Điều này cho thấy kỷ nguyên di động mới dần định hình với trung tâm là smartphone màn hình gập. Và Samsung đã đúng khi tiên phong khai phá thị trường này.

Galaxy Z Fold3 có màn hình chính 7,6 inch và màn hình phụ 6,2 inch, sử dụng tấm nền Dynamic AMOLED 2X, tần số quét 120 Hz cho hiệu ứng chuyển cảnh, cuộn lướt mượt mà.

Đây là smartphone đầu tiên của Samsung trang bị camera trước ẩn dưới màn hình với độ phân giải 4 MP.

Việc giảm điểm ảnh bị chiếm dụng để đặt camera trên màn hình đồng nghĩa tăng diện tích hiển thị, giúp người dùng tận hưởng trọn vẹn những nội dung yêu thích trên một màn hình liền mạch.

Cải tiến đắt giá trên thế hệ Z Fold mới của Samsung phải kể đến S Pen – vốn là biểu tượng của dòng Note. S Pen cho Z Fold3 có 2 tùy chọn gồm S Pen Fold Edition (S Pen phiên bản Galaxy Z Fold) và S Pen Pro.

Cả hai đều có đầu bút đặc chế, có thể rụt lại khi viết vẽ trên màn hình bằng công nghệ hạn chế lực chạm. Samsung cho biết đây là thế hệ S Pen tốt nhất của hãng với độ trễ gần như bằng 0, cho trải nghiệm viết vẽ như bút thật.

Trong khi Z Fold3 là cỗ máy đa nhiệm, Z Flip3 lại là biểu tượng thời trang mới. “Chiếc điện thoại có một không hai, vừa mang đến trải nghiệm di động cao cấp, vừa có thể gập gọn như hộp phấn nhỏ xinh”, nữ diễn viên Kaity Nguyễn đã nhận xét như thế về mẫu smartphone gập dọc của Samsung.

Galaxy Z Flip3 có kích thước màn hình chính 6,7 inch, độ phân giải Full HD+, tấm nền Dynamic AMOLED 2X và tần số quét 120 Hz. Tăng kích thước màn hình phụ từ 1,1 inch lên 1,9 inch là cách Samsung mang đến nhiều không gian hơn cho việc hiển thị nội dung thông báo, tin nhắn…

Bộ đôi smartphone màn hình gập mới nhất của Samsung đều trang bị chip xử lý Snapdragon 888 của Qualcomm, mạng 5G và chuẩn kháng nước IPX8.

Z Fold3 có RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256/512 GB, pin 4.400 mAh, trong khi Z Flip3 có RAM 8 GB, bộ nhớ trong tương tự và pin 3.300 mAh.

Thế hệ Z Flip3 được xem như BST phụ kiện thời trang cao cấp khi có đến 7 phiên bản màu sắc gôm kem ivory, tím lilac, xanh phantom, đen phantom, xám phantom, hồng bloom và trắng flora. Cùng với đó là những thiết kế ốp lưng và dây đeo thời trang, giúp người dùng cầm và gập điện thoại dễ dàng hơn.

Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, Samsung lần nữa hợp tác nhà thiết kế Thom Browne ra mắt Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 Thom Browne Edition, với 200 chiếc tại thị trường Việt Nam.

Vẫn lấy cảm hứng từ đồng phục mang tính biểu tượng và màu sắc đặc trưng của thương hiệu Thom Browne, điểm nhấn trên phiên bản lần này là bản lề và khung viền kim loại màu sáng. Bản phác thảo sáng tạo và chữ viết tay của nhà thiết kế trên chủ đề giao diện người dùng độc quyền cũng làm nên sự khác biệt trên mẫu smartphone đậm nét cổ điển này.

Thế hệ Galaxy Z tiếp theo là cách Samsung hiện thực hoá tham vọng mở ra chương mới cho công nghệ di động.

Vẫn những tính năng hiện đại cho phép giới trẻ thoả sức sáng tạo, thiết kế thời trang thể hiện cá tính và phong cách riêng, tiện ích đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu trải nghiệm, nhưng tất cả diễn ra trên một màn hình gập mở linh hoạt.

Với tinh thần “gập giới hạn cũ, mở tiềm năng mới”, Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 không chỉ là “át chủ bài” giúp Samsung giữ vững ngôi vương trong cuộc đua smartphone màn hình gập, mà còn trở thành những thiết bị toàn năng, cùng gen Z khám phá những điều mới mở trong cuộc sống.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Samsung xác nhận sẽ xoá bỏ quảng cáo trên các ứng dụng độc quyền của mình

Samsung đã xác nhận rằng họ sẽ ngừng hiển thị quảng cáo trong các ứng dụng mặc định của mình bao gồm Samsung Weather, Samsung Pay và Samsung Theme.

Thông tin được đưa ra bởi ông TM Roh, giám đốc phụ trách mảng di động của Samsung trong một cuộc họp nội bộ do Yonhap đưa tin.

Trong một tuyên bố gửi cho The Verge công ty này cho biết:

“Samsung đã đưa ra quyết định ngừng hiển thị quảng cáo trên các ứng dụng độc quyền của mình bao gồm Samsung Weather, Samsung Pay và Samsung Theme.”

Theo Samsung: “Ưu tiên của chúng tôi là mang đến những trải nghiệm di động sáng tạo cho người dùng dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

Chúng tôi coi trọng phản hồi từ người dùng và tiếp tục cam kết cung cấp cho họ những trải nghiệm tốt nhất có thể từ các sản phẩm và dịch vụ Galaxy của chúng tôi.”

quảng cáo hiển thị trong các ứng dụng mặc định của Samsung

Ở thời điểm hiện tại, bạn hoàn toàn có thể tránh hoặc tắt những quảng cáo này và chuyển sang các phiên bản không phải của Samsung cho mỗi ứng dụng, nhưng bạn sẽ phải chi 1.199 USD cho mỗi thiết bị.

Samsung không chia sẻ ngày cụ thể khi nào quảng cáo sẽ bị xóa bỏ khỏi các phần mềm của mình, nhưng Yonhap trước đó đã báo cáo rằng thay đổi sẽ được thực hiện thông qua bản cập nhật phần mềm One UI sắp tới của Samsung.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

Xiaomi là hãng smartphone duy nhất tăng trưởng tại Việt Nam

Samsung, Oppo, Vivo và VinSmart đều giảm thị phần “sell-in” tại Việt Nam trong quý II vừa qua, chỉ Xiaomi tăng trưởng.

Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu 2021 đã ảnh hưởng lớn tới nhiều hãng smartphone trong nước.

Vẫn giữ vị trí dẫn đầu thị phần “sell-in” (lượng máy được bán từ nhà sản xuất đến các đơn vị phân phối) nhưng Samsung giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số tương tự với Oppo là 17%, Vivo là 21%. Tuy giảm sâu, Vivo vẫn chiếm được vị trí thứ 4 của VinSmart do hãng điện thoại Việt đã thông báo dừng mảng kinh doanh này và hiện chỉ còn bán nốt một vài dòng sản phẩm.

Xiaomi là cái tên duy nhất có tình hình kinh doanh khởi sắc, trái ngược với 4 nhà sản xuất còn lại trong top 5, khi có mức tăng trưởng 68%.

Ở thị trường Đông Nam Á, con số của Xiaomi còn ấn tượng hơn, 107%. Cùng Xiaomi, một thương hiệu Trung Quốc khác, Realme, có mức tăng trường 7%. Samsung, Oppo, Vivo chiếm lần lượt vị trí 2, 3 và 4 với mức giảm 4%, 7% và 18% tương ứng.

Số liệu “sell-in” không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.

Trong quý II, Samsung bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng thiếu chip toàn cầu. Theo một số đại lý, nhiều model tầm trung giá rẻ được người dùng quan tâm của hãng này không còn hàng để bán.

Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất là việc hàng loạt cửa hàng phải tạm đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Việc nhập máy từ các nhà sản xuất, vì vậy, cũng được các hãng thận trọng.

Về doanh số bán ra tại Việt Nam, số liệu nghiên cứu thị trường của một công ty khác cho thấy trong tháng 6, Samsung vẫn giữ vị trí dẫn đầu với khoảng 35% thị phần, Oppo đứng thứ hai – hơn 17% thị phần, trong khi Xiaomi bám sát phía sau với gần 17%.

Trong bảng số liệu của công ty này, Apple là hãng đứng thứ 4 với khoảng 10% thị phần. Tại Việt Nam, số liệu của Apple chưa phản ánh chính xác lượng máy bán ra thị trường bởi số lượng máy dạng “xách tay” khá nhiều.

Theo công bố mới của Counterpoint Research, Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với 17,1% thị phần, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%).

Hãng điện thoại Trung Quốc cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II, doanh số của Xiaomi đứng thứ 2 toàn cầu với 16,1% thị phần, đứng sau Samsung (17,6%).

Kể từ khi thành lập đến hết tháng 6 năm nay, Xiaomi đã bán được tổng cộng 800 triệu smartphone trên toàn thế giới.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh

Giám đốc Marketing Samsung: AI là chìa khóa để khai phá tiềm năng marketing và sự đổi mới

AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ giúp những người làm marketing suy nghĩ lớn hơn và giải quyết các vấn đề kinh doanh tốt hơn. Dưới đây là chia sẻ từ Ông Benjamin Braun, Giám đốc Marketing Samsung Châu Âu.

Giám đốc Marketing Samsung: AI là chìa khóa để khai phá tiềm năng marketing và sự đổi mới

Kiểm tra sức ảnh hưởng hay tác động của các chiến dịch trực tuyến đối với người tiêu dùng luôn là một cuộc chiến đầy gian nan.

Những người làm marketing thường không thể biết liệu họ có đang lựa chọn đúng các quảng cáo hay không, chúng liên quan ít hay nhiều hay không liên quan đến các phân khúc khách hàng như thế nào.

Các Marketer chỉ có thể phụ thuộc vào thử nghiệm A/B (A/B Testing) vốn có giới hạn. Mọi thứ dường như mơ hồ giữa “thích cái này hay cái kia”.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng đang ngày càng chuyển sang mua sắm trực tuyến, sự phát triển của công nghệ máy học tự động và ra quyết định dựa trên trí tuệ nhân tạo, những ‘ngày tháng mơ hồ’ đó cũng sẽ dần biến mất đi.

Mở khóa tiềm năng cá nhân hóa – một cách tự động.

Thử nghiệm đa biến (MVT) đang chuyển đổi khả năng của những người làm marketing trong việc nhắm mục tiêu đến người tiêu dùng trực tuyến dựa trên sở thích, thói quen và nhu cầu cá nhân của họ.

Công nghệ này kiểm tra nhiều cách và biến khác nhau để xem nội dung nào nhận được nhiều chuyển đổi nhất từ ​​khách hàng và dựa trên dữ liệu này, học cách dự báo nội dung nào sẽ phù hợp nhất với cùng một tệp khách hàng trong tương lai.

Nó biết khi nào là thời điểm tốt nhất để tiếp cận khách hàng, với thông điệp gì và với thiết kế quảng cáo ra sao.

Dựa trên các giao dịch mua gần đây và tương tác trực tuyến với thương hiệu của bạn, công nghệ máy học biết được từng vị trí trong vòng đời khách hàng của mỗi người tiêu dùng.

Điều này cho phép nó sử dụng các trình kích hoạt (triggers), với ý niệm là thúc đẩy đối với những người sắp có khả năng mua hàng.

Nói một cách dễ hiểu, nó thông minh và thông minh hơn nhiều so với mô hình thử nghiệm A/B truyền thống mà một số marketers vẫn hay sử dụng.

Thời gian mua lại.

Với những nội dung liên quan đến tác động của việc số hóa đối với lực lượng lao động toàn cầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trí tuệ nhân tạo dường như có thể gây ra một mối đe dọa lớn đối với vai trò của nhiều người làm marketing.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi đang thấy ở Samsung Châu Âu thì…trên thực tế là ngược lại.

Với việc nhiều người tiêu dùng hơn đang mua sắm trực tuyến trong thời gian bị đóng cửa (lockdown), chúng tôi đã và đang nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số.

Tập hợp các bên liên quan từ khắp các bộ phận trong doanh nghiệp lại với nhau, chúng tôi đang tạo ra những sự tiến bộ trong việc tích hợp các kênh kỹ thuật số – tạo ra mô hình đa học máy và nhiều công cụ kỹ thuật số trong quá trình này.

Khi chúng ta có thể đưa ra những quyết định được hỗ trợ bởi AI, các thương hiệu có cơ hội giải phóng các nhà tiếp thị để từ đó họ có nhiều sự tập trung hơn cho việc giải quyết các thách thức kinh doanh mới.

Chúng tôi đã nhận thấy những tác động đến khách hàng, với việc tích hợp tốt hơn giúp đảm bảo rằng những trải nghiệm của người tiêu dùng sẽ được cá nhân hóa tốt hơn trên từng điểm tiếp xúc trong suốt hành trình mua hàng.

Cộng tác tốt hơn, tiếp thị tốt hơn.

Thông qua AI, các nhà tiếp thị có thể được trao quyền nhiều hơn để nhắm mục tiêu tốt hơn đến các nhóm đối tượng mục tiêu của họ. Giải phóng các công việc thủ công vốn được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Việc ra quyết định tự động được hỗ trợ bởi công nghệ máy học cho phép tối ưu hóa tốt hơn và do đó chiến dịch có được những thành công cao hơn.

Chúng tôi đã loại bỏ các quyết định chỉ dựa trên sự chủ quan hay các yếu tố cảm tính để giờ đây chúng được định hướng dựa trên dữ liệu (data-driven marketing) và dựa trên hành vi của người tiêu dùng.

Việc tích hợp nhiều kênh hơn chắc chắn sẽ làm mờ ranh giới giữa các nhóm CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng), kỹ thuật số (digital), truyền thông (communications), PR và cả truyền thông mạng xã hội để từ đó tạo ra một bộ phận marketing đa chức năng thống nhất hơn và thành công hơn.

Dồn sức lực để nghĩ lớn hơn.

Đây là lý do tại sao tự động hóa đưa ra một nghịch lý mạnh mẽ cho các nhà tiếp thị hiện đại. Trong khi việc tối ưu hóa là một ưu tiên hàng đầu trong ngành tiếp thị, đã có rất ít các cuộc tranh luận về việc mở khóa các tư duy đổi mới thực sự.

Bằng cách nhường chỗ cho sự tự động hóa nhiều hơn, giờ đây những người làm marketing có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới – đó là điều trọng tâm thực sự của mọi chiến dịch truyền thông nói chung đến khách hàng.

Chúng tôi đang bắt đầu hành trình tự động hóa, nhưng các nhà tiếp thị của chúng tôi đã thấy được những lợi ích của phương pháp này từ rất sớm.

Điều này đánh dấu một bước tiến lớn hơn về việc dành nhiều thời gian quý báu hơn cho sự sáng tạo để mở ra những cơ hội mới cho khách hàng.

Không còn nghi ngờ gì nữa – tự động hóa gia tăng cuối cùng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của tiếp thị nhanh hơn, được cá nhân hóa hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Samsung: Tái chế bao bì TV thành đồ nội thất thông minh

TV Samsung có bao bì tận dụng làm nội thất ngay tại nhà, điều khiển pin mặt trời làm bằng nhựa tái chế giúp giảm rác thải ra môi trường.

Nhà thú cưng lắp ráp từ bao bì sinh thái.

Đại diện hãng điện tử Hàn Quốc cho biết, mỗi năm có hàng chục triệu tấn rác thải điện tử nhưng chỉ một phần rất nhỏ trong đó được tái chế.

Nhằm tạo ra những thiết bị thân thiện với môi trường, Samsung liên tục nghiên cứu các giải pháp tác động đến tự nhiên, bao gồm tăng tuổi thọ của sản phẩm và tái chế tài nguyên.

Thùng TV thành kệ sách, nhà thú cưng.

Gần đây, tái chế, tái sử dụng đồ nội thất thân thiện môi trường được nhiều người ưu tiên.

Từ xu hướng này, các nhà thiết kế của Samsung có ý tưởng tận dụng thùng TV cũ để tạo ra những món đồ nội thất đơn giản, đạt tính thẩm mỹ: kệ, tủ, hộp hay nhà cho thú cưng…

Sự thay đổi này hướng đến hạn chế lượng rác thải và bảo vệ môi trường, làm mới không gian nhà ở.

Cụ thể, bao bì sinh thái được in ma trận chấm, người dùng có thể để cắt ghép bìa giấy thành các món nội thất nhỏ.

Chất liệu thùng giấy được tính toán để bảo vệ an toàn sản phẩm bên trong đồng thời giảm chi phí, phát sinh khí thải carbon thấp trong quá trình sản xuất.

Trên bao bì sẽ in mã QR, khi quét sẽ dẫn về website có các hướng dẫn quá trình lắp ráp.

Người dùng có thể chủ động chọn mẫu nội thất muốn làm, tùy thuộc vào thời gian và độ khó.

Ý tưởng về bao bì sinh thái xuất phát từ dự án của C-Lab – chương trình ươm tạo khởi nghiệp nội bộ của Samsung.

Các nhà phát triển C-Lab không ngừng quan sát không gian nội thất trong gia đình và thấy người dùng thường đặt set-top box, đồ nội thất nhỏ và thiết bị điện dưới TV của họ.

Từ đó, họ lập kế hoạch sử dụng sản xuất những thùng đựng chắc chắn để có thể tái chế thành đồ nội thất.

Thùng đựng TV có thể tái chế giới thiệu lần đầu trên dòng Samsung Lifestyle TV, bao gồm The Frame, The Serif và The Sero vào tháng 4/2020. Đến nay, hãng triển khai ứng dụng giải pháp trên nhiều dòng sản phẩm như Neo QLED 20201.

Giảm 99 triệu viên pin nhờ năng lượng mặt trời.

Gần đây, trong bản phác thảo kế hoạch giúp điều khiển từ xa thân thiện với môi trường hơn, các nhà phát triển tập trung sự chú ý vào pin dùng một lần.

Để hiểu rõ tầm quan trọng của viên pin, kỹ sư của hãng làm một phép tính: giả sử một chiếc TV thông thường được sử dụng trong khoảng 7 năm, việc thay pin trong điều khiển từ xa mỗi năm một lần, có nghĩa là 14 viên pin sẽ bị sử dụng và bỏ đi.

Nhân với doanh số TV toàn cầu dự kiến hàng năm của Samsung thì con số đó lên tới khoảng 99 triệu viên pin bị loại bỏ, tương ứng giảm lượng khí thải nhà kính xuống 14.000 tấn.

Khi pin AAA được thay thế bởi năng lượng mặt trời, người dùng có thể sạc pin cho điều khiển tại nhà. Thiết bị còn có thể hấp thụ năng lượng từ đèn huỳnh quang trong gia đình, để ở môi trường thiếu sáng vẫn có thể sử dụng.

Các kỹ sư đã giảm mức tiêu thụ điện năng xuống còn 86% thông qua nghiên cứu cách người dùng xem TV, số lần nhấn các nút điều khiển từ xa và tính được thời gian sử dụng chúng.

Bên cạnh đó, hãng cũng sử dụng 28% nhựa tái chế được sử dụng để tạo ra thiết bị nặng 40 gram này. Vừa qua, Samsung tổ chức chương trình tặng 1.100 điều khiển năng lượng mặt trời tại Samsung 68 (Bitexco, quận 1, TP HCM) và các chuỗi siêu thị điện máy lớn.

Tham gia sự kiện, anh Nguyễn Văn Vui (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ thích thú ý tưởng điều khiển năng lượng mặt trời: “Tủ pin của gia đình tôi đã chứa vài chục đôi, nên việc chuyển sang dùng năng lượng mặt trời cả nhà đều ưng ý vì tính tiện lợi, tiết kiệm.”

Đại diện hãng nhấn mạnh, trong hành trình phát triển Samsung không chỉ tập trung cải tiến những công nghệ mới nhất trên thiết bị mà còn chú trọng thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng tới thiết lập một nền kinh tế tuần hoàn.

Những giải pháp của hãng, vì vậy cũng giúp hình thành lối sống xanh, thân thiện với môi trường. Tương lai, Samsung sẽ tiếp tục triển khai chương trình trực tuyến về bao bì sinh thái.

Hãng đồng thời nhân rộng các vật liệu hướng tới môi trường bền vững, ứng dụng trên màn hình, giá đỡ biển báo, nắp lưng hay TV để người dùng có thể tiếp cận nhiều hơn những sản phẩm “xanh”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại đứng số 2 thế giới

Theo Canalys, Xiaomi Corp đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý vừa qua sau khi lượng hàng xuất xưởng tăng 83%.

Xiaomi vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại số 2 thế giới

Với kết quả lần này, đây là lần đầu tiên Xiaomi, nhà sản xuất mọi thứ từ nồi cơm điện đến màn hình chơi game của Trung Quốc, lọt vào top hai, trước đây bị thống trị bởi Samsung Electronics Co. và Apple Inc.

Theo dữ liệu, Samsung vẫn giữ vị trí đầu bảng với 19% thị phần trong quý II, Xiaomi có 17% và Apple là 14%. Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng tới 4,1% vào hôm thứ Sáu và là cổ phiếu có mức độ hoạt động tốt nhất tại sàn Hồng Kông.

Huawei Technologies Co. đã phá vỡ bảng xếp hạng một thời gian ngắn cho đến khi các lệnh trừng phạt về nguồn cung cấp chip thiết yếu có hiệu lực vào năm ngoái.

Về mặt sản xuất phần cứng, Xiaomi đặc biệt tích cực khi tung ra hai thiết bị hàng đầu trong vòng bốn tháng đầu năm.

Mi 11 Ultra là một trong những thiết bị có bộ cảm biến máy ảnh lớn nhất trên điện thoại thông minh cho đến nay, nó nhấn mạnh tham vọng của công ty này trong việc đẩy mạnh phạm vi giá cao cấp.

Giám đốc Nghiên cứu của Canalys, Ben Stanton cho biết:

“So với Samsung và Apple, giá bán trung bình của Xiaomi rẻ hơn lần lượt khoảng 40% và 75%. Vì vậy, ưu tiên lớn của Xiaomi trong năm nay là tăng doanh số bán các thiết bị cao cấp của hãng, chẳng hạn như Mi 11 Ultra.

Nhưng đó sẽ là một trận chiến đầy khó khăn khi cả Oppo và Vivo đều có cùng mục tiêu và cả hai đều sẵn sàng chi tiêu ‘khủng’ cho hoạt động marketing (Mass Media) để xây dựng thương hiệu của họ theo cách mà Xiaomi không thể làm được.”

Canalys cho biết, việc mở rộng ra thị trường nước ngoài là động lực lớn nhất cho sự tăng trưởng của Xiaomi, với việc công ty tăng lượng hàng xuất xưởng lên hơn 300% ở Châu Mỹ Latinh, 150% ở Châu Phi và 50% ở Tây Âu.

Xiaomi đã dành nửa đầu năm để giữ lấy danh hiệu ‘nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc’ trước các đối thủ Oppo và Vivo, mỗi bên có thị phần gần bằng nhau.

Quý 2 này là khoảng thời gian ‘yên tĩnh’ nhất đối với cả Apple và Samsung vì cả hai đều chuẩn bị cho việc ra mắt thiết bị cầm tay mới trong những tháng tiếp theo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Trước khi thất bại, Nokia từng được coi là thương hiệu dẫn đầu của cuộc cách mạng điện thoại di động. Nokia là một trong những thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Vị thế của Nokia đối với thị trường điện thoại di động được minh chứng bằng thực tế là nó có thị phần toàn cầu hơn 40%.

Trong khi hành trình lên đỉnh cao của Nokia diễn ra nhanh chóng, sự suy giảm của nó cũng tương tự như vậy.

Vậy tại sao từ một đế chế gần như không thể thay thế với nguồn lực rất mạnh, Nokia đã bị bỏ lại đằng sau cuộc chơi. Dưới đây là tóm gọn 05 lý do chính khiến Nokia thất bại.

1. Chỉ tập trung vào phần cứng.

Sẽ không có bất cứ nghi ngờ gì khi nói Nokia vốn rất nổi tiếng về chất lượng phần cứng, tuy nhiên, khi nói đến phần mềm, có rất ít người phủ nhận tình yêu của họ dành cho Android của Google hoặc iOS của Apple.

Nokia lẽ ra nên kết hợp với hệ điều hành Android sớm hơn nếu hãng này thực sự muốn quay trở lại đường đua. Thay vào đó, công ty lại tiếp tục hợp tác với Microsoft, điều đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cả hai gã khổng lồ công nghệ.

2. Nokia thất bại vì thiếu sự đổi mới.

Nokia đã cố gắng trở lại cuộc đua bằng những chiếc điện thoại mới của mình với công nghệ mới nhất, nhưng đó vốn là những tính năng đã có hay có phần cũ kỹ, chưa phải là những thứ công nghệ dành cho tương lai.

Không chỉ thất bại với dòng điện thoại cao cấp (flagship phone) mà Nokia cũng bị tổn hại ở phân khúc tầm trung (mid-range segment). Sự thâm nhập của quá nhiều thương hiệu khác như Motorola, Xiaomi, HTC, Huawei đã khiến Nokia gặp thất bại ê chề.

3. Không có một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Nếu bạn suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, những gì mà Google và Apple đã làm đó là tạo ra một cộng đồng bao gồm các nhà sản xuất điện thoại (phone makers), nhà phát triển (developers) và cả khách hàng.

Các thương hiệu mới đã tham gia hệ sinh thái này khi khách hàng rất hài lòng khi dùng thử chúng vì họ đã vốn quen với giao diện người dùng của Android.

Ngược lại, Nokia luôn cố gắng để đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và sự cô lập đó đã khiến công chúng mất dần sự quan tâm đến thương hiệu.

4. Sự trỗi dậy của thị trường di động Trung Quốc.

Không lâu, kể từ khi thị trường điện thoại di động phát triển, các thương hiệu Trung Quốc bắt đầu sản xuất điện thoại di động với tốc độ không thể đánh bại.

Có lần người phát ngôn của Nokia nói rằng người Trung Quốc sản xuất điện thoại còn nhanh hơn cách chúng tôi thực hiện một ý tưởng mới của mình bằng PowerPoint.

5. Chọn nhầm CEO cũng là một nguyên nhân chính khác khiến Nokia thất bại.

5 lý do chính khiến 'đế chế một thời' Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động
Tại sao Nokia thất bại? 5 lý do chính khiến ‘đế chế một thời’ Nokia thất bại trong thị trường điện thoại di động

Khi Stephen Elop ngồi lên chiếc ghế CEO của Nokia vào quý 4/2010, Nokia khi đó vẫn có 28,2% thị phần (Market Share) điện thoại di động, bán ra 117 triệu máy, còn Samsung chỉ mới bán được 71 triệu máy và Apple chỉ là 13,4 triệu máy.

Vào thời điểm đó, hệ điều hành điện thoại di động mà Nokia lựa chọn, là Symbian, chiếm 36,6% thị trường điện thoại thông minh là cũng là nền tảng lớn nhất khi iOS của Apple chỉ mới có 16,7%.

Không ai có thể phủ nhận tài năng của Stephen Elop nhưng đôi khi, có một người nổi tiếng với đầy đủ các kỹ năng là không đủ để chuyển đổi một doanh nghiệp, đặc biệt là khi doanh nghiệp đang trong một thị trường rất năng động với sự cạnh tranh rất gay gắt.

Elop đã nhận ra những khó khăn mà Nokia đang gặp phải và ông đã cố gắng để đưa ra một số quyết định lớn nhưng tất cả đều vô vọng.

Nokia vẫn tiếp tục ‘té ngã’ và gánh thất bại trên đường đua mãi những ngày về sau đó !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Từ hai bàn tay trắng, nhà sáng lập Kakao trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Giá trị cổ phiếu tăng vọt giúp Kim Beom-su, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Kakao trở thành người giàu nhất Hàn Quốc, qua mặt cả thái tử Samsung Lee Jae-yong.

Tính đến ngày 22/6, cổ phiếu công ty công nghệ Kakao đã tăng hơn 110% trong năm 2021, giúp tài sản của nhà sáng lập Kim Beom-su tăng thêm 5,6 tỷ USD.

Nhờ đó, theo tính toán độc lập của cả tạp chí Forbes và tờ Bloomberg, Kim Beom-su đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản khoảng 16,3 tỷ USD.

Xếp sau Kim Beom-su là Seo Jung-jin (13,2 tỷ USD), đồng sáng lập hãng dược phẩm Celltrion và thái tử Lee Jae-yong (12,2 tỷ USD), người thừa kế đời thứ ba của tập đoàn Samsung.

Ông Kim Beom-su, 55 tuổi, là con thứ ba trong một gia đình nghèo năm anh em, có bố làm công nhân và mẹ là phục vụ khách sạn.

Thời trẻ, ông có 5 năm làm việc ở bộ phận IT của Samsung trước khi lập ra Hangame, một nhà phát triển game nổi tiếng mà sau đó sáp nhập với ‘gã khổng lồ’ tìm kiếm Naver.

Năm 2010, ở tuổi 44, Kim Beom-su lập ra Kakao và ứng dụng nhắn tin KakaoTalk đã nhanh chóng vươn mình trở thành nền tảng dịch vụ di động số một Hàn Quốc.

Điều này biến Kakao trở thành tập đoàn lớn mạnh sáng ngang với các chaebol như Samsung, Hyundai, SK hay LG, tức những tập đoàn gia đình khổng lồ của Hàn Quốc.

Mảng kinh doanh số của Kakao đã rất thuận lợi trước khi Covid-19 bùng phát và càng thuận lợi hơn trong mùa dịch. Dịch vụ KakaoTalk hiện có 45 triệu người dùng và chiếm 95% thị phần ở Hàn Quốc, theo Counterpoint Research.

kakao talk

Kakao hiện còn đang kinh doanh quảng cáo, thương mại điện tử, bản đồ trực tuyến, game và dịch vụ tài chính. Công ty còn có thêm webtoon, một dạng truyện tranh cuốn chiếu xuất bản trên mạng rất được ưa chuộng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên thế giới.

Mở rộng sang mảng tài chính, Kakao Pay hiện đang hợp tác với Ant Group của Alibaba để cải tiến công nghệ QR, nhận dạng khuôn mặt và nền tảng thanh toán.

Một mảng kinh doanh khác là Kakao Games đã gọi được vốn 320 triệu USD sau khi lên sàn vào tháng 9/2020. Tháng tới, Kakao tiếp tục kỳ vọng thu về 1,8 tỷ USD khi Kakao Bank mở bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).

Mảnh đất tiếp theo mà Kakao nhắm tới là B2B2C (doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới khách hàng) như dịch vụ đám mây của Amazon hay Microsoft.

Công ty cũng có ý định mở rộng sang lĩnh vực giải trí với Kakao Entertainment và vận tải với Kakao Mobility. Cả hai dự kiến IPO vào năm sau.

Mục đích cuối cùng của Kakao sau khi thâu tóm và sáp nhập hơn 100 công ty khác nhau chính là tạo ra một hệ sinh thái, siêu ứng dụng giống như WeChat.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Sau khi rút khỏi thị trường di động, LG Electronics đang tìm kiếm nguồn thu mới từ kho bằng sáng chế liên quan tới viễn thông khổng lồ. 

LG đang tìm nguồn thu từ kho bản quyền khổng lồ

Korea Times dẫn lời một quan chức LG Electronics cho biết, họ đang nghiên cứu những cách tận dụng bằng sáng chế không dây.

Đây sẽ là tài sản đóng góp cả về doanh thu và sáng tạo tương lai cho công ty. Tháng 7 năm nay, hãng điện tử Hàn Quốc sẽ chính thức ngừng kinh doanh smartphone.

Điều này không đồng nghĩa LG Electronics có ý định chuyển đổi thành một “patent troll” (trục lợi từ sáng chế). Tuy nhiên, công ty dự định áp dụng các biện pháp như nộp đơn lên tòa án để bảo vệ bằng sáng chế viễn thông.

Cụ thể hơn, hãng xem xét danh sách những cái tên mà họ tin là sử dụng bản quyền của mình không có giấy phép. LG đã nhận được bồi thường thiệt hại từ người vi phạm hoặc ký hợp đồng cấp phép bổ sung, từ đó gia tăng doanh thu.

Đầu tháng này, một tòa án khu vực tại Đức ra phán quyết rằng nhà sản xuất điện tử tiêu dùng TCL của Trung Quốc đã vi phạm một trong các bằng sáng chế LTE của LG.

Năm 2018, LG cũng đệ ba đơn kiện khác nhau lên tòa án Đức, chống lại nhà sản xuất smartphone Wiko của Pháp do vi phạm tiêu chuẩn bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) LTE.

Một năm sau, tòa án ra phán quyết nghiêng về phía LG song Wiko đã kháng cáo.

Năm 2017, LG có hành động pháp lý chống lại nhà sản xuất smartphone BLU của Mỹ khi đệ đơn lên tòa án Delaware và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ do vi phạm 5 trong số các SEP LTE. Vụ kiện khép lại vài tháng sau đó do BLU ký thỏa thuận trả phí bản quyền cho LG.

Xét tới các trường hợp kể trên, LG dường như sẽ tiếp tục các vụ kiện bản quyền chống lại các nhà sản xuất smartphone toàn cầu chưa ký hợp đồng cấp phép với mình. LG có khả năng hưởng lợi từ điều này vì số lượng bằng sáng chế đang nắm giữ.

Theo hãng nghiên cứu và tư vấn tài sản sở hữu trí tuệ TechIPm, từ năm 2012 tới 2016, LG đứng đầu thế giới về danh mục SEP 4G (LTE/LTE-A).

Trong khi đó, hãng nghiên cứu IPlytics gần đây xếp hạng LG đứng thứ ba toàn cầu trong danh mục SEP 5G với hơn 3.700 bằng sáng chế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

3 ‘chìa khoá’ chính để có một live-stream thành công

Khi Covid-19 đã khiến nhiều thương hiệu trên khắp thế giới suy nghĩ lại về sự hiện diện trực tuyến của họ, những người làm marketing đang tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến.

3 'chìa khoá' chính để có một live-stream thành công

Đối với các thương hiệu chủ yếu dựa vào các hoat động kinh doanh offline trước Covid-19, live-stream hay phát trực tiếp dường như là một giải pháp thay thế đáng tin cậy.

Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi phát trực tiếp để chỉ đơn giản là được “trực tuyến” thì sẽ không tạo ra những tác động đáng kể.

Sau đây là 03 phương pháp phát trực tiếp hay nhất từ Google mà các thương hiệu hiện đang áp dụng có thể dẫn đến lượng người xem và mức độ tương tác cao hơn.

1. Xây dựng nguồn động lực trước khi bạn ‘go live’.

Giúp mọi người khám phá sự kiện trực tiếp của bạn bằng cách chạy các chiến dịch giới thiệu (teaser campaign) trước khi phát để giúp người dùng mới và người dùng hiện tại biết khi nào và tại sao họ nên theo dõi sự kiện đó.

Trong thời điểm các hạn chế xã hội quy mô lớn đang diễn ra tại Indonesia (LSSR), nhà cung cấp viễn thông Indosat Ooredoo cần phải tìm ra một cách thay thế khác để tiếp tục chiến dịch #Collabonation mà trước đây họ đã từng tổ chức tại các trung tâm mua sắm trên khắp cả nước.

Thương hiệu đã quyết định tiến hành 06 sự kiện phát trực tiếp để tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của họ đồng thời cần đảm bảo việc họ có thể tạo ra đủ hứng thú và độ nhận biết nhất định trong mỗi luồng phát.

Để thúc đẩy những điều này, một quảng cáo dài 06 giây (bumper ad) sẽ xuất hiện lại sau khi người dùng xem quảng cáo giới thiệu (teaser ads) và sau đó tìm kiếm thẻ hashtag #Collabonation trên YouTube.

Kết quả là thương hiệu đã thu được hơn 700.000 lượt xem đối với những mẫu quảng cáo ‘bumper’ này trong sự kiện phát trực tiếp kéo dài 06 ngày.

2. Tăng cường sự tương tác và tham gia trong suốt sự kiện.

Bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và thu hút mọi người trong suốt quá trình phát trực tiếp bằng cách chạy các chiến dịch trên YouTube ngay cả khi sự kiện trực tiếp đang diễn ra.

Điều này sẽ nhắc nhở người dùng về luồng phát trực tiếp đang diễn ra và tiếp tục thu hút người dùng mới đến với chương trình đó.

Đầu năm nay, các hạn chế COVID-19 đã thúc đẩy Samsung phải suy nghĩ lại về cách thương hiệu có thể luôn gây được sự chú ý trong tháng Ramadan (Tháng nhịn ăn hoặc tháng ăn chay của người hồi giáo).

Thương hiệu đã quyết định tổ chức sự kiện phát trực tiếp vào đầu các buổi tối khi bạn bè và gia đình thường tụ tập để chia sẻ cùng nhau sau một ngày làm việc.

Luồng trực tiếp có thể giúp những người không thể ở bên nhau nhưng vẫn cảm thấy được sự kết nối và hân hoan.

Để tạo ra lưu lượng truy cập tối đa trong suốt sự kiện, Samsung đã chạy quảng cáo trên trang chủ của YouTube (YouTube Masthead) trong suốt luồng trực tiếp để khuyến khích nhiều người xem tham gia nhiều hơn, ngay cả khi luồng phát đã bắt đầu.

Quảng cáo trên trang chủ được bao gồm một câu đố tương tác, câu trả lời của mọi người sẽ được công bố trên cuộc trò chuyện trực tiếp, điều này đã góp phần thu hút 30.000 người tham gia cuộc trò chuyện trực tiếp của sự kiện.

Samsung liên tục ‘nhắc nhở’ người xem nhấp vào liên kết đến website của họ thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp.

3. Đừng để các cuộc trò chuyện kết thúc sau khi phát trực tiếp.

Sau sự kiện phát trực tiếp, hãy tiếp tục tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn để duy trì nhận thức và cân nhắc, đồng thời đảm bảo thương hiệu của bạn luôn là ‘top-of-mind’.

Khi sự kiện ra mắt offline của một trong những nhãn hàng điện thoại thông minh mới nhất của họ bị tạm dừng bởi COVID-19, realme đã quyết định chuyển sang kỹ thuật số và chọn sự kiện phát trực tiếp để tăng lưu lượng truy cập trong quá trình phát.

Lưu lượng truy cập vào website của realme đã tăng 50% trong quá trình phát trực tiếp do sự đầu tư mạnh mẽ từ giai đoạn giới thiệu (teaser), sản phẩm giới thiệu cũng đã bán hết sau khi luồng phát kết thúc.

Để có thể tiếp tục thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu trong hai tuần sau sự kiện, realme sử dụng kết hợp các đoạn video nổi bật được cắt ra từ luồng phát trực tiếp trước đó để quảng cáo dưới dạng ‘bumper ads’ (Quảng cáo dài 6s và không thể bỏ qua trên YouTube).

Đồng thời, họ cũng lưu lại danh sách đối tượng tiếp thị lại (re-marketing lists) để phục vụ cho các mục tiêu marketing sau này của thương hiệu.

Khi ngày càng nhiều thương hiệu trực tuyến, các nhà marketer cần phải có chủ ý về cách họ lập kế hoạch cho các luồng phát trực tiếp của mình và đảm bảo rằng họ luôn phải tương tác với người tiêu dùng trước, trong và cả sau khi luồng phát kết thúc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen | MarketingTrips 

Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trường Trung Quốc

thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.

Theo thống kê của Strategy Analytics, trong tháng 2/2021, Samsung – hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc – đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.

Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista, Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.

Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.

Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa.

Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN, cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung.

Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.

Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.

Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.

Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.

Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.

“Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn”, một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.

Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân.

Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.

Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.

Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP, các thành phố “nhỏ” của Trung Quốc là thị trường lớn.

So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.

Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn.

Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.

Samsung không ‘lấy lòng’ Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là “giọt nước tràn ly” ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.

Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.

Theo ZDnet, tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.

Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.

“Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc”, một người dùng khác chia sẻ với SCMP.

Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.

“Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung”, thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.

Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc.

Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.

Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi.

Theo công ty nghiên cứu Canalys, khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.

“Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc”, Flora Tang nhận định.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Samsung hưởng lợi gì từ sự ra đi của LG

Theo Reuters, động thái rút lui khỏi mảng kinh doanh điện thoại di động của LG Electronics sẽ tạo nhiều cơ hội cho Samsung và các đối thủ khác trên thị trường Bắc Mỹ.

Hai công ty nghiên cứu thị trường Gartner và Counterpoint ước tính thị phần của LG tại Mỹ đang ở mức khoảng 10% tại Mỹ. LG mạnh hơn ở những thị trường mà họ hợp tác với công ty viễn thông để đưa các thiết bị của mình vào kế hoạch di động.

Nhà phân tích Tuong Nguyen của Gartner nhận định: “Apple có xu hướng phục vụ phân khúc cao cấp hơn ở thị trường Mỹ, vì vậy Apple sẽ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của LG. 

Nhiều khả năng Samsung sẽ hưởng lợi từ vụ này, vì cả hai tập đoàn đều cạnh tranh trên các thị trường tương tự nhau”.

Trên toàn cầu, thị phần của LG giảm xuống còn 2% vào năm 2020, giảm mạnh so với vị thế là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới sau Samsung Electronics và Apple Inc trong thời kỳ đỉnh cao vào năm 2013.

Theo Counterpoint, LG xuất xưởng 23 triệu chiếc điện thoại vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 256 triệu chiếc của Samsung.

Nhà phân tích Tarun Pathak của Counterpoint cho biết LG chủ yếu cạnh tranh ở phân khúc tầm trung, còn điện thoại flagship của họ nhận được phản ứng hời hợt từ thị trường.

Pathak nói thêm: “Vì vậy phần lớn sẽ là các thương hiệu Trung Quốc và các thương hiệu tầm trung hưởng lợi nhờ việc LG rút lui.

Tại thị trường trọng điểm của họ như Mỹ, Samsung, Motorola, HMD (và ZTE, Alcatel ở mức độ thấp hơn) sẽ lấp đầy chỗ trống, còn Xiaomi, Motorola, LATAM và Samsung sẽ hưởng lợi ở Hàn Quốc”.

Những người yêu công nghệ trên Twitter tỏ ra tiếc nuối trước sự ra đi của LG – cái tên từng làm mưa làm gió một thời trong ngành công nghiệp smartphone.

Họ ghi nhận LG đã đi tiên phong trong việc phổ biến các tính năng quen thuộc đối với smartphone hiện nay như camera góc siêu rộng và màn hình cảm ứng điện dung.

YouTuber Marques Brownlee bày tỏ sự tiếc nuối đối với LG trên Twitter: “Không phải điện thoại nào của họ cũng xuất sắc, nhưng mất họ nghĩa là mất một đối thủ cạnh tranh luôn sẵn sàng thử những điều mới”.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips 

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Cùng nhìn lại các công ty và thương hiệu đã thống trị thế giới trong năm qua.

Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020
Top 10 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến năm 2020

Tạo ra giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một công ty.

Giá trị thương hiệu về cơ bản là giá trị cảm nhận về một công ty, sản phẩm hay dịch vụ trong mắt khách hàng.

Một công ty lớn có thể không nhất thiết phải có giá trị thương hiệu lớn. Năm 2020 đã tàn phá giá trị thương hiệu của nhiều công ty do đại dịch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều chứng kiến sự sụt giảm giá trị thương hiệu của họ.

Một số công ty đã có thể khẳng định vị thế thống trị giá trị thương hiệu của mình bằng các chính sách thân thiện với khách hàng.

Nếu bạn muốn biết thêm về những thương hiệu này, hãy xem chi tiết dưới đây về 10 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới.

Danh sách này được dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist.

10. Disney (41 tỷ USD)

Đây là một công ty truyền thông và giải trí gia đình của Hoa Kỳ. Vào năm 2020, Disney đã phải chứng kiến sự sụt giảm 8% giá trị thương hiệu của mình.

Một số phân khúc kinh doanh của Disney là: Phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng và quốc tế (DTCI); Công viên giải trí, Trải nghiệm và Sản phẩm; Studio Entertainment và Media Networks.

Disney có vốn hóa thị trường là 358,53 tỷ USD và có trụ sở chính tại Burbank, CA, Mỹ.

9. McDonald’s (43 tỷ USD)

Đây là một công ty thức ăn nhanh của Mỹ. Vào năm ngoái, McDonald’s bị sụt giảm 6% giá trị thương hiệu. McDonald’s chủ yếu kinh doanh và nhượng quyền mảng nhà hàng.

McDonald’s có giá trị vốn hóa thị trường là 159,01 tỷ USD và có trụ sở chính tại Oak Brook, Illinois, Mỹ.

8. Mercedes (49 tỷ USD)

Đây là một công ty trong lĩnh vực ô tô của Đức. Năm 2020, thương hiệu này chứng kiến mức giá trị thị trường của mình giảm 3%. Về mặt cảm nhận thương hiệu, Mercedes gắn liền với sự sang trọng và lịch lãm.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thương hiệu này, tiếp theo là Mỹ.

7. Toyota (52 tỷ USD)

Đây là công ty ô tô duy nhất đến từ Nhật Bản, đồng thời cũng là công ty ô tô lớn thứ hai thế giới trong danh sách này. Toyota đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 8% vào năm 2020.

Hãng chủ yếu sản xuất và bán các loại xe có động cơ và phụ tùng. Toyota có giá trị vốn hóa thị trường là 173,3 tỷ USD và có trụ sở chính tại Toyota, Nhật Bản.

6. Coca-Cola (57 tỷ USD)

Đây là một công ty Thực phẩm & Đồ uống F&B của Mỹ. Vào năm 2020, Coca-Cola đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm 10%. Coca-Cola sản xuất, tiếp thị và bán đồ uống không cồn, bao gồm các loại nước ngọt, nước lọc, đồ uống thể thao, nước trái cây và hơn thế nữa.

Công ty sở hữu một số thương hiệu toàn cầu nổi tiếng như: Coca-Cola, Diet Coke, Fanta, Sprite, Minute Maid, Georgia… Coca-Cola có giá trị vốn hóa thị trường là 218,15 tỷ USD và có trụ sở chính tại Atlanta, GA, Mỹ.

5. Samsung (62 tỷ USD)

Đây là công ty duy nhất nằm trong top 5 không thuộc Mỹ. Trong khi vào năm 2020 hầu hết các thương hiệu đều phải chứng kiến sự sụt giảm thì công ty công nghệ đến từ Hàn Quốc này đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 2%.

Samsung chủ yếu sản xuất, bán thiết bị điện tử và các thiết bị ngoại vi máy tính.

Công ty hoạt động thông qua 3 mảng chính: Giải pháp thiết bị, Công nghệ thông tin & truyền thông di động và Điện tử tiêu dùng. Samsung có giá trị vốn hóa thị trường là 278,7 tỷ USD và có trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc.

4. Google (165 tỷ USD)

Đó là một công ty công nghệ nổi tiếng khác của Mỹ. Vào năm 2020, Google đã chứng kiến giá trị thương hiệu của mình giảm ở mức 1%.

Gã khổng lồ tìm kiếm này cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, doanh nghiệp cũng như các nhà quảng cáo.

Google chủ yếu tập trung vào mảng tìm kiếm, hệ điều hành, quảng cáo, nền tảng, các sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp. Google có vốn hóa thị trường là 1,41 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Mountain View, CA, Mỹ.

3. Microsoft (166 tỷ USD)

Đây tiếp tục là một công ty công nghệ từ Mỹ, thương hiệu duy nhất đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 53% vào năm 2020. Microsoft phát triển và cung cấp phần mềm, dịch vụ, thiết bị và giải pháp.

Công ty chủ yếu hoạt động thông qua ba mảng kinh doanh chính: Đám mây thông minh, Hiệu suất & Quy trình kinh doanh và Máy tính cá nhân. Microsoft có vốn hóa thị trường là 1,77 nghìn tỷ USD và có trụ sở chính tại Redmond, WA, Mỹ.

2. Amazon (201 tỷ USD)

Đây là một công ty công nghệ siêu nổi tiếng khác của Mỹ. Amazon đã tăng giá trị thương hiệu của mình lên đến 60% vào năm ngoái.

Amazon có vốn hóa thị trường là 1,59 nghìn tỷ USD và là công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Amazon cấp các dịch vụ mạng (Amazon Web Services), dịch vụ phát trực tuyến cũng như các sản phẩm phần cứng.

Công ty được thành lập bởi Jeffrey P. Bezos vào tháng 7 năm 1994 và có trụ sở chính tại Seattle, WA, Mỹ.

1. Apple (323 tỷ USD)

Apple chắc chắn là cái tên phổ biến nhất trên thế giới. Vào năm 2020, Apple đã có thể tăng giá trị thương hiệu của mình lên mức 38%.

Apple thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị đeo và phụ kiện.

Ngoài ra, công ty này còn cung cấp một số dịch vụ liên quan chẳng hạn như Apple Music, Apps và hơn thế nữa.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Samsung bổ nhiệm ‘head of brand marketing’ mới phụ trách mảng IT và Mobile tại Singapore

Samsung Electronics Singapore đã bổ nhiệm Bà Lynn Chong làm head of brand marketing (giám đốc tiếp thị thương hiệu) mảng IT và Mobile.

Trong một tuyên bố với MARKETING-INTERACTIVE, Samsung cho biết Bà Lynn Chong sẽ lãnh đạo một nhóm nhằm thúc đẩy các chiến dịch và sáng kiến tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing) tích hợp cho mảng điện thoại thông minh, máy tính bảng và cả thiết bị đeo của Samsung tại Singapore.

Với vị trí này, Bà sẽ báo cáo cho Sarah Chua, phó chủ tịch mảng IT và Mobile của Samsung Electronics tại Singapore.

Người phát ngôn của Samsung cho biết:

“Đã từng làm việc ở cả hai vai trò Agency và Client, Bà Chong là một nhà tiếp thị thương hiệu dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, du lịch, tài chính và các dịch vụ thiết yếu

Cùng với bà, chúng tôi mong muốn tạo lập biểu đồ mới và những sáng kiến ​​thú vị sẽ tiếp tục thúc đẩy sự ưa thích thương hiệu cho toàn bộ hệ sinh thái các sản phẩm và dịch vụ di động của chúng tôi cho người tiêu dùng địa phương, Chong từng là phó giám đốc tiếp thị kênh (mảng kinh doanh bán lẻ) tại NTUC FairPrice”.

Trong khoảng thời gian bà làm việc tại Ngân hàng OCBC, nơi bà đảm nhận nhiều vai trò khác nhau bao gồm trưởng nhóm tiếp thị sản phẩm kiêm thương hiệu tại OCBC Plus, trưởng nhóm sản phẩm và thương mại cho mảng thanh toán di động và giám đốc sản phẩm cho các khoản vay du học của FRANK.

Với vai trò là trưởng nhóm tiếp thị sản phẩm và thương hiệu, Bà Chong được giao nhiệm vụ thúc đẩy OCBC Plus.

Bà Chong cũng có kinh nghiệm làm Agency, bà từng đảm nhận các vai trò như giám đốc kinh doanh tại TILT Advertising, giám đốc khách hàng tại XM Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như giám đốc khách hàng tại Ogilvy.

Việc bổ nhiệm Bà Chong được đưa ra khi Samsung Electronics Singapore đang tìm kiếm những con đường mới để tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Gần đây, họ cũng đã phát động một cuộc thi làm phim liên quan với liên hoan phim có thương hiệu sắp tới của mình.

Theo Samsung, liên hoan phim mang thương hiệu của họ sẽ làm nổi bật các tính năng chụp ảnh và quay phim tiên tiến của dòng điện thoại thông minh mới nhất của họ, Galaxy S21 Ultra 5G.

Là một phần của cuộc thi, những người sáng tạo nội dung được khuyến khích gửi một đoạn phim ngắn dài một phút quay trên bất kỳ điện thoại di động nào dựa trên chủ đề “Thế giới đang cần gì ngay bây giờ” (“What the World Needs Now”).

Bà Sarah Chua, phó chủ tịch mảng IT và Mobile của Samsung Electronics tại Singapore cho biết Samsung đã chọn để tổ chức liên hoan phim thương hiệu của mình vì công ty nhận thấy rằng công nghệ hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện tầm nhìn của người sáng tạo nội dung trong việc kể những câu chuyện quan trọng.

“Chúng tôi muốn đưa sức mạnh của điện thoại thông minh vào tay các nhà làm phim mới bắt đầu để họ có thể tận dụng các tính năng camera tiên tiến của chúng tôi để kể những câu chuyện liên quan”, bà nói thêm.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Thất bại mảng di động – LG đi làm xe điện

LG kỳ vọng giữ lại được công nghệ di động và áp dụng vào mảng thiết bị gia đình cũng như phụ tùng xe điện.

Tập đoàn LG Electronics hôm 22/1 cho biết họ sẽ có thể áp dụng công nghệ di động vào các mảng thiết bị gia dụng và phụ tùng xe điện, sau khi cân nhắc rút khỏi thị trường điện thoại thông minh.

Công ty điện tử lớn thứ hai của Hàn Quốc nói rằng họ đang nghiên cứu cách để giữ công nghệ di động của mình, vì đây là chìa khóa để phát triển các mảng kinh doanh khác như thiết bị gia dụng và phụ tùng xe thông minh.

Ngoài ra, đơn vị này cũng nhắc lại rằng công ty đang xem xét tất cả lựa chọn cho hoạt động kinh doanh điện thoại thua lỗ của mình, sau khi Giám đốc điều hành Brian Kwon gửi một văn bản đến nội bộ nhân viên của LG vào tuần trước với nội dung “đã đến lúc phải đưa ra quyết định về tương lai”.

Seo Dong-myung, Giám đốc của công ty, cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý IV: “Chúng tôi đang xem xét nhiều phương diện để giữ lại công nghệ thiết bị di động của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu công nghệ di động vì nó là cốt lõi của các thiết bị gia dụng thông minh và phụ tùng xe của LG”.

Ngoài ra, LG còn cho biết họ sẽ nỗ lực đưa việc liên doanh phụ tùng xe điện với công ty Magna International của Canada đi đúng hướng.`

Theo Nikkei Asia, công ty mới có tên dự kiến là LG Magna e-Powertrain và có thể sẽ ra mắt vào tháng 7 năm nay. Trong đó, LG giữ 51% cổ phần và Magna sở hữu 49% còn lại.

Lợi nhuận của LG đã tăng 538,7% lên 650,2 tỷ won (580,9 triệu USD) trong quý IV so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào mảng thiết bị gia dụng và truyền hình, vốn có nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Doanh số bán hàng cũng đồng thời tăng 16,9% lên 18,8 nghìn tỷ won trong cùng thời kỳ.

Trong đó, doanh thu của mảng thiết bị gia dụng tăng trung bình 20% lên 5.500 tỷ won trong giai đoạn tháng 10-12/2020 so với cùng kỳ năm 2019, cả thị trường trong nước và nước ngoài của mảng này đều đạt tăng trưởng hai con số.

Tuy nhiên, cùng kỳ mảng điện thoại thông minh của LG lại thua lỗ đến 248,5 tỷ won và đã liên tục tăng trưởng âm trong gần sáu năm liên tiếp. Lý do vì những dòng điện thoại cao cấp nhất của LG đã không thể bắt kịp với Apple, Samsung hay Huawei.

LG thừa nhận rằng doanh số của những sản phẩm cao cấp của họ bị chậm lại vì không được trang bị được chip 4G.

Hãng cho biết thêm mức độ cạnh tranh sẽ còn khốc liệt hơn trong năm 2021, dù nhu cầu tiêu thụ smartphone có thể sẽ phục hồi trở lại ở mức trước đại dịch.

Không giống như mảng kinh doanh điện thoại thông minh, LG kỳ vọng doanh số phụ tùng xe điện sẽ tăng trưởng hơn 30% trong năm 2021 nhờ sự phục hồi của thị trường phương tiện di chuyển toàn cầu.

Công ty cũng đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh của mảng này sẽ tăng hơn 5%.

Hiện tại, giá cổ phiếu của LG Electronics đã giảm 6,99% thời điểm 22/1 do các nhà đầu tư nước ngoài bán phá giá cổ phiếu. Điểm chuẩn Kospi của Hàn Quốc giảm 3,03%.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips

Theo Zing

Nguồn gốc tên thương hiệu của một số ‘ông lớn’: Nokia, Apple, Intel, Adobe

Các công ty thường được đặt tên theo nhà sáng lập hoặc viết tắt, nhưng cũng có trường hợp đó là món ăn ưa thích.

Được thành lập năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, Apple đang là một trong những công ty công nghệ giá trị nhất thế giới.

Trong cuốn sách về tiểu sử Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson ghi: “Về việc đặt tên cho Apple, ông ấy (Jobs) nói rằng ‘táo là một trong những trái cây giảm cân của tôi’.

Lúc ấy, Jobs vừa trở về từ một nông trại táo, quyết định chọn tên Apple bởi nó ‘vui vẻ, khí thế và không đáng sợ’”

Thành lập tại Mỹ vào năm 1982, Adobe là hãng phần mềm nổi tiếng với các công cụ sáng tạo. Tên gọi này xuất phát từ con suối Adobe Creek chảy sau nhà đồng sáng lập John Warnock. Adobe cũng là tên loại gạch bùn dùng trong xây dựng, ám chỉ cảm hứng sáng tạo trong các phần mềm của công ty. Ảnh: Time.

Atari là công ty về game, được Nolan Bushnell và Ted Dabney thành lập năm 1972. Năm 2017, Bushnell chia sẻ tên gọi Atari được đặt dựa trên trò chơi cờ vây (Go) của châu Á. Trong trò chơi này, atari nghĩa là nước đi có thể khiến đối thủ bị ăn quân.

Trong tiếng Đức, hãng xe BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke (Công ty Động cơ Bavaria), bắt nguồn từ trụ sở BMW đặt tại Munich, bang Bavaria (Đức).

Cisco là nhà sản xuất thiết bị mạng được thành lập tại Mỹ năm 1984. Tên gọi này được rút gọn từ San Francisco, thành phố mà công ty được thành lập. Logo của Cisco cũng được lấy ý tưởng từ cầu Cổng Vàng, biểu tượng của thành phố.

Website mua sắm trực tuyến eBay được phát triển bởi lập trình viên Pierre Omidyar. Ban đầu có tên AuctionWeb, trang web được đổi thành eBay vào năm 1997 theo tên của Echo Bay, hãng tư vấn thuộc sở hữu của Omidyar.

Do tên miền Echo Bay đã được một công ty khai thác vàng sử dụng, Omidyar quyết định rút ngắn thành eBay.

Hãng công nghệ Garmin được thành lập năm 1989, chuyên sản xuất máy định vị GPS và thiết bị đeo thông minh. Chữ Garmin được đặt theo tên 2 nhà sáng lập, Gary Burrell và Min Kao.

Năm 1939, hãng công nghệ Hewlett-Packard (gọi tắt là HP) thành lập tại Palo Alto, California, được đặt theo tên 2 nhà sáng lập là Bill Hewlett và Dave Packard.

Đến năm 2015, Hewlett-Packard tách thành 2 mảng gồm Hewlett Packard Enterprise cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp, còn mảng máy tính và máy in đổi thành HP Inc.

IBM là tập đoàn công nghệ máy tính lâu đời, được thành lập tại Mỹ vào năm 1911 với tên Computing Tabulating Recording. Năm 1924, công ty được đổi tên thành International Business Machines, viết tắt là IBM.

Intel được thành lập năm 1968 tại New York (Mỹ) bởi 2 nhà tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn là Robert Noyce và Gordon Moore. Ban đầu, công ty có tên NM Electronics (viết tắt của Noyce và Moore), nhưng sau này đổi tên thành Intel (Integrated Electronics).

LG là công ty điện tử nổi tiếng của Hàn Quốc. Năm 1958, LG được thành lập dưới tên Goldstar (ngôi sao vàng) cùng “người anh em” là tập đoàn dược Lak-Hui (phát âm là lucky – may mắn).

Năm 1995, Goldstar hợp nhất với Lucky Chemical và LG Cable, đổi tên thành Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó đổi thành LG.

Microsoft được thành lập năm 1975 bởi Bill Gates và Paul Allen. Tên gọi này được ghép từ microcomputer (vi máy tính) và software (phần mềm), lúc đầu được ghi là Micro-Soft nhưng sau này đổi thành Microsoft.

Hãng máy ảnh Nikon được thành lập năm 1917 tại Tokyo (Nhật Bản) bởi Koyata Iwasaki. Thời gian đầu, Nikon có tên Nippon Kogaku (Japan Optical trong tiếng Anh). Đến năm 1988, công ty đổi tên thành Nikon Corporation.

Nokia là tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị viễn thông, điện thoại di động. Tên gọi công ty được lấy từ thành phố Nokia, nơi nó được thành lập vào năm 1865.

Qualcomm được thành lập năm 1985 với mục đích hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hợp đồng cho các dự án của chính phủ Mỹ. Tên gọi công ty được rút ngắn từ Quality Communication.

Sau khi hợp nhất với Omninet vào năm 1988, Qualcomm chuyển hướng sang nghiên cứu công nghệ mạng, sau đó tái cơ cấu để tập trung kinh doanh chip bán dẫn và bằng sáng chế.

Samsung là công ty công nghệ Hàn Quốc. Trong tiếng Hàn, Samsung có nghĩa đen là “3 ngôi sao”, tượng trưng cho sức mạnh của đoàn kết, thanh cao và trường tồn như sao trên bầu trời.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Theo Zing

Nokia trên đường trở lại top 3 hãng smartphone hàng đầu thế giới

Google chính là mắt xích quan trọng để Nokia có thể trở lại top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.

Một tài liệu từ HMD Global – công ty được cấp phép độc quyền sản xuất và bán điện thoại Nokia – đã tiết lộ kế hoạch tương lai của công ty đối với thương hiệu này.

Theo GSMArena, thông tin cho thấy kế hoạch của HMD là đưa Nokia lọt vào top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong 3-5 năm tới. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì Nokia cần có mối quan hệ chặt chẽ với Google.

Google và Qualcomm đã đầu tư một khoản tiền vào thương hiệu Nokia cách đây 2 tháng, vì vậy sẽ không ngạc nhiên nếu những smartphone sắp ra mắt của Nokia được tích hợp nhiều công nghệ, tính năng mới của Google.

Điểm mấu chốt trong chiến lược bán hàng của HMD chính là mang các thiết bị Nokia trở thành “dòng Pixel cho mọi phân khúc” với hệ điều hành Android gốc mượt mà, ít ứng dụng cài sẵn.

Tài liệu còn đề cập đến nguyên tắc cần tuân thủ trong các sự kiện tiếp theo của Nokia, chính là không được so sánh điện thoại của hãng này với các thương hiệu khác.

Cuối cùng, tài liệu đã tiết lộ các thị trường trọng điểm mà Nokia cần tập trung là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Nam Phi, Mexico và Mỹ.

Theo Counterpoint, có tổng cộng 12,2 triệu điện thoại Nokia được bán ra trong quý II. Doanh số smartphone của hãng giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 50% so với quý trước. Nokia tiếp tục nắm giữ 0,5% thị phần, xếp thứ 15 trên thị trường smartphone toàn cầu. 5 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện nay lần lượt là Samsung, Huawei, Xiaomi, Apple và Oppo.

Các mẫu điện thoại phổ thông của Nokia có doanh số tăng 41% so với quý trước, chiếm 16% thị phần và xếp thứ 2 sau iTel (23%).

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo Zing

Samsung dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu trong tháng 8

Trong tháng 8, Samsung mở rộng khoảng cách thị phần với Huawei, chiếm 22% doanh số smartphone toàn cầu trong tháng. 

Theo GSMArena, dữ liệu hằng tháng mới nhất của Counterpoint Research cho thấy Samsung đã tăng 2% thị phần so với trong tháng 4. Đối thủ Huawei hiện đạt 16% thị phần sau khi phá kỷ lục 21% vào tháng 4.

Mặc dù những tháng đầu mùa hè được đánh giá là khó khăn hơn đối với các nhà sản xuất smartphone, đặc biệt khi Ấn Độ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội do đại dịch Covid-19, Samsung đã phục hồi khi thị trường mở cửa trở lại vào tháng 7 và tháng 8.

Căng thẳng gia tăng giữa người tiêu dùng Ấn Độ và các sản phẩm Trung Quốc đã có lợi cho Samsung, điều này giúp hãng đạt được tháng hoạt động tốt nhất tại Ấn Độ kể từ năm 2018 nhờ hoạt động tiếp thị trực tuyến tích cực.

Apple tiếp tục duy trì 12% thị phần của mình như trong tháng 4, và với sự ra mắt của loạt iPhone 12 mới, giới phân tích kỳ vọng công ty sẽ chứng kiến sự gia tăng thị phần trong quý cuối cùng của năm. Mặc dù iPhone mới sẽ lên kệ muộn hơn một chút trong năm nay nhưng các sản phẩm bán chạy nhất năm 2020 như iPhone SE (2020) và iPhone 11 sẽ giữ được doanh số ổn định cho đến thời điểm đó.

Trong khi đó, Xiaomi chứng kiến sự gia tăng thị phần và dự kiến sẽ tiếp tục tăng điểm khi hãng và cả Oppo trở thành nhà sản xuất smartphone Trung Quốc thay thế Huawei trong việc lấp khoảng trống tại các thị trường như châu Âu.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh | MarketingTrips 

Theo NDH

  • 1
  • 2