Skip to main content

Thẻ: Shopify

Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport

Công ty thương mại điện tử đa quốc gia Shopify của Canada vừa thông báo bán lại mảng vận tải (logistics) cho Flexport, doanh nghiệp chuyên về công nghệ chuỗi cung ứng (supply chain).

Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport
Shopify bán lại mảng logistics cho Flexport

Theo đó, Shopify sẽ bán mảng hậu cần vận tải (giao vận) cho công ty công nghệ chuyên cung cấp các giải pháp về chuỗi cung ứng, Flexport.

Thương vụ được cho là đi ngược lại với chiến lược bấy lâu nay của Shopify, khi công ty này đã dành khá nhiều năm để xây dựng các dịch vụ riêng về logistics và giao nhận đơn hàng (order-fulfillment).

Là một phần của thỏa thuận, Shopify sẽ nhận được lượng cổ phiếu tương đương khoảng 13% của Flexport.

Sự hợp tác mới của Shopify và Flexport cũng được cho là giải pháp hợp lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ thương mại điện tử (ecommerce) lớn như Amazon và Walmart.

Chủ tịch Shopify, Harley Finkelstein, cho biết trong một cuộc phỏng vấn:

“Thoả thuận mới sẽ cho phép Flexport làm những gì họ vốn có thể làm tốt nhất và cũng tương tự với Shopify, chúng tôi sẽ quay lại làm những gì chúng tôi mạnh nhất, đó là xây dựng các phần mềm phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử.”

Flexport là doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách 50 công ty được xem là “kẻ phá bĩnh” (Disruptor) của CNBC trong năm 2022, và là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất sau vòng huy động vốn với giá trị khoảng 2,3 tỷ USD.

Flexport cũng đã từng tuyển dụng nhiều vị trí cấp cao từ đối thủ Amazon, bao gồm cả việc tuyển CEO Dave Clark trong năm 2022.

CEO của Flexport cho biết:

“Chúng tôi có cùng tầm nhìn với Shopify. Chúng tôi chỉ quan tâm đến sự thành công của người bán (Merchant)và khách hàng của mình, chúng tôi không quan tâm liệu họ có bán hàng trong cửa hàng của họ hay không hay là bán trên Amazon và Walmart.”

Shopify cũng sẽ giữ lại ứng dụng Mạng lưới giao nhận Shopify (Shopify Fulfillment Network) hiện là nơi người bán trên Shopify quản lý quy trình giao nhận của họ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nam Nguyen | MarketingTrips

Các Content Creator trên YouTube có thể bán hàng trực tiếp từ Shopify

YouTube sẽ để các Content Creator hay nhà sáng tạo nội dung bán hàng trực tiếp trên nền tảng thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.

Theo đó, YouTube đang giới thiệu một loạt các tính năng mua sắm mới cho nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng, bao gồm khả năng liên kết cửa hàng và bán sản phẩm trực tiếp trên nền tảng này thông qua mối quan hệ đối tác mới với Shopify.

Trong một bài đăng chính thức trên blog, YouTube cho biết mối quan hệ đối tác chiến lược mới của họ với Shopify sẽ cho phép nhà sáng tạo hiển thị các sản phẩm trên khắp các kênh của họ, chẳng hạn như bên dưới video, trong khi phát trực tiếp hoặc ở cuối video.

YouTube cũng sẽ cung cấp cho những nhà sáng tạo tại Mỹ tùy chọn bật tính năng thanh toán tại chỗ (on-site checkout), nghĩa là người xem có thể mua sản phẩm trực tiếp trên nền tảng mà không cần rời khỏi YouTube.

Ngoài việc tích hợp với Shopify, YouTube cho biết họ còn sẽ dành một phần của tab Khám phá (Explore) cho tính năng mua sắm, nơi sẽ hiển thị các nội dung hay sản phẩm có thể mua được, hiện tính năng này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ, Brazin và Ấn Độ.

Bên cạnh đó, YouTube cũng đang đẩy mạnh việc mua sắm trực tiếp (livestream shopping), cho phép người dùng YouTube gắn thẻ sản phẩm trong khi phát trực tiếp, tính năng này đang được mở rộng cho tất cả những nhà sáng tạo đủ điều kiện.

Về chiến lược tổng thể, YouTube muốn trở thành nơi người dùng có thể tìm thấy bất cứ thứ gì họ muốn và có thể mua chúng mà không cần rời khỏi nền tảng.

Ngoài YouTube, khi Social CommmerceeCommerce tiếp tục là xu hướng mua sắm chính trên toàn cầu, hàng loạt các nền tảng khác như Pinterest, TikTok hay Instagram cũng đang đẩy mạnh các tính năng mua sắm trên nền tảng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Nam Nguyen | MarketingTrips

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Với Linkpop, Shopify cho phép nhà sáng tạo dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của họ để thu hút người mua.

Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer
Shopify ra mắt Linkpop cho Social Commerce và Marketer

Shopify vừa chính thức giới thiệu Linkpop, một công cụ liên kết trong phần giới thiệu (link-in-bio) cho phép nhà sáng tạo và người theo dõi nhanh chóng quảng cáo các sản phẩm.

Những nhà sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Instagram có thể thêm liên kết Linkpop vào phần tiểu sử hay giới thiệu (bio) của họ và từ đây, chỉ bằng một cú nhấp chuột, những người theo dõi của họ có thể truy cập và mua hàng từ cửa hàng trên Shopify.

Sau khi người dùng nhấp vào liên kết, họ có thể mua trực tiếp các sản phẩm mà không cần phải rời khỏi các ứng dụng mà họ đang sử dụng.

Bằng cách này, người tiêu dùng không phải tìm kiếm sản phẩm trong một môi trường khác và các nhà marketer sẽ có thể dễ dàng đo lường hơn về tác động của những người có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Trong khi thương mại xã hội (Social Commerce) vẫn đang phát triển chóng mặt trong những năm gần đây, khi các nền tảng mạng xã hội là nơi mà người dùng chọn để tương tác, giải trí và mua sắm, hợp tác mới của Shopify cũng không nằm ngoài mục tiêu đón đầu các xu hướng mới này.

Bắt đầu từ năm ngoái, Shopify đã hợp tác với TikTok để người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Thương mại điện tử vốn là mục tiêu lớn của Shopify.

Một số cập nhật từ Shopify cho Marketer.

Chỉ tiêng trong tuần này, Shopify đã giới thiệu một loạt các công cụ để hỗ trợ những người làm marketing trên nền tảng.

  • Tính năng dự báo hạn mức chi tiêu mới cho phép các marketer phân loại tiềm năng chi tiêu của khách hàng theo 3 cấp độ: cao, trung bình hoặc thấp.
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu. Dự báo chi tiêu là một bộ lọc cho công cụ phân khúc khách hàng mới. Các phân khúc khác bao gồm vị trí địa lý hay số lượng đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
  • Các chiến dịch email tự động. Giờ đây, các nhà tiếp thị cũng có thể tự động hóa các chiến dịch email của họ cho khách hàng của Shopify. Bạn có thể lựa chọn các mẫu email và cũng có thể tạo ra các quy trình gửi email riêng.

Theo thông báo từ Shopify, hiện người dùng có thể gửi tới 10.000 email miễn phí mỗi tháng thông qua dịch vụ Shopify Email.

Bạn có thể truy cập ngay công cụ mới này tại: Linkpop

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok thêm thẻ mua sắm của Shopify cho các tài khoản đủ điều kiện

TikTok đang mở rộng mối quan hệ với Shopify để cung cấp nhiều cách hơn nữa cho người bán trên Shopify có thể quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến các đối tượng người dùng trong ứng dụng TikTok.

TikTok vừa công bố mở rộng tab cửa hàng mới cho các tài khoản người bán trên Shopify, theo đó, một danh mục trưng bày các sản phẩm sẽ được thêm vài tài khoản trên TikTok.

Theo giải thích của Shopify:

“Những người bán Shopify có tài khoản TikTok For Business sẽ sớm có thể thêm tab mua sắm vào tài khoản TikTok của họ và đồng bộ hóa danh mục sản phẩm của họ để tạo ra một cửa hàng nhỏ liên kết trực tiếp đến cửa hàng trực tuyến của người bán.”

Đây không phải là tính năng mua sắm trực tiếp trong luồng, do đó, để mua hàng thì người dùng phải nhấp vào liên kết sản phẩm và đến các website bán hàng ngoài TikTok mới có thể tiến hành thanh toán.

Tuy nhiên, đây cũng một bước tiến lớn khác trong quá trình thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử của TikTok, tạo điều kiện cho việc quảng bá sản phẩm trực tiếp trong ứng dụng, tính năng cũng tương tự Shops của Instagram.

Với cập nhật lần này, bên hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là những người bán trên Shopify, hiện họ có thêm một cách khác để quảng cáo trực tiếp các sản phẩm của họ trong một ứng dụng mạng xã hội khác.

Về phần TikTok, điều này cũng vừa là một cơ hội kinh doanh mới vừa có thể tạo điều kiện nhiều hơn cho người dùng để họ có thể kiếm tiền trực tiếp trong ứng dụng.

Hãy nghĩ về thất bại của Vine, ứng dụng này đã phải rời bỏ cuộc chơi chỉ vì không thể tìm ra con đường bền vững để kiếm tiền cho video dạng ngắn của họ và như một phần tất yếu, nếu TikTok không thể tạo điều kiện để người dùng hay những nhà sáng tạo có thể kiếm tiền thì rất có thể TikTok cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự.

Nhìn lại phiên bản tiếng Trung của TikTok, được gọi là ‘Douyin’, cũng đã đạt được thành công lớn với những tính năng tương tự, phần lớn doanh thu của nó hiện đến từ các giao dịch thương mại điện tử.

Theo báo cáo, ​​các giao dịch thương mại điện tử của Douyin đã tăng gấp ba lần so với năm ngoái, một phần vì tác động của đại dịch COVID-19 và một phần vì những nỗ lực của họ trong việc thúc để các hoạt động mua sắm trực tuyến.

Nếu bạn muốn biết TikTok đang hướng đến đâu, thì  chính là điểm tựa để bạn tham khảo, hiện tại với thị trường Trung Quốc, Douyin có khoảng 600 triệu người dùng.

Về cơ bản, TikTok đã có được những bài học kinh nghiệm từ ‘ứng dụng anh em’ Douyin. Và đo dó, họ rõ ràng là có nhiều lợi thế hơn trong việc thử nghiệm và phát triển ứng dụng.

Chương trình thử nghiệm mới này với Shopify hiện chỉ được mở cho những người bán trên Shopify có tài khoản TikTok for Business ở Mỹ và Vương quốc Anh, trong khi một số nhóm người bán ở Canada cũng được chọn để đưa vào thử nghiệm.

Người bán trên Shopify hiện có thể yêu cầu quyền truy cập sớm vào các chương trình thử nghiệm của TikTok Shopping thông qua kênh TikTok của Shopify.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Nam Nguyen

TikTok ra mắt nền tảng quảng cáo ‘tự phục vụ’ tại Canada

TikTok đã thông báo rằng nền tảng quảng cáo tự phục vụ của mình hiện đã có sẵn cho tất cả các doanh nghiệp ở Canada, đây là bước mở rộng mới nhất trong quá trình thúc đẩy kinh doanh của mình tại đất nước này.

Theo giải thích của TikTok:

“Hôm nay chính thức đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của TikTok For Business tại Canada.

Chúng tôi đang cung cấp các giải pháp quảng cáo mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các thương hiệu kết nối có ý nghĩa hơn với cộng đồng người dùng TikTok.

Tại Canada, với việc giới thiệu các công cụ quảng cáo tự phục vụ và sự sẵn có của Shopify mới của TikTok, chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ các nhà quảng cáo trong từng bước đi của quá trình tạo chiến dịch.”

Như bạn có thể thấy ở trên, nền tảng tự phục vụ của TikTok trông khá giống với các nền tảng tương tự trên các mạng xã hội khác.

TikTok đã thông báo về việc mở rộng toàn cầu của nền tảng này vào tháng 7 năm ngoái, vì vậy có thể có một số doanh nghiệp ở Canada đã từng sử dụng nền tảng này, tuy nhiên đến hiện tại, tất cả các thương hiệu đều có thể chạy các chiến dịch thông qua nền tảng.

Ngoài điều này, như TikTok đã lưu ý, họ cũng đã cung cấp kênh Shopify của mình cho những người bán hàng ở Canada, bên cạnh thị trường Mỹ.

Theo TikTok:

“Kênh sẽ giúp người bán hàng của Shopify trên toàn quốc tạo và chạy các chiến dịch hướng trực tiếp đến cộng đồng tương tác cao của TikTok.

Thông qua mối quan hệ đối tác này, chúng tôi sẽ giúp người bán trên Shopify dễ dàng khai thác sức sáng tạo của cộng đồng TikTok, từ đó được khám phá và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của mình.”

TikTok cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ảo cho các doanh nghiệp Canada vào tháng tới, bao gồm các hội thảo, các buổi giáo dục và phỏng vấn với các chủ doanh nghiệp cũng như các chuyên gia TikTok để giúp các thương hiệu tận dụng tốt nhất nền tảng này.

TikTok cũng đã lưu ý rằng họ cam kết sẽ trả phần thuế hợp lý của mình ở Canada và sẽ chuyển giao tất cả các chức năng hoạt động liên quan cho pháp nhân Canada của mình trong vài tháng tới.

Với mục tiêu dự kiến ​​đạt một tỷ người dùng vào năm 2021, TikTok cần phải thiết lập vững chắc nền tảng kinh doanh của mình để tối đa hóa cơ hội doanh thu và đảm bảo những người sáng tạo hàng đầu có thể kiếm tiền hiệu quả hơn từ nỗ lực của họ.

Nếu ứng dụng này có thể khiến những người dùng có ảnh hưởng đó hài lòng, điều đó sẽ giúp TikTok hướng tới việc duy trì khả năng tồn tại lâu dài và bền vững hơn.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

CEO Shopify: “Tôi không bao giờ làm việc xuyên đêm”

Ông Tobias Lutke – Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty thương mại điện tử từ Canada Shopify, nói rằng làm việc 80 giờ mỗi tuần là không cần thiết để thành công.

“Đối với công việc sáng tạo, bạn không thể gian lận. Niềm tin của tôi là có 5 giờ sáng tạo trong ngày của mỗi người, ”Lutke nói trong một tweet hôm thứ Năm.

Giám đốc điều hành của Shopify đã chia sẻ ý kiến ​​của mình trong cuộc trò chuyện đang diễn ra trên Twitter, khi một số người đang tranh luận về việc liệu làm việc đêm và cuối tuần cùng với một ngày làm việc tiêu chuẩn có cần thiết để thành công hay không.

“Hầu hết những người đã thay đổi thế giới đều là những người nghiện công việc,” một CEO đã tweet trong dòng bình luận.

Nhưng Lutke lại là một sự khác biệt.

“Tôi chưa bao giờ làm việc xuyên đêm,” Lutke nói trong một tweet hôm thứ Năm. “Lần duy nhất tôi làm việc hơn 40 giờ trong một tuần là khi tôi có khát khao cháy bỏng được làm như vậy. Tôi cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Với những người khác, dù chúng ta có thừa nhận hay không”.

Lutke hiện có giá trị tài sản khoảng 3,6 tỷ USD (theo Forbes) và đã xây dựng một công ty với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại khoảng 48 tỷ USD bằng cách “đối xử với mọi người một cách công tâm và không đưa ra những lời ngụy biện”.

Vị CEO này chia sẻ thêm trên Twitter, “Tôi về nhà lúc 5:30 chiều mỗi tối. Công việc của tôi thật tuyệt vời, nhưng nó cũng chỉ là một công việc. Sức khỏe gia đình và cá nhân tôi xếp hạng cao hơn trong danh sách ưu tiên của tôi”.

Và Lutke không phải là tỷ phú duy nhất ủng hộ việc ngủ đủ giấc.

Jeff Bezos, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Amazon, nói với Thrive Global vào năm 2016 rằng ngủ đủ 8 tiếng “tạo ra sự khác biệt lớn đối với tôi và tôi sẽ cố gắng hết sức để có được ưu tiên đó”.

“Đối với tôi, đó là lượng cần thiết để cảm thấy tràn đầy sinh lực và phấn khích,” Bezos nói.

Bill Gates cũng đồng ý với việc ngủ ngon và tránh thức đêm – mặc dù trong những ngày đầu làm việc tại Microsoft, Gates tin rằng ngủ là “lười biếng”, như ông đã viết trong một bài đăng trên blog ngày 10 tháng 12.

“Tôi thường xuyên thức xuyên đêm khi chúng tôi phải phát triển một phần mềm,” tỷ phú tự thân viết trên blog của mình. “Một hoặc hai lần, tôi đã thức hai đêm liên tiếp”.

Tuy nhiên sau đó, Ông nhận ra rằng “việc tôi thức xuyên cả đêm, cộng với việc hầu như không bao giờ ngủ đủ 8 tiếng, đã gây ra một ảnh hưởng lớn”, Ông nói thêm rằng giấc ngủ là vô cùng quan trọng để có được sức khỏe tốt và tập trung vào công việc.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

10 xu hướng trên TikTok bạn nên biết cho chiến lược Social Media 2021

Bạn đang tìm cách cải thiện hoạt động marketing truyền thông mạng xã hội của mình vào năm 2021? Bạn muốn biết TikTok có thể phù hợp với chiến lược số của bạn như thế nào? Những xu hướng sau đây là lời đáp cho bạn.

  • Các thương hiệu và người có ảnh hưởng (Influencers) đang sử dụng TikTok ngày càng nhiều.

Việc ngày càng nhiều thương hiệu và người có ảnh hưởng chuyển sang sử dụng TikTok khiến nền tảng này càng trở nên HOT hơn đối với người làm marketing trong 2021.

  • Xu hướng TikTok: Sẽ tập trung vào thương mại xã hội – Social Commerce

Thương mại xã hội sẽ trở nên bùng nổ hơn trên TikTok, cũng là đối tác của Shopify.

  • Thử thách về Hashtag được gắn thương hiệu – Branded Hashtag Challenges

Là một trong những phương thức rất hiệu quả trong việc phát triển độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Những thử thách sử dụng hashtag có gắn thương hiệu vẫn là xu hướng chính trên nền tảng video ngắn này.

  • Sẽ có nhiều quảng cáo video hơn trên TikTok

Khi video Marketing là xu hướng đồng thời TikTok cũng ra mắt nền tảng TikTok for Businesschúng ta sẽ kỳ vọng nhìn thấy nhiều quảng cáo video hơn trong 2021.

  • Xu hướng TikTok 2021: #Memes

Hashtag #Memes được sử dụng trong 2020 vẫn sẽ là xu hướng trong 2021.

(*) “meme” là một biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet.

  • UGC – User-Generated Content vẫn tiếp là xu hướng

Nhờ vào việc sử dụng một cách dễ dàng nhiều công cụ hay hiệu ứng có sẵn, TikTok là một trong những nền tảng phổ biến để người dùng tự tạo ra những video mang sắc màu riêng cho mình.

  • Thêm nhiều người nổi tiếng tham gia vào xu hướng TikTok

Sẽ có nhiều người nổi tiếng (Celebrities/Influencer) hơn tham gia và tưởng tác với giới trẻ qua TikTok.

  • Quảng cáo âm nhạc trên TikTok

Sẽ có nhiều nghệ sỹ và nhạc sỹ hơn hợp tác và tham gia TikTok

  • Xu hướng TikTok: Xu hướng ‘TV kiểu mới’

TikTok tạo cho người dùng cảm giác giống như họ đang xem tivi hay các chương trình phát trực tiếp (liveshow), đây vẫn tiếp tục là xu hướng nổi bật trong 2021.

  • Tạo cho thương hiệu của bạn một bản sắc riêng

Tạo ra những nội dung độc quyền, xác thực và chân thực sẽ là những yếu tố để giúp thương hiệu của bạn thành công hơn trong 2021.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Cathy Nhung | MarketingTrips 

Shopify hợp tác với ứng dụng TikTok

Khi Shopify hợp tác với TikTok, người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo bằng video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Công ty thương mại điện tử Shopify của Canada ngày 27/10 thông báo thỏa thuận hợp tác với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, theo đó hơn một triệu nhà bán lẻ trực tuyến của công ty này có thể quảng cáo sản phẩm trên nền tảng video ngắn tập trung vào giới trẻ của Trung Quốc.

Thỏa thuận đạt được sau trong bối cảnh TikTok đang chịu sức ép và một tòa án Mỹ trong tháng tới sẽ ra phán quyết về tương lai của TikTok tại Mỹ, nơi ứng dụng này có hơn 100 triệu người dùng hàng tháng.

Phó chủ tịch Shopify, Satish Kanwar, cho biết công ty vui mừng trở thành đối tác đầu tiên hoan nghênh TikTok tham gia vào thế giới thương mại, đặc biệt là ngay vào lúc này, khi các nhà bán lẻ chuẩn bị cho mùa mua sắm trực tuyến bận rộn.

Shopify là nơi hiện diện của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đối với nhiều nhà bán lẻ và Shopify đang trở thành một sự thay thế cho Amazon.

Khi Shopify hợp tác với TikTok, người dùng TikTok chỉ cần nhấp chuột vào các quảng cáo bằng video là có thể mua các sản phẩm từ các nhà bán lẻ trên Shopify.

Hai công ty cho biết cũng sẽ hợp tác để thử nghiệm các tính năng thương mại mới trong những tháng tới.

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo TTXVN