Skip to main content

Thẻ: Social Media Trends

Cách tận dụng và khai thác dữ liệu mạng xã hội để tăng ROI (P1)

Dữ liệu là ‘tiền tệ’ và sức mạnh của thế kỷ 21. Các thương hiệu và doanh nghiệp trên toàn cầu đầu tư một số tiền lớn vào nhân sự, công cụ và nền tảng cần thiết cũng chỉ để thu thập, phân tích những thông tin chi tiết từ nguồn dữ liệu đó.

mạng xã hội

Kể từ khi những phương tiện truyền thông mạng xã hội bùng nổ phổ biến, nhiều người làm marketing đã đặt ra câu hỏi về tính hữu ích của nó như một phương tiện marketing và nguồn dữ liệu vô tận từ người dùng.

Với những câu hỏi như “Bài đăng trên Facebook của tôi từ tuần trước thực sự đã tạo ra bao nhiêu doanh thu?” hay “Tweet của tôi đã kiếm được bao nhiêu khách hàng từ việc kinh doanh?”, thật khó để định lượng được lợi ích thực sự của các phương tiện truyền thông mạng xã hội.

Mặc dù một số hoài nghi này là chính đáng, nhưng phương tiện truyền thông mạng xã hội vẫn là tài sản vô giá đối với thương hiệu của bạn – và trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét ‘tại sao?”.

Chúng ta sẽ cùng xem xét cách tận dụng những thông tin chi tiết từ dữ liệu của phương tiện mang xã hội để tăng tỉ suất lợi nhuận đầu tư (ROI) của doanh nghiệp và đo lường những lợi nhuận đó.

Dữ liệu từ phương tiện mạng xã hội là gì?

Dữ liệu từ những phương tiện truyền thông mạng xã hội bao gồm các chỉ số khác nhau về hành vi, sở thích và mức độ tương tác của người dùng trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội.

Nói một cách đơn giản hơn, đó là thông tin được tổng hợp từ các tài khoản mạng xã hội khác nhau, điều sẽ cho bạn biết cách khán giả chia sẻ, xem và tương tác với những nội dung của bạn.

Dạng dữ liệu từ mạng xã hội khách quan nhất thường ở dạng số liệu. Các chỉ số này có thể khác nhau trên các nền tảng khác nhau và bao gồm những thứ như:

  • Bình luận.
  • Người theo dõi.
  • Chia sẻ.
  • Thích/không thích.
  • Đề cập.
  • Số lần hiển thị.
  • Lượt xem video.
  • Lượt nhấp chuột.
  • Sử dụng thẻ hashtag.
  • Phân tích và từ khóa được sử dụng.
  • Lượt truy cập mới từ Trang.

Trong khi vẫn có một số chỉ số khác có thể xem xét, nhưng trên đây là những chỉ số dữ liệu chính cốt lõi cho chiến lược marketing của bạn.

Mặc dù việc chuẩn bị càng nhiều chỉ số dữ liệu càng tốt, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích. Đây cũng chính là sự phân tách ranh giới giữa dữ liệu hay chỉ số truyền thông có ý nghĩa và các chỉ số ‘phù phiếm’ khác.

Chỉ số ‘phù phiếm’ là các chỉ số nhìn bề ngoài thì có vẻ ấn tượng nhưng thực chất chúng không cung cấp bất cứ thông tin hay căn cứ nào để đánh giá mức độ hiệu quả.

Ví dụ: số lượng người theo dõi của bạn trên mạng xã hội Twitter hay Facebook có thể đang tăng lên, nhưng điều này sẽ không hữu ích lắm nếu không có sự gia tăng tương ứng trong các chỉ số tương tác như ‘bình luận’ và ‘lượt tiếp cận’.

Khai thác dữ liệu trên mạng xã hội có thể tăng ROI của bạn như thế nào?

Nhiều người làm marketing hiểu rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media) thực sự hữu ích với các chiến dịch marketing hiệu quả nhưng vẫn phải vật lộn để gắn những lợi ích này trực tiếp đến ROI của doanh nghiệp.

Bằng cách cung cấp cho doanh nghiệp của bạn vô số thông tin chi tiết, dữ liệu từ mạng xã hội có thể được tận dụng để tăng ROI trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Dưới đây là một số cách mà dữ liệu thu thập được từ các tài khoản mạng xã hội có thể giúp tăng ROI của bạn:

  • Thông qua lượt thích, nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, v.v., dữ liệu này cung cấp cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
  • Việc hợp nhất các tập dữ liệu này có thể giúp bạn hợp lý hóa các nỗ lực marketing của mình, loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết hay có các số liệu hiệu suất rõ ràng có thể đo lường được cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư (nếu có).

Ví dụ: bằng cách nhận ra rằng Instagram có giá trị hơn đối với thị trường ngách sản phẩm của bạn so với Twitter, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào quảng cáo Instagram có trả phí và ít hơn vào các chiến dịch trên Twitter.

  • Dữ liệu giúp doanh nghiệp của bạn luôn cập nhật các xu hướng sản phẩm và dịch vụ mới nổi, điều này đảm bảo rằng bất kể ngành của bạn đang chuyển theo hướng nào, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại ở phía sau.
  • Dữ liệu là cơ sở để bạn không ngừng tối ưu và cải thiện mọi khía cạnh của chiến lược – từ các chỉ số như chi phí trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), tỉ lệ chuyển đổi (CR)… đến xây dựng thương hiệu, marketing, nội dung…để từ đó giúp giảm chi phí và tăng ROI v.v.

Hết phần 1 !

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Huy Lâm | MarketingTrips 

Top 5 Social Media Trends ‘Hot’ nhất 2020 cho marketers

Trong thập kỷ qua, tầm quan trọng của phương tiện truyền thông mạng xã hội đã phát triển và trở thành một phần quan trọng trong mọi chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Top 5 Social Media Trends 'Hot' nhất 2020 cho marketers

Điều này cũng không có gì quá khó hiểu: Theo một nghiên cứu từ We Are Social cho thấy trên toàn thế giới có 3.8 tỷ người sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội vào năm 2020 và con số này vẫn tăng lên đều hàng năm.

Các phương tiện truyền thông mạng xã hội tạo thành một phần gốc rễ để gắn kết với cộng đồng Millennials (Gen Y) và Gen-Z.

Bây giờ, tất cả chúng ta đều biết rằng phương tiện truyền thông mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu hút và tạo mối quan hệ lâu dài với đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng ta.

Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một phương tiện mang tính năng động và tương tác cao. Điều này có nghĩa là khi các phương tiện truyền thông mạng xã hội càng phát triển thì bạn càng có thêm nhiều cơ hội để tăng cường mức độ tương tác với khách hàng của mình.

Tuy nhiên, năm 2020 đang bắt đầu chứng kiến sự thay đổi so với các xu hướng trước đó, dù nhỏ, cũng có thể tạo ra tác động lâu dài đến các chiến dịch của bạn.

Khi các nhà marketers quản lý các dự án và chiến dịch truyền thông mạng xã hội mới, điều quan trọng là phải tích hợp các xu hướng truyền thông mạng xã hội đang diễn ra vào các nỗ lực của họ để tiếp tục có được thành công vang dội hơn.

Dưới đây là 5 xu hướng cần lưu ý khi bạn xây dựng và cải tổ các chiến lược truyền thông mạng xã hội của mình trong năm 2020 này.

1. Bán hàng cộng đồng = Cá nhân hoá.

Cá nhân hóa là một xu hướng đã tồn tại trên bức tranh của marketing trong nhiều năm nay nhưng vẫn tiếp tục cho thấy cơ hội phát triển về mặt truyền thông xã hội.

Khi bạn bán thương hiệu của mình trên mạng xã hội, điều quan trọng là bạn phải tùy chỉnh nội dung của mình theo các phân khúc mục tiêu có liên quan.

Chẳng hạn, các nền tảng như Facebook cung cấp các tính năng nhắm mục tiêu và tùy chỉnh nâng cao cho các chiến dịch quảng cáo.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào bạn có thể tập trung vào việc cá nhân hóa đúng cách cho khách hàng của bạn? Câu trả lời là hãy tự nghiên cứu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đọc các chiến thuật marketing tốt nhất và sau đó áp dụng nó cho phân khúc thị trường mục tiêu của bạn.

Với xu hướng thương mại xã hội ngày càng phát triển, khách hàng của bạn tiếp tục ‘tiêu thụ’ các phương tiện truyền thông được xây dựng để dành riêng cho họ. Điều này tạo thành một phần của trải nghiệm khách hàng mà họ mong muốn có được từ thương hiệu.

Bằng cách tăng khả năng hiển thị thương hiệu đến họ trên các nền tảng mạng xã hội thông qua việc cá nhân hóa, bạn cung cấp cho họ trải nghiệm tuyệt đối, nơi mà họ biết bạn đang quan tâm nhiều đến họ.

2. Instagram dấu “like”.

Instagram là một trong những nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Cho dù bạn đang tìm kiếm các cách thức để có được nhiều người theo dõi hơn hay tạo một hồ sơ thương hiệu độc đáo cho doanh nghiệp của mình, thì Instagram là một phương tiện mà bạn không thể bỏ qua.

Quá hiển nhiên để chúng ta hiểu rằng, hành động ‘thích’ là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ tương tác của một bài đăng, đặc biệt là đối với các thương hiệu đo lường hiệu quả bằng sự tương tác trên Instagram.

Tuy nhiên, Instagram đã khiến lượt ‘thích’ trở nên ít quan trọng hơn trong tính năng của mình. Người dùng sẽ không còn xem được lượt thích trên các bài đăng khác trên Instagram mà chỉ xem được trên bài đăng của riêng họ.

Lý giải cho điều này? Bởi vì việc ‘thích’ có liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, đặc biệt là đối với các phương tiện trực tuyến.

Instagram muốn tách ra khỏi sự kỳ thị liên quan đến việc xem lượt thích là thước đo của mức độ phổ biến và sự công nhận. Những lượt thích giả mạo cũng có thể vẽ nên một bức tranh sai lệch cho các thương hiệu khi họ nghĩ rằng họ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với đối tượng mục tiêu của họ. Điều này là hoàn toàn sai lệch.

Bạn có thể tự hỏi chính mình là điều này sẽ tác động đến kế hoạch marketing trên truyền thông mạng xã hội của bạn như thế nào. Để bắt đầu, các nhà marketer cho thương hiệu sẽ phải tìm những cách mới để đo lường mức độ tiếp cận và thành công của thương hiệu trên Instagram.

Nếu lượt thích bị xóa bỏ, bạn sẽ dựa trên cơ sở nào để đánh giá mức độ tương tác với khách hàng mục tiêu.?

Có vẻ như khi mạng xã hội Instagram thực hiện động thái này, các nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến khác cũng có thể lựa chọn tương tự. Để điều chỉnh những thay đổi đến tính năng này, bạn nên nghĩ ra những cách mới để để đo lường tương tác trên các nền tảng này.

3. Những chỉ số mang tính hiệu suất sẽ phát triển mạnh (Performance Marketing).

Khi những nền tảng truyền thông mạng xã hội ngày càng phát triển, một trong những yêu cầu đặt ra cho người làm marketing là việc cần đảm rằng các chỉ số hiệu suất của họ đối với thương hiệu cũng phải tăng theo tương ứng.

Nhưng như bạn thấy đó, các chỉ số như lượt thích hoặc rồi cũng có thể sẽ bỏ dần các chỉ số tương tác tương tự khác. Bạn sẽ làm gì?

Đây là một tín hiệu cho tất cả những người làm marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội để suy nghĩ lại về số liệu của họ đồng thời nên tập trung vào những người có thể hành động nhiều hơn thay vì những tương tác như ‘thích’ hay ‘chia sẻ’.

Top 5 Social Media Trends 'Hot' nhất 2020 cho marketers

Việc tập trung vào các yếu tố như nhân khẩu học của đối tượng, thu thập thông tin chi tiết về dữ liệu để nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng tốt hơn sẽ là kết quả cuối cùng của xu hướng này.

Nếu bạn muốn thay đổi xu hướng và tập trung hơn vào nội dung video, bạn có thể cân nhắc nhiều hơn cho các nền tảng như YouTube, Instagram và Snapchat hoặc cuối cùng là bắt đầu một kênh TikTok.

Các số liệu như khách hàng tiềm năng có thể phản ánh ROI (return on invest) cho các chiến dịch truyền thông mạng xã hội của bạn chính xác hơn. Xu hướng này sẽ là một bước ngoặt cho tất cả các nhà marketers.

4. Video – Vẫn là tương lai của nội dung.

Cho dù bạn đang suy nghĩ về TikTok hoặc “Câu chuyện – Story” trên Instagram hoặc nội dung dài hơn như IGTV, Facebook Live hoặc YouTube thì nội dung video vẫn là loại hình nội dung tốt nhất trong việc giữ chân khách hàng.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Cisco, đến năm 2022, 82% tất cả nội dung trực tuyến sẽ là video.

TikTok cũng đang nắm giữ một cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn nhắm vào đám đông Gen-Z. Với hơn 1.5 tỷ người dùng, TikTok là một nền tảng tuyệt vời để thương hiệu gia tăng tương tác với giới trẻ bằng những video hài hước và thân thiện.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Socialbakers cho thấy, các nhà marketers vẫn đánh giá rất cao mức độ hiệu quả đối với nội dung video và phát trực tiếp (livestream) trên nền tảng Facebook.

Nếu bạn chưa tạo video cho thương hiệu của mình, thì giờ là lúc bạn nên nhảy vào và biến nó thành một phần không thể thiếu trong chiến lược nội dung của bạn.

5. Những nền tảng ngách (Niche) sẽ phát triển mạnh.

Những ‘vị vua’ truyền thông mạng xã hội mà tất cả chúng ta đều biết là Facebook, Instagram. Nhưng những nền tảng khác như LinkedIn, Snapchat và thậm chí các nền tảng mới hơn như TikTok bạn cũng không được bỏ qua.

LinkedIn là một nền tảng thích hợp đối với B2B marketing khi thương hiệu muốn tạo kết nối kinh doanh lâu dài với khách hàng. TikTok và Snapchat là những nền tảng tương tác vừa chớm nở cho các nhà làm marketing nhằm tương tác với đám đông giới trẻ hơn nhiều.

Những nền tảng này phản ánh một xu hướng nóng trong chính bản thân nó. Mọi người đang di chuyển từ các không gian rộng lớn và truyền thống hơn đến các nền tảng với các cộng đồng cụ thể và tập trung hơn. Đó chính là các nền tảng ngách.

Điều này là rất quan trọng đối với các thương hiệu để khám phá những ‘ngóc ngách’ từ đó tạo ra những kết nối mới với đối tượng hay cộng đồng của họ. Xây dựng một cộng đồng thương hiệu vững mạnh và đa chiều là yếu tố cốt lõi ở vấn đề này.

Sử dụng các nền tảng marketing truyền thông mạng xã hội phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn với đối tượng và mục tiêu thương hiệu của bạn. Với tư cách là những nhà marketers, bạn biết bạn nên làm gì rồi chứ.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips