Skip to main content

Mô hình rạp chiếu phim phục vụ lẩu nở rộ ở Trung Quốc

Các “rạp phim lẩu”, nơi khán giả có thể vừa ăn lẩu vừa xem điện ảnh, đang nở rộ tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Châu.

Mô hình rạp chiếu phim phục vụ lẩu nở rộ ở Trung Quốc
Mô hình rạp chiếu phim phục vụ lẩu nở rộ ở Trung Quốc

Các video chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy bên trong một nơi giống rạp chiếu phim bình thường ở Thành Đô, Tứ Xuyên, mỗi chỗ ngồi đều lắp một bàn có gắn bếp từ. Thực khách có thể vừa nhúng rau, thịt vào nồi nước sôi sùng sục trên bàn, vừa xem phim trên màn ảnh lớn.

Trước khi chiếu phim, nhân viên sẽ sắp xếp nguyên liệu món lẩu lên bàn theo yêu cầu đặt trước. Khi tới nơi, khách hàng chỉ cần bật công tắc để tự phục vụ. Khi phim bắt đầu chiếu, đèn trong rạp mờ đi, nhưng mỗi bàn đều lắp hai chiếc đèn ngủ nhỏ, để đảm bảo khách hàng vẫn nhìn thấy đồ ăn và nồi lẩu mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim.

Các rạp chiếu phim sử dụng nồi lẩu nhỏ hơn, nước vị thanh đạm hơn. Trần nhà được lắp nhiều ống thông gió để đảm bảo thoáng khí. Nhân viên các nhà hàng cho hay dù trang trí giống rạp chiếu phim, các cơ sở này hoạt động như nhà hàng, chỉ thêm tính năng màn ảnh rộng để phục vụ thực khách thích vừa ăn vừa xem phim.

Những nhà hàng kiểu này đang nở rộ tại các thành phố lớn ở Trung Quốc như Quảng Châu, Bắc Kinh, Thành Đô, Thanh Đảo… đem tới trải nghiệm mới lạ cho người yêu ẩm thực và phim ảnh, đồng thời tạo cơn sốt trên mạng xã hội.

“Đây là chỗ nào thế, tôi muốn đi”, một tài khoản có tên Quả cam nhỏ viết dưới bài đăng giới thiệu trải nghiệm ăn lẩu xem phim ở Thành Đô, Tứ Xuyên.

“Tôi đã trải nghiệm rạp chiếu phim lẩu ở Tô Châu. Vừa ăn vừa xem, quả thật rất vui”, tài khoản Tiffany viết và đăng ảnh trên Weibo.

Cũng có những người bày tỏ nghi ngờ về mô hình này. “Tôi không làm được. Tôi phải tập trung khi xem phim, như thế này tôi sẽ mải ăn mà không để ý màn hình mất”, một người viết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tinder bị người dùng kiện vì tốn tiền mà mãi không tìm thấy tình yêu

6 người dùng Tinder cáo buộc ứng dụng hẹn hò này cố tình “sử dụng các tính năng thao túng tâm lý” biến họ thành những kẻ nghiện ghép đôi online mà mãi không tìm thấy tình yêu.

Tinder bị người dùng kiện vì tốn tiền mà mãi không tìm thấy tình yêu
Tinder bị người dùng kiện vì tốn tiền mà mãi không tìm thấy tình yêu

Trong một vụ kiện tập thể được đệ trình lên Tòa án liên bang California, vào đúng Ngày lễ tình nhân, 14/2, sáu người dùng ứng dụng hẹn hò Tinder, Hinge và The League đã cáo buộc chủ sở hữu, Match Group, có mô hình kinh doanh “săn mồi”.

6 nguyên đơn cho rằng ứng dụng của Match Group vi phạm Luật bảo vệ người tiêu dùng, do cố tình “sử dụng các tính năng thao túng tâm lý” khiến người dùng phải trả phí nâng cấp ứng dụng và không thể dứt khỏi việc hẹn hò online. Nhưng rốt cuộc, họ vẫn chẳng tìm được người yêu đích thực nào.

“Match Group cố tình thiết kế ứng dụng hẹn hò với các tính năng thiết kế giống trò chơi, gây nghiện, khóa người dùng vào vòng lặp trả tiền để chơi liên tục, ưu tiên lợi nhuận của công ty hơn là những lời hứa tìm tình yêu cho khách”, đơn kiện nêu.

Các nguyên đơn nói rằng các ứng dụng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng sử dụng “công nghệ mạnh mẽ và các thuật toán ẩn” để khiến người dùng bị cuốn hút và tiếp tục trả tiền.

Tinder, Hinge và The League là các ứng dụng hẹn hò ghép đôi. Với việc trả phí để nâng cấp hồ sơ cá nhân, Match Group cam kết giúp mọi người “đến gần hơn với tình yêu”.

Trong một tuyên bố với truyền thông, Match Group gọi vụ kiện là “nực cười” và bảo vệ mô hình kinh doanh của mình. Họ cho rằng tình yêu không dựa trên các số liệu quảng cáo hoặc tương tác trên mạng, khẳng định “luôn cố gắng khuyến khích mọi người hẹn hò trực tiếp hàng ngày và tắt ứng dụng của chúng tôi”.

Họ ví dụ, Tinder được tải xuống miễn phí. Người dùng sau đó được đề nghị mua một danh mục các tính năng cao cấp như “lượt thích không giới hạn” và “tăng cường”, một tính năng cho phép người dùng được giới thiệu là một trong những “bạn hẹn hò” hàng đầu trong khu vực địa lý của họ, tăng khả năng người khác tìm thấy họ và “tối đa hóa” khả năng gặp người phù hợp.

Chuyên gia tâm lý đánh giá vụ kiện “hơi vô lý”, vì trách nhiệm nằm trong tay người dùng chứ không phải ở các ứng dụng hoặc nhà phát triển.

“Giống như bất kỳ ứng dụng nào, đó là một công việc kinh doanh. Nó ở đó để kiếm tiền. Các ứng dụng khác, không với mục đích hẹn hò, cũng làm điều tương tự để thu hút và giữ chân người dùng”, vị này cho hay.

Khoảng 30% người Mỹ trưởng thành đã sử dụng các ứng dụng hẹn hò, theo một cuộc khảo sát được công bố năm ngoái bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, với sự tham gia của 6.034 người. Trong đó Tinder đứng đầu danh sách, tiếp theo là Match và Bumble. (Match Group sở hữu Match, trong khi đối thủ Badoo sở hữu Bumble.)

Cuộc khảo sát cho thấy hơn một phần ba người dùng hẹn hò trực tuyến cho biết họ đã trả tiền để sử dụng các nền tảng đó, bao gồm cả các tính năng bổ sung.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Google Ads Performance Max bị cho là thiếu minh bạch khi không hiển thị KPIs theo từng kênh

Nhiều nhà quảng cáo Google lo ngại rằng việc không hiển thị KPIs theo từng kênh trên kiểu chiến dịch Performance Max liên quan đến nhiều rủi ro cho thương hiệu.

Google Ads Performance Max bị cho là thiếu minh bạch khi không hiển thị KPIs theo từng kênh
Google Ads Performance Max bị cho là thiếu minh bạch khi không hiển thị KPIs theo từng kênh

Google Ads Performance Max là gì?

Performance Max hay Google Ads Performance Max (viết tắt là PMax) là một cách mới để các nhà quảng cáo xây dựng và tối ưu hóa quảng cáo trên các sản phẩm của Google như YouTube, Hiển thị, Tìm kiếm, Khám phá, Gmail và cả Google Maps.

Ở thời điểm hiện tại, Performance Max được xem là loại chiến dịch quảng cáo tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) thành công nhất của Google.

Performance Max không hiển thị các chỉ số đo lường cụ thể theo kênh.

Google xác nhận rằng nền tảng cố tình không hiển thị các chỉ số đo lường cụ thể cho từng kênh với chiến dịch tối đa hóa hiệu suất (Performance Max) vì điều này có thể “gây hiểu lầm”.

Trong khi Google tỏ ra khá mập mờ với phát biểu của mình, một số nhà quảng cáo nghi ngờ Google không hoàn toàn minh bạch về dữ liệu hiệu suất trong chiến dịch vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng thúc đẩy khả năng tự động hóa (dựa trên AI).

Khi các nhà quảng cáo hỏi tại sao Google không cung cấp báo cáo cấp kênh cho chiến dịch PMax trong Google Ads, người phát ngôn của Google nói:

  • “Google cố tình không hiển thị KPI theo kênh cụ thể vì việc xem xét ROAS hoặc CPA tổng hợp cho một kênh trong chiến dịch tối đa hoá hiệu suất thực sự có thể gây hiểu nhầm và không thể hiện chính xác giá trị của một kênh nhất định”.
  • “Một kênh có thể có vẻ tốt hơn kênh khác khi có ROI trung bình cao hơn. Tuy nhiên, điều này không tính đến chi phí cận biên của lần chuyển đổi tiếp theo trên kênh đó. Kênh ‘tốt nhất’ trong một phiên đấu giá không phải là lựa chọn tốt nhất trong một phiên đấu giá khác.”
  • “Chiến dịch Performance Max đưa ra quyết định theo thời gian thực về vị trí đặt quảng cáo của thương hiệu dựa trên khoảng không quảng cáo mà chiến dịch dự đoán rằng sẽ mang lại lượt chuyển đổi có ROI cao, tiết kiệm chi phí nhất tại thời điểm đó”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Meta sẽ xoá bỏ phần tin tức trên Facebook tại Mỹ và Úc

Meta mới đây cho biết rằng sẽ xóa phần dành riêng cho các bài báo trên mạng xã hội Facebook tại Mỹ và Úc từ tháng 4.

Meta sẽ xoá bỏ phần tin tức trên Facebook tại Mỹ và Úc
Meta sẽ xoá bỏ phần tin tức trên Facebook tại Mỹ và Úc

Theo một bài đăng trên blog, Meta mô tả quyết định xoá bỏ mục tin tức (Facebook News) là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm điều chỉnh tốt hơn các khoản đầu tư của nền tảng vào các sản phẩm và dịch vụ.

Thông tin cho biết: “Là một doanh nghiệp, chúng tôi phải tập trung thời gian và nguồn lực của mình vào những thứ mà mọi người nói với chúng tôi rằng họ muốn xem nhiều hơn trên nền tảng, bao gồm cả video dạng ngắn. Số người sử dụng Facebook News ở Úc và Mỹ đã giảm hơn 80% vào năm ngoái.”

Quyết định xóa tab Facebook News của Meta được đưa ra sau khi nền tảng này cho biết rằng sẽ loại bỏ phần tin tức dành cho người dùng Facebook ở Anh, Pháp và Đức. Quyết định cũng được đưa ra trong bối cảnh Facebook không đạt được thoả thuận chia sẻ doanh thu với các cơ quan báo chí, cùng với đó là nhiều chỉ trích liên quan đến sự sai lệnh của nội dung được chia sẻ trên nền tảng.

Bản cập nhật sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ thỏa thuận nào hiện có giữa Facebook News với các nhà xuất bản ở Úc, Pháp và Đức.

Tuy nhiên, Meta cho biết họ “sẽ không ký kết các thỏa thuận thương mại mới cho nội dung tin tức truyền thống ở các quốc gia này và sẽ không cung cấp các sản phẩm Facebook mới dành riêng cho các nhà xuất bản tin tức trong tương lai”.

Meta cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thúc đẩy lượng tương tác của người dùng và các tổ chức tin tức vẫn có thể tận dụng các sản phẩm như Reels và hệ thống quảng cáo để tiếp cận nhiều đối tượng hơn và thu hút mọi người đến với website.

Trước đó, các phân tích cho thấy sẽ có nhiều tác động bất lợi đối với các nhà xuất bản khi Meta tiếp tục rời khỏi hoạt động kinh doanh phân phối tin tức.

Công ty phân tích Chartbeat tiến hành phân tích 1.930 trang web tin tức và truyền thông từ hơn 370 công ty. Kết quả này cho thấy Facebook chiếm khoảng 33% tổng lưu lượng truy cập mạng xã hội (Social Traffic) của các nhà xuất bản này tính đến tháng 12 năm 2023. Một năm trước đó, Facebook cũng đại diện cho khoảng 50 % lưu lượng truy cập trên mạng xã hội của các phương tiện truyền thông.

Một nghiên cứu tương tự của công ty phân tích Sameweb cũng tiết lộ rằng lưu lượng truy cập giới thiệu (referral traffic) của Facebook đã giảm mạnh vào năm 2023 đối với một số nhà xuất bản tin tức hàng đầu toàn cầu sau nhiều năm sụt giảm liên tục.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược thu hút khách hàng mới của Alibaba trong mảng đám mây

Alibaba Cloud mới đây cho biết sẽ giảm giá hơn 100 dịch vụ đám mây công cộng, có sản phẩm giảm tới 55%, để thúc đẩy tăng trưởng AI tại Trung Quốc.

Chiến lược mới của Alibaba trong mảng đám mây
Chiến lược mới của Alibaba trong mảng đám mây

Chiến lược mới của Alibaba Cloud nhằm giúp mọi người truy cập đám mây dễ dàng hơn trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI). Việc giảm giá áp dụng cho hơn 100 sản phẩm nòng cốt của hãng. Alibaba Cloud hiện là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất Trung Quốc và châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Liu Wei Guang, Chủ tịch mảng đám mây công cộng của Alibaba Cloud, công ty nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng khổng lồ của thị trường kỹ thuật số trong nước. Do đó, quyết định tung ra chiến dịch giảm giá để hạ thấp ngưỡng gia nhập dịch vụ đám mây cho nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển hơn. Từ đó, họ có thể tận dụng những lợi ích của công nghệ và đẩy nhanh việc ứng dụng đám mây công cộng trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT tháng 11/2022, sự quan tâm và đầu tư vào AI đã bùng nổ. Trong báo cáo xuất bản tháng 11/2023, hãng tư vấn McKinsey giải thích công nghệ này mang đến những cơ hội cho các doanh nghiệp hiện tại. Với yêu cầu cao về năng lực tính toán, lưu trữ, mạng lưới, AI tạo sinh cần đám mây để mở rộng quy mô.

Sự phức tạp của AI tạo sinh đòi hỏi áp dụng thông qua các nền tảng đám mây doanh nghiệp có thể mở rộng hơn là qua các sáng kiến hay chương trình thí điểm rời rạc do các nhóm phát triển vận hành độc lập.

Các nhà phân tích của hãng nghiên cứu Canalys dự đoán chi phí dành cho dịch vụ đám mây toàn cầu sẽ tăng 20% trong năm 2024, so với 18% năm 2023 nhờ ứng dụng rộng rãi các ứng dụng AI.

Ngoài ra, Alibaba Cloud giảm giá dịch vụ còn nhằm duy trì lợi thế với các đối thủ Tencent, Baidu trong mảng đám mây. Giảm giá áp dụng cho khách hàng gia hạn đơn hàng trong thời hạn ít nhất một năm trong vòng 3 tháng tới.

Alibaba Cloud cũng đưa ra mức chiết khấu đặc biệt cho các gói 5 năm để lôi kéo khách hàng dài hạn. Dung lượng bộ nhớ miễn phí tăng gấp đôi từ 10GB lên 20GB.

Động thái quyết liệt của hãng có thể khai mào cho cuộc chiến giá trong lĩnh vực vốn đã “nóng bỏng” này. Sau khi hủy bỏ kế hoạch IPO của bộ phận đám mây, Alibaba đang tập trung vào phát triển đám mây công cộng, xét tới việc Mỹ đang chặn đứng nguồn cung chip tiên tiến cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong năm qua, Alibaba đã phải vật lộn để phục hồi mảng thương mại điện tử, hậu cần và đám mây trước cạnh tranh dữ dội và rủi ro địa chính trị. “Gã khổng lồ” muốn vực dậy tăng trưởng sau hai năm bị nhà chức trách tăng cường giám sát và biến động do Covid-19.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Gig Economy là gì? Tìm hiểu về Nền kinh tế Gig

Trong phạm vi bài viết này, cùng MarketingTrips tìm hiểu các khái niệm và lý thuyết xoay quanh thuật ngữ Gig Economy (Tiếng Việt gọi là Nền kinh tế Gig): Gig Economy là gì, Ưu điểm và hạn chế (nhược điểm) khi làm việc trong nền kinh tế Gig, và nhiều nội dung khác.

Gig Economy là gì
Gig Economy là gì? Tìm hiểu về nền kinh tế Gig

Gig Economy (Nền kinh tế Gig) là gì?

Gig Economy trong tiếng Việt có nghĩa Nền kinh tế Gig.

Nền kinh tế Gig là khái niệm mô tả về một nền kinh tế nơi mà người lao động làm việc bán thời gian, làm việc tự do hoặc tạm thời thay vì làm việc toàn thời gian.

Bởi vì thời gian (và địa điểm) làm việc khá linh hoạt, những người lao động hay nhân viên trong nền kinh tế Gig có được nhiều sự độc lập nhất định. Nhiều người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có thể tiết kiệm tiền bằng cách tránh phải trả các khoản phúc lợi cho nhân viên như bảo hiểm y tế hay thời gian nghỉ phép có trả lương.

Sở dĩ được gọi là Gig vì thuật ngữ này được mượn từ một thuật ngữ khá phổ biến trong thế giới âm nhạc đó là “Gigs”, đó chính là các “hợp đồng biểu diễn” đơn lẻ hoặc ngắn hạn tại nhiều địa điểm khác nhau thay vì hợp đồng dài hạn hoặc cố định tại một địa điểm duy nhất.

Nền kinh tế Gig còn được gọi là Nền kinh tế hợp đồng hoặc Nền kinh tế tự do.

Những thông tin cần biết khi tìm hiểu về khái niệm nền kinh tế Gig (Gig Economy).

  • Nền kinh tế Gig dựa trên các công việc linh hoạt, tạm thời hoặc tự do, thường liên quan đến việc kết nối người lao động với phía nhà tuyển dụng (doanh nghiệp hoặc cá nhân) thông qua các nền tảng trực tuyến.
  • Nền kinh tế Gig có thể mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng cách làm cho công việc trở nên thích ứng hơn với nhu cầu hiện tại và nhu cầu về lối sống linh hoạt.
  • Đồng thời, nền kinh tế Gig cũng có thể có những nhược điểm nhất định vì nó có thể làm xói mòn mối quan hệ kinh tế truyền thống giữa người lao động, doanh nghiệp và khách hàng (người tiêu dùng).

Hiểu về nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Trong nền kinh tế Gig hay một “nền kinh tế tự do”, một lượng lớn người lao động sẽ làm việc bán thời gian hoặc tạm thời hoặc làm đối tác độc lập (có hợp đồng). Kết quả của nền kinh tế Gig là các dịch vụ sẽ rẻ hơn, hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, chẳng hạn như Uber hay Airbnb. Cũng vì điều này mà Nền kinh tế Gig cũng có thể được gọi là “Nền kinh tế chia sẻ”.

Bởi vì tính linh hoạt là ưu điểm hàng đầu, nền kinh tế Gig thường phổ biến ở các thành phố lớn, những nơi có tỷ lệ thâm nhập internet và công nghệ cao.

Tính đa dạng là một đặc điểm khác của nền kinh tế Gig. Từ các công việc như lái xe cho Uber hay Grab, đến các công việc như giao đồ ăn hay giúp việc theo giờ, tất cả đều có trong nền kinh tế Gig.

Các đặc điểm chính và ưu điểm của nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Về tổng thể, Mỹ là quốc gia đặt nền móng cho nền kinh tế Gig. Các ước tính cho thấy có tới 1/3 người lao động đang làm việc trong nền kinh tế Gig tính đến năm 2021.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng con số này sẽ ngày càng tăng lên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng tới sự linh hoạt trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp không yêu cầu nhân viên phải tới ngồi làm việc tại văn phòng.

Một lợi ích khác của nền kinh tế Gig đó là cho phép doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm ứng viên. Thay vì doanh nghiệp bị giới hạn về địa lý (những người có thể tới văn phòng ngồi làm việc), hay các hợp đồng dài hạn ràng buộc, doanh nghiệp có thể thoải mái với các ứng viên ở xa doanh nghiệp hoặc linh hoạt tuyển dụng người mới nếu người cũ tỏ ra không phù hợp.

Các yếu tố kinh tế cũng là một nhân tố khác góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Gig. Những người sử dụng lao động không đủ khả năng tuyển nhân viên toàn thời gian để làm tất cả công việc cần làm thường sẽ tuyển nhân viên bán thời gian hoặc tạm thời để đảm nhận công việc khi có việc hoặc có các dự án cụ thể.

Về phía người lao động, không ít người thấy rằng họ cần phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau để có được lối sống mà họ mong muốn. Ngoài việc chỉ làm việc tự do, họ cũng có thể vừa làm việc toàn thời gian vừa làm thêm các công việc bán thời gian khác vào những lúc họ rảnh rỗi.

Những nhược điểm của nền kinh tế Gig (Gig Economy).

Bất chấp những lợi ích có thể mang lại, nền kinh tế Gig cũng có một số nhược điểm nhất định.

Mặc dù không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều có xu hướng tuyển những nhân viên bán thời gian hay theo hợp đồng tạm thời, xu hướng làm việc tự do có thể khiến những nhân viên toàn thời gian khó phát triển sự nghiệp hơn vì nhân viên tạm thời thường được thuê với giá rẻ hơn và linh hoạt hơn.

Đối với một số người lao động, tính linh hoạt của nền kinh tế Gig hay làm việc tự do thực sự có thể phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ, các thói quen hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Tính linh hoạt trong nền kinh tế Gig thường có nghĩa là người lao động hay nhân viên phải sẵn sàng bất cứ khi nào có hợp đồng làm việc, bất kể các nhu cầu khác của họ ra sao, người lao động phải luôn săn lùng các hợp đồng làm việc tiếp theo.

Trên thực tế, người lao động trong nền kinh tế Gig giống các doanh nhân hơn là người lao động truyền thống. Mặc dù điều này có thể mang lại nhiều quyền tự do lựa chọn hơn cho cá nhân người lao động, sự ổn định dường như là thứ rất xa xỉ.

Cuối cùng, do tính chất linh hoạt của các mối quan hệ và kinh doanh trong nền kinh tế Gig, mối quan hệ lâu dài giữa người lao động, người sử dụng lao động, khách hàng và nhà cung cấp có thể bị xói mòn. Điều này có thể loại bỏ những lợi ích có được từ việc xây dựng niềm tin lâu dài, thông lệ và sự quen thuộc với khách hàng và người sử dụng lao động, và hơn thế nữa.

Lợi ích của nền kinh tế Gig (Gig Economy) là gì?

Nền kinh tế Gig có nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có quyền tiếp cận với nhiều nhân tài mà họ có thể tuyển dụng.

Ngoài ra, trong thời điểm việc thu hút người lao động toàn thời gian trở nên khó khăn, người sử dụng lao động có thể tuyển dụng những người lao động khác từ nền kinh tế tự do (Nền kinh tế Gig).

Ngoài ra, việc tuyển dụng những nhân viên hợp đồng có thể tiết kiệm hơn vì các doanh nghiệp thường không phải trả tiền bảo hiểm y tế hoặc các phúc lợi khác. Đối với nhân viên, lợi ích của nền kinh tế Gig bao gồm khả năng lựa chọn làm nhiều công việc, làm việc từ mọi nơi tùy thuộc vào công việc cụ thể, sự tự do và tính linh hoạt trong thói quen hàng ngày của họ.

Nền kinh tế Gig (Gig Economy) có thực sự hấp dẫn?

Trong khi việc được làm việc toàn thời gian cố định hay bán thời gian hoặc làm việc tự do còn phụ thuộc vào sở thích làm việc của từng người, nền kinh tế Gig thực sự hấp dẫn với không ít người. Các nghiên cứu cho thấy 79% người lao động làm việc trong nền kinh tế Gig hài lòng hơn so với khi họ làm việc toàn thời gian.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cha đẻ Phở 24: Kinh doanh nhà hàng, không biết nấu ăn càng tốt

Theo ông Lý Quí Trung, những người nấu ăn giỏi thường cứng đầu, không chiều khách; trong khi những người chủ không biết nấu ăn nhưng biết ăn ngon và quản trị tốt thì luôn lắng nghe và ưu tiên khách hàng số 1.

Tại sự kiện YBA Share, ông Lý Quí Trung chia sẻ, mình không biết nấu phở nhưng biết quản trị người nấu phở, biết tuyển họ từ đâu và làm cách nào để họ làm việc hết mình… Đối với những người kinh doanh nhà hàng quy mô lớn hoặc chuỗi, ông Trung cho rằng càng không biết nấu càng tốt!

“Những người nấu ăn giỏi, khi mở nhà hàng họ rất cứng đầu, không chiều khách. Nếu bị chê có khi còn cự lại khách. Còn những người chủ không biết nấu ăn nhưng biết ăn ngon và quản trị thì luôn lắng nghe và ưu tiên khách hàng số 1. Khi có vấn đề, họ lập tức làm việc với bếp trưởng để điều chỉnh”, cha đẻ Phở24 phân tích.

Tương tự như vậy, nếu người làm chủ quá giỏi về kế toán cũng rất khó bắt tay vào kinh doanh. Bởi khi tính kỹ sẽ thấy nhiều rủi ro, dẫn đến “chùn tay”, không dám đưa ra quyết định. Theo ông Trung, những người kinh doanh trong ngành F&B phải là những “risk taker”, dám chấp nhận rủi ro, thấy tiềm năng là sẽ dấn thân chứ không đi quá sâu vào chi tiết số liệu.

Bài học về nghiên cứu thị trường.

Với ông Trung, thất bại khi tung ra sản phẩm phở chay (phở diet) là một bài học xương máu về sai lầm trong marketing, mà theo vị doanh nhân là sai ngay từ khâu đầu tiên – thăm dò thị trường, khảo sát nhu cầu của khách hàng.

“Hầu như chúng tôi tham khảo ý kiến của khách hàng nữ, những người có nhu cầu ăn chay, ăn kiêng để giữ dáng. Khi đó, cô nào được hỏi cũng rất ‘ok’ về sản phẩm phở chay, thanh đạm, giàu dinh dưỡng… Nhưng khi tung ra không ai mua hết, kể cả phụ nữ, có khi họ còn gọi phở thêm nước béo. Tôi nhận ra rằng, một người ăn chay đúng nghĩa sẽ không bước vào quán phở, họ không có nhu cầu đó! Vậy là mọi chi phí nghiên cứu sản phẩm, quảng cáo… trở thành lãng phí”, ông Trung kể lại.

Khi kinh doanh nhà hàng tại Úc, sai lầm tương tự cũng đã khiến ông Trung phải lao đao. Ông tự tin chọn mặt bằng ở một vị trí rất đẹp, trung tâm, gần trường đại học và luôn có nhiều người qua lại, tới mức khó chuyển đồ vào sửa sang nhà hàng vì dòng người quá đông. Những tưởng sẽ thắng chắc, nhưng khi mùa hè đến, con đường này không còn bóng người bởi sinh viên đã nghỉ hè hết, chưa kể các ngày lễ khác trong năm.

“Ở Úc, các bạn sinh viên nghỉ hè và nghỉ lễ khá dài nên một năm tính ra chúng tôi chỉ kinh doanh được khoảng 7, 8 tháng. Những tháng không có khách thì vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên… để duy trì nên làm ăn không có hiệu quả. Nếu nghiên cứu thị trường kỹ hơn thì tôi đã phát hiện ra vấn đề đó”, ông Trung giãi bày.

Ông Trung đưa ra lời khuyên, trước khi bắt tay vào kinh doanh hay mua lại một nhà hàng, ở khâu nghiên cứu thị trường, chúng ta nên sáng tạo, uyển chuyển chứ không chỉ dừng ở việc nghiên cứu các con số, báo cáo tài chính…

“Mọi phương pháp nghiên cứu đều không tốt bằng mình tự đến đó ngồi đếm khách trong khoảng một tuần lễ. Khi đó mình sẽ biết thực sự nhà hàng có bao nhiêu khách, nhẩm nhân với giá thành trung bình của suất ăn sẽ khoanh vùng được doanh thu. Từ đó biết được nhà hàng có tiềm năng hay không. Hãy đi thẳng vào thực tế thay vì chỉ có lý thuyết! Vì nếu nghiên cứu sai, chúng ta sẽ đi sai đường và gây tốn kém rất nhiều”.

Nhượng quyền thương hiệu: Đừng nhân rộng sự thất bại.

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu F&B vừa xuất hiện đã được nhượng quyền một cách thần tốc để mở rộng quy mô. Tuy nhiên sau đó rơi vào tình trạng “sớm nở tối tàn” vì không có hệ thống, quy trình bài bản.

Ông Trung cho biết, luật kinh doanh quốc tế rất nghiêm khắc. Một nhãn hiệu muốn cho nhượng quyền phải được kiểm toán kỹ lưỡng, đảm bảo kinh doanh có lãi trong một khoảng thời gian với quy mô cửa hàng nhất định… Nếu để xảy ra sai sót, gây thiệt hại, bên nhượng quyền có quyền thưa kiện.

Tại Việt Nam, những điều luật dành cho kinh doanh nhượng quyền còn chưa chặt chẽ, nhưng với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì điều này sẽ sớm được cải thiện. Do vậy, các doanh chủ trong ngành F&B đang có ý định nhượng quyền hoặc nhận quyền cần tự hoàn thiện theo hướng chặt chẽ, bài bản để tránh rủi ro.

“Nhiều người chưa thành công nhưng lại cố gắng nhân rộng thêm ra để kéo lại doanh thu. Nhưng như vậy là nhân rộng sự thất bại. Muốn nhượng quyền thành công, ta cần chắc chắn về mô hình kinh doanh trước, đồng thời nắm chắc các kỹ thuật franchise, bỏ chi phí thuê đơn vị tư vấn để hoàn thiện các yếu tố cần thiết như cẩm nang hướng dẫn điều hành, bộ brand guideline,… để đạt tới sự đồng bộ và hệ thống hoá”, ông Trung đưa ra lời khuyên.

Một vấn đề khác được vị doanh nhân nhấn mạnh là quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property/IP). Theo ông Trung, franchise mà không có IP cũng giống như xây lâu đài trên cát.

Doanh nghiệp cần nắm chắc quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm tên thương hiệu, logo và các điểm nhận biết đặc trưng khác trước khi thực hiện franchise để tránh “ăn cắp”, đạo nhái…; thậm chí bị kiện ngược và phải đổi tên thương hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Khi đã chắc chắn về các vấn đề kể trên, các doanh nghiệp nên nhân rộng càng nhanh càng tốt để chiếm ưu thế về thị phần, tăng sức cạnh tranh với đối thủ. Ông Trung cho biết: “Thương hiệu chỉ thực sự lớn mạnh khi sự hiện diện của nó được lặp lại, nhất là trong ngành bán lẻ. Có những thương hiệu chỉ mở được 1, 2 tiệm, kinh doanh rất tốt, rất mạnh nhưng như vậy vẫn rủi ro. Nếu đã thành công thì hãy mạnh dạn mở rộng!”

Tuy nhiên, khi mở rộng, cần đảm bảo giữ được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu ở mọi điểm bán. Có một thương hiệu thức ăn nhanh rất nổi tiếng vốn rất thành công ở các nước phát triển, nơi rất ít hoặc không có hàng quán vỉa hè, trong khi giá cả trong các nhà hàng lại đắt đỏ; với mức thu nhập của họ, một suất ăn fast-food được coi là rẻ.

Khi sang Việt Nam, thương hiệu này mất hoàn toàn những thế mạnh này bởi giá thành cao so với thu nhập của người dân. Trong khi các món ăn đường phố ở nước ta rất ngon, phong phú, lại luôn có sẵn với mức giá rất rẻ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tri Thức Trẻ

Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI

Baidu cho biết công cụ Ernie Bot đã tạo ra “vài trăm triệu nhân dân tệ” trong quý 4/2023, chủ yếu từ việc cải tiến công nghệ quảng cáo và giúp các công ty xây dựng mô hình kinh doanh của riêng họ.

Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI
Doanh thu của công cụ tìm kiếm Baidu tăng 6% nhờ vào chatbot AI

Công ty dẫn đầu công cụ tìm kiếm Trung Quốc, Baidu đã bắt đầu có được doanh thu từ dịch vụ Ernie Bot – một chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo giống như ChatGPT của Open AI – được “trình làng” vào tháng 9/2023.

Theo Baidu, Ernie Bot đã tạo ra “vài trăm triệu nhân dân tệ” trong quý 4/2023, chủ yếu từ việc cải tiến công nghệ quảng cáo và giúp các công ty xây dựng mô hình kinh doanh của riêng họ.

Ông Robin Li, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Baidu, cho biết: “Nhìn vào năm 2024, chúng tôi tin rằng doanh thu của chatbot này sẽ tăng lên vài tỷ nhân dân tệ, chủ yếu từ quảng cáo và kinh doanh đám mây AI.”

Trong quý 4/2023, Baidu đã báo cáo tổng doanh thu 34,95 tỷ nhân dân tệ (4,9 tỷ USD), tăng 6% so với cùng kỳ năm trước đó và phù hợp với ước tính của các nhà phân tích được Refinitiv khảo sát.

Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 48% xuống 2,6 tỷ nhân dân tệ do chi phí phát triển AI tăng cao.

Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm 18% doanh thu hàng quý của Baidu, tăng 11% so với quý 4/2022, chủ yếu do chi phí khấu hao máy chủ và phí hỗ trợ nghiên cứu AI tổng hợp tăng.

Theo Baidu, doanh thu từ dịch vụ đám mây AI của công ty đã tăng khoảng 11%, lên 5,7 tỷ nhân dân tệ trong quý 4 vừa qua, và 4,8% trong số đó đến từ các mô hình nền tảng và AI tổng quát.

Sau khi kết quả kinh doanh này được công bố, cổ phiếu của Baidu đã giảm tới 7% trong phiên giao dịch sáng ngày 29/2 ở thị trường New York.

Tại Trung Quốc, nơi ChatGPT của OpenAI không thể truy cập được và hầu hết các trang web phương Tây đều bị chặn, các công ty công nghệ trong nước đang cạnh tranh để dẫn đầu thị trường AI tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Baidu đã tuyên bố rằng Ernie là chatbot AI tiên tiến nhất trong số các đối thủ trong nước. Giống như kết quả tìm kiếm trực tuyến, chatbot Trung Quốc cũng kiểm duyệt câu trả lời cho các câu hỏi nhạy cảm về chính trị.

Một thử nghiệm của Nikkei Asia về Ernie 4.0, chatbot thế hệ mới nhất của Baidu, vào tháng 12/2023 cho thấy chatbot này vẫn không thể hiểu và duy trì ngữ cảnh trong một số cuộc trò chuyện.

Tương tự như ChatGPT 4, người dùng cũng phải trả tiền để sử dụng Ernie 4.0, trong khi Ernie 3.5 miễn phí cho mọi người có thể sử dụng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Apple: Apple sẽ có những thay đổi lớn về AI trong năm 2024

CEO Apple Tim Cook cho biết công ty đang tập trung nguồn lực cho AI và dự kiến ra “thông báo quan trọng” cuối năm nay.

CEO Apple: Apple sẽ có những thay đổi lớn về AI trong năm 2024
CEO Apple: Apple sẽ có những thay đổi lớn về AI trong năm 2024

“Apple nhận thấy tiềm năng đột phá đáng kinh ngạc đối với AI có tính sáng tạo, đó là lý do chúng tôi đang đầu tư đáng kể vào mảng này”, Cook nói tại cuộc họp cổ đông thường niên của Apple qua hình thức trực tuyến ngày 28/2. “Chúng tôi tin AI sẽ mở ra cơ hội giúp người dùng trong hệ sinh thái Apple tăng năng suất công việc, giải quyết vấn đề và hơn thế nữa”.

Người đứng đầu Apple chưa tiết lộ sản phẩm AI tạo sinh có thể cạnh tranh với các mô hình như GPT của OpenAI hay Gemini của Google. Tuy nhiên, ông cho biết: “Cuối năm nay, tôi mong sẽ được chia sẻ với các bạn những cách chúng tôi sẽ tạo ra nền tảng mới trong lĩnh vực AI hoặc một công nghệ tương tự mà chúng tôi tin có thể định nghĩa lại tương lai”.

Ông nhấn mạnh công ty đã nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trong nhiều năm. Trước đây, hãng thường hạn chế dùng thuật ngữ AI, thay vào đó họ gọi là máy học (machine learning).

Theo CEO Apple, một số sản phẩm hiện tại đã tích hợp AI như công cụ theo dõi tay của Vision Pro hay cảnh báo nhịp tim của Apple Watch. Ông cũng nói thêm rằng dòng chip M bên trong MacBook có khả năng chạy AI.

Tại cuộc họp, Apple không nhắc đến dự án xe tự lái. Theo Bloomberg, hãng đã đình chỉ dự án ôtô điện Project Titan sau khoảng một thập kỷ phát triển để tập trung cho AI. Hàng trăm kỹ sư phần cứng và nhà thiết kế ôtô có thể ứng tuyển vào những vị trí còn trống khác tại Apple. Số khác không phù hợp sẽ bị cho nghỉ việc.

Thông báo của Cook được đưa ra sau khi quỹ AFL-CIO Equity Index Funds, cổ đông của Apple, yêu cầu công ty công khai nguyên tắc đạo đức khi phát triển AI trong tương lai. Apple phản đối, cho rằng động thái như vậy có thể tiết lộ bí mật của công ty.

Apple hiện đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Hè năm ngoái, Tim Cook cũng úp mở về tham vọng AI khi nói Apple đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều loại công nghệ AI, đầu tư và đổi mới “một cách có trách nhiệm”. Một dấu hiệu khác cho thấy Apple đang thúc đẩy AI trên iPhone là hãng đã mua hơn 20 công ty thuộc lĩnh vực này 7 năm qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

MWG không muốn theo đuổi chiến lược giá rẻ để giành thị phần năm 2024

Lãnh đạo MWG cho rằng năm 2023, doanh nghiệp đã hoàn thành sứ mệnh. Thị trường cũng đã bắt đầu hiểu được thông điệp về giá mà MWG đã triển khai trong năm vừa qua nên doanh nghiệp sẽ không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá năm nay.

Năm 2023, sức mua giảm ở hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu, là khó khăn lớn nhất mà CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) phải đối mặt và tìm cách thích ứng. Năm 2023, ưu tiên hàng đầu của công ty là tập trung giữ chân khách hàng, bảo vệ doanh số và gia tăng thị phần (Market Share).

Đánh giá về triển vọng của thị trường ICT và CE (công nghệ thông tin và điện tử gia dụng) tại buổi họp hàng quý với nhà đầu tư mới đây, ông Đoàn Văn Hiểu Em – thành viên HĐQT nhìn nhận: “Nếu không có những biến động lớn mang tầm vĩ mô, thế giới thì sức mua có thể hồi phục từ giữa hoặc cuối năm nay.

Tuy nhiên sự hồi phục này cần nhiều thời gian không giống sau giai đoạn COVID-19 khi sức mua bị dồn nén. Các ngành hàng không thiết yếu dự kiến vẫn sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ trong 2024”.

Lãnh đạo MWG cho hay do thị trường không quá khả quan, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh sẽ nỗ lực để duy trì và tăng trưởng doanh thu nhờ hiệu ứng “nước chảy về chỗ trũng” tức là mọi nguồn lực bán hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

Một số công việc cần tập trung là đảm bảo hàng hoá phong phú, chuẩn bị tốt chương trình khuyến mãi, bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

Ông đánh giá lợi nhuận của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh sẽ có sự cải thiện rất đáng kể năm nay. Thứ nhất, thị trường cạnh tranh về giá đã có sự hạ nhiệt.

Thứ hai là sau khi trải qua quá trình tái cấu thì chi phí vận hành trên mỗi cửa hàng đã giảm đi nhiều so với trước đây và có sự liên kết chặt chẽ với doanh thu và không phụ thuộc quá nhiều vào biến động của thị trường.

Theo tình hình chung của công ty thì cái gì không hiệu quả sẽ tiếp tục được xử lý, vẫn có thể cân nhắc đóng bớt một số cửa hàng trong 2024.

“Năm 2024, MWG không chủ trương dẫn đầu cuộc chiến về giá”, ông Hiểu Em thông tin. Ông cho rằng MWG đã hoàn thành sứ mệnh trong 2023. Thị trường cũng đã bắt đầu hiểu được thông điệp về giá mà MWG đã triển khai trong năm vừa qua.

“Theo quan sát, thị trường đã hạ nhiệt, không còn căng thẳng về giá. Do đó, MWG có thể giữ được mức biên lãi gộp trong năm nay”.

MWG bắt đầu công bố chiến lược giá rẻ từ quý II/2023. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, biên lợi nhuận gộp của MWG đạt 19,68%, đã có sự cải thiện so với con số 15,3% quý III – cũng là quý ghi nhận con số thấp nhất kể từ quý II/2015. Áp dụng chiến lược giá rẻ nhằm cạnh tranh thị phần khiến biên lãi gộp của MWG thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.

Thông tin thêm về thị phần các ngành hàng, ông Hiểu Em chia sẻ hiện thị phần của điện thoại hiện dao động khoảng 50%, tuỳ thuộc vào từng hãng. Có hãng thị phần đã tăng lên đến 60 – 70%.

Với thị phần mảng điện máy, đối với hàng lắp đặt có giá trị lớn, MWG chiếm khoảng 50% thị phần song vẫn tuỳ thuộc vào từng nhóm, từng hãng.

Ông đánh giá nhóm hàng gia dụng còn nhiều dư địa và có nhiều cơ hội để tập trung phát triển hơn trong 2024 để gia tăng doanh thu, cải thiện lãi gộp.

Năm 2023, hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã đem về 83.540 tỷ, đóng góp 71% vào doanh thu cho MWG. Kênh online mang về 16.000 tỷ doanh thu.

Hết năm ngoái, MWG có 2.190 cửa hàng Điện Máy Xanh, 980 cửa hàng Thế Giới Di Động và 98 cửa hàng TopZone.

Về chuỗi Erablue ở Indonesia tính tới hiện tại có khoảng 50 cửa hàng, trong đó 28 cửa hàng với diện tích khoảng 300 m2 (mini) và 22 cửa hàng có diện tích 180 – 220 m2 (supermini).

Doanh thu trung bình của cửa hàng 300 m2 khoảng 4 tỷ đồng và diện tích 180 – 220 m2 khoảng 2,5 tỷ đồng. Lãnh đạo MWG cho rằng mức doanh thu này so với thị trường Việt Nam được đánh giá tốt hơn nhiều.

Hết 2023, Erablue đạt EBITDA ở cấp độ cửa hàng với doanh thu liên tục cải thiện. Năm 2024, ngoài mục tiêu mở rộng thận trọng thì Erablue có thể đạt EBITDA ở cấp độ công ty trước 31/12.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Chuỗi Bách Hoá Xanh được định giá lên tới 1.7 tỷ USD qua thương vụ mới đây

Theo thông tin từ Reuters, nếu đạt được thoả thuận, định giá của chuỗi Bách Hoá Xanh có thể lên tới 1.7 tỷ USD.

CDH Investments đến từ Trung Quốc đang đàm phán mua lại cổ phần thiểu số của chuỗi Bách Hóa Xanh từ CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). Nếu đạt được thỏa thuận, định giá của chuỗi Bách Hóa Xanh có thể đạt mức 1,7 tỷ USD.

Được biết, CDH là một trong những đơn vị đầu tư tài sản thay thế (alternative investment) lớn nhất Trung Quốc, đồng thời cũng là đối tác không mấy xa lạ của MWG khi từng nắm giữ cổ phần tại đây.

Nguồn tin giấu tên của Reuters cho rằng CDH đang là ứng cử viên hàng đầu trong việc mua lại tới 10% cổ phần tại Bách Hoá Xanh, sau khi vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

“CDH đang nhắm đến 5 – 10% cổ phần” – trích một nguồn tin của Reuters. Tuy nhiên, nguồn tin này lưu ý rằng câu chuyện vẫn đang trên bàn đàm phán, và chưa có gì đảm bảo thương vụ sẽ thực sự diễn ra. Nguồn tin khác thì tiết lộ thương vụ “có thể hoàn thành sớm nhất trong tháng tới nếu việc đàm phán diễn ra suôn sẻ”.

Cả CDH và MWG đều từ chối trả lời khi phóng viên của Reuters liên hệ.

Theo Reuters, MWG đã công bố ý định bán cổ phần thiểu số tại Bách Hoá Xanh vào năm 2022, nhưng sau đó đã tạm hoãn do điều kiện thị trường không thuận lợi. Năm 2023, kế hoạch này được khởi động lại và đã thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư như Quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore, hay một số doanh nghiệp khác từ Thái Lan.

CDH được đồng sáng lập bởi Chủ tịch Wu Shangzhi vào năm 2002, là một trong những quỹ tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Những năm đầu thành lập, Công ty nổi tiếng nhờ các thương vụ đầu tư trong các ngành truyền thống như tiêu dùng và sản xuất.

Hiện tại, CDH đang quản lý khối tài sản trị giá trên 27 tỷ USD, và là cổ đông lớn của WH Group – một trong nhưng đơn vị cung cấp thịt lợn lớn nhất toàn cầu, và Media Group – nhà sản xuất thiết bị gia dụng tiếng tăm. CDH từng đầu tư vào MWG nhưng đã thoái vốn từ cách đây gần 10 năm để thu lời, theo Reuters.

Tuy nhiên, báo cáo quản trị 2023 của MWG cho thấy ông Thomas Lanyi – Giám đốc điều hành CDH Investments hiện đang là Thành viên HĐQT không điều hành tại MWG.

Tính đến cuối năm 2023, MWG nắm 99.95% vốn tại CTCP Thương mại Bách Hóa Xanh, trong tổng số vốn điều lệ gần 13,882 tỷ đồng của pháp nhân sở hữu chuỗi thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm Bách Hoá Xanh.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ngân hàng SCB (Thái Lan) mua lại Home Credit Việt Nam với giá gần 900 triệu USD

Việc thoái vốn tại Việt Nam là một phần trong nỗ lực của Home Credit nhằm tối ưu hoá hoạt động khi chủ sở hữu doanh nghiệp là Tập đoàn PPF, do gia đình cố tỷ phú người Séc Petr Kellner kiểm soát, đang chuyển trọng tâm đầu tư trở lại châu Âu.

Theo thông tin từ Bangkokpost, SCB X Plc, ngân hàng lớn nhất Thái Lan tính theo giá trị thị trường đã chính thức đạt được thỏa thuận mua lại công ty cho vay tiêu dùng Home Credit tại Việt Nam trong một thỏa thuận có thể trị giá tới 900 triệu USD.

Nguồn tin này chia sẻ rằng công ty mẹ niêm yết trên SET của Ngân hàng Thương mại Siam đã nổi lên trở thành người mua tiềm năng nhất sau khi trả giá cao hơn các đối thủ.

Home Credit bắt đầu quá trình tìm kiếm người mua từ năm ngoái và thu hút được sự quan tâm từ Kasikornbank của Thái Lan và KB Kookmin Bank, thành viên thuộc KB Financial Group của Hàn Quốc vào thời điểm đó.

Việc thoái vốn tại Việt Nam là một phần trong nỗ lực của Home Credit nhằm tối ưu hoá hoạt động khi chủ sở hữu doanh nghiệp là Tập đoàn PPF, do gia đình cố tỷ phú người Séc Petr Kellner kiểm soát, đang chuyển trọng tâm đầu tư trở lại châu Âu. Home Credit hiện đang xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình ở châu Á sau khi hủy bỏ đợt IPO trị giá 1,5 tỷ USD tại Hong Kong vào năm 2019.

Trước chi nhánh ở Việt Nam, Home Credit đã bán các chi nhánh tại Indonesia và Philippines cho Bank of Ayudhya, một chi nhánh tại Thái Lan của Tập đoàn tài chính khổng lồ Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial Group.

Home Credit bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008 và là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp. Home Credit có 12 triệu khách hàng với 3 sản phẩm chính, bao gồm cho vay trả góp xe gắn máy, cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử và cho vay trả góp tiền mặt.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Top 10 game di động có doanh thu toàn cầu cao nhất trong tháng 1 năm 2024

Hãng nghiên cứu thị trường, Sensor Tower, vừa công bố báo cáo mới nhất về thị trường game di động vào tháng 1.2024, nơi Honor of Kings trở thành trò chơi đạt doanh thu cao nhất.

Top 10 game di động có doanh thu toàn cầu cao nhất trong tháng 1 năm 2024
Top 10 game di động có doanh thu toàn cầu cao nhất trong tháng 1 năm 2024

Theo GizChina, game di động do Tencent phát hành này đã mang về doanh thu 233 triệu USD trên App Store và Google Play trên phạm vi toàn cầu. Điều quan trọng cần lưu ý là dữ liệu của Sensor Tower không bao gồm các kênh tải về bên thứ ba trên Android. Được biết, Honor of Kings đã quay trở lại vị trí dẫn đầu danh sách game di động có doanh thu mạnh nhất toàn cầu sau vài tháng.

Báo cáo cho biết, nhờ nhiều hoạt động như trang phục mới, mùa giải mới và một số trang phục trong thời gian giới hạn, Honor of Kings đã đạt doanh thu cao nhất trong một ngày, mà cụ thể là 5/1.

“Monopoly GO!” của Scopely, rơi từ vị trí số 1 xuống vị trí số 2 với doanh thu 227 triệu USD. Sensor Tower báo cáo rằng 78% doanh thu của trò chơi này đến từ thị trường Mỹ, 3,3% đến từ Singapore và 3,2% đến từ Anh. Ba trò chơi khác trong danh sách 5 đạt doanh thu cao nhất gồm “Royal Match” của Dream Games, “Roblox” và “Candy Crush Saga” của King.

Các trò chơi khác trong danh sách Top 10 game di động doanh thu cao nhất tháng gồm Coin Master, TFT: Teamfight Tactics, Geshin Impact, PUBG Mobile, và Whiteout Survival.

Vào tháng 1.2024, người chơi game di động toàn cầu đã chi 6,5 tỉ USD trên App Store và Google Play, giảm 2,3% so với tháng trước đó. Mỹ vẫn là thị trường có doanh thu game di động cao nhất thế giới khi đóng góp gần 2 tỉ USD và chiếm 29,9% tổng doanh thu toàn cầu. Trung Quốc xếp vị trí thứ hai và chiếm 18,6%, còn Nhật Bản xếp vị trí thứ ba và chiếm 15,3%.

Ba trò chơi thuộc sở hữu của Tencent chiếm ba vị trí hàng đầu trong danh sách tăng trưởng doanh thu game di động toàn cầu trong tháng 1. TFT: Teamfight Tactics và PUBG Mobile đạt mức tăng trưởng hàng tháng lần lượt là 515% và 148%. Điều này chủ yếu nhờ hoạt động phúc lợi và cập nhật nội dung khác nhau trong lễ hội đầu năm mới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc do vấn đề bản quyền

TikTok đang bị buộc phải gỡ bỏ thêm nhiều bản nhạc khỏi nền tảng sau khi đã kết thúc hợp đồng với Universal Music Group (UMG). UMG gần đây đã thu hồi các bản ghi âm do nền tảng sở hữu từ TikTok, bao gồm các bài hát của các siêu sao như Taylor Swift, Billie Eilish và The Weeknd.

TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc
TikTok đang bị ép gỡ bỏ thêm hàng loạt bản nhạc

Theo đó, hàng triệu bài hát khác dự kiến sẽ bị tắt tiếng trên TikTok vào cuối tuần này.

Universal Music vốn được xem là ngôi nhà của một số ngôi sao âm nhạc lớn nhất thế giới như Taylor Swift, Adele, Drake và Billie Eilish. Nền tảng này cho biết TikTok đưa ra ít hơn những gì họ mong đợi về cả các khoản thù lao cho các nghệ sĩ của mình cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ về sức sáng tạo của họ.

Theo BBC, UMG đã xóa khoảng 3 triệu bài hát khỏi TikTok sau khi thỏa thuận về danh mục ghi âm của họ hết hạn. Thỏa thuận của UMG với TikTok về danh mục xuất bản bao gồm khoảng 4 triệu bài hát sẽ kết thúc vào cuối tuần này, khi đó tất cả các bản nhạc có liên quan có thể biến mất khỏi TikTok.

Liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng với TikTok, Universal từng chia sẻ:

“[Universal và TikTok] chưa đồng ý với các điều khoản của thỏa thuận mới và khi thỏa thuận hiện tại hết hạn, Universal Music Group, bao gồm cả Universal Music Publishing Group, sẽ ngừng cấp phép nội dung cho các dịch vụ TikTok và TikTok Music.”

“TikTok đã cố gắng ép chúng tôi chấp nhận một thỏa thuận có giá trị thấp hơn thỏa thuận trước đó, thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cũng không phù hợp với sự phát triển của TikTok.”

Theo một báo cáo do TikTok ủy quyền được công bố vào tháng 11 năm ngoái cho thấy rằng người dùng TikTok có nhiều khả năng khám phá và chia sẻ nội dung âm nhạc mới trong ứng dụng hơn, trong khi 75% người dùng cũng tìm thấy nghệ sĩ mới thông qua các video TikTok.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhật Bản nỗ lực tìm lại vàng son ngành chip

Chi hàng chục tỷ USD trợ cấp ngành bán dẫn, Nhật Bản muốn tìm lại chỗ đứng ngành chip qua việc thu hút TSMC và tạo ra một “chiến binh” mới.

Hôm nay (24/2), công ty sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC chính thức khai trương nhà máy đầu tiên tại Nhật Bản, trị giá 8,6 tỷ USD. Nó tọa lạc tại thị trấn Kikuyo, tỉnh Kumamoto, dự kiến bắt đầu sản xuất hàng loạt quý IV/2023, bao gồm loại chip 12 nanomet dùng trong ôtô và thiết bị công nghiệp.

“Việc TSMC xây dựng một nhà máy tại Nhật Bản thực sự thu hút sự ủng hộ từ các phần khác nhau trong ngành công nghệ bán dẫn”, Damian Thong, trưởng nhóm nghiên cứu Nhật Bản tại Macquarie Capital Securities, nhận xét.

Nhà máy điều hành bởi công ty con Japan Advanced Semiconductor Manufacturing. Nhà sản xuất điện tử Sony và phụ tùng ôtô Denso cũng có cổ phần. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn trợ cấp lên tới 476 tỷ yen (3,2 tỷ USD).

Đầu tháng này, TSMC công bố sẽ xây dựng nhà máy thứ hai ở Nhật Bản, đặt tại Kumamoto, nâng tổng vốn đầu tư lên hơn 20 tỷ USD. Trong tương lai, 2 nhà máy sẽ có tổng công suất hàng tháng hơn 100.000 tấm wafer 12 inch, tăng cường khả năng tiếp cận chip cho công nghiệp điện tử, ôtô và quốc phòng Nhật Bản.

Thu hút hãng chip Đài Loan là một phần trong nỗ lực của chính phủ Nhật nhằm tìm lại vàng son một thời trong lĩnh vực bán dẫn. Các hãng chip Nhật Bản từng nắm giữ hơn 50% thị phần toàn cầu vào những năm 1980, nhưng bắt đầu mất khả năng cạnh tranh sau những xung đột gay gắt với Mỹ về thương mại. Ngày nay, Mỹ chiếm một nửa thị phần, tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong khi đó, châu Âu và Trung Quốc cũng đang ra sức phát triển ngành bán dẫn, buộc Nhật Bản phải trẻ hóa lĩnh vực chip từng hùng mạnh của mình và củng cố chuỗi cung ứng khi nhu cầu về chất bán dẫn tiếp tục tăng trong nhiều ngành.

Theo công ty nghiên cứu TrendForce, đến năm 2027, Đài Loan dự kiến kiểm soát hai phần ba công suất chip tiên tiến, trong khi Nhật Bản tăng thị phần lên 3%. David Chuang, nhà phân tích tại Isaiah Research, cho biết Nhật Bản được hưởng lợi từ việc Đài Loan sẵn sàng phê duyệt xuất khẩu công nghệ và chuỗi cung ứng, đặc biệt với chip tiên tiến dưới 16 nanomet.

Ngành chip của Nhật Bản đang dần nhộn nhịp trở lại. Các công ty chip Đài Loan đến đây không chỉ để hỗ trợ nhà máy TSMC mà còn bị thu hút bởi sự năng động mới của ngành này.

Tại trung tâm sản xuất chip trên hòn đảo Kyushu, nơi đặt nhà máy của TSMC, các công ty khác đang tăng cường đầu tư như nhà sản xuất chip điện Rohm, nhà sản xuất wafer Sumco và nhà sản xuất thiết bị Tokyo Electron.

Song song với thu hút FDI nước ngoài lĩnh vực bán dẫn, Nhật Bản còn nuôi tham vọng xây dựng một nhà vô địch mới, thông qua liên doanh Rapidus. Liên doanh này đang tìm cách sản xuất hàng loạt chip logic 2 nanomet hiện đại vào năm 2027, từ điểm xuất phát ban đầu là con số 0. Theo tiêu chuẩn ngành, đây là một thách thức không tưởng với một dự án kinh doanh mới 18 tháng tuổi.

Những ngày này, máy xúc và xe tải chạy đang tất bật xây dựng nhà máy Rapidus tại Chitose, Hokkaido. Dự án này được đánh giá là nhằm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp chip Nhật Bản.

Atsuo Shimizu, CEO Rapidus, phụ trách xây nhà máy nói rằng, để tồn tại, Nhật Bản cần trở thành một quốc gia có công nghệ toàn cầu. “Và chúng tôi có thể chứng minh rõ ràng điều đó bằng chất bán dẫn”, ông nói trên Bloomberg.

Rapidus đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt chip tiên tiến từ năm 2027. Là đối thủ tiềm năng của TSMC, Rapidus đang hợp tác với IBM và tổ chức nghiên cứu chip Imec.

Tuy nhiên, triển vọng thành công của nó lại bị nhiều người trong ngành nhìn nhận với thái độ hoài nghi. “Tôi không nghi ngờ TSMC sẽ chiếm ưu thế, nhưng Nhật Bản sẽ tìm cách chứng minh rằng họ có giá trị với tư cách là số hai”, Thong của Macquarie nói.

Theo thống kê của Bloomberg, trong chưa đầy 3 năm, Nhật Bản đã chi 4.000 tỷ yen (26,7 tỷ USD) để khôi phục sức mạnh sản xuất bán dẫn của mình. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính cho ngành này đến 10.000 tỷ yen (66,75 tỷ USD). Nước này đặt mục tiêu là tăng gấp ba lần doanh số bán chip sản xuất trong nước lên hơn 15.000 nghìn tỷ yen (hơn 100 tỷ USD) vào năm 2030.

Tuy nhiên, một thách thức của nước này là khan hiếm nhân lực. Tại khu vực Kyushu, nơi TSMC và các nhà máy bán dẫn khác đặt sản xuất, nền kinh tế có thể đạt đến 20,1 nghìn tỷ yen (134 tỷ USD) trong một thập kỷ, nhờ hưởng lợi từ các nhà máy chip, cũng như từ hoạt động tiêu dùng của công nhân.

Nhưng Soei Kawamura, nhà nghiên cứu của trung tâm cho biết điểm nghẽn lớn nhất là tình trạng thiếu lao động. “Các công ty lớn như TSMC và Sony có thể đủ nhân sự cần thiết, nhưng sự phát triển kinh tế của vùng Kyushu sẽ tùy thuộc vào số lượng người có thể được tuyển dụng trong các ngành công nghiệp liên quan đến bán dẫn và các ngành khác ở địa phương”, ông nói.

Số lượng công nhân trong các doanh nghiệp liên quan đến chip của Nhật Bản đã giảm khoảng 20% trong khoảng hai thập kỷ qua. Theo ước tính từ Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản (JEITA), các hãng chip hàng đầu trong nước cần tìm 40.000 công nhân trong 10 năm tới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Gã khổng lồ bán lẻ thời trang Macy’s đóng cửa hàng loạt cửa hàng

Gã khổng lồ bán lẻ thời trang và phụ kiện Macy’s sẽ đóng cửa khoảng 150 cửa hàng đồng thời hướng tới chiến lược mới, tập trung vào các sản phẩm xa xỉ.

Gã khổng lồ bán lẻ thời trang Macy's đóng cửa hàng loạt cửa hàng
Gã khổng lồ bán lẻ thời trang Macy’s đóng cửa hàng loạt cửa hàng

Theo đó, Macy’s sẽ sớm đóng cửa khoảng 150 cửa hàng trên toàn nước Mỹ như một phần của kế hoạch tái tổ chức quy mô lớn nhằm tập trung nhiều hơn vào doanh số bán hàng xa xỉ.

Macy’s cũng đã công bố một sáng kiến được gọi là “bold new chapter” (một chương tăng trưởng mới) sẽ liên quan đến việc đóng cửa các địa điểm bán hàng “kém hiệu quả”.

Trong email, người phát ngôn của Macy từ chối bình luận về việc cửa hàng cụ thể nào sẽ đóng cửa.

Macy’s cho biết doanh nghiệp sẽ tận dụng vị trí dẫn đầu của mình trong thị trường xa xỉ, nơi mà những cái tên như Bloomingdale’s và Bluemercury đang được xem là những “cánh chim đầu đàn”.

Công ty có kế hoạch xây dựng 15 cửa hàng Bloomingdale’s mới và ít nhất 30 cửa hàng Bluemercury mới, cùng với khoảng 30 cửa hàng Bluemercury được tu sửa lại trong 3 năm tới.

CEO Macy’s Tony Spring cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi đang thực hiện những động thái cần thiết để phục hồi mối quan hệ với khách hàng thông qua trải nghiệm mua sắm mới, các chủng loại sản phẩm phù hợp và giá trị hấp dẫn hơn”.

Kết thúc năm 2023, doanh thu của Macy’s là hơn 24 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

YouTube vừa thông báo ra mắt Collab cho Shorts, tính năng cạnh tranh trực tiếp với Duet của TikTok.

YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok
YouTube ra mắt Collab cho Shorts nhằm cạnh tranh với TikTok

Theo đó, YouTube đã ra mắt tính năng Collab mới cho sản phẩm video ngắn Shorts, tính năng mới cho phép người dùng phối lại các video YouTube và Shorts hiện có sau đó cùng hiển thị trên một màn hình. Về cơ bản, tính năng này giống với tính năng Duet trên mạng xã hội TikTok.

Shorts Collab là công cụ cho phép người dùng thoả sức sáng tạo.

Với Collab, người dùng hay các nhà sáng tạo nội dung video ngắn giờ đây có thể kết hợp video của riêng họ cùng với những video có sẵn từ danh mục của YouTube dài tới 60 giây.

Cũng tương tự TikTok, video được tạo ra từ Collab sẽ hiển thị dưới dạng chia đôi màn hình.

Collab hoạt động như thế nào?

Để sử dụng tính năng phối lại video mới Collab của Shorts, người dùng có thể thực hiện các bước sau:

  • Điều hướng đến trang có video mà họ muốn phối lại.
  • Nhấp vào biểu tượng ‘Remix’ và chọn ‘Collab.’
  • Chọn một đoạn video có thời lượng tối đa 60 giây.
  • Chọn các tùy chọn bố cục khác nhau.
  • Quay video riêng sau đó kết hợp với video gốc, và video cuối cùng sẽ phát đồng thời 2 video.

Collab là một cách để thương hiệu thúc đẩy chiến lược UGC.

Vì tính năng mới giúp nhà sáng tạo hay thương hiệu tạo ra những video sáng tạo mới dựa trên video gốc ban đầu kết hợp với các video khác, đây chính là cách để thúc đẩy những nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User-generated Content).

Hoạt động theo cách này, Shorts Collab có khả năng tăng cường mức độ tương tác với các video có thương hiệu và truyền cảm hứng cho các chiến dịch Marketing sáng tạo kết hợp sự tham gia của khách hàng.

Shorts vs TikTok: Đâu mới là sựa lựa chọn?

YouTube ra mắt Collab cho Shorts khi YouTube đặt mục tiêu cạnh tranh mạnh hơn nữa với các đối thủ như TikTok trong không gian video dạng ngắn hiện đang là xu hướng hàng đầu.

Trong khi Duet vẫn là một điểm sáng của TikTok, Collab cung cấp cho người sáng tạo (Content Creator) trên YouTube các tùy chọn cộng tác và phản ứng tương tự vốn có trong hệ sinh thái của YouTube.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Apple tạm dừng dự án xe điện (và sẽ sa thải không ít nhân viên)

Apple được cho là tạm dừng dự án ôtô điện Project Titan sau khoảng một thập kỷ phát triển để tập trung cho lĩnh vực AI.

Theo chia sẻ, các giám đốc điều hành của Apple Jeff Williams và Kevin Lynch đã thông báo nội bộ về việc hủy dự án xe điện tới gần 2.000 nhân viên làm trong nhóm EV.

Cũng theo nguồn tin, hầu hết nhân viên tham gia dự án sẽ chuyển sang bộ phận trí tuệ nhân tạo, nơi Apple đang phát triển các dự án AI mang tính sáng tạo. Hàng trăm kỹ sư phần cứng và nhà thiết kế ôtô từng là thành viên của nhóm có thể ứng tuyển vào những vị trí còn trống khác tại Apple. Số khác không phù hợp sẽ bị cho nghỉ việc.

Các nguồn tin cho biết dự án xe điện của Apple có tên nội bộ Project Titan, được triển khai từ 2014 và là một trong những nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm ngoài iPhone của công ty công nghệ Mỹ.

Trước đó, một số nguồn tin nói Apple đã chuyển hướng từ mục tiêu ban đầu là tạo một chiếc xe tự hành hoàn toàn sang một sản phẩm ít tham vọng hơn, tức chỉ cải tiến khả năng tự lái cấp 2+, mức độ có thể tự đỗ xe, xác định làn đường và cho phép người lái rời tay khỏi vô lăng.

Cũng theo Bloomberg, trước khi dự án kết thúc, các giám đốc Apple đã bày tỏ lo ngại về tỷ suất lợi nhuận của ôtô. Công ty đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm cho dự án và dự định bán giá khoảng 100.000 USD mỗi xe.

Apple chưa đưa ra bình luận.

Việc Apple từ bỏ mục tiêu xe tự lái đã được dự báo trước. Thực tế, các công ty xe điện đang gặp khó khăn những tháng gần đây. Tuần trước, nhà sản xuất Rivian báo lỗ 5,4 tỷ USD trong quý IV/2023 dù bán ra số xe điện nhiều gấp đôi cùng kỳ 2022.

Apple hiện đẩy mạnh nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Hè năm ngoái, CEO Tim Cook cũng úp mở về tham vọng AI khi nói Apple đã thực hiện nghiên cứu trên nhiều loại công nghệ AI, đầu tư và đổi mới “một cách có trách nhiệm”. Một dấu hiệu khác cho thấy Apple đang thúc đẩy AI trên iPhone là hãng đã mua hơn 20 công ty thuộc lĩnh vực này 7 năm qua.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Số liệu mới đây cho thấy chuỗi cà phê Trung Quốc – Luckin Coffee, sau khi xây dựng lại doanh nghiệp từ bê bối gian lận bốn năm trước, đã báo cáo doanh số bán hàng vượt xa đối thủ là gã khổng lồ ngành F&B Starbucks tại thị trường tỷ dân này.

Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc
Doanh thu của Luckin Coffee lần đầu tiên vượt qua Starbucks tại Trung Quốc

Theo CNN, chuỗi cà phê Trung Quốc – Luckin Coffee, sau khi xây dựng lại doanh nghiệp từ bê bối gian lận bốn năm trước, đã báo cáo doanh số bán hàng vượt xa đối thủ Starbucks tại thị trường tỷ dân này.

Theo kết quả tài chính được công bố vào tuần trước, Luckin đã tạo ra tổng doanh thu 24,9 tỷ nhân dân tệ (3,5 tỷ USD) trong năm 2023, tăng 87% so với năm trước.

Báo cáo không phân chia doanh thu theo thị trường, nhưng phần lớn doanh số của công ty đến từ Trung Quốc. Ở thị trường quốc tế, Luckin chỉ có 30 cửa hàng ở Singapore, trong đó cửa hàng đầu tiên ra mắt vào tháng 3 năm ngoái.

Starbucks báo cáo tổng doanh thu 3,05 tỷ USD tại Trung Quốc trong năm tài chính 2023 kết thúc vào ngày 1/10, theo tính toán dựa trên kết quả hàng quý của công ty. Chuỗi cà phê Mỹ này chưa báo cáo đầy đủ doanh số bán hàng tại Trung Quốc.

Luckin cho biết lợi nhuận ròng chưa kiểm toán của họ trong năm 2023 đạt 2,85 tỷ nhân dân tệ (396 triệu USD), tăng nhiều lần so với kết quả 488 triệu nhân dân tệ (68 triệu USD) trong năm 2022.

Luckin, được cho là chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc khi thương hiệu này thông báo vượt qua Starbucks ở đại lục về số lượng cửa hàng vào năm 2019.

Sự bùng nổ doanh số bán hàng của Luckin trong năm ngoái một phần nhờ vào việc mở rộng nhanh chóng. Đến cuối năm 2023, Luckin có 16.218 cửa hàng tại Trung Quốc, gần gấp đôi so với con số hơn 8.200 cửa hàng của chính họ vào năm 2022.

Ngược lại, Starbucks có 6.975 cửa hàng tại Trung Quốc tính đến cuối tháng 1, theo kết quả quý gần nhất của công ty được công bố đầu năm nay. Con số đó tăng 14,5% so với một năm trước đó.

Một số cửa hàng của Luckin do họ tự vận hành, trong khi một số khác do các đối tác nhượng quyền điều hành. Trong khi đó, các cửa hàng của Starbucks ở Trung Quốc hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty.

Ở thị trường toàn cầu, Starbucks vẫn là chuỗi cà phê lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại, với 38.586 cửa hàng trên toàn thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất của họ.

Trung Quốc, từng là quốc gia uống trà, đã trở thành một cường quốc trong ngành cà phê toàn cầu, bất chấp việc phải vật lộn với nhiều vấn đề kinh tế trong những năm gần đây. Dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế năm ngoái cho thấy mức tiêu thụ cà phê ở nước này tăng 15%.

Hầu hết nhu cầu này được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ. Theo một cuộc khảo sát năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc – Daxue Consulting, có tới 36% người tiêu thụ cà phê trong nước từ 25 đến 34 tuổi và 30% từ 35 đến 44 tuổi.

Số lượng cửa hàng cà phê thương hiệu ở Trung Quốc tăng vọt 58% trong mười hai tháng qua, đạt 49.691 cửa hàng, theo báo cáo tháng 12 của World Coffee Portal. Điều đó giúp Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường cửa hàng cà phê thương hiệu lớn nhất thế giới.

Tuy vậy, Luckin thừa nhận sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

“Chúng tôi vẫn tập trung vào chiến lược giá cả và mở rộng để duy trì tốc độ tăng trưởng và thị phần”, Jinyi Guo, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Luckin Coffee, cho biết.

Luckin được thành lập vào năm 2017 và được hỗ trợ bởi công ty Centurium Capital của Trung Quốc. Thương hiệu này đề ra chiến lược lấy giới trẻ làm trọng tâm, chủ yếu là các gian hàng bán mang đi và thanh toán không tiền mặt. Giá đồ uống của họ rẻ hơn khoảng 30% so với Starbucks.

Các cửa hàng của họ thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản nhất, cho phép công ty mở rộng nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất. Luckin cũng yêu cầu khách hàng sử dụng điện thoại di động để đặt hàng, cho phép họ thu thập dữ liệu khách hàng.

Theo công ty, đến năm 2019, họ đã vượt qua số lượng cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc, với hơn 4.500 cửa hàng.

Năm 2019, Luckin lên sàn chứng khoán New York, nơi họ được các nhà đầu tư chào đón với niềm tin rằng họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với Starbucks.

Tuy nhiên, công ty buộc phải rút lui một năm sau đó sau khi thừa nhận lợi nhuận của họ bị làm giả. Luckin cuối cùng bị hủy niêm yết khỏi Nasdaq. Ở thời điểm đó, cả chủ tịch kiêm giám đốc điều hành đều bị sa thải. Họ cũng bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ phạt 180 triệu USD

Sau đó, công ty cam kết tái xây dựng doanh nghiệp. Centurium Capital, một nhà đầu tư sớm vào chuỗi cà phê này đã nằm quyền chi phối Luckin.

Mặc dù bị vượt qua cả về số lượng cửa hàng và doanh số bán hàng, Starbucks vẫn duy trì lợi nhuận vượt trội so với Luckin, do lợi nhuận của công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng do quá trình mở rộng nhanh chóng.

Để đáp lại sự cạnh tranh, Starbucks lần lượt tuyên bố hợp tác với Alibaba vào năm 2018 và Meituan vào năm 2022, mở rộng phạm vi tiếp cận trực tuyến đến người tiêu dùng Trung Quốc.

Trong khi Luckin gây tiếng vang vào năm ngoái với sự hợp tác với thương hiệu rượu Trung Quốc là Mao Đài Quý Châu, Starbucks cũng đang thu hút sự chú ý với các loại đồ uống sáng tạo mới.

Gã khổng lồ Mỹ đã tung ra cà phê vị thịt lợn vào đầu tháng này, nhằm đáp ứng thị hiếu và truyền thống địa phương. Với mức giá 9,45 USD, đồ uống này kết hợp nước sốt thịt kho Đông Pha với espresso và sữa hấp, trang trí thêm nước sốt thịt lợn và thịt lợn ba chỉ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn

Trong một động thái chưa từng có, Starbucks mới đây đã giới thiệu một loại đồ uống pha chế đang khuấy động cả sự tò mò lẫn tranh cãi với khách hàng toàn cầu của mình: Pork Latte, đồ uống cà phê làm từ thịt lợn.

Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn
Starbucks ra mắt Pork Latte: Đồ uống cà phê pha với thịt lợn

Loại đồ uống mới này, được ra mắt trùng với dịp đón Tết Nguyên đán, là minh chứng cho chiến lược mở rộng và thích ứng của Starbucks trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Việc giới thiệu đồ uống cà phê được pha với thịt lợn không chỉ giúp Starbucks có thêm nhiều khách hàng mới mà còn thách thức cả với quan niệm thông thường về thức uống cà phê.

Ra mắt Pork Latte được cho là chiến lược có tính toán của Starbucks nhằm bám sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Bằng cách kết hợp thịt lợn Đông Pha (Dongpo), một món thịt lợn om truyền thống và được yêu thích của Trung Quốc, vào những ly cà phê latte, Starbucks thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng hương vị cũng như truyền thống ẩm thực địa phương.

Sự đổi mới sản phẩm này phản ánh cam kết của gã khổng lồ Starbucks trong việc điều chỉnh các sản phẩm của mình cho phù hợp với sở thích của các nền văn hóa khác nhau, từ đó đảm bảo sự phù hợp và hấp dẫn của thương hiệu trên các thị trường khác nhau.

Going glocal – Chiến lược thông minh của Starbucks.

Quyết định sử dụng hương vị địa phương như thịt lợn Dongpo trong các sản phẩm cà phê của mình là biểu tượng cho cách tiếp cận “glocal” của Starbucks – hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhưng phục vụ theo thị hiếu địa phương.

Chiến lược này đã cho phép Starbucks không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh ở thị trường Trung Quốc vốn có tính cạnh tranh rất cao. Những cái tên như Cotti Coffee hay Luckin Coffee hẳn đã không còn xa lạ với khách hàng ở nhiều quốc gia.

Mặc dù Pork Latte có thể được coi là phù hợp với khách hàng Trung Quốc, đồ uống này cũng đã gây ra không ít những phản ứng trái chiều, đặc biệt là từ khách hàng phương Tây, nhiều người tỏ ra khó hiểu về khái niệm cà phê pha với thịt.

Sự khác biệt trong phản ứng của người tiêu dùng này nhấn mạnh các chuẩn mực và sở thích ẩm thực khác nhau tồn tại giữa các nền văn hóa khác nhau.

Về bản chất, chiến lược này của Starbucks không hoàn toàn mới, nhiều thương hiệu toàn cầu thành công khác cũng đã tìm cách áp dụng sự cân bằng giữa việc duy trì bản sắc thương hiệu toàn cầu và điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với sở thích của từng thị trường khác nhau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uniqlo kỳ vọng GU sẽ là động lực tăng trưởng mới

Fast Retailing, công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo, đang muốn gia tăng sự hiện diện của một thương hiệu thời trang khác của tập đoàn này là GU tại Mỹ và châu Âu, giữa lúc nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất châu Á này đang đẩy mạnh những nỗ lực để trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu có doanh thu hàng năm đạt 10.000 tỷ yen (khoảng 66,4 tỷ USD).

Dù GU, có mức giá thấp hơn đôi chút so với Uniqlo và hướng đến đối tượng khách hàng trẻ hơn, có chỗ đứng vững chắc ở Nhật Bản, nhưng thương hiệu này lại ít được biết đến hơn ở các thị trường lớn khác.

Gây dựng sự hiện hiện của GU ở nước ngoài là một phần trong nỗ lực trở thành một nhà bán lẻ toàn cầu của người sáng lập Fast Retailing là ông Tadashi Yanai, với mục tiêu trước tiên là tăng gấp đôi lợi nhuận hàng năm lên 5.000 tỷ yen trong vài năm tới.

Giám đốc tài chính của Fast Retailing Takeshi Okazaki cho biết con số trên được dự đoán sẽ bao gồm khoảng 700 tỷ yen từ GU. Thương hiệu này đã bắt đầu tiến vào thị trường Bắc Mỹ, với việc mở cửa hàng tạm thời (pop-up store) đầu tiên tại quận SoHo của Thành phố New York (Mỹ) vào năm 2022.

Tuy nhiên, ông Dairo Murata, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty JPMorgan Securities Japan, cho biết so với Uniqlo, thương hiệu bán đồ thời trang thường ngày cho đối tượng khách hàng rộng, thì thị trường của GU sẽ bị giới hạn vì thương hiệu này bán hàng cho khách hàng trong độ tuổi 10-30.

Theo chuyên gia này, để đạt được mục tiêu trung hạn là đạt 1.000 tỷ yen doanh số, GU phải thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, vốn là điều không dễ dàng.

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh có tiếng ở phương Tây, như H&M, Zara và Gap, cũng là một “chướng ngại vật”. H&M, với nhiều thương hiệu của mình, đã có hơn 2.500 cửa hàng ở khắp châu Âu, và hơn 700 cửa hàng ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Bà Catherine Lim và ông Trini Tan, các chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, nhận định Fast Retailing cần mở rộng chuỗi Uniqlo trên toàn cầu để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, khi đà tăng trưởng của công ty này ở Nhật Bản đang bị đe dọa bởi sự sụt giảm dân số. Điều này có thể hạn chế đà tăng doanh số cùng cửa hàng (same-store sales) của Uniqlo tại Nhật Bản, kể cả khi tiền lương tăng.

Theo các chuyên gia này, GU, thương hiệu tập trung vào phân khúc thời gian giá rẻ hơn, có thể trở thành động lực tăng trưởng thứ hai cho Fast Retailing.

Cho đến nay, các nỗ lực mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản và châu Á của Fast Retailing đang bắt đầu đem lại trái ngọt, khi doanh thu tại Mỹ và châu Âu đã giúp công ty này đạt được lợi nhuận hoạt động kinh doanh cao hơn dự đoán trong quý tài khóa đầu tiên (kết thúc vào tháng 11/2023). Fast Retailing đang dự định mở thêm 20 cửa hàng Uniqlo tại Bắc Mỹ và 10 cửa hàng tại châu Âu mỗi năm.

Fast Retailing cũng không từ bỏ tham vọng đối với thị trường Trung Quốc đại lục, nơi “ông lớn” này có hơn 900 cửa hàng.

Bất chấp nền kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, ông Okazaki cho biết Fast Retailing vẫn lạc quan về thị trường này trong trung hạn đến dài hạn, và đang tập trung vào đầu tư cho chất lượng cửa hàng, thay vì gia tăng số lượng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo TTXVN

Mistral: Startup AI được định giá 2 tỷ USD sau 9 tháng

Mistral thành lập cách đây 9 tháng nhưng phát triển thần tốc và được định giá 2 tỷ USD nhờ mô hình AI có chi phí vận hành thấp.

Mistral: Startup AI được định giá hai tỷ USD sau 9 tháng
Mistral: Startup AI được định giá hai tỷ USD sau 9 tháng

Ngày này năm ngoái, Arthur Mensch, 31 tuổi, vẫn đang làm tại bộ phận Google Deepmind. Nhưng hiện anh là CEO của Mistral AI – startup được đánh giá có tiềm năng phát triển ngang hàng với các công ty công nghệ hàng đầu tại Thung lũng Silicon.

CEO trẻ tuổi mê công nghệ

Mensch lên ở vùng ngoại ô phía tây Paris, có mẹ là giáo viên vật lý còn cha kinh doanh công nghệ nhỏ. Với mái tóc đen dày, anh được đánh giá trông không giống một CEO công nghệ.

Sau khi theo học tại một số trường hàng đầu của Pháp về toán học và máy học, Mensch hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2018. Các giảng viên hướng dẫn nhận xét anh là một sinh viên luôn háo hức tham gia vào các dự án và thành thạo chúng ngay cả khi có ít kiến thức nền tảng.

“Tôi thích những trải nghiệm mới”, Mensch nói với WSJ. “Tôi chán rất nhanh”.

Mensch gia nhập bộ phận chuyên về trí tuệ nhân tạo Google DeepMind vào cuối 2020. Hai năm sau, anh là một trong những tác giả chính của bài báo về mô hình AI Chinchilla được đánh giá rất cao khi đó.

Nhưng khi cuộc đua AI nóng lên, Mensch cho biết anh thấy thất vọng khi các phòng thí nghiệm AI tư nhân lớn bắt đầu hạn chế xuất bản các bài báo hay chia sẻ các nghiên cứu về mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Khi ChatGPT xuất hiện, nội bộ Google cũng bắt đầu có cuộc đua ngầm, anh được chuyển sang làm việc trong nhóm 30 người thay vì 10 người.

“Tôi nghĩ nên rời đi ngay trước khi nó trở nên quá quan liêu với tôi. Tôi không muốn xây dựng một mô hình công nghệ mà mọi thứ không rõ ràng”, Mensch cho hay.

Startup AI phát triển thần tốc

Mensch từng dành nhiều thời gian để tìm ra cách làm cho các hệ thống AI và máy học đạt hiệu quả ngày một tốt hơn. Năm ngoái, anh liên hệ với Timothée Lacroix, 32 tuổi và Guillaume Lample, 33 tuổi, lúc đó đang làm tại phòng thí nghiệm AI của Meta ở Paris để lập công ty mới.

Mistral – được đặt tên theo cơn gió mạnh bắt nguồn từ nước Pháp – ra đời, đặt văn phòng tại Paris. Khi bắt tay xây dựng công ty, anh không nghĩ quy mô khổng lồ là điều cần thiết, hay lĩnh vực công nghệ nhất thiết phải do một doanh nghiệp đến từ Mỹ thống trị.

“Tôi luôn trăn trở vì châu Âu không có nhiều công ty công nghệ lớn. Đây là cơ hội của chúng tôi để trở thành một trong số đó”, Mensch nói.

Mistral AI huy động được hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư, gồm nhà đầu tư mạo hiểm nổi danh Andreessen Horowitz (a16z), và trở thành “kỳ lân” khi được định giá hơn hai tỷ USD dù ra đời chưa được một năm.

Con số đầu tư này nhỏ hơn so với hơn 10 tỷ USD mà Microsoft đổ vào OpenAI hay các hệ thống AI Google hiện tự nghiên cứu. Tuy nhiên, Mensch và các đồng sáng lập đã thành lập Mistral AI một phần dựa trên ý tưởng rằng phần lớn số tiền đó đang bị lãng phí.

“Chúng tôi muốn trở thành công ty sử dụng vốn hiệu quả nhất trong thế giới AI, Mensch nói. “Đó là lý do chúng tôi tồn tại”.

Ngày 26/2, Mistral giới thiệu mô hình AI Mistral Large, “có khả năng trò chuyện và có thể suy luận giống con người”, có thể thực hiện một số tác vụ suy luận tương đương với GPT-4 tiên tiến của OpenAI hay Gemini Ultra của Google.

Quan trọng hơn, mô hình này có chi phí đào tạo chưa tới 22 triệu USD. Năm ngoái, CEO OpenAI Sam Altma nói mô hình AI của công ty tiêu tốn “nhiều hơn” mức 50-100 triệu USD.

Theo Business Insider, Mistral thu hút sự quan tâm từ khách hàng doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó có Microsoft, kể từ khi startup này được thành lập hơn 5 tháng.

Ngày 26/2, Microsoft nói đang bổ sung mô hình mới của Mistral như một tùy chọn cho nhà phát triển trên dịch vụ đám mây Azure, cũng như sở hữu một lượng cổ phần của công ty. Mistral cũng hợp tác và bán cổ phần cho một số tên tuổi trong lĩnh vực AI như Nvidia hay Saleforce.

Brian Bondy, nhà đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ Brave Software, cho biết công ty ông đang dùng mặc định Mistral AI cho chatbot hỗ trợ trên website. “Chúng tôi nhận thấy Mistral AI cho chất lượng tương đương các mô hình độc quyền, nhưng cách tiếp cận nguồn mở cho phép Brave kiểm soát mô hình cục bộ tốt hơn”, Bondy nói.

Eric Boyd, Phó chủ tịch phụ trách nền tảng AI của Microsoft, đánh giá Mistral “đưa ra một thử nghiệm hấp dẫn về việc kỹ thuật thông minh có thể thúc đẩy các hệ thống AI”. Điều này giúp vận hành các cỗ máy AI với hiệu suất cao và chi phí ít hơn các mô hình đang có trên thế giới.

Đối với Mensch và cộng sự, việc phát hành hệ thống AI dưới dạng nguồn mở cho mọi người sử dụng miễn phí là một nguyên tắc quan trọng. Đó cũng là cách thu hút sự chú ý của các nhà phát triển và khách hàng tiềm năng mong muốn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với AI. Tuy nhiên, Mistral Large không phải nguồn mở.

“Rõ ràng đó là sự cân bằng mong manh giữa việc xây dựng mô hình kinh doanh và gắn bó với các giá trị nguồn mở của Mistral. Chúng tôi muốn phát minh ra những thứ mới, những kiến trúc mới nhưng vẫn muốn có thứ gì đó để bán thêm cho khách hàng của mình”, Mensch nói thêm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Học theo Netflix, Disney Plus sẽ không cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu

Thay vì cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu như trước đây, Disney Plus sẽ giới thiệu một tính năng mới, cho phép người dùng trả thêm tiền để thêm các thành viên khác vào tài khoản.

Học theo Netflix, Disney Plus sẽ không cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu
Học theo Netflix, Disney Plus sẽ không cho phép người dùng chia sẻ mật khẩu

Sau tấm gương của Netflix, chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội sau khi chặn người dùng chia sẻ mật khẩu, Disney Plus cũng đang muốn làm điều tương tự.

Động thái mới của Disney Plus diễn ra trong bối cảnh nền tảng không ngừng nỗ lực để tăng doanh thu và số lượt đăng ký có trả phí của người dùng.

Trong báo cáo thu nhập của công ty mới đây, giám đốc tài chính của Disney, Hugh Johnston, cho biết các tài khoản Disney Plus “bị nghi ngờ chia sẻ không đúng cách”. Ông cho biết công ty sẽ bắt đầu hạn chế người dùng chia sẻ mật khẩu bắt đầu từ tháng 3 tới đây.

Bên cạnh việc chặn chia sẻ mật khẩu, Disney Plus cũng sẽ giới thiệu một tính năng mới cho phép chủ tài khoản trả thêm phí để thêm những thành viên khác vào tài khoản.

Mặc dù Disney hiện vẫn chưa tiết lộ số tiền phí mà người dùng sẽ phải trả thêm, CFO Johnston nói: “Nội dung của chúng tôi rất nổi bật và chúng tôi muốn càng nhiều người dùng thưởng thức nó càng tốt. Chia sẻ trả phí là cơ hội cho chúng tôi.”

Một trong những lý do chính khiến các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix và Disney bắt đầu hạn chế chia sẻ mật khẩu là vì việc chia sẻ mật khẩu ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của nền tảng. Trong bối cảnh khi nền kinh tế khó khăn, đặc biệt là với các công ty công nghệ, những hành động như Netflix hay Disney Plus cũng không mấy khó hiểu.

Bằng cách chuyển đổi người chia sẻ mật khẩu thành khách hàng trả phí, các nền tảng đang hướng tới mục tiêu tăng đáng kể doanh thu của mình. Netflix báo cáo có thêm 9 triệu người đăng ký mới sau khi thực thi biện pháp đàn áp.

Bên cạnh việc hạn chế chia sẻ mật khẩu, các dịch vụ phát trực tuyến cũng đang giới thiệu kế hoạch mới tập trung vào quảng cáo để thúc đẩy doanh thu. Netflix đã đưa ra gói quảng cáo mới cung cấp cho người dùng đăng ký Netflix với mức giá thấp hơn nhưng có quảng cáo.

Amazon Prime cũng đang làm điều tương tự.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Sony sa thải nhiều nhân viên mảng game (đóng cửa studio ở Anh)

Sony cho biết đang sa thải khoảng 900 nhân viên thuộc bộ phận PlayStation, giảm số lượng nhân viên toàn cầu khoảng 8%.

Sony sa thải nhiều nhân viên mảng game (đóng cửa studio ở Anh)
Sony sa thải nhiều nhân viên mảng game (đóng cửa studio ở Anh)

Việc sa thải của Sony sẽ ảnh hưởng đến nhiều studio PlayStation của hãng, bao gồm Insomniac Games, Naughty Dog, Guerrilla Games và Firesprite. Việc sa thải của Sony là đợt sa thải mới nhất trong làn sóng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp trò chơi (Game) và công nghệ trong suốt năm 2024.

Jim Ryan, giám đốc PlayStation cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra một quyết định cực kỳ khó khăn khi công bố kế hoạch bắt đầu giảm tổng số nhân viên trên toàn cầu khoảng 8% tương đương với khoảng 900 nhân sự, tùy theo luật pháp địa phương và quy trình tham vấn”.

Một số studio PlayStation sẽ bị ảnh hưởng, trong đó Sony đóng cửa studio ở London, Anh, nơi được cho là đang phát triển trò chơi PlayStation dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR).

Trong một ghi chú riêng, Hermen Hulst, người đứng đầu PlayStation Studios, xác nhận rằng các studio có trụ sở tại Mỹ như Insomniac Games và Naughty Dog cũng bị ảnh hưởng, cùng với studio Guerrilla của Sony có trụ sở tại Hà Lan. Nhìn chung, nhân viên trên khắp Châu Mỹ, Nhật Bản, khu vực EMEA và APAC sẽ bị ảnh hưởng.

Việc sa thải diễn ra chỉ vài ngày sau khi Sony không đạt được mục tiêu bán hàng với sản phẩm PS5 (dòng máy chơi trò chơi điện tử gia đình), khiến giá cổ phiếu của Sony giảm mạnh hơn 10 tỷ USD.

Mặc dù triển vọng của PS5 không như những gì Sony mong đợi, các nhà phân tích cũng chỉ ra tỷ suất lợi nhuận trò chơi thấp trong gần một thập kỷ – cho thấy rằng chi phí sản xuất trò chơi đang ăn vào lợi nhuận mảng trò chơi của Sony.

Chủ tịch Sony Hiroki Totoki cũng đã thảo luận về cơ hội phát triển trò chơi PlayStation trên PC vào đầu tháng này và dường như Sony đang dồn nhiều nguồn lực hơn vào nỗ lực phát triển PC và thiết bị di động.

Ngành công nghiệp trò chơi gần đây đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải nhân viên. Microsoft đã sa thải 1.900 nhân viên của Activision Blizzard và Xbox vào tháng trước, chiếm khoảng 8% tổng bộ phận Microsoft Gaming. Unity cũng đã sa thải 25% lực lượng lao động của mình vào tháng trước và Discord đã sa thải 17% nhân viên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ

Lần đầu tiên Samsung chứng kiến 3 trong 4 nhà máy tại Việt Nam cùng nhau báo lỗ trong 1 quý. Điều này cũng khiến lần đầu tiên các nhà máy ghi nhận tổng lợi nhuận âm.

Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ
Samsung Việt Nam: Lần đầu tiên 3 trong 4 nhà máy cùng nhau báo lỗ

Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với doanh thu 198,2 tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2022. Lợi nhuận cả năm là 11,86 tỷ USD, giảm 72%.

Nếu tính riêng quý 4, doanh thu Samsung Electronics là 51,3 tỷ USD và lợi nhuận khoảng 4,83 tỷ USD. Trong khi cả tập đoàn có lãi trong quý 4, thì 4 nhà máy ở Việt Nam lại thua lỗ trong kỳ vừa qua.

Cụ thể, tổng doanh thu của Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Samsung Display và Samsung HCMC CE Complex là 14,6 tỷ USD và tổng lợi nhuận là khoảng -178 triệu USD.

Theo quan sát, đây là lần đầu tiên các nhà máy của Samsung tại Việt Nam báo lỗ. Hồi quý 4/2018, nhà máy Samsung Bắc Ninh và nhà máy Samsung HCMC Ce Complex cũng lỗ khoảng 0,8 tỷ USD, nhưng Samsung Thái Nguyên và Samsung Display có lãi nên khi đó tổng lợi nhuận của 4 nhà máy vẫn đạt khoảng 70 triệu USD.

Xa hơn, vào hồi quý 3/2016, Samsung dù gặp biến cố lớn với sản phẩm Galaxy Note 7 khiến Samsung Bắc Ninh lỗ 105 triệu USD, nhưng tổng cộng, các nhà máy tại Việt Nam của Samsung vẫn có lợi nhuận.

Báo cáo của Samsung cho thấy quý 4/2023 vừa qua chỉ có Samsung Display có lãi khoảng 41 triệu USD. Ngược lại, Samsung Bắc Ninh lỗ 116 triệu USD, Samsung Thái Nguyên lỗ 89 triệu USD và Samsung HCMC CE Complex lỗ 15 triệu USD.

Đây cũng là lần đầu tiên Samsung chứng kiến 3/4 nhà máy tại Việt Nam cùng báo lỗ trong 1 quý.

Mặc dù báo lỗ quý 4 nhưng con số không quá lớn, nên tổng lợi nhuận các nhà máy Samsung vẫn đạt 4,03 tỷ USD và tổng doanh thu là 62,1 tỷ USD, cùng giảm khoảng 15% so với năm 2022.

Trong đó, Samsung Bắc Ninh lãi 1,13 tỷ USD, Samsung Thái Nguyên lãi 1,72 tỷ USD, Samsung Display lãi 0,88 tỷ USD và Samsung HCMC CE Complex lãi 0,31 tỷ USD.

Trở lại với Samsung Electronics, tập đoàn mẹ đang đứng trước những thách thức chưa từng có. Lợi nhuận năm 2023 vừa qua là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Samsung cho biết phân khúc chip nhớ của họ vẫn chìm trong thua lỗ trong quý thứ tư liên tiếp. Điểm tích cực là hoạt động kinh doanh DRAM của họ đã có lãi trong quý cuối cùng của năm 2023, điều này củng cố hy vọng thị trường cho phân khúc này sẽ tiếp tục cải thiện khi giá bán dẫn tăng và nhu cầu về chip bộ nhớ mạnh mẽ được sử dụng trong hệ thống AI tăng cao.

Đầu tháng 1/2024, Samsung đã trình làng những chiếc điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 mới nhất của mình với các tính năng Generative AI, đánh dấu việc áp dụng công nghệ mới ở quy mô lớn nhất trong ngành.

Samsung cho biết số lượng đơn đặt hàng trước cho các thiết bị Galaxy S24 tại thị trường quê nhà Hàn Quốc đã đạt 1,21 triệu chiếc trong tuần đầu tiên, một kỷ lục mới đối với dòng Galaxy S của hãng.

Việc phát hành Galaxy S24 diễn ra trong bối cảnh Samsung đang vật lộn với doanh số bán điện thoại thông minh đang sụt giảm.

Năm ngoái, Apple đã soán ngôi Samsung để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới tính theo số lượng – vị trí mà công ty Hàn Quốc đã nắm giữ trong hơn một thập kỷ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Hà My | Nhịp sống thị trường

DoubleVerify: Rất khó để đo lường gian lận trong quảng cáo trực tuyến

Gian lận trong quảng cáo trực tuyến hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, rất khó phát hiện và biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là đưa ra cảnh báo cho người làm marketing bỏ qua các kênh vi phạm.

Ngày 27/2, tại TP.HCM, DoubleVerify, nền tảng chuyên cung cấp các dịch vụ đo lường và phân tích các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, đã đưa ra báo cáo về tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả truyền thông tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Báo cáo cho biết, nhu cầu sử dụng mạng xã hội tại khu vực Châu Á là rất lớn khi có tới 60% số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn cầu đến từ khu vực này.

Các Marketer nhận thức được tầm quan trọng trong việc đo lường chất lượng truyền thông, khi 91% cho rằng việc này rất cần thiết để thúc đẩy hiệu quả quảng cáo kỹ thuật số, và 98% đã sử dụng công cụ để xác thực quảng cáo trong các chiến dịch của mình đưa ra.

Tuy nhiên, mặc dù lựa chọn sử dụng các công cụ xác thực về quảng cáo, nhưng các marketer không phải lúc nào cũng tiến hành công tác này, bởi trong 3 người thì có 1 người chỉ sử dụng các công cụ xác thực quảng cáo tuỳ trường hợp cụ thể.

Một phần đáng kể các marketer tham gia khảo sát không thể đánh giá được hiệu quả các khoản chi cho phương tiện truyền thông kỹ thuật số, chỉ 17% số người được hỏi tiến hành đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả quan trọng như: Mức độ phù hợp của các nhãn hiệu, mức độ hiển thị, tình trạng gian lận quảng cáo, hay liệu quảng cáo có được chạy trên đúng khu vực địa lý đã định hay không.

Theo ông Jeremy Chang, Giám đốc cấp cao của DoubleVerify, trong bối cảnh tăng trưởng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số tại khu vực APAC ngày càng tăng, các nhà quảng cáo cần bảo vệ những khoản đầu tư của mình thông qua hoạt động xác minh liên tục, xuyên suốt các kênh quảng cáo, nhằm ngăn chặn thất thoát do vấn nạn quảng cáo cũng như các vi phạm liên quan đến hiển thị hoặc mức độ phù hợp của nhãn hiệu.

Tại Việt Nam, báo cáo của DoubleVerify cho thấy, chất lượng quảng cáo cũng được các đơn vị quan tâm hàng đầu. Điển hình là việc gian lận trong quảng cáo đã giảm 25% trong năm 2023.

Tuy nhiên, các vi phạm liên quan đến hiển thị hoặc mức độ phù hợp nhãn hiệu lại tăng 47%… Các gian lận quảng cáo đang diễn ra trên rất nhiều nền tảng, đặc biệt là các quảng cáo liên quan đến hiển thị, khi những bên cung cấp quảng cáo liên tục đưa ra các thủ thuật, thậm chí, chèn quảng cáo vào cả những trang web “đen”, comment trên các mạng xã hội, để đáp ứng đủ số KPIs cho các doanh nghiệp.

Trả lời VietNamNet về việc làm sao để phát hiện các gian lận quảng cáo, ông Jeremy Chang cho biết, mặc dù đơn vị này đã sử dụng các công cụ, công nghệ AI để phát hiện gian lận, tuy nhiên, việc này vẫn rất khó. Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tiến hành dò tìm các kênh gian lận, sau đó đưa ra danh sách để các nhà quảng cáo không chọn các kênh này nữa.

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng để các doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động quảng cáo.

Ở lần cập nhật mới nhất tháng 2/2024, danh sách White List gồm 3.066 tài khoản, kênh nội dung, trang cộng đồng và nhóm cộng đồng của các cơ quan báo chí; các đài phát thanh truyền, truyền hình và đơn vị hoạt động truyền hình; các tổ chức, cá nhân hoạt động cung cấp, sáng tạo, khai thác nội dung số.

Theo bà Corina Trang Luong, Giám đốc Kinh doanh cấp cao của DoubleVerify Việt Nam, với định vị là thị trường quảng cáo tăng trưởng nhanh thứ 3 Đông Nam Á, Việt Nam đang là một thị trường lớn mạnh với tiềm năng to lớn trên phương diện kinh doanh kỹ thuật số, doanh thu từ quảng cáo kỹ thuật số kỳ vọng đạt 2,6 tỷ USD trong năm 2024.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo ICT News

Giá trị khoản đầu tư của Thaibev vào Sabeco giảm 70.000 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh của Sabeco đi xuống do những đòn giáng nặng từ sức cầu giảm, chính sách thắt chặt rượu bia và xu hướng tiêu dùng mới, qua đó đẩy cổ phiếu SAB đang chạm đáy kể từ khi niêm yết.

Trong ngày 26/2, cổ phiếu SAB của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tiếp tục rơi vào chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp về mức giá 56.600 đồng/cổ phiếu. Đây là thị giá thấp nhất của SAB kể từ khi niêm yết cuối năm 2016 đến nay.

Giá trị khoản đầu tư của Thaibev vào Sabeco giảm 70.000 tỷ đồng

SAB từng là cổ phiếu tâm điểm trên thị trường chứng khoán khi nằm trong nhóm cổ phiếu bluechip có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, nhất là giai đoạn cổ đông nhà nước thoái vốn. Đỉnh điểm vào 29/11/2017, mã chứng khoán này cán mốc 334.500 đồng/cổ phiếu.

Ngày 18/12/2017 là thời điểm lịch sử của cổ phiếu ngành bia này khi Bộ Công Thương đã bán thành công 343 triệu cổ phiếu SAB cho Công ty TNHH Vietnam Beverage (một pháp nhân của Thaibev) với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Thương vụ có giá trị vào khoảng 110.000 tỷ đồng.

Mức giá đáy hiện tại của SAB hiện đã giảm khoảng 65% so với giá mua vào của Thaibev (tính giá điều chỉnh do đợt chia cổ phiếu thưởng 100% hồi tháng 9/2023 – tức còn 160.000 đồng/cổ phiếu).

Cổ đông chịu thiệt hại lớn nhất khi cổ phiếu rơi về đáy đương nhiên là Thaibev do đang nắm giữ gần 53,6% vốn công ty bia lớn nhất Việt Nam. Khoản đầu tư 110.000 tỷ đồng hồi cuối năm 2017 đến nay chỉ còn giá trị thị trường chưa đến 40.000 tỷ, tức giảm hơn 70.000 tỷ sau 6 năm.

Tuy nhiên, các con số trên chỉ có ý nghĩa về con số, trong khi mục tiêu thâu tóm của Thaibev mang nhiều ý nghĩa về chiến lược kinh doanh hơn là về mặt giá trị vốn hóa, khi muốn chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Yếu tố cổ tức cũng cần được xem xét trong thương vụ này. Thaibev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã nhận về dòng tiền mặt đều đặn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ các đợt trả cổ tức, tổng mức cổ tức trong 6 năm qua đạt gần 9.300 tỷ đồng, tức thu hồi hơn 8% vốn đầu tư.

Những đòn giáng nặng

Trở lại với thương vụ đầu tư của Thaibev, triển vọng kinh doanh kém khả quan là một nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu SAB xuống dốc trong các năm gần đây, nhất là những đòn giáng nặng từ đợt COVID-19, Nghị định 100 về siết chặt đồ uống có cồn và sức cầu giảm mạnh.

Từng dẫn đầu tiêu thụ bia toàn Đông Nam Á, thị trường Việt Nam suy yếu rõ rệt trong năm 2023. Các nhà sản xuất bia lớn như Heineken và Carlsberg cũng chứng kiến đà suy giảm doanh số bán hàng trong năm qua.

Chủ tịch Hiệp hội Nước giải khát Bia Rượu Việt Nam gần đây từng phát biểu Ngành công nghiệp đồ uống của Việt Nam hiện đang trong giai đoạn rất khó khăn. Doanh số bán bia giảm 10-20% và giá nguyên vật liệu tăng đến 50%.

Với riêng Sabeco, công ty trong năm 2023 ghi nhận doanh thu giảm gần 13% về dưới mức 30.500 tỷ đồng. Nếu bỏ qua giai đoạn 2020-2021 bởi đại địch, doanh số của hãng bia này rơi về mức thấp nhất từ năm 2016.

Doanh nghiệp đã cải tổ nhiều hoạt động và thắt lưng buộc bụng để giảm một loạt chi phí hoạt động, như chi phí quảng cáo khuyến mãi. Dù vậy, lợi nhuận vẫn giảm sâu 23% so với mức kỷ lục 4.255 tỷ đồng.

Với kết quả này, nhà sản xuất bia lớn nhất Việt Nam không hoàn thành kế hoạch đề ra hồi đầu năm, khi chỉ thực hiện gần 76% kế hoạch doanh thu và 73% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Lãnh đạo Sabeco lý giải do sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu tiêu dùng giảm bởi kinh tế trong nước suy thoái, cùng với việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn tham gia giao thông và chi phí đầu vào cao.

Tính chung cả giai đoạn từ khi người Thái tiếp quản, hoạt động kinh doanh của Sabeco trải qua nhiều thăng trầm. Hãng bia này từng chạm đến đỉnh cao doanh số năm 2019 trước khi thụt lùi mạnh trong giai đoạn COVID-19, trở lại mạnh mẽ năm 2022 nhưng rồi lại sa sút trở lại.

Dù vẫn giữ được phong độ là ông lớn trong ngành bia nhưng Sabeco đã đánh mất vị thế đầu ngành vào tay Heineken từ năm 2019, thị phần đến nay đã tuột khỏi mốc 40% theo số liệu từ Euromoniter.

Tìm hướng đi mới

Trong thời gian tới, triển vọng kinh doanh của ngành bia nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận thấy thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi, doanh thu toàn ngành bia giảm 11% từ mức hơn 55.000 tỷ về còn 45.000 tỷ đồng.

Chứng khoán Funan đồng quan điểm khi cho rằng rủi ro quan trọng là sức cầu chưa có tín hiệu cải thiện bởi người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu.

Chi tiêu cho rượu bia giảm không chỉ là câu chuyện khó khăn nền kinh tế mà còn là xu hướng tất yếu tương lai, bởi các mặt hàng đồ uống không tốt cho sức khỏe sẽ bị giảm dần chi tiêu và chính sách pháp luật hạn chế người dân tiêu thụ đồ uống có cồn.

Theo Forbes, thế hệ Gen Z uống rượu bia ít hơn 20% so với thế hệ Millenials và việc ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe khiến nhu cầu tiệu thụ đồ uống có cồn giảm mạnh.

Với xu thế tiêu dùng mới, nhiều hãng bia hàng đầu thế giới đang phải tìm cách xoay chuyển tình thế kinh doanh khi bắt đầu tung ra các sản phẩm mới, bao gồm cả những loại đồ uống không cồn như AB Inbev hay Heineken.

Với Sabeco, hãng bia này thừa nhận Nghị định 100 có tác động tiêu cực đến sản lượng bán bia, song không kỳ vọng sẽ có sự thay đổi cơ cấu về khả năng tiêu thụ bia bình quân đầu người trong trung và dài hạn.

Theo Chứng khoán Vietcap, ban lãnh đạo vẫn bày tỏ quan điểm tích cực về dài hạn do thị trường Việt Nam còn trẻ và năng động, thị trường bia chiếm ưu thế về tiêu thụ thức uống có cồn. Sabeco cũng chưa nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong hành vi tiêu dùng từ bia sang các sản phẩm thay thế như rượu và bia không cồn.

Ngành bia đang chứng kiến sự chuyển dịch kênh tiêu dùng từ kênh tiêu dùng tại chỗ (on-trade) sang kênh mua về (off-trade), trong khi Sabeco mạnh về bán hàng tại chỗ. Thực tế doanh số kênh off-trade của ngành bia đã vượt qua kênh on-trade từ năm 2020.

Theo Chứng khoán Shinhan, với sự phát triển của thương mại điện tử (eCommerce), bùng phát đại dịch COVID-19 và Nghị định 100, các doanh nghiệp lớn như Sabeco và Heineken đã triển khai bán hàng online từ năm 2021 để bù đắp cho kênh off-trade.

Shinhan kỳ vọng kênh on-trade sẽ hồi phục trong năm 2024 nhờ sự hồi phục của tiêu dùng, trong khi kênh off-trade vẫn tiếp tục phát triển do chính sách siết đồ uống có cồn khiến một bộ phận người dân chuyển sang tiêu thụ tại nhà.

Sabeco hiện có 26 nhà máy bia và 11 công ty thương mại trên toàn quốc. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp thương hiệu bia trăm tuổi này tiếp cận nhanh với các quán nhậu và nhà hàng, trong khi vẫn tiếp tục đẩy mạnh kênh off-trade khi có mặt tại các cửa hàng tiện lợi cũng như nhiều trang thương mại điện tử như Tiki, Bách Hóa Xanh…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Dòng Vốn Kinh Doanh

Chân dung người hùng thầm lặng của thế giới AI

Trên xe bus chở lãnh đạo các doanh nghiệp toàn cầu tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2015, Steve Schwarzman, CEO công ty cổ phần tư nhân Blackstone tình cờ ngồi cạnh Jack Ma, đồng sáng lập Alibaba.

Tại đây, Jack Ma và Schwarzman thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI). Doanh nhân người Trung Quốc cho rằng công nghệ này sẽ sớm thay đổi phương pháp phát triển thuốc, giáo dục và định hình cách làm việc của con người trên mọi lĩnh vực.

Sau 9 năm, Schwarzman dành hơn nửa tỷ USD cho các hoạt động giáo dục và nghiên cứu AI. Nói cách khác, vị tỷ phú 77 tuổi là một trong những cá nhân đóng góp lớn cho lĩnh vực này.

Không muốn Mỹ tụt hậu

Trường Cao đẳng Điện toán Schwarzman sẽ mở cửa vào cuối tháng 4 tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Tháng 9/2023, Đại học Oxford (Anh) khai trương Trung tâm Nhân văn Schwarzman – viện nghiên cứu về đạo đức AI.

Đó là 2 khoản quyên góp lớn nhất của Schwarzman, trị giá lần lượt 350 triệu USD và 240 triệu USD cho các hoạt động quan trọng liên quan đến AI.

Người có tài sản ròng 37,7 tỷ USD (theo thống kê của Forbes) công khai ủng hộ AI. Năm 2022, ông tham gia vận động thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học tại Mỹ, dùng để đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực như AI và máy tính lượng tử.

Với nhiều tỷ phú tại Phố Wall, nghiên cứu AI không phải khía cạnh đáng đầu tư. Tuy nhiên với Schwarzman, ông dành sự quan tâm lớn với lĩnh vực này.

“Bạn có thể nghĩ rằng các ‘ông lớn’ công nghệ sẽ đổ tiền cho hoạt động này nếu họ thực sự thấu hiểu. Đó là điều Steve đang làm tốt”, Nigel Shadbolt, giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Oxford, người lên ý tưởng xây dựng viện đạo đức AI, chia sẻ.

Các hoạt động trong lĩnh vực AI của Schwarzman tương tự những gì ông làm trước đây, giúp Blackstone trở thành doanh nghiệp trị giá 1.000 tỷ USD.

Dưới tư cách công ty cổ phần tư nhân, Schwarzman và đồng sáng lập Pete Peterson đi trước đối thủ bằng cách đa dạng hóa hoạt động mua lại, thành lập quỹ phòng hộ vào năm 1990, đầu tư bất động sản từ 1991 và tín dụng năm 1998.

Bất động sản đang là hoạt động kinh doanh lớn nhất của Blackstone. Vốn hóa công ty cao gần gấp đôi so với đối thủ.

“Hãy làm lớn” là châm ngôn của Schwarzman, được ông viết trong cuốn hồi ký phát hành năm 2019.

Sau cuộc trò chuyện với Jack Ma, Schwarzman đề cập chủ đề AI với Leo Rafael Reif, lúc đó là Chủ tịch MIT. Cả 2 thảo luận về chương trình học bổng Schwarzman, cho phép sinh viên Mỹ theo học Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh.

Trong lúc nói chuyện, Schwarzman thắc mắc rằng tại sao AI chưa thành công. Thời điểm đó, Reif giải thích máy tính chỉ đủ mạnh để đưa khái niệm AI vào thực tế. Những ứng dụng thiết thực hơn sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2017 và 2018 để gây quỹ chương trình học bổng, Schwarzman nhận thấy AI dần phổ biến. Ông chứng kiến một công ty bán ôtô cũ sử dụng công nghệ này để đánh giá chất lượng sản phẩm.

“Tôi lo ngại Mỹ đang tụt hậu nhiều thế hệ trước công nghệ đầy hứa hẹn này”, Schwarzman nói với WSJ.

Hiểu về AI là ưu tiên lớn

Cuộc trò chuyện giữa Reif và Schwarzman tiếp tục trong vài năm tới, khi Reif đến văn phòng Blackstone tại Park Avenue, và thăm biệt thự của Schwarzman ở St. Tropez, miền Nam nước Pháp.

Trong bữa ăn tại biệt thự, Reif nói với Schwarzman muốn tăng gấp đôi số lượng giảng viên MIT có chuyên môn về điện toán, cũng như thuê giáo sư thuộc những ngành khác nhau, từng sử dụng AI cho nghiên cứu.

Ý tưởng này được Schwarzman đánh giá cao. Nếu MIT trở thành trường đầu tiên dạy AI, sẽ có những cơ sở khác tại Mỹ học hỏi. Vị tỷ phú đồng ý quyên góp 350 triệu USD.

Cùng thời điểm đó, Shadbolt nhận email từ phó hiệu trưởng Oxford, giới thiệu một nhà tài trợ tiềm năng. Có nhiều năm nghiên cứu về AI, Shadbolt là đồng sáng lập Viện Dữ liệu Mở, tổ chức phi lợi nhuận nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dữ liệu một cách hợp lý và có trách nhiệm.

Nhà tài trợ ấy là Schwarzman, người cân nhắc thành lập trung tâm đạo đức AI. Ông xác định Đại học Oxford là nơi phù hợp.

Bản thân Schwarzman cũng đẩy mạnh sử dụng AI tại Blackstone. Công ty này đã thuê nhà khoa học dữ liệu đầu tiên vào năm 2015, hiện có 50 người thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh để phân tích dữ liệu, đưa ra dự đoán về đầu tư.

Trong cuộc họp với CEO các công ty được Blackstone đầu tư vào tháng 7/2023, Schwarzman nhấn mạnh sự hiểu biết về cách sử dụng AI, cũng như tiềm năng của công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh là ưu tiên hàng đầu.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Ngành bia rượu: Thương hiệu đi ngược dòng tăng trưởng bất chấp sự suy giảm của ngành

Các hãng bia tại Việt Nam đã có một năm 2023 đầy rẫy những đường cong. Cong mình chống chọi với sức mua giảm do lạm phát, quy định thổi nồng độ cồn siết chặt… Nhưng đâu đó, vẫn có những doanh nghiệp đi ngược chiều gió.

Hãng bia Carlsberg cho biết, trong năm ngoái, họ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mang lại mức tăng trưởng sản lượng cao trong bối cảnh thị trường chung ước giảm gần hai con số.

Carlsberg đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở châu Á, đáng chú ý là tại Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cũng như ở nhiều thị trường tại Trung và Đông Âu. Năm 2023, thị trường Việt Nam và Ấn Độ chiếm tới 17% trong tổng thị trường châu Á của Carlsberg.

Riêng tại Việt Nam, trong năm 2022 và 2023, nhờ từng bước thay đổi khả năng thực thi và mở rộng hoạt động kinh doanh, hãng bia Carlsberg đã tăng trưởng được sản lượng 8%.

Carlsberg cho biết, sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi các thương hiệu cao cấp quốc tế, đặc biệt là 1664 Blanc và Tuborg – những thương hiệu hưởng lợi trực tiếp từ việc gia tăng đầu tư nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển kênh phân phối, mở rộng phạm vi phủ sóng và số lượng cửa hàng.

Chính sự tăng trưởng của các thương hiệu bia cao cấp quốc tế đã “gánh” cho sự giảm sút các thương hiệu bia địa phương của hãng như Huda.

Nhìn chung, trong năm qua, tổng sản lượng các sản phẩm cao cấp của Carlsberg tăng 1%, chủ yếu đóng góp bởi 2 thương hiệu Carlsberg và Tuborg. Dòng Carlsberg cao cấp tăng 12%, trong khi tổng sản lượng duy trì ổn định. Trong khi đó, sản lượng Tuborg cao cấp tăng 8% và tổng sản lượng tăng 3%.

Trên thực tế, Tuborg không phải là thương hiệu mới. Từ tháng 4/2016, Carlsberg đã tung thương hiệu bia cao cấp này vào thị trường Việt Nam với những thông tin đáng chú ý như 1 triệu USD cho thiết kế nhãn, 450 tỷ đồng cho marketing…

Tuborg là bia lager được nấu với công nghệ lên men chìm, có hương vị êm dịu, thanh mát mang theo mùi hương của hoa bia và ngũ cốc, vị đắng nhẹ.

Bên cạnh đó, với nắp giật độc đáo, thiết kế chai màu xanh với chữ nổi đặc trưng, dễ cầm, hướng đến phân khúc lớn là giới trẻ.

Việt Nam là một trong những thị trường bia lớn của Đông Nam Á, thu hút sự tham gia của khá nhiều ông lớn trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường có tính tập trung rất cao với đa số thị phần nằm trong tay 4 thương hiệu lớn là Sabeco, Habeco, Heineken và Carlsberg.

Carlsberg là một trong những công ty đa quốc gia Đan Mạch đầu tiên vào Việt Nam và đầu tư lần đầu vào năm 1993. Trong 20 năm đầu tiên, Carlsberg điều hành hoạt động tại Việt Nam thông qua Carlsberg Đông Dương.

Microsoft lại bị Apple từ chối sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định

Microsoft không ngừng thuyết phục Apple sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari, tuy nhiên bị Apple từ chối với lý do là lo ngại chất lượng tìm kiếm và quảng cáo.

Microsoft lại bị Apple từ chối sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định
Microsoft lại bị Apple từ chối sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định

Liên quan đến việc Google đang phải đối mặt với vụ kiện về chống độc quyền, một số thông tin về việc Apple sử dụng công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari cũng được tiết lộ. Theo hồ sơ, Microsoft đã tiếp cận Apple vào các năm 2009, 2013, 2015, 2016, 2018 và 2020, đề xuất rằng Bing nên thay thế Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trong Safari.

Tuy nhiên, Apple liên tục từ chối những lời đề nghị này với lý do lo ngại về chất lượng tìm kiếm của Bing so với Google. Các tài liệu tiết lộ rằng vào năm 2018, Microsoft không chỉ đề xuất đặt Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định mà còn đề nghị bán Bing cho Apple hoặc thành lập mối quan hệ đối tác (liên doanh) xoay quanh công cụ tìm kiếm này.

Những đề xuất này cũng bị Apple từ chối.

Eddy Cue, Phó chủ tịch cấp cao về dịch vụ của Apple, được trích dẫn trong hồ sơ bày tỏ sự hoài nghi về chất lượng tìm kiếm của Bing và các khoản đầu tư của Microsoft vào công nghệ tìm kiếm.

Google trả hàng tỷ USD để vẫn là công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Apple. Google lập luận rằng việc Microsoft liên tục chào hàng với Apple thể hiện bản chất cạnh tranh của thị trường công cụ tìm kiếm, phản bác lại những cáo buộc rằng Google giữ vị thế độc quyền trong quảng cáo tìm kiếm trên web.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Meta: Một phần các công ty công nghệ sa thải vì doanh số thương mại điện tử và quảng cáo sụt giảm

Theo Business Insider, CEO Meta đã đưa ra lý do giải thích tại sao làn sóng sa thải nhân viên công nghệ không hề có dấu hiệu chậm lại: Các công ty nhận ra rằng, mặc dù đây là quyết định khó khăn nhưng việc trở nên “nhỏ bé” hơn cũng mang lại nhiều lợi ích nhất định.

CEO Meta: Một phần các công ty công nghệ sa thải vì doanh số thương mại điện tử và quảng cáo sụt giảm
CEO Meta: Một phần các công ty công nghệ sa thải vì doanh số thương mại điện tử và quảng cáo sụt giảm

Trong podcast phỏng vấn với Morning Brew Daily được xuất bản cuối tuần trước, Giám đốc Điều hành Mark Zuckerberg cho biết hầu hết công ty vẫn đang phải nỗ lực thích nghi với thời kỳ hậu đại dịch. Ông cũng thảo luận về cuộc chiến cạnh tranh với đối thủ kỳ cựu Apple và một số chủ đề khác.

LÀN SÓNG ĐẦU TIÊN

Trong thời kỳ đại dịch, doanh số bán hàng thương mại điện tử (eCommerce) tăng vọt, bối cảnh đã mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty quảng cáo trực tuyến.

Nhưng khi người dân dần quay trở lại cửa hàng mua sắm và nền kinh tế được điều chỉnh, mức tăng trưởng doanh số bán hàng thương mại điện tử giảm xuống và tỷ lệ quảng cáo về lại mức trước đại dịch. Nhiều công ty, bao gồm cả Meta, nhận ra vấn đề là đã tuyển dụng quá mức và buộc phải thực hiện cắt giảm đáng kể.

Điều này mở ra làn sóng sa thải công nghệ đầu tiên.

CEO Zuckerberg chia sẻ trong cuộc phỏng vấn khi được hỏi liệu việc sa thải công nghệ có liên quan nhiều đến sự bùng nổ AI hay không: “Về việc sa thải nhân viên và những kế hoạch cắt giảm tương tự, tôi thực sự nghĩ rằng nguyên nhân phần lớn là do các công ty đang cố gắng điều chỉnh hoạt động kinh doanh hậu Covid”.

NHỮNG BƯỚC ĐI TIẾP THEO LÀ GÌ?

Ông chủ gã khổng lồ truyền thông xã hội khẳng định chắc chắn rằng các công ty không còn thu hẹp quy mô nhân viên chỉ vì tuyển dụng quá mức nữa – giờ đây họ bắt đầu nhìn ra cơ cấu tinh gọn hơn có thể mang lại một số lợi ích nhất định.

Tỷ phú Zuckerberg cho biết, mặc dù nhiều công ty công nghệ ban đầu không mong muốn cắt giảm nhưng rồi họ nhận ra cắt giảm không có nghĩa là kết thúc.

Vị tỷ phú trẻ bày tỏ trong cuộc phỏng vấn: “Rõ ràng rất khó khăn, chúng tôi đã chia tay rất nhiều nhân viên tài năng mà chúng tôi hết lòng quan tâm. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, việc trở nên tinh gọn hơn thực sự lại giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn”.

Kể từ khi Meta cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên bắt đầu từ “năm làm việc hiệu quả” theo CEO Zuckerberg, công ty đã lột xác trở lại với cổ phiếu đạt kỷ lục cao nhất mọi thời đại.

CẮT GIẢM NHIỀU VỊ TRÍ QUẢN LÝ HƠN

CEO Zuckerberg đã cắt giảm nhiều vị trí quản lý như một phần nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động. Điển hình nhất, Instagram đang tiến hành loại bỏ nhiều vị trí quản lý liên quan đến kỹ thuật và vai trò này cũng đang bị ảnh hưởng trên nhiều bộ phận khác tại Meta.

Meta đã không trả lời yêu cầu bình luận của Business Insider.

Vị CEO cho biết trong podcast Morning Brew rằng dường như các công ty vẫn đang trong quá trình nghiên cứu về tính hiệu quả. Thậm chí, nhiều công ty đang cân nhắc kế hoạch tái cơ cấu tổ chức, “san phẳng” các cấp quản lý và chuyển sang mô hình tinh gọn hơn.

Nhiều đại gia trong ngành như Microsoft và Google cũng liên tiếp thu hẹp quy mô mặc dù có thu nhập ổn định. Một số CEO tại big tech như Amazon thường xuyên đề cập đến kế hoạch tái cơ cấu công ty và đầu tư vào các lĩnh vực áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhưng CEO Zuckerberg lại không nghĩ AI là một phần quan trọng trong bối cảnh thị trường hiện tại.

Ông khẳng định: “Ít nhất đối với chúng tôi, công nghệ AI không phải là động lực chính cho hầu hết quyết định”. Ví dụ, “lý do đằng sau những quyết định sa thải đầu tiên là vấn đề tuyển dụng quá mức và sau đó là niềm tin rằng chúng ta đạt được trạng thái công việc tốt nhất bằng cách tạo ra một công ty tinh gọn hơn”.

CẠNH TRANH VỚI APPLE

Ông chủ Meta cũng chia sẻ về mối quan hệ cạnh tranh khốc liệt của công ty với Apple. Thực tế, giữa hai CEO Zuckerberg và Tim Cook đã tồn tại nhiều khúc mắc từ vài năm về trước. Và cả hai công ty đều đang chạy đua để trở thành nền tảng thống trị trong lĩnh vực thực tế ảo, thực tế tăng cường hay theo định nghĩa mà Apple gọi là “điện toán không gian”.

Đầu tháng 2/2024, CEO Zuckerberg đã trực tiếp trải nghiệm và chỉ trích sản phẩm tai nghe thực tế ảo Vision Pro của Apple trong một bài đánh giá.

“Tôi rất coi trọng Apple”, ông nói trong podcast Morning Brew. “Tôi đánh giá họ như một công ty tốt. Họ làm việc rất tốt”.

Ông dự đoán Apple có thể sẽ cải thiện tai nghe thông minh của hãng nhưng Meta sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Vị CEO cũng cẩn trọng nhìn lại lịch sử công nghệ điện toán và mô tả cách các nền tảng đóng như iOS của Apple đôi khi đã dành chiến thắng như thế nào. “Nhưng công thức đó không phải lúc nào cũng hoạt động”, tỷ phú Zuckerberg nói, lưu ý rằng cách tiếp cận mở của Microsoft đối với máy tính cá nhân đã thắng thế ngoạn mục vào những năm 1990.

“Tôi chỉ không nghĩ rằng tương lai sẽ dễ đoán như vậy”, ông tự tin.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnEconomy

10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2024

Tính tới ngày 1/2/2024, tổng tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới hiện là 1,44 nghìn tỷ USD…

10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2024
10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2024

Sử dụng dữ liệu từ danh sách tỷ phú theo thời gian thực của tạp chí Forbes, đồ thị thông tin dưới đây gồm những người giàu nhất thế giới tính tới ngày 1/2/2024.

Theo đó, tỷ phú Pháp Bernard Arnault đã vượt qua ông Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới năm 2024. Từ tháng 11/2023 đến ngày 1/2/2024, tài sản của ông Musk, CEO hãng xe điện Tesla, giảm 21% từ 254,3 tỷ USD xuống còn 194,6 tỷ USD.

Ông Arnault hiện là chủ tịch kiêm CEO công ty hàng xa xỉ LVMH, sở hữu một loạt thương hiệu như Louis Vuitton, Sephora vàTiffany & Co. Tỷ phú Pháp cũng đầu tư vào các công ty gồm Netflix và ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.

Xét theo giới, người phụ nữ giàu nhất thế giới là bà Françoise Bettencourt Meyers, chủ “đế chế” mỹ phẩm Pháp L’Oréal. Năm 2023, tài sản của bà tăng 1,2 tỷ USD.

Ở Trung Quốc, ông Zhong Shanshan – chủ tịch, người sáng lập công ty nước đóng chai Nongfu Spring – vẫn là người giàu nhất với tài sản ròng 60,5 tỷ USD. Còn ở Ấn Độ, người giàu nhất là ông Mukesh Ambani, chủ tịch Reliance Industries. Tập đoàn này hoạt động trong các lĩnh vực từ dầu khí, viễn thông, bán lẻ và dịch vụ tài chính. Ông Ambani hiện sở hữu khối tài sản 102,1 tỷ USD.

Ông Mark Zuckerberg là người có tài sản tăng mạnh nhất trong top 10. Trong giai đoạn từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, người đồng sáng lập Facebook “bỏ túi” hơn 45 tỷ USD nhờ cổ phiếu Meta, công ty mẹ Facebook, tăng vọt sau khi báo cáo kết quả kinh doanh vượt dự báo của Phố Wall. Tài sản tăng mạnh giúp ông Zuckerberg thăng hạng từ vị trí thứ 7 lên thứ 4, vượt qua ông Bill Gates, Warren Buffett và Larry Ellison.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Market Intelligence là gì? Cách thu thập dữ liệu thị trường cho chiến lược Marketing

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các khái niệm và thông tin về thuật ngữ Market Intelligence (thông tin thị trường, tình báo thị trường) như: Market Intelligence là gì, Marketing Intelligence là gì, lợi ích của Market Intelligence, các phương pháp và công cụ phân tích Market Intelligence, và nhiều nội dung khác.

Market Intelligence là gì
Market Intelligence là gì? Cách thu thập dữ liệu thị trường để xây dựng chiến lược Marketing

Market Intelligence là gì?

Market Intelligence trong tiếng Việt có thể hiểu theo nghĩa là Thông tin thị trường, Sự hiểu biết (am hiểu) về thị trường hoặc Tình báo thị trường.

Market Intelligence là khái niệm đề cập đến việc thu thập và phân tích dữ liệu về thị trường của doanh nghiệp. Dữ liệu này có thể bao gồm những hiểu biết sâu sắc về đối thủ cạnh tranh, hành vi của người tiêu dùng (Consumer Behaviour), xu hướng thị trường và bối cảnh phát triển của ngành và hơn thế nữa.

Mục tiêu cốt lõi của việc thu thập thông tin thị trường là trang bị cho doanh nghiệp hay thương hiệu những hiểu biết sâu sắc về những gì đang diễn ra trên thị trường, thứ có thể giúp thúc đẩy việc ra quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Cho dù một doanh nghiệp đang nỗ lực tung ra một sản phẩm mới, thâm nhập một phân khúc thị trường mới hay cố gắng vượt qua đối thủ cạnh tranh hiện có, thông tin thị trường là kim chỉ nam để có được các quyết định đúng đắn.

Về tổng thể, tuỳ thuộc vào từng quy mô và mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp hay công cụ thu thập thông tin thị trường khác nhau. Các công cụ này có thể là miễn phí hoặc có phí.

Marketing Intelligence là gì?

Mặc dù là 2 khái niệm khác nhau gắn liền với các nhiệm vụ khác nhau, có không ít marketer vẫn nhầm lẫn Marketing IntelligenceMarket Intelligence.

Cũng tương tự như sự khác biệt giữa thuật ngữ MarketMarketing, sự khác biệt giữa Marketing Intelligence và Market Intelligence là rất rõ rệt.

Nếu như Market Intelligence tập trung thu thập dữ liệu và phân tích các yếu tố về thị trường tức các yếu tố bên ngoài như khách hàng, đối thủ hay xu hướng phát triển của ngành, Marketing Intelligence là khái niệm bao quát hơn bao gồm cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp như chiến lược, bán hàng, sản phẩm hay các chiến dịch quảng cáo, lẫn các yếu tố bên ngoài như đối thủ, khách hàng hay các biến động của thị trường.

Mục tiêu và nhiệm vụ của Marketing Intelligence theo đó cũng rộng hơn Market Intelligence.

Sự khác biệt giữa thuật ngữ Market tức Thị trường và Marketing tạo nên sự khác biệt lớn giữa Marketing Intelligence và Market Intelligence.

Sự khác biệt giữa khái niệm Thông tin thị trường (Market Intelligence) và Thông tin kinh doanh (Business Intelligence).

Trong khi có không ít người làm marketing hay doanh nghiệp vẫn cho rằng thông tin thị trường và thông tin kinh doanh là một, đây thực sự là 2 khái niệm khác nhau.

Khái niệm Thông tin kinh doanh bao gồm các dữ liệu cụ thể về một doanh nghiệp nào đó, trong khi thông tin thị trường thường gắn liền với những yếu tố rộng hơn trong đó bao gồm cả dữ liệu về doanh nghiệp.

Thông tin kinh doanh cho bạn thấy doanh nghiệp của bạn đang hoạt động như thế nào và bạn có thể cải thiện ở đâu. Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra điều gì đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tin thị trường lại tập trung vào những yếu tố rộng hơn (yếu tố bên ngoài doanh nghiệp) như:

  • Khách hàng thực sự cần điều gì?
  • Đối thủ cạnh tranh đang làm những gì?
  • Xu hướng quan trọng nhất trong ngành hiện tại là gì?

Lợi ích của Market Intelligence (thông tin thị trường) là gì?

Nếu bạn có thể hiểu rõ được khái niệm thông tin thị trường, bạn thấy rằng thông tin thị trường mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, dưới đây là một số lợi ích nổi bật:

  • Có thêm thông tin để xây dựng chiến lược sản phẩm và thông điệp: Thay vì đưa ra các chiến lược một cách chủ quan và cảm tính vốn không hiệu quả. Các công ty có thể đưa ra quyết định dựa trên những hiểu biết dựa trên dữ liệu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Và sử dụng những hiểu biết này để cải thiện sản phẩm, chiến lược Marketing tổng thể và hơn thế nữa.
  • Xây dựng lợi thế cạnh tranh: Các dữ liệu về thị trường liên quan đến đối thủ có thể giúp làm sáng tỏ chiến lược và hiệu suất của đối thủ cạnh tranh. Điều này cho phép các doanh nghiệp xác định những khoảng trống trên thị trường và tạo sự khác biệt cho mình, ngay cả với trong một thị trường đầy tính cạnh tranh.
  • Xác định các xu hướng mới nổi: Thông tin thị trường cũng có thể phát hiện sớm các xu hướng mới nổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường và tận dụng những cơ hội mới trước khi chúng trở thành xu hướng phổ biến.
  • Giảm thiểu rủi ro: Các doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin thị trường để đưa ra các dự báo về thị trường và dự đoán hành vi của khách hàng trong tương lai. Trong một thị trường không ngừng biến đổi như hiện tại, điều này là vô cùng cần thiết.

Để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của các thông tin thị trường, hãy xem ví dụ bên dưới.

Hãy tưởng tượng rằng một doanh nghiệp nước giải khát đang chuẩn bị tung ra một dòng trà thảo mộc mới.

Họ đang băn khoăn không biết nên cung cấp loại trà nào (chiến lược sản phẩm) và nói điều gì (thông điệp). Sau khi doanh nghiệp này đi sâu vào dữ liệu về thói quen lối sống, sở thích về đồ uống, mục tiêu sức khỏe và ngân sách của người tiêu dùng.

Họ nhận thấy lợi ích sức khỏe và các thành phần hữu cơ đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với đối tượng khách hàng mục tiêu thuộc thế hệ Millennial (Gen Y).

Họ sử dụng những hiểu biết sâu sắc này để điều chỉnh hương vị, bao bì và thông điệp Marketing của mình. Và định vị các loại trà thảo dược của họ là sự lựa chọn phù hợp cho những người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe.

Cách thu thập và sử dụng thông tin thị trường (Market Intelligence).

Dưới đây là các bước doanh nghiệp có thể thực hiện khi thu thập và phân tích thông tin thị trường.

Xác định mục tiêu.

Cũng tương tự như các chiến lược khác, quá trình thu thập và sử dụng thông tin thị trường bắt đầu bằng cách xác định rõ những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được.

Dưới đây là một số mục tiêu doanh nghiệp có thể cân nhắc:

  • Hiểu nhu cầu khách hàng.
  • Đánh giá thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh
  • Xác định cơ hội cho sản phẩm mới
  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng
  • Tối ưu hóa chiến lược giá

Xác định các số liệu chính.

Tiếp theo, hãy đi sâu vào các số liệu chính thực sự có ý nghĩa đối với doanh nghiệp.

Việc xác định các số liệu chính là rất quan trọng vì nó biến các mục tiêu rộng lớn thành các mục tiêu cụ thể có thể đo lường được.

Dưới đây là danh sách các số liệu mẫu mà bạn có thể tham khảo:

  • Chi phí thu hút khách hàng mới (CAC): Biết bạn đang chi bao nhiêu để có được một khách hàng mới
  • Giá trị trọn đời của khách hàng (CLTV): Ước tính tổng giá trị của một khách hàng đối với doanh nghiệp trong suốt thời gian kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp.
  • Thị phần: Đo lường miếng bánh thị trường mà doanh nghiệp sở hữu so với đối thủ cạnh tranh
  • Điểm số cao nhất: Đánh giá mức độ mọi người biết đến thương hiệu của bạn trên thị trường mục tiêu
  • Khả năng giới thiệu quảng cáo/sản phẩm (NPS): Cảm nhận về mức độ trung thành của khách hàng và khả năng họ sẽ giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho người khác
  • Chỉ số tình cảm: Khách hàng có cảm nhận tích cực hay tiêu cực về thương hiệu của bạn?
  • Doanh thu: Những sản phẩm nào đang có tác động tích cực đến doanh thu và lợi nhuận của bạn?
  • Lượt truy cập (Traffic) và xếp hạng từ khóa: Số liệu Digital Marketing và SEO có thể cho bạn thấy nội dung trang web của bạn đang hoạt động như thế nào so với đối thủ cạnh tranh

Thu thập dữ liệu Market Intelligence.

Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu về thị trường khác nhau.

Bạn có thể tiến hành nghiên cứu sơ cấp, tức là thu thập dữ liệu mới, trực tiếp hoặc nghiên cứu thứ cấp, tức là thu thập và phân tích các thông tin có sẵn.

Các phương pháp nghiên cứu sơ cấp để thu thập thông tin thị trường.

Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu chính mà bạn có thể tham khảo.

  • Khảo sát và bảng câu hỏi.
  • Phỏng vấn
  • Nhóm tập trung.
  • Quan sát.
  • Thử nghiệm sản phẩm
  • Các nguồn dữ liệu khác

Các phương pháp nghiên cứu thứ cấp để thu thập thông tin thị trường.

Nghiên cứu thứ cấp về cơ bản là đơn giản hơn nghiên cứu sơ cấp bởi vì bạn đang sử dụng những thông tin có sẵn.

Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu thứ thấp phổ biến nhất:

  • Báo cáo ngành: Bao gồm các dữ liệu phân tích thị trường từ các công ty nghiên cứu, trường đại học, tổ chức học thuật, công ty tư vấn, ấn phẩm ngành, v.v.
  • Dữ liệu đối thủ cạnh tranh: Đây là dữ liệu mà đối thủ cạnh tranh đã tiết lộ công khai, chẳng hạn như báo cáo thường niên, tài liệu quan hệ nhà đầu tư và thông cáo báo chí
  • Thống kê của chính phủ và tổ chức phi chính phủ: Dữ liệu từ các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ tiết lộ các chỉ số kinh tế vĩ mô, những thay đổi về quy định và xu hướng xã hội

Phân tích các dữ liệu về thông tin thị trường (Market Intelligence Data).

Thông tin thị trường không chỉ đơn thuần là thu thập dữ liệu mà doanh nghiệp còn cần phải hiểu nó. Doanh nghiệp cần lấy dữ liệu thô, phân tích và biến nó thành những hiểu biết sâu sắc có thể hành động được liên quan đến định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là các bước phân tích dữ liệu thị trường mà bạn có thể tham khảo:

  • Hợp nhất và làm sạch dữ liệu: Bắt đầu bằng cách hợp nhất tất cả các nguồn dữ liệu của bạn vào một nơi duy nhất. Điều này có thể liên quan đến việc kết hợp kết quả khảo sát, dữ liệu bán hàng và thông tin đối thủ cạnh tranh. Đảm bảo làm sạch dữ liệu này, loại bỏ mọi dữ liệu trùng lặp hoặc lỗi có thể làm sai lệch phân tích.
  • Phân khúc dữ liệu: Chia dữ liệu thành các phân khúc khác nhau. Điều này có nghĩa là phân chia dữ liệu dựa trên các nhóm khách hàng, khu vực hoặc dòng sản phẩm khác nhau. Phân khúc (Segmentation) có thể giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng theo cách chi tiết hơn.
  • Trực quan hóa dữ liệu: Bằng cách trình bày dữ liệu dưới dạng biểu đồ, bạn có thể dễ dàng phát hiện các xu hướng và thông tin chi tiết quan trọng hơn. Các công cụ miễn phí đơn giản như Microsoft Excel hoặc Google Sheets cũng có thể trợ giúp cho việc này.
  • Xác định các mô hình và xu hướng: Tìm kiếm các mô hình hoặc xu hướng xuất hiện theo thời gian hoặc trên các phân khúc thị trường khác nhau. Hành vi mua hàng có tăng đột biến vào những thời điểm nhất định trong năm không? Nhân khẩu học của khách hàng cụ thể có thể hiện sự ưa thích đối với một sản phẩm cụ thể không?

Cách mạng hóa bối cảnh kinh doanh với các thông tin thị trường (Market Intelligence).

Trên đây là toàn bộ các giải đáp từ MarketingTrips cho câu hỏi Market Intelligence (Thông tin thị trường) là gì.

Như bạn có thể thấy, thông tin thị trường có khả năng thúc đẩy sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bằng cách khai thác những hiểu biết sâu sắc có được từ thị trường, doanh nghiệp có thể tự tin xây dựng chiến lược, tối ưu hoá hoạt động kinh doanh và hơn thế nữa.

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Market Intelligence.

  • Marketing intelligence system là gì?

Marketing intelligence system (hệ thống tình báo tiếp thị) hiểu đơn giản là quy trình, cách thức, công thức…một doanh nghiệp tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu thị trường phục vụ cho quá trình xây dựng và tối ưu chiến lược Marketing.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quy mô thị trường collagen Việt Nam 2023 ước đạt 132 triệu USD

Quy mô thị trường collagen thế giới được dự báo tăng trưởng kép CAGR 8,9% trong giai đoạn 10 năm tới khi nhu cầu sử dụng collgen để cải thiện xương khớp và làn da tăng cao do độ tuổi trung bình của thế giới đang già đi. Đồng thời yếu tố thu nhập người dân tăng dần sẽ thúc đẩy chi tiêu cho sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.

Quy mô thị trường collagen Việt Nam 2023 ước đạt 132 triệu USD
Quy mô thị trường collagen Việt Nam 2023 ước đạt 132 triệu USD

Collagen là một loại protein có chức năng xây dựng cơ quan xương, da, cơ, gân và dây chằng. Collagen được ứng dụng trong ngành F&B, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, và dược phẩm. Trong đó, theo GrandviewResearch, ứng dụng cho mảng F&B chiếm tỷ trọng cao nhất 57,4% trong năm 2023.

Sản phẩm collagen được sản xuất từ nguồn động vật, gia cầm, thủy sản và thực vật. Trong đó, loại bò, heo, thủy sản và thực vật được sản xuất thông dụng hơn do nguồn cung phong phú. Theo Grandviewresearch, collagen bò chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong năm 2023 với 35%.

Có 3 hình dạng collagen phổ biến là nước, viên và bột. Trong đó, dạng bột chiếm hơn 65% doanh thu trong năm 2023, theo Grandviewresearch.

Hiện tại, Mỹ, Đức, Nhật, Canada là những nước đứng đầu về nhập khẩu về cả sản phẩm collagen và gelatin (C&G) dạng bột trong khi Trung Quốc là nước xuất khẩu C&G dạng bột nhiều nhất.

Theo nghiên cứu, thị trường C&G dạng bột có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2013 – 2022 đạt 5%, trong đó, sản lượng nhập khẩu C&G dạng bột của Top 5 nước (Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật, Canada) cũng tăng trưởng kép 5% giai đoạn 2013 – 2022. Sản lượng tiêu thụ collagen dạng bột hàng năm/người của top 5 nước nhập khẩu cũng tăng trưởng kể từ 2018. Giá bán C&G dao động trong khoảng 7 – 9USD/kg ở các nước nhập khẩu chính.

Theo báo cáo của Precedenceresearch, vốn hóa thị trường collagen thế giới năm 2022 ước đạt 10,08 tỷ USD và dự báo tăng trưởng kép (CAGR) 8,9% giai đoạn 2023 – 2032 khi nhu cầu sử dụng collgen để cải thiện xương khớp và làn da tăng cao khi độ tuổi trung bình của thế giới đang già đi. Đồng thời yếu tố thu nhập người dân tăng dần sẽ thúc đẩy chi tiêu cho sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, trong đó có collagen.

Đối với thị trường C&G Việt Nam, báo cáo của Mordor Intelligence cho biết, quy mô collagen Việt Nam 2023 ước đạt 132 triệu USD và tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2023 – 2028 đạt 6,2%.

Thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp ngoại nổi bật như Nestle, Heivy, Shiseido, Applied Nutrition và Meiji.

Trong khi đó, trong ngành thủy sản, Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) và Nam Việt (Mã: ANV) với sản phẩm collagen dạng bột là chủ yếu, có tỷ trọng doanh số C&G tại thị trường Việt Nam thấp do Nam Việt mới tham gia thị trường và Vĩnh Hoàn chủ yếu sản xuất collagen nguyên liệu.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng mảng C&G của hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra này sẽ tăng trưởng kép hàng năm hai chữ số cho giai đoạn 2024 – 2032, cao hơn tiềm năng tăng trưởng collagen thủy sản khi các doanh nghiệp tăng công suất nhà máy để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Vĩnh Hoàn – gia nhập thị trường C&G từ tháng 3/2015 và hiện nay tổng công suất nhà máy đạt 3.500 tấn/năm. Doanh thu mảng C&G đạt mức tăng trưởng kép 21% trong giai đoạn 2018 – 2023 và đóng góp 7% trong tổng doanh thu năm 2023 của Vĩnh Hoàn. Năm 2023, công ty cải thiện nhà máy C&G và nâng tổng công suất lên khoảng 7.000 tấn/năm, dự kiến hoạt động vào năm 2024.

Còn Nam Việt mới tham gia thị trường C&G vào đầu năm 2023 thông qua hợp tác với Amicogen (Hàn Quốc) với công suất nhà máy đạt 800 tấn/năm trong giai đoạn 1 và sau đó sẽ nâng dần công suất lên 2.400 tấn/năm với kỳ vọng đóng góp 10% lợi nhuận vào năm 2025.

Theo báo cáo của GrandviewResearch, tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp lớn ngành C&G đạt 14% và biên gộp trung bình đạt 25%, tương đương chiếm 60% thị phần thế giới. Trong các doanh nghiệp nổi trội trên thế giới, có AMICOGEN hiện đang liên kết với Nam Việt thực hiện chế biến C&G.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ

Theo số liệu báo cáo mới đây từ Nielsen, nền tảng phát trực tuyến số 1 ở Mỹ không phải là Netflix, Disney+ hay Amazon Prime Video mà đó chính là YouTube.

YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ
YouTube là nền tảng phát trực tuyến (Streaming) phổ biến nhất tại Mỹ

Theo báo cáo hàng tháng mới của Nielsen được công bố trong tuần này, YouTube là nền tảng phát trực tuyến hàng đầu ở Mỹ trong 12 tháng liên tiếp vừa qua (từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024), đạt đỉnh điểm vào tháng 11 năm 2023 khi kênh này chiếm 9% tổng lượng phát trực tuyến trên TV.

Netflix liên tục đứng thứ hai, tiếp theo là Hulu và Amazon Prime.

Theo Nielsen, vào tháng 1, tổng thời gian phát trực tuyến chiếm 36% thời gian người Mỹ xem TV, trong đó YouTube chiếm 8,6% trong số đó.

YouTube ngày càng tập trung vào trải nghiệm người dùng trên TV, so với điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính.

Giám đốc điều hành nền tảng thuộc sở hữu của Alphabet, Neal Mohan, người được bổ nhiệm vào tháng 2 năm 2023, gần đây đã tiết lộ rằng người dùng trên toàn thế giới xem hơn 1 tỷ giờ YouTube trên TV của họ mỗi ngày.

“Người xem muốn mọi thứ ở một nơi, từ trận đấu thể thao trực tiếp đến BBC đến Khan Academy và NikkieTutorials,” CEO Mohan viết trong một bức thư mới đây.

Ông lưu ý rằng khoảng cách giữa những nhà sáng tạo nội dung và các hãng phim lớn đang dần được xóa bỏ. “”Họ đang định nghĩa lại tương lai của ngành công nghiệp giải trí bằng cách kể chuyện đỉnh cao, thứ vượt ra khỏi cái gọi là “nội dung do người dùng tạo ra” đơn thuần.””

YouTube cho biết trong một bài đăng trên blog rằng lượng người xem YouTube Shorts, tính năng video dạng ngắn ra mắt vào năm 2020, đã tăng gấp đôi từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023.

Công ty mẹ Alphabet nhấn mạnh rằng dịch vụ truyền hình trực tiếp của YouTube, YouTube TV, có 8 triệu người đăng ký vào tháng trước.

Các gói đăng ký có trả phí của YouTube, bao gồm YouTube Premium và YouTube Music, đã đạt 100 triệu người đăng ký vào cuối năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Amazon cấm nhân viên sử dụng các chatbot AI như ChatGPT

Theo tài liệu nội bộ được Business Insider thu thập, Amazon khuyến cáo nhân viên không sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của bên thứ ba cho công việc.

Trong email gửi đến nhân viên, “gã khổng lồ” điện toán đám mây cho biết dù AI tổng quát mang lại nhiều hữu ích và làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, nhân viên không được phép chia sẻ bất kỳ tài liệu bí mật, thông tin của khách hàng khi sử dụng chatbot AI của công ty khác.

Chính sách nêu rõ những dữ liệu như email, trang Wiki nội bộ, code, thông tin mật, chiến lược ra mắt sản phẩm… đều có thể bị công ty bên thứ ba thu thập để huấn luyện AI.

Do đó, toàn bộ nhân viên Amazon phải tuân thủ chặt chẽ chính sách bảo mật. Amazon còn nhấn mạnh rằng những công ty cung cấp dịch vụ AI tạo sinh có thể yêu cầu quyền sở hữu đối với bất cứ nội dung mà người dùng nhập vào, cũng như câu trả lời mà mô hình đưa ra.

Vào đầu năm 2023, sau khi phát hiện một số phản hồi của ChatGPT trùng khớp với dữ liệu nội bộ Amazon, công ty đã cảnh báo nhân viên không được cung cấp thông tin bí mật nào cho chatbot. Theo Insider, một số nhân viên tiết lộ đã nhờ ChatGPT hỗ trợ viết code.

Mặc dù AI ngày càng trở nên phổ biến, các cuộc tranh cãi xung quanh quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Đối với Amazon, vấn đề bản quyền có thể nhạy cảm hơn vì Microsoft là đối thủ cạnh tranh của họ trong mảng điện toán đám mây.

Trong khi Microsoft đang dẫn đầu trong lĩnh vực AI nhờ khoản đầu tư vào OpenAI và các sản phẩm AI tổng quát khác thì Amazon vẫn chưa có động thái nổi bật nào.

Tuy vậy, Amazon vẫn cho phép nhân viên sử dụng các mô hình AI từ bên thứ ba nếu được cấp trên chấp thuận và đảm bảo tuân theo chính sách công ty.

Adam Montgomery – người phát ngôn của Amazon cho biết công ty có sẵn các biện pháp để nhân viên sử dụng AI một cách an toàn, bao gồm hướng dẫn truy cập vào dịch vụ của bên thứ ba và cách bảo vệ thông tin mật.

Bên cạnh đó, những email nội bộ gần đây cho biết một số nhân viên có thể truy cập Bedrock – công cụ AI nội bộ của Amazon như một giải pháp thay thế an toàn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit trong đợt IPO

CEO OpenAI, Sam Altman là một trong những cổ đông lớn nhất của Reddit Inc., theo hồ sơ pháp lý liên quan đến kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Reddit.

CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit
CEO OpenAI là cổ đông lớn của Reddit

Theo đó, các tài sản có liên kết với CEO Altman nắm giữ 8,7% cổ phiếu đang lưu hành của Reddit.

Trong đó bao gồm 789.456 cổ phiếu loại A và 11,4 triệu cổ phiếu loại B. Cổ đông lớn nhất của Reddit là Advance Magazine Publishers Inc., một đơn vị thuộc đế chế xuất bản Newhouse.

Cũng theo chia sẻ, CEO OpenAI Altman vốn có mối quan hệ lâu dài với Reddit. Altman và những nhà đồng sáng lập của Reddit cũng từng có thời gian đồng hành cùng nhau tại quỹ đầu tư khởi nghiệp Y Combinator từ những năm 2005.

CEO OpenAI thậm chí còn có thời gian ngắn trở thành giám đốc điều hành tạm thời của Reddit.

Trong thông tin chia sẻ từ hồ sơ, Reddit cho biết nền tảng đang có kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các thỏa thuận cấp phép dữ liệu với các công ty về trí tuệ nhân tạo (AI), bên cạnh việc phát triển các sản phẩm AI của riêng mình.

Những thỏa thuận cấp phép sẽ cho phép Reddit sử dụng kho nội dung của mình như một công cụ đắc lực để thúc đẩy doanh số. Mới đây, Reddit đã công bố một thỏa thuận với Google của Alphabet Inc.

Reddit là một trang web cộng đồng trực tuyến (dạng diễn đàn) nơi người dùng có thể đăng và chia sẻ nội dung đa dạng trong các “subreddit” (diễn đàn con) với các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể đăng bài viết, hình ảnh, video, đặt câu hỏi, thảo luận và bình luận với nhau. Các chủ đề trên Reddit rất đa dạng, bao gồm từ tin tức, nghệ thuật, khoa học, đến giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Người dùng có thể bình chọn bài viết lên hoặc xuống để xác định sự phổ biến của chúng. Reddit đã trở thành một trong những cộng đồng trực tuyến lớn và đa dạng nhất trên thế giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code

Jensen Huang, CEO Nvidia, cho rằng trẻ em không nên học viết code vì AI có thể đảm nhiệm việc lập trình.

CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code
CEO Nvidia: Trẻ em không nên học code

Tại một sự kiện diễn ra ở Dubai tuần trước, ông Jensen Huang đưa ra ý kiến mà theo ông là khác với quan điểm lâu đời của các CEO công nghệ trước đây: không khuyên người trẻ học viết mã.

Theo ông, con người đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng AI và lập trình không còn là kỹ năng quan trọng nữa. Ông cho rằng trí tuệ nhân tạo đang đảm nhận công việc này ngày một tốt, do đó con người nên tập trung vào các chuyên môn có giá trị hơn như sinh học, giáo dục, sản xuất hoặc nông nghiệp.

Trong video chia sẻ ngày 25/2 trên X và hiện nhận 7 triệu lượt xem, CEO Nvidia dự đoán trong 10-15 năm tới, hầu hết chuyên gia ngồi trên sân khấu của diễn đàn công nghệ sẽ đều nhấn mạnh việc học khoa học máy tính quan trọng với người trẻ hơn học lập trình máy tính.

“Công việc của chúng tôi là tạo ra công nghệ điện toán sao cho không ai phải lập trình. Mọi người trên thế giới sẽ đều là lập trình viên. Đây là điều kỳ diệu của AI”.

Ông Huang khuyên người trẻ học kỹ năng để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực hữu ích hơn. “Ngôn ngữ duy nhất mọi người cần là ngôn ngữ họ thành thạo”, ông nói. “Điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao kỹ năng và tôi tin quá trình đó sẽ rất thú vị và đáng ngạc nhiên”.

Hồi tháng 1, Matthew Candy, Giám đốc AI của IBM, cũng cho rằng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp người không có kỹ năng máy tính cũng có thể tự phát triển sản phẩm phần mềm. Trong tương lai, mọi người chỉ cần mô tả ý tưởng về sản phẩm, AI sẽ nhanh chóng lập trình, tạo và thử nghiệm sản phẩm đó. “Với sự phát triển của AI tạo sinh, kỹ năng đặt câu hỏi, sự sáng tạo và đổi mới sẽ cựu kỳ cần thiết”, ông nói với Fortune.

Giữa năm 2023, Emad Mostaque, CEO của Stability AI, thậm chí dự đoán không còn lập trình viên trong 5 năm tới.

Theo Tom’s Hardware, nhiều người đồng tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, theo nhà phân tích ngành công nghệ Patrick Moorhead, lời khuyên của Jensen Huang được đưa ra quá sớm. “Trong hơn 30 năm, tôi đã nghe nói ‘xyz sẽ khai tử việc viết code’, nhưng chúng ta vẫn không có đủ lập trình viên”, Moorhead nói trên X ngày 25/2.

Theo Moorhead, AI sẽ không khiến công việc viết code biến mất mà sẽ đưa nó đến nhiều người hơn. “Giống như lo ngại trước đây về việc xuất bản trên máy tính, nó không giết chết sự sáng tạo mà chỉ mở rộng hơn”, ông nói thêm.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy khi có sự xuất hiện của AI, số lượng công việc về AI tăng. Chẳng hạn, theo kết quả của Bloomberry – đơn vị chuyên phân tích và cập nhật xu hướng thị trường lao động – công bố giữa tháng 2, kể từ khi ChatGPT xuất hiện cuối 2022, công việc liên quan đến phát triển phần mềm đã tăng 6%.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Kỷ nguyên của những chú “kỳ lân” có thể đã kết thúc

Ngành công nghệ đang bùng nổ trở lại, nhưng không phải theo cách cũ. Đây là nhận định trên tờ The Economist trong bài đăng có tiêu đề tạm dịch là “Kỷ nguyên của kỳ lân đã chấm dứt”.

Kỷ nguyên "kì lân" có thể đã kết thúc
Kỷ nguyên “kỳ lân” có thể đã kết thúc

Mặc dù năm 2022 có phần trầm lắng, nhưng kể từ đầu năm 2023, tổng giá trị thị trường của 5 gã khổng lồ công nghệ gồm Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft đã tăng vọt 70% lên hơn 10.000 tỷ USD, nhờ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này cũng đã đẩy những công ty khác lên hàng top trong ngành.

Vào ngày 21/2, Nvidia, nhà sản xuất hàng đầu về chip AI, báo cáo doanh thu tăng chóng mặt 265% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý kết thúc vào tháng 1. Giá trị thị trường (Market Value) của công ty đã tăng từ khoảng 500 tỷ USD một năm trước lên 1.700 tỷ USD – đưa họ trở thành công ty giá trị thứ 5 nước Mỹ.

OpenAI, nhà phát triển ChatGPT, và các nhà xây dựng AI khác như Anthropic nhanh chóng nổi tiếng, huy động được hàng tỷ USD. Hàng nghìn công ty AI nhỏ hơn cũng xuất hiện. Theo Rest of World, một hòn đảo nhỏ ở Caribe tên là Anguilla, có hậu tố tên miền internet là “.ai”, giờ đây thu về khoảng một phần ba ngân sách từ việc cấp phép sử dụng.

Trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy sự “điên cuồng” quay trở lại Thung lũng Silicon, Adam Neumann, người sáng lập bị lật đổ của WeWork – kỳ lân một thời đã nộp đơn phá sản vào tháng 11 năm ngoái, đã đưa ra một đề nghị hồi đầu tháng 2 để giành lại quyền kiểm soát công ty.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng môi trường khởi nghiệp đang quay trở lại với sự “say men” trước đây.

Thứ nhất, phản ứng từ ban lãnh đạo và các chủ nợ của WeWork đối với canh bạc của ông Neumann khá thờ ơ. Theo PitchBook, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) chỉ chi 170 tỷ USD vào Mỹ năm ngoái, giảm một nửa so với năm 2021.

Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ nổi bật, như OpenAI, các nhà đầu tư đã đặc biệt cảnh giác với việc ký séc có mức định giá cao ngất ngưởng.

Suốt những năm 2010, số lượng các “kỳ lân” đã tăng vọt ở Mỹ. Đã có 344 công ty như vậy được thành lập vào năm 2021. Và năm ngoái số lượng này chỉ là 45.

Nguyên nhân chính là sự kết thúc của kỷ nguyên tiền rẻ. Trong những năm sôi động – khi các nhà đầu tư đua nhau giành lấy một phần của các công ty khởi nghiệp sôi động nhất, thì các công ty công nghệ không cần phải huy động vốn từ thị trường đại chúng.

Các nhà đầu tư chéo (Crossover Investor – nhà đầu tư vào thị trường vốn của công ty đại chúng, là người hoạt động trong nhiều phân khúc thị trường đầu tư tư nhân từ giai đoạn trước, trong cho đến sau IPO) như Tiger Global và Coatue, hoạt động trên cả thị trường đại chúng và tư nhân, đã đổ xô vào Thung lũng Silicon.

Đại diện Dharmesh Thakker của quỹ đầu tư mạo hiểm Battery Ventures, nhớ lại rằng những người sáng lập đã từng có thể “huy động tiền trên một cuộc gọi Zoom”.

Năm 2021, các nhà đầu tư chéo chiếm hơn một nửa tài trợ cho các công ty khởi nghiệp. Kể từ đó, họ đã rút lui, năm ngoái số này chỉ đóng góp chưa đến một phần ba.

Bây giờ, các nhà đầu tư đang nghĩ cách bán cổ phần của họ trong những kỳ lân. Hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm đều hoạt động theo chu kỳ 10 năm, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong 5 năm đầu và thu hồi vốn trong 5 năm sau. Với hơn 700 kỳ lân, với tổng giá trị 2.400 tỷ USD, một lượng tiền đáng kể đang bị mắc kẹt.

Cách thoát đầu tiên là thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, thị trường IPO vẫn trì trệ, với 83 thương vụ niêm yết được hỗ trợ bởi VC trong năm 2023, giảm so với 309 năm 2021. Nhiều công ty niêm yết năm ngoái, bao gồm Instacart (kinh doanh giao hàng tạp hóa) và Klaviyo (công ty phần mềm), đang giao dịch dưới giá ban đầu.

Arm, nhà thiết kế chip có giá cổ phiếu tăng hơn gấp đôi kể từ khi niêm yết vào tháng 9, là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Các công ty đang lên kế hoạch IPO trong năm nay thường phải chấp nhận định giá thấp hơn: Reddit dự kiến niêm yết ở mức 5 tỷ USD, giảm so với định giá tư nhân là 10 tỷ USD vào năm 2021.

Thứ hai, bán mình cho một công ty khác cũng không hẳn là nước đi khả quan. Theo PitchBook, chỉ có 698 công ty được hỗ trợ bởi VC được các công ty khác mua lại trong năm ngoái, giảm so với 1.311 năm 2021.

Các cơ quan chống độc quyền đã khiến các công ty công nghệ lớn, vốn từng là những kẻ mua sắm hàng loạt, phải đứng ngoài cuộc. Tháng trước, Amazon đã từ bỏ việc mua lại iRobot, một nhà sản xuất robot hút bụi, sau khi bị các nhà chức trách châu Âu kiểm tra.

Bán cho một nhà đầu tư tư nhân khác cũng không hấp dẫn lắm. Theo Caplight, một nhà cung cấp dữ liệu, định giá tư nhân trên thị trường thứ cấp thấp hơn so với vòng gọi vốn mới nhất của hơn 80% kỳ lân.

Nền tảng trò chuyện Discord, gần đây được định giá trên thị trường thứ cấp là 6 tỷ USD, giảm so với định giá gần 15 tỷ USD khi họ huy động vốn lần cuối vào năm 2021.

Giữa cơn hạn hán, một số kỳ lân đã đơn giản là sụp đổ. Convoy, một công ty khởi nghiệp về logistics cuối cùng huy động vốn vào năm 2022 với định giá gần 4 tỷ USD, đã đóng cửa vào tháng 10. Veev, một kỳ lân chuyên phá vỡ ngành xây dựng nhà, đã đóng cửa vào tháng 11 và đang thanh lý tài sản.

Samir Kaji của Allocate, một công ty kết nối các nhà đầu tư với các quỹ VC, tin rằng nhiều kỳ lân sẽ âm thầm bị mua lại từng phần.

Đó là một kết cục buồn cho những người sáng lập, nhân viên và nhà đầu tư của những công ty từng hứa hẹn một thời. Nhưng những người khác không cần quá lo lắng.

Tom Tunguz của  quỹ đầu tư Theory Ventures, cho rằng sự sụt giảm nguồn vốn kể từ năm 2021 chỉ đơn giản là quay lại với xu hướng dài hạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Và có rất nhiều điều đáng mừng về sự tỉnh táo mới mẻ của Thung lũng Silicon.

Hiện nay hiếm khi tìm thấy một công ty khởi nghiệp chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Những người sáng lập đã bắt đầu dè xẻn hơn. Nhiều người cũng thận trọng trong việc tuyển dụng, trái ngược với cuộc chạy đua giành nhân tài trong thời kỳ đại dịch. Không chỉ có startup, trong hai năm qua, Alphabet, Amazon, Meta và Microsoft đã sa thải hơn 75.000 nhân viên.

Hơn nữa, AI không chỉ cung cấp cho các công ty khởi nghiệp Mỹ những ý tưởng kinh doanh mới, mà còn cung cấp các cách để làm nhiều hơn với ít nguồn lực hơn.

Các công ty khởi nghiệp tiêu tốn khoảng một nửa tiền mặt cho việc bán sản phẩm và một phần ba cho kỹ thuật. Trợ lý AI dành cho nhân viên bán hàng và lập trình viên đang nâng cao năng suất hơn một phần ba tại một số công ty khởi nghiệp, giảm lượng vốn cần huy động.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Elon Musk tranh thủ giới thiệu Xmail trước tin đồn Gmail đóng cửa

Giữa tin đồn về việc Google khai tử Gmail, CEO Elon Musk của X đã có tuyên bố đầy bất ngờ, ra mắt dịch vụ email với tên gọi Xmail.

Elon Musk tranh thủ giới thiệu Xmail trước tin đồn Gmail đóng cửa
Elon Musk tranh thủ giới thiệu Xmail trước tin đồn Gmail đóng cửa

Theo India Today, khi Gmail đối mặt với những tin đồn thất thiệt, Elon Musk, CEO của X (trước đây là Twitter), đã lên tiếng xác nhận về sự ra mắt sắp tới của Xmail, dấy lên suy đoán về khả năng cạnh tranh với dịch vụ Gmail của Google. Thông báo của Musk xuất hiện nhanh chóng sau khi tin đồn về việc Gmail ngừng hoạt động được lan truyền mạnh mẽ trên internet.

Tuyên bố này xuất hiện sau một bài đăng từ Nathan McGrady, thành viên cấp cao của nhóm Kỹ thuật Bảo mật của nền tảng X, người đã hỏi về ngày ra mắt của Xmail. Elon Musk đã lập tức xác nhận rằng dịch vụ này đang chuẩn bị ra mắt, mở ra tiềm năng thay đổi đáng kể trong lĩnh vực dịch vụ email.

Thậm chí, một người dùng đã thử hỏi trợ lý AI Grok của công ty xAI (do Elon Musk sáng lập) rằng liệu Xmail có tồn tại hay không. Và câu trả lời là có, khi Grok xác nhận rằng Xmail sắp ra mắt và sẽ hoạt động với nền tảng blockchain Solana.

Cộng đồng công nghệ đã xôn xao trước tuyên bố này vì họ đang lo ngại về số phận của Gmail, khi một cựu nhân viên Google tuyên bố công ty sẽ chấm dứt hoạt động của dịch vụ email phổ biến nhất thế giới vào tháng 8 tới.

Tuy nhiên, Google đã nhanh chóng giải quyết những đồn đoán khi lên tiếng trấn an người dùng rằng Gmail sẽ không ngừng hoạt động. Công ty giải thích rõ về những thay đổi gần đây đối với giao diện mặc định của Gmail, khi được chuyển từ ‘HTML cơ bản’ sang giao diện mới đẹp mắt hơn hồi tháng 1.2024.

Bất chấp sự xác nhận của Google, những tin đồn xung quanh số phận của Gmail đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc lựa chọn dịch vụ email thay thế, với một số người bày tỏ sự quan tâm đến việc thử Xmail như một lựa chọn khả thi.

Một người dùng trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự nghi ngờ đối với Gmail và sẵn sàng khám phá các lựa chọn thay thế trước những đồn đoán.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer