4 quy tắc giúp cải thiện năng lực lãnh đạo của bạn
Mọi người mong đợi nhiều hơn từ các CEO vào năm 2021. Hãy nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn với 4 lời khuyên sau đây.
Bối cảnh của năng lực lãnh đạo đang thay đổi đáng kể từ khi Covid-19 xảy ra.
Sự thay đổi đầy năng động này đòi hỏi một chỉ số IQ lãnh đạo cao hơn và sự hiểu biết sâu sắc hơn về những gì được coi là các quy tắc lãnh đạo mới.
Một cuộc khảo sát về độ tin cậy và uy tín được thực hiện bởi Edelman Data & Intelligence, cho thấy rằng người tiêu dùng, nhân viên và cả công chúng đang mong đợi nhiều hơn từ các công ty và các nhà lãnh đạo của họ.
Dưới đây là 04 quy tắc mới mà các nhà lãnh đạo cần xem xét nếu họ muốn vượt qua những thách thức và sự bất ổn trong tương lai.
Quy tắc 1: Phát triển khả năng thấu cảm.
Trong các khái niệm về lãnh đạo, có một thuật ngữ gọi là độ chính xác thấu cảm (Empathic Accuracy – EA) là khả năng hiểu chính xác suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
Thật khó để có thể phục vụ những người bạn không hiểu. Có hai câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo đầu nên tự hỏi: Bạn có hiểu thị trường của mình không? Bạn có đang mở rộng phạm vi hiểu biết của mình không?
Có một số bẫy lãnh đạo mà các nhà lãnh đạo mới và cũ đều có thể mắc phải, chẳng hạn như việc họ đối xử với mọi người hay khách hàng như thể họ chỉ gặp nhau hoặc sử dụng sản phẩm một lần duy nhất trong đời.
Bạn càng hiểu rõ mọi người, quan điểm và giá trị mà họ mang lại, bạn càng có thể tránh được những vấp ngã không cần thiết khi lãnh đạo.
Quy tắc 2: Tăng cường trí tò mò.
Thông minh là quan trọng nhưng nó không nên ‘qua mặt’ kinh nghiệm, vì kinh nghiệm cung cấp cho trí thông minh, và năng khiếu cho phép bạn áp dụng những kiến thức đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo lại nghĩ rằng sự thành thạo của họ trong một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác.
Ví dụ, khi bạn giỏi viết code không có nghĩa là bạn cũng sẽ giỏi khi phát triển kinh doanh.
Các nhà lãnh đạo thường dựa vào trí thông minh của họ mà không tính đến chuyên môn và kinh nghiệm của các vấn đề.
Đây cũng có thể coi là sự kiêu ngạo về trí tuệ (intellectual arrogance). Nếu bạn làm việc đủ lâu, bạn sẽ thấy sai lầm của việc coi trọng trí tuệ hơn kinh nghiệm.
Để chống lại sự kiêu ngạo về trí tuệ, các nhà lãnh đạo cần không ngừng nỗ lực phát triển về tính tò mò.
Học hỏi, đặt câu hỏi và nhận thêm thông tin là cách tốt nhất để ngăn chặn việc đánh giá quá cao sự hiểu biết của bản thân.
Chúng ta phải thừa nhận rằng một người không thể biết hết tất cả mọi thứ.
Quy tắc 3: ‘Connecting the Dots’.
Trong kinh doanh, có một khái niệm được gọi là hội chứng tháp ngà (ivory tower syndrome – ITS), nơi các nhà lãnh đạo trở nên ‘mất liên lạc’ với những người mà họ quản lý và khách hàng mà họ phục vụ.
Đôi khi, chúng ta có thể nghĩ rằng kinh nghiệm sống của chúng ta đồng nghĩa với tất cả mọi người. Nhưng điều đó lại là một sai lầm.
Hãy tự hỏi bản thân, khi bạn lập chiến lược, quá trình lập kế hoạch có tính đến toàn bộ các tài năng hay nhân lực của tổ chức bạn không?
Bạn có đang đưa ra quyết định dựa trên các quan điểm của các cá nhân khác trong tổ chức không? và bạn có đang lắng nghe họ không?
Nếu bạn tách biệt mình cũng như doanh nghiệp ra khỏi những người khác, bạn có thể không phát huy hết tài năng của các nhân lực trong công ty của mình đồng thời bạn đang hạn chế sự phát triển vì tính chuyên quyền trong lãnh đạo.
Quy tắc 4: Tránh bị bẩy của ‘suy nghĩ nhóm’.
Theo luật hấp dẫn, những người có xu hướng gần gũi hơn với mình là những người có cùng nguồn gốc, niềm tin, suy nghĩ và hệ giá trị.
Mặc dù bạn có thể rất thoải mái khi ở bên những người giống mình, nhưng nó có thể dẫn đến một cái bẫy – bẫy ‘suy nghĩ nhóm’. Vấn đề lớn nhất với ‘suy nghĩ nhóm’ là nó áp đảo ý kiến của các cá nhân để có lợi cho một nhóm nào đó.
Việc ra quyết định của bạn phải dựa trên một cuộc tranh luận trên nguyên tắc tôn trọng với mục tiêu cuối cùng là đi đến giải pháp tốt nhất.
Các quyết định tốt nhất là các quyết định dựa trên dữ liệu và ý kiến đóng góp từ nhiều cá nhân khác nhau.
Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link
Giang Nguyễn | MarketingTrips