Skip to main content

Content là gì? Tất cả kiến thức cần biết về Content

18 Tháng Tư, 2022

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu tất cả các kiến thức nền tảng quan trọng cần biết về thuật ngữ Content (Tiếng Việt có nghĩa là Nội dung) như: Content là gì? Cách viết content? Cấu trúc xây dựng Content? Có những loại hình hay định dạng content phổ biến nào? Ngành content là gì? Những khái niệm phổ biến liên quan đến Content? Cách xây dựng content? và hơn thế nữa.

content là gì
Content (Nội dung) là gì? Kiến thức nền tảng cần biết về Content

Content là khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực marketing nói chung và sáng tạo nội dung nói riêng, có không ít các quan điểm sai lầm về Content. Vậy bản chất của Content là gì và nên hiểu về Content như thế nào, tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Các nội dung sẽ được MarketingTrips phân tích trong bài:

  • content là gì?
  • Content Format hay định dạng nội dung là gì?
  • Ngành Content là gì?
  • CMS (Content Management System) là gì?
  • Những thuật ngữ phổ biến liên quan đến Content.
  • Những loại hình hay định dạng Content được sử dụng trong Marketing phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • Content và các nhà sáng tạo nội dung – Content Creator.
  • Các cấp độ chủ yếu liên quan đến vị trí Content trong doanh nghiệp.
  • Những bước cơ bản cần có trong quy trình sản xuất Content (Content Production) là gì?
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề về Content.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Content là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Content có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau như là Sự hài lòng (một thuật ngữ mô tả cảm xúc hay trạng thái hài lòng, thoải mái, hạnh phúc) hay Hàm lượng của một chất cụ thể có trong một thứ gì đó.

Tuy nhiên, trong bài viết này, Content sẽ được phân tích dưới góc nhìn truyền thông và marketing nói chung và nó có nghĩa là Nội dung.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Mặc dù cụm từ Content được sử dụng khá phổ biến và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức hay định dạng khác nhau, có không ít các quan điểm nhìn nhận sai lầm về thuật ngữ này.

Họ cho rằng, Content chỉ liên quan đến phạm vi ngành Marketing nói chung hay Content chỉ đơn giản là những gì họ vẫn thường thấy khi các thương hiệu đang tìm cách truyền tải thông điệp tới khách hàng với ý định làm marketing và bán hàng.

Sự thật là, Content hay Nội dung có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau thay vì chỉ là để làm Marketing.

Khái niệm Content trong Marketing.

Trong phạm vi ngành Marketing, Content có thể được hiểu là các nội dung hay thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu với mục đích cuối cùng là đạt được các yêu cầu do Marketing đã đặt ra.

Content Format là gì?

Với định nghĩa thứ hai về Content tức là nội dung (cũng là nghĩa được sử dụng phổ biến nhất khi nhắc đến thuật ngữ Content), Content có nhiều định dạng (format) hay cách thức xuất hiện khác nhau.

Một số định dạng nội dung phổ biến có thể kể đến như video, hình ảnh, audio (âm thanh), văn bản (text), hay các kiểu nội dung kết hợp như Infographics và Slide.

Trong khi vẫn có không ít người hiểu nhầm rằng nội dung là văn bản hay những chữ viết họ vẫn thường thấy (Text), nội dung video (video content) và hình ảnh (Photo, Image) là những định dạng được người dùng yêu thích nhất.

Ở góc nhìn theo kênh, Content có thể được phân thành nội dung kỹ thuật số (Digital Content) và nội dung phi kỹ thuật số (nội dung truyền thống).

Ngành Content là gì?

Ngành content là gì? Theo định nghĩa của Wikipedia, ngành content (công nghiệp nội dung) hay Content Industry là thuật ngữ bao gồm các doanh nghiệp sở hữu và cung cấp các dữ liệu (data) truyền thông và phương tiện truyền thông đại chúng (mass media).

Content Industry có thể bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc và phim ảnh hay bất cứ các ấn phẩm văn bản dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo góc nhìn này, Content hay nội dung mang một ý nghĩa tương đối rộng, bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều có thể sản xuất hay cung cấp các dịch vụ về nội dung.

Từ các đơn vị sản xuất Phim đến các đơn vị xuất bản (báo chí, tạp chí, ấn phẩm…), các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung hay các nền tảng liên quan đến quá trình cung cấp và lưu trữ nội dung đều thuộc phạm vi ngành Content.

Mạng xã hội (Social Media) và các công cụ tìm kiếm là hai trong số các nền tảng cung cấp và lưu trữ nội dung lớn nhất toàn cầu.

CMS (Content Management System) là gì?

content là gì
Các nền tảng quản trị Content phổ biến nhất trên thế giới là gì?

CMS hay hệ thống quản trị nội dung là các nền tảng hay phần mềm máy tính được sử dụng để quản lý việc tạo, chỉnh sửa và lưu trữ nội dung kỹ thuật số (digital content).

Các CMS thường được sử dụng để quản lý các nội dung của doanh nghiệp và quản lý nội dung của website.

Một số nền tảng quản trị nội dung phổ biến trên toàn cầu có thể kể đến như:

  • WordPress.
  • HubSpot CMS Hub.
  • Joomla.
  • Drupal.
  • Wix.
  • BigCommerce.
  • Shopify.
  • Magento.

Như đã phân tích ở trên, Content hay ngành công nghiệp Content là khái niệm rất rộng và liên quan đến nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, ở trong phạm vi bài viết này, Content chủ yếu được đề cập dưới góc nhìn kinh doanh mà đặc biệt là Marketing.

Những thuật ngữ phổ biến liên quan đến Content.

  • Social Content: Là tất cả những nội dung được sử dụng trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) như Facebook, Instagram hay TikTok.
  • Digital Content: Các nội dung được sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số như TV, Radio, các nền tảng về Podcast…và bao gồm cả các nội dung trên mạng xã hội.
  • Online Content: Cũng tương tự như Digital Content, Online Content hay nội dung trực tuyến đề cập đến tất cả những nội dung xuất hiện trên môi trường trực tuyến (internet).
  • Content Marketing: Content Marketing hay tiếp thị nội dung là việc sử dụng Content vào các mục tiêu Marketing. Khi sử dụng Content Marketing, những gì mà doanh nghiệp hay thương hiệu hướng tới thường là mức độ nhận biết thương hiệu, gia tăng lượng khách hàng tiềm năng và cuối cùng là bán hàng.
  • Creative Content: Creative Content là những nội dung sáng tạo được sản xuất bởi những cá nhân hay tổ chức, thuật ngữ Creative Content chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành sáng tạo, quảng cáo và truyền thông hay kinh doanh hoặc marketing.
  • Content Marketer: Content Marketer là những người chuyên sản xuất và phân phối các nội dung nhằm đạt được các mục tiêu marketing như SEO, thương hiệu, tương tác với khách hàng hoặc bán hàng.
  • Copywriter: Cũng là những người sản xuất nội dung, Copywriter chủ yếu được sử dụng trong phạm vi ngành quảng cáo. Các nội dung do Copywriter tạo ra cũng được sử dụng cho mục tiêu quảng cáo.
  • Content Editor – Content Writer: Content Writer là khái niệm đề cập đến những người sản xuất hay viết nội dung nói chung và nội dung đó không nhất thiết phải được sử dụng cho các hoạt động marketing.
  • Content Pillar: Content Pillar hay Content Pillar Page là nền tảng chủ đề cho một phần lớn nội dung trang web hay thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như với MarketingTrips.com, các Pillar hiện có là Social, Content, Digital, Marketing, Brand…
  • Content Planning: Content Planning hay Lập kế hoạch nội dung là quá trình xác định các kiểu nội dung mà thương hiệu sẽ xây dựng và cách xây dựng các nội dung đó. Content Planning chỉ ra người sẽ chịu trách nhiệm tạo Content, mục đích của Content là gì và Content đó sẽ tác động như thế nào đến chiến lược nội dung tổng thể.
  • Content Strategy: Content Strategy chính là chiến lược nội dung, là quá trình từ giai đoạn lập kế hoạch nội dung, phát triển nội dung đến cả quản trị nội dung.
  • SEO Content: Những gì mà SEO Content mang lại đó là tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm (SEO).
  • Ads hay Advertising Content: Là những nội dung được xây dựng cho mục tiêu quảng cáo trên các nền tảng như Google, Facebook, TikTok…
  • Content Marketing: Tất cả những nội dung được xây dựng và phân phối để đạt được các mục tiêu Marketing như xây dựng độ nhận biết thương hiệu, bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ads Content là một phần của Content Marketing.
  • Viral Content: Viral Content là những nội dung mang tính lan truyền, chủ yếu qua truyền miệng và qua các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể đọc thêm Viral Marketing là gì để hiểu thêm về khái niệm này.
  • Content Audit: Cũng tương tự như Marketing Audit, SEO Audit, hay Brand Audit, Content Audit là hoạt động kiểm tra và tối ưu lại toàn bộ các nội dung hiện có của thương hiệu dựa trên các thông tin có được từ thị trường mà ở đây là khách hàng và đối thủ.
  • Press Content: Press Content viết đầy đủ là Press Release Content, có nghĩa là nội dung thông cáo báo chí. Press Release đơn giản là những văn bản (ngắn) mà doanh nghiệp muốn thông báo đến giới báo chí và truyền thông với mục tiêu là đính chính hay thông báo một cách chính thống về một nội dung hay sự kiện nào đó. Ví dụ, một doanh nghiệp A có thể gửi thông cáo báo chí với nội dung là tuyên bố chính thức hợp tác đầu tư với một thương hiệu B nào đó.

Những loại hình hay định dạng Content được sử dụng trong Marketing phổ biến nhất hiện nay là gì?

content
Những loại hình Content được sử dụng trong Marketing phổ biến nhất hiện nay là gì?

Mặc dù về bản chất chỉ có một số định dạng Content như Video, Photo, Audio, hay Text, các loại hình hay kiểu Content được sử dụng trong Marketing (Content Marketing) lại vô cùng đa dạng bằng cách kết hợp các định dạng nói trên.

Dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

1. Video Content.

Khi nói đến các định dạng nội dung hay loại hình Content Marketing, Video là hình thức được quan tâm và sử dụng rộng rãi nhất.

Theo nghiên cứu của HubSpot, hơn 54% người dùng mong muốn được trải nghiệm hay xem nội dung video từ các doanh nghiệp hay thương hiệu họ chọn theo dõi, con số này cao nhất so với tất cả các định dạng nội dung khác như văn bản (Text) hay hình ảnh (Photo).

Với video, thương hiệu có thể chủ động sản xuất vô số các kiểu nội dung khác nhau theo các mục tiêu khác nhau, dù cho mục tiêu của họ là gì, là bán hàng hay xây dựng thương hiệu, video đều có thể đáp ứng được.

2. Photo Content.

Mặc dù không được ưu tiên sử dụng nhiều như video, các Photo Content hay nội dung bằng hình ảnh cũng nhận được sự quan tâm không kém từ những người làm marketing và truyền thông nói chung.

Bằng cách cung cấp các hình ảnh trực quan có thể kích thích thị giác hay cảm xúc của đối tượng mục tiêu (visual communication), thương hiệu có thể có được nhiều lượng tương tác hơn hoặc ít nhất có thể giúp khách hàng nhớ về thương hiệu tốt hơn.

3. Blogs Content.

Blogs Content hay việc đăng tải những nội dung thường xuyên lên website của thương hiệu cũng là một cách thức Content Marketing tương đối phổ biến và hiệu quả.

Trước khi quyết định xây dựng nội dung cho website, bạn cần hiểu rằng:

  • Các nội dung cần được tối ưu hoá cho SEO.
  • Xây dựng trước các Content Pillar.
  • Nội dung cần liên quan mật thiết đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

4. Infographics Content.

Cũng tương tự như nội dung video hay hình ảnh, các Infographics Content hay nội dung đồ hoạ có khả năng thúc đẩy khách hàng ghi nhớ tốt hơn về thông điệp hay hình ảnh của thương hiệu.

Nếu bạn đang xây dựng nội dung cho các Landing Page bán hàng chẳng hạn, và bạn cũng sử dụng nhiều các số liệu khác nhau, những nội dung đồ hoạ là một lựa chọn hấp dẫn.

5. Case Study Content.

Case Study Content hay các nghiên cứu điển hình là những nội dung theo hướng giới thiệu và phân tích về các tình huống hay bối cảnh kinh doanh cụ thể.

Các nghiên cứu điển hình thường mang tính thuyết phục cao với những khách hàng tiềm năng mới đang muốn tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp của doanh nghiệp, bằng cách chỉ cho khách hàng mới thấy đâu là những gì khách hàng cũ đã có được, doanh nghiệp có nhiều cơ hội chuyển đổi khách hàng hơn.

Ví dụ, bằng cách kể câu chuyện tăng trưởng của CleverTap khi sử dụng cách thức làm marketing toàn phễu (Full Funnel Marketing) trên LinkedIn, LinkedIn có thể thuyết phục nhiều hơn các thương hiệu hay doanh nghiệp khác sử dụng dịch vụ hay phương thức tiếp cận này trên nền tảng LinkedIn.

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng có các mục tiêu tương tự, Case Study Content là những gì bạn cần triển khai.

6. eBooks Content.

eBooks Content được hiểu đơn giản là những nội dung được biên soạn lại dưới dạng sách điện tử và được sử dụng cho mục tiêu marketing.

eBooks Content không phải là một cuốn tiểu thuyết dài và nó cũng không phải là một nội dung quảng cáo với nhiều trang. Thay vào đó, đó là một cách khác để cung cấp giá trị tăng thêm cho khách hàng của thương hiệu.

Ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp trong lĩnh vực B2B và bạn cung cấp các giải pháp công nghệ cho các đơn vị bán lẻ khác, một cuốn eBooks mô tả chi tiết cách các nhà bán lẻ có thể xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing hoàn chỉnh là một giải pháp marketing thông minh.

7. UGC: User-Generated Content.

UGC Content là gì? UGC là những nội dung liên quan đến thương hiệu do khách hàng tạo ra khi thương hiệu thực hiện một hành động khuyến khích nào đó.

Ví dụ nhằm mục tiêu gia tăng mức độ tương tác cho một số nội dung quảng cáo hay chiến dịch nào đó trên mạng xã hội, thương hiệu sử dụng một số KOL đăng tải các nội dung khuyến khích người dùng xây dựng và chia sẻ lại những nội dung tương tự.

Trong một số trường hợp, nếu nội dung của thương hiệu đủ tốt hay giá trị, khách hàng có thể tự động xây dựng nội dung cho thương hiệu và lan truyền nó mà không cần bất cứ yêu cầu hay ý định nào từ phía thương hiệu.

8. Checklists Content.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn cung cấp những cách thức ngắn gọn và đơn giản mà khách hàng cần làm khi trải nghiệm các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, các Checklists Content hay nội dung kiểm tra ngắn từng bước có thể là những gì bạn cần.

Ví dụ, nếu bạn là nhà cung cấp các sản phẩm tủ lạnh, các nội dung kiểu checklists hướng dẫn những bước khách hàng cần làm ngay những ngày đầu tiên sử dụng sẽ rất hữu ích với họ, đặc biệt nếu họ chưa từng sử dụng các sản phẩm tương tự trước đây.

9. Meme Content.

Được nổi lên trong thời kỳ các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram phát triển mạnh mẽ, Meme Content là những nội dung được “chế” lại từ những nội dung gốc với mục tiêu chủ yếu là giải trí và hài hước.

content là gì
Meme Content là gì?

Nếu bạn vẫn chưa hiểu Meme Content là gì, hãy xem một ảnh meme ở trên được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội với ý nghĩa là “khó hiểu” hay “Humm…”.

Ảnh Meme “khó hiểu” của cô bé Chloe này đã được bán đấu giá dưới dạng NFT với mức giá hàng chục ngàn USD.

10. Testimonials Content hoặc Customer Reviews.

Testimonials Content (những lời chứng thực từ khách hàng) hay Customer Reviews (đánh giá từ khách hàng) là những nội dung do khách hàng hay người sử dụng sản phẩm tạo ra.

Cũng có phần tương tự như UGC, các lời chứng thực và đánh giá của khách hàng thường mang khả năng thuyết phục cao hơn đối với những người xem hay người mua mới.

11. How-to Content.

How-to Content là những nội dung theo hướng “hướng dẫn từng bước” hay “cách làm” mà đối tượng mục tiêu có thể tham khảo hoặc làm theo.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm công nghệ (CRM chẳng hạn) vốn rất khó để sử dụng, các nội dung kiểu này thường được sử dụng để hướng dẫn cách khách hàng hay người dùng có thể từng bước trải nghiệm các tính năng của sản phẩm.

12. Influencer hay KOL Content.

influencer là gì
Influencer hay KOL Content.

Những nội dung (Content) có thương hiệu được tạo ra hoặc được lan truyền bởi những người có ảnh hưởng thường là một lựa chọn thông minh với các chiến dịch marketing.

Bằng cách để những người có ảnh hưởng chia sẻ các nội dung mà thương hiệu mong muốn, thương hiệu không chỉ có thể tiếp cận những tệp khách hàng tiềm năng mới mà còn giúp xây dựng mức độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu.

13. Podcast Content.

Mặc dù chỉ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, các Podcast Content hay những nội dung âm thanh (Audio) cũng dần được nhiều thương hiệu lựa chọn.

Nếu bạn đi mua sắm tại các siêu thị bán lẻ chẳng hạn, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm các bản tin dạng Podcast về khuyến mãi hay thương hiệu.

Bạn có thể xem thêm Podcast Marketing là gì để hiểu sâu hơn về các cách thức ứng dụng Podcast vào marketing.

14. Whitepapers Content.

Whitepapers Content hay nội dung sách trắng là những nội dung dài mà thương hiệu cung cấp cho các đối tượng mục tiêu có liên quan.

Trong khi cũng là các định dạng nội dung dài tương tự như eBooks, các Whitepapers Content thường chứa nhiều dữ liệu chuyên sâu và những thông tin mang tính nghiên cứu nhiều hơn.

Các Whitepapers Content cũng thường chứa nhiều biểu đồ hay đồ hoạ trực quan nhằm mục tiêu khuyến khích người đọc tiếp tục đọc các nội dung tiếp theo sau mỗi trang.

15. FAQ Content.

FAQ Content là những kiểu nội dung được thiết kế theo hình thức hỏi và đáp hay những câu hỏi thường gặp.

Sau quá trình nghiên cứu và phỏng vấn nhiều khách hàng khác nhau, khi bạn nhận ra rằng có rất nhiều khách hàng cùng hỏi những câu hỏi tương tự liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn, bạn có thể biên tập lại chúng dưới dạng FAQ Content.

Ví dụ, nếu bạn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về marketing, FAQ Content khi này có thể là:

  • Marketing là gì?
  • Content là gì?
  • Content Marketing là gì?
  • Inbound Marketing là gì?
  • KOL là gì?
  • Quy trình báo giá dịch vụ sẽ trải qua những bước nào?
  • Những vấn đề khách hàng thường gặp khi tìm kiếm các dịch vụ về Content là gì?

Bằng cách trả lời chi tiết các câu hỏi nói trên, những người dùng hay khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ của bạn sẽ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ do bạn cung cấp cũng như cách thức hợp tác với bạn.

Content và các nhà sáng tạo nội dung – Content Creator.

Facebook công bố quỹ mới dành cho các Content Creator
Content Creator là gì?

Khi nói đến thuật ngữ Content hay nội dung, Content Creator hay những nhà sáng tạo nội dung là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất.

Content Creator là khái niệm đề cập đến tất cả những người chuyên sản xuất và phân phối nội dung trên các nền tảng khác nhau như YouTube, TikTok hay Facebook.

Theo một báo cáo gần đây nhất, thị trường nền kinh tế nhà sáng tạo (Creator Economy) sẽ có giá trị khoảng 104 tỷ USD vào năm 2022 và có hơn 50 triệu người trên toàn cầu hiện đang hoạt động với tư cách là những nhà sáng tạo nội dung (Content Creator).

Cũng tương tự như khái niệm Content, Content Creator tương đối đa dạng và hoạt động trong nhiều các lĩnh vực khác nhau liên quan đến sáng tạo nội dung như: âm nhạc, thể thao, du lịch, âm thực, thời trang, hay thậm chí là marketing.

Các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube hay Instagram thường gắn liền với những nhà sáng tạo nội dung.

Các cấp độ chủ yếu liên quan đến vị trí Content trong doanh nghiệp.

Như MarketingTrips đã phân tích ở trên, trong khi tuỳ theo từng mục tiêu của từng doanh nghiệp với content là gì, họ có thể cần các vị trí với các cấp độ khác nhau. Dưới đây là một số cấp độ phổ biến thường gặp.

  • Content Executive: Các nhân viên chuyên sản xuất nội dung phục vụ cho các mục tiêu khác nhau chẳng hạn như xây dựng thương hiệu hoăc bán hàng.
  • Content Specialist: Các chuyên gia sản xuất nội dung cũng chính là những nhân viên nội dung tuy nhiên họ thường có kinh nghiệm nhiều hơn hoặc kỹ năng tốt hơn.
  • Content Leader: Các trưởng nhóm sản xuất nội dung có thể quản lý các nhân viên nội dung nói trên (mặc dù không bắt buộc),
  • Content Manager: Chính là những trưởng phòng hoặc trưởng nhóm nội dung. Mặc dù những người này cũng có thể đóng vai trò là những người sản xuất hay sáng tạo nội dung, những gì mà họ hướng tới thường là các chiến lược nội dung tổng thể.
  • Content Director: Đây chính là sếp của những vị trí nói trên. Mặc dù có tương đối ít các doanh nghiệp cần sử dụng đến cấp độ này, họ thường đóng vai trò xây dựng chiến lược nội dung tổng thể cho doanh nghiệp.

Cách viết Content.

Liên quan đến thuật ngữ Content, một trong những câu hỏi phổ biến nhất là cách viết Content như thế nào hay quy trình sản xuất và xây dựng Content thường trải qua những bước gì.

Tuỳ vào từng mục tiêu của từng doanh nghiệp hay bối cảnh kinh doanh cụ thể là gì, các bước xây dựng Content có thể khác nhau, dưới đây là một số bước phổ biến bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Nghiên cứu đối tượng mục tiêu và đối thủ.

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng content đó là nghiên cứu đối tượng mục tiêu và các đối thủ liên quan.

Trước khi bạn tiến hành xây dựng bất cứ Content nào, điều bạn cần xác định là ai là người sẽ xem hay “tiêu thụ” những Content đó.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng để thấu hiểu đối tượng mục tiêu như:

  • Sở thích của họ là gì?
  • Họ ưu tiên trải nghiệm những kiểu Content nào? Đó là video hay hình ảnh hay bất cứ định dạng Content nào khác?
  • Những nỗi đau họ thường gặp trong cuộc sống là gì và sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết những vấn đề đó như thế nào?

Ngoài ra, nếu bạn đang phải cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường, bạn cũng cần nghiên cứu và phân tích các content mà họ đang sử dụng.

Một số câu hỏi bạn có thể sử dụng trong giai đoạn này như:

  • Những Content mà đối thủ sử dụng nhiều nhất là gì?
  • Khách hàng phản ứng như thế nào với các content đó?
  • Có bất cứ sự khác biệt nào trong chiến lược content của họ hay không?

Bước 2: Xác định các kiểu Content, mục tiêu Content và nền tảng phân phối Content.

Sau khi đã thấu hiểu về khách hàng và đối thủ, bạn đã định hình được cơ bản về các công việc cần triển khai tiếp theo.

Bạn cần xác định các kiểu hay định dạng nội dung nào có khả năng mang lại hiệu suất hay kết quả cao nhất.

Vì bản chất là bạn cũng đang lên chiến lược và dự báo, bạn nên chuẩn bị các phương án thử nghiệm khác nhau để sau đó có thể xác định chính xác loại Content khách hàng cần.

Tiếp đó, căn cứ vào các mục tiêu kinh doanh và marketing, bạn cũng cần xác định các mục tiêu kèm các chỉ số (KPIs, OKRs) đánh giá cụ thể.

Ví dụ, nếu mục tiêu khi sử dụng Content của bạn là tăng mức độ tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, các chỉ số có thể là tỷ lệ tiếp cận (Reach), tỷ lệ tương tác với nội dung (Engagement) hay tỷ lệ nhấp chuột vào nội dung (CTR).

Cuối cùng, tuỳ vào nền tảng mà bạn sẽ phân phối nội dung là gì, bạn sẽ cần những kiểu nội dung khác nhau.

Bước 3: Tiến hành sản xuất Content.

Khi đã có được hầu hết các thông tin cần thiết về khách hàng, đối thủ hay mục tiêu, bạn bắt đầu quá trình sản xuất Content.

Vì quá trình sản xuất có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến và làm chậm quá trình phân phối nội dung, bạn nên xây dựng một mốc thời gian (timeline) hoàn thành rõ ràng.

Bước 4: Phân phối Content.

Tuỳ thuộc vào hành vi của khách hàng của bạn, bạn có thể chủ động chọn những thời điểm và nền tảng phân phối khác nhau.

Nếu nội dung của bạn được dùng để đăng tự nhiên trên các nền tảng mạng xã hội, vì thuật toán của một số nền tảng chủ yếu ưu tiên phân phối cho những nội dung mới và được nhiều người tương tác, việc xuất bản nội dung của bạn “đúng thời điểm” cũng là một chiến thuật thông minh.

Bước 5: Tối ưu Content.

Như đã phân tích ban đầu, vì mọi thứ cũng chỉ là dự báo cho đến khi bạn đăng tải nội dung và có được kết quả, bạn cần liên tục thử nghiệm các kiểu Content khác nhau.

Có thể với khách hàng của bạn, các kiểu Video Content thường nhận được lượt tiếp cận lớn hơn hay các nội dung Case Study có khả năng chuyển đổi cao hơn chẳng hạn.

Những câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Content.

  • Original Content là gì?

Original Content có nghĩa là nội dung gốc, những nội dung xuất hiện lần đầu trên bất cứ nền tảng hay định dạng nào.

Original Content là những nội dung cho người dùng lần đầu tạo ra và chia sẻ. Tất cả những nội dung được biên tập hay chia sẻ lại (remix) đều không được coi là nội dung gốc.

  • Content Topic là gì?

Content Topic là Chủ đề nội dung, khái niệm đề cập đến các mảng nội dung chính mà một website nào tập trung viết.

Ví dụ, với website MarketingTrips.com, một số Content Topic chính đó là Brand, Digital, Content, Marketing và một số Topic khác.

  • UGC hay User-generated Content là gì?

User-generated Content là những nội dung do người dùng tạo ra. Thay vì thương hiệu tự xây dựng và phân phối nội dung đến với khách hàng, họ để chính khách hàng tạo ra và chia sẻ những nội dung đó.

  • Content Gap (s) là gì?

Content Gaps là những khoảng trống nội dung, những thứ mà khách hàng quan tâm tuy nhiên thương hiệu lại chưa xây dựng hoặc đầu tư đúng mức vào các kiểu nội dung đó.

  • Content Mapping là gì?

Content Mapping là quá trình xây dựng nội dung hướng đến người mua ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình mua hàng của khách hàng (cũng có thể gọi là vòng đời mua sắm của khách hàng).

  • Content Pillar là gì?

Content Pillar hay Content Pillar Page có nghĩa là trang trụ cột, là nền tảng chủ đề cho một phần lớn nội dung trên website hay thương hiệu.

Content Pillar có vai trò là trung tâm chính của nội dung cho một chủ đề bao quát nào đó. Một trang trụ cột phải dựa trên một trong những chủ đề cốt lõi của website.

  • Content Storytelling là gì?

Là hình thức kể chuyện thông qua nội dung. Nội dung đó có thể là video, hình ảnh, âm thanh, bản và hơn thế nữa.

Content Storytelling thường được sử dụng trong ngành marketing và kinh doanh với mục tiêu là thuyết phục khách hàng tin hay thực hiện một hành động gì đó.

  • Content Marketer là gì?

Họ đơn giản là những người xây dựng nội dung (content) với mục tiêu là đạt được các yêu cầu đề ra của bộ phận Marketing.

  • Visual Content là gì?

Là những nội dung trực quan (Visual), tức những thứ mà con người có thể nhanh chóng bị thu hút bằng mắt thường. Visual Content có thể là video, hình ảnh, infographics hay các nội dung dễ nhìn thấy và tương tác khác.

  • Inspirational Content là gì?

Inspirational Content là những nội dung truyền cảm hứng giúp người tiêu dùng hình dung ra cách một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ nâng cao cuộc sống của họ bằng cách nhìn nhận nó qua con mắt của một người khác.

Inspirational Content có thể giúp tạo ra sự khác biệt giữa một sản phẩm thông thường và một sản phẩm “phải mua”.

  • Content Text là gì?

Là kiểu nội dung bằng Text tức là Văn bản (chữ viết). Thay vì sử dụng Video Content hay Photo Content, thương hiệu sử dụng Textual Content để truyền tải thông điệp.

  • Dịch vụ viết Content hay nghề Content là gì?

Cũng như các dịch vụ khác về quảng cáo hay marketing, dịch vụ Content cung cấp Content hay nội dung theo yêu cầu của bên mua Content.

  • Interactive Content là gì?

Interactive Content là những nội dung tương tác, là một trong những cách thức sáng tạo nội dung xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Interactive Content nắm bắt chủ đề và trải nghiệm người dùng quan tâm, từ đó khuyến khích người dùng tương tác và tạo ra các cuộc đối thoại hai chiều giữa thương hiệu và người dùng.

Nội dung có trong Interactive Content vừa mang tiếng nói thương hiệu vừa mang dấu ấn cá nhân của người dùng.

  • Collaboration Content là gì?

Là những nội dung cộng tác. Collaboration Content là hình thức nội dung khi thương hiệu bắt tay cùng các nhân vật có ảnh hưởng, từ đó ra đời những nội dung có tính mục đích.

Người có ảnh hưởng (Influencer) ở đây có thể là nghệ sĩ, người nổi tiếng hoặc chuyên gia, người nghiên cứu về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm.

  • Digital Content hay Digital Native Content là gì?

Là những nội dung tự nhiên trên các nền tảng kỹ thuật số. Khác với các banner quảng cáo hay nội dung video quảng cáo, Native Content hiển thị một cách tự nhiên đến người dùng thông qua định dạng chủ yếu là văn bản (và hình ảnh).

  • Recognizable Content là gì?

Là những nội dung có thể nhận biết và có tính liên tưởng tốt nhất. Thay vì bạn sử dụng các nội dung (thường là nội dung trực quan) khiến cho đối tượng cảm thấy mơ hồ và xa lạ, bạn sử dụng các hình ảnh dễ nhận biết để từ đó thúc đẩy khả năng tương tác cao nhất.

  • Content Branding là gì?

Là hoạt động xậy dựng và phân phối nội dung (Content) với mục tiêu là xây dựng độ nhận diện của thương hiệu (Branding). Thông qua các nội dung theo định hướng Branding, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu và ghi nhớ thương hiệu tốt hơn.

  • Content connected video advertising là gì?

Là hình thức quảng cáo video sử dụng nội dung làm phương tiện kết nối chính, thông qua các câu chuyện được kể một cách hấp dẫn bằng video, thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với khách hàng tiềm năng của mình.

  • Content Distribution là gì?

Là hoạt động phân phối Content hay Nội dung sau khi nó được sản xuất xong. Các Content Marketer có thể phân phối Content trên mạng xã hội, website của doanh nghiệp hay bất cứ nơi nào có thể.

  • Curated content là gì?

Là những nội dung được biên tập lại (hoặc chia sẻ lại) từ những cá nhân, thương hiệu hay từ các nguồn khác. Bạn sử dụng các nội dung (có sẵn) này để chia sẻ lên các nền tảng cùa thương hiệu của bạn (có thể sửa hoặc lòng ghép các nội dung mới vào).

  • Key Content là gì?

Là những đoạn nội dung quan trọng và chính yếu nhất. Key Content có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng và độ ngắn dài khác nhau tuy nhiên nó thường là một đoạn ngắn nêu bật ý nghĩa (khái quát) của một thứ gì đó.

  • Keyword driven Content Marketing là gì?

Là chiến lược Content Marketing được định hướng bởi từ khoá, sự khác biệt cơ bản khi xây dựng một chiến lược Content Marketing theo từ khoá và các chiến lược nội dung khác là nơi bạn bắt đầu và tập trung vào.

Thay vì bạn tập trung vào các dữ liệu thu thập được từ các hoạt động nghiên cứu thị trường hay từ mạng xã hội, bạn cần tập trung vào những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm.

  • Content Structure là gì?

Content Structure là khái niệm đề cập đến cách thức tổ chức, xây dựng và xuất bản Content từ giai đoạn xây dựng bố cục, viết và hoàn thành Content trước khi xuất bản.

  • Shoppable Content là gì?

Shoppable Content (nội dung có thể mua sắm) là một hình thức Content hay chính xác là Digital Content (nội dung kỹ thuật số), trong đó người xem Content có thể nhấp vào (clickable) để khám phá và tiến hành mua sắm (Shopping).

  • AI-generated Content là gì?

Là những nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra (thay vì là do con người). Bằng cách nhập yêu cầu (đầu vào) vào các công cụ này, những người xây dựng nội dung có thể nhận được những đoạn nội dung khác (đầu ra) do công cụ xử lý và tổng hợp dựa trên thuật toán.

Kết luận.

Trong khi vẫn có không ít các quan điểm sai lầm về thuật ngữ hay khái niệm về Content (Nội dung), hy vọng với những nội dung vừa được MarketingTrips chia sẻ ở trên, bạn đã có được những góc nhìn rộng hơn về Content, từ việc hiểu bản chất của content là gì, các định dạng Content, cấu trúc viết Content sao cho hiệu quả cũng như cách thức áp dụng nó vào công việc thực tế.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Nguồn: MarketingTrips.com

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Funding Societies của Singapore vừa huy động được 25 triệu USD

22 Tháng Mười Hai, 2024
Funding Societies, công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính (fintech) ở Singapore, vừa huy động…

Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …