Skip to main content

Content Audit là gì? Các bước thực thi Content Audit

17 Tháng Mười, 2022

Cùng tìm hiểu về các nội dung xoay quanh chủ đề tối ưu nội dung (Content) như: Content Audit là gì, lợi ích của Content Audit (Đánh giá nội dung) là gì, các bước thực thi Content Audit và hơn thế nữa.

Content Audit là gì
Content Audit là gì? Các bước thực thi Content Audit

Nằm trong bức tranh lớn hơn là Content Marketing và Marketing, khái niệm Content Audit đề cập đến các cách thức mà người làm marketing thực hiện với mục tiêu chính là cải hiện chất lượng và hiệu suất của Content, tức nội dung trên các nền tảng của thương hiệu. Mặc dù là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, bản chất thật sự của Content Audit là gì vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. Bài viết dưới đây từ MarketingTrips sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc xoay quanh chủ đề này.

Content Audit là gì?

Content Audit trong tiếng Việt có thể hiểu là Đánh giá Nội dung (Rà soát hay kiểm tra lại chất lượng của Nội dung).

Content Audit là khái niệm mô tả một quy trình được thực hiện với mục tiêu là đánh giá một cách có hệ thống và chiến lược trên toàn bộ nội dung trên các nền tảng của thương hiệu (website, ứng dụng).

Cũng tương tự như khái niệm Brand Audit, Content Audit bao gồm một loạt các hoạt động như nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tối ưu chất lượng của nội dung với mục tiêu cuối cùng là đạt được các yêu cầu được đặt ra.

Content Audit cho phép các thương hiệu hay Content Marketer có được những cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thực trạng của nội dung (Content) của thương hiệu trên website, ứng dụng (App), trên mạng xã hội và hơn thế nữa.

Content Audit được ghép từ cụm từ “content” và “audit” do đó để có thể hiểu rõ bản chất của Content Audit bạn cũng cần biết về 2 thuật ngữ này.

Content là gì?

Content về cơ bản trong tiếng Việt có nghĩa là Nội dung, khái niệm đề cập đến tất cả những thứ có thể nghe và thấy được bằng các giác quan thông thường của con người.

Nội dung hay Content ở đây là khái niệm đề cập đến tất cả những gì có thể được nhìn thấy hay nghe bằng các giác quan thông thường của con người.

Audit là gì?

Theo từ điển Cambridge, thuật ngữ Audit có một số nghĩa khác nhau như kiểm tra, đánh giá, kiểm toán hay kiểm soát, tuy nhiên trong phạm vi ngành marketing và kinh doanh, Audit nên được sử dụng với ý nghĩa là Kiểm tra và Đánh giá một hoạt động nào đó. Một số đơn vị dịch Audit sang tiếng Việt với nghĩa là Kiểm toán thì chưa chính xác và khá tối nghĩa trong bối cảnh marketing.

Vai trò hay lợi ích của Content Audit đối với thương hiệu là gì?

Vai trò hay lợi ích của Content Audit đối với thương hiệu là gì?
Vai trò hay lợi ích của Content Audit đối với thương hiệu là gì?

Tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể, những gì mà Content Audit có thể mang lại là khác nhau quy nhiên dưới đây là một số lợi ích chính mà hoạt động này có thể mang lại.

Content Audit giúp thương hiệu nhận diện thực trạng hiện tại của nội dung và từ đó có các giải pháp tối ưu phù hợp.

Dựa vào các dữ liệu có được, bạn không chỉ có thể nhận diện ra được nội dung nào đang tỏ ra hiệu quả và nội dung nào thì không, mà còn có thể đưa ra các định hướng cụ thể về các giải pháp bạn cần làm để cải thiện chất lượng và tối ưu nó.

Ví dụ, sau khi kiểm tra nội dung, bạn thấy rằng website của bạn đang có nhiều liên kết bị hỏng (broken links), nhiều từ khoá còn trống, hay thiếu thẻ metadata.

Content Audit giúp thương hiệu rà soát lại toàn bộ nội dung và cách các nội dung đó ảnh hưởng đến (tình hình kinh doanh) của doanh nghiệp.

Trong hầu hết các doanh nghiệp, content hay content marketing thường đóng một vai trò nào đó trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ, từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến việc xây dựng thương hiệu.

Thông qua quá trình Content Audit, bạn có thể nhận rõ ra rằng, các nội dung trên các nền tảng như website đang đóng vai trò chính là gì, đâu là những gì mà chúng có thể mang lại, hay là hiện doanh nghiệp đang lãng phí chúng.

Content Audit giúp tối ưu hiệu suất của nội dung.

Nếu bạn từng tìm hiểu hay xem qua các nghiên cứu về vai trò của nội dung đối với doanh nghiệp hay cụ thể là cách nội dung tác động đến người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng dù ít hay nhiều thì nó vẫn đóng một vai trò rất quan trọng.

Hơn 131% người tiêu dùng cho rằng họ có xu hướng mua hàng cao hơn với các thương hiệu có nội dung tốt hơn (phù hợp với nhu cầu của họ), hay 64% người tiêu dùng cũng cho rằng, chất lượng của nội dung chính là chất lượng của thương hiệu.

Bằng cách tối ưu lại các nội dung kém hiệu quả, những gì mà thương hiệu có thể nhận được là không hề nhỏ.

Content Audit giúp thương hiệu định hướng lại nội dung.

Cuối cùng, sau khi bạn đã có thể có được các số liệu về trực trạng của nội dung, biết được nội dung nào đang hiệu quả và nội dung nào thì không, bạn hiển nhiên sẽ đưa ra được các định hướng (Content Direction) mới hiệu quả hơn trong tương lai.

Các bước thực thi Content Audit.

Nếu bạn đã thực sự hiểu Content Audit là gì cũng như vai trò của nó với thương hiệu, dưới đây là các bước căn bản để bạn có thể bắt đầu hoạt động đánh giá nội dung.

Bước 1: Đặt mục tiêu.

Cũng tương tự như bất kỳ hoạt động nào khác, bạn cần bắt đầu quá trình Content Audit bằng các mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu của bạn khi đánh giá nội dung là gì, là để có được các chiến lược nội dung mới, là để tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi bán hàng hay hay muốn có thứ hạng SEO tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Bước 2: Thu thập, phân loại và sắp xếp nội dung.

Để có thể đánh giá hay Audit được nội dung, bạn cần một điểm benchmark tiêu chuẩn nào đó để so sánh và đối chiếu các phần nội dung của mình, bạn cũng cần nhìn tổng quan về dữ liệu và phân loại từng phần dựa trên từng hành động mà bạn sẽ thực hiện.

Bước 3: Phân tích và đánh giá nội dung.

Là quá trình bạn xem xét lại các dữ liệu, xác định phần nội dung nào bạn sẽ cập nhật mới, viết lại, giữ lại hoặc xóa bỏ.

Bước 4: Lập kế hoạch hành động dựa trên những gì có được.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước nói trên, bạn cần lập một danh sách bao gồm tất cả các hoạt động mà bạn sẽ làm gắn liền với từng mốc thời gian cụ thể.

Bước 5: Điều chỉnh chiến lược nội dung tổng thể.

Tất cả những gì bạn nhìn nhận và thu thập được từ Content Audit sẽ là cơ sở để cập nhật mới chiến lược nội dung về mặt tổng thể trong tương lai.

Những kiểu hay hình thức Content Audit phổ biến thường thấy là gì?

Những kiểu hay hình thức Content Audit phổ biến thường thấy là gì?
Những kiểu hay hình thức Content Audit phổ biến thường thấy là gì?

Trong khi bạn có thể kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ website, bạn nên tập trung vào từng kiểu Content Audit trong từng giai đoạn khác nhau để có được kết quả cao nhất.

Dưới đây là một số kiểu Content Audit mà bạn có thể tham khảo.

1. Content Audit dựa trên mục tiêu chính là SEO.

Khi bạn tiếp cận hoạt động kiểm tra nội dung với mục tiêu là cải thiện SEO hay thứ hạng của các từ khoá trên trang tìm kiếm, bạn sẽ cần quan tâm đến cách các phần nội dung hay bài viết thể hiện trên Google.

Bạn sẽ cần kiểm tra một số chỉ số như:

  • Chất lượng nội dung.
  • Số từ.
  • Độ khó của từ khóa và lưu lượng tìm kiếm (traffic, search volume).
  • Vị trí trung bình của các từ khoá cụ thể trên Google.
  • Số lượt xem trang tự nhiên (organic pageviews).
  • Cấu trúc nội dung và tối ưu hóa từ khóa.

2. Content Audit với mục tiêu là tăng mức độ tương tác của người dùng với nội dung.

Với mục tiêu này, bạn nên tập trung vào cách người dùng tương tác với nội dung của thương hiệu trên các nền tảng.

Một số chỉ số bạn cần quan tâm như:

  • Tỷ lệ chia sẻ nội dung lên các nền tảng mạng xã hội.
  • Thời gian trên trang (time on site).
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate).
  • Chuyển đổi (Conversion).
  • Backlink và các liên kết nội bộ.

Mục tiêu của bạn đơn giản là kiểm tra xem, giá trị mang của từng phần nội dung là gì, phần nào hiệu quả và phần nào thì không.

3. Content Audit với mục tiêu là tối ưu hóa chuyển đổi.

Một mục tiêu khác mà bạn có thể tối ưu được khi Content Audit hay Đánh giá nội dung đó là xem xét cách nội dung đang tạo ra chuyển đổi.

  • Xét tổng thể về mặt hành trình của khách hàng (Customer Journey), nội dung của bạn đang giải quyết từng giai đoạn có trong hành trình của người mua như thế nào và liệu hiện có tồn tại bất kỳ khoảng trống nội dung nào hay không.
  • Trang nào đang có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn so với trang khác, và hơn thế nữa.

Phân biệt khái niệm Content Audit và Content Strategy.

Như bạn có thể thấy qua các phần nội dung ở trên, quá trình Content Audit về cơ bản là không quá phức tạp.

Cho dù nội dung đang ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào thì việc kiểm tra nội dung cũng có thể giúp bạn hiểu những gì bạn đang có, những gì bạn cần làm thêm, những gì bạn không cần (lãng phí) và những hành động bạn có thể làm để thúc đẩy doanh nghiệp trong tương lai.

Cũng tương tự các khái niệm khác trong ngành marketing, bạn cũng đừng mong đợi một bản kế hoạch Content Audit hoàn hảo hay đúng hoàn toàn, thay vào đó bạn nên bắt tay vào làm từng phần một, cải thiện dần các chỉ số và liên tục lặp lại quá trình này.

Kiểm tra nội dung hay Content Audit là một phần không thể thiếu đối với bất cứ một chiến lược nội dung tốt nào (Content Strategy).

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thuật ngữ Content Audit.

  • Content Audit template là gì?

Là các mẫu (framework) xây dựng và tiến hành Content Audit, nó chính là các bước triển khai Content Audit đã được đề cập trong các phần nội dung ở trên.

  • Content Audit proposal là gì?

Là một bản đề xuất bao gồm những thứ mà bạn có thể làm với Content Audit. Đó là những dự định, định hướng hay mục tiêu bạn cần đạt được sau khi Content Audit.

Kết luận.

Trên đây là toàn bộ các nội dung mà MarketingTrips đã chia sẻ đến bạn về chủ đề Content Audit hay còn được gọi là Kiểm tra và đánh giá Nội dung. Cho dù bạn là một Content Marketer, Marketer hay đơn thuần là người làm kinh doanh, việc đánh giá và tối ưu nội dung tức Content Audit đều rất cần thiết, nếu bạn có thể hiểu được điều này, hiểu Content Audit là gì và bạn nên tiếp cận nó như thế nào, nội dung của thương hiệu sớm muộn cũng sẽ mang về nhiều giá trị đóng góp hơn cho doanh nghiệp.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

NguồnMarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ứng dụng video Bigo Live bị xoá khỏi App Store

10 Tháng Tư, 2023
Bigo Live, ứng dụng chuyên về livestream phổ biến tại Việt Nam, không còn xuất hiện trên kho ứng …