Skip to main content

Tác giả: testmtrips

Misa có tổng giám đốc mới

Phó tổng giám đốc thường trực Lê Hồng Quang được HĐQT Công ty cổ phần Misa bổ nhiệm làm tổng giám đốc.

Ông Quang tốt nghiệp Học viện Tài chính, có 20 năm làm việc tại Misa.
Tân tổng giám đốc của Misa sẽ giữ vị trí này trong 4 năm tới.

Ông Lê Hồng Quang gia nhập MISA vào tháng 4/2004 với vai trò nhân viên tư vấn hỗ trợ khách hàng và tư vấn nghiệp vụ sản phẩm. Ông giữ vai trò Giám đốc Văn phòng Hà Nội từ 2014 đến 2017. Sau đó, ông kinh qua các vị trí như Phó tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thường trực trước khi được bổ nhiệm là tổng giám đốc.

Trước đó, vị trí Tổng giám đốc Misa do bà Đinh Thị Thúy đảm nhiệm trong hai nhiệm kỳ (2016-2024). Bà sẽ tiếp tục đồng hành với công ty này trên cương vị Phó chủ tịch Hội đồng quản trị phụ trách đối ngoại.

Misa là doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp chuyển đổi số về tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp này hiện có hơn 350.000 khách hàng tổ chức và 3,5 triệu khách hàng cá nhân.

Đồng sáng lập FPT: Người khởi nghiệp đang bị loạn phương hướng

Theo ông Đỗ Cao Bảo (co-founder tập đoàn FPT), người khởi nghiệp tại Việt Nam cần phải tự tìm công thức thành công cho riêng mình thay vì tin vào một công thức chung.

Trong bối cảnh phong trào khởi nghiệp đang lan tỏa mạnh mẽ tại Việt Nam, doanh nhân trẻ phải đối mặt với một thách thức rằng thông tin có nhiều sự nhiễu loạn.

Có người khuyên: “Khởi nghiệp phải có vốn mới nên bắt đầu”, trong khi người khác cho rằng “Tiền không phải là yếu tố quan trọng nhất”. Một số người cảnh báo không nên quá lo sợ thất bại, nhưng lại có người khẳng định tư duy về thất bại là yếu tố cần thiết để thành công. Thực tế này khiến nhiều người trẻ cảm thấy bối rối, không biết nên học hỏi từ ai hay áp dụng công thức nào.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên đồng sáng lập tập đoàn FPT, bên cạnh học từ những chuyên gia, doanh nhân nước ngoài, người trẻ Việt cũng cần đón nhận các bài học từ doanh nghiệp trong nước.

Hơn hết, khi bước vào hành trình khởi nghiệp, người doanh nhân có thể bị mất phương hướng giữa sự lãng mạn và tính thực tế. Sự lãng mạn được ở đây là những giấc mơ to lớn, đôi khi viển vông. Những khát vọng đó có thể trở thành động lực giúp con người dám nghĩ dám làm.

“Lãng mạn không chỉ ngồi một chỗ mơ mộng. Người khởi nghiệp phải đặt mục tiêu lớn, hành động quyết liệt mới có kết quả. Ngược lại, nếu không làm gì, giấc mơ lãng mạn sẽ trở thành lời nói phét ”, ông Đỗ Cao Bảo cho biết.

Một doanh nghiệp bền vững cần những người lãnh đạo biết cân bằng hai yếu tố trên. Đặc biệt, họ phải hiểu rằng lãnh đạo chính là người truyền cảm hứng cho tập thể.

Trên thực tế, người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng vượt qua ranh giới của một tổ chức hay thời gian họ tại vị. Họ xây dựng uy tín thông qua thành công bền vững và những giá trị cốt lõi. Nhờ vậy, họ không chỉ ảnh hưởng trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể để lại dấu ấn về sau.

Một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng thực sự còn truyền động lực, giúp nhân viên vượt qua những thách thức. Tầm nhìn sâu rộng và giá trị tốt đẹp của người lãnh đạo không chỉ thu hút người khác làm theo mà còn là nguồn động lực lâu dài. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và các thành viên trong đội ngũ không ngừng tiến bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Tăng trưởng việc làm tại Mỹ thấp nhất 4 năm

Tăng trưởng việc làm tại Mỹ trong tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020, trong bối cảnh quốc gia này hứng chịu các cơn bão lớn, cũng như cuộc đình công ở Boeing.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 10 chỉ tăng 12.000 việc làm, giảm mạnh so với mức tăng 223.000 việc làm vào tháng 9 và thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 100.000 của Dow Jones. Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2020, theo CNBC.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức 4,1%, đúng như kỳ vọng. Một thước đo thất nghiệp rộng hơn, bao gồm cả những người lao động thoái chí (discouraged worker – những người có thể làm việc nhưng đang thất nghiệp và không cố tìm việc trong vòng 4 tuần) và người làm việc bán thời gian với lý do kinh tế, vẫn duy trì ở mức tỷ lệ 7,7%.

Trong báo cáo, Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng lưu ý rằng cuộc đình công ở Boeing có thể đã khiến ngành sản xuất mất 44.000 việc làm, góp phần vào tổng số 46.000 vị trí bị cắt giảm trong lĩnh vực này.

Cùng với đó, báo cáo cũng ghi nhận ảnh hưởng của các cơn bão Helene và Milton, nhưng cho biết không thể định lượng chính xác tác động của các cơn bão này lên tổng số việc làm.

Các phản hồi từ khảo sát doanh nghiệp cho thấy tăng trưởng bảng lương phi nông nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình và là mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra ở cả những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão cũng như các khu vực khác.

Dù vậy, tâm lý nhà đầu tư gần như không bị ảnh hưởng, thị trường chứng khoán báo hiệu có sự khởi sắc. Số liệu việc làm khiêm tốn cùng mức lương gần sát kỳ vọng đã củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tuần tới.

“Thoạt nhìn, báo cáo việc làm tháng 10 vẽ nên bức tranh về sự mong manh ngày càng gia tăng trên thị trường lao động Mỹ, nhưng thực tế báo cáo đã bị xáo trộn bởi biến đổi khí hậu và gián đoạn lao động. Mặc dù tác động của những sự kiện này là có thật và không nên bỏ qua, chúng có thể chỉ là tạm thời và không phải là tín hiệu của một thị trường việc làm đang sụp đổ”, Cory Stahle, nhà kinh tế tại Indeed Hiring Lab nhận định.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, thu nhập bình quân theo giờ trong tháng 10 đã tăng 0,4%, nhỉnh hơn một chút so với dự báo, trong khi mức tăng 4% trong 12 tháng qua là phù hợp với kỳ vọng. Số giờ làm việc trung bình hàng tuần vẫn ổn định ở mức 34,3 giờ.

Báo cáo này được công bố chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nơi ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang ở thế cân bằng theo phần lớn các cuộc thăm dò.

Với kinh tế là trọng tâm của cuộc tranh cử, con số việc làm thấp này “tạo nên một bức tranh ảm đạm cho tuần tới”, theo lời bà Lisa Sturtevant, chuyên gia kinh tế trưởng tại Bright MLS.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znerws

Cotti Coffee vừa khai trương cửa hàng thứ 10.000 trên toàn cầu

Vào tuần trước, Cotti Coffee, chuỗi cà phê lớn thứ 2 tại Trung Quốc, đã kỷ niệm 2 năm thành lập bằng việc công bố khai trương cửa hàng thứ 10.000 tại Doha (Qatar).

Theo TLD, hiện tại, Cotti Coffee, chuỗi cà phê lớn thứ 2 tại Trung Quốc, đã có mặt tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. Thương hiệu (Brand) này tự nhận là chuỗi cà phê lớn thứ 4 thế giới sau Starbucks, Luckin Coffee và Dunkin.

Cotti Coffee đã khởi động một kế hoạch ​​mới đầy tham vọng bằng việc nâng tổng số lượng cửa hàng từ 10.000 lên 50.000 vào cuối năm 2025. Nếu thực hiện được kế hoạch này, Cotti Coffee có thể trở thành chuỗi cà phê có số lượng điểm bán lớn nhất thế giới.

Cạnh tranh khốc liệt giữa Cotti và Luckin

Theo Cotti, mục tiêu này sẽ thành công thông qua mô hình quầy cà phê trong các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng F&B cũng như các không gian bán lẻ lớn có lượng khách đông đúc.

Thương hiệu cũng cho biết đã ký hợp đồng với hơn 50 thương hiệu bán lẻ, F&B và cửa hàng tiện lợi nhằm phục vụ cho chiến lược ​​này.

Trong vòng 2 năm qua, Luckin Coffee, chuỗi cà phê hàng đầu Trung Quốc với hơn 20.000 cửa hàng, đã cạnh tranh gay gắt với Cotti Coffee và thu hút nhiều sự chú ý. Việc cả hai chuỗi cà phê hàng đầu Trung Quốc liên tục cạnh tranh khốc liệt trên thị trường liên quan đến bối cảnh thành lập của cả hai.

Vào tháng 10/2022, Cotti Coffee được thành lập bởi Charles Zhengyao Lu và Jenny Zhiya Qian. Trong đó, bà Jenny Zhiya Qian từng là người sáng lập kiêm CEO và ông Charles Zhengyao Lu từng giữ chức Chủ tịch Luckin Coffee.

Tuy nhiên, cả hai đã bị sa thải khỏi ban điều hành Luckin Coffee sau bê bối làm giả số liệu kinh doanh của công ty. Vì những lý do trên, ngay từ khi được ra mắt, Cotti Coffee đã trở thành đối thủ “đáng gờm” của chuỗi Luckin Coffee.

Trong khi cổ phiếu của Luckin đã được niêm yết thì Cotti gặp nhiều trở ngại trong việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Điều này liên quan đến bê bối ngụy tạo số liệu của hai nhà đồng sáng lập thương hiệu Cotti Coffee trước đó.

Do đó, Cotti phải liên tục tạo dựng lòng tin đối với các đối tác nhượng quyền cũng như những nhà đầu tư cho việc mở rộng của chuỗi. Chuỗi cà phê lớn thứ 2 tại Trung Quốc cũng làm điều tương tự với các nhà cung cấp nhằm thuyết phục họ kéo dài hạn thanh toán.

Luckin đã cố gắng phá vỡ lòng tin đó. Theo đó, nếu chi nhánh của Cotti Coffee nằm gần cửa hàng của Luckin thì khách hàng Luckin sẽ thường xuyên nhận được phiếu giảm giá 1,3 USD, trong khi các chi nhánh khác không có chương trình này.

Chiến lược này là một nỗ lực nhằm “bóp nghẹt” các bên nhượng quyền của Cotti. Tuy nhiên, cho đến nay, Cotti vẫn có thể xoay xở để chịu được áp lực cạnh tranh từ Luckin và thị trường.

97% chi nhánh liên tục ghi nhận tăng trưởng dương

Trong một bức thư đánh dấu kỷ niệm 2 năm thành lập, CEO Cotti Coffee Jenny Zhiya Qian đã đưa ra những thành tựu chính của chuỗi.

Thương hiệu đã khai trương 10.000 cửa hàng và xếp ở vị trí thứ 4 toàn cầu, với hoạt động trải dài trên 28 quốc gia và khu vực.

Bên cạnh đó, lợi nhuận của công ty đã được cải thiện, với 97% chi nhánh liên tục ghi nhận mức tăng trưởng dương trong 5 tháng qua và tỷ lệ đóng cửa chỉ ở mức 3,6% trong 2 năm qua.

Ngoài ra, cơ sở chuỗi cung ứng toàn cầu tại tỉnh An Huy (Trung Quốc) đã đi vào hoạt động, giúp thương hiệu giảm một số chi phí, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn cung ổn định.

Đối với thương hiệu, trọng tâm chính cần phải theo đuổi là nhu cầu cốt lõi của khách hàng. Theo đó, Cotti Coffee đem đến khẩu hiệu “Cà phê ngon đến từ nguyên liệu chất lượng” cũng như thay đổi logo thương hiệu trẻ trung và phong cách hơn.

Với sự tập trung hoàn toàn vào sản phẩm, các chiến dịch như Mùa cà phê trái cây hay Hàng triệu bậc thầy cà phê đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của khách hàng. Kế hoạch này đánh dấu sự thành công trong việc cải thiện về danh tiếng thương hiệu.

Điều mà nhiều người quan tâm nhất hiện nay chính là cuộc chiến giữa những chuỗi cà phê bao giờ sẽ dừng lại.

Peet’s Coffee, chỉ mới vào Trung Quốc năm 2017 và hiện có hơn 150 cửa hàng. Tương tự, các thương hiệu cà phê được đầu tư mạo hiểm như Manner và M Stand đều bắt đầu ghi nhận thành công về lượng đơn bán lẻ ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Trong khi đó, Luckin và KCoffee của KFC vẫn là những người tham gia chính vào cuộc chiến về giá cả.

Thị trường cà phê tại Trung Quốc còn rất sôi nổi. Tuy nhiên, nó vẫn cần nhiều yếu tố để xoa dịu tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện tại.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu từ quảng cáo của Google vẫn tăng trưởng bất chấp sự cạnh tranh

Doanh thu quý III/2024 của Alphabet – công ty mẹ của Google – đã tăng trưởng mạnh mẽ khi hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc, bất chấp các quy định nghiêm ngặt và cạnh tranh ngày càng tăng, theo The New York Times.

Google vẫn duy trì mức doanh thu và lợi nhuận “khổng lồ”

Theo đó, Alphabet đã báo cáo doanh thu quý III đạt 88,3 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cũng cao hơn ước tính khi trước đó, các chuyên gia cho rằng doanh thu của công ty công nghệ này chỉ chạm mốc 86,4 tỷ USD.

Lợi nhuận của Alphabet theo đó cũng đã tăng 34%, đạt 26,3 tỷ USD. Kết quả này đến trong bối cảnh các quảng cáo có xu hướng xuất hiện nhiều hơn trên các dịch vụ trực tuyến phổ biến của Alphabet như Google và YouTube.

Công ty đã duy trì lợi nhuận “khổng lồ” mặc cho những lời kêu gọi của chính phủ về việc tách biệt các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ TikTok, Amazon và các công ty khác cũng không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Alphabet.

Trong quý vừa qua, công ty mẹ của Google đã chuyển hướng sang chiến lược phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với Microsoft và OpenAI, nhằm thu hút lượng lớn người dùng chatbot.

Alphabet cho biết vẫn tiếp tục đầu tư lớn vào các trung tâm dữ liệu, chip và phần cứng trong quý III. Công ty đã bỏ ra khoảng 13 tỷ USD cho hoạt động này, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước.

Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google, cho biết khoản đầu tư vào AI đang đem lại lợi nhuận và thúc đẩy sự thành công cho công ty.

Giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng hơn 5% trong phiên giao dịch ngày 29/10. Công ty thông báo sẽ tiếp tục trả cổ tức 20 cent/cổ phiếu cho các nhà đầu tư vào ngày 16/12 sắp tới.

Công cụ tìm kiếm và quảng cáo tiếp tục tăng trưởng mạnh

Alphabet đã phải đối mặt với hai vụ kiện nhắm vào các hoạt động quảng cáo trực tuyến do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra. Vào tháng 8, một thẩm phán liên bang đã đưa ra phán quyết mang tính bước ngoặt.

Vị này cho rằng Alphabet đã hoạt động như một công ty độc quyền để duy trì lợi thế trong lĩnh vực phát triển “công cụ tìm kiếm”.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đang xem xét các biện pháp khắc phục, bao gồm buộc Google phải tách khỏi trình duyệt web Chrome và hệ điều hành di động Android.

Dự kiến, một phán quyết khác trong vụ kiện về công nghệ của Google liên quan đến các bên quảng cáo và nhà xuất bản sẽ được đưa ra trong các tháng tới.

Các luật sư của chính phủ cũng đã yêu cầu tách một phần hoạt động quảng cáo của Google như một cách khắc phục mang tính khả thi. Google đã phủ nhận mọi cáo buộc trong cả hai vụ kiện trên.

Ông Pichai cho biết công ty sẽ tiếp tục đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi trong các vụ kiện.

“Một số đề xuất ban đầu từ Bộ Tư pháp đã có tác động lớn. Chúng có thể đem đến những hậu quả không mong muốn, đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ tiềm năng và giới lãnh đạo của Mỹ”, ông nói thêm.

Theo eMarketer, một nhóm nghiên cứu các thị trường trực tuyến, dự báo vào năm 2025, thị phần tìm kiếm quảng cáo của Google ​​sẽ giảm xuống dưới 50%, khi Amazon và TikTok tăng doanh số ở lĩnh vực này.

Dự báo này đánh dấu lần đầu tiên thị phần của Google giảm xuống dưới ngưỡng 50% kể từ khi eMarketer bắt đầu theo dõi chỉ số này vào năm 2008.

Tuy nhiên, công cụ tìm kiếm của Google, cũng là mảng kinh doanh lớn nhất của Alphabet vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ.

Doanh thu từ công cụ tìm kiếm này đã tăng 12% lên 49,4 tỷ USD trong quý III, cao hơn so với ước tính là 49 tỷ USD.

“Đà tăng trưởng được thúc đẩy bởi các quảng cáo bảo hiểm và bán lẻ”, Philipp Schindler, Giám đốc kinh doanh của Google cho biết.

Doanh thu quảng cáo trên nền tảng YouTube của Alphabet cũng đã tăng 12% lên 8,9 tỷ USD. Mức doanh thu này đã được thúc đẩy bởi các quảng cáo liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Doanh thu của Google Cloud, bộ phận cung cấp phần mềm và dịch vụ công nghệ cho các doanh nghiệp khác, tăng 35%, chạm mức 11,4 tỷ USD. Đơn vị này cũng ghi nhận lợi nhuận hoạt động cao kỷ lục 1,95 tỷ USD trong quý III.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Bộ Công Thương: Sẽ chặn Temu, Shein nếu chậm đăng ký tại Việt Nam

Cơ quan quản lý nhận định việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng, có đánh giá về tác động đến thị trường Việt Nam.

Ngày 31/10, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết theo chỉ đạo của Bộ trưởng Công Thương, các đơn vị thuộc Cục đang khẩn trương rà soát tổng thể về tác động cũng như các giải pháp đối với các sàn thương mại điện tử (e commerce) xuyên biên giới như Temu, 1688 và Shein để đảm bảo các nền tảng này cần tuân thủ các quy định pháp luật khi hoạt động tại Việt Nam.

Hiện Bộ Công Thương đã liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng xuyên biên giới thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam để yêu cầu các nền tảng này thực hiện các bước đăng ký chính thức và tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, minh bạch thông tin và an toàn dữ liệu.

Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.

Theo đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ TMĐT tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.

“Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt bằng cách phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét. Đồng thời chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia”, đại diện Cục nhấn mạnh.

Cơ quan quản lý nhận định việc cấm các sàn TMĐT xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.

Trước mắt, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật TMĐT, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Do đó, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.

Chiến lược giành thị phần mới của Starbucks tại Mỹ và Trung Quốc

Starbucks đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận quý thấp hơn dự báo của các nhà phân tích. Nguyên nhân đến từ doanh số đáng thất vọng tại 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc. Thương hiệu này theo đó đã công bố chiến lược giành thị phần (market share) mới tại các thị trường trọng điểm này.

Starbucks đã công bố báo cáo sơ bộ về kết quả kinh doanh quý III từ ngày 22/10. Đồng thời, thương hiệu đồ uống nổi tiếng thế giới cũng đưa ra thông báo về việc tạm ngưng các triển vọng tài chính năm 2025, theo CNBC.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi CEO Brian Niccol nhậm chức, chuỗi cà phê lớn nhất thế giới phải đưa ra chiến lược mới nhằm vực dậy hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn.

“Rõ ràng chúng tôi cần thay đổi chiến lược cơ bản của mình để giành lại thị phần khách hàng”, CEO Brian Niccol cho biết. Ông cũng nhắc đến một kế hoạch rõ ràng và đang nhanh chóng thực hiện để đưa Starbucks trở lại đà tăng trưởng.

Niccol đã đưa ra một kế hoạch bao gồm nhiều giai đoạn để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty tại Mỹ.

Một trong những chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu mới của Starbucks chính là giao đồ uống cho khách hàng trong vòng chưa đầy 4 phút.

Các quán cà phê sẽ phục vụ lại quầy gia vị đã từng “vắng bóng” trong đại dịch, loại bỏ phí phụ thu cho các loại sữa thay thế và cắt giảm thực đơn.

Niccol cũng trao đổi với các nhà đầu tư về việc triển khai việc đặt hàng và thanh toán trên thiết bị di động. Bên cạnh đó, ông mong muốn cải thiện cách thức phục vụ của nhân viên cửa hàng.

“Tôi vẫn lạc quan mặc cho những thách thức ngắn hạn đang diễn ra. Starbucks có một kế hoạch rõ ràng và chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng”, ông nói thêm.

Hiện tại, chiến lược của công ty tập trung vào thị trường Bắc Mỹ. Công ty hiện dành nhiều thời gian để tìm hiểu sâu hơn về thị trường tỷ dân Trung Quốc, trước khi đưa ra chiến lược nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng tại đây.

Trong năm 2025, Starbucks cũng có kế hoạch cắt giảm việc mở thêm các quán cà phê mới và cải tạo những chi nhánh đang hoạt động.

CFO Rachel Ruggeri cho biết sự thay đổi này là để thích ứng với việc tái cấu trúc các chi nhánh và giải phóng nguồn vốn cho chiến lược kinh doanh mới.

Trước đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý IV (theo niên độ tài chính kết thúc ngày 30/9) của Starbucks đã ghi nhận mức lợi nhuận ròng giảm từ 1,22 tỷ USD xuống 909,3 triệu USD, tương đương 80 cent/cổ phiếu. Mặt khác, doanh số của công ty cũng giảm 3% xuống còn 9,07 tỷ USD.

Doanh số bán hàng tại các cửa hàng trên toàn cầu đã giảm 7% do nhu cầu yếu ở thị trường Mỹ và Trung Quốc. Lượng khách tìm đến các cửa hàng Starbucks đã hạ xuống 8% trong quý này. Bên cạnh đó, các chi nhánh tại Mỹ cũng đưa ra báo cáo doanh số bán hàng sụt giảm 6%.

Đáng chú ý, tại thị trường Trung Quốc, doanh số của chuỗi cà phê này đã giảm mạnh đến 14% do cả lượng khách và giá bán trung bình đều hạ. Hiện tại, Starbucks đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn từ các đối thủ địa phương như cửa hàng Luckin Coffee.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Uniqilo và H&M cho biết không cảm thấy bị áp lực từ Shein hay Temu

Thị trường thời trang nhanh đang thay đổi chóng mặt trước sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử giá siêu rẻ đến từ Trung Quốc.

“Đây là một giai đoạn rất kỳ lạ và gần như chưa từng có đối với ngành bán lẻ”, Jack Stratten – Trưởng bộ phận xu hướng tại công ty tư vấn Insider Trends, chia sẻ tại sự kiện Source Fashion ở London mới đây.

Trong vài năm qua, đại dịch, lạm phát cao kỷ lục và sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến đã khiến những điều bất thường trở thành điều bình thường mới trong ngành thời trang.

Các xu hướng chính mới liên tục xuất hiện, cho thấy ngành này vẫn đang phát triển nhanh chóng. Phần lớn sự thay đổi này được cho là do tác động từ hai nền tảng thương mại điện tử đang gây xáo trộn thị trường – Shein và Temu.

Đầu năm nay, nền tảng tiếp thị Omnisend đã khảo sát 1.000 người tiêu dùng Mỹ về thói quen mua sắm của họ. Kết quả cho thấy 70% đã mua sắm từ các nhà bán lẻ trực tuyến trong năm qua, với hơn một nửa (57%) mua sắm tại Temu và 43% tại Shein.

Khi người tiêu dùng toàn cầu tiếp tục chịu tác động của lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao, việc nhiều người chuyển sang mua sắm tại các nhà bán lẻ giá rẻ cũng là điều dễ hiểu.

Theo báo cáo Thị trường Thời trang Cao cấp Toàn cầu đến năm 2028 của GlobalData, dù việc đạt tăng trưởng vào năm 2024 vẫn sẽ gặp nhiều thách thức do niềm tin người tiêu dùng thấp, nhưng phân khúc hàng xa xỉ dự kiến vẫn sẽ vượt trội hơn so với toàn bộ thị trường thời trang trong 4 năm tới.

Ông Stratten giải thích rằng hai xu hướng đối lập này không đến từ các nhóm người tiêu dùng khác nhau. Thay vào đó, người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ “mua trước, trả sau” để mua các sản phẩm đắt tiền hoặc thỉnh thoảng chi tiêu cho một vài món hàng xa xỉ mỗi năm, trong khi vẫn thường xuyên mua sắm ở các nền tảng thời trang giá rẻ.

Điều này dẫn đến hiện tượng mà ông Stratten gọi là “chi tiêu phân cực”. “Mặc dù tin tức kinh tế toàn cầu có vẻ ảm đạm, chi tiêu vẫn phân cực: mọi người sẵn sàng chi nhiều tiền cho một số thứ nhưng lại tiết kiệm ở những khoản khác”, ông nói.

Trước thực trạng này, trả lời phỏng vấn tờ Nikkei mới đây, ông Oscar Garcia Maceiras – Giám đốc điều hành Inditex, công ty mẹ của thương hiệu thời trang Zara, đặc biệt nhắc đến sự nổi lên của các nền tảng thời trang nhanh trực tuyến của Trung Quốc như Shein và Temu.

Ông cho biết Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng dù nền kinh tế nước này đang chững lại. Inditex cũng đang xem xét mở rộng kinh doanh trực tuyến tại đây.

“Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường quan trọng đối với Inditex”, ông Oscar Garcia Maceiras chia sẻ. “Chúng tôi tập trung phát triển kinh doanh dựa trên nhu cầu của khách hàng hơn là dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô. Chúng tôi cũng đang cân nhắc mở rộng nền tảng trực tuyến tại Trung Quốc”, ông nói.

“Ngành thời trang rất phân mảnh”, ông nói thêm. “Dù đối thủ là ai, nếu mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường, chúng tôi có thể cạnh tranh hiệu quả”.

Tương tự, Uniqlo khẳng định “không hề” bị đe dọa bởi các ông lớn bán lẻ Trung Quốc như Shein và Temu, vì họ không có cửa hàng thực tế để thu hút thêm khách hàng.

Ông Taku Morikawa, Giám đốc điều hành Uniqlo khu vực châu Âu, cho biết nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản này không cần phải cạnh tranh vì Uniqlo có “một kênh rất quan trọng là các cửa hàng, trong khi họ chỉ tập trung vào trực tuyến. Cửa hàng thực tế rất quan trọng vì chúng tôi có thể trực tiếp trò chuyện và hiểu nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi kết nối trực tiếp và xây dựng mối quan hệ cảm xúc với khách hàng”.

Temu và Shein đã nhanh chóng bùng nổ trên thị trường bán lẻ trong những năm gần đây, gây áp lực cho các tên tuổi như Zara, H&M hay Uniqlo.

Tờ Reuters dẫn số liệu cho thấy giai đoạn từ 11/2022 đến 11/2023, nếu như Zara và H&M lần lượt tung ra 40.000 và 23.000 mặt hàng mới vào thị trường Mỹ thì trong cùng khoảng thời gian, nền tảng Shein đã giới thiệu 1,5 triệu sản phẩm – gấp 37 lần Zara và 65 lần so với H&M.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ứng dụng Temu được tải xuống nhiều nhất trên các cửa hàng ứng dụng tại Việt Nam

Một tuần sau khi triển khai chiến dịch trả thưởng hoa hồng tại Việt Nam, Temu trở thành app được tải về nhiều nhất trên hai chợ ứng dụng.

Dữ liệu ở hai chợ ứng dụng lớn nhất trên di động, Google Play Store và App Store, cho thấy Temu là phần mềm được tải về nhiều nhất tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, app này dẫn đầu danh sách chương trình miễn phí trên cả Android và iOS. Tuy nhiên, hiện không có số liệu thống kê chính xác về lượng cài đặt từ người dùng trong nước.

Google Play Store cho biết hiện Temu có hơn 100 triệu lượt tải trên toàn cầu. Đây cũng là app mua sắm phổ biến nhất ở App Store. Tuy nhiên, sàn e commece của PDD Holdings không nhận được sự yêu thích từ khách hàng. Ở hệ điều hành Android, app có điểm đánh giá 2,7/5 sao với hơn 5 triệu lượt nhận xét.

Sự gia tăng lượt tải của Temu tại Việt Nam xuất hiện ngay sau khi sàn này triển khai chương trình trả hoa hồng hậu hĩnh. Với các khách hàng mới, sàn này tặng quà là mã giảm giá, miễn phí vận chuyển 1,5 triệu đồng. Trong khi đó, nếu tải app, đăng ký tài khoản và mua hàng lần đầu, người giới thiệu sẽ nhận được 150.000 đồng trên mỗi khách. 10 đơn hàng đầu tiên phát sinh cũng mang lại 10-30% hoa hồng cho bên làm tiếp thị liên kết.

Theo quan sát, đây là mức trả thưởng “không tưởng” so với những chương trình affiliate marketing từng được áp dụng tại Việt Nam. Nhờ vậy, Temu nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhóm người làm quảng cáo, MMO (kiếm tiền online) trong nước. Trên các mạng xã hội, đường dẫn giới thiệu, link bán hàng Temu được “rải thảm” khắp nơi.

Thành công tương tự cũng từng được sàn TMĐT dưới trướng PDD Holdings đạt được tại nhiều thị trường khi gia nhập. Ví dụ, bằng đoạn quảng cáo Super Bowl ở Mỹ, số lượt tải app đã tăng hơn 50% trong 3 ngày đầu tiên.

Tuy nhiên, Chinatalk nhận định rằng chiến lược quảng cáo (ads) chỉ mang lại kết quả ngắn hạn, không đủ để tạo ra sự thay đổi lâu dài trong thị trường hay giữ chân người dùng. Theo dữ liệu từ Earnest, chỉ khoảng 28% người dùng mới vẫn còn mua sắm trên nền tảng Temu sau 16 tháng kể từ lần mua đầu tiên. Con số này bằng một nửa so với tỷ lệ giữ chân của Amazon.

Hay ở Mỹ, sau thành công của đoạn quảng cáo ở giải bóng bầu dục, lượng tải app Temu dần dần đi xuống và cuối cùng là thấp hơn 13% so với năm trước. Tại Việt Nam, Temu cũng vướng phải nhiều tai tiếng khi vừa gia nhập. Sàn TMĐT chưa đăng ký hoạt động chính thức, nhiều người dùng phản ánh hàng hóa chất lượng kém và vận chuyển lâu.

3 Bước đơn giản để đăng ký, nhận tiền và kiếm tiền từ chương trình Tiếp thị liên kết của Temu.

Bước 1: Đăng ký tài khoản theo: https://temu.com

Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc chọn truy cập (login) bằng Google.

Bước 3: Nhận tiền 50.000 vào tài khoản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Coolmate vừa gọi vốn thành công thêm 6 triệu USD

Ngày 30/10, thương hiệu thời trang nam Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B trị giá 6 triệu USD do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt, với sự tham gia của Kairous Capital.

Theo số liệu từ Crunchbase, Coolmate đã huy động khoảng 6,6 triệu USD trong 6 vòng trước đó. Vòng gọi vốn gần đây nhất là Series A với 2,3 triệu USD hồi tháng 5/2022. Các nhà đầu tư nổi bật của Coolmate gồm Do Ventures, GSR Ventures

Ra mắt từ năm 2019, Coolmate đã nhanh chóng trở thành điểm đến mua sắm trực tuyến quen thuộc của nam giới Việt Nam. Theo chia sẻ từ ông GenPing Liu, Đối tác tại Vertex Ventures SEA & India, Coolmate là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thương hiệu D2C nội địa mới tại Đông Nam Á. Startup này đã tận dụng hiệu quả chuỗi cung ứng trong nước để phát triển các sản phẩm “Tự hào sản xuất tại Việt Nam”.

Trong bản công bố chiến lược hồi đầu năm, Coolmate đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thương hiệu thời trang biểu tượng của Việt Nam với doanh thu 500 triệu USD, định giá 1 tỷ USD. Công ty dự kiến mở rộng sang thị trường Đông Nam Á và Mỹ, đồng thời phát triển thêm các dòng sản phẩm cho phụ nữ và trẻ em.

Trong ngắn hạn, Coolmate đặt kế hoạch tăng gấp đôi doanh thu hàng năm, đạt 26 triệu USD vào năm 2024 và 45 triệu USD năm 2025. Công ty cũng hướng đến việc IPO tại Việt Nam vào năm 2025.

Ông Phạm Chí Nhu, Founder & CEO của Coolmate cho biết, sự hợp tác với các quỹ đầu tư hàng đầu sẽ giúp công ty phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Google bị Nga phạt hơn 20 triệu tỷ tỷ tỷ USD

Google bị tòa án Nga tuyên phạt 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD vì lệnh cấm các kênh ủng hộ Điện Kremlin trên YouTube.

Trang RBC ngày 29/10 dẫn nguồn thạo tin với tòa án Nga cho biết các thẩm phán đã quyết định phạt Google 20,6 triệu tỷ tỷ tỷ USD, do tập đoàn công nghệ này đã chặn các tài khoản thân Nga trên nền tảng YouTube suốt nhiều năm qua. Phán quyết được đưa ra trong vụ 17 kênh truyền hình Nga kiện Google 4 năm trước.

Theo đó, Google bắt đầu chịu phạt lũy tiến khoảng 1.000 USD mỗi ngày, tăng gấp đôi sau mỗi tuần, sau khi các hãng tin Tsargrad và RIA FAN thắng kiện tập đoàn này năm 2020 vì chặn kênh YouTube của họ.

Khoản tiền phạt với Google cao hơn cả GDP của toàn thế giới cộng lại là 100 nghìn tỷ USD, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời luật sư Ivan Morozov xác nhận thông tin này. “Tòa án quyết định Google bị phạt theo Điều 13.41 Luật Xử lý Vi phạm Hành chính vì đã chặn các kênh trên YouTube. Tòa án cũng yêu cầu Google khôi phục các kênh này”, Morozov cho hay.

Theo phán quyết, Google chỉ có thể quay lại thị trường Nga khi tuân thủ án phạt. Nếu họ không nộp phạt trong vòng 9 tháng, khoản tiền phạt sẽ tăng gấp đôi mỗi ngày và không có giới hạn.

Google nhiều khả năng sẽ không thể nộp khoản phạt này. Công ty mẹ của Google là Alphabet năm 2023 báo cáo doanh thu hơn 307 tỷ USD.

YouTube, thuộc sở hữu của Google, đã chặn nhiều kênh truyền thông Nga kể từ khi chiến sự Ukraine bùng phát. Giới chức Moskva đáp trả bằng các khoản tiền phạt, nhưng không chặn Google.

Trong số 17 kênh truyền thông Nga kiện Google có kênh Channel One do nhà nước điều hành, đài truyền hình Zvezda liên kết với quân đội Nga và một công ty đại diện cho tổng biên tập RT Margarita Simonyan.

Công ty con của Google tại Nga tuyên bố phá sản năm 2023. Google cũng dừng quảng cáo ở Nga theo lệnh trừng phạt của phương Tây.

Chiến lược giá giúp chủ thương hiệu bánh Oreo tăng trưởng ổn định

Nhu cầu đối với các sản phẩm của Mondelez International vẫn ổn định khi giá kẹo và bánh quy giữ ở mức 3-4 USD. Chiến lược định giá này giúp thu hút khách hàng đang chuyển sang những sản phẩm rẻ hơn, theo Reuters.

Sản lượng theo quý của công ty sản xuất bánh kẹo này đã tăng 0,3%. Trong khi đó, mức giá lại tăng đến 5,1%.

Sự phục hồi nhu cầu ở các khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc đã giúp nhà sản xuất Toblerone bù đắp tình trạng sản lượng giảm sút ở khu vực Mỹ Latinh.

Giá xăng dầu giảm và tình hình việc làm khả quan ở Mỹ đã khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm và quần áo.

“Người tiêu dùng tiếp tục ưa chuộng mặt hàng chocolate và bánh quy”, CEO Mondelez Dirk Van de Put cho biết. Đồng thời, ông nhận định khách hàng vẫn trung thành với các thương hiệu yêu thích.

Lợi ích từ chi phí sản xuất thấp và giá bán sản phẩm tăng cao hơn đã giúp Mondelez gia tăng đáng kể biên lợi nhuận gộp 23 điểm %, lên 40,5%. Cổ phiếu của công ty cũng đã tăng khoảng 2% trong phiên sau giờ giao dịch.

Theo dữ liệu tổng hợp bởi LSEG, doanh thu ròng theo quý của nhà sản xuất bánh kẹo này đã đạt 9,2 tỷ USD trong quý vừa qua, vượt ước tính trung bình trước đó ở mức 9,11 tỷ USD. Lợi nhuận điều chỉnh của công ty theo đó cũng đạt 99 cent/cổ phiếu trong quý III.

Mondelez cũng cho biết trong quý vừa qua, công ty đã đồng ý mua lại đa số cổ phần tại Evirth, một nhà sản xuất bánh ngọt và bánh mì Trung Quốc.

Mondelez International là một công ty thực phẩm đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở tại Chicago. Công ty này hiện sở hữu một loạt thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng toàn cầu với giá trị tỷ USD như nhóm bánh cookie Oreo, Belvita, Nabisco, Ritz, Triscuit, LU…; nhóm chocolate Milka, Green & Black’s, Freia, Marabou, Fry’s, và Lacta…

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nhà sáng lập sở hữu Temu: “Chúng tôi không nhắm đến việc trở thành Alibaba tiếp theo”

“Chúng tôi không nhắm đến việc trở thành Alibaba tiếp theo. Pinduoduo là mô hình hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể coi thường, nói rằng chúng tôi chỉ là tay mơ, nhưng bạn sẽ không thể phớt lờ”, nhà sáng lập Pinduoduo Colin Huang từng nói với tờ Caijing.

Thực tế, cơn lốc Temu – phiên bản quốc tế của Pinduoduo – đã “càn quét” những thị trường mà nó đi qua. Chỉ sau 2 năm đổ bộ Mỹ, Temu bứt tốc vượt eBay, trở thành nền tảng TMĐT lớn thứ 2 thế giới với 700 triệu lượt truy cập hàng tháng, trong đó 25% đến từ thị trường Mỹ.

Dù chỉ xếp sau Amazon, Temu đang nhanh chóng bắt kịp về số lượng người dùng toàn cầu và được dự báo có thể vươn lên dẫn đầu vào cuối năm nay.

Tại Việt Nam, chỉ trong 2 ngày tung chương trình affiliate, Temu đã “phủ đầu” với 410.000 lượt tương tác từ 7.100 bài đăng và 36.850 thảo luận. Lợi thế truyền thông cùng chiến lược “giao siêu nhanh – hàng siêu rẻ” có thể giúp Temu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như đã thành công tại Mỹ?

Chiến lược kinh doanh của Temu là nhanh và rẻ.

Chia sẻ với tờ Caijing về bí quyết kinh doanh, ông Colin Huang khẳng định: “Chiến lược cốt lõi của chúng tôi không nằm ở giá rẻ, mà ở việc khiến người dùng cảm thấy họ đã săn được deal hời”.

Với khẩu hiệu “Mua sắm như tỷ phú”, Temu gần như “phá giá” với chính sách giá rẻ “không tưởng”, liên tục quảng bá “sale sập sàn” 90% để kích thích tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Để tăng thêm nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội của người dùng, Temu còn đưa lên đầu mục “Ưu đãi sẽ kết thúc hôm nay”, dựa trên lịch sử tìm kiếm và mua hàng.

Temu còn ứng dụng yếu tố “cấp bách” rất tốt vào các chương trình trò chơi săn deal, khi sử dụng bộ đếm thời gian để gây áp lực ưu đãi sắp hết. Vox còn so sánh chiến lược này tương tự cách mà các sòng bạc vận hành, gây hồi hộp và phấn khích cho người chơi, khiến họ không ngần ngại đốt thêm tiền mua sắm.

Temu còn thường xuyên tặng thêm mặt hàng miễn phí để lôi kéo người dùng quay trở lại “săn sale”. Nhiều người Việt đã trải nghiệm mua hàng trên Temu bất ngờ khi không chỉ nhận được mã giảm giá khủng, mà còn thêm hàng loạt hàng miễn phí. Thậm chí, có những người mua còn không cần phải thanh toán gì thêm khi mua hàng.

Điều này đánh trúng vào tâm lý mua hàng tiết kiệm của đại đa số người mua hàng trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái, khiến sức mua không còn tăng mạnh như trước.

Điểm khác biệt nữa của Temu nằm ở chính sách điều chỉnh giá, cho phép người dùng yêu cầu hoàn lại phần chênh lệch nếu giá sản phẩm tiếp tục giảm trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua tại khu vực. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng không cần quá lo về khả năng bị “hố giá”, khi liên tục được cập nhật giỏ hàng với giá thấp nhất.

Lý giải về mức giá hàng hóa siêu rẻ, phía Temu nhấn mạnh bí quyết nằm ở mô hình kinh doanh B2C – giao hàng từ xưởng đến tận tay người dùng, tức bỏ qua khâu trung gian. Điều này giúp Temu tối ưu hóa chi phí sản xuất và vận chuyển, cũng như vượt trội hơn các sàn TMĐT khác về tốc độ giao hàng.

Temu còn được “tiếp cánh” bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nền tảng này cam kết hàng có thể đến tay người dùng Việt trong 4-6 ngày, tương đương tốc độ vận chuyển nội địa.

Nếu đơn hàng không được giao đúng hạn, người dùng sẽ nhận được tín dụng 25.000 đồng vào tài khoản Temu trong vòng 48 giờ sau ngày dự kiến giao hàng, có thể sử dụng cho đơn hàng tiếp theo.

Ngoài ra, cả Temu và Shein đều áp dụng “mô hình sản xuất ngược”, khi ban đầu bán thử một số lượng nhỏ sản phẩm để phân tích nhu cầu, sau đó sản xuất thêm các mặt hàng ưa chuộng và loại bỏ mẫu không bán chạy.

Để làm được điều này, Temu sở hữu hệ thống công nghệ tiên tiến, thừa hưởng từ công ty mẹ Pinduoduo, cho phép AI phân tích các hành vi mua sắm và nhu cầu của người tiêu dùng.

Temu có thể dự đoán xu hướng và điều chỉnh chuỗi cung ứng theo thời gian thực, giúp nâng cao hiệu quả vận hành và đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, đặc biệt trong các sự kiện bán hàng lớn như Black Friday hoặc Cyber Monday.

Nhưng thực tế, sau thời gian trải nghiệm sản phẩm trên sàn, tính đến thời điểm YouNet Media công bố báo cáo vào ngày 25/10, đơn vị này ghi nhận có 11% người dùng Việt Nam đánh giá hàng hóa trên Temu không hề rẻ hơn so với các sàn khác, 5% lượng thảo luận còn quan ngại về chất lượng hàng hóa không được đảm bảo.

Mặt khác, Temu cũng bị phản ánh về dịch vụ vận chuyển và đổi trả, cho rằng thời gian giao hàng không nhanh như được quảng cáo và quy trình đổi trả phức tạp.

Chiến lược Marketing khôn ngoan của Temu.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng Temu đã tạo nên cú bùng nổ về truyền thông, qua đó trở thành phần mềm được tải về nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay ở cả Google Play Store lẫn App Store.

Điều này được thúc đẩy không chỉ thông qua chiến lược nhanh – rẻ gây sốc mà còn bởi cách vung tiền quảng cáo. Năm 2023, Temu chi 2 tỷ USD để quảng bá trên các nền tảng như Meta và Google. Hơn thế, công ty còn mua sóng quảng cáo Super Bowl và tặng hơn 15 triệu USD khuyến mại nhằm tăng thị phần tại Mỹ.

Ở Việt Nam, Temu đang đẩy mạnh quảng cáo trên Meta với hình thức CPAS (Collaborative Performance Advertising Solution). Đây là hình thức quảng cáo chuyển traffic từ Facebook sang các trang TMĐT nhằm bán hàng, tương tự cách “rải link” sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội mà Shopee hay Lazada thường áp dụng.

Đáng chú ý, chương trình tiếp thị liên kết (affiliate marketing) của Temu gần đây gây xôn xao trên các diễn đàn bởi mức hoa hồng hấp dẫn. Nhờ đó, sàn này thu về nguồn lợi truyền thông miễn phí khổng lồ từ các bài đăng quảng bá của những người làm affiliate.

“Chương trình tiếp thị liên kết với tỷ lệ hoa hồng cao ‘không tưởng’ là chiến lược truyền thông cực kỳ khôn ngoan của Temu”, ông Lâm nhận xét.

Với các sàn TMĐT, affiliate là mô hình phổ biến, giúp sàn bán được hàng nhanh chóng hơn. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Temu có thể thắng thế các “ông lớn” TMĐT nhờ cách hỗ trợ người làm affiliate cực kỳ tiện lợi.

Temu cho phép người dùng chỉ cần nhấn vào sản phẩm để tạo link chia sẻ tiếp thị, thay vì phải qua nhiều bước trung gian như ở Shopee, giúp tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích đáng kể cho người tham gia.

So với TikTok Shop, Temu có ưu thế nổi bật nhờ vào việc sử dụng mô hình chia sẻ link trực tiếp trên nhiều nền tảng khác nhau. “Điều này mang lại sự linh hoạt cho Temu hơn so với TikTok Shop, nơi người làm affiliate phải gắn giỏ hàng vào video”, ông Nghĩa nhận định.

Do đó, việc chia sẻ đường link tiện lợi giúp ai cũng có thể tham gia, không chỉ tăng khả năng bán hàng cho Temu mà còn tiết kiệm chi phí tiếp thị. Sàn chỉ cần đầu tư mạnh vào affiliate, giao trách nhiệm quảng bá cho người tham gia nếu họ muốn nhận hoa hồng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Temu thâm nhập thị trường cùng làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, cũng như rủi ro thất thu thuế.

3 Bước đơn giản để đăng ký, nhận tiền và kiếm tiền từ chương trình Tiếp thị liên kết của Temu.

Bước 1: Đăng ký tài khoản theo: https://temu.com

Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc chọn truy cập (login) bằng Google.

Bước 3: Nhận tiền 50.000 vào tài khoản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Tân CEO Starbucks Brian Niccol và tham vọng đưa thương hiệu trở lại là “ngôi nhà cà phê cộng đồng” tại Mỹ

Doanh số toàn cầu trượt dốc trong thời gian dài buộc Starbucks tiến hành tái cấu trúc bộ máy điều hành, đồng thời xem xét lại chiến lược kinh doanh dự kiến cho năm 2025.

Theo WSJ, Starbucks đang kêu gọi một cuộc cải tổ mạnh mẽ sau khi liên tục ghi nhận doanh thu suy giảm tại các thị trường trọng yếu. Hiện, chuỗi cà phê này đang hoãn báo cáo kế hoạch dự kiến cho năm 2025 để xem xét lại chiến lược kinh doanh trên toàn cầu.

Tổng doanh thu của Starbucks đã giảm 7% trong quý gần nhất, riêng thị trường Trung Quốc và Mỹ – 2 thị trường chính của thương hiệu này lần lượt ghi nhận mức giảm lên đến 14% và 6%.

Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của Starbucks đã bốc hơi 3% trong phiên giao dịch ngày 22/10.

Nguồn cơn khủng hoảng

Thực tế, áp lực đã đè nặng lên Starbucks từ lâu. Sau 2 quý liên tiếp chứng kiến doanh số giảm và cổ phiếu mất gần 30% giá trị trong vòng 6 tháng, HĐQT đã quyết định sa thải CEO Laxman Narasimhan vào tháng 8.

Sau đó, cựu CEO của Chipotle, Brian Niccol được bổ nhiệm thay thế. Ông là người từng thực hiện thành công cuộc tái cấu trúc tại công ty này và kỳ vọng làm được điều tương tự để vực dậy Starbucks.

Starbucks lâu nay tự hào là thương hiệu cao cấp và ít khi giảm giá. Howard Schultz, một cựu CEO khác đã đưa Starbucks thành thương hiệu toàn cầu, từng khẳng định rằng chuỗi cần cẩn trọng với các chương trình khuyến mãi.

Tuy nhiên, CEO Niccol cho biết Starbucks đã dành quá nhiều chương trình khuyến mãi cho thành viên thông qua ứng dụng trên điện thoại thời gian qua. Điều này khiến nhiều chi nhánh bị quá tải, khách hàng phải chờ lâu và dẫn đến tình trạng hủy đơn hàng.

Tờ Business Insider (BI) cho hay CEO Niccol đã thẳng thắn thừa nhận Starbucks đã quá chú trọng vào bán hàng mà quên đi cốt lõi kinh doanh “lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm”, dẫn đến lượng khách ngày càng ít đi.

Ngoài ra, tại Trung Quốc, Starbucks cũng mất đi lợi thế sau đại dịch Covid khi các chuỗi giá rẻ như Luckin Coffee và Cotti Coffee “mọc lên như nấm”, thậm chí vượt trội về giá và thời gian giao hàng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhược điểm này khiến Starbucks mất đi nhiều thị phần.

Tình hình kinh doanh khó khăn lại thêm các vụ bê bối liên quan đến phân biệt chủng tộc và đối xử lao động càng khiến làn sóng tẩy chay thương hiệu này lan rộng trên toàn cầu, theo Reuters.

Ngày 22/10, trong cuộc phỏng vấn với WSJ, Giám đốc tài chính Rachel Ruggeri cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh doanh, nhưng sẽ cần thời gian”. Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO vào tháng trước, ông Niccol đã nhận thấy Starbucks cần cuộc cải tổ toàn diện để phục vụ khách hàng tốt hơn. “Chúng ta phải giới thiệu lại Starbucks với thế giới”, CEO Niccol khẳng định.

Hiện, Starbucks tuyên bố sẽ tạm ngừng công bố kế hoạch dự báo cho năm 2025 như thường lệ để hoàn tất quá trình chuyển giao cho CEO mới và xem xét lại hoạt động kinh doanh.

“Đây là cơ hội để công ty hoàn thành đánh giá toàn diện, củng cố các chiến lược cốt lõi và ổn định hướng tới tăng trưởng bền vững”, thông cáo báo chí của Starbucks viết.

Giám đốc tài chính Rachel Ruggeri cho biết dù đã tăng đầu tư, Starbucks vẫn chưa cải thiện được lưu lượng khách. Để xoa dịu cổ đông, Starbucks đã nâng cổ tức từ 0,57 USD/cổ phiếu lên 0,61 USD/cổ phiếu.

Cuộc đại cải tổ

CEO Niccol cho biết: “Để đưa thành công trở lại thì chúng tôi cần giải quyết vấn đề nhân sự ở các chi nhánh, xóa bỏ tình trạng tắc nghẽn và đơn giản hóa mọi thứ cho các nhân viên pha chế của mình”.

Ông Niccol nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh giá cả, thay đổi chiến lược marketing, và đảm bảo các cửa hàng có đủ tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngay cả khi họ không có ý định ở lại lâu, theo Reuters.

Từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ, hàng loạt sự thay đổi nhân sự diễn ra với ít nhất 3 lãnh đạo của Starbucks đã rời đi, bao gồm người đứng đầu khu vực Bắc Mỹ và bộ phận cà phê. Vị trí Giám đốc thương mại và sản phẩm toàn cầu do Narasimhan tạo ra cũng bị loại bỏ, và Starbucks quyết định không bổ sung vai trò này.

Đáng chú ý, vị CEO cũng mạnh tay cắt giảm các chương trình khuyến mãi và ưu đãi do người tiền nhiệm đẩy mạnh, để tập trung vào các sản phẩm cà phê cốt lõi và cải thiện dịch vụ.

Theo đó, ưu tiên hàng đầu của Starbucks là mang đến cho khách hàng trải nghiệm thưởng thức cà phê chất lượng trong không gian đặc trưng đã tạo dựng nên thương hiệu (Brand).

“Chúng tôi hiểu rằng khách hàng mong muốn cửa hàng mang lại cảm giác thân thuộc như một quán cà phê cộng đồng”, CEO chia sẻ, đồng thời bày tỏ kế hoạch khôi phục không gian thương hiệu về nét gần gũi quen thuộc như trước đây.

Trong kế hoạch 100 ngày đầu tiên của mình tại Starbucks, ông Niccol tham vọng đưa thương hiệu này trở lại là “ngôi nhà cà phê cộng đồng” tại Mỹ.

Việc cải thiện hệ thống di động để việc đặt hàng và thanh toán không làm quá tải các cửa hàng cũng nằm trong kế hoạch cải thiện dịch vụ của vị CEO. “Chúng tôi sẽ đảm bảo mỗi khách hàng cảm thấy Starbucks đáng giá mỗi khi ghé thăm”, ông Niccol chia sẻ thêm.

Ngoài ra, vị CEO cũng nhận thấy chương trình “Starbucks Rewards” không giúp tăng doanh số trong thời buổi kinh tế khó khăn. Do đó, trong kế hoạch tái cấu trúc, ông Niccol cho biết công ty sẽ thay đổi chiến lược và tập trung vào mọi đối tượng khách hàng, không chỉ thành viên thân thiết.

Theo nhà phân tích Sharon Zackfia của William Blair, Starbucks có thể trở lại đà tăng trưởng doanh số trong năm tài chính 2025 dưới sự lãnh đạo của Niccol, nhưng thời gian để phục hồi lợi nhuận cần nhiều hơn. Zackfia cho rằng Niccol có thể tăng thời gian làm việc của nhân viên và giảm các chương trình khuyến mãi ngắn hạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Nhà sáng lập TikTok trở thành người giàu nhất Trung Quốc với hơn 49 tỷ USD

Nhà sáng lập mạng xã hội TikTok Zhang Yiming hiện sở hữu hơn 49 tỷ USD, vượt ông trùm nước đóng chai Zhong Shanshan, thành người đứng đầu danh sách tỷ phú Trung Quốc, theo công bố của tạp chí Hurun.

Tạp chí Hurun (Trung Quốc) hôm nay công bố danh sách thường niên lần thứ 26, xếp hạng những người giàu nhất nước này. Theo đó, Zhang Yiming – người sáng lập ByteDance (công ty mẹ TikTok ) – dẫn đầu với tài sản 49,3 tỷ USD. Ông là người thứ 18 từng giữ vị trí này trong danh sách của Hurun.

Bất chấp cuộc chiến pháp lý với việc kinh doanh tại Mỹ, doanh thu toàn cầu của ByteDance năm ngoái vẫn tăng 30% lên 110 tỷ USD, Hurun cho biết. Việc này đã kéo tài sản của “ông vua video ngắn” lên cao, vượt qua ông trùm nước đóng chai Zhong Shanshan.

Zhong năm nay lùi về vị trí thứ hai, khi tài sản giảm 24% xuống 47,9 tỷ USD. Chủ tịch hãng đồ uống Nongfu Spring (Trung Quốc) hiện cũng thuộc nhóm mất tiền nhiều nhất thế giới từ đầu năm, với 17 tỷ USD, theo Bloomberg.

Đứng thứ ba trong danh sách của Hurun là nhà sáng lập Tencent Pony Ma với 44,4 tỷ USD. Colin Huang – nhà sáng lập PDD Holding – tụt một bậc xuống thứ 4 năm nay với 34,5 tỷ USD. Dù vậy, hai sàn thương mại điện tử giá rẻ của hãng này – Pinduoduo và Temu – vẫn tăng trưởng doanh thu ổn định.

Năm nay, số tỷ phú tại Trung Quốc giảm 142 người, còn 753 đại diện. So với mức đỉnh năm 2021, số người sở hữu tài sản tỷ USD tại đây giảm hơn 30%. “Kinh tế và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có một năm khó khăn”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch Hurun Report, cho biết.

Mức giảm mạnh nhất năm nay đến từ lĩnh vực bất động sản và năng lượng mới. “Các tỷ phú năng lượng mặt trời, pin lithium và xe điện đã có một năm đầy thách thức, khi cạnh tranh tăng cao dẫn đến dư thừa công suất.

Họ cũng đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế nhập khẩu ở mức cao”, Hoogewerf nói. Các tỷ phú pin năng lượng mặt trời ghi nhận tài sản giảm 80% so với đỉnh năm 2021, trong khi nhóm làm pin và xe điện giảm lần lượt 50% và 25%.

Ở chiều ngược lại, các tỷ phú điện tử tiêu dùng và tiền số ghi nhận tài sản tăng mạnh nhất. Lei Jun – ông chủ Xiaomi – có thêm 5 tỷ USD so với năm ngoái, lên 18,3 tỷ USD. Changpeng Zhao (CZ), nhà sáng lập sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance thậm chí chứng kiến tài sản tăng 12,6 tỷ USD.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hơn nửa năm thất nghiệp tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất đi yếu tố cốt lõi, rằng chỉ có năng lực ổn định mới giữ được chỗ đứng ổn định. Chẳng may thất nghiệp “dài hơi” thế này tôi mới nhận ra nhiều điều quan trọng mà ước gì bản thân có thể biết được sớm hơn.

Công việc nào cũng đáng được trân trọng

Trước kia khi còn đi làm, hầu như ngày nào tôi cũng than vãn với đồng nghiệp và người thân chuyện công việc. Nào là nay đi làm mệt, công việc áp lực quá; nào là lương thưởng thấp, Sếp khó tính…

Lúc đó tôi còn mơ mộng về sự tự do nữa chứ. Tôi mơ về một ngày bản thân có thể được làm những điều mình thích, thậm chí mơ được làm chủ…

Đến khi thất nghiệp dài mới thấm, tự do làm điều mình thích đồng nghĩa với việc thắt chặt chi tiêu vì không có thu nhập ổn định. Có một thời gian tôi cũng tập tành kinh doanh online để làm chủ. Và rồi thực tế “vả vào mặt” khi làm chủ đồng nghĩa với việc tôi phải chịu gánh nặng lớn hơn, cảm giác chông chênh hơn khi tự mình bỏ vốn, tự mình tìm khách hàng, tự mình chịu trách nhiệm trong mọi việc…

Nửa năm thất nghiệp tìm mãi không có việc, tập làm chủ thì thất bại thê thảm… khiến tôi nhận ra rằng công việc nào cũng đáng được trân trọng. Giữa thị trường lao động biến động như hiện nay, có được một công việc đã là điều vô cùng trân quý rồi.

Vị trí của bản thân không phải “độc nhất vô nhị”

Tôi chắc có nhiều bạn cũng giống như tôi. Lúc còn làm ở công ty cũ, tôi thường tự ảo tưởng về bản thân mình. Lúc đó tôi nghĩ mình rất có giá trị ở công ty, không ai đảm nhận tốt vị trí này bằng mình… Thậm chí tôi còn nghĩ sau khi mình nhảy việc chắc công ty sẽ lao đao lắm đây!

Nhưng thực tế thì “vắng mợ chợ vẫn đông” các bạn ạ. Sau khi tôi nghỉ việc thì công ty đã nhanh chóng tuyển được người khác thay thế vị trí của tôi. Và công ty vẫn vận hành bình thường cho đến nay.

Tôi nhận ra mình đã quá ảo tưởng về bản thân. Vì luôn có hàng trăm hàng nghìn người ngoài kia sẵn sàng thay thế vị trí của mình trong công ty.

Cầu tiến nếu không muốn bị đào thải

“An phận thủ thường” không phù hợp với thời đại công nghệ phát triển như vũ bảo và thị trường lao động đầy biến động hiện nay. Nếu bạn không cầu tiến, ắt sẽ bị đào thải!

Lúc còn đi làm, tôi không chỉ chây lười mà còn có tâm lý “an phận thủ thường”, không phấn đấu để thăng tiến lên vị trí cao hơn. Ý thức cạnh tranh trong tôi hầu như là không có.

Đồng nghiệp xung quanh tôi thì không ngừng nỗ lực nâng cấp bản thân từng ngày. Họ đăng ký tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ vào buổi tối, giờ rảnh họ tranh thủ học thêm khóa ngoại ngữ online, cập nhật công nghệ AI từng giờ… Trong khi đó thì tôi chỉ đi làm cho đủ giờ mỗi ngày, chẳng học thêm gì cũng lười cập nhật công nghệ mới…

Cho đến khi rải CV tìm việc tôi mới thấm, thị trường lao động ngoài kia đang yêu cầu chất lượng nhân sự ngày càng cao. Hàng nghìn ứng viên ngoài kia có CV “đẹp” hơn tôi rất nhiều. Do đó, tôi bị thụt lùi so với thời đại cũng là lẽ dĩ nhiên.

Sau khi nhận ra những điều quý giá trên, tôi dần “vực dậy” bản thân để bắt đầu hành trình tìm việc mới. Muốn vậy, trước tiên tôi phải giữ vững được tâm lý trong thời gian thất nghiệp “dài hơi” này. Vì chây lì, tiêu cực và trầm cảm là trạng thái tâm lý khó tránh khỏi của những người thất nghiệp nửa năm.

Cách giữ vững tâm lý trong thời gian thất nghiệp

Đầu tiên, tôi sắp xếp lịch trình sinh hoạt khoa học hợp lý hơn. Thất nghiệp mà, mọi sinh hoạt đảo lộn cả lên.

Sáng tôi dậy sớm tập thể dục, ăn sáng uống café rồi đọc sách chuyên ngành. Chiều tôi đi học khóa nâng cao nghiệp vụ, thỉnh thoảng giao lưu các câu lạc bộ ngoại ngữ hoặc câu lạc bộ người trong nghề… Tối tôi học thêm ngoại ngữ online, cập nhật mày mò ứng dụng công nghệ AI vào công việc…

Lịch trình bận rộn, thú vị và khoa học giúp sức khỏe tôi tốt hơn, tinh thần tích cực hơn và không còn trầm cảm nhiều như trước. Đặc biệt, nhớ phải luôn chú trọng trau dồi kiến thức mới, đào tạo kỹ năng mới các bạn nhé.

Sau khi nâng cấp bản thân và làm “đẹp” CV hơn, đã đến lúc tôi lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới. “Mơ mộng” về tương lai tươi sáng phía trước khiến tôi hứng khởi hơn trong việc vạch rõ mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp. Sự hứng khởi này giúp tôi sớm thoát khỏi tâm trạng tiêu cực sau những ngày thất nghiệp “dài hơi” nửa năm qua.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của tôi giúp những ai đang thất nghiệp cảm thấy tích cực và có động lực tiếp tục tìm việc hơn. Còn những ai đang may mắn có việc làm thì hãy trân trọng công việc bạn nhé!

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo HR Insider

Doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh

Quý III/2024, kết quả kinh doanh của gã Masan Consumer (ngành FMCG) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2 chữ số. Cụ thể, doanh thu thuần quý III đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu thuần đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ

Con số kết quả kinh doanh tích cực của Masan Consumer được đóng góp bởi chiến lược cao cấp hóa đã triển khai trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị giúp đạt tăng trưởng lần lượt 11% và 6,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới trong ngành hàng đồ uống (ngành F&B), chăm sóc gia đình và cá nhân giúp đạt tăng trưởng lần lượt 18,8% và 12,4% so với cùng kỳ.

Masan Consumer tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,8%, cao hơn 20 điểm cơ bản so với quý III/2023, nhờ triển khai chiến lược cao cấp hóa trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi thông qua việc kết hợp các sản phẩm có biên lợi nhuận cao và chiến lược giá phù hợp tại các danh mục sản phẩm phụ quan trọng, trong khi chi phí vật liệu và bao bì tăng.

Bên cạnh đó, công ty có chiến lược giảm các hoạt động xúc tiến thương mại để đầu tư vào các hoạt động có tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao hơn như phát triển kênh mới và tiếp thị xây dựng thương hiệu, giúp tối ưu hóa chi phí hoạt động trên doanh thu thêm 70 điểm cơ bản. Theo đó, biên lợi nhuận sau thuế (LNST) sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI margin) ghi nhận 25,9%, tăng 90 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái.

Đóng góp 80% tổng tăng trưởng doanh thu của Masan Consumer là 5 thương hiệu mạnh có doanh thu hàng năm hơn 2.000 tỷ: Kokomi, Omachi, Chin-su, Nam Ngư và Wakeup 247.

Sự phát triển thành công của các thương hiệu này là kết quả của chiến lược nhất quán kéo dài hàng thập kỷ theo sát hành trình của người tiêu dùng để giải quyết những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng. Trong thời gian tới, Masan Consumer đặt mục tiêu sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD.

Tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần so với tốc độ thị trường chung

Masan Consumer có lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, vượt đáng kể so với các công ty cùng ngành hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm đóng gói trong khu vực. Cụ thể, theo báo cáo của HSBC, kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần tốc độ thị trường chung.

Báo cáo của HSBC cũng nhấn mạnh đến kế hoạch niêm yết cổ phiếu MCH của Masan Consumer trên sàn HoSE. Tập đoàn tài chính này cho rằng việc chuyển sang niêm yết trên HoSE có thể giúp cổ phiếu MCH cải thiện tính thanh khoản, phù hợp năng lực vượt trội mà công ty đạt được trong nhiều năm qua.

Vào tháng 10/2024, HĐQT Masan Consumer đã thông qua kế hoạch chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ sàn UPCoM sang niêm yết tại Sở giao dịch. Ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group – cho rằng với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm trong vòng 6-7 năm qua của Masan Consumer “thì đã đến lúc phải xem xét thực hiện kế hoạch IPO tiềm năng”. Theo thông tin từ doanh nghiệp, Masan đặt mục tiêu hoàn tất quá trình niêm yết cổ phiếu MCH tại HoSE trong năm 2025.

Với vị thế dẫn đầu nhiều ngành hàng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh như gia vị, đồ uống, thực phẩm tiện lợi, Masan Consumer đang đẩy mạnh chiến lược “Go Global” với mục tiêu 15% doanh số năm 2027 đến từ kinh doanh quốc tế, trong khi hiện tại tỷ lệ này mới chiếm khoảng 4%.

Tại Foodex Nhật Bản 2024, Masan Consumer đã ra mắt bộ gia vị hạt và bột đặc sản, tương ớt Sriracha và chả giò Chin-su được tinh chế chọn lọc từ các đặc sản của từng vùng miền Việt Nam đến người tiêu dùng tại Nhật Bản cùng đại diện đối tác của hơn 60 quốc gia và khu vực khác.

Chin-su cũng là thương hiệu được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế. Đơn cử, tại Hàn Quốc, tương ớt Chin-su đạt “Top 1 Best Seller” (sản phẩm bán chạy số 1) tại sàn thương mại điện tử (ecommerce) Coupang.

Coupang là một trong những sàn TMĐT hàng đầu tại Hàn Quốc, có hơn 50 triệu sản phẩm độc đáo và đa dạng để người dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn. Tại thị trường Mỹ, tương ớt Chin-su giữ vững vị trí trong top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon.

Quý IV/2024, Masan Consumer đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, thực hiện các đổi mới trong ngành hàng đồ uống, chăm sóc gia đình, cá nhân và cà phê hòa tan, đồng thời tinh giản danh mục hàng hóa để tối ưu hóa lợi nhuận.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

MoMo công bố định vị thương hiệu và tầm nhìn chiến lược mới

Tầm nhìn mới của MoMo là bình dân hoá các dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện và trở thành trợ thủ đắc lực giúp người Việt quản lý tiền bạc linh hoạt, hiệu quả, xây dựng nền tảng tài chính cá nhân ổn định, góp phần mang lại cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc cho mọi người…

Hôm nay (ngày 29.10), MoMo – “siêu ứng dụng tài chính” hàng đầu tại Việt Nam, chính thức ra mắt định vị thương hiệu mới, chuyển mình từ ví điện tử trở thành “Trợ thủ tài chính với AI”.

Bằng việc công bố định vị thương hiệu mới là “Trợ thủ tài chính với AI”, MoMo khẳng định niềm tin vào chiến lược sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để thay đổi cách làm sản phẩm và đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản phẩm thật đơn giản với chi phí thấp cùng đối tác để phục vụ khách hàng.

Theo đó, tầm nhìn mới của MoMo là bình dân hoá các dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện và trở thành trợ thủ đắc lực giúp người Việt quản lý tiền bạc linh hoạt, hiệu quả, xây dựng nền tảng tài chính cá nhân ổn định, góp phần mang lại cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc cho mọi người.

MoMo cũng xác định AI là trụ cột công nghệ của MoMo. AI ở MoMo sẽ tập trung vào các bài toán nhỏ có tính ứng dụng cao cho người dùng, doanh nghiệp và cả cho MoMo. MoMo ứng dụng AI để xử lý những thao tác phiền toái mà người dùng không mong muốn, từ đó mang đến những giải pháp cá nhân hóa, tự động hóa giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm.

Song song đó, MoMo mong muốn trở thành “Trợ thủ chuyển đổi số cho merchant” thông qua việc cung cấp các giải pháp thanh toán số và tài chính toàn diện trong làn sóng không tiền mặt, giúp merchant kết nối, giữ chân và bán hàng cho khách hàng một cách hiệu quả.

Ông Nguyễn Mạnh Tường, Đồng sáng lập, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành MoMo, chia sẻ: “30 năm trước, nếu muốn đưa tiền cho ai ở 2 đầu Sài Gòn, chúng ta phải đạp xe cả tiếng đồng hồ để đưa tiền tận tay, mà nếu không biết đường thì làm gì có google map, chắc phải hỏi đường mất cả tiếng nữa.

Bây giờ chỉ mất dưới 1 phút. Chỉ khi nhìn lại, đặt vào sự so sánh thì chúng ta mới thấy công nghệ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta kinh khủng thế nào. Sức mạnh của công nghệ còn là khả năng thay đổi và giúp chúng ta học rất nhanh. GenAI với những tiềm năng của nó có thể nói là không tưởng tượng được.

Chúng tôi tin rằng việc dùng AI để thay đổi cách làm sản phẩm và đổi mới sáng tạo sẽ tạo ra những sản phẩm thật đơn giản với chi phí thấp cùng đối tác để phục vụ khách hàng.”

“Sứ mệnh của MoMo với khách hàng cá nhân là cùng với các đối tác ngân hàng, tổ chức tài chính, chứng khoán góp phần bình dân hóa dịch vụ tài chính giúp những người dân Việt Nam có thu nhập trung bình và thấp, những khách hàng chưa được phục vụ, được tiếp cận dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, dễ dàng với chi phí phù hợp.

Với các đối tác và merchant, với vai trò là công ty công nghệ hàng đầu, chúng tôi tiếp tục hành trình hỗ trợ chuyển đối số đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tổng giám đốc điều hành MoMo nhấn mạnh.

Không chỉ mang đến sự thay đổi trong cách tiếp cận tài chính thông qua AI mà MoMo còn giới thiệu hàng loạt tính năng mới, đưa AI thành trợ thủ đắc lực giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn như: Trung tâm Tài chính – Trợ thủ quản lý và tối ưu tài chính, Quỹ Nhóm – Trợ thủ tài chính quản lý quỹ dễ dàng, Quản lý Chi tiêu – Trợ thủ tài chính giúp quán xuyến tiền bạc hiệu quả, Trợ thủ AI – Moni – Đồng hành cùng người mới tập quản lý tài chính, Thanh toán hóa đơn bằng AI – Trợ thủ hóa đơn tiện lợi…

Những tính năng này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, mà còn tối ưu hóa mọi hoạt động tài chính từ chi tiêu, tiết kiệm đến đầu tư, giúp họ làm được nhiều hơn với tiền của mình.

Trong tương lai gần, mọi trải nghiệm trên MoMo sẽ được cá nhân hóa tối đa với sự ứng dụng của AI, cụ thể là mọi dịch vụ, khuyến mãi, nội dung hữu ích trên ứng dụng sẽ được hiển thị dựa trên nhu cầu khác nhau của từng người dùng.

Nhân dịp này, MoMo cũng công bố hình ảnh giao diện mới, hiện đại và gần gũi hơn. Hình ảnh giao diện mới của MoMo lấy cảm hứng từ phong cách vẽ minh hoạ thường được sử dụng trong thiết kế tiền giấy, mô phỏng những sinh hoạt gần gũi của người dùng Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày.

Giao diện mới này thể hiện rõ tinh thần “trợ thủ” của MoMo: chuyên nghiệp, đáng tin cậy nhưng cũng hiện đại, đơn giản giúp người dùng dễ dàng thao tác với ứng dụng. Thêm vào đó, người dùng MoMo nay cũng đã có thể tùy chỉnh giao diện ứng dụng của mình tùy theo sở thích với 8 lựa chọn khác nhau.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Người Đô Thị

HSBC lần đầu có nữ giám đốc tài chính (CFO)

Tập đoàn Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải (HSBC) vừa phá vỡ mọi tiền lệ khi chính thức bổ nhiệm bà Pam Kaur làm Giám đốc Tài chính (CFO). Đây là nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử của tập đoàn tài chính này.

Bà Pam Kaur, 60 tuổi, có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tập trung vào mảng kiểm toán, rủi ro và tuân thủ tại nhiều tổ chức tài chính toàn cầu.

Bà gia nhập HSBC từ tháng 4/2013 với vai trò Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ, ngay sau khi ngân hàng này thừa nhận vi phạm các quy định về chống rửa tiền và lệnh trừng phạt, đồng thời ký thỏa thuận hoãn truy tố với Bộ Tư pháp Mỹ.

Được đào tạo tại Đại học Punjab (Ấn Độ), bà Kaur đảm nhận vai trò mới trong bối cảnh đầy thách thức, khi lãi suất toàn cầu đang trong xu hướng giảm và căng thẳng địa chính trị leo thang tại các thị trường quan trọng của HSBC như Trung Quốc và Hong Kong.

Ngày 22/10, HSBC công bố kế hoạch tái cơ cấu quy mô lớn trên các lĩnh vực kinh doanh và địa lý, khi Tổng giám đốc điều hành mới Georges Elhedery quyết định “mạnh tay” cắt giảm chi phí.

Theo Bloomberg Intelligence, HSBC sẽ cần phải cắt giảm 2 tỷ USD chi phí để duy trì chỉ số quan trọng về lợi nhuận của ngân hàng. “Chúng tôi có đội ngũ ứng viên nội bộ và bên ngoài tài năng để lựa chọn, và Pam là ứng viên xuất sắc được đề xuất lên Hội đồng Quản trị”, ông Elhedery chia sẻ.

Bà Kaur được đánh giá là ứng viên hàng đầu cho vị trí CFO tập đoàn, vượt qua các ứng viên khác như ông Greg Guyett, Giám đốc mảng Ngân hàng và thị trường toàn cầu; ông Willard McLane, Giám đốc Chiến lược và phát triển doanh nghiệp hay bà Kavita Mahtani, CFO khu vực châu Âu và thị trường phương Tây của HSBC, theo thông tin từ Bloomberg trước đó.

Trước khi gia nhập HSBC, bà Kaur từng giữ các vai trò liên quan đến tuân thủ và kiểm toán tại Citigroup và Deutsche Bank AG. Bà đã tham gia Ủy ban điều hành tập đoàn của HSBC trong hơn 1 thập kỷ và được bổ nhiệm làm Trưởng bộ phận Thị trường bán sỉ và rủi ro tín dụng vào năm 2019.

Đáng chú ý, mức lương cơ bản của bà Kaur khi giữ chức CFO HSBC sẽ là 803.000 bảng Anh/năm (khoảng 1,04 triệu USD), cùng với khoản trợ cấp cố định 1,085 triệu bảng Anh (1,4 triệu USD) và trợ cấp hưu trí 80.300 bảng (108.300 USD).

Bà cũng đủ điều kiện để được xem xét nhận các khoản thưởng biến động, với mức thưởng khuyến khích hàng năm và thưởng dài hạn lần lượt lên đến 215% và 320% lương cơ bản.

“Chúng tôi rất hoan nghênh khi thấy ngày càng có nhiều nữ lãnh đạo trong thị trường, đặc biệt là tại các tổ chức tài chính đa quốc gia”, Melissa Fung, đối tác tại Deloitte LLP cho biết. Bà nhận định điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách đa dạng hóa hội đồng quản trị trong Bộ Quy tắc Quản trị Doanh nghiệp do HKEX đề xuất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Grab thay COO và công bố các chiến lược cạnh tranh mới

Theo Tech in Asia, tháng trước, khi Grab bổ nhiệm ông Alex Hungate làm Giám đốc vận hành (COO), đó là một thay đổi âm thầm nhưng quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo. Chức vụ này trước đây do ông Ming Maa, cựu Giám đốc SoftBank, nắm giữ.

Dàn lãnh đạo Grab từ trái qua phải gồm: ôngHungate, hai đồng sáng lập Hooi Ling Tan và Anthony Tan, CFO Peter Oey, và bà Cheryl Goh. (Ảnh: Alex Hungate/X).
Dàn lãnh đạo Grab từ trái qua phải gồm: ôngHungate, hai đồng sáng lập Hooi Ling Tan và Anthony Tan, CFO Peter Oey, và bà Cheryl Goh. (Ảnh: Alex Hungate/X).

Dù có chức danh mới, trách nhiệm của ông Hungate không thay đổi. Ông vẫn giám sát các giám đốc khu vực và các lĩnh vực chính của Grab như di chuyển, giao hàng và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, sau khi đồng sáng lập bà Tan Hooi Ling rời Grab vào tháng 5/2023, ông Hungate đã nổi lên là một trong những lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất.

Ông Hungate gia nhập Grab vào tháng 1/2022, ngay sau khi Grab IPO tại Mỹ và thị trường công nghệ Đông Nam Á bắt đầu gặp khó khăn. Với kinh nghiệm dày dặn từ HSBC, Reuters và SATS, ông được giao nhiệm vụ dẫn dắt Grab đến lợi nhuận.

Tuy vậy, mục tiêu này vẫn chưa đạt được. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt dòng tiền tự do dương trong giai đoạn tới và sau đó sẽ hướng đến lợi nhuận ròng”, ông Hungate nói trong một cuộc phỏng với Tech in Asia.

Không giống cựu COO của Facebook bà Sheryl Sandberg, ông Hungate giữ thái độ khá kín tiếng.

Ông mô tả mối quan hệ làm việc với CEO Anthony Tan là “bổ trợ lẫn nhau”. “Tôi thích trao đổi ý tưởng với anh ấy, rồi anh ấy cũng phản hồi về chiến lược và cách thực hiện”, ông Hungate chia sẻ.

Ông Hungate tiếp nhận vai trò COO từ bà Hooi Ling, bao gồm cả mảng marketing. Ông cũng gánh bớt một số trách nhiệm của nhà sáng lập Anthony, trong đó có giám sát thị trường của Grab.

Sau khi bà Hooi Ling rời đi, ông Anthony tiếp quản mảng công nghệ và sản phẩm.

Bà Cheryl Goh, một trong những nhân viên đầu tiên của Grab và hiện là Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị và bền vững, cho biết ông Anthony đã chuyển sang vai trò “người định hướng tầm nhìn”, tập trung vào chiến lược dài hạn của công ty.

Trong khi đó, ông Hungate chú trọng vào các ưu tiên hàng ngày: “Hôm nay chúng ta nên tập trung vào điều gì? Làm thế nào để với nguồn lực hiện có, chúng ta đạt được mục tiêu? Làm sao cân bằng giữa mục tiêu dài hạn với việc cần làm hôm nay?”, bà Goh chia sẻ.

Kinh nghiệm của ông Hungate phù hợp với nhiều lĩnh vực của Grab, nhờ vào quá trình làm việc tại HSBC, Thomson Reuters và SATS (logistics, vận tải và thực phẩm).

Thành tích của ông tại SATS rất đáng chú ý. Một cựu giám đốc của Grab cho biết khi ông tiếp quản SATS năm 2014, công ty đã có lãi. Tuy nhiên, trong thời gian ông điều hành, lợi nhuận sau thuế của SATS tăng 46% từ năm tài chính 2013-2014 đến 2017-2018, và biên lợi nhuận ròng cũng tăng từ khoảng 10% lên 15%, cho thấy chi phí đã được cắt giảm để tăng lợi nhuận.

Ông Hungate có vẻ đã áp dụng cách tiếp cận này tại Grab.

“Đối với nhiều công ty, kể cả Grab, chúng tôi phải thực sự hiểu đâu là giá trị bền vững mà không cần đến tiền đầu tư của cổ đông”, ông chia sẻ. “Bạn có thể thấy chúng tôi đã chọn tập trung vào đâu trong chiến lược và từ bỏ những gì”.

Theo ông, đó là lý do vì sao Grab đã thực hiện ba thay đổi chiến lược kể từ khi niêm yết.

Thay đổi đầu tiên là tập trung vào các dịch vụ cốt lõi như gọi xe và giao đồ ăn, đồng thời cắt giảm các hoạt động không cốt lõi. Chẳng hạn, năm 2022, Grab đã đóng cửa các mảng bếp trung tâm.

Thay đổi thứ hai là cải thiện hiệu quả hoạt động để nâng cao độ tin cậy và giảm giá, giúp dịch vụ dễ tiếp cận hơn và thúc đẩy tăng trưởng. Gói Saver nhắm vào người dùng tiết kiệm đã thu hút sự quan tâm trong thời gian gần đây.

Cuối cùng, thay đổi thứ ba là phát triển các dịch vụ có biên lợi nhuận cao trên nền tảng của Grab, với trọng tâm là GXS Bank. Dù chưa có lãi sau hai năm ra mắt, ngân hàng số này, dưới sự giám sát của ông, đang hướng đến trở thành dịch vụ tài chính chính của Grab tại Singapore.

Để giảm chi phí vận hành, Grab đã điều chỉnh cách thức hoạt động. Trước đây, Grab đặt đội ngũ tại từng thành phố nhỏ nhưng giờ đây, công ty tập trung vào công nghệ tự điều chỉnh, sử dụng dữ liệu từ xe và nguồn công cộng để điều chỉnh dịch vụ mà không cần nhân viên tại chỗ.

Vị COO nhận định Grab đang ở “điểm chuyển đổi”. Trong báo cáo tài chính quý II/2024, Grab ghi nhận quý thứ 10 liên tiếp tăng trưởng EBITDA điều chỉnh và kỳ vọng sẽ đạt dòng tiền dương điều chỉnh cho cả năm.

Dù cạnh tranh mạnh mẽ với Gojek, Grab hiện là công ty dẫn đầu về gọi xe và giao đồ ăn tại Đông Nam Á, đặc biệt sau khi Gojek rút khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, khó khăn của thị trường công nghệ đã buộc Grab phải cắt giảm 1.000 việc làm vào giữa năm 2023, đi ngược lại quan điểm trước đây. Một năm trước, ông Hungate từng nói công ty không nằm trong số các công ty sẽ sa thải quy mô lớn. Trong thư gửi nhân viên, CEO Anthony Tan nhấn mạnh rằng đây không phải là “lối tắt để đạt lợi nhuận”.

Dù vậy, công ty cần nhanh chóng đạt lợi nhuận. Uber lần đầu tiên có lợi nhuận vào năm 2023, và giá cổ phiếu của Grab giảm mạnh cho thấy các nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn.

Dù Grab vẫn dẫn đầu thị trường gọi xe, các đối thủ mới liên tục xuất hiện trong khu vực, với nhiều công ty sử dụng AI và xe điện để cạnh tranh. Tại Việt Nam, vị thế của Grab đang bị đe dọa bởi các đối thủ nội địa như Xanh SM, dự án xe điện của Vingroup.

Vì ngày càng là sản phẩm cho đại chúng, Grab cần phục vụ đa dạng khách hàng, từ những người muốn trải nghiệm cao cấp đến nhóm ưu tiên giá rẻ.

Các gói Saver, hướng tới nhóm khách hàng thứ hai, đã được nhắc đến nhiều lần trong các báo cáo năm nay. Tính năng này cho phép khách hàng trả giá thấp hơn nếu họ chấp nhận chia sẻ chuyến đi hoặc chờ lâu hơn cho đơn giao đồ ăn. Trong quý II/2024, các gói Saver chiếm 28% tổng giao dịch giao hàng, tăng từ 10% so với năm trước.

Những dịch vụ này giúp Grab giảm cạnh tranh ở các thành phố nhỏ. Đây là một phần trong chiến lược “bậc thang” của ông Hungate, với Saver ở mức thấp nhất, dịch vụ tiêu chuẩn ở giữa và các tùy chọn cao cấp như giao đồ ăn ưu tiên hoặc xe chất lượng cao ở cấp cao nhất.

Chiến lược này còn bao gồm các dịch vụ lợi nhuận cao hơn như fintech, ngân hàng số và dịch vụ dành cho nhà hàng, như tính năng dùng bữa tại chỗ của GrabFood. Đây là nỗ lực để bù đắp sự sụt giảm của giao đồ ăn sau đại dịch. Cam kết của Grab được thể hiện khi họ mua lại nền tảng đặt bàn Chope đầu năm nay.

Ông Hungate cũng quản lý mảng GrabAds, mảng đã tăng 56% số lượng nhà quảng cáo hoạt động hàng tháng, đạt 168.000, so với cùng kỳ năm ngoái.

Phần lớn các nhà quảng cáo này là các cửa hàng nhỏ trên GrabFood và GrabMart, dùng tính năng quảng cáo tự phục vụ qua ứng dụng. Ông cho biết GrabMart rất hấp dẫn với các nhà quảng cáo, đặc biệt là các công ty FMCG lớn, nhờ vào dữ liệu độc quyền và tỷ lệ giao dịch cao.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Báo cáo Social Media Benchmark 2024 cho dân Marketing

Với bất cứ người làm marketing nào trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media), việc hiểu được các chỉ số tiêu chuẩn đánh giá của ngành (Benchmark) là một trong những yêu cầu mang tính bắt buộc. Báo cáo Social Media Benchmark 2024 mới đây là cách để Marketer đối sánh và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing của mình trên các nền tảng khác nhau.

Báo cáo Social Media Benchmark 2024
Báo cáo Social Media Benchmark 2024 cho dân Marketing

Đối với những người làm marketing trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social Media), một trong những câu hỏi lớn nhất được đặt ra là, làm thế nào để đánh giá mức độ hiệu quả của các bài đăng của họ hay bằng cách nào để xác định đúng KPI (OKR) cho đội nhóm của mình, khái niệm Social Media Benchmark được sinh ra để giải quyết vấn đề này.

Social Media Benchmark là gì?

Trước hết, để có thể hiểu khái niệm Social Media Benchmark, bạn cần tìm hiểu về 2 thuật ngữ là Social Media và Benchmark tại đây:

Social Media Benchmark là các điểm được sử dụng làm chuẩn trên các nền tảng mạng xã hội, đó là kết quả trung bình đóng vai trò là điểm tiêu chuẩn để đo lường hoặc đánh giá mức độ hiệu quả giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc danh mục sản phẩm.

Về cơ bản, Social Media Benchmark là tiêu chuẩn cho sự thành công của doanh nghiệp hay thương hiệu từ các hoạt động Social Media Marketing.

Đó chính là các chỉ số hay mức độ hiệu suất truyền thông mà tất cả các doanh nghiệp trong một danh mục cần cố gắng đạt được hoặc vượt qua.

Trong khi doanh nghiệp có thể có nhiều cách để xác định benchmark riêng của mình, việc xác định benchmark dựa trên từng bối cảnh thị trường cụ thể hay với các doanh nghiệp tương tự trong ngành giúp các marketer đảm bảo rằng họ đang đánh giá hiệu suất một cách khách quan nhất.

Cách tìm kiếm Social Media Benchmark.

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có một số phương pháp khác nhau để xác định Social Media Benchmark chẳng hạn như dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cùng ngành hoặc kết hợp cả hai.

Ngoài ra, một số công cụ phân tích mạng xã hội (Social Listening) khác cũng có tính năng thu thập dữ liệu và xác định benchmark theo từng mạng xã hội cụ thể như Facebook, TikTok, Instagram, Twitter hay LinkedIn.

Dưới đây là một số chỉ số chính được sử dụng để tính toán benchmark.

  • Số lần hiển thị (Impression)
  • Phạm vi tiếp cận (Reach)
  • Người theo dõi (Like, Follower)
  • Tốc độ tăng trưởng người dùng (Audience Growth Rate)
  • Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)
  • Tỷ lệ phát video
  • Tần suất đăng bài (Frequency)
  • Số nhấp chuột (Click)
  • Thị phần
  • … và hơn thế nữa.

Một số điểm quan trọng mà Marketer cần quan tâm trong báo cáo Social Media Benchmark năm 2024.

  • Lương tương tác tự nhiên của các thương hiệu đang giảm đi.

Tỷ lệ tương tác của mạng xã hội TikTok đã giảm khoảng 50% trong năm nay, trong khi tỷ lệ tương tác trên Facebook thực sự đã có tăng lên tuy nhiên cũng không đáng kể.

  • Tần suất đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội cũng có sự phân hoá nhất định.

Trong khi tần suất đăng bài trên Instagram và TikTok đang tăng lên thì trên FacebookTwitter (X) đang giảm đi.

  • Các thẻ hashtag gắn liền với các sự kiện đang chứng minh được sức mạnh.

Trong hầu hết các ngành hàng, các bài đăng có sử dụng các hashtag gắn liền với các sự kiện hay ngày lễ chứng kiến mức tương tác tăng cao.

  • Reels là chìa khoá tăng trưởng của Instagram.

Reels là định dạng có tỷ lệ tương tác cao nhất trên Instagram.

Social Media Benchmark năm 2024 tính chung cho tất cả các ngành.

Social Media Benchmark 2024: Tỷ lệ tương tác trên mỗi bài đăng của Facebook:

  • Ngành đồ uống có cồn: 0.11%
  • Ngành thời trang: 0.02%
  • Ngành dịch vụ tài chính: 0.04%
  • Ngành F&B: 0.03%
  • Ngành sức khoẻ và sắc đẹp: 0.02%
  • Ngành bán lẻ: 0.04%
  • Ngành công nghệ và phần mềm: 0.03%

Social Media Benchmark 2024: Tỷ lệ tương tác trên mỗi video của TikTok:

  • Ngành đồ uống có cồn: 1.84%
  • Ngành thời trang: 1.41%
  • Ngành dịch vụ tài chính: 2.43%
  • Ngành F&B: 3.95%
  • Ngành sức khoẻ và sắc đẹp: 1.38%
  • Ngành bán lẻ (Retail): 1.8%
  • Ngành công nghệ và phần mềm: 1.85%

Social Media Benchmark 2024: Tỷ lệ tương tác trên mỗi bài đăng của Instagram:

  • Ngành đồ uống có cồn: 0.45%
  • Ngành thời trang: 0.19%
  • Ngành dịch vụ tài chính: 0.28%
  • Ngành F&B: 0.45%
  • Ngành sức khoẻ và sắc đẹp: 0.18%
  • Ngành bán lẻ (Retail): 0.23%
  • Ngành công nghệ và phần mềm: 0.44%
  • Ngành giáo dục có tỷ lệ tương tác cao nhất với: 2.43%

*: Tỷ lệ tương tác (Engagement rate) = tổng số lượng các tương tác mà người dùng thực hiện hay phản ứng tới nội dung / tổng số lượng người tiếp cận (người xem hay thấy bài đăng) * 100. Ví dụ: Nếu bài viết được 100 người nhìn thấy (tiếp cận) và có 1 người bấm thích (like) thì Engagement rate khi này là: 1/100 = 1%. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng khác nhau hay Trang (fanpage) khác nhau mà tỷ lệ tương tác hay engagement rate trung bình (Benchamark) có thể khác nhau.

Bạn có thể tải xuống báo cáo chi tiết Social Media Benchmark 2024 tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Indonesia cấm quảng cáo và mua bán iPhone 16

Indonesia cấm Apple bán và quảng cáo iPhone 16 do chưa hoàn thành nghĩa vụ cam kết liên quan đến đầu tư trong nước.

Ngày 25/10, Bộ Công nghiệp Indonesia tuyên bố cấm mua bán và tiếp thị iPhone 16 trong nước vì công ty con Apple Indonesia chưa thực hiện nghĩa vụ đầu tư đã cam kết.

Đây là trở ngại không nhỏ với Apple khi doanh số dòng iPhone 16 đang ghi nhận tăng trưởng mạnh tại các thị trường khác, bao gồm Trung Quốc.

Indonesia là nền kinh tế nghìn tỷ USD, nơi số lượng thuê bao di động ước đạt hơn 350 triệu, cao hơn nhiều so với dân số (270 triệu).

Trước đó, Bộ Công nghiệp tiết lộ Apple mới đầu tư 1,48 nghìn tỷ rupiah (95 triệu USD) tại Indonesia, thấp hơn ngưỡng cam kết (1,71 nghìn tỷ rupiah). Apple đã xây dựng các học viện nhà phát triển tại đây.

Số tiền còn thiếu là nguyên nhân bộ không cấp chứng nhận Nhận dạng thiết bị di động quốc tế (IMEI) cho thiết bị. Bộ Công nghiệp cho biết, “chưa thể cấp giấy phép cho iPhone 16 vì vẫn còn những cam kết mà Apple phải thực hiện”.

Ngoài ra, giấy chứng nhận tỷ lệ nội địa hoá – TKDN – của Apple đã hết hạn và đang chờ gia hạn.

Theo Bộ Công nghiệp, cho đến nay, khoảng 9.000 iPhone 16 đã vào thị trường Indonesia, thông qua xách tay hoặc qua đường bưu điện. Tuy nhiên, chúng chỉ dành cho mục đích sử dụng cá nhân và không được phép mua bán.

Ngày 22/10, Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita kêu gọi người dân Indonesia không mua iPhone 16 từ nước ngoài.

Ông cũng đề nghị người dân báo cáo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện ai đó giao dịch iPhone 16 xách tay vì đây là hành vi “bất hợp pháp”.

Lệnh cấm cũng bao gồm các sản phẩm khác của Apple phát hành gần đây như Apple Watch Series 10.

(Theo Bloomberg, India Times)

Dat Bike sẽ càng có nhiều cơ hội khi xe máy bị cấm tại nhiều nơi vào năm 2030

Ngày 26/10, startup xe máy điện – Dat Bike đã chính thức ra mắt bộ ba mẫu xe máy điện Quantum S-series. Bộ ba mẫu xe Quantum S1, S2 và S3 được Dat Bike ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, từ những người tìm kiếm hiệu suất cao đến những khách hàng có ngân sách hạn chế.

Trước khi ra mắt bộ ba Quantum S-Series, Dat Bike đã có 4 mẫu xe bán trên thị trường.

Các phiên bản Quantum S-series tiếp tục được trang bị phần mềm tự phát triển của Dat Bike và cập nhật các tính năng khác. Bên cạnh các tính năng như chế độ kiểm soát hành trình Cruise Control, tìm xe trong bãi, khoá/mở xe tự động, chống trộm…, bộ ba xe Quantum S-series được trang bị thêm tính năng khởi hành ngang dốc Hill Assist – lần đầu tiên có trên xe điện hai bánh ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, CEO Dat Bike, nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên công ty cho ra mắt ba mẫu xe cùng lúc, nhằm mở rộng khả năng tiếp cận và khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang xe điện.

Trong bối cảnh thị trường xe máy điện tại Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ thâm nhập thị trường dự kiến tăng từ 16% năm 2023 lên 40% vào năm 2040, Dat Bike có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng này.

Hành trình phát triển của Dat Bike không bằng phẳng. Được thành lập vào năm 2019 bởi ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, một cựu kỹ sư công nghệ tại Silicon Valley, công ty đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc huy động vốn đến việc xây dựng thương hiệu trong một thị trường còn mới mẻ như xe máy điện.

Dù từng bị các nhà đầu tư trên chương trình Shark Tank Việt Nam phản hồi không tích cực, Dat Bike vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

Năm 2020, Dat Bike đã vượt qua kiểm định của Bộ Giao Thông Vận tải, tiến hành hoàn tất giao xe cho các khách hàng đặt mua, doanh thu tăng trưởng 4.000%. Đồng thời, startup này cũng mở rộng quy mô nhà xưởng ở Bình Dương, với công suất sản xuất lên đến 1.000 xe/tháng.

Trong những ngày đầu khởi nghiệp tại Bình Dương, Dat Bike đã nhận được sự hỗ trợ từ Trường Đại học Quốc tế miền Đông và Vườn ươm Doanh nghiệp Becamex (BBI) trong việc hỗ trợ nhà xưởng sản xuất, góp ý ý tưởng,

Ngoài ra, Trường Đại học Quốc tế miền Đông và Vườn ươm BBI đã giới thiệu nguồn nhân lực trẻ là sinh viên tại trường để cùng hỗ trợ Dat Bike trong những năm đầu khởi nghiệp. Tại đây, Dat Bike cũng đã được tạo điều kiện kết nối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chỉ trong một thời gian ngắn, CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn và cộng sự đã đưa Dat Bike trở thành một trong những công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất mẫu xe máy điện.

Tháng 4/2022, Dat Bike gọi vốn thành công 5,3 triệu USD. Đây là vòng gọi vốn Series A do quỹ Jungle Ventures – đây là lần đầu tiên quỹ đầu tư lớn đến từ Singapore đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ di động, dẫn đầu cùng sự tham gia của Wavemaker Partners.

Tháng 11 cùng năm, hãng xe này huy động thành công 8 triệu USD. Dẫn đầu vòng rót vốn này là Jungle Ventures, cùng với sự tham gia của GSR Ventures, Delivery Hero Ventures, Wavemaker Partners và Innoven Capita.

Hồi tháng 8 năm nay, Dat Bike cho biết hãng đã nhận được khoản vay chuyển đổi trị giá 4 triệu USD từ InfraCo Asia, giúp công ty tăng gấp đôi công suất sản xuất thông qua việc mở rộng cơ sở vật chất và tự động hóa. Với khoản vay này, Dat Bike dự kiến sản xuất hơn 30.000 xe trong hai năm tới.

Trong suốt 5 năm thành lập, Dat Bike đã huy động tổng cộng 25 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế.

Ông Brendon Blacker, Đối tác Quản lý tại Delivery Hero Ventures cho rằng startup này có triển vọng cạnh tranh được với xe máy xăng cả về giá thành và hiệu suất trong một ngành công nghiệp xe hai bánh giá trị gần 25 tỷ USD tại Đông Nam Á.

Trong đợt ra mắt sản phẩm mới, Dat Bike đã công bố hợp tác với Grab Việt Nam, nhằm phổ biến rộng rãi xe máy điện ở một số tỉnh, thành. Thông qua hợp tác này, xe máy điện của Dat Bike có thể được sử dụng cho dịch vụ GrabBike và các dịch vụ hai bánh khác đang có trên nền tảng Grab.

Special Offer từ MarketingTrips:

Trước đó, Dat Bike từng hợp tác cùng với Baemin và Gojek trong hoạt động giao đồ ăn, vận tải hành khách.

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh

Doanh thu của công ty sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Fami chạm mức 10.000 tỷ năm 2024

Tổng tài sản của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Fami tăng 8% so với đầu năm lên 13.014 tỷ đồng, chủ yếu do tăng khoản tiền gửi ngân hàng lên 7.350 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.726 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2023. Do giá vốn bị đẩy lên, biên lãi gộp giảm nhẹ xuống 33,4%.

Kỳ vừa qua, duy nhất chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng gần 5% lên 311 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính và quản lý giảm lần lượt 30% và 7%.

Sau khi khấu trừ thuế và các loại chi phí, Đường Quảng Ngãi báo lãi ròng 532 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của chủ thương hiệu Fami tăng 4% lên 8.069 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 14% lên 1.754 tỷ đồng.

So với kế hoạch cả năm là tổng doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.341 tỷ đồng, Đường Quảng Ngãi đã hoàn thành 90% chỉ tiêu doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận 31%.

Nếu duy trì “phong độ” lợi nhuận trong quý IV tương tự quý III, Đường Quảng Ngãi có khả năng phá kỷ lục lợi nhuận hàng năm.

Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm lên 13.014 tỷ đồng, chủ yếu do mở rộng quy mô tiền gửi vào ngân hàng lên 7.350 tỷ đồng.

Sau 9 tháng, lãi tiền gửi, tiền cho vay cũng mang lại cho Đường Quảng Ngãi gần 175 tỷ đồng.

Tổng nợ tính đến cuối kỳ tăng nhẹ gần 5% lên 3.634 tỷ đồng, chiếm 63% số đó là các khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

‘Người nổi tiếng lệch chuẩn’ sẽ bị hạn chế trên truyền thông

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, người nổi tiếng vi phạm pháp luật và quy tắc ứng xử sẽ bị hạn chế trên truyền thông, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ.

Báo cáo kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng sự phát triển quá nhanh của công nghệ trong khi công tác quản lý chưa theo kịp đã khiến không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho nhiều hành vi vi phạm pháp luật.

Ý thức của người sử dụng còn hạn chế, nhiều người khi tham gia sử dụng mạng xã hội có suy nghĩ mạng xã hội là “vô danh nên vô trách nhiệm”. Họ dùng tài khoản ảo, nặc danh để phát ngôn với suy nghĩ không sợ bị phát hiện, xử lý. Hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng, đặc biệt là dịch vụ xuyên biên giới chưa đáp ứng sự phát triển của thực tiễn.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng nguồn lực cả về nhân sự lẫn phương tiện, công cụ của đội ngũ thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên không gian mạng còn mỏng về số lượng, chưa đáp ứng tình hình phát triển.

Vì vậy, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch áp dụng biện pháp hạn chế sự xuất hiện, sản phẩm nghệ thuật biểu diễn của người nổi tiếng trên báo chí, mạng xã hội nhất là trên Facebook, YouTube, TikTok, khi họ vi phạm về pháp luật hoặc vi phạm Quy tắc ứng xử trên không gian mạng. “Việc này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ, góp phần ngăn chặn việc sản xuất nội dung nhảm nhí, phản cảm”, báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh thông tin tích cực, gương người tốt việc tốt, lan tỏa thông tin khuyến khích thế hệ trẻ giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức, bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Các lực lượng sẽ tăng cường phát hiện và xử lý thông tin vi phạm, chủ động rà soát phát hiện kịp thời nguồn phát tán, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới ngăn chặn, gỡ bỏ kênh, fanpage, group có nội dung nhảm nhí, giật gân, trái với thuần phong mỹ tục, siết chặt quản lý đối với những người làm video để kiếm tiền.

Các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Google phải áp dụng rà quét, chặn lọc tự động quảng cáo trực tuyến vi phạm trên các nền tảng do họ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam thay vì gỡ thụ động như trước đây.

Trong 9 tháng đầu năm, Facebook chặn gỡ 510 tài khoản, trang và 35 hội nhóm giả mạo, 6.725 bài viết, 78 tài khoản quảng cáo cờ bạc. TikTok đã chặn và gỡ bỏ 613 nội dung vi phạm. Các nền tảng xuyên biên giới đã thực hiện nghĩa vụ thuế với gần 3.500 tỷ đồng năm 2022 và 6.800 tỷ đồng năm 2023.

Thông tin và truyền thông là một trong bốn nhóm vấn đề đang được xin ý kiến đại biểu để làm căn cứ chốt lĩnh vực chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 đang diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nếu được chọn sẽ giải đáp việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội; vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Temu đối mặt nhiều thách tại Việt Nam và Đông Nam Á

Sự xuất hiện của Temu, nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc PDD Holdings, tại Đông Nam Á đã nhanh chóng tạo ra những xáo trộn trong thị trường vốn đã bão hòa này.

Trong những năm gần đây, Temu – nền tảng thương mại điện tử giá rẻ thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc PDD Holdings, đã và đang mở rộng mạnh mẽ ra các thị trường toàn cầu, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á.

Từ việc giảm giá đến 90% nhân dịp ra mắt tại Philippines vào tháng 9/2023, đến những bước đi thận trọng khi thâm nhập thị trường Thái Lan và Malaysia, Temu đang tạo ra một làn sóng hàng hóa giá rẻ chưa từng thấy.

Tuy nhiên, chiến lược bán phá giá này đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tác động của hàng giá rẻ Trung Quốc đối với các nền kinh tế trong khu vực.

Temu tại Đông Nam Á

Ngay từ khi bước chân vào Đông Nam Á, Temu đã phải đối mặt với các đối thủ sừng sỏ như Shopee, Lazada, và TikTok Shop. Sự cạnh tranh này không hề dễ dàng, đặc biệt khi các nền tảng này đã chiếm lĩnh thị phần từ rất lâu.

Báo cáo của Momentum Works cho thấy tổng giá trị hàng hóa giao dịch (GMV) của Temu tại Đông Nam Á chỉ đạt dưới 100 triệu USD vào năm 2023, rất thấp so với GMV 16,3 tỷ USD của TikTok Shop.

Với sự hiện diện hạn chế ở khu vực, Temu phải dựa vào chiến lược giá thấp và ưu đãi lớn để thu hút người tiêu dùng, nhưng điều này không đủ để chiếm lĩnh thị phần trước các đối thủ giàu kinh nghiệm.

Với việc giảm giá tới 90% khi mới vào Thái Lan, Temu hy vọng rằng chi phí thấp sẽ là chìa khóa tiếp cận thị trường. Theo Kr Asia, Thái Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử lớn thứ hai khu vực với 34,1%, chỉ sau Việt Nam. Năm 2023, thị trường thương mại điện tử Thái Lan do Shopee, Lazada và TikTok Shop thống trị, nắm giữ lần lượt 49%, 30% và 21% thị phần.

Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, nơi mức sống và thói quen mua sắm có sự chênh lệch lớn, giảm giá chưa chắc là yếu tố quyết định. Người tiêu dùng tại đây đã quen với các nền tảng thương mại điện tử (ecommerce) khác cung cấp nhiều lựa chọn hàng giá rẻ và có chương trình khuyến mãi đa dạng. Đơn cử, Shopee liên tục tổ chức các hoạt động giảm giá, miễn phí giao hàng cho nhiều sản phẩm, làm cho Temu gặp khó khăn trong việc định hình giá trị nổi bật.

Những thách thức về logistics và thanh toán

Một trong những thách thức lớn nhất của Temu là vấn đề logistics. Hệ thống giao thông phức tạp tại Đông Nam Á, với hàng nghìn hòn đảo ở Indonesia hay tình trạng kẹt xe nghiêm trọng tại Thái Lan và Việt Nam, làm cho việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù Temu đã nỗ lực cải tiến hệ thống vận chuyển như việc giao hàng từ Quảng Châu tới Bangkok trong vòng 5 ngày, nhưng điều này vẫn chưa thể cạnh tranh với các nền tảng đã tối ưu hoá hệ thống logistics từ lâu.

Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán cũng là một rào cản lớn đối với Temu. Phương thức thanh toán chủ yếu của Temu là qua thẻ tín dụng và PayPal – một điều không phổ biến tại Đông Nam Á, nơi mà tỷ lệ sử dụng thanh toán tiền mặt khi giao hàng (COD) vẫn còn cao.

Tại Philippines, thanh toán COD chiếm tới 14%, Việt Nam là 17%, và Indonesia là 11% . Điều này gây khó khăn cho Temu trong việc thúc đẩy doanh số tại các quốc gia có thói quen thanh toán truyền thống.

Điểm nhấn lớn trong hành trình của Temu tại Đông Nam Á là việc Indonesia – một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất khu vực, đã quyết định ngăn chặn nền tảng này. Theo ông Budi Arie Setiadi, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Indonesia, chính phủ Indonesia lo ngại rằng hàng hóa giá rẻ từ Temu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSMEs) trong nước.

Cùng với đó, việc Temu không tuân thủ quy định về trung gian hoặc nhà phân phối nội địa cũng khiến nền tảng này bị từ chối. Việc ngăn chặn Temu là một phần trong chính sách bảo vệ doanh nghiệp nội địa của Indonesia, khi các nhà lãnh đạo nước này nhìn thấy rủi ro từ việc hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc có thể lấn át sản phẩm trong nước và gây ra sự cạnh tranh không công bằng.

Hơn nữa, chính phủ Indonesia đã yêu cầu Apple và Google chặn ứng dụng Temu khỏi kho ứng dụng tại quốc gia này nhằm bảo vệ các MSMEs, vốn chiếm hơn 60% GDP của Indonesia .

Indonesia vẫn là một thị trường hấp dẫn đối với Temu. Ứng dụng của nền tảng này vẫn có sẵn để tải xuống tại Indonesia, nhưng không hỗ trợ giao hàng nội địa hay thanh toán bằng đồng rupiah vì nền tảng này chưa được chính phủ công nhận.

“Dù thị trường Indonesia có tiềm năng lớn, nó cũng đi kèm với các rủi ro về quy định và những bất định của thị trường,” ông Liu Wuhua, CEO của Sailing Global – một công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp internet Trung Quốc mở rộng toàn cầu – cho biết.

“Đối với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới muốn tiến vào thị trường này, họ có thể cần tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty địa phương hoặc điều chỉnh mô hình kinh doanh để tuân thủ các yêu cầu tại đây”, ông Liu nói với tờ South China Morning Post.

Indonesia đã cấm mua sắm trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội từ tháng 10 năm ngoái, nhưng TikTok – thuộc sở hữu của ByteDance, đã vượt qua hạn chế này bằng cách đầu tư 1,5 tỷ USD để trở thành cổ đông kiểm soát của đơn vị thương mại điện tử thuộc GoTo Gojek Tokopedia của Indonesia.

Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Indonesia, thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á này đã ghi nhận 454.000 tỷ rupiah (29 tỷ USD) giao dịch số vào năm ngoái.

Sự phản kháng từ Đông Nam Á

Không chỉ Indonesia, các quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đang đối mặt với áp lực từ hàng hóa giá rẻ Trung Quốc. Lazada và Shopee – hai nền tảng dẫn đầu tại khu vực, đã nhanh chóng thay đổi mô hình hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng địa phương.

Lazada, thuộc sở hữu của Alibaba, đã điều chỉnh mô hình để quản lý hoàn toàn chuỗi cung ứng và cho phép các doanh nghiệp nội địa có nhiều quyền tự quản hơn. Tương tự, Shopee cũng liên tục điều chỉnh chiến lược giá và hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.

Đối với các nền kinh tế Đông Nam Á, việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa và các doanh nghiệp nhỏ là ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, hàng hóa giá rẻ từ các nền tảng Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới doanh số của các công ty bản địa mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng kinh tế. Một số chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp kiểm soát, dòng chảy hàng giá rẻ từ Trung Quốc sẽ làm yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực .

Dù Temu hiện diện tại Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei, nhưng theo ông Li từ Momentum Works, nền tảng này vẫn chưa đạt được sự phát triển đáng kể trong khu vực.

“Sự hiện diện của Temu tại Đông Nam Á chưa thực sự mạnh mẽ,” ông Li nhận xét. Tuy vậy, Temu vẫn giữ vững vị trí là sàn thương mại điện tử phổ biến thứ hai trên thế giới với 662,5 triệu lượt truy cập trung bình mỗi tháng trong quý III, chỉ đứng sau Amazon với 2,7 tỷ lượt, theo dữ liệu từ công ty phân tích web Similarweb.

Mặc dù Temu đạt được nhiều thành công tại các thị trường phương Tây, hành trình tại Đông Nam Á, song các nước Đông Nam Á vẫn đang nỗ lực bảo vệ thị trường nội địa, đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của hàng giá rẻ Trung Quốc và liệu Đông Nam Á có chào đón các nền tảng như Temu trong dài hạn.

Làm tiếp thị liên kết trên sàn Temu: Đăng ký và kiếm tiền

Temu áp dụng mô hình hoa hồng đa cấp, theo đó người giới thiệu cấp trên được hưởng 20% hoa hồng từ thành viên cấp dưới. Mức hoa hồng trên mỗi đơn hàng dao động từ 10% đến 30%, vượt trội so với các đối thủ như TikTok Shop hay Shopee. Điều này không chỉ tạo ra sức hút lớn với người dùng mà còn khiến cho cơn sốt Temu lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.

Không chỉ thu hút người dùng tham gia kiếm tiền, Temu còn tận dụng sức mạnh của chiến lược tiếp thị liên kết để mở rộng độ phủ thương hiệu một cách nhanh chóng. Bất kỳ ai có tài khoản mạng xã hội đều có thể đăng ký tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Temu.

Sau khi đăng ký, người tham gia sẽ nhận được một liên kết duy nhất để chia sẻ với bạn bè hoặc khán giả của mình, và khi có người mua hàng thông qua liên kết đó, họ sẽ nhận được hoa hồng lên tới 20% cho mỗi đơn hàng mới.

Mức hoa hồng được chia theo giá trị đơn hàng, từ 5% cho đơn hàng dưới 50 USD, 10% cho đơn hàng từ 50 đến 99,99 USD, và 20% cho đơn hàng trên 100 USD. Ngoài ra, Temu còn thưởng 5 USD cho mỗi lượt tải ứng dụng thành công qua liên kết giới thiệu. Với những chính sách hoa hồng hấp dẫn, Temu nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều đối tác tiếp thị tại Việt Nam.

Temu cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng, từ đồ gia dụng, quần áo, đến các thiết bị điện tử, giúp các đối tác dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Điều này góp phần tăng cường sự thành công của chương trình tiếp thị liên kết khi nó tạo điều kiện cho người tham gia tối đa hóa lợi nhuận.

Nhìn từ góc độ vĩ mô, chiến lược của Temu không chỉ dừng lại ở việc tận dụng cộng đồng tiếp thị liên kết. Nền tảng này còn đưa ra những chiến lược giá mạnh mẽ để cạnh tranh với các đối thủ lớn khác trên thị trường TMĐT.

Một phần quan trọng trong chiến lược giá của Temu là việc lựa chọn nhà cung cấp cực kỳ khắt khe. Chỉ 10% trong số 2.000 nhà cung cấp được xét duyệt, và cuối cùng chỉ 20 đơn vị được chọn dựa trên tiêu chí duy trì mức giá thấp nhất có thể. Temu thậm chí chấp nhận lỗ trung bình 30 USD cho mỗi đơn hàng tại Mỹ, với mức lỗ hàng năm ước tính từ 588 đến 954 triệu USD, để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

3 Bước đơn giản để đăng ký, nhận tiền và kiếm tiền từ chương trình Tiếp thị liên kết của Temu.

Bước 1: Đăng ký tài khoản theo: https://temu.com

Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc chọn truy cập (login) bằng Google.

Bước 3: Nhận tiền 50.000 vào tài khoản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Doanh thu của Yeah1 tăng mạnh nhờ show ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Khoản thu từ quảng cáo và tư vấn truyền thông giúp Yeah1 ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao đột biến.

Theo báo cáo tài chính quý III vừa công bố, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) đã ghi nhận doanh thu hơn 345 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức doanh thu quý cao nhất của công ty này kể từ quý cuối năm 2020 đến nay. Đóng góp chủ yếu vào kết quả này là khoản thu từ quảng cáo và tư vấn truyền thông với 307 tỷ đồng.

Nhờ doanh thu tăng mạnh, lãi gộp quý III của Yeah1 cũng tăng 3,6 lần, đạt hơn 79 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 19,6% lên mức 22,9%.

Ngoài nguồn thu chính kể trên, Yeah1 cũng có thêm 25 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, chủ yếu là lãi chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết, cộng thêm lãi tiền gửi và tiền cho vay.

Ở chiều ngược lại, hầu hết chi phí phát sinh trong kỳ vừa qua của Yeah1 đều tăng 2 chữ số. Ngoài ra, công ty cũng ghi nhận khoản lỗ 11 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết.

Sau cùng, nhà sản xuất gameshow “Anh trai vượt ngàn chông gai” ghi nhận 34 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý vừa qua, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 9 tháng, Yeah1 đạt hơn 629 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,5 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế thậm chí tăng 4,5 lần, đạt gần 56 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã đạt gần 79% kế hoạch doanh thu và gần 86% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Tại thời điểm cuối quý III, nợ vay của Yeah1 đạt gần 500 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 171 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm ngoái. Trước đó, công ty cho biết đã vay gần 190 tỷ đồng để tăng cường nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng mua cổ phần, vốn góp tại các công ty khác hoặc thanh toán các khoản nợ.

Tổng tài sản của Yeah1 đến cuối tháng 9 cũng tăng 30% so với đầu năm, lên trên 2.400 tỷ đồng.

Yeah1 hiện là nhà sản xuất của show “Anh trai vượt ngàn chông gai”, là chương trình được quan tâm với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ tên tuổi như Tự Long, Bằng Kiều, Tuấn Hưng, Soobin Hoàng Sơn… Kịch bản chương trình được Yeah1 mua bản quyền từ “Call me by fire” của đài Mango (Trung Quốc). Kết thúc 15 tập phát sóng, show gần như luôn đứng đầu về tỷ suất người xem (rating) trên kênh VTV3 vào khung giờ 20-23h cả tuần.

Lãnh đạo Yeah1 cho biết sự chuẩn bị tốt từ lúc đầu đã giúp chương trình mời gọi được tài trợ từ các nhãn hàng lớn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thẩm mỹ, thực phẩm…

Theo bà Ngô Thị Vân Hạnh – CEO Yeah1, công ty định hướng sản xuất chương trình truyền hình với mức đầu tư lớn, hay “sản xuất nội dung chất lượng cao”, trở thành một trong những mảng kinh doanh chính.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Chân dung cựu CEO Intel từng muốn chi 20 tỷ USD để mua Nvidia

Cựu CEO Intel Paul Otellini từng gây sốc hội đồng quản trị khi muốn chi 20 tỷ USD mua Nvidia – hãng chip vừa vượt Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới.

Dẫn hai nguồn tin thân cận, New York Times cho biết ông Paul Otellini đã đề xuất mua lại Nvidia với số tiền trên trong một cuộc họp năm 2005. Lý do là thiết kế của Nvidia có thể đóng vai trò quan trọng trong trung tâm dữ liệu – điều các thành viên khác của hội đồng quản trị cũng đồng tình.

Tuy nhiên, hầu hết phản đối vì 20 tỷ USD là con số rất lớn vào 20 năm trước. Nếu diễn ra, đây sẽ là vụ thâu tóm công nghệ đắt đỏ nhất của hãng chip Mỹ.

Không mua Nvidia, hội đồng quản trị Intel chuyển sang ủng hộ dự án xây dựng hệ thống xử lý đồ họa nội bộ Larabee do Pat Gelsinger, CEO hiện tại của Intel, dẫn dắt. Chip sử dụng công nghệ x86 của Intel kèm đồ họa dạng lai giữa CPU và GPU. Nhưng cuối cùng, Intel ngừng dự án này, dù sau đó quay trở lại với hai dự án khác là Xe và Arc.

Trong lĩnh vực AI, Intel cũng thực hiện một số vụ sáp nhập như Nervana Systems và Movidius năm 2016, Habana Labs năm 2019.

Tuy nhiên, không thương vụ nào sánh được với vị thế hiện tại của Nvidia – gã khổng lồ có vốn hóa thị trường hơn 3,53 nghìn tỷ USD vào ngày 25/10, vượt mức 3,52 nghìn tỷ của Apple. Quan trọng hơn, những quyết định thiếu dứt khoát đang khiến Intel bỏ lỡ cơ hội với AI và có nguy cơ bị thâu tóm.

Intel chưa đưa ra bình luận.

Theo Tom’s Hardware, liên tục đối mặt những khó khăn trong sản xuất và chiến lược bán hàng, Intel đã trở thành công ty nhỏ hơn nhiều so với Nvidia. Giá trị vốn hóa thị trường (market value) dưới 100 tỷ USD của Intel thậm chí ít hơn tài sản của CEO Nvidia Jensen Huang.

Đây không phải lần duy nhất Intel bỏ qua cơ hội tiến vào thị trường AI sớm. Trong năm 2017 và 2018, Intel từng được chào mời mua cổ phần OpenAI khi còn là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận nhỏ. Tuy vậy, CEO Intel lúc đó là Bob Swan đã nói không vì cho rằng các mô hình AI còn lâu mới tiếp cận được thị trường rộng lớn.

Paul Otellini gia nhập Intel năm 1974, giữ vai trò CEO giai đoạn 2005-2013. Ông qua đời năm 2017 ở tuổi 66.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Trung Quốc: Doanh số iPhone của Apple giảm trong khi Huawei tăng mạnh trong quý III/2024

Doanh số iPhone của Apple giảm 0,3%, trong khi Huawei tăng 42% trong quý III/2024.

Theo dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố ngày 25/10, thị trường smartphone Trung Quốc đã tăng trưởng quý thứ tư liên tiếp. Tính từ tháng 7 đến hết tháng 9, có 68,8 triệu smartphone được bán ra, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Làn sóng nâng cấp thiết bị đang thúc đẩy sự phục hồi bền vững của thị trường smartphone tại Trung Quốc”, Arthur Guo, nhà phân tích Client System Research thuộc IDC Trung Quốc, nêu trên blog. “Bất chấp những thách thức kinh tế đang diễn ra, người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi cho smartphone mới sau ba năm nhu cầu bị dồn nén”.

Thương hiệu đứng đầu là Vivo, công ty chủ yếu bán điện thoại giá rẻ, với thị phần 18,6%, tăng 21,5% so với năm ngoái. Apple giữ vị trí thứ hai với 15,6%, giảm 0,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Huawei tăng 42% để vươn lên đứng thứ ba, đạt thị phần (market share) 15,3%, trong khi năm ngoái, họ không có tên trong top 5.

“Huawei có màn trở lại ấn tượng, ghi nhận bốn quý liên tiếp tăng trưởng ít nhất hai chữ số. Việc ra mắt Mate XT, điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới, dự kiến thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường điện thoại gập”, ông Guo đánh giá.

Theo Reuters, sự trái ngược về hiệu suất kinh doanh giữa Apple và Huawei chủ yếu nằm ở phân khúc cao cấp, khi công ty Trung Quốc liên tiếp tung ra các dòng Mate 60, Pura 70 và gần nhất là Mate XT. Trong khi đó, Aplpe đối mặt với làn sóng ủng hộ hàng nội địa của người dùng Trung Quốc, cũng như việc hạn chế sử dụng iPhone tại một số cơ quan chính phủ.

IDC đánh giá Apple sẽ cải thiện doanh số nhờ vào nhu cầu đối với mẫu iPhone 16. “Các chương trình khuyến mãi và kích thích mua hàng trong dịp mua sắm cuối năm sẽ khiến thế hệ iPhone 16 tăng trưởng mạnh”, Guo cho biết.

Báo cáo trước đó từ công ty nghiên cứu Counterpoint Research cũng cho thấy iPhone 16 có khởi đầu suôn sẻ hơn mong đợi từ khi bán ra ngày 20/9 tại Trung Quốc.

Cũng theo IDC, Xiaomi và Honor là hai thương hiệu còn lại trong top 5 với thị phần 14,8% và 14,6%. Tuy nhiên, trong khi Xiaomi tăng trưởng 12,8%, Honor giảm tới 22,5%, đẩy công ty từ vị trí dẫn đầu xuống thứ 5.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Câu chuyện thương hiệu ZUS Coffee: Từ một ki-ốt nhỏ tới gã khổng lồ cafe

Từ một ki-ốt nhỏ với vốn đầu tư ban đầu chỉ 300.000 ringgit, ZUS Coffee đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những chuỗi cà phê hàng đầu tại Malaysia. Sự thành công của ZUS là minh chứng cho sức mạnh của công nghệ, chiến lược marketing tinh tế và sự kiên trì của các nhà sáng lập.

Khi nhắc đến những chuỗi cà phê thành công nhất tại Malaysia, ZUS Coffee chắc chắn là cái tên được nhiều người nhớ đến.

Khởi đầu từ một quầy ki-ốt nhỏ vào năm 2019, ZUS đã nhanh chóng mở rộng với hơn 600 cửa hàng trên khắp Malaysia và Philippines, đánh dấu sự vươn mình mạnh mẽ trong ngành công nghiệp cà phê khu vực Đông Nam Á.

Đằng sau sự phát triển ấn tượng này là câu chuyện về những người sáng lập đầy khát vọng, cùng chiến lược áp dụng công nghệ và marketing sáng tạo.

Khởi đầu từ một giấc mơ lớn

Ian Chua và Venon Tian là hai trong số 7 nhà sáng lập ZUS Coffee. Cả hai đều có niềm đam mê mãnh liệt với cà phê và một tầm nhìn về việc mang đến loại cà phê chất lượng cao nhưng giá cả phải chăng cho người tiêu dùng.

Với nền tảng xuất phát từ các công ty khởi nghiệp về công nghệ, họ đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc số hóa trong việc xây dựng mô hình kinh doanh hiện đại. Từ cửa hàng đầu tiên tại Kuala Lumpur, Ian và Venon đã đưa ra một định hướng rõ ràng: ZUS Coffee sẽ trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của người tiêu dùng, thay vì chỉ là một trải nghiệm cao cấp và xa xỉ.

“Chúng tôi muốn cà phê trở thành một nhu cầu thiết yếu, không phải là một thứ xa xỉ,” Venon Tian chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Business Today. Với triết lý này, ZUS Coffee không chỉ tập trung vào việc phát triển chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra sự thuận tiện và gần gũi cho khách hàng thông qua việc tích hợp công nghệ ngay từ những ngày đầu tiên.

Trước khi cửa hàng đầu tiên chính thức khai trương, ứng dụng di động của ZUS đã ra mắt, cho phép khách hàng đặt hàng trước và nhận đồ uống mà không cần phải chờ đợi lâu.

Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công nhanh chóng của ZUS Coffee chính là việc áp dụng công nghệ vào quy trình vận hành. Hệ thống ứng dụng của ZUS không chỉ giúp khách hàng đặt hàng nhanh chóng mà còn tích hợp nhiều chức năng khác như chơi trò chơi, tích lũy điểm thưởng và nhận quà tặng.

Đối với thế hệ trẻ Malaysia, những người ngày càng ưa chuộng cà phê và văn hóa thưởng thức đồ uống, đây là một bước đi khôn ngoan của ZUS trong việc giữ chân và mở rộng tệp khách hàng trung thành.

“Chúng tôi đã quen thuộc với cách các ứng dụng và thương mại điện tử vận hành,” Venon chia sẻ. Chính nhờ hiểu rõ về công nghệ mà ZUS đã tạo ra một nền tảng số mạnh mẽ, giúp họ có thể phản ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Trong giai đoạn khó khăn của đại dịch, khi hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu, ZUS lại tận dụng cơ hội này để thúc đẩy dịch vụ giao hàng và thanh toán không tiếp xúc. Tính đến thời điểm cao điểm của đại dịch, 70% doanh thu của ZUS đến từ dịch vụ đặt hàng trực tuyến – một con số ấn tượng cho thấy hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh.

Huy động vốn lớn

Không chỉ dựa vào công nghệ, chiến lược mở rộng nhanh chóng của ZUS còn được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư lớn. Năm 2023, ZUS đã huy động thành công 250 triệu ringgit (khoảng 57,27 triệu USD) từ một nhóm các nhà đầu tư bao gồm quỹ đầu tư tư nhân KV Asia Capital, Quỹ hưu trí KWAP của Malaysia và tập đoàn cà phê Kapal Api đến từ Indonesia.

Khoản đầu tư này không chỉ giúp ZUS mở rộng quy mô tại Malaysia mà còn hỗ trợ việc thâm nhập vào các thị trường quốc tế như Singapore, Brunei, và đặc biệt là Philippines. Khoản đầu tư này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên với 50 triệu ringgit và giai đoạn tiếp theo với 200 triệu ringgit.

Đây không phải lần đầu tiên KV Asia Capital đầu tư vào một công ty trong khu vực Đông Nam Á, bởi quỹ này đã có những khoản đầu tư thành công vào các công ty khác như Wildflour Hospitality tại Philippines, Bee Logistics tại Việt Nam và TF Value Mart tại Malaysia.

Với nguồn vốn mạnh mẽ, ZUS đã có thể đẩy nhanh tốc độ mở rộng, đặc biệt tại Philippines, nơi mà họ đã hợp tác với Choi Garden Restaurant Company để xây dựng chuỗi 50 cửa hàng và dự kiến sẽ tăng lên 150 cửa hàng vào cuối năm 2024.

Chiến lược marketing

Chỉ ứng dụng công nghệ thôi là chưa đủ, ZUS còn đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu. Một trong những chiến dịch đáng chú ý nhất của họ là bộ phim ngắn hài hước được thực hiện với sự hợp tác của Fishermen Integrated, có sự tham gia của các danh hài Kavin Jay, Arieff Yong và Ryan Howlet.

Bộ phim xoay quanh câu hỏi liệu ZUS có thực sự là một thương hiệu địa phương hay không, nhằm nâng cao tinh thần yêu nước và khẳng định rằng chất lượng địa phương không đồng nghĩa với sự thấp kém.

Chiến dịch này không chỉ giúp ZUS kết nối tốt hơn với khách hàng trẻ, mà còn lan tỏa thông điệp rằng Malaysia hoàn toàn có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng không thua kém các thương hiệu quốc tế. Đây là cách ZUS xây dựng hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng – một thương hiệu địa phương với tầm vóc quốc tế.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, ZUS vẫn phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình phát triển. Mở rộng quá nhanh chóng và quản lý chuỗi cung ứng là hai vấn đề lớn nhất mà công ty đang phải đối diện.

Tuy nhiên, Venon Tian và đội ngũ của ông vẫn lạc quan về tương lai, với mục tiêu trở thành thương hiệu cà phê số một tại Malaysia và vươn ra thị trường quốc tế.

Theo ông Raja Hamzah Abidin, đồng sáng lập của hãng đầu tư mạo hiểm RHL Ventures, với giá trị thị trường ước tính khoảng 230 triệu USD, ZUS hoàn toàn có khả năng tiến hành IPO trong tương lai gần. Dẫu vậy, Venon Tian cho biết công ty không vội vàng với kế hoạch lên sàn chứng khoán, mà thay vào đó sẽ tập trung vào việc củng cố vị thế tại thị trường nội địa và mở rộng các hoạt động quốc tế.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Doanh thu và lợi nhuận của Shein mất đà tăng trưởng nóng

Lợi nhuận của Shein đã giảm hơn 70% xuống chỉ còn chưa đến 400 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Doanh thu trong giai đoạn này đạt 18 tỷ USD.

Theo hãng truyền thông The Information, trong nửa đầu năm nay, doanh thu của nền tảng thương mại điện tử bán lẻ thời trang trực tuyến Shein chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 23%, so với mức tăng 40% của cùng kỳ năm trước. Shein đang chuẩn bị cho đợt niêm yết tại London.

The Information cho biết, tăng trưởng doanh thu của Shein chậm lại, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt từ trang web mua sắm giá rẻ Temu của Trung Quốc, vốn đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây tại thị trường Mỹ.

Lợi nhuận của Shein đã giảm hơn 70% xuống chỉ còn chưa đến 400 triệu USD trong nửa đầu năm nay. Doanh thu trong giai đoạn này đạt 18 tỷ USD.

Shein đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ mô hình kinh doanh chi phí thấp là gửi bưu kiện đến khách hàng trên toàn thế giới trực tiếp từ các nhà máy ở Trung Quốc.

Shein được định giá 66 tỷ USD trong vòng huy động vốn vào năm ngoái và đã tổ chức các cuộc họp không chính thức với các nhà đầu tư trong tháng này để chuẩn bị cho một đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại London.

Tuy nhiên, Shein chưa công bố chính thức báo cáo kết quả kinh doanh toàn cầu của mình.

Shein tập trung vào mô hình kinh doanh thời trang nhanh, sản xuất và bán quần áo với tốc độ nhanh chóng, giá rẻ để đáp ứng các xu hướng thời trang mới nhất.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người Việt chi 1 tỷ USD mỗi tháng để mua sắm trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop và Sendo

Trong 9 tháng qua, người tiêu dùng Việt Nam đã chi 227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD mua hàng trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop và Sendo.

Trong báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III và dự báo quý IV vừa được Metric – công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam – công bố, 9 tháng qua, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, tổng doanh số đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2023, với 2,43 triệu sản phẩm được bán ra, tăng 49,8% so với cùng kỳ 2023. Riêng quý III, đóng góp 84.750 tỷ đồng, tăng 15,9% so với quý III/2023 với 897 triệu sản phẩm.

Trong đó, TikTok Shop và Shopee là 2 sàn thương mại điện tử (ecommerce) lần lượt ghi nhận tăng trưởng 110,6% và 11,3% về doanh số so với cùng kỳ 2023. “Đáng chú ý, TikTok Shop đã đạt mức tăng trưởng doanh số gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, thể hiện chiến lược hiệu quả trong việc kết hợp giữa mô hình mua sắm và giải trí”, Metric đánh giá.

Tiki cũng là một điểm sáng bất ngờ trong quý vừa qua. Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ 2023, Tiki đã có sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 38,1% so với quý II, tạo ra một bước ngoặt khả quan cho nền tảng nội địa này.

Xét riêng từng sàn trong quý III, Shopee, TikTok Shop và Tiki đều ghi nhận doanh số tăng cao từ tháng 7, cao nhất vào tháng 8, sau đó giảm nhẹ vào tháng 9. Riêng Lazada và Sendo lại cùng có doanh số giảm dần qua từng tháng.

Trong quý III, sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng gia tăng mạnh, chiếm hơn một nửa doanh số toàn thị trường, tăng 9% thị phần so với năm ngoái. Đặc biệt, phân khúc dưới 100.000 đồng đã tăng 5% thị phần, trong khi phân khúc 100.000-200.000 đồng tăng thêm 4%.

Ngoài ra, báo cáo của Metric cũng nhận định các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đang có động thái đẩy mạnh vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, Temu mới đây đã chính thức gia nhập thị trường, trong khi đó ứng dụng thương mại điện tử 1688, phiên bản iOS đã có ngôn ngữ tiếng Việt. Taobao – nền tảng thương mại điện tử của Alibaba dù chưa hỗ trợ tiếng Việt, tuy nhiên đã cho phép vận chuyển đến địa chỉ của người dùng tại Việt Nam.

“Những động thái này càng làm gia tăng áp lực cạnh tranh thị trường trong nước, khi trước đó thị trường đã bị chi phối bởi các nền tảng nước ngoài như Shopee, Lazada và TikTok Shop”, Metric đánh giá.

Thực tế, theo ghi nhận, trên website của Temu Việt Nam, đã ra mắt phiên bản tiếng Việt. Việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ mất 4-7 ngày do lợi thế về khoảng cách địa lý và sự kết nối thông qua đường bộ.

Đáng chú ý, sàn này cũng vừa ra mắt hình thức kiếm tiền nhờ tiếp thị liên kết qua nền tảng tiếp thị liên kết của Temu tại Việt Nam. Mức hoa hồng dao động 10-30%. Bên cạnh đó, còn nhận thêm 150.000 đồng khi có một người đăng ký từ đường link và nhiều mã giảm giá đến 90% trên sản phẩm.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này cũng miễn phí vận chuyển đơn đặt hàng từ 120.000 đồng. Người dùng Việt Nam có thể thanh toán bằng Google Pay, Visa, MasterCard…

Thực tế, các nhà bán hàng trong nước đang chịu mức độ cạnh tranh ngày càng cao, nhất là khi các sàn thương mại điện tử trong nước ồ ạt vào Việt Nam.

Hơn 3 năm kinh doanh ốp điện thoại trên sàn thương mại điện tử Shopee, chị H.T. chia sẻ chị chưa bao giờ cảm thấy áp lực như hiện tại khi cạnh tranh giá giữa các shop, chiết khấu và các quy định của sàn ngày càng gay gắt. Chưa kể, 1-2 năm trở lại đây, chị còn phải đối mặt mới hàng loạt mẫu ốp giá rẻ từ gian hàng Trung Quốc được bán trực tiếp trên Shopee, Lazada và TikTok Shop.

Dữ liệu của Metric cho biết có 580.300 cửa hàng hoạt động trên 5 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop trong 9 tháng, giảm 1% so với cùng kỳ 2023.

Bên cạnh đó, trong quý vừa qua, sự xuất hiện của một số sản phẩm hot trend (trào lưu mới) cũng ghi nhận tăng trưởng đột biến cả về doanh số lẫn sản lượng bán ra.

Đồ chơi Labubu tăng trưởng mạnh nhờ thiết kế độc đáo và số lượng giới hạn, tạo nên làn sóng sưu tầm trong cộng đồng. Trên các sàn thương mại điện tử, doanh số của Labubu đạt đỉnh vào tháng 8. Trong quý III, GMV đạt 6,9 tỷ đồng và 49.400 sản phẩm được bán ra, tăng 741% về doanh số và 834% về sản lượng so với quý II.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Temu đang làm thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Temu đang làm thủ tục đăng ký hoạt động tại thị trường Việt Nam, theo đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số.

Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) – tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo – chưa công bố chính thức vào Việt Nam.

Từ cuối tháng 9, dù chưa đăng ký kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhưng người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.

Chiều 24/10, đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa có văn bản chính thức gửi cơ quan này về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam khi gia nhập thị trường.

“Temu đang làm thủ tục đăng ký hoạt động tại thị trường Việt Nam. Sau khi họ nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan quản lý sẽ xét duyệt”, đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số xác nhận.

Theo quy định, các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương. Điều này nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an toàn thông tin và các quy định pháp lý liên quan.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhìn nhận việc Việt Nam là điểm đến mới của Temu hay các nền tảng xuyên biên giới khác là “điều dễ hiểu trong bối cảnh hội nhập kinh tế”.

Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng hóa Trung Quốc

Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới, thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng hóa Trung Quốc với lợi thế giá thành và tốc độ giao hàng.

Đầu tháng 10, ứng dụng thương mại điện tử (ecommerce) Temu âm thầm tiến vào thị trường Việt Nam và Brunei, qua đó nâng phạm vi phủ sóng tại Đông Nam Á lên 5 quốc gia.

Temu là phiên bản quốc tế của Pinduoduo, gã khổng lồ TMĐT lớn thứ 2 Trung Quốc. Khác với các sàn TMĐT trong nước hiện nay như Shopee, Lazada, mô hình của Temu thiên về B2C (doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng) với nguồn hàng chủ yếu đến từ nhà bán Trung Quốc.

Giai đoạn đầu, phiên bản website và ứng dụng của Temu tương đối thô sơ, không cung cấp lựa chọn tiếng Việt và chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng như chưa hỗ trợ ví điện tử địa phương. Tuy nhiên trong thời gian ngắn, ứng dụng này liên tục bổ sung thêm nhiều tính năng phù hợp cho thị trường Việt Nam.

Không chỉ tung ra hàng loạt ưu đãi kích thích mua sắm như miễn phí giao hàng, cho phép trả hàng hoàn tiền lên tới 90 ngày, Temu sẵn sàng chia hoa hồng “khủng” lên tới 30% cho hoạt động tiếp thị liên kết nhằm đẩy mạnh số lượng người dùng mới.

Cách hàng Trung Quốc đổ bộ Việt Nam

Vài năm trở lại đây, hoạt động TMĐT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt. Với khoảng 1.500 km biên giới đất liền, hàng hóa từ Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào Việt Nam thông qua những nền tảng như Temu.

Đối với nhà bán hàng Trung Quốc, thị trường Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ”. Thống kê từ hãng nghiên cứu Momentum Works cho thấy Việt Nam là thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2023. Với tốc độ mở rộng gần 53% so với cùng kỳ lên 13,8 tỷ USD, Việt Nam cũng vượt qua Philippines để trở thành thị trường TMĐT lớn thứ 3 trong khu vực.

Trước Temu, sàn TMĐT 1688 của tập đoàn Alibaba cũng bắt đầu hỗ trợ tiếng Việt. Đây là động thái đầy bất ngờ khi suốt hàng chục năm qua, nền tảng này chỉ áp dụng duy nhất tiếng Trung, thậm chí chưa tích hợp ngôn ngữ Anh.

1688 vốn là nền tảng bán buôn phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc. Đối tượng chính của nền tảng là người mua số lượng lớn và chủ yếu là B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Thay vì thông qua các đầu mối mua hộ, trung gian vận chuyển Việt – Trung, 1688 nay trực tiếp hỗ trợ người dùng Việt Nam mua và vận chuyển hàng hóa.

Tương tự, Taobao – một nền tảng TMĐT khác của Alibaba – cũng đã mở dịch vụ giao hàng tận tay người dùng tại Việt Nam.

Trên thực tế, trước khi những “tay chơi” mới tiến vào Việt Nam, vài năm trở lại đây, các sàn TMĐT dẫn đầu thị phần trong nước hiện nay như Shopee, Lazada hay TikTok Shop đã cho phép người dùng Việt mua hàng Trung Quốc thông qua tính năng gian hàng quốc tế.

Với hàng loạt chính sách trợ giá, hỗ trợ thanh toán hay cung cấp nền tảng giao dịch cho nhà bán lẻ quốc tế, các sàn TMĐT đã thu hẹp đáng kể khoảng cách giữa hàng hóa Trung Quốc với người tiêu dùng Việt Nam.

Qua theo dõi 4 sàn TMĐT lớn mà người bán nước ngoài đang khai thác, Bộ Công Thương ghi nhận trên dưới 1 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu qua kênh TMĐT mỗi tháng, tính đến đầu tháng 6 vừa qua.

Mặt khác, các công ty logistics lớn của Trung Quốc như Best Express, J&T Express cũng đóng vai trò quan trọng trong quy trình giao hàng chặng cuối về Việt Nam.

Hồi đầu năm, Viettel Post trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ký kết thỏa thuận tăng cường kết nối, phát triển logistics xuyên biên giới cùng chính quyền và các doanh nghiệp Trung Quốc tại 2 TP Nam Ninh và Bằng Tường, bao gồm việc xây dựng 2 trung tâm logistics lớn tại 2 địa phương và hợp tác khai thác vận tải đa phương thức tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh.

Nhà bán lẻ Việt Nam đánh mất lợi thế tốc độ

Theo công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử Metric, sự gia nhập của Temu hay các sàn TMĐT giá rẻ khác vào Việt Nam đang tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh.

Bên cạnh vấn đề giá thành, việc tốc độ giao hàng xuyên biên giới được rút ngắn tương đương tốc độ vận chuyển nội địa cũng là “cơn đau đầu” với các nhà bán lẻ địa phương.

Theo một chuyên gia trong ngành fulfillment (thực hiện đơn hàng), quy trình logistics tại Trung Quốc khá hoàn thiện và được cải tiến từng ngày, đặc biệt là mạng lưới giao thông. Nhờ đó, mỗi đơn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam nay chỉ tốn 4-6 ngày, ngang thời gian vận chuyển từ TP.HCM ra Hà Nội.

Số liệu từ CEIC Data cho biết tính đến năm 2022, quốc gia tỷ dân đã hoàn thành 177.000 km cao tốc, tăng 84% so với 10 năm trước. Trung Quốc cũng đang sở hữu hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới với tổng chiều dài lên tới 42.000 km, gấp 62 lần thời điểm năm 2008.

Trong chiến lược phát triển TMĐT xuyên biên giới, chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích và hỗ trợ một loạt địa phương, doanh nghiệp xây dựng các tổng kho rộng hàng chục nghìn m2 sát biên giới Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, tập trung tại 4 địa phương là Hà Khẩu, Bằng Tường, Đông Hưng và Quảng Châu.

Các tổng kho này có chức năng nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, xử lý, hoàn thành các khâu fulfillment và xuất đi trong thời gian ngắn nhất.

Đầu năm 2020, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc – ASEAN tại huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam) với khoảng 150 công ty hoạt động và đang triển khai tiếp giai đoạn 2 tại phía Bắc, giáp với tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội 295 km và cách cảng Hải Phòng 416 km.

Sau khi hoàn thành, trung tâm này có năng lực xử lý 50.000 bưu kiện/ngày, tương đương trọng lượng khoảng 800 tấn, qua đó đưa khối lượng giao dịch hàng năm dự kiến ​​vượt 2 tỷ nhân dân tệ (280 triệu USD).

Hiện Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc – ASEAN, phân khu Hồng Hà cách cửa khẩu đường bộ Hà Khẩu (Cửa khẩu số I) 3 km. Tổng diện tích sử dụng đất và xây dựng lên tới 660.000 m2 với quy mô mức đầu tư là 3,68 tỷ nhân dân tệ (khoảng 525 triệu USD).

Ở huyện Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây), chính quyền nơi đây cũng đang phát triển Khu thương mại biên giới Đông Hưng thành khu thương mại biên giới lớn nhất Quảng Tây.

Ngoài các tổng kho trung chuyển này, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các công ty Trung Quốc cũng đang vận hành khoảng 2.500 kho hàng ở nước ngoài với tổng diện tích 30 triệu m2, bao gồm cả Việt Nam. Trong đó, có hơn 1.800 kho hàng chuyên phục vụ TMĐT xuyên biên giới với tổng diện tích 22 triệu m2.

Trong 5 năm qua, TMĐT xuyên biên giới của Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 10 lần và trở thành động lực thúc đẩy thương mại đối ngoại.

Tính riêng quý I/2024, tổng giá trị hàng hóa TMĐT xuyên biên giới đạt 577,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 80 tỷ USD), tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu tăng 14% lên 448 tỷ nhân dân tệ (khoảng 63 tỷ USD).

Thời gian tới, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng có kế hoạch tận dụng 165 khu thí điểm TMĐT xuyên biên giới để mở rộng số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi thương mại quốc tế, nuôi dưỡng các công ty chủ chốt trong ngành để dẫn đầu quá trình số hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy hợp tác, đàm phán TMĐT xuyên biên giới trong các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do.

Hiện Trung Quốc có hơn 120.000 đơn vị TMĐT xuyên biên giới, đồng thời sở hữu hơn 1.000 khu công nghiệp TMĐT xuyên biên giới.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Đề xuất chặn quảng cáo các sàn ‘khuyến mại quá 50%’ như Temu và Shopee

Sở Công Thương TP HCM cho rằng cần có chế tài mạnh nếu các sàn thương mại điện tử (e commerce) như Shopee, nền tảng xuyên biên giới như Temu khuyến mại vượt quy định, cạnh tranh không lành mạnh.

Trong văn bản gửi Bộ Công Thương hôm nay, Sở Công Thương TP HCM cho biết các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang quảng cáo và khuyến mại vượt đang quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Sở cũng đính kèm hình ảnh ví dụ về quảng cáo Flash Sale trên Shopee và quảng cáo trên Temu – sàn thương mại điện tử xuyên biên giới gần đây đang tiếp cận người dùng Việt.

Ngoài hai sàn này, Sở Công Thương cũng đề cập những vi phạm về khuyến mại trên các website, mạng xã hội.

Những vi phạm này, theo Sở Công Thương TP HCM, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước.

Để đối phó với tình trạng trên, Sở Công Thương TP HCM đề xuất Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc như chặn quảng cáo hiển thị; tạm ngưng hoặc đình chỉ hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử tái phạm nhiều lần.

Đồng thời, cơ quan này kêu gọi kiểm tra chặt chẽ các sàn thương mại điện tử quốc tế nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh công bằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiểm soát dữ liệu cá nhân chặt chẽ hơn.

Sở kiến nghị ban hành quy định về thuế và hải quan nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc quản lý hiệu quả thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo thu thuế công bằng và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ.

Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) – tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo – chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt. Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định đơn vị này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

ESG là gì? Các bước lập chiến lược ESG

Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng MarketingTrips tìm hiểu về một trong những thuật ngữ hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong phạm vi phát triển doanh nghiệp lẫn đầu tư đó là ESG (Environmental, Social, và Corporate Governance): ESG là gì? Tại sao doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG? Đầu tư ESG là gì? Các điều kiện cụ thể để đạt được tiêu chuẩn ESG (Tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị)? và nhiều nội dung khác.

ESG là gì?

ESG là từ viết tắt của Environmental (môi trường), Social (xã hội) và Corporate Governance (quản trị doanh nghiệp), khái niệm đề cập đến một bộ tiêu chuẩn thực thi chủ yếu được áp dụng trong phạm vi doanh nghiệp hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với xã hội.

Dù là ở khía cạnh phát triển doanh nghiệp hay đầu tư, chỉ số ESG cũng tương tự như CSR, được xem là nền tảng để xây dựng nên một doanh nghiệp bền vững.

Mục tiêu của ESG là nắm bắt các cơ hội và rủi ro phi tài chính vốn có liên quan đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Các bước lập chiến lược ESG

Có 6 bước cơ bản để xây dựng một chiến lược ESG hiệu quả cho doanh nghiệp, khuyến nghị bởi Ủy ban châu Âu (EC).

Theo EC, chiến lược ESG là quá trình hoạch định sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên ba trụ cột cơ bản – E (Environmental – Môi trường), S (Social – Xã hội), và G (Governance – Quản trị).

Dưới đây là 6 bước để xây dựng một chiến lược ESG hiệu quả:

Bước 1: Hoạch định

Hoạch định chiến lược ESG tập trung sự phát triển của công ty dựa trên ba trụ cột chính: E (Environmental) – Các vấn đề về môi trường; S (Social) – các vấn đề xã hội và G (Governance) – các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp.

Khi xây dựng, cần đảm bảo tính hiệu quả, tức chiến lược này cần phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Doanh nghiệp có thể tham khảo khung tiêu chuẩn khi hoạch định chiến lược gồm:

– Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): Gồm 17 mục tiêu do Liên Hợp Quốc đưa ra nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới.

– Tiêu chuẩn SASB: nêu các thách thức ESG liên quan đến 77 ngành công nghiệp khác nhau.

– Nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và Quyền con người.

Bước 2: Nghiên cứu tác động

Việc phát triển chiến lược ESG bắt đầu từ việc đánh giá tác động của doanh nghiệp đối với con người và hành tinh. Mục tiêu là xác định các lĩnh vực hoạt động có rủi ro nghiêm trọng đối với con người và môi trường.

Rủi ro được chia thành ba nhóm: môi trường, cộng đồng và nhân viên. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các chỉ số dựa trên dữ liệu đánh giá rủi ro theo khu vực địa lý, ngành và hàng hóa. Dữ liệu định lượng và định tính từ các nguồn công khai có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của từng rủi ro.

Bước 3: Đánh giá tính trọng yếu

Đánh giá tính trọng yếu (Materiality Assessment) giúp doanh nghiệp xác định các ưu tiên ESG phù hợp nhất. Trước hết, cần xác định các bên liên quan như nhà đầu tư, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương. Sau đó, chọn ra các chỉ số ESG đặc biệt quan trọng đối với từng nhóm đối tượng.

Việc hiểu rõ các chỉ số ESG quan trọng đối với từng bên liên quan giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, đồng thời đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua kỳ vọng của họ.

Bước 4: Xác định điểm khởi đầu

Không biết rõ hiện trạng của bản thân thì khó có thể đo lường sự tiến bộ. Do đó, việc tiến hành đo lường ban đầu để xác định tình hình doanh nghiệp và đánh giá mức độ trưởng thành của ESG rất quan trọng. Ngoài ra, cần thu thập thông tin về hoạt động ESG của các đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn tổng quan.

Bước 5: Đặt ra các mục tiêu ESG

Mục tiêu có thể bao gồm duy trì hiệu suất tốt, cải thiện các điểm yếu và tối ưu hóa tổng thể. Các mục tiêu ESG không mang tính phổ quát mà cần được tùy chỉnh theo ngành nghề cụ thể và mức độ tác động của doanh nghiệp lên môi trường. Ví dụ:

Mục tiêu môi trường:

– Giảm tổng lượng phát thải carbon, giảm thiểu rác thải và sử dụng nước.

– Chuyển đổi sang năng lượng bền vững và quản lý chuỗi cung ứng.

Mục tiêu xã hội:

– Đóng góp vào việc thu hẹp khoảng cách tiền lương, cải thiện phúc lợi và điều kiện làm việc cho nhân viên.

– Hỗ trợ các hoạt động xã hội và nguồn cung ứng nguyên liệu có đạo đức.

Mục tiêu quản trị:

– Tăng tính minh bạch trong cấu trúc hội đồng quản trị, đa dạng trong ra quyết định.

– Quản lý bảo mật dữ liệu, thực hành kế toán lành mạnh và đạo đức kinh doanh.

Bước 6: Tạo kế hoạch ESG

Xây dựng kế hoạch phát triển ESG chi tiết với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, ví dụ như trong một năm, 5 năm hoặc 10 năm. Phân chia các mục tiêu lớn thành các bước nhỏ, có khả năng đạt được để tăng tính khả thi.

Bước 7: Triển khai và đo lường

Sau khi xác định trạng thái hiện tại và lập lộ trình cụ thể, doanh nghiệp cần bắt đầu triển khai các mục tiêu ESG. Đặt ra các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đánh giá tiến độ.

Việc triển khai hiệu quả đòi hỏi xác định nơi thu thập dữ liệu để báo cáo. Dữ liệu nằm ở tất cả các cấp của tổ chức, bởi ESG bao gồm các vấn đề từ lao động, quản trị đến biến đổi khí hậu, phá rừng, quản lý nước, quản lý rác thải và chuỗi cung ứng. Sau thu thập là công đoạn lập báo cáo ESG.

Các tổ chức như Global Reporting Initiative (GRI), Sustainability Accounting Standards Board (SASB), Task Force on Climate-related Financial Disclosures (TCFD) và International Integrated Reporting Framework (IRF) cung cấp các khung báo cáo ESG chi tiết mà doanh nghiệp có thể áp dụng.

Bước 8: Công bố báo cáo ESG định kỳ

Lập kế hoạch báo cáo định kỳ hàng năm cho các bên liên quan trọng dựa trên các khung tiêu chuẩn và công cụ đánh giá bên ngoài. Trong báo cáo đầu tiên, cần nêu rõ các chính sách và chương trình hiện có, đồng thời đánh giá mức độ tiến bộ.

Báo cáo nên bao gồm các chỉ số cụ thể theo từng tổ chức hoặc ngành và đánh giá mức độ cam kết, tiến độ đối với các chỉ số bền vững chính.

Doanh nghiệp cần sử dụng các kênh truyền thông như website, thông cáo báo chí và mạng xã hội để đảm bảo tất cả các bên liên quan đều có thể tiếp cận báo cáo dễ dàng.

Sau khi công bố, doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan để đánh giá các khoảng trống trong chiến lược ESG và báo cáo, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và xác lập các cam kết trong tương lai.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Làm tiếp thị liên kết trên sàn Temu: Đăng ký và kiếm tiền

Sự xuất hiện của Temu tại Việt Nam cùng với chương trình tiếp thị liên kết đã mở ra một cơ hội lớn cho cả người tiêu dùng lẫn những người muốn kiếm thêm thu nhập từ việc quảng bá sản phẩm trực tuyến. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách đăng ký tài khoản và bắt đầu kiếm tiền với chương trình tiếp thị liên kết trên sàn Temu.

Trong ngày 22/10, từ khóa “Temu Affiliate” đã thu hút hơn 22.000 lượt thảo luận trên Facebook, và dữ liệu từ Google Trends ghi nhận sự gia tăng đột biến về lượng tìm kiếm các từ khóa liên quan như “temu.to”, “temu affiliate login”, “temu affiliate vietnam”. Những từ khóa này đạt trạng thái “break out” – mức đột biến vượt qua ngưỡng tìm kiếm trung bình.

Trong khi đó, các từ khóa tiếng Việt như “tiếp thị liên kết Temu”, “aff Temu” cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, từ 1.450% đến hơn 2.300% chỉ trong vài ngày. Vậy điều gì đã khiến Temu, một nền tảng thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc, gây bão tại Việt Nam? Câu trả lời nằm ở chiến lược tiếp thị liên kết (affiliate marketing) mà nền tảng này đang triển khai.

Ngày 22/10, Temu đã giới thiệu tới người dùng Việt Nam chương trình tiếp thị liên kết, với chính sách hoa hồng hấp dẫn cùng quy trình đăng ký đơn giản, thu hút đông đảo người tham gia. Với mức thưởng lên tới 150.000 đồng cho mỗi người dùng mới tạo tài khoản qua link giới thiệu, cao gấp ba lần so với Shopee, Temu nhanh chóng trở thành lựa chọn mới cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập từ việc giới thiệu sản phẩm.

Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng này, những người dùng mới phải thực hiện giao dịch mua hàng.

Temu áp dụng mô hình hoa hồng đa cấp, theo đó người giới thiệu cấp trên được hưởng 20% hoa hồng từ thành viên cấp dưới. Mức hoa hồng trên mỗi đơn hàng dao động từ 10% đến 30%, vượt trội so với các đối thủ như TikTok Shop hay Shopee. Điều này không chỉ tạo ra sức hút lớn với người dùng mà còn khiến cho cơn sốt Temu lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.

Không chỉ thu hút người dùng tham gia kiếm tiền, Temu còn tận dụng sức mạnh của chiến lược tiếp thị liên kết để mở rộng độ phủ thương hiệu một cách nhanh chóng. Bất kỳ ai có tài khoản mạng xã hội đều có thể đăng ký tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Temu.

Sau khi đăng ký, người tham gia sẽ nhận được một liên kết duy nhất để chia sẻ với bạn bè hoặc khán giả của mình, và khi có người mua hàng thông qua liên kết đó, họ sẽ nhận được hoa hồng lên tới 20% cho mỗi đơn hàng mới.

Mức hoa hồng được chia theo giá trị đơn hàng, từ 5% cho đơn hàng dưới 50 USD, 10% cho đơn hàng từ 50 đến 99,99 USD, và 20% cho đơn hàng trên 100 USD. Ngoài ra, Temu còn thưởng 5 USD cho mỗi lượt tải ứng dụng thành công qua liên kết giới thiệu. Với những chính sách hoa hồng hấp dẫn, Temu nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều đối tác tiếp thị tại Việt Nam.

Temu cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng, từ đồ gia dụng, quần áo, đến các thiết bị điện tử, giúp các đối tác dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng của mình. Điều này góp phần tăng cường sự thành công của chương trình tiếp thị liên kết khi nó tạo điều kiện cho người tham gia tối đa hóa lợi nhuận.

Nhìn từ góc độ vĩ mô, chiến lược của Temu không chỉ dừng lại ở việc tận dụng cộng đồng tiếp thị liên kết. Nền tảng này còn đưa ra những chiến lược giá mạnh mẽ để cạnh tranh với các đối thủ lớn khác trên thị trường TMĐT.

Một phần quan trọng trong chiến lược giá của Temu là việc lựa chọn nhà cung cấp cực kỳ khắt khe. Chỉ 10% trong số 2.000 nhà cung cấp được xét duyệt, và cuối cùng chỉ 20 đơn vị được chọn dựa trên tiêu chí duy trì mức giá thấp nhất có thể. Temu thậm chí chấp nhận lỗ trung bình 30 USD cho mỗi đơn hàng tại Mỹ, với mức lỗ hàng năm ước tính từ 588 đến 954 triệu USD, để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

Về mặt vận hành, Temu áp dụng mô hình “sản xuất ngược”, nghĩa là họ thử nghiệm bán trước một số lượng nhỏ sản phẩm, phân tích dữ liệu tiêu dùng để xác định các sản phẩm “hot”, sau đó mới quyết định sản xuất thêm. Temu cũng áp dụng mô hình ký gửi hàng hóa, chịu trách nhiệm từ khâu vận chuyển đến hậu mãi, giúp người bán giảm thiểu rủi ro về hàng tồn kho.

Tại Việt Nam, Temu hợp tác với các đơn vị vận chuyển như Ninjavan và Best Express, đảm bảo thời gian giao hàng trong vòng 3-5 ngày, với chính sách miễn phí vận chuyển cho các đơn hàng từ 120.000 đồng trở lên. Chiến lược marketing của Temu cũng rất rõ ràng, tập trung vào tâm lý của người tiêu dùng trong thời kỳ lạm phát. Họ từng mạnh tay chi cho quảng cáo, với số tiền lên đến 200 triệu USD chỉ trong tháng đầu ra mắt tại Mỹ.

Tại Việt Nam, Temu áp dụng các chiến thuật như flash sale, tạo tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) và tích hợp các trò chơi trúng thưởng để thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu. Temu đang nhanh chóng tìm cách thích nghi với thị trường TMĐT đang phát triển tại Việt Nam, nơi người tiêu dùng đã quen thuộc với việc mua sắm xuyên biên giới, đặc biệt trên các nền tảng như Shopee hay TikTok Shop.

3 Bước đơn giản để đăng ký, nhận tiền và kiếm tiền từ chương trình Tiếp thị liên kết của Temu.

Bước 1: Đăng ký tài khoản theo: https://temu.com

Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc chọn truy cập (login) bằng Google.

Bước 3: Nhận tiền 50.000 vào tài khoản.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mì thanh long từng viral trên mạng xã hội gọi vốn 1 triệu USD

Hãng sản xuất mì thanh long từng gây “bão” trên mạng xã hội với chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”.

Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 13 chứng kiến thương vụ gọi vốn từ Caty Food với thương hiệu mì tôm thanh long từng gây “bão” trên mạng xã hội.

Bà Phan Thị Na – Tổng giám đốc, đồng sáng lập Công ty CP Caty Food muốn kêu gọi 1 triệu USD cho 5% cổ phần, tương đương định giá doanh nghiệp 20 triệu USD.

Theo bà Na, dù thị trường mì ăn liền cạnh tranh quyết liệt nhưng thương hiệu mì thanh long vẫn đặt mục tiêu năm 2026 có thể chiếm lĩnh 5% thị phần.

Thực tế, mì thanh long đã tiêu thụ được hơn 3 triệu gói mì sau thành công của chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”. Công ty đã mở rộng được hơn 10.000 điểm bán, doanh thu 2023 là 46 tỷ đồng, biên lợi nhuận sau thuế là 8%. Mục tiêu năm 2024 đạt được doanh thu 250 tỷ đồng và sẽ mở rộng hơn 50.000 điểm bán vào năm sau.

Đội ngũ Caty Food cho biết hiện tại đã ký kết thành công với 2 đối tác lớn là Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, với Mỹ, đã ký kết thành công 5 container. Với Trung Quốc, đã ký kết thành công 7 container và đang đàm phán ký kết với Nga 10 container và Indonesia 8 container. Mỗi container có giá trị hàng dao động 700-800 triệu đồng.

Shark Minh Beta chia sẻ: “Cá nhân tôi nhận định thị trường mì tôm rất đỏ lửa, nó đỏ như vỏ của trái thanh long vậy. Theo tôi biết trên thị trường có khoảng 50 công ty sản xuất mì tôm và 4 ông lớn thì chia đa số thị phần, nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn thì cũng rất chật vật. Ngành này biên lợi nhuận không cao”.

Đánh giá startup đã có kế hoạch truyền thông thành công giúp doanh nghiệp phát triển nhanh, tuy nhiên Shark Minh Beta nhận thấy khả năng duy trì sự thành công rất thấp.

Đồng quan điểm, Shark Lê Mỹ Nga đánh giá kết quả kinh doanh tốt của startup chỉ là nhất thời nhờ sự ủng hộ của khách hàng “giải cứu thanh long”. Bà không thấy bức tranh sáng sủa về thị trường mì tôm cả ở quốc tế và Việt Nam trong tương lai nên không đầu tư. Shark Phi Vân cũng từ chối vì không phải khẩu vị đầu tư.

Shark Phi Vân cho biết nếu chỉ dừng lại ở mì tôm thì không phải khẩu vị của bà.

Là người cuối cùng đưa ý kiến, trước khi ra deal, Shark Bình chia sẻ về cách ông định giá startup: “Trong ngành này, tôi tra ra ở Mỹ, các công ty trên sàn chứng khoán chỉ có P/E (giá trên thu nhập cổ phiếu) khoảng 15 lần. Nhưng với công ty startup như Caty Food thì định giá chỉ tối đa 10 lần. Lợi nhuận năm nay 20 tỷ đồng thì định giá chỉ khoảng 200 tỷ đồng”. Với cách định giá này, Shark Bình ra deal 1 triệu USD cho 11,1% cổ phần.

Phía Caty Food khẳng định công ty rất tự tin với giá trị thương hiệu cũng như mục tiêu tương lai, nên quyết giữ định giá ban đầu. Shark Bình tiếp tục thuyết phục rằng ông đang mua “đúng giá thị trường”.

“Trong tương lai các bạn tăng trưởng thì tôi mới có lời. Còn nếu không tăng trưởng, thậm chí đi xuống, có nhiều đối thủ cạnh tranh nhảy vào là tôi lỗ với khoản đầu tư này. Các bạn nhận deal thì chỉ có lợi thôi, tôi là người chịu rủi ro. Tất nhiên rủi ro đi kèm cơ hội, nhưng là 50/50 ”, Chủ tịch NextTech cho biết.

Sau khi hội ý, startup đã quyết định nhận deal 1 triệu USD cho 10% cổ phần của Shark Bình, tương đương định giá 10 triệu USD cho công ty.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews

Chính Thức Phát Động Cuộc Thi Vua Marketing 2024 “Challenge into Chance”

Vào ngày 18/10/2024 vừa qua, CLB Marketing Học viện Tài chính – FMC đã tổ chức thành công Lễ phát động Cuộc thi Vua Marketing 2024, đánh dấu chính thức cho sự quay trở lại của hành trình tìm kiếm ngôi vương lần thứ 14 với chủ đề “Challenge into Chance – Từ thách thức đến cơ hội”. 

Vua Marketing là một cuộc thi học thuật có quy mô toàn quốc được tổ chức bởi CLB Marketing Học viện Tài chính – FMC, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Bộ môn Marketing, Học viện Tài chính. Trải qua 13 năm tổ chức, Cuộc thi Vua Marketing đang từng bước khẳng định vị thế và uy tín của mình với vai trò là một “sân chơi” lành mạnh và chuyên nghiệp dành cho các bạn sinh viên yêu thích Marketing đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. 

Năm nay, hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện Tài chính lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2027, Vua Marketing chính thức phát động với chủ đề mới lạ “Challenge into Chance – Từ thách thức đến cơ hội”. Mang thông điệp về sự chuyển hóa một cách mạnh mẽ những khó khăn, thách thức, khủng hoảng trong bối cảnh kinh tế và công nghệ thay đổi không ngừng. Bài toán lớn đặt ra là doanh nghiệp cần phải biết cách tận dụng các điều kiện khắc nghiệt ấy để làm “đòn bẩy” mở ra những hướng đi mới, nâng cao giá trị của chính mình và vươn xa hơn trong tương lai.

Cuộc thi sẽ diễn ra từ 15/10 – 23/11 bao gồm các vòng thi:

Vòng 1 – Marketing Knowledge 

  • Thời gian dự kiến: 26/10/2024
  • Hình thức thi: Online: Thí sinh làm các câu trắc nghiệm và một số câu hỏi liên quan đến kiến thức Marketing 
  • Thời gian làm bài: 45 phút. Thí sinh sẽ đăng nhập vào phần mềm bằng mật khẩu mà BTC đã thông báo. Thời gian làm bao gồm 2 phần thi :
  • Phần 1: Trắc nghiệm
  • Phần 2: Tự luận

Sau vòng 1, chọn ra TOP 8 thí sinh

Vòng 2 – Marketing Challenges 

  •  Thời gian dự kiến: 9/11 – 13/11
  • Vòng thi sẽ gồm 2 phần
  • Phần 1: Viral Video: Thí sinh dựa vào nội dung, ý tưởng của phương án giải quyết vấn đề đã được công bố trên đề bài của vòng 2.
  • Phần 2: Pitching: Thí sinh xây dựng phương án giải quyết vấn đề cho Case Study mà ban tổ chức đã đưa ra. 

 Sau vòng 2, chọn ra TOP 4 thí sinh

Vòng 3 – King Of Marketing

  •  Thời gian dự kiến: 23/11/2024
  •  Hình thức thi: Offline
  •  Vòng chung kết gồm 3 phần thi: 
  • Phần 1: Khởi động
  • Phần 2: Thuyết trình và phản biện (Top 2)
  • Phần 3: Đối kháng

Thí sinh có số điểm cao nhất ở phần 3 sẽ trở thành Quán quân Vua Marketing 2024.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ THI

  • Tất cả sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc có niềm yêu thích, đam mê về Marketing. 
  • Thí sinh đã lọt vào chung kết Vua Marketing 2022 và Vua Marketing 2023 sẽ không được tham gia dự thi.

Lễ phát động vinh dự có sự tham dự của Ban lãnh đạo Học viện Tài chính, các thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh và Học viện, bên cạnh đó là các nhà tài trợ, các đơn vị bảo trợ truyền thông, các CLB bạn đã góp phần tạo nên sự thành công của buổi lễ. 

Trong không khí sôi động, vui tươi của buổi lễ, PGS.TS Cô Đào Thị Minh Thanh Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh đã gửi tới BTC và các thí sinh đôi lời chia sẻ, gửi gắm: “Chủ đề năm nay rất gần gũi, phù hợp với bối cảnh hiện nay, đó không chỉ là thách thức của mỗi doanh nghiệp mà còn là của các sinh viên Marketing.

Nếu các em là người có thể vượt qua được thì sau này chính các em cũng sẽ là những người giải quyết các khó khăn đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và khẳng định vị thế trên thương trường. Một lời khuyên và động viên của cô tới các bạn thí sinh là hãy cứ nỗ lực hết mình và cô tin là các em sẽ làm được.”

PGS.TS Cô Đào Thị Minh Thanh, Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh trả lời phỏng vấn của BTC

Cùng nhìn lại một số hình ảnh nổi bật trong Lễ phát động: 

PGS.TS Ngô Thanh Hoàng, Trưởng Ban Quản lý khoa học Học viện Tài chính chụp ảnh lưu niệm cùng BTC
Buổi lễ vinh dự có sự tham gia của các thầy cô trong khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Tài chính
Không khí sôi động của buổi lễ
Một bạn khán giả được nhận quà tặng từ BTC

Hoạt động với phương châm: Năng động (Dynamic) – Sáng tạo (Creative) – Kết nối (Connect), Vua Marketing 2024 hứa hẹn sẽ mang tới một làn gió mới, tạo cho các bạn sinh viên sân chơi đầy bổ ích, được tỏa sáng và sống hết mình với niềm đam mê Marketing.

________________________

Thời gian đăng ký: 21h30 ngày 15/10/2023 đến 21h30 ngày 25/10/2024

Link đăng ký:

https://www.clbmarketinghvtc.website/ĐƠN-ĐĂNG-KÝ-DỰ-THI-KOM-2024

_________________________

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 

Đơn vị tổ chức: CLB Marketing Học viện Tài chính – FMC

▶︎ Fanpage: https://www.facebook.com/vuamarketing

▶︎ Mail: kingofmarketing.fmc@gmail.com

▶︎ Fanpage FMC: https://www.facebook.com/marketinghvtc

▶︎ Tiktok: https://www.tiktok.com/@fmc.aof

▶︎ Hotline: 0338.521.696 (Ms Hương Quỳnh)

Liên hệ truyền thông: 0865.717.255 (Ms Ngọc Mai)

Liên hệ hợp tác: 0867.124.336 (Ms Anh Thư)

Mô hình kinh doanh của Starbucks được ví như là một ngân hàng

Nếu McDonald’s âm thầm vận hành mô hình kinh doanh bất động sản dưới “mác” chuỗi đồ ăn nhanh thì Starbucks – chuỗi cà phê lớn nhất thế giới lại là một “ngân hàng ngầm”, hoạt động dựa trên tiền gửi từ khách hàng, tờ Medium nhận định.

Thông qua chương trình khách hàng thân thiết – Starbucks Rewards, chuỗi cà phê này dễ dàng thu về lượng lớn tiền mặt do khách hàng tự nguyện nạp vào. Theo WSJ, tính đến cuối năm 2022, chuỗi cà phê này nắm giữ 2,4 tỷ USD tiền trả trước từ khách hàng, xếp thứ 385 trên 4.236 ngân hàng tại Mỹ.

Con số này của Starbucks gấp gần 3 lần tổng tài sản của hơn 3.900 ngân hàng khác tại Mỹ, theo báo cáo của Tập đoàn bảo hiểm ký thác liên bang Mỹ (FDIC).

Vượt mặt cả ngân hàng

Cụ thể, Starbucks Rewards cho phép khách hàng nạp tiền vào tài khoản qua thẻ tín dụng hoặc thẻ quà tặng Starbucks. Từ đó, khách hàng có thể thoải mái mua sắm dịch vụ, sản phẩm tại các cửa hàng thuộc chuỗi thông qua số tiền trả trước.

Lợi ích của dịch vụ này là khách hàng sẽ được tích điểm, tặng sao để đổi lấy đồ uống miễn phí hoặc mã giảm giá. Theo Medium, năm 2023, chương trình thẻ thành viên thân thiết chiếm khoảng 30-40% doanh số của hãng cà phê trên toàn cầu.

Báo cáo quý III/2022 của Starbucks cho thấy riêng tại Mỹ đã có 27,4 triệu thành viên Starbucks Rewards, tăng gần gấp đôi so với 14,2 triệu thành viên vào cuối năm 2017.

Starbucks cho biết các thành viên Starbucks Rewards thường chi tiêu gấp 3 lần so với nhóm khách hàng thông thường. Đáng chú ý, doanh thu năm 2023 từ chương trình này chiếm đến 53% tổng doanh số của chuỗi tại thị trường Mỹ.

Theo WSJ, các khách hàng Mỹ của Starbucks thường tự nguyện “gửi” khoảng 1-2 tỷ USD vào tài khoản thành viên của mình. Con số này thậm chí cao hơn nhiều so với số dư tiền gửi ở một số ngân hàng tại Mỹ như Customers Bank (780 triệu USD), hay Green Dot Corporation (560 triệu USD).

Trong khi các ngân hàng bình thường phải trả lãi cho tiền gửi của khách hàng, Starbucks thậm chí không cần làm điều này dù thu về nguồn tiền “tự sinh” khổng lồ hàng năm.

Điều này đồng nghĩa, Starbucks có thể cho vay số tiền này để kiếm thêm thu nhập từ lãi suất, đầu tư dài hạn hoặc thậm chí mở rộng hệ thống thanh toán di động ngoài phạm vi các cửa hàng với lãi suất 0% mà không cần chia sẻ với khách hàng.

Thậm chí, Starbucks còn kiếm lời từ số dư không sử dụng hết trong thẻ quà tặng. Theo Medium, khoảng 10% số tiền gửi trong thẻ sẽ bị lãng quên hoặc không được xài đến, tạo nguồn thu “vô tình” cho chuỗi cà phê này.

Từ năm 2017 đến 2019, hãng này ghi nhận khoản thu từ số tiền trả trước không được dùng đến của khách hàng dao động từ 104,6 triệu USD đến 155,9 triệu USD.

Âm thầm “huy động vốn” với lãi suất 0%

Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, Starbucks Rewards đơn giản là một dạng trả tiền trước và thậm chí còn đem lại lợi ích hấp dẫn khi khách hàng được tích điểm để nhận mã giảm giá hay dịch vụ miễn phí nếu thường xuyên sử dụng thẻ.

Tuy nhiên, với Starbucks, chương trình này không chỉ giúp hãng thu thập thông tin tiêu dùng của khách hàng, kích doanh số mà còn dễ dàng “huy động vốn” với lãi suất 0%.

Theo Medium, ngoài yếu tố chưa đăng ký hay được cấp phép kinh doanh tài chính, Starbucks khác ngân hàng ở chỗ chỉ cho phép khách hàng rút tiền bằng cà phê. Điều này “khóa” chặt khách hàng ngay khi họ chuyển tiền vào tài khoản Starbucks Rewards, mang lại doanh thu ổn định cho thương hiệu.

Hay nói cách khác, Starbucks đang “chiếm dụng tiền gửi” từ khách hàng một cách công khai và hợp pháp. Tuy nhiên, Starbucks chưa công bố bất kỳ kế hoạch lớn để sử dụng khoản tiền này và chủ yếu sử dụng làm vốn lưu động.

“Chúng ta nên gọi Starbucks là một ngân hàng không được kiểm soát, chứ không phải là chuỗi kinh doanh cà phê đơn thuần”, Chủ tịch Kim Jung Tai của tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Hàn Quốc – Hana Financial Group tuyên bố. Ông tiết lộ thêm Starbucks đã nắm giữ đến 70 tỷ won (60,2 triệu USD) tiền gửi khách hàng ở Hàn Quốc.

Đáng chú ý, đầu năm 2024, Fortune từng đưa tin Liên minh bảo vệ người tiêu dùng Washington (WCPC) đã cáo buộc Starbucks lợi dụng nền tảng thanh toán bằng thẻ thành viên để chiếm dụng số dư của khách hàng, dẫn đến việc họ không thể tiêu hết tiền trong tài khoản.

WCPC cho biết Starbucks đã nắm giữ gần 900 triệu USD vốn từ khách hàng trong 5 năm, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.

Tuy nhiên, Starbucks đã phủ nhận mọi cáo buộc, khẳng định khách hàng không bị ép buộc và có thể thanh toán bằng tiền mặt để sử dụng hết số dư.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips vớfi chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews