Skip to main content

Tác giả: testmtrips

Top 10 người giàu nhất Trung Quốc năm 2023 (tổng tài sản đang giảm dần)

Tổng tài sản các tỷ phú Trung Quốc giảm từ 1.670 tỷ USD xuống còn 1.330 tỷ USD trong năm nay. 10 người giàu nhất Trung Quốc cũng chứng kiến tổng tài sản hao hụt qua một năm.

Một khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đi lên, số người giàu nước này cũng tăng theo. Tuy nhiên, năm ngoái không phải là thời điểm thuận lợi của thị trường, kết quả dẫn tới số tỷ phú Trung Quốc trong danh sách của Forbes có năm giảm thứ ba liên tiếp.

Có 406 người Trung Quốc sở hữu tài sản trên 1 tỷ USD, giảm so với con số 495 người một năm trước đó và kỷ lục 626 người thiết lập vào năm 2021. Đại dịch, căng thẳng địa chính trị đã khiến giá nhiều cổ phiếu giảm, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế . Khủng hoảng thị trường bất động sản cũng khiến không ít người giàu nghèo đi.

Mặc dù vậy, Trung Quốc đại lục vẫn là vùng đất có số tỷ phú nhiều thứ hai thế giới, sau Mỹ (813 người). Hai đặc khu kinh tế Hong Kong và Macao được Forbes tách riêng. Nếu tính cả những tỷ phú tại hai vùng này, Trung Quốc có 473 người giàu sở hữu tài sản trên tỷ đô.

Tổng tài sản các tỷ phú Trung Quốc giảm từ 1.670 tỷ USD xuống còn 1.330 tỷ USD. Con số này cũng giảm đáng kể so với 1.960 tỷ USD tổng tài sản người giàu tích luỹ được năm 2022 và 2.500 tỷ USD trong năm 2021.

10 người giàu nhất Trung Quốc có tổng tài sản giảm 2% so với năm ngoái, ở con số 304 tỷ USD. Các tỷ phú Trung Quốc đại lục chiếm 15% tổng số tỷ phú trên toàn cầu, sở hữu 9% tổng tài sản các tỷ phú.

Năm thứ 4 liên tiếp ông trùm nước đóng chai Zhong Shanshan – Sáng lập công ty Nongfu Spring, là người giàu nhất Trung Quốc. Forbes ước tính tài sản ông này hiện có khoảng 62,3 tỷ USD, giảm so với mức 68 tỷ USD năm ngoái. Ông là người giàu thứ 24 trên toàn cầu, giảm so với thứ hạng 15 vào năm 2023.

Trong danh sách này có một gương mặt là tỷ phú Colin Huang – Sáng lập công ty vận hành nền tảng thương mại điện tử PDD Holdings (trước đây là Pinduoduo). Cổ phiếu PDD Holdings niêm yết trên Nasdaq tăng 30% trong một năm sau khi Temu – nền tảng thương mại giá rẻ, gia mắt tại Mỹ. Do đó, tài sản ông Huang tăng hơn 8 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD trong năm 2024.

10. Wang Chuanfu

Giá trị tài sản ròng: 14,2 tỷ USD (so với 18,7 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thâm Quyến

Chủ tịch BYD Wang Chuanfu – tỷ phú ngành xe điện giàu thứ hai Trung Quốc sau ông Li Shufu của Geely, đã có một năm không suôn sẻ. Bất chấp lượng xe xuất xưởng đạt mức kỷ lục 3 triệu chiếc và tiếp tục mở rộng thị trường toàn cầu, cổ phiếu BYD trong năm lại giảm do cuộc chiến giá khốc liệt từ Tesla và các đối thủ nội địa như XPeng, Nio.

9. Qin Yinglin

Giá trị tài sản ròng: 15,5 tỷ USD (so với 18,9 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Nam Dương

Là một trong những doanh nhân giàu nhất ngành chế biến thịt trên thế giới, ông Qin lọt vào top 10 người giàu nhất Trung Quốc dù tài sản giảm từ 18,9 tỷ USD xuống còn 15,5 tỷ USD sau một năm. Cổ phiếu Muyuan Foods của ông Qin giảm giá do giá thịt lợn giảm và ảnh hưởng từ đại dịch khiến công ty ước tính thua lỗ trong năm 2023.

8. Eric Li

Giá trị tài sản ròng: 16,8 tỷ USD (so với 19 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Ông Eric Li (còn được gọi là Li Shufu), doanh nhân giàu nhất Trung Quốc trong ngành ô tô, là Chủ tịch của Tập đoàn Holding Geely. Ông trực tiếp và gián tiếp sở hữu cổ phần tại các nhà sản xuất ô tô bao gồm Volvo, Daimler, Geely Automobile, Zeekr và Polestar. Tài sản của ông giảm từ 19 tỷ USD xuống còn 16,8 tỷ USD trong 12 tháng qua do cổ phiếu Geely Automobile giảm giá trong bối cảnh lo ngại về năng lực sản xuất dư thừa.

7. Jack Ma

Giá trị tài sản ròng: 24,5 tỷ USD (so với 23,5 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Từng là người giàu nhất Trung Quốc, Đồng sáng lập và cựu Chủ tịch Alibaba Jack Ma đã gần như biến mất kể từ sau những phát ngôn gây tranh cãi về hệ thống ngân hàng nhà nước Trung Quốc vào năm 2020.

Alibaba gặp khó khăn kể từ khi Ma rời đi. Công ty thương mại điện tử này đã bổ nhiệm Đồng sáng lập và cũng là tỷ phú Joe Tsai làm Chủ tịch vào tháng 9/2023. Hai ông Ma và Tsai đã công bố việc mua lại cổ phiếu trị giá 200 triệu USD vào tháng 1 năm nay. Ước tính tài sản của tỷ phú Ma tăng từ 23,5 tỷ USD lên 24,5 tỷ USD dựa trên mức định giá cao hơn cho mảng dịch vụ tài chính Ant Group, sau khi mua lại cổ phiếu.

6. He Xiangjian

Giá trị tài sản ròng: 25,1 tỷ USD (so với 23,4 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Phật Sơn

Tỷ phú đồ gia dụng He Xiangjian là đồng sáng lập tập đoàn Midea Group được niêm yết tại Thâm Quyến. Ông từ chức Chủ tịch vào năm 2012. Năm ngoái, cổ phiếu Midea phục hồi từ mức thấp của đại dịch, giúp tài sản của ông tăng từ 23,4 tỷ USD lên 25,1 tỷ USD trong năm nay. Midea, công ty bán lò nướng và tủ lạnh trên toàn cầu, có một tỷ phú khác trong danh sách này là Giám đốc điều hành Fang Hongbo.

5. Ma Huateng

Giá trị tài sản ròng: 30,2 tỷ USD (so với 35,3 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thâm Quyến

Ông Ma Huateng, còn được gọi là Pony Ma, là Giám đốc điều hành Tencent – nơi ông sở hữu 7,4% cổ phần. Cổ phiếu giao dịch tại Hong Kong của Tencent đã giảm trong năm qua do tăng trưởng kinh tế giảm tốc, kéo theo tài sản vị CEO giảm từ 35,3 tỷ USD xuống 30,2 tỷ USD.

4. William Ding

Giá trị tài sản ròng: 33,5 tỷ USD (so với 26,7 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

William Ding là Giám đốc điều hành của NetEase – công ty được niêm yết trên Nasdaq và Hong Kong. Đây là một trong những công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, cổ phiếu NetEase và tài sản của ông Ding đã tăng lên nhờ vào việc duy trì sức nóng các trò chơi trực tuyến. Tài sản ông William Ding tăng 6,8 tỷ USD sau một năm lên 33,5 tỷ USD.

3. Colin Huang

Giá trị tài sản ròng: 38,9 tỷ USD (so với 30,2 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Thượng Hải

Ông Huang là nhà sáng lập kín tiếng của PDD Holdings, công ty thương mại điện tử Trung Quốc đổi tên từ Pinduoduo vào năm 2022. Tài sản của ông đã tăng từ 30,2 tỷ USD năm ngoái lên 38,9 tỷ USD năm nay, giúp ông vươn lên vị trí thứ ba người giàu nhất Trung Quốc và trở thành tỷ phú công nghệ giàu nhất đất nước này, sau Zhang Yiming.

2. Zhang Yiming

Giá trị tài sản ròng: 43,4 tỷ USD (so với 45 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Bắc Kinh

Ông Zhang là nhà sáng lập ByteDance, công ty điều hành TikTok. ByteDance được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp internet có giá trị nhất thế giới, mặc dù triển vọng của nó vẫn còn ảm đạm do lo ngại TikTok có thể bị cấm tại thị trường Mỹ. ByteDance có các hoạt động kinh doanh khác để dự phòng như Douyin, nền tảng video ngắn hoạt động tại Trung Quốc. Ông Zhang đã từ chức Chủ tịch ByteDance vào năm 2021.

1. Zhong Shanshan

Giá trị tài sản ròng: 62,3 tỷ USD (so với 68 tỷ USD năm 2023)

Địa chỉ: Hàng Châu

Ông Zhong là Chủ tịch công ty sản xuất nước đóng chai Nongfu Spring. Ông giữ vững vị trí người giàu nhất Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp. Cổ phiếu Nongfu Spring cũng như cổ phiếu của Dược phẩm Sinh học Wantai Bắc Kinh, nơi ông Zhong làm Chủ tịch, đã giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Chuỗi Vua Nệm lỗ 78 tỷ đồng trong năm 2023

Chuỗi bán hàng chăn ga gối đệm được Mekong Capital hậu thuẫn tiếp tục báo cáo kết quả kinh doanh thua lỗ.

Dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy năm 2023, CTCP Vua Nệm – đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Vua Nệm, lỗ hơn 78 tỷ đồng – tăng so với số lỗ năm 2022 là 54,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, vốn chủ sở hữu giảm từ 105 tỷ đồng xuống 27 tỷ đồng. Thua lỗ cộng thêm vốn chủ giảm đã khiến hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ mức 4,1 năm 2022 lên 11,36 năm 2023. Tính đến hết năm 2023, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ của chuỗi Vua Nệm là 3,88 lần.

Tính đến hết tháng 11/2023, Vua Nệm đã tất toán thành công, ‏‏thanh toán đúng hạn hết gốc, lãi ‏‏lô trái phiếu VNJCH2123001 có tổng khối lượng phát hành là 70 tỷ đồng, ngày đáo hạn là 20/11/2023. ‏

‏Với mã trái phiếu VUNCH2224001 (tổng khối lượng phát hành là 150 tỷ đồng, lãi suất 12,5%/năm và trả lãi 1 tháng một lần, kỳ hạn 24 tháng – đáo hạn ngày 26/5/2024), Vua Nệm tiếp tục mua lại trước hạn 90,3 tỷ khoản gốc trái phiếu (tương đương 60% tổng khối lượng phát hành của gói này). ‏

‏Từ dư nợ trái phiếu lên tới 180‏‏ ‏‏tỷ đồng ở thời điểm giữa năm 2023, đến nay giảm xuống chỉ còn ‏‏ 59,7t‏‏ỷ đồng, tương đương với mức thanh toán hơn 120 ‏‏tỷ đồng với nguồn tiền thanh toán từ hoạt động kinh doanh.‏

Vua Nệm là thương hiệu quen mặt với người tiêu dùng Việt khi tìm mua các sản phẩm chăn ga, gối đệm. Doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2007 bởi ông Hoàng Tuấn Anh và Nguyễn Vũ Nghĩa.

Số liệu từ BSC cho thấy CTCP Vua Nệm có vốn lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Vũ Nghĩa góp 640 triệu đồng (chiếm 64% vốn điều lệ), ông Hoàng Tuấn Anh góp 350 triệu đồng (35% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Quang Huy góp 10 triệu đồng (1% vốn điều lệ). Sau nhiều lần tăng vốn, cập nhật đến cuối năm 2021, CTCP Vua Nệm có vốn điều lệ gần 280 tỷ đồng.

Thông tin trên website, hệ thống Vua Nệm có 130 cửa hàng, giảm quy mô so với 153 cửa hàng của năm 2022. Doanh nghiệp này từng bị xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo do thực hiện một số màn quảng không chuẩn mực ở nơi công cộng.

Trong hệ sinh thái Vua Nệm, pháp nhân cốt lõi là CTCP Đầu tư Vua Nệm có trụ sở tại TP HCM. Công ty này sở hữu hai công ty con gồm: CTCP Chúc Ngủ Ngon (nắm giữ 99,99% cổ phần) – quản lý các quỹ đầu tư và CTCP Vua Nệm (nắm giữ 99,99% cổ phần gián tiếp thông qua CTCP Chúc Ngủ Ngon) – đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Vua Nệm. Quỹ Mekong Capital từng rót vốn cho chuỗi Vua Nệm vào năm 2017.

Trong năm 2023, CTCP Đầu tư Vua Nệm lỗ 91 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 65,8 tỷ năm 2022. Vốn chủ sở hữu giảm từ 93 tỷ đồng còn 2,2 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tăng vọt lên 134,8, tăng hơn 28 lần so với mức 4,74 của năm trước đó. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ tăng từ 2,14 lần của năm 2022 lên 46 lần trong năm 2023.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Meta tăng trưởng tốt sau chiến lược điều chỉnh của CEO Mark Zuckerberg

Động thái nhanh chóng cải tổ bộ máy hoạt động cũng như tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi đã giúp Meta tăng trưởng trở lại và dần lấy được lòng tin từ các nhà đầu tư.

Facebook và Instagram lần đầu tăng trưởng nhanh hơn TikTok

Trong phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu của Meta đã tăng lên mức cao nhất 530 USD. Các chuyên gia của RBC Capital Markets cho rằng giá cổ phiếu của công ty có thể tăng lên 550-600 USD nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như hiện nay.

Theo CNBC, hiệu suất tăng trưởng của Meta đã tăng hơn 200% kể từ khi CEO Mark Zuckerberg thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí vào năm ngoái. Zuckerberg đã thúc đẩy “năm hiệu quả” sau khi cổ phiếu của hãng giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 6/2022.

Từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, Meta đã liên tục sa thải hàng chục nghìn nhân viên. Những sai lầm của Mark Zuckerberg trong việc đánh giá thị trường và định hướng phát triển công ty được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Mark Zuckerberg đã đặt cược tương lai của công ty vào metaverse, bao gồm các khoản chi phí đắt đỏ để duy trì hoạt động của Reality Labs và bộ phận kính thực tế ảo. Tuy vậy, những bộ phận này lại không thể mang lại doanh thu như kỳ vọng của công ty.

Động thái nhanh chóng cải tổ bộ máy hoạt động cũng như tập trung vào giá trị kinh doanh cốt lõi đã giúp Meta tăng trưởng trở lại và dần lấy được lòng tin từ các nhà đầu tư. Vào tháng 2, Zuckerberg cho biết công ty sẽ tiếp tục “giữ mọi thứ tinh gọn trong tương lai”.

Trong một thông báo gần đây, CEO Mark Zuckerberg cho biết Meta đang lên kế hoạch xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) của riêng mình. Để thực hiện mục tiêu này, Meta sẽ cần mua khoảng 350.000 bộ xử lý AI từ Nvidia cho đến cuối năm nay.

CEO Zuckerberg cho biết “lộ trình tương lai” về AI yêu cầu công ty phải xây dựng một “cơ sở hạ tầng điện toán khổng lồ”. Nhiều dự đoán cho rằng công ty có thể sẽ phải chi trả số tiền lên tới 9 tỷ USD để thực hiện mục tiêu trên.

Thông báo mới nhất từ Zuckerberg được xem như một lời cam kết của Meta đối với việc đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo.

Không chỉ riêng Meta, các công ty công nghệ lớn khác như Microsoft, Google hay Amazon cũng chia sẻ các công cụ và tầm nhìn mới về AI trong bối cảnh cuộc chạy đua đang ngày càng gia tăng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Facebook bị cáo buộc âm thầm bán dữ liệu tin nhắn của người dùng cho Netflix

Facebook bị cáo buộc âm thầm bán nội dung tin nhắn của người dùng cho Netflix trong một thập kỷ qua, giúp dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu này nắm rõ thói quen và sở thích của người dùng Facebook.

Meta sử dụng sách có bản quyền để đào tạo AI bất chấp cảnh báo từ luật sư

Những thông tin trên vừa được tiết lộ từ các tài liệu được nộp lên tòa án, trong một vụ kiện tập thể được đại diện bởi 2 công dân người Mỹ là Maximilian Klein và Sarah Grabert, những người đã cáo buộc Facebook và Netflix “có những mối quan hệ đặc biệt” và lợi dụng thông tin người dùng để kiếm lợi.

Theo đơn kiện, Facebook đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền quảng cáo từ Netflix như một phần của mối quan hệ gắn kết này. Riêng trong năm 2017, Netflix đã chi ra hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trên Facebook.

Đơn kiện cho biết mối quan hệ giữa Facebook và Netflix đã trở nên gắn kết hơn kể từ khi nhà đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings, được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Facebook vào năm 2011. Thậm chí, Facebook đã chấp nhận đóng cửa tính năng phát video theo yêu cầu để không cạnh tranh với Netflix.

“Trong gần một thập kỷ qua, Netflix và Facebook đã có mối quan hệ đặc biệt. Netflix đã chi ra hàng trăm triệu đô la để mua quảng cáo trên Facebook, ký kết một loạt thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với Facebook, được cấp quyền truy cập vào các API riêng tư của Facebook”, nội dung đơn kiện cho biết.

API (Giao diện lập trình ứng dụng) là một tập hợp các định nghĩa và giao thức, cho phép 2 hoặc nhiều phần mềm, ứng dụng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau. API hoạt động như một cầu nối giữa các ứng dụng, ví dụ một ứng dụng thời tiết có thể sử dụng API để truy cập vào dữ liệu dự báo của một trang web về thời tiết.

Đơn kiện cho biết Facebook đã cung cấp cho Netflix những API đặc biệt, cho phép Netflix có thể đọc nội dung tin nhắn riêng tư của người dùng Facebook. Đổi lại Netflix sẽ phải cung cấp cho Facebook báo cáo tổng hợp về cách người dùng Netflix tương tác với các nội dung của dịch vụ này, như các bộ phim yêu thích, số lần chọn những bộ phim xuất hiện ở danh sách đề xuất…

Đơn kiện khẳng định Facebook và Netflix đã trao đổi dữ liệu người dùng với nhau suốt từ năm 2013 cho đến nay.

Trước đó, từ tháng 4/2016, Facebook ra mắt tính năng mã hóa đầu cuối cho các tin nhắn trên Messenger, nghĩa là tin nhắn được mã hóa tại thiết bị của người gửi và chỉ được giải mã khi đến thiết bị của người nhận. Tuy nhiên, tính năng này ban đầu không được kích hoạt mặc định.

Phải đến tháng 8/2022, Facebook mới bắt đầu kích hoạt mặc định tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Messenger cho người dùng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đến tháng 12/2023, tính năng mã hóa đầu cuối khi gửi tin nhắn trên Facebook Messenger mới được kích hoạt mặc định.

Tuy nhiên, đơn kiện khẳng định Facebook vẫn cho phép một số công ty nhất định, trong đó có Netflix, được quyền đọc tin nhắn riêng tư của người dùng.

Sau những cáo buộc trong đơn kiện, một đại diện của Meta, công ty mẹ của Facebook, đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này.

“Meta không chia sẻ bất kỳ tin nhắn riêng tư nào của người dùng với Netflix”, đại diện Meta cho biết. “Những thỏa thuận hợp tác giữa Facebook và Netflix là rất phổ biến trong ngành công nghệ. Chúng tôi tin rằng đơn kiện này là vô căn cứ”.

Hiện phía Netflix chưa đưa ra bình luận gì về vụ kiện.

Đây không phải là lần đầu tiên Facebook bị cáo buộc cho các công ty bên ngoài đọc trộm tin nhắn của người dùng. Vào năm 2018, tờ báo The New York Times đã trích dẫn hàng trăm trang tài liệu nội bộ của Facebook cho thấy mạng xã hội này đã cấp phép để 2 ứng dụng Netflix và Spotify truy cập vào tin nhắn cá nhân của người dùng.

Tờ báo này khẳng định rằng Facebook đã thu lợi hàng trăm triệu USD nhờ việc bán nội dung tin nhắn người dùng của mình ra bên ngoài.

Trên thực tế, Facebook đã từng không ít lần bị phạt vì làm rò rỉ hoặc chia sẻ thông tin của người dùng mà không được phép.

Chẳng hạn như năm 2022, chính phủ Ireland đã phạt Facebook 284 triệu USD sau khi dữ liệu của hơn nửa tỷ người dùng bị rò rỉ trực tuyến. Các dữ liệu bị rò rỉ bao gồm tên đầy đủ, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ… của người dùng Facebook.

Năm 2019, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) xử phạt 5 tỷ USD vì làm rò rỉ dữ liệu người dùng trong vụ bê bối Cambridge Analytica. Đây là mức xử phạt cao nhất mà FTC từng áp dụng cho một hãng công nghệ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Báo Dân Trí

Google muốn thu phí từ hoạt động tìm kiếm với hỗ trợ từ AI

Nguồn tin này tiết lộ tính năng tìm kiếm nâng cao được hỗ trợ bởi AI có thể trở thành một phần của các dịch vụ đăng ký (có trả phí) hiện có từ Google như Gemini Advanced hoặc Google One. Trong khi đó, phiên bản tìm kiếm truyền thống vẫn sẽ được cung cấp miễn phí cùng với quảng cáo đi kèm.

Thay đổi trên của Google nhằm mục đích tích hợp AI vào trải nghiệm tìm kiếm, trong khi vẫn đảm bảo doanh thu từ hoạt động quảng cáo.

Năm 2023, doanh thu quảng cáo từ dịch vụ tìm kiếm của Google đạt mức 175 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu của công ty. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức đối với Google trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của mình mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu.

Từ tháng 5/2023, Google đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ tìm kiếm hỗ trợ bởi AI (Search Generative Experience). Theo đó, kết quả của từ khoá tìm kiếm sẽ được trả về với thông tin chi tiết hơn, song song với việc cung cấp liên kết đến thông tin và quảng cáo.

Search Generative Experience được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, công cụ này lại đặt ra không ít thách thức với mô hình kinh doanh hiện tại của Google.

AI có khả năng cung cấp câu trả lời toàn diện hơn, dẫn đến sự sụt giảm về số lần nhấp vào các liên kết trang web khác. Điều này khiến cho số lượt hiển thị quảng cáo (ads) trở nên ít hơn và có nguy cơ gây nguy hiểm cho nguồn doanh thu chính của Google.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Khi Shark Tank thành “xác tan”

“Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank) là chương trình truyền hình thực tế được đánh giá là truyền cảm hứng tốt cho cộng đồng khởi nghiệp. Tuy nhiên qua 3 mùa phát sóng, một số nhà đầu tư khách mời (cá mập) đã liên tiếp dính phải những bê bối từ kinh doanh đến truyền thông. Nhiều người gần đây đã gọi đùa Shark Tank thành “xác tan”, khiến giá trị truyền cảm hứng đang bị “sứt mẻ” không ít.

Mới đây nhà đầu tư Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) đang vấp phải khủng hoảng truyền thông về những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận xoay quanh vấn chuyện kinh doanh nước sạch của doanh nghiệp mình. Sự việc xảy ra không lâu sau khi một “cá mập” khác là ông Nguyễn Văn Tam phải rời chương trình vì những sự cố liên quan đến hoạt đông kinh doanh. Câu hỏi về giá trị truyền cảm hứng mà gameshow này theo đuổi một lần nữa được đặt ra.

Liên tiếp bị tổn thương vì “cá mập”

Thương vụ bạc tỷ được coi là một gameshow truyền cảm hứng hàng đầu trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên từ việc truyền cảm hứng của các “cá mập” trên truyền hình và những bê bối kinh doanh ở thực tế của họ đang khiến giá trị tích cực của chương trình bị tổn thương.

Đi qua 3 mùa phát sóng thì chương trình đã phải 2 lần thay đổi nhà đầu tư một cách bất đắc dĩ vì những lùm xùm đến chuyện kinh doanh thực tế của họ. Ở thời điểm khởi động mùa 1, doanh nhân Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Nhà đài dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến doanh nhân này.

Sau những lùm xùm, Bộ Công Thương sau đó đã có kết luận, Công ty Khải Đức – hạt nhân chính trong hệ sinh thái Tập đoàn Khải Silk có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật đối với cáo buộc bán hàng giả về chất lượng, sai phạm trong quản lý thuế và quản lý hóa đơn và vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.

Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Đến ngày 14-12-2017, doanh nhân Hoàng Khải đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức, dù vẫn nắm 99% vốn, tương được 46,135 tỉ đồng vốn góp tại đây.

Bước vào mùa 3, chương trình cũng đi vào “vết xe đổ” như mùa 1 khi “cá mập” Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Việt Nam dính rắc rối.

Cuối tháng 10-2019 vừa qua, ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – cho biết Asanzo có nhiều vi phạm, trong đó nổi bật như lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Nhà sản xuất chương trình cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến nhà đầu tư này.

Gần đây, khi chương trình này vừa đóng máy mùa 3 thì Shark Liên lại gặp phải khủng hoảng truyền thông vì những phát ngôn của mình. Ở Shark Tank, bà Liên là một “cá mập” gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khởi nghiệp bởi những thông điệp truyền cảm hứng mang tính nhân văn.

Tuy nhiên những phát ngôn được cho là đáp trả dư luận sau thông tin lùm xùm xoay quanh hoạt động kinh doanh nước sạch của Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống mà bà Liên làm tổng giám đốc đang mâu thuẫn với  những thông điệp định hướng kinh doanh trên sóng của nhà đầu tư này. Không lâu sau khi vụ lùm xùm xảy ra bà Liên cũng đã rời ghế Tổng giám đốc Công ty Nước mặt Sông Đuống.

Nhìn lại 3 mùa phát sóng của chương trình, có thể nhận thấy mức độ rủi ro trong kinh doanh là khôn lường nên những rắc rối ở thực tế đang gây anh hưởng không nhỏ đến giá trị mà chương trình theo đuổi. Nếu các sự cố này không kiểm soát được không chỉ khiến khán giả, startup bị tổn thương mà Shark Tank cũng là sân chơi nguy hiểm đối với một số nhà đầu tư.

Đánh cược với giá trị truyền cảm hứng

Ngồi vào vị trí “ghế nóng” của một chương trình truyền hình nhất là Shark Tank thì vị thế của họ đáng được khán giả lẫn người chơi “ngưỡng vọng”. Thông điệp các nhà đầu tư này đưa ra cũng rất dễ truyền cảm hứng khi quy chiếu lại giá trị thành công của họ trên thực tế.

Tuy nhiên ở một “chương trình truyền hình” khán giả cũng phải đặt cầu hỏi về mức độ “thực tế” tới đâu. Khi những thông điệp truyền động lực trên sóng mâu thuẫn với tình hình kinh doanh thực tại thì dù ít hay nhiều thì giá trị tích cực của chương trình cũng giảm dần.

Không lâu sau, bê bối nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bị phát giác, có vẻ như Khaisilk đã đi chệch hướng so với chính những triết lý của ông Khải muốn truyền tải đến các starup trên Shark Tank. Thương hiệu Khaisilk bây giờ vẫn được dùng để minh họa cho những vụ sai phạm về nguồn gốc hàng hóa.

Giai đoạn khởi động mùa 1 rất nhiều khán giả còn nhớ đến thông điệp của Shark Khải là “Tôi kinh doanh với một tấm lòng trung thực và theo suy nghĩ của riêng tôi thì lòng đố kỵ sẽ phải gục ngã trước sự trung thực”. Hay “Trong kinh doanh đôi khi không được tham… Và vì sao không được tham? Là vì không bao giờ nên lấy những mục tiêu ngắn hạn mà làm sao nhãng đi những mục tiêu dài hạn”.

Đối với Shark Tam, ông vẫn chưa kịp đưa ra thông điệp cụ thể nào trên sóng, nhưng việc đối mặt với khủng hoảng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa ngay trước thềm Shark Tank mùa 3 phần nào khiến niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp với chương trình này phần nào bị sứt mẻ.

Hay với Shark Liên, sự cố liên quan đến chuyện kinh doanh thực tế chưa thực sự nghiêm trọng hoặc rõ ràng. Nhưng sự cố về truyền thông bởi những phát ngôn của mình đang được “liên hệ so sánh” với các thông điệp nhân văn  như là mà “cá mập” này từng đưa ra.

Trong đó, thông điệp “Kinh doanh với một trái tim nhân ái và không màng lợi nhuận” được liên hệ với phát ngôn đáp trả dư luận “Không thể đi đến đích nếu cứ ném đá vào những con chó dọc đường vì những tiếng sủa của chúng”. Dù ở hai bối cảnh khác nhau nhưng cũng dễ dàng nhận thấy ranh giới giữa gameshow và thực tế là hết sức mong manh dễ gây ra khủng hoảng về niềm tin.

Theo một chuyên gia về sản xuất chương trình truyền hình thì lợi ích thu về cao thì phải chấp nhận rủi ro cao. Chương trình thực tế thì rủi ro càng cao nữa vì ranh giới giữa gameshow và thực tế rất mong manh. Nhà tổ chức nhiều khi phải đánh cược giá trị của chương trình vào khách mời mà họ lựa chọn. Và những sự cố liên tiếp gần đây của Shark Tank chắc chắn gây tổn thương cho chính giá trị mà chương trình này theo đuổi.

“Sự tổn thương này không chỉ dừng lại ở việc làm sứt mẻ giá trị truyền cảm hứng của chương trình, tổn thương vào lòng tin của cộng đồng startup mà chính uy tín của từng cá nhân “trong bể cá mập” cũng bị liên lụy. Vấn đề là nhà tổ chức họ có chấp nhận được mức độ rủi ro này để đi dài hơi hay không. Đây cũng là một bài học cho tiêu chí lựa chọn khách mời đầu tư của nhà sản xuất”, vị này cho biết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

[Download] Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023

Decision Lab vừa công bố báo cáo khách hàng kết nối (Connected Consumer) quý 4 năm 2023 mới. báo cáo thể hiện chi tiết về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các xu hướng mua sắm đang diễn ra trên thị trường và hơn thế nữa.

Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023

Vốn là báo cáo thường xuyên được xuất bản theo quý của Decision Lab được ra mắt lần đầu từ năm 2019. Báo cáo connected Consumer tập trung phân tích các thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, bao gồm cả việc sử dụng mạng xã hội, tiêu dùng giải trí (shoppertainment), truyền thông và mua sắm.

Một số chủ đề chính sẽ được phân tích trong báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023.

  • Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang thương mại xã hội (Social Commerce) để mua sắm trực tuyến. Họ ngày càng ưa thích các nền tảng kết hợp liền mạch nhiều mục đích chứ không chỉ riêng các tính năng giải trí và mua sắm riêng lẻ.
  • Người tiêu dùng đang tìm kiếm cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số theo cách có mục đích hơn: Mặc dù hoạt động giải trí giảm sút trong Quý 4 năm 2023, người tiêu dùng vẫn tham gia vào các dịch vụ tiện ích, điều này báo hiệu sự thay đổi có thể xảy ra theo hướng ưu tiên các nhu cầu kỹ thuật số thiết yếu hơn là các nhu cầu giải trí (vào cuối năm).
  • XanhSM, dịch vụ gọi xe điện thuộc Vingroup, đang nổi lên như một ngôi sao sáng trong mảng gọi xe: Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và áp dụng các thực hành bền vững, có ý thức về môi trường.

Connected Consumer (người tiêu dùng kết nối) là gì?

Connected consumer hay những người tiêu dùng được kết nối (người tiêu dùng số) là những người sử dụng các thiết bị truyền thông thông minh ít nhất một lần mỗi tháng.

Theo mục đích của nghiên cứu này, “các thiết bị truyền thông thông minh” (smart media devices) bao gồm TV thông minh (Smart TVs), loa thông minh (Smart Speakers), các thiết bị phát trực tuyến và hiển thị thông minh.

Gần 2/3 (64%) số người được hỏi trong nghiên cứu cho biết họ là người tiêu dùng được kết nối và khoảng 1/4 người tiêu dùng được kết nối (27%) cho biết họ là khách hàng được kết nối của Amazon.

Bạn có thể tải xuống báo cáo Connected Consumer Quý 4 năm 2023 tại đây.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hãng xe điện Fisker Inc vừa bị huỷ niêm yết khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán New York

Fisker Inc. – hãng xe điện vừa bị huỷ niêm yết khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) – từng ví mình với Apple.

Nhà sáng lập kiêm CEO Henrik Fisker muốn startup này phải thật khác biệt với các đối thủ. Trong khi Apple thuê Foxconn lắp ráp các sản phẩm quan trọng cho họ, Fisker cũng áp dụng chiến lược tương tự với công ty Áo Magna Steyr.

Fisker quả thật đã làm như vậy và từng có thời điểm gặt hái chút ít thành công. Song giờ đây, tham vọng đó không còn quan trọng nữa vì Fisker đang phải đối mặt với những thách thức hoàn toàn khác, thậm chí có thể phải phá sản.

Vậy, điều gì đã xảy ra với công ty xe điện Đan Mạch từng được kỳ vọng có thể trở thành đối thủ lớn của Tesla?

Những năm đầu đời

Fisker thành lập vào năm 2016, đặt trụ sở tại California. Đây là “đứa con” khác của nhà thiết kế xe hơi Henrik Fisker sau khi startup Fisker Automotive mà ông thành lập vài năm trước đó đóng cửa.

Khi ấy, CEO Fisker kỳ vọng việc đầu tư vào một lĩnh vực công nghệ mới sẽ giúp công ty của ông phát triển nhanh chóng, đồng thời tạo ra những chiếc SUV chạy hoàn toàn bằng điện với giá cả phải chăng.

Nếu mọi việc suôn sẻ, ông Fisker đặt tham vọng biến “đứa con” của mình thành đối trọng với Tesla – cái tên đang dẫn đầu thị trường lúc bấy giờ.

Trong bối cảnh cơn sốt xe điện bắt đầu bùng nổ, Fisker dần thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư muốn thâm nhập vào lĩnh vực này, bất chấp những xôn xao từ lần khởi nghiệp thất bại đầu tiên của nhà sáng lập.

Đến năm 2020, Fisker niêm yết trên NYSE thông qua SPAC. Thời điểm đó, công ty dự kiến doanh thu vào năm 2025 là 13 tỷ USD.

Cho đến nay, sản phẩm chủ lực và duy nhất của công ty là chiếc SUV chạy điện Fisker Ocean được sản xuất tại Áo theo hợp đồng với nhà sản xuất bên thứ ba Magna Steyr.

Bên cạnh Fisker, Magna còn sản xuất xe cho Mercedes, BMW, Jaguar và một số hãng khác. CEO Henrik Fisker kỳ vọng mối quan hệ hợp tác với Magna sẽ giúp công ty ông giảm bớt rủi ro vì họ sẽ không phải đầu tư vào cơ sở sản xuất riêng.

Tuy nhiên, từ thiết kế trên giấy đến sản phẩm thực tế trên thị trường là một thử thách lớn cho Fisker. Vì một loạt vấn đề về phần mềm, chuỗi cung ứng và quy định, mãi đến năm ngoái chiếc Fisker Ocean mới có thể đến tay khách hàng.

Tưởng chừng suôn sẻ hơn, hành trình sau đó của Fisker lại càng chông gai hơn. Các rắc rối của startup này là bài học cho toàn ngành công nghiệp xe điện khi nhu cầu chững lại, cạnh tranh về giá tăng lên và sự quan tâm của nhà đầu tư giảm dần.

Bên cạnh đó, những quyết định chiến lược của Fisker – bao gồm việc chuyển từ mô hình bán xe trực tiếp cho khách hàng sang mạng lưới đại lý – càng khiến vấn đề thêm phức tạp.

Thiếu tiền, cổ phiếu bị huỷ niêm yết

Vấn đề của Fisker thực sự trở nên nghiêm trọng kể từ đầu năm 2024. Công ty trở thành đối tượng bị điều tra sau khi người dùng phàn nàn rằng xe của họ tự lăn bánh đi.

Hiện tại, Văn phòng Điều tra Khiếm khuyết thuộc Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đang điều tra các chiếc Fisker Ocean do vấn đề liên quan đến phanh.

Chiếc SUV Ocean còn bị reviewer công nghệ Marques Brownlee đánh giá gay gắt trong một video đăng trên YouTube. Đoạn video có tiêu đề “Đây là chiếc xe tệ nhất tôi từng đánh giá”.

“Đừng mua phiên bản Fisker Ocean này”, Brownlee nhấn mạnh. Cho đến nay, video của Brownlee đã thu hút hơn 4,5 triệu lượt xem và khiến cổ phiếu của Fisker lao dốc nặng nề.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Automotive News, CEO Henrik Fisker thừa nhận rằng Ocean có vấn đề về chất lượng. Ông đổ lỗi cho phần mềm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Ngoài vấn đề về kỹ thuật, Fisker còn chìm sâu trong rắc rối tài chính. Theo báo cáo tài chính năm 2023, đối thủ của Tesla sản xuất được gần 10.200 xe điện nhưng chỉ bàn giao 4.900 chiếc cho khách hàng.

Fisker cũng tiết lộ rằng họ đang thiếu tiền mặt nghiêm trọng và hy vọng sẽ nhận được một khoản đầu tư từ “một nhà sản xuất ô tô lớn”. Hãng còn sa thải 15% nhân viên và làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp tục hoạt động.

Fisker đã nhận được cảnh báo từ NYSE vào tháng 2 vì giá cổ phiếu quá thấp. Đầu tuần trước, tròn một tháng sau thông báo ban đầu, cổ phiếu của Fisker bị tạm ngừng giao dịch và cuối cùng bị huỷ niêm yết vì giá “thấp bất thường”.

Cùng với việc huỷ niêm yết, Fisker phải đề nghị mua lại các lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2026 và thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn vào năm 2025, theo một hồ sơ mà công ty này đã đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

“Chúng tôi hiện không có đủ dự trữ tiền mặt hoặc nguồn tài chính để đáp ứng việc mua lại trái phiếu đáo hạn vào năm 2026 hoặc 2025, và do đó, những sự kiện như vậy có thể gây bất lợi đáng kể đến hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của chúng tôi”, Fisker trình bày.

Cổ phiếu của Fisker từng được giao dịch với giá 28 USD/cp vào tháng 2/2021, tương ứng mức định giá gần 8 tỷ USD. Song, cổ phiếu của hãng xe điện này hiện có giá chưa đến 10 xu/cp, khiến vốn hoá tụt xuống dưới 50 triệu USD.

Còn gồng nổi hay không?

Đầu tháng 3, Fisker thông báo sẽ tạm ngừng sản xuất trong 6 tuần vì trễ hẹn thanh toán tiền lãi. Công ty hứa hẹn sẽ huy động 150 triệu USD bằng cách chào bán trái phiếu chuyển đổi.

Đây là một phần trong cuộc đàm phán giữa Fisker và “nhà sản xuất ô tô lớn” giấu tên. Kết quả đàm phán ngã ngũ vào tuần trước. Ông lớn đó chính là hãng xe Nhật Bản Nissan, theo Reuters. Tuy nhiên, tia hy vọng cuối cùng của Fisker đã vụt tắt khi Nissan rút lui vào phút cuối.

Song, CEO Henrik Fisker vẫn lạc quan. Chia sẻ với Yahoo Finance vào tháng trước, ông nhấn mạnh: “Fisker vẫn còn tương lai – nếu không tôi đã không ở đây”.

“Và tôi tin chúng tôi sẽ tìm cách thoát khỏi mớ rắc rối này, hay nói cách khác là sự suy yếu nói chung của ngành công nghiệp xe điện hiện nay”, ông tiếp lời.

Dù sao chăng nữa, với một loạt vấn đề như vậy, công ty xe điện đầy tham vọng của Đan Mạch vẫn đang đứng gần bờ vực phá sản hơn bao giờ hết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Yên Khuê | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Meta thêm tuỳ chọn nhắm mục tiêu mới cho chiến dịch mua sắm Advantage+ Shopping

Meta mới đây đã thêm tùy chọn nhắm mục tiêu và thông tin chi tiết về đối tượng mới trong Chiến dịch mua sắm Advantage+ (Advantage+ Shopping). Nhà quảng cáo hiện có thể nhắm mục tiêu (Targeting) đến những người đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nhưng chưa mua hàng.

Như bạn có thể thấy như bên dưới, giờ đây, nhà quảng cáo có thể tách riêng những nhóm khách hàng đã tương tác (Engaged Customers) cho mục đích nhắm mục tiêu quảng cáo, nhà quảng cáo có thể ưu tiên tiếp cận những nhóm khách hàng này trong các chiến dịch quảng cáo.

Theo cách định nghĩa của chính Meta, “khách hàng đã tương tác” là “những người biết đến doanh nghiệp của bạn hoặc tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhưng chưa mua hàng”.

Với cài đặt mới này, giờ đây nhà quảng cáo có thể tạo đối tượng tùy chỉnh (custom audience) gồm những người này, và sau đó chạy các chiến dịch quảng cáo liên quan đến tiếp cận.

Nhà quảng cáo cũng sẽ có thể phân khúc những đối tượng này trong báo cáo chiến dịch Advantage+ để có thể biết mỗi nhóm khách hàng này đã phản ứng với các quảng cáo ra sao.

Về tổng thể, kể từ lúc ra mắt, các chiến dịch mua sắm Meta Advantage+ đã mang lại nhiều thành công cho Meta, với nhiều thương hiệu đã đạt được kết quả tích cực. Theo nghiên cứu của Meta, các chiến dịch Mua sắm Advantage+ đã giúp cải thiện trung bình +17% chi phí cho mỗi chuyển đổi (CPC) và tăng +32% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS).

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Google đồng ý xoá dữ liệu thu thập từ người dùng ngay cả khi họ tìm kiếm ở chế độ ẩn danh

Google đồng ý hủy hàng tỷ dữ liệu duyệt web, liên quan đến vụ kiện công ty vẫn thu thập dữ liệu và theo dõi người dùng ngay cả khi người dùng truy cập ẩn danh.

Theo Reuters, các điều khoản thỏa thuận được Google gửi lên tòa án liên bang Oakland, California ngày 1/4 và đang chờ sự chấp thuận của thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers.

“Kết quả mới là một bước tiến dài trong việc đòi hỏi các công ty công nghệ lớn cần trung thực và có trách nhiệm giải trình những gì đã thu thập”, David Boies, luật sư đại diện nhóm khởi kiện, cho biết.

Giữa 2020, Google bị kiện tập thể với cáo buộc xâm phạm sự riêng tư của hàng triệu người dùng khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet. Hãng được cho là đã theo dõi thông tin cá nhân như người dùng truy cập tới đâu, xem gì trên mạng dù họ chọn chế độ Ẩn danh (Incognito Mode) của trình duyệt.

Thông tin được thu thập qua cookie, Google Analytics, Google Ad Manager, ứng dụng di động và plug-in trên website, từ đó giúp Google hiểu các mối quan hệ, sở thích, thói quen mua sắm, món ăn yêu thích và thậm chí cả những điều thầm kín, đáng xấu hổ của người dùng qua những gì họ tìm kiếm trên mạng.

Cuối năm ngoái, Google đạt thỏa thuận sơ bộ về vụ kiện. Ban đầu, phía nguyên đơn đòi bồi thường 5 tỷ USD. Tuy nhiên, các luật sư cho rằng thiệt hại có thể lớn hơn, tới 7,8 tỷ USD.

Trong động thái mới nhất, bên cạnh việc chấp nhận hủy thông tin đã thu thập khi người dùng duyệt web riêng tư, Google cũng cho phép những người sử dụng chế độ Ẩn danh có thể chặn cookie của bên thứ ba trong 5 năm.

“Kết quả là Google sẽ thu thập ít dữ liệu hơn từ hoạt động duyệt web riêng tư của người dùng. Họ cũng không còn kiếm được nhiều tiền từ dữ liệu đó”, luật sư Boies nói với Reuters.

Phát ngôn viên Google Jose Castaneda cho biết công ty “rất sẵn lòng” giải quyết vụ kiện, nhưng khẳng định dữ liệu thu thập “chưa bao giờ được sử dụng cho bất kỳ hình thức cá nhân hóa nào”.

Nhiều người chọn duyệt web ẩn danh với tính năng Incognito Mode để tránh bị theo dõi. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật từ lâu khuyến cáo rằng Google và các nhà cung cấp trực tuyến vẫn có thể xây dựng hồ sơ về người dùng khi tổng hợp và phân tích dữ liệu từ cả hoạt động duyệt web bình thường lẫn riêng tư.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược mới của công ty mẹ Lazada nhằm cạnh tranh với các đối thủ như PDD hay Douyin

Trong nỗ lực chống lại sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành, Alibaba – công ty mẹ của Lazada, đã đưa ra thêm các chính sách ưu đãi, giảm phí cho nhà bán hàng trên nền tảng.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, nền tảng thương mại điện tử chính của Alibaba Group – Taobao, đã quyết định tăng trợ cấp và giảm phí cho các nhà bán hàng.

Tờ South China Morning Post cho biết động thái này diễn ra trong bối cảnh ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc đang nỗ lực bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Alibaba đang tập trung lại các nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi của mình để chống lại các đối thủ cạnh tranh như PDD Holdings, Kuaishou Technology và Douyin.

Douyin (phiên bản TikTok dành riêng cho thị trường Trung Quốc) đã ra mắt một ứng dụng mua sắm độc lập có tên là Douyin Mall, dành cho người dùng Android ở Trung Quốc.

Taobao cho biết họ sẽ cung cấp 10 tỷ nhân dân tệ (1,38 tỷ USD) tiền mặt để trợ cấp cho việc tạo nội dung, chẳng hạn như livestream và video ngắn, trên nền tảng này trong năm 2024.

Cheng Daofang, Tổng giám đốc đơn vị nội dung thương mại điện tử của Taobao và Tmall Group, cho biết Taobao sẽ triển khai một số sáng kiến thân thiện với nhà bán hàng bắt đầu từ tháng 4, trong đó có miễn phí dịch vụ hỗ trợ có tên “cố vấn kinh doanh”.

Hồi tháng 2, Alibaba tuyên bố họ sẽ tăng cường tập trung vào hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thương mại điện tử và điện toán đám mây. Thống báo này diễn ra sau đợt tái cấu trúc mạnh mẽ cách đây một năm.

Ngoài ra, Taobao sẽ hủy bỏ phí cho hai dịch vụ khác, gồm chatbot dịch vụ khách hàng trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho các nhà bán hàng có dưới 2.000 khách hàng/ngày và dịch vụ lưu trữ ảnh với dung lượng lên tới 30 gigabyte.

Dịch vụ “Cố vấn kinh doanh”, được ra mắt vào năm 2011, ban đầu là một công cụ dữ liệu cho các nền tảng thương mại điện tử doanh nghiệp của Alibaba. Nó bắt đầu được áp dụng cho Taobao vào năm 2013 và sau đó trở thành một công cụ thiết yếu cho các giới kinh doanh trên Taobao để vận hành các cửa hàng trực tuyến của họ.

Alibaba đã tích hợp các dịch vụ của thị trường bán buôn trực tuyến 1688 với Taobao, bắt đầu với ba cửa hàng trực tuyến dưới tên 1688. Đây là một trong những nỗ lực của công ty trong việc củng cố tài sản và thu hút người dùng mới.

Tăng trưởng trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Alibaba đã chậm lại trong các quý gần đây. Công ty báo cáo lợi nhuận thấp hơn dự kiến trong quý IV/2023. Hai nền tảng thương mại điện tử Taobao và Tmall Group chứng kiến doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên kết quả này chậm hơn so với mức 5% của Alibaba Group.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

OpenAI đang tuyển dụng nhân tài công nghệ địa phương và dự kiến mở văn phòng châu Á đầu tiên, đặt tại Nhật Bản.

OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á
OpenAI sắp mở văn phòng đầu tiên tại châu Á

Theo Nikkei, chi nhánh sẽ được mở trong tháng 4 tại Tokyo, giúp nhà phát triển ChatGPT tăng cường hoạt động trong khu vực, đặc biệt trong việc hỗ trợ đối tác doanh nghiệp và tham gia vào xây dựng các khuôn khổ trong lĩnh vực công nghệ.

Động thái trên diễn ra tròn một năm sau khi CEO OpenAI Sam Altman gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tháng 4/2023. Khi đó, Altman đề nghị mở văn phòng tại đây, đồng thời cam kết sẽ hợp tác với chính phủ Nhật Bản để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của người sử dụng. Theo các nguồn tin, công ty cũng đang tuyển dụng các tài năng công nghệ tại địa phương cho văn phòng mới.

Đây là văn phòng thứ ba của OpenAI ngoài nước Mỹ, sau London (Anh) và Dublin (Ireland). Theo TechinAsia, khi xu hướng AI đang phát triển, nhiều quốc gia trên thế giới cũng cạnh tranh nhau để thu hút doanh nghiệp AI hàng đầu, nhằm giành được một phần trong “miếng bánh” AI tổng quát.

Temasek Holdings, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore, được cho là cũng đang thảo luận để đầu tư vào OpenAI, với mục tiêu trở thành một cường quốc về AI tại châu Á sau khi đã đầu tư 742 triệu USD vào lĩnh vực này. Trước đó, Altman cũng đàm phán với UAE để gây quỹ phát triển chip phục vụ AI.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Người dùng Việt Nam hiện có thể sử dụng ChatGPT miễn phí mà không cần đăng ký

OpenAI bắt đầu cho phép người dùng truy cập miễn phí vào chatbot ChatGPT mà không cần đăng ký dịch vụ, nhưng sẽ bị giới hạn một số danh mục mà công ty không nêu chi tiết.

Công ty có trụ sở tại San Francisco cho biết, họ triển khai tính năng này nhằm “đưa trí tuệ nhân tạo dễ tiếp cận hơn với bất kỳ ai đang tò mò về khả năng của nó”.

Theo công ty phân tích dữ liệu Similarweb, sau khi lượng truy cập đạt đỉnh 1,8 tỷ lượt, tăng trưởng người dùng ChatGPT đã có dấu hiệu chậm lại kể từ tháng 5/2023.

OpenAI nói rằng, họ đã tích hợp thêm các biện pháp bảo vệ nội dung đối với người dùng không đăng ký, chẳng hạn như giới hạn một số danh mục rộng hơn, song công ty không nêu chi tiết các danh mục này.

Bên cạnh phiên bản miễn phí, không trực tiếp kết nối với Internet, ChatGPT còn có phiên bản trả phí dành cho cá nhân, nhóm người dùng và doanh nghiệp.

Startup này cho biết, họ có thể sử dụng nội dung cung cấp bởi người dùng để cải thiện những mô hình ngôn ngữ lớn, tuy nhiên người dùng có thể tắt tính năng này.

Tháng trước, tỷ phú công nghệ Elon Musk, cũng là một trong những nhà sáng lập ban đầu OpenAI, đã kiện công ty này, nói rằng startup đã bỏ mặc sứ mệnh phát triển AI phục vụ lợi ích nhân loại và phi lợi nhuận.

Reuters trích dẫn hồ sơ gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cho thấy, OpenAI đã tiến hành thay đổi cơ cấu quản trị quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp AI – OpenAI Startup Fund. Theo đó, CEO Sam Altman không còn sở hữu hoặc kiểm soát quỹ này.

OpenAI Startup Fund bị giới phân tích đánh giá là có cấu trúc quản trị bất thường, khi vừa được tiếp thị như một chi nhánh, nhưng gây quỹ từ những đối tác bên ngoài và thực hiện quyết định đầu tư theo ý chí của Sam Altman. Chẳng hạn, quỹ này đang đầu tư 175 triệu USD do Microsoft đóng góp, mặc dù bản thân OpenAI không phải là công ty đầu tư.

Đại diện OpenAI cho biết, cấu trúc quản trị ban đầu của quỹ chỉ mang tính tạm thời và “thay đổi này nhằm mang đến sự rõ ràng hơn”.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Nền tảng trò chơi trực tuyến đình đám Roblox sắp được phát hành tại Việt Nam

Roblox, nền tảng trò chơi trực tuyến và xây dựng thế giới ảo nổi tiếng nhiều khả năng sẽ được phát hành chính thức tại Việt Nam vào thời gian tới.

Chiều ngày 2/4, theo các nguồn tin có được, Roblox, nền tảng trò chơi trực tuyến và xây dựng thế giới ảo nổi tiếng của Microsoft, đang được một nhà phát hành trong nước làm các thủ tục để xin cấp phép phát hành chính thức tại thị trường Việt Nam.

Roblox là một nền tảng trò chơi trực tuyến và xây dựng thế giới ảo nổi tiếng. Tựa game cho phép người chơi tạo ra và chia sẻ các trò chơi, trang phục, vật phẩm và kịch bản tùy chỉnh trong một môi trường đa người chơi.

Game thủ Roblox có thể tạo ra các trò chơi đa dạng như trò chơi phiêu lưu, trò chơi xây dựng, trò chơi võ thuật, trò chơi đua xe… Họ có thể sử dụng các công cụ xây dựng Roblox để tạo ra nhân vật, cảnh vật, đối tượng tương tác và nhiều hơn nữa.

Nền tảng này cũng cung cấp cộng đồng lớn, trong đó, người chơi có thể tương tác và chơi chung với nhau. Họ có thể tham gia vào các trò chơi được tạo bởi người chơi khác, các nhóm và thảo luận với nhau hoặc chat qua diễn đàn.

Đây là nền tảng trò chơi mà người tham gia có thể chơi được cả trên điện thoại di động hoặc trên máy tính.

Mặc dù chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, nhưng trong thời gian dài vừa qua rất nhiều người chơi tại Việt Nam, đặc biệt là trẻ em đã tham gia nền tảng trò chơi này thông qua máy chủ quốc tế. Đồng thời, trên YouTube xuất hiện rất nhiều các video quảng bá, cũng như các video hướng dẫn chơi game được nhiều người chơi trong nước đưa lên.

Tuy nhiên, từ hôm 30/3 trở lại đây, người chơi tại Việt Nam rất khó truy cập được vào tựa game này và đến bây giờ vẫn chưa có thông báo chính thức từ các bên liên quan.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023

Thương hiệu thời trang nhanh trực tuyến Shein đã tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm 2023, theo Financial Times. Shein đạt mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trên 2 tỷ USD trong năm ngoái và ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GMV) khoảng 45 tỷ USD.

Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023
Doanh thu và lợi nhuận của Shein đạt mức kỷ lục trong năm 2023

Lợi nhuận của công ty vào năm ngoái vượt qua mức lợi nhuận ròng 700 triệu USD mà họ tạo ra trong năm 2022 và 1,1 tỷ USD trong năm 2021. Kết quả kinh doanh tích cực của Shein được ghi nhận giữa thời điểm hãng thời trang nhanh này đang chờ đợi sự chấp thuận theo quy định từ Bắc Kinh để tiến hành niêm yết ở New York hoặc London. Nếu Shein niêm yết thành công, đây có thể là thương vụ IPO bom tấn của năm.

Shein được định giá (Market Value) hơn 60 tỷ USD trong một vòng huy động vốn gần đây. Shein từ chối bình luận về các số liệu tài chính.

Các đối thủ cạnh tranh như H&M và Inditex lần lượt báo cáo lợi nhuận ròng là 8,7 tỷ kroner Thụy Điển (820 triệu USD) và 5,4 tỷ euro (5,8 tỷ USD) trong các năm tài chính gần nhất của họ.

IPO được coi là chỉ báo cho thái độ của Bắc Kinh đối với các công ty được thành lập tại Trung Quốc nhưng được đăng ký lại ở nước ngoài để tránh căng thẳng địa chính trị. Theo nguồn tin của FT, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sẽ phê duyệt việc bán cổ phiếu của Shein trong những tuần tới.

Mặc dù Shein đã chuyển trụ sở chính sang Singapore và thực hiện tất cả các hoạt động bán hàng bên ngoài Trung Quốc, nhưng công ty được thành lập tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, họ vẫn điều hành phần lớn hoạt động kinh doanh của mình từ đất nước tỷ dân.

Cuối năm 2022, Shein có 10.382 nhân viên ở Trung Quốc đại lục làm việc cho hơn 12 công ty con, xử lý mọi thứ từ hậu cần đến viết mã, theo dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu Tianyancha.

Ngược lại, dữ liệu từ LinkedIn cho thấy công ty có khoảng 200 nhân viên ở Singapore.

Người sáng lập 40 tuổi, Xu Yangtian, còn được gọi là Sky Xu, sinh ra ở Trung Quốc nhưng đã cùng công ty chuyển đến Singapore. Ông nắm giữ 37% cổ phần của Shein. Các cổ đông lớn khác gồm Sequoia China (hiện được gọi là HongShan), General Atlantic và quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi Mubadala.

Shein đã chi mạnh tay cho việc vận động hành lang ở Washington trong thời gian thúc đẩy IPO. Mô hình kinh doanh hàng giá rẻ Trung Quốc ở Mỹ, dùng vận tải hàng không để tránh thuế nhập khẩu ngày càng bị giám sát chặt chẽ.

Hồ sơ công khai của Mỹ cho thấy Shein đã chi gần 2 triệu USD cho quá trình vận động hành lang trong 9 tháng năm ngoái.

Tập đoàn đã nộp hồ sơ bí mật cho niêm yết tại Mỹ vào tháng 11, nhưng một người thân cận với Shein cho biết kể từ đó, công ty hầu như không nhận được phản hồi từ SEC.

Do đó, Shein đang xem London như một lựa chọn dự phòng.

Làn sóng các tập đoàn Trung Quốc tìm kiếm niêm yết lớn ở New York đã bị hạn chế kể từ vụ IPO thảm hại của công ty gọi xe Didi vào năm 2021. Công ty này buộc phải hủy niêm yết theo yêu cầu của Bắc Kinh do lo ngại về bảo mật dữ liệu.

Sự suy thoái của thị trường chứng khoán Hong Kong khiến các công ty Trung Quốc khó huy động vốn gần hơn ở quê nhà.

Cainiao, đơn vị logistics của Alibaba, đã trở thành trường hợp mới nhất từ bỏ kế hoạch bán cổ phiếu trên thị trường Hong Kong vào tuần trước. Thương vụ IPO bị hoãn này được định giá công ty lên tới 20 tỷ USD.

Chủ tịch Joe Tsai đổ lỗi cho điều kiện thị trường đã dẫn tới sự rút lui của Cainiao. Ông nói: “Thị trường khá trì trệ và cũng thiếu thanh khoản.”

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Profile khủng của thành viên mới gia nhập BOD của Vincom Retail

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của CTCP Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE), Hội đồng quản trị (BOD) Vincom Retail sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2023 – 2028 với các nội dung như sau:

– Miễn nhiệm bà Thái Thị Thanh Hải thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT

– Miễn nhiệm bà Lê Mai Lan thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT

– Bầu bổ sung ông Nguyễn Hoài Nam là thành viên HĐQT.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Hoài Nam giữ chức vụ Tổng Giám đốc chi nhánh Việt Nam của tập đoàn Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad. Hiện nay, công ty Berjaya Việt Nam đang sở hữu khách sạn Intercontinental Hà Nội, Sheraton Hà Nội, Long Beach Phú Quốc, các dự án bất động sản như Hà Nội City Garden, Biên Hòa City, VFC, VIUT, Công ty chứng khoán SBBS.

Ông Nam cũng là Chủ tịch khách sạn Intercontinental Hà Nội, Chủ tịch khách sạn Sheraton Hà Nội, Chủ tịch Công ty Chứng khoán SBBS.

Ông Nam tốt nghiệp trường đại học Ngoại Thương và khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Nam California. Năm 1992, ông Nam bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí Giám đốc kinh doanh của 3C. Corporation. Sau đó 6 năm, ông chuyển sang giữ vị trí Giám đốc tài chính của Công ty TTT Corporation. Tới năm 2005, ông trở thành Tổng giám đốc Công ty Viet Au Investment.

5 năm trước, doanh nhân Nguyễn Hoài Nam cùng Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam (PVF) thuộc Tập đoàn Vingroup cũng có sự hợp tác khi trở thành cổ đông lớn nhất CLB Sarajevo, đội bóng đang thi đấu ở giải vô địch quốc gia Bosnia và được quyền tham dự vòng sơ loại thứ 1 UEFA Champions League.

FK Sarajevo là một đội bóng hàng đầu ở làng bóng đá Bosnia & Herzegovina – một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên bán đảo Balkan. Trong lịch sử phát triển kể từ khi Bosnia & Herzegovina trở thành một quốc gia riêng rẽ và độc lập, FK Sarajevo từng có 3 lần giành được ngôi vô địch quốc gia, trong đó có 2 lần đăng quang khi giải đấu hàng đầu này đổi tên thành BH Premier League (trong các mùa giải 2006-2007 và 2014-2015). Đội bóng này đang đứng đầu bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia Bosnia 2019.

Cổ đông lớn nắm giữ 90% cổ phần FK Sarajevo là doanh nhân Vincent Tan đã quyết định nhượng lại 60% cổ phần cho doanh nhân Nguyễn Hoài Nam và PVF. Sau thương vụ này, doanh nhân người Malaysia gốc Hoa còn lại 30% và còn lại 10% thuộc về các nhà đầu tư trong nước.

Ngoài là thành viên HĐQT của Sarajevo, doanh nhân Nguyễn Hoài Nam cũng là thành viên HĐQT của CLB bóng đá K.V Kortrijk (Bỉ). Cả hai CLB đều đang chơi ở hạng cao nhất của hai quốc gia này.

Về Vincom Retail, theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 23/4/2024. Đại hội năm nay của Vincom Retail được tổ chức sau khi Vingroup thoái vốn và Vincom Retail không còn là công ty con của tập đoàn này. Tuy nhiên, Vingroup vẫn sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại (TTTM).

Theo tài liệu, trong năm 2024 này, Vincom Retail sẽ tiếp tục tăng độ phủ tại các tỉnh thành khắp cả nước, khai trương 6 TTTM mới với khoảng 171.000 m2 diện tích sàn bán lẻ, nâng tổng số TTTM lên 89 tại 48/63 tỉnh thành tới cuối năm.

Về chiến lược phát triển sản phẩm, Vincom Retail tập trung phát triển các sản phẩm bất động sản bán lẻ, tạo được xu hướng mới như du lịch bán lẻ.

Ngoài ra, trong năm 2024, Vincom Retail còn có các định hướng bao gồm tiếp tục triển khai các sáng kiến liên quan tới tối ưu chi phí năng lượng, quản lý vận hành, nhân sự; nâng cao hoạt động vận hành bền vững, bắt kịp xu hướng tiêu dùng “xanh” của người tiêu dùng…

Năm 2023, Vincom Retail ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kỷ lục với 9.791 tỷ đồng tổng doanh thu – tăng 33% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 4.409 tỷ đồng – tăng 59% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp ở mức 54,7% doanh thu.

Tính đến hết ngày 31/12/2023, Vincom Retail sở hữu và vận hành hệ thống 83 TTTM Vincom trên cả nước, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ lên tới 1,75 triệu m2, giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường bất động sản bán lẻ tại Việt Nam về quy mô và độ phủ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo An ninh tiền tệ

“Vua tiêu” của Tập đoàn Phúc Sinh tham vọng mở hàng trăm cửa hàng cà phê

Hệ thống cà phê K Coffee của Phúc Sinh đã thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu hàng loạt cho các cửa hàng.

Mới đây, hàng loạt cửa hàng của thương hiệu K Coffee (thuộc sở hữu của tập đoàn Phúc Sinh) đã được phủ một giao diện mới. Thương hiệu này đã chuyển từ màu xanh dương đậm trước đó thành màu hồng cho hầu hết các cửa hàng tại TP HCM.

Chia sẻ trên báo Chính Phủ, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch tập đoàn Phúc Sinh, người được mệnh danh là “vua tiêu”, cho biết đây là sự thay đổi để phù hợp xu hướng, tập trung vào đối tượng khách hàng Gen Z. Ngoài ra, màu hồng cũng được sử dụng trong các thiết kế của sản phẩm trà túi lọc Cascara Blue Son La vừa mới ra mắt vào cuối năm ngoái.

Ông Phan Minh Thông cho biết hoạch phủ hồng được thực thi nhằm đem lại làn gió mới cho chuỗi cà phê  này.

Trước đó, K Coffee thường xuất hiện với logo chữ K cách điệu và màu xanh dương đậm, điểm xuyết màu xanh lá thiên nhiên. Song, kể từ đầu năm nay đến nay, thương hiệu của nhà Phúc Sinh đã bắt đầu thực hiện kế hoạch thay đổi nhận diện thương hiệu tại các chuỗi cà phê.

Cuối tháng 3, K Coffee hoàn thành việc thay đổi giao diện này. Theo website công ty, K Coffee đang vận hành 8 cửa hàng tại TP HCM.

Theo chia sẻ, ông Huỳnh Bảo Thuần – CEO Phúc Sinh Consumer, cho biết tham vọng của K Coffee là mở rộng 300 cửa hàng (bao gồm mô hình quán cà phê truyền thống và shop-in-shop) tại Việt Nam trong năm 2024.

Ngoài ra, ông Thuần cũng chia sẻ rằng đã có nhiều đối tác liên hệ với K Coffee để thảo luận về vấn đề nhượng quyền và mở rộng thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước.

Thị trường chuỗi cà phê được dự báo sẽ còn khởi sắc trong năm nay, sau khoảng thời gian chững lại vì dịch bệnh và khó khăn kinh tế. Theo khảo sảt xu hướng tiêu dùng trong ngành F&B do iPos.vn công bố, mức chi cho việc đi cà phê tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023, chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng của người Việt. 55,5% người được hỏi cho biết sẵn sàng chi từ 41.000 đồng/lần cà phê. So với năm 2022, con số này tăng 58%.

Mức chi tiêu phổ biến nhất cho mỗi lần đi cà phê vẫn từ 41.000 đồng tới 70.000 đồng. Đối với việc đi cà phê phân khúc cao cấp – từ 70.000 đồng trở lên, có khoảng 14,3% người trả lời lựa chọn, tương đương năm trước.

Trong khi đó, 31.000 đồng tới 50.000 đồng/ly là chi phí người Việt thường dành để đặt cà phê/trà sữa mang về. So với việc đi cà phê, chi tiêu cho đặt đồ uống mang về thường thấp hơn. Theo đó, chỉ có 36,3% người cho biết thường xuyên đặt đồ uống mang về từ 40.000 đồng trở lên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Mỹ cấm nhân viên làm việc trong quốc hội sử dụng trợ lý AI Copilot của Microsoft

Hạ viện Mỹ vừa ra thông báo cấm nhân viên làm việc trong quốc hội sử dụng trợ lý AI Copilot của Microsoft do lo ngại bảo mật dữ liệu.

Microsoft ra mắt Copilot Pro với giá 20 USD mỗi tháng
Microsoft ra mắt Copilot Pro với giá 20 USD mỗi tháng

Trang Axios đưa tin, Giám đốc hành chính Hạ viện Catherine Szpindor cho biết, “ứng dụng Microsoft Copilot đã bị Văn phòng An ninh mạng xác định là rủi ro cho người dùng vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu tới các dịch vụ đám mây không có sự phê duyệt của Hạ viện”.

Trong khi đó, đại diện Microsoft nói rằng họ nhận thấy “người dùng trong khối chính phủ có yêu cầu bảo mật dữ liệu cao hơn” và công ty đã công bố lộ trình các công cụ AI như Copilot đáp ứng yêu cầu về tuân thủ và bảo mật của chính phủ liên bang vào cuối năm nay.

Hiện các nhà lập pháp Mỹ đang xem xét rủi ro tiềm ẩn đối với việc sử dụng AI trong các cơ quan liên bang, cũng như các biện pháp đảm bảo quyền riêng tư cá nhân và đối xử công bằng.

Năm ngoái, hai thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự luật cấm sử dụng AI nhằm tạo ra mô tả sai lệch trong các chiến dịch quảng cáo chính trị trong bầu cử liên bang.

Về phía Microsoft, công ty này đang thảo luận với OpenAI – startup sở hữu ChatGPT để xây dựng một trung tâm dữ liệu có thể lên tới 100 tỷ USD, có tên “Stargate” (Vòm sao), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2028.

Sự bùng nổ của AI tổng hợp đã dẫn đến nhu cầu tăng vọt đối với trung tâm dữ liệu thế hệ mới, có khả năng xử lý tác vụ nâng cao hơn so với truyền thống.

Tờ The Information dẫn nguồn tin cho hay, nhiều khả năng Microsoft sẽ “duyệt chi” dự án có giá trị gấp 100 lần những trung tâm dữ liệu lớn nhất hiện có. Theo đó, siêu máy tính tại “Stargate” sẽ là loại lớn nhất trong chuỗi máy chủ các công ty này đặt tại Mỹ trong vòng 6 năm tới.

Theo Reuters, “Stargate” là trung tâm dữ liệu có siêu máy tính “giai đoạn năm”. Trong khi đó, Microsoft đang phát triển một siêu máy tính “giai đoạn thứ tư”, nhỏ hơn cho OpenAI, để ra mắt vào năm 2026.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Ngày này cách đây 20 năm Gmail của Google chính thức ra đời

Gmail ra đời đúng ngày 1/4/2004 và nhiều người nghĩ đó là trò đùa Cá tháng Tư của Google khi miễn phí 1 GB lưu trữ, gấp 100 lần dịch vụ khác.

“Google nhận được tin nhắn”, “tìm kiếm là hoạt động trực tuyến thứ hai, email mới là số một”, “miễn phí dung lượng lưu trữ 8 tỷ bit thông tin, tương đương 500 nghìn trang email” là thông điệp mở đầu của thông cáo báo chí Google tung ra cách đây tròn 20 năm.

Cách viết hài hước và lời hứa hẹn “nghe vô lý” ở thời đó khiến nhiều người coi như một trò đùa của Google – startup về tìm kiếm trực tuyến mới 6 năm tuổi. Người dùng cũng không thể tạo Gmail, mà phải đăng ký danh sách chờ để trải nghiệm bản beta.

“Một thông cáo báo chí ngớ ngẩn, được công bố đúng ngày Cá tháng Tư”, Victoria Song, hiện là cây viết của The Verge, nhớ lại. Khi đó, Yahoo, Hotmail đang “làm mưa làm gió” và là những cái tên người dùng nghĩ đến đầu tiên khi cần tạo email.

Các dịch vụ này miễn phí dung lượng lưu trữ cao nhất 15 MB. Muốn nhận nhiều email hơn, người dùng phải xóa bớt thư cũ hoặc mua thêm dung lượng. Trong khi đó, Google tuyên bố miễn phí 1 GB, nhấn mạnh chữ “trên mỗi người dùng”.

Tuy nhiên, khi những người trong danh sách chờ bắt đầu trải nghiệm Gmail, họ không còn nghĩ đó là trò đùa nữa. Sau 20 năm, dịch vụ ra đời vào “ngày nói dối” đã có 1,2 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số toàn cầu.

Từ dự án phụ của kỹ sư Google…

Theo thông báo của Google khi ấy, ý tưởng về Gmail xuất phát từ lời than phiền của người dùng về dịch vụ email, khiến họ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm một thư nào đó cũng như sắp xếp hộp thư cho đủ dung lượng.

“Cô ấy phải xóa email ‘như điên’ để duy trì giới hạn bắt buộc 4 MB. Cô ấy hỏi chúng tôi không thể sửa cái này à”, Larry Page, nhà đồng sáng Google khi đó, cho hay.

Lời phàn này thu hút sự chú ý của một số kỹ sư. Google thường yêu cầu nhân viên dành một ngày trong tuần, tương đương 20% thời gian, phát triển một dự án nào đó mà họ quan tâm, không liên quan đến công việc chính. Việc xây dựng dịch vụ email với khả năng tìm kiếm tốt được một số kỹ sư coi là “dự án 20%” hấp dẫn, khởi đầu cho sự ra đời của Gmail.

“Nếu người dùng Google gặp vấn đề với email, chúng tôi cũng vậy”, Sergey Brin, đồng sáng lập Google và phụ trách mảng công nghệ, chia sẻ. Ông cho biết phát triển Gmail “phức tạp hơn so với dự đoán”, nhưng cuối cùng vẫn có thể cung cấp tới những người đã yêu cầu.

Phiên bản thử nghiệm của Gmail tập trung xử lý ba “nỗi đau”, gồm: khả năng tìm kiếm nhanh email dựa trên từ khóa; khả năng lưu trữ 1 GB dung lượng, cao hơn trung bình 100 lần dịch vụ cùng thời; và tốc độ, khi dịch vụ tự động sắp xếp email riêng lẻ thành cuộc hội thoại, tương tự khái niệm luồng mail hiện nay, thay vì để người dùng tự phân loại.

Tuy nhiên, ngay trong thông báo, bản thân hai nhà sáng lập Google cũng chưa tin tưởng hoàn toàn vào khả năng thành công của dịch vụ. “Chúng tôi sẽ cung cấp thử nghiệm trước với một số ít người đam mê email. Nếu may mắn, Gmail sẽ trở nên phổ biến với họ và cả những người ban đầu đã khơi dậy ý tưởng này”, thông báo viết.

…đến hộ chiếu vào thế giới Internet

Từ một thông báo như trò đùa, Gmail dần trở nên phổ biến. Theo Victoria Song, có một tài khoản Gmail năm 2004 giống như một tấm vé nhanh nhất để gia nhập nhóm những người sành điệu, dù nhiều người chẳng cần đến chúng.

Còn trong trí nhớ của Rich Demuro, phóng viên công nghệ của báo địa phương tại Louisiana (Mỹ), Google là cái tên “hot” trong giới công nghệ nhờ công cụ tìm kiếm và mọi người phải xếp hàng để đăng ký sử dụng khi Gmail được công bố.

Gmail có giao diện “sạch”, thường hiển thị quảng cáo xen giữa email của người dùng. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ hãng đọc email của họ để quảng cáo. Đến ngày 17/5/2004, Google phải gửi email giải thích cho người dùng rằng “tất cả đều được máy tính quét và quảng cáo được đặt tự động chứ không có ai đọc email của bạn cả”.

Sau 20 năm sau, dung lượng lưu trữ miễn phí được nâng lên 15 GB. Gmail gần như có mặt trên mọi thiết bị di động.

Theo Victoria Song, với dung lượng lưu trữ đủ lớn, Gmail giống như một bản ghi vô hạn về cuộc đời của cô, từ những email với bố mẹ khi học xa nhà, những đơn xin thực tập đã gửi, những tấm thiệp từ bạn học cũ, thậm chí cả chuyện tình cảm cũng được chia sẻ qua email.

“Khi xem lại email cũ, tôi cảm giác như đang bước qua thời gian”, Song nói. Nhiều cha mẹ thậm chí tạo Gmail cho đứa con mới ra đời, vừa để giữ được tên tài khoản ưng ý, vừa là cách lưu trữ thông tin cho con như cuốn sách kỹ thuật số.

Gmail cũng ngày càng cắm rễ sâu vào cuộc sống Internet của người dùng. Khi họ sử dụng một dịch vụ nào đó, tài khoản sẽ liên kết với email, hoặc có thể sử dụng luôn Gmail để đăng nhập. Khi bị khóa tài khoản, họ cũng phải cung cấp Gmail để lấy lại.

“Gmail giống như hộ chiếu cho Internet. Tôi có thể không hào hứng mở Gmail nữa, nhưng mật khẩu Gmail là mật khẩu quan trọng nhất trong đời tôi”, Song nói.

Theo Ilya Brown, Phó chủ tịch Gmail, các nhà phát triển cũng nhận ra Gmail giờ đây giống như danh tính trên Internet, là đại diện cho con người từ thế giới thực.

Tương lai cho Gmail

Gmail đang được coi như là một phần hiển nhiên trên Internet, nhưng vai trò về giao tiếp của nó cũng dần mờ nhạt trong bối cảnh phần mềm nhắn tin lên ngôi.

Dịch vụ email của Google từng tích hợp Gchat, nhưng không thể cạnh tranh với những Messenger, WhatsApp, Slack, Telegram ngày nay. Người dùng sử dụng phần mềm nhắn tin khác, đồng nghĩa nhiều dữ liệu quan trọng của họ được lưu trên đó thay vì Gmail như xưa.

Dung lượng khổng lồ để lưu mọi email từng là lợi thế, nhưng sau 20 năm, chúng tích tụ không ít email rác, khiến người dùng không còn hào hứng mỗi lần mở email.

“Nếu so sánh ảnh chụp màn hình từ đó đến nay, Gmail đã thay đổi, nhưng hộp thư đến của tôi phần lớn vẫn như khi tôi mở tài khoản năm 2004”, Demuro nhận xét. “Ngày nay tôi nhận được nhiều thư rác hơn”.

Nhà phát triển xác nhận điều này. “Điều chúng tôi coi trọng là xây dựng những thứ mà người dùng cần. Với sản phẩm như Gmail có những kỳ vọng lớn về độ tin cậy”, Maria Fernandez Guajardo, Giám đốc cấp cao và giám đốc sản phẩm của Gmail, nói. Theo Guajardo, dù rất muốn thử nghiệm, công ty cũng phải cẩn thận trong việc triển khai bất kỳ tính năng mới nào và giải thích chúng tác động như thế nào đến sản phẩm.

Theo Victoria Song, Gmail chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài, nhưng việc người dùng tương tác với nó trong tương lai vẫn là dấu hỏi. “Hàng ngày, chúng ta có thể thấy bạn mình tuyên bố đóng tài khoản mạng xã hội. Nhưng chưa ai nói họ sẽ bỏ email”, Song viết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Doanh thu của gã khổng lồ thương mại điện tử PDD tăng trưởng nhanh chóng

Ông lớn thương mại điện tử giá rẻ PDD Holdings đã vượt qua ước tính về doanh thu quý IV, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người dùng và doanh số bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử giá rẻ Temu, theo South China Morning Post.

PDD báo cáo doanh thu đạt 88,88 tỷ nhân dân tệ (12,35 tỷ USD) trong quý cuối năm 2023, Kết quả này cao hơn so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 79,23 tỷ nhân dân tệ.

Tăng trưởng doanh thu theo quý là 123%, cao hơn mức tăng 94% trong quý III. Trước đó, năm 2022 ghi nhận tình hình kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc.

PDD đang giành được thị phần với mức giá cực kỳ cạnh tranh trên nền tảng Pinduoduo của mình ở Trung Quốc. Ở nước ngoài, con bài Temu của họ tiếp tục toả sáng khi khách hàng ưu tiên tiết kiệm, chi tiêu thận trọng hơn giữa thời điểm kinh tế khó khăn.

Temu chuyên bán các mặt hàng trang trí nhà cửa giá 4 USD và áo phông giá 10 USD tại Mỹ và các thị trường lớn khác của châu Âu, Trung Đông và châu Á. Ứng dụng này cũng được hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi tiếp thị, thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh tại Mỹ như cửa hàng đồng giá Dollar Tree và các nhà bán lẻ truyền thống khác.

Temu ra mắt vào tháng 9/2022, hiện đang hoạt động tại 51 thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc mở rộng của họ tốn kém, đẩy chi phí bán hàng và tiếp thị của PDD tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022 lên 26,64 tỷ nhân dân tệ.

Vào tháng 12 năm ngoái, PDD đã vượt qua Alibaba Group Holding để trở thành công ty thương mại điện tử Trung Quốc có giá trị nhất theo vốn hóa thị trường. Cổ phiếu PDD được niêm yết tại Mỹ đã tăng khoảng 13% lên 145 USD trong phiên giao dịch trước thềm thị trường ngày 20/3.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Huawei đạt mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2019

Năm 2023, Huawei ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 năm trở lại đây nhờ hồi phục trong mảng tiêu dùng và thu nhập đến từ mảng kinh doanh mới như linh kiện xe thông minh.

Huawei cho biết trong năm 2023, doanh thu tăng 9,63% so với năm 2022 lên 704,2 tỷ NDT (97,48 tỷ USD). Lợi nhuận ròng tăng 144,5% lên 87 tỷ NDT, biên lợi nhuận tăng hơn gấp đôi lên 12,35%.

Mảng tiêu dùng đóng góp phần lớn doanh thu nhờ tăng trưởng 17,3% lên 251,49 tỷ NDT. Dù công ty không công bố chi tiết, mảng này bao gồm mảng thiết bị cầm tay, vốn ghi nhận phục hồi vào năm ngoái nhờ quay trở lại thị trường smartphone 5G với Mate 60.

Từ năm 2019, Mỹ đã hạn chế quyền truy cập công nghệ Mỹ của Huawei với cáo buộc Huawei là rủi ro an ninh quốc gia.

Năm 2023 đánh dấu năm tăng trưởng thứ ba liên tiếp của “ông lớn” công nghệ Trung Quốc kể từ khi doanh thu giảm gần 1/3 vào năm 2021. Dù vậy, doanh thu Huawei vẫn thấp hơn mức đỉnh 891,3 tỷ NDT của năm 2020.

Huawei tương đối kín tiếng về thành tích của mình. Trong thông cáo báo chí, Chủ tịch luân phiên Ken Hu cho biết kết quả không nằm ngoài dự đoán của hãng. “Chúng tôi đã vượt qua rất nhiều chuyện trong vài năm qua. Dù hết thách thức này đến thách thức khác, chúng tôi vẫn phát triển”, thông cáo viết.

Tại một sự kiện năm 2023, Meng Wanzhou, con gái nhà sáng lập kiêm Giám đốc tài chính Huawei, tuyên bố Huawei không còn trong “chế độ khủng hoảng”.

Trong khi mảng hạ tầng ICT nòng cốt vẫn ổn định, bộ phận đám mây tăng trưởng hơn 20%, mang về doanh thu 55,3 tỷ NDT. Bộ phận linh kiện và phần mềm xe thông minh 4 năm tuổi cũng tăng trưởng mạnh, 128,1% lên 4,7 tỷ NDT.

Năm ngoái, Huawei thông báo sẽ tách bộ phận xe thông minh ra làm công ty mới. Đầu tháng này, Richard Yu – Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Giải pháp xe thông minh – nói bộ phận nhiều khả năng có lãi từ tháng 4 sau khi thua lỗ hàng tỷ NDT năm ngoái.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Cục An toàn thông tin: Đã có người dùng bị lừa tiền tỷ với mô hình bán hàng dropshipping

Cục An toàn thông tin cho biết đã có nạn nhân bị lừa 12 tỷ đồng sau khi làm trung gian bán hàng theo mô hình dropshipping.

Dropshipping là thuật ngữ chỉ hình thức bán lẻ mà người bán không cần nhập sản phẩm về kho. Thay vào đó, họ chỉ cần tìm đơn hàng, sau đó chuyển đơn hàng và thông tin về khách mua tới nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng. Mô hình này đang trở nên phổ biến trên mạng thời gian qua khi nhu cầu mua bán online nở rộ.

Ngày 30/3, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, dù mang lại lợi ích cho người bán trung gian, nhiều người đã bị lừa khi tham gia mô hình này, trong đó có một nạn nhân tại Hà Nội mất số tiền 12 tỷ đồng.

Sau khi nghe lời giới thiệu từ một người bán hàng online rằng họ đã lãi 80 triệu đồng khi bán được hai đồng hồ qua ứng dụng, người dùng này thấy lợi nhuận lớn nên quyết định tham gia và lên trang web tải app về.

Theo quy định của trang, khi có khách đặt hàng, người này sẽ gửi lệnh thanh toán bằng USD trên ứng dụng và quy đổi thành tiền Việt Nam để chuyển cho tài khoản được yêu cầu. Khi họ nhận được tiền, người dùng sẽ nhận lại tiền gốc và tiền lãi.

Đơn hàng đầu tiên, người này nạp 511,28 USD (12,6 triệu đồng), sau đó nhận về cả gốc và số tiền lãi 61,35 USD (1,5 triệu đồng). Người này tiếp tục đặt 46 đơn hàng, trong đó một số đơn cũng rút được tiền.

“Đến khi số tiền nạp mua đơn là 12 tỷ đồng thì bị chặn liên lạc và không thể rút tiền. Lúc này người này mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo”, cảnh báo của Cục nêu.

Ứng dụng trên hoạt động tại website supplyshop… Tra cứu trên hệ thống Whois, trang web mới được tạo giữa tháng 1, đến nay vẫn còn hoạt động.

Ngoài ra, một hình thức khác liên quan đến dropshipping là lừa tiền đặt cọc hoặc lừa giúp xây dựng hệ thống. Một người dùng tại Vĩnh Phúc cho biết sau khi tham gia một hội nhóm trên Facebook hồi tháng 2, anh được một người trong nhóm giới thiệu mô hình “trung gian bán hàng”.

Theo đó, họ đề nghị người này đặt cọc 5-10 triệu đồng và sẽ được hỗ trợ xây dựng hệ thống bán hàng online, gồm trang bán hàng trên Facebook, TikTok. Người này được hứa hẹn chỉ cần vận hành các trang này, không cần bỏ vốn hay nhập hàng, mà sẽ được hoa hồng theo từng đơn lên tới hàng chục phần trăm. “Khi tôi lo ngại có phải lừa đảo không, họ lập tức chặn liên hệ”, người dùng kể.

“Người dân cần xác minh kỹ thông tin khi tham gia mô hình dropshipping và trước mỗi giao dịch chuyển tiền, cần thận trọng khi đứng trước cơ hội nhận lợi nhuận lớn nhờ vào các ứng dụng kinh doanh trực tuyến”, Cục khuyến nghị.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo VnExpress

Chin-su là tương ớt bán chạy nhất tại sàn thương mại điện tử Coupang Hàn Quốc

Vượt qua hàng loạt thương hiệu đình đám đến từ khắp nơi trên thế giới, tương ớt Chin-su đã trở thành tương ớt bán chạy nhất tại sàn thương mại điện tử Coupang Hàn Quốc.

Liên tục ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Từ tương ớt “quốc dân” được người Việt yêu thích, tương ớt Chin-su đang từng bước chinh phục thị trường quốc tế và nhận sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới.

Mới đây, vào ngày 28/3/2024, tương ớt Chin-su đã khiến cộng đồng ẩm thực trong nước không khỏi bất ngờ và tự hào khi đạt Top 1 Best Seller tại sàn thương mại điện tử Coupang Hàn Quốc, vượt qua hàng trăm thương hiệu đình đám đến từ khắp nơi trên thế giới đang được bày bán tại đây.

Được biết, Coupang là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Hàn Quốc, có hơn 50 triệu sản phẩm độc đáo và đa dạng để người dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn. Lọt top 1 Best Seller là một thành tích đáng nể, thể hiện rằng tương ớt Chin-su nằm trong số những mặt hàng phổ biến nhất trong danh mục, đồng thời khẳng định sự yêu thích của người dùng nước ngoài dành cho tương ớt Chin-su.

Hầu hết người dùng cho biết họ lựa chọn tương ớt Chin-su bởi hương vị thơm ngon, độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm khác, chưa kể còn kết hợp dễ dàng với nhiều loại thức ăn khác nhau tùy theo nhu cầu, giúp vạn món ngon bùng vị.

Đây không phải lần đầu tiên người dùng trong nước được dịp hãnh diện bởi hương vị tương ớt “quốc dân” mình yêu thích để lại dấu ấn tại nước ngoài. Mới chỉ tháng 3 vừa qua, tương ớt Chin-su một lần nữa có mặt tại Foodex Nhật Bản và nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự kiện.

Tại Foodex năm nay, tương ớt Chin-su đã giới thiệu một hương vị hoàn toàn mới, tương ớt Chin-su Sriracha. Vị thơm cay dùng thay ớt trái vừa mới lạ vừa khó quên của tương ớt Chin-su Sriracha nhanh chóng chinh phục khẩu vị của người dân đất nước mặt trời mọc.

Sự xuất hiện ấn tượng của tương ớt Chin-su tại Foodex 2024 thu hút sự quan tâm của không chỉ người dùng Nhật Bản mà còn là giới truyền thông nơi đây. Đã có hơn 30 đầu báo tên tuổi tại Nhật như Umaimeshi, PRESIDENT Online, jijidotcom,… đưa tin về tương ớt Chin-su, tạo nên hiệu ứng lan tỏa rộng khắp về gia vị đặc biệt đến từ Việt Nam.

Hay cũng có thể kể đến một thành tích ấn tượng không kém của tương ớt Chin-su vào hồi tháng 11/2023 vừa qua. Vượt qua 400 thương hiệu tương ớt đang được bày bán tại Amazon, Mỹ, tương ớt Chin-su đã lọt top 8 Best Seller trên sàn thương mại điện tử này.

Có thể thấy, tương ớt Chin-su ngày càng cho thấy những bước tiến dài trên hành trình chinh phục thị trường quốc tế. Những thành công liên tiếp giúp Chin-su mở rộng phạm vi tiếp cận mạnh mẽ đến hàng triệu khách hàng trên toàn cầu, khẳng định vị thế của một thương hiệu (Brand) với chất lượng đạt chuẩn quốc tế.

Thương hiệu Vàng của giới trẻ Việt

Bên cạnh việc thành công tại thị trường quốc tế, cái tên Chin-su vẫn duy trì sức hút của mình tại thị trường nội địa. Vốn được xem là gia vị “quốc dân”, Chin-su từ lâu đã trở thành thương hiệu yêu thích của nhiều người Việt. Ngay cả với người trẻ, Chin-su cũng được xem như người bạn đồng hành không thể thiếu trong mọi trải nghiệm ẩm thực.

Thời gian qua, Chin-su không ngừng làm mới hình ảnh thương hiệu, thực hiện nhiều hoạt động cùng chiến dịch mới mẻ để đến gần hơn với những người trẻ – thế hệ tiêu dùng thời đại mới.

Có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh của Chin-su phủ sóng khắp các kênh truyền thông và marketing từ online đến offline, từ tài trợ cho các chương trình hot của giới trẻ đến “khuấy đảo” mạng xã hội TikTok qua các màn hợp tác với nhiều Content Creator nổi tiếng.

Tất cả những điều này thể hiện nỗ lực của Chin-su trong việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực và ảnh hưởng lớn đến thế hệ tiêu dùng trẻ.

Tại sự kiện trao giải Thương hiệu Vàng TP.HCM năm 2023 do Sở công thương TP.HCM phối hợp cùng Tạp chí kinh tế Sài Gòn tổ chức, Chin-su đã được xướng tên tại hạng mục “Thương hiệu Vàng của giới trẻ”. Hạng mục giải thưởng được ban tổ chức trao tặng theo sáng kiến của Vietnam Brand Purpose, dựa trên kết quả khảo sát thực hiện bởi Kantar trong khuôn khổ Thương Hiệu Vàng TP.HCM 2023.

Để lại dấu ấn trên hành trình chinh phục thị trường quốc tế cũng như giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, Chin-su ngày càng cho thấy sức ảnh hưởng lớn của một thương hiệu dẫn đầu.

Cùng với chiến lược “Go Global” đang được Masan Consumer đẩy mạnh, cái tên Chin-su được kỳ vọng sẽ còn ghi dấu thêm nhiều thành công cả trong và ngoài nước, góp phần đưa hình ảnh ẩm thực cùng hương vị Việt lan tỏa đến khắp mọi nơi.

Tính đến năm 2023, Masan là thương hiệu FMCG Việt Nam có doanh số bán hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Công ty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer Corporation)

Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon.

Số 23 Lê Duẩn, Phường Bến Ngé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT: +84 28 62563862

Fax: +84 28 3827 4115

Website: www.masanconsumer.com

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Tổ Quốc

Nhà mạng AT&T của Mỹ để lộ hàng triệu dữ liệu của khách hàng

Nhà mạng AT&T của Mỹ thông báo mở cuộc điều tra sự cố diễn ra cách đây hai tuần khiến dữ liệu hàng triệu khách hàng bị tung lên “web đen” – một phần của Internet chỉ có thể truy cập bằng phần mềm đặc biệt.

Công ty cho biết, đã đặt lại mật mã của 7,6 triệu người dùng hiện tại bị ảnh hưởng, cũng như tích cực liên hệ với những khách hàng để xử lý vụ việc.

“Tính đến hôm nay, sự cố không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của AT&T,” công ty viết trong thông cáo báo chí ngày 30/3.

Đánh giá sơ bộ của AT&T cho thấy, dữ liệu bị rò rỉ có từ khoảng năm 2019 trở về trước, bao gồm thông tin cá nhân như tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, ngày sinh và số an sinh xã hội. Tập dữ liệu không chứa thông tin tài chính cá nhân hoặc lịch sử cuộc gọi.

Những người dùng bị ảnh hướng sẽ nhận được email từ AT&T đề nghị thiết lập lại bảo mật tài khoản, theo dõi hoạt động cũng như báo cáo tín dụng của họ. Tuy nhiên, đến nay nhà mạng Mỹ vẫn chưa thể xác định nguồn rò rỉ dữ liệu từ đâu.

Tháng trước, AT&T đã gặp sự cố mất sóng điện thoại di động kéo dài hàng giờ. Nhà mạng giải thích nguyên nhân là do sự cố hệ thống chứ không phải do tấn công mạng. CEO John Stankey sau đó đã lên tiếng xin lỗi khách hàng về sự cố và “bồi thường” mỗi tài khoản 5 USD.

Các sự cố sập mạng diện rộng nghiêm trọng như của AT&T không thường xảy ra tại Mỹ. Năm 2021, nhà mạng T-Mobile đã phải trả khoảng 19,5 triệu USD để dàn xếp cuộc điều tra của Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) do gián đoạn dịch vụ trong 12 tiếng 13 phút vào tháng 6/2020.

Nó dẫn đến nghẽn mạng đối với các mạng 2G, 3G, 4G của T-Mobile, khiến hơn 23.000 cuộc gọi đến 911 không thực hiện được. Ngoài ra, nhà mạng này còn phải thực hiện kế hoạch tuân thủ với các cam kết mới để cải thiện thông báo liên quan đến 911, cũng như cập nhật tình hình trong vòng 2 tiếng kể từ thông báo đầu tiên.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Quỹ đầu tư khởi nghiệp Mekong Capital nhắm mục tiêu đến các danh mục đầu tư mới

Theo DealStreetAsia, Mekong Capital – vốn trước đây thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như bán lẻ và mô hình cửa hàng thực tế tại Việt Nam, thì nay lại đang hướng tới các cơ hội mới khi thiết lập danh mục đầu tư tương lai.

Ông Chad Ovel – Tổng giám đốc Mekong Capital, giải thích cách tiếp cận mới diễn ra sau thành công ban đầu của quỹ trong việc hỗ trợ các công ty công nghệ sinh học bao gồm nhà sản xuất chế phẩm sinh học có trụ sở tại Việt Nam LiveSpo, công ty xét nghiệm gen Gene Solutions và công ty protein côn trùng Entobel.

“Không giống như những gì chúng tôi từng thấy ở Việt Nam trước đây, hiện nay có những công ty khởi nghiệp và doanh nhân đang tiến hành nghiên cứu phát triển, biến Việt Nam trở thành một môi trường thử nghiệm để tạo ra các sản phẩm toàn cầu”, ông Ovel nói với DealStreetAsia.

Theo lời vị tổng giám đốc, đây là những doanh nghiệp có lợi nhuận và mô hình kinh doanh tốt. Họ cần vốn đầu tư tư nhân để mở rộng quy mô hoạt động.

Chẳng hạn, kể từ khi Mekong Capital đầu tư vào Gene Solutions, công ty được đầu tư đã sử dụng số tiền này để xây dựng sản phẩm phát hiện ung thư giai đoạn sớm và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng và kiểm chứng.

Gene Solutions, sau khi huy động được 21 triệu USD từ Mekong Capital vào năm ngoái, đang lên kế hoạch cho một vòng gọi vốn khác trị giá 70 triệu USD để mở rộng sang Đông Nam Á.

Mặc dù Mekong Capital chưa sở hữu nhiều công ty như vậy trong danh mục đầu tư của mình, song ông Ovel chia sẻ đã nhìn thấy cơ hội ở một số dự án trong nước nhưng vẫn đang ở giai đoạn đầu.

“Càng ngày càng có nhiều nhà sáng lập như vậy, những người có bằng tiến sĩ hoặc nghiên cứu ở nước ngoài đang quay trở lại Việt Nam, tạo ra các sản phẩm thực sự độc đáo. Đây là một xu hướng rất đáng khích lệ và nói lên rất nhiều về tương lai của Việt Nam”, ông cho hay..

Tổng giám đốc Ovel nói thêm rằng Mekong Capital cũng quan tâm đến mô hình SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ). Tuy nhiên, đây là một phân khúc cạnh tranh khốc liệt, và một trong những tiêu chí lựa chọn của quỹ này là những công ty được đầu tư phải có thị trường mục tiêu rộng lớn. Nhà lãnh đạo 50 tuổi cho rằng nhiều công ty trong phân khúc này hiện vẫn đang bán sản phẩm cho một thị trường nhỏ.

Hiện tại, Mekong Capital chỉ có một khoản đầu tư vào startup trong danh mục, đó là công ty proptech Rever. Startup này đã phải đối mặt với một số thách thức trong bất động sản – một lĩnh vực lên xuống theo chu kỳ. Trong khi đó, các mảng như công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe có nhu cầu không thay đổi bất kể chu kỳ kinh tế như thế nào.

Các khoản đầu tư trước đây của Mekong Capital thường tập trung vào các ngành như sản xuất, bán lẻ, logistics, giáo dục và ăn uống.

Về vấn đề thoát vốn, ông Ovel cho biết Mekong Capital đang xử lý ba thương vụ trong năm nay. “Chúng tôi nhận thấy năm 2024 khởi đầu là một năm tuyệt vời, với nhu cầu tiêu dùng phục hồi khá mạnh mẽ, ít nhất là đối với các công ty thuộc danh mục đầu tư của chúng tôi. Chúng tôi tự tin tiến về phía trước”.

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III) trị giá 112 triệu USD được ra mắt vào năm 2015. “Chúng tôi cam kết khởi động các thương vụ thoái vốn trong năm nay để kết thúc quỹ theo đúng thời hạn”, ông Ovel nói.

Quỹ này đã thoái vốn khỏi chuỗi nhà hàng Pizza 4P’s và nhà sản xuất trang sức BTJ.

Theo vị tổng giám đốc, các phương án thoát vốn cũng đang được cải thiện, với sự quan tâm nhiều hơn từ phía người mua chiến lược và thị trường chứng khoán trong nước được cải thiện. “Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư cá nhân hơn, và tính thanh khoản cũng cao hơn nhiều”, ông nói.

Ông Ovel khẳng định, với việc Chính phủ đang tích cực nỗ lực nâng cấp Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, điều này sẽ thu hút một lượng lớn vốn mới cũng như tăng cường chiều sâu của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.

Mekong Capital đang tích cực đầu tư từ quỹ MEF IV ra mắt năm 2019 với số tiền huy động được là 246 triệu USD. Hiện tại, Mekong Capital đang tiến hành huy động một quỹ tác động đầu tiên, quỹ này sẽ tìm kiếm các khoản đầu tư vào lâm nghiệp bền vững và nông nghiệp tái tạo ở khu vực hạ lưu sông Mekong.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Đức Huy (theo DealStreetAsia)

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Hiệu suất cổ phiếu lao dốc và cạnh tranh gia tăng trên thị trường xe điện đang khiến Tesla phải thay đổi chiến lược. CEO Elon Musk, vốn nổi tiếng không mấy mặn mà với marketing, giờ đây đang chấp nhận chi tiền cho quảng cáo nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024
Từng nói không với quảng cáo: Tesla đang tìm cách chi bội tiền cho quảng cáo trong năm 2024

Theo Wall Street Journal, trích dẫn dữ liệu từ Vivvix (công ty con của nền tảng theo dõi quảng cáo MediaRadar), Tesla đã chi khoảng 6,4 triệu USD cho quảng cáo trên nền tảng số vào năm ngoái. Con số này cao hơn rất nhiều so với ước tính 175.000 USD mà Vivvix đưa ra cho chi tiêu quảng cáo của Tesla vào năm 2022.

Theo báo cáo của Sensor Tower, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích thị trường, thì trong quý đầu năm 2024, Tesla đã chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số nhắm mục tiêu tại Mỹ gấp 900 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sensor Tower báo cáo rằng chi tiêu quảng cáo của Tesla chủ yếu tập trung trên YouTube, nhưng cũng bao gồm các chiến dịch trên Facebook, Instagram, Google và cả nền tảng X do chính Musk sở hữu, theo phân tích dữ liệu công khai.

Nhiều quảng cáo trong chiến dịch này đang tập trung vào mẫu xe Model Y, với lời kêu gọi mua xe trước khi giá tăng vào ngày 1/4. Một số quảng cáo khác thì nhấn mạnh các tính năng của Tesla như Autopilot (hệ thống lái tự động) và không gian chứa đồ rộng rãi, trong khi một số khác lại cho thấy cảnh các gia đình sử dụng màn hình cảm ứng để chơi game hoặc xem video trực tuyến.

Musk và Tesla từ trước đến nay vốn không mấy mặn mà với các hình thức quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, họ dựa vào việc truyền miệng, các chương trình giới thiệu và “sức hút ngôi sao” từ vị giám đốc điều hành để thu hút khách hàng. CEO Tesla trước đây từng tuyên bố rằng số tiền bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo nên được dùng vào những việc khác.

“Tesla không quảng cáo hoặc trả tiền cho những người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm. Thay vào đó, chúng tôi dùng số tiền đó để cải tiến sản phẩm,” ông viết trong một bài đăng trên X (trước đây là Twitter), vào năm 2019.

Tuy nhiên, sự lao dốc gần 30% của cổ phiếu Tesla kể từ tháng 1 và sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc gần đây đã khiến Musk cởi mở hơn với quảng cáo. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5 năm ngoái, Musk cho biết Tesla sẽ “[thử] quảng cáo một chút và xem kết quả như thế nào”.

Sự thay đổi quan điểm về quảng cáo của công ty diễn ra trong bối cảnh quý đầu tiên của năm sắp kết thúc và các nhà phân tích đang chuẩn bị cho những gì có thể là một quý không mấy khả quan đối với nhà sản xuất xe điện này.

Một số nhà phân tích đã hạ thấp ước tính của họ về lượng xe giao hàng trong quý đầu tiên (gần tương đương với doanh số bán hàng) sau khi Bloomberg đưa tin vào tuần trước rằng Tesla đang cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc.

Hôm 17/3, theo một ghi chú, đơn vị phân tích Wedbush Securities đã cắt giảm ước tính doanh số xe Tesla từ 475.000 xe xuống 425.968 chiếc. Nhà phân tích của Wedbush, ông Dan Ives, cũng đã cắt giảm mục tiêu giá cổ phiếu Tesla từ 315 USD/cp xuống còn 300 USD/cp.

Một email nội bộ được gửi đến nhân viên gần đây cho thấy Musk không chỉ dựa vào quảng cáo kỹ thuật số mà còn cả việc khuyến mãi tích cực để thúc đẩy doanh số bán gói thuê bao phần mềm “lái tự động hoàn toàn” trị giá 12.000 USD/năm.

Trong một email nội bộ bị rò rỉ vào tuần này, Musk cho biết nhân viên Tesla được yêu cầu cho khách hàng tiềm năng trải nghiệm thử nhanh gói thuê bao này trong khi họ đang nhận xe.

“Tôi biết điều này sẽ làm chậm quá trình giao hàng, nhưng dù sao đây vẫn là một yêu cầu bắt buộc,” ông viết trong email nội bộ.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy | Doanh nghiệp & Kinh doanh

Xe điện của Xiaomi nhận được hàng trăm ngàn đơn hàng sau 36 giờ mở bán

Bất kỳ ai từng dùng thử điện thoại thông minh Xiaomi đều biết rằng nó là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của iPhone. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu Xiaomi có thể thách thức Tesla giống như họ đã từng thách thức Apple không?

Ngày 28/3 vừa qua, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của mình, mẫu sedan SU7. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, tỷ phú Lei Jun – một cái tên quen thuộc ở Trung Quốc – cho biết tại buổi ra mắt ở Bắc Kinh: “Nhiều người hỏi tôi rằng Xiaomi SU7 được sản xuất dành cho ai. Câu trả lời của tôi là, đã đến lúc người dùng Tesla Model 3 nâng cấp chưa?”.

Sự tham gia của một đối thủ tiềm lực khác đến từ Trung Quốc diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với nhà sản xuất ô tô của Elon Musk. Tuần trước, Bloomberg đưa tin Tesla đã giảm sản lượng xe điện tại nhà máy Thượng Hải trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và tăng trưởng chậm chạp ở Trung Quốc.

Giá trị vốn hóa thị trường của Tesla đã giảm khoảng 30% trong năm nay, buộc công ty phải loại bỏ câu thần chú không quảng cáo của Musk. Tesla cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ BYD được Warren Buffett hậu thuẫn. Vài tháng trước, BYD đã soán ngôi Tesla với vị trí nhà bán xe điện hàng đầu thế giới.

Tất nhiên, Tesla đã chứng tỏ mình là nhà sản xuất xe điện hàng đầu, trong khi Xiaomi là cái tên mới trong lĩnh vực này.

“Trong ba năm phát triển chiếc xe này, nhận thức lớn nhất của tôi là sản xuất ô tô cực kỳ khó khăn”, ông Lei nói trong sự kiện ra mắt. “Ngay cả một gã khổng lồ như Apple cũng đã bỏ cuộc”.

Tháng 2, Lei từng nói về việc Apple kết thúc dự án xe điện của mình, rằng ông “bị sốc” bởi quyết định này. Ông ấy đã lấy ví dụ đồng sáng lập Apple, huyền thoại Steve Jobs là nguồn cảm hứng chính để ông trở thành một doanh nhân.

Xiaomi, công ty cũng sản xuất TV thông minh và đồ gia dụng, có được sự yêu thích giống như Apple ở Trung Quốc.

Ông Lei tuyên bố hôm 28/3 rằng SU7, ban đầu chỉ bán ở Trung Quốc, vượt qua Tesla Model 3 về 90% thông số kỹ thuật, Xiaomi cần thêm vài năm nữa để theo kịp phần còn lại. Ông cho biết chiếc sedan này có phạm vi lái tối thiểu là 700 km (gần 435 dặm) so với 606 km của Model 3. Mẫu xe cơ sở sẽ được bán với giá dưới 30.000 USD, rẻ hơn Model 3 ở Trung Quốc.

Lei thừa nhận rằng công ty của ông hiện đang lỗ tiền trên mỗi chiếc xe bán ra. Tháng 12 năm ngoái, ông cho biết Xiaomi sẽ chi gấp 10 lần chi phí nhân công và đầu tư mà các nhà sản xuất ô tô thường cam kết cho một mẫu xe mới. Mới đây, ông nói thêm rằng: “Xiaomi có đủ tiền mặt dự trữ để đối phó với bất kỳ cuộc cạnh tranh khốc liệt nào trong 5 năm tới”.

Thời gian sẽ cho biết liệu ông Lei có đưa ra quyết định đúng đắn khi bước vào thị trường xe điện cạnh tranh khốc liệt này hay đáng lẽ Xiaomi nên tránh xa như Apple đã làm. Rất nhiều công ty khởi nghiệp xe điện từng được định giá hàng tỷ đô giờ đây đang gặp khó khăn.

“Rủi ro là họ tập trung quá nhiều vào lĩnh vực xe điện và mất tập trung vào các lĩnh vực và sản phẩm đã đưa họ đến thành công ngày hôm nay”, Tu Le, người sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights, nói với Reuters.

Nhưng ít nhất Xiaomi đã có một khởi đầu tốt, khi công ty cho biết họ đã nhận được 120.000 đơn đặt hàng chắc chắn cho SU7 trong 36 giờ, điều đó có nghĩa là công suất sản xuất năm nay của nhà máy đã được bán hết.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh

Cách công ty mẹ TikTok giữ chân nhân tài (dựa trên cách xếp loại nhân viên)

Công ty mẹ của ứng dụng TikTok – ByteDance đã cam kết tăng tiền thưởng hàng năm cho những nhân viên có thành tích cao, theo South China Morning Post.

ByteDance đã buộc phải cắt giảm hàng nghìn lao động  ở nhiều bộ phận khác nhau trong thời gian vừa qua, đồng thời công ty đang chạy đua để cứu lấy hoạt động của ứng dụng TikTok tại Mỹ.

Trong một email nội bộ hôm 28/3, Giám đốc nhân sự ByteDance là Hue Wei thông báo những nhân viên được xếp loại “M” trở lên sẽ lên sẽ được thưởng thêm 5% đến 15% trên tổng số tiền thưởng đã được thông báo trước đó.

Xếp loại “M” tương đương với “đáp ứng kỳ vọng”, là xếp loại cao thứ 5 trong 8 xếp loại của ByteDance. Theo hai nhân viên của ByteDance không tiết lộ danh tính, xếp loại này thường đi kèm với khoản tiền thưởng bằng ba tháng lương của nhân viên.

Song khoản thưởng bổ sung sẽ được mặc định cung cấp dưới dạng quyền chọn mua cổ phiếu. Theo email của Hua, tiền mặt sẽ được cung cấp trong một số trường hợp nhất định. Email này cũng nói rằng khoản khuyến khích tài chính này nhằm mục đích phân loại những nhân viên “có thành tích tốt hơn”.

ByteDance chưa trả lời ngay lập tức cho yêu cầu bình luận.

Chương trình tăng tiền thưởng mới cho thấy những nỗ lực của ByteDance nhằm giữ chân và thu hút nhân tài, ngay cả khi công ty tiếp tục tái cấu trúc hoạt động trong năm nay.

Ngoài ByteDance, công ty logistic thuộc sở hữu của Alibaba là Cainiao vừa cho biết sẽ tăng gấp đôi tiền thưởng cuối năm cho tất cả nhân viên trong năm tài chính tới, một động thái dự kiến sẽ giúp nâng cao tinh thần của nhân viên sau khi công ty mẹ Alibaba hủy bỏ kế hoạch IPO của Cainiao.

Tháng 1, ByteDance đã điều chỉnh chính sách tiền lương để cho phép nhân viên bán quyền chọn mua cổ phiếu nhanh hơn, vì kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty vẫn đang bị đình trệ. Theo hai nguồn tin được biết về vấn đề này, nhân viên sẽ nhận được 20% tổng số quyền chọn mua cổ phiếu của họ sau năm đầu tiên làm việc, tăng từ 15% trước đó.

Tuy nhiên, ByteDance đã bắt đầu cắt giảm việc làm tại đơn vị Feishu, ảnh hưởng đến khoảng 1.000 nhân viên. Công ty dự kiến sẽ cắt giảm tới 20% tổng số nhân viên của Feishu, hiện có hơn 5.000 người, với hầu hết các đợt sa thải diễn ra ở Trung Quốc đại lục.

Việc cắt giảm nhân sự đó diễn ra sau quyết định rút lui khỏi ngành công nghiệp trò chơi điện tử của ByteDance vào tháng 11 năm ngoái, động thái này liên quan đến việc sa thải hàng trăm nhân viên tại Nuverse – studio phát triển game hàng đầu của công ty.

Cũng trong tháng đó, ByteDance đã tiến hành một vòng cắt giảm việc làm mới tại Pico, đơn vị sản xuất tai nghe thực tế ảo của công ty và số lượng nhân viên bị sa thải được cho lên tới con số hàng trăm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược kinh doanh thú vị của gã khổng lồ bán lẻ Costco

Các khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư của Costco đều quý trọng chuỗi bán lẻ này. Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.

“Hoàn hảo miễn chê”

Trong gần 40 năm qua, giá một chiếc burger ở McDonald’s Mỹ đã tăng gần gấp ba. Trong cùng giai đoạn, giá của combo hotdog và đồ uống tại chuỗi bán lẻ Costco vẫn giữ nguyên ở mức 1,5 USD. Năm ngoái, các khách hàng của Costco đã thưởng thức 200 triệu combo này. Ông Richard Galanti, Giám đốc tài chính lâu năm của Costco, hứa sẽ duy trì mức giá 1,5 USD “vĩnh viễn”.

Khách hàng không phải những người duy nhất yêu mến Costco. Các nhà phân tích Phố Wall cũng đã bày tỏ tình cảm của họ sau khi ông Galanti thông báo kế hoạch nghỉ hưu vào ngày 6/2. Giá cổ phiếu Costco đã tăng 430 lần kể từ khi ông nhậm chức gần 40 năm trước. Trong cùng khoảng thời gian này, chỉ số S&P 500 tăng gấp 25 lần. Costco cũng thường xuyên đánh bại thị trường trong những năm gần đây.

Vậy đâu là yếu tố đằng sau thành công lâu dài của Costco?

Costco là nhà bán lẻ lớn thứ ba trên thế giới sau Walmart và Amazon. Doanh thu của Costco còn không bằng một nửa Walmart, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại cao hơn gấp đôi – gần 20%.

Huyền thoại đầu tư Charlie Munger phục vụ trong hội đồng quản trị của Costco từ năm 1997 cho đến khi qua đời vào năm ngoái. Ông ca ngợi Costco là “công ty hoàn hảo miễn chê”. Ông cũng từng bày tỏ: “Tôi ước mọi thứ khác ở Mỹ cũng hoạt động tốt như Costco. Đó sẽ là điều may mắn cho tất cả chúng ta”.

Mô hình đơn giản

Giám đốc tài chính Galanti nói rằng bản chất mô hình kinh doanh của Costco rất đơn giản. Costco luôn muốn khách hàng ưng ý bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao ở mức giá thấp nhất có thể. Công ty làm được điều này bằng cách duy trì biên lợi nhuận thấp, thu phí thành viên hàng năm và trữ ít sản phẩm hơn, đồng thời đối xử hào phóng với nhân viên.

Bắt đầu với biên lợi nhuận. Hầu hết các nhà bán lẻ nâng cao lợi nhuận của họ bằng cách tăng giá sản phẩm, nhưng Costco thì không. Biên lợi nhuận của Costco dao động quanh ngưỡng 12%, chỉ bằng một nửa con số 24% của Walmart.

Costco bù đắp cho giá sản phẩm thấp bằng phí hội viên. Khách hàng được yêu cầu trả 60 USD một năm hoặc hơn để mua sắm tại cửa hàng của họ. Trong năm 2023, phí thu từ 129 triệu hội viên đem lại cho Costco 4,6 tỷ USD, tương ứng với hơn một nửa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.

Ông Joe Feldman, nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Telsey Advisory Group, cho biết mô hình hội viên giúp Costco lợi đơn lợi kép. Số lượng hội viên càng lớn, Costco càng có nhiều sức mua và có lợi thế khi thương thảo với nhà cung ứng. Sau đó, công ty lại chuyển gần hết ưu đãi mà họ được hưởng cho các hội viên.

Khoản phí hội viên hàng năm cũng khuyến khích khách hàng đến mua sắm ở Costco thay vì tới những cửa hàng khác. Mô hình này có vẻ hoạt động tốt, bằng chứng là tỷ lệ gia hạn hội viên của Costco lên đến hơn 90%.

Tiếp theo là cách công ty quản lý sản phẩm. Các cửa hàng của Costco chỉ trữ khoảng 3.800 mặt hàng khác nhau. Trong khi đó thì Sam’s Club, chuỗi bán lẻ của Amazon cũng có mô hình hội viên như Costco, có khoảng 7.000 mặt hàng. Một đại siêu thị của Walmart thì có khoảng 120.000 mặt hàng.

Chiến lược mua lượng hàng hóa lớn từ ít nhà cung cấp giúp Costco nâng cao khả năng thương lượng và đẩy giá xuống sâu hơn nữa. Bằng cách đặt ra giới hạn, Costco có thể dồn sự tập trung vào việc duy trì chất lượng. Việc có ít mẫu mã hơn đối thủ giúp Costco sử dụng diện tích cửa hàng một cách hiệu quả. Doanh thu trên mỗi m2 của Costco lớn gấp ba lần Walmart.

Và do có ít sản phẩm hơn, Costco luân chuyển hàng hóa nhanh gần gấp đôi các nhà bán lẻ thông thường, đồng nghĩa với việc lượng vốn bị chôn vào hàng tồn kho sẽ ít hơn.

Costco cũng đã mở rộng thương hiệu của riêng mình – Kirkland Signature. Thương hiệu này hiện chiếm hơn 25% doanh thu của Costco, cao hơn hẳn mức trung bình đối với một nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận từ các sản phẩm thuộc thương hiệu riêng của Costco cao hơn 6 điểm % so với những thương hiệu bên ngoài như Hershey hoặc Kellogg’s.

Cuối cùng, một trong những điểm nổi trội của Costco so với những nhà bán lẻ khác là quan hệ với nhân viên. Mỗi năm có khoảng 60% lao động trong ngành bán lẻ bỏ việc. Nhưng tỷ lệ luân chuyển nhân viên ở Costco chỉ là 8%. Hơn 1/3 nhân viên ở Costco là những người đã gắn bó với công ty hơn 10 năm.

Một trong những nguyên nhân là tiền lương. Costco trả lương cho nhân viên cao hơn mức trung bình ngành, đồng thời cung cấp phúc lợi y tế và nghỉ hưu hào phóng.

Nguyên nhân khác là triển vọng việc làm. Costco có khuynh hướng đề bạt lãnh đạo từ nguồn nội bộ. Người kế nhiệm Giám đốc tài chính Galanti sẽ là người đến từ công ty khác, nhưng những người còn lại trong ban điều hành đều đã làm việc tại Costco hơn 20 năm.

Cố tỷ phú Munger tin tưởng rằng Costco sẽ “có tương lai tuyệt vời”. Nếu tiên đoán của ông là đúng, người tiêu dùng Mỹ sẽ được thưởng thức món hot dog giá rẻ của Costco thêm nhiều năm nữa.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Giang | Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Startup mới của nhà đồng sáng lập mạng xã hội Gapo nhận được vốn đầu tư

Mới đây, startup Communi của Đồng sáng lập mạng xã hội Gapo, ông Chu Minh Đức, thông báo hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với hai nhà đầu tư chiến lược, gồm: quỹ đầu tư mạo hiểm VIC Partners và nhà phát hành game Funtap. Giá trị mức đầu tư không được tiết lộ.

Communi cho biết khoản đầu tư này cho phép họ tăng tốc, mở rộng năng lực công nghệ và các giải pháp để đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chiến lược giao tiếp với khách hàng.

Communi là công ty khởi nghiệp cung cấp SDK giao tiếp – bộ công cụ phần mềm cho phép các nhà phát triển tích hợp các chức năng giao tiếp trực tiếp vào ứng dụng di động hoặc web của họ. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng tích hợp thêm chatbot AI cho việc cá nhân hoá người dùng.

Các giải pháp này được thiết kế để giải quyết những thách thức giao tiếp quan trọng cho khách hàng, cho phép tích hợp liền mạch các chức năng trò chuyện, bảo vệ dữ liệu và trải nghiệm người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm iOS, Android, Web JavaScript, React Native và Flutter.

Ông Chu Đức Minh được biết tới là Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ mạng xã hội Gapo. Gapo ra mắt người dùng hồi tháng 7/2019 thuộc sở hữu của CTCP công nghệ Gapo (Gapo Technology). Mạng xã hội này nhắm mục tiêu vào giới trẻ Việt với mục tiêu thu hút 3 triệu người dùng đến năm 2020 và 50 triệu người dùng tính đến năm 2021.

Tuy nhiên đến nay, ứng dụng Gapo không còn xuất hiện trên cửa hàng App Store hay Google Pay. Nền tảng website vẫn hoạt động nhưng không có phần đăng nhập/đăng ký người dùng mới. Phía công ty cũng không thông tin về số người dùng hiện tại.

Trở lại với Communi, ông Chu Đức Minh cho biết: “Trong vòng hạt giống ngoài yếu tố tài chính, chúng tôi tìm kiếm những quỹ đầu tư danh tiếng, có tầm nhìn, chuyên môn, cũng như mối quan hệ để đồng hành cùng hoàn thiện và hoạch định một bức tranh tương lai rộng lớn”.

Thành lập vào năm 2017, VIC Partners là quỹ đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam với khẩu vị là các startup ở giai đoạn từ vòng hạt giống đến Pre-Series A. Các công ty trong danh mục đầu tư của VIC Partners gồm: TopCV GeneStory, Reti, Coolmate…

Funtap được thành lập vào năm 2015 và có trụ sở tại Hà Nội. Đây là nhà phát hành game, chủ yếu là game di động. Công ty từng huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư tên tuổi như Makers Fund, DT&Investment, Colopl Next, Soulbei Korea.

Theo dữ liệu từ Pitchbook, Funtap đã gọi được 20,3 triệu USD qua nhiều vòng. Lần gần nhất là vòng Series B với con số 20 triệu USD. Năm 2020, Funtap từng huy động thành công vòng Series A do Makers Fund dẫn đầu. Mức huy động được cho lên tới 7 con số.

Về hoạt động đầu tư, ngoài Communi, Funtap từng đầu tư cho startup trong lĩnh vực fintech là 9Pay và Tikop.

Năm 2022, Funtap ra mắt Quỹ đầu tư Funverse Capital quy mô 10 triệu USD dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Blockchain. Theo công bố, Funverse Capital muốn đầu tư vào các startup công nghệ blockchain và game NFT với mức đầu tư lên tới 1 triệu USD cho mỗi dự án được lựa chọn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Những mạng xã hội Việt như Lotus, Gapo và Hahalolo bây giờ sa rao

2019 – 2020 là giai đoạn các mạng xã hội “nhà làm” bùng nổ tại Việt Nam, trong đó có những cái tên nổi bật như Lotus, Gapo và Hahalolo.

Mỗi mạng xã hội này đều đi theo những hướng khác nhau để khai thác người dùng. Lotus tập trung vào nhà sáng tạo nội dung, phân phối tin tức thì Gapo hướng đến người dùng trẻ hay Hahalolo là mạng xã hội về du lịch.

Tuy hướng đi khác nhau, song những mạng xã hội này đều đặt mục tiêu có hàng chục triệu người dùng, thậm chí hàng tỷ người dùng trong vài năm. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau khi rầm rộ ra mắt, đến nay các nền tảng này mất dần sức hút, thậm chí biến mất không kèn không trống.

Đi đầu trong làn sóng làm mạng xã hội Made in Việt Nam phải nhắc tới Gapo. Gapo của Gapo Technology ra mắt tháng 7/2019, được định vị là mạng xã hội dành cho giới trẻ.

Dù ra sau, nhưng tính năng của Gapo không khác Facebook là mấy. Mạng xã hội này cho phép người dùng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến. Ngoài ra, người dùng Gapo có thể tương tác với nhau thông qua những tính năng đăng bài, bình luận, chia sẻ và bộc lộ cảm xúc.

Theo những người sáng lập, điểm đặc biệt của Gapo là tính cá nhân hoá khi cho phép người dùng tuỳ biến giao diện trang cá nhân theo phong cách riêng với hình nền, màu sắc riêng. Đây cũng là điểm khác biệt duy nhất của nền tảng này.

Gapo được hậu thuẫn về tài chính bởi G-Group, hệ sinh thái sở hữu Tima, G-Pay, Ginnovations, BEATVN, GameTV, VSEC và G-Capital. Ngay trong buổi ra mắt, G-Group cam kết đầu tư 500 tỷ đồng cho Gapo.

Ông Hà Trung Kiên, khi đó là CEO kiêm Đồng sáng lập Gapo đặt mục tiêu có 3 triệu người dùng vào đầu năm 2020 và 50 triệu người dùng vào năm 2021.

Đến thời điểm hiện tại, dự án Gapo gần như biến mất hoàn toàn. Ứng dụng Gapo không còn xuất hiện trên App Store hay Google Play. Nền tảng website đang hoạt động nhưng chỉ là nơi giới thiệu Gapo, không còn phần đăng nhập hay đăng ký cho người dùng.

Lần gần nhất số liệu người dùng Gapo được cập nhật là vào tháng 11/2020 khi phát biểu tại Nghị trường, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết Gapo đang có khoảng 6 triệu tài khoản.

Được đánh giá đầu tư bài bản hơn Gapo khi được một trong những công ty truyền thông lớn tại Việt Nam cùng các đối tác rót 1.200 tỷ đồng vào Lotus, nhưng đến nay tình hình của mạng xã hội (Social Network) này cũng không khá khẩm hơn.

Với nguồn vốn lớn, hợp tác với hàng trăm đơn vị sản xuất nội dùng và hàng loạt KOL, ngôi sao, tờ báo, đài truyền hình,… Lotus được kỳ vọng sẽ là đối thủ xứng tầm với Facebook tại Việt Nam.

Sau 6 năm, ứng dụng Lotus trên Android có hơn 1 triệu lượt tải xuống, điểm đánh giá chất lượng từ người dùng chưa được 3 sao trên cả App Store và Google Play. Nền tảng website của Lotus vẫn đang hoạt động. Lượng người dùng thực tế không được công ty công bố.

Nguồn tin của chúng tôi cho biết thời gian gần đây Lotus sập mạng liên tục, công ty cũng sẽ dừng hợp tác với các báo để phân phối tin tức trên nền tảng. Điều này cho thấy cái kết buồn của mạng xã hội Made in Việt Nam từng được quảng bá rầm rộ một thời.

Tham vọng cao ngất trong việc làm mạng xã hội tại Việt Nam còn phải kể đến Hahalolo – chuyên về du lịch cũng ra mắt trong năm 2019. Hahalolo tuyên bố mục tiêu có 2 tỷ người dùng trên toàn cầu vào năm 2024 và niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq vào 2024 – 2025. Ngoài những tính năng cơ bản giống Facebook, mạng xã hội này cho phép người dùng có thể mua các tour du lịch, đặt phòng khách sạn,… ngay trên nền tảng.

Tuy ra đời được 6 năm, nhưng đến nay giao diện Hahalolo còn khá sơ sài với lượng người dùng cực thấp. Trên Google Play, Hahalolo ghi nhận hơn 500.000 lượt tải ứng dụng, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 2 tỷ người dùng kể trên.

Trên webiste, số lượng bài đăng Hahalolo không nhiều và rất cũ. Thông tin không đặc sắc, lộn xộn khi nội dung về du lịch xuất hiện dàn trải, xen kẽ các thông tin về showbiz Việt.

Có thể thấy gần như các mạng xã hội Made in Việt Nam sau một thời gian xuất hiện dày đặc trên các mặt báo và được dư luận quan tâm thì đến nay đều rơi vào cảnh “sống mòn” khi lượng người dùng ít ỏi, nội dung không đặc sắc và tính năng không nổi bật hơn so với những ông lớn như Facebook, Instagram,…

Dường như nhận thấy “miếng bánh” mạng xã hội không ngon, tháng 5/2021, Gapo Technology chuyển hướng tập trung vào người dùng doanh nghiệp khi ra mắt GapoWork. Nền tảng này hướng đến thị trường B2B, dành cho các doanh nghiệp, tổ chức.

Giao diện của GapoWork tương tự một mạng xã hội nhưng có nhiều tính năng dành cho doanh nghiệp, bao gồm giao tiếp và trao đổi công việc, giao việc và báo cáo, quản trị thông tin tổ chức,… tích hợp cả Zoom, Asana.

GapoWork cho biết sau chưa đầy một năm ra mắt, đã có hơn 600 tổ chức mở “văn phòng số” trên nền tảng này, trong đó có các doanh nghiệp, đơn vị hành chính như HSV, ABA Cooltrans, Adufit, VTV, Yody, Karofi,..

Lý giải thất bại của các mạng xã hội Việt ngay trên sân nhà, ông Nguyễn Mạnh Hùng trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội năm 2022 chỉ ra rằng mạng xã hội trong nước chỉ cho phép lĩnh vực chia sẻ, trao đổi giới hạn trong một hoặc một vài lĩnh vực hẹp như nghề nghiệp, chuyên môn, sở thích, kiến thức.

Ngoài ra, một tên miền chỉ được cung cấp một dịch vụ hoặc trang thông tin điện tử tổng hợp hoặc mạng xã hội, không được tích hợp, không được cập nhật thông tin tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực…

Trong khi các dịch vụ mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, thu hút rất đông người dùng trong nước và chi phối lên đến gần 70% thị phần doanh thu quảng cáo trực tuyến.

Một số mạng xã hội nước ngoài lớn như Facebook, YouTube… còn lấy lý do không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, tự do ngôn luận, tự do internet để tìm cách tránh việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

“Những bất cập này đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không bình đẳng giữa mạng xã hội trong nước với các mạng xã hội xuyên biên giới với lợi thế lớn nghiêng về các doanh nghiệp nước ngoài”, ông Hùng nêu quan điểm.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Đức Huy | Doanh nghiệp & Kinh doanh

Google Podcasts sắp đóng cửa

Google Podcasts sắp đóng cửa (người dùng cần chuyển sang YouTube Music trước 2/4)

Google Podcasts đang thông báo tới người dùng cần sớm chuyển dữ liệu sang YouTube Music trước ngày 2 tháng 4 tới đây khi ứng dụng này của Google đang sắp tới ngày đóng cửa.

Google Podcasts sắp đóng cửa

Google Podcasts ra mắt lần đầu trên Android năm 2018, cung cấp một cách để người dùng nghe thư viện podcast miễn phí và nhận các đề xuất cá nhân hóa. Vào năm 2020, Google đã thiết kế lại ứng dụng và có phiên bản cho nền tảng iOS song song với web, Windows và macOS.

Viết trên blog của mình, YouTube cho biết sẽ tăng cường đầu tư vào trải nghiệm podcast, biến YouTube Music trở thành điểm đến tổng thể tốt hơn cho người dùng cũng như những người làm podcast. Như một phần của quá trình này, Google sẽ đóng cửa Google Podcasts trong những ngày tới đây.

YouTube nói việc ngừng sử dụng Google Podcasts phù hợp với những gì người nghe và người làm podcast đang làm. Mạng video thuộc Google đã trích dẫn dữ liệu từ Edison, cho biết 23% người dùng podcast hằng tuần tại Mỹ cho biết YouTube là dịch vụ được sử dụng thường xuyên nhất của họ, trái ngược với 4% của Google Podcasts.

YouTube cũng sẽ giúp Google Podcasts chuyển sang YouTube Music bằng cách cung cấp công cụ di chuyển đơn giản và khả năng thêm nguồn cấp dữ liệu RSS podcast vào thư viện YouTube Music của người dùng.

Nền tảng này cũng sẽ cung cấp một công cụ cho phép người dùng tải xuống tập tin OPML chứa đăng ký chương trình của họ, cho phép họ tải chúng lên các nền tảng nghe khác.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Tổng cục Thống kê vừa công bố thu nhập bình quân đầu người quý 1 năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm quý 1/2024 đã quay trở lại theo xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19. Tình hình đời sống dân cư trong quý 1 năm nay được cải thiện hơn.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý 1/2024 ước tính là 52,4 triệu người, giảm 137.400 người so với quý trước và tăng 175.800 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý 1/2024 là 27,8%.

Lao động có việc làm quý 1/2024 ước tính là 51,3 triệu người, giảm 127.000 người so với quý trước và tăng 174.100 người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 1/2024 là 2,03% (khu vực thành thị là 1,20%, khu vực nông thôn là 2,58%); tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1/2024 là 2,24% (khu vực thành thị là 2,64%; khu vực nông thôn là 1,99%); tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) quý 1/2024 là 7,99%.

Thu nhập bình quân của lao động quý 1/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý 4/2023 và tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Tình hình đời sống dân cư trong quý 1 năm nay được cải thiện hơn. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người quý 1/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo báo cáo từ địa phương, tính đến ngày 19.3.2024, số tiền hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 8.100 tỉ đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo là hơn 2.400 tỉ đồng; người có công, thân nhân người có công với cách mạng là 9.200 tỉ đồng; hỗ trợ đột xuất, bất thường phát sinh tại địa phương là gần 26,8 tỉ đồng.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

OpenAI ra mắt công cụ mới có thể giả giọng nói của bất cứ ai chỉ với đoạn ghi âm 15 giây

OpenAI trình diễn công nghệ tái hiện giọng nói của bất cứ ai chỉ với đoạn ghi âm 15 giây, nhưng thừa nhận hiểm họa deepfake từ AI này.

OpenAI ngày 29/3 trình diễn phần mềm Voice Engine sử dụng AI tạo ra giọng nói dựa trên bản ghi âm ngắn và có thể đọc văn bản. Nó cũng có thể tái hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài, ngay cả khi bản ghi âm mẫu chỉ sử dụng tiếng Anh.

Voice Engine được OpenAI phát triển từ 2022 và thử nghiệm cùng một nhóm khách hàng cuối 2023. Trong đó, phần mềm thể hiện khả năng hỗ trợ đọc, dịch nội dung giữa các ngôn ngữ khác nhau và tạo tiếng nói cho những người mất khả năng nói chuyện.

Tuy nhiên, OpenAI nói hiểm họa tiềm tàng của công nghệ bắt chước giọng nói, đặc biệt trong năm Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống, là một phần lý do họ quyết định hạn chế quyền tiếp cận, chưa mở rộng rãi công nghệ này.

Theo công ty sở hữu ChatGPT, việc công bố Voice Engine nhằm khuyến khích giới quản lý và công chúng tăng cường cảnh giác với những trò lừa đảo sử dụng AI. Nhà phát triển cảnh báo tội phạm có thể dùng phần mềm giả giọng để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc vượt qua những hàng rào an ninh tại ngân hàng.

“Điều quan trọng là mọi người hiểu được hướng đi của công nghệ, dù chúng tôi có phát hành nó rộng rãi hay không”, OpenAI cho hay.

Công nghệ giả giọng bằng AI gây chú ý sau khi một bản ghi âm bắt chước giọng Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi người dân “không tham gia bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở New Hampshire”, được phát tán trên mạng xã hội hồi tháng 1.

Pindrop Security, công ty chuyên phát hiện lừa đảo qua giọng nói, sau đó phân tích bản ghi và kết luận đây là deepfake sử dụng công nghệ của ElevenLabs – startup phát triển phần mềm AI tạo lập giọng nói bằng hơn 20 ngôn ngữ.

Theo Fortune, deepfake giọng ông Biden khiến nhiều chuyên gia và quan chức phụ trách bầu cử Mỹ lo ngại, gọi đây là “nỗ lực can thiệp bầu cử được hỗ trợ bởi AI”. Một số đánh giá nó không chỉ cho thấy việc phát tán deepfake âm thanh rất dễ dàng, mà còn thể hiện nguy cơ kẻ xấu dùng công nghệ này để ngăn cử tri đi bỏ phiếu và tác động đến kết quả bầu cử.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Mùa đông gọi vốn đang diễn ra ở Đông Nam Á: Những thương vụ sáp nhập đang được kỳ vọng (Phần 2)

Với việc nhiều công ty startup hướng tới mục tiêu lợi nhuận, người dùng sẽ có thể đối mặt với nhiều khó khăn khi mức phí sử dụng các nền tảng đã trở nên quen thuộc như Grab tăng cao.

Khi hãng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á – Grab, công bố lợi nhuận ròng quý đầu tiên vào tháng trước, điều này được cho là báo hiệu sự hồi sinh của công ty, theo Nikkei Asia.

Lợi nhuận 11 triệu USD trong ba tháng cuối năm ngoái của Grab là một cột mốc quan trọng. Đây là lần đầu tiên công ty có lãi kể từ khi thành lập cách đây hơn một thập kỷ. Con số này trái ngược khoản lỗ 391 triệu USD cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, công ty cũng công bố chương trình mua lại cổ phiếu đầu tiên trị giá 500 triệu USD.

Nhà sáng lập Anthony Tan cho biết năm 2023 là một năm “then chốt” đối với công ty. “Chúng tôi đặt mục tiêu đạt được một số cột mốc quan trọng và chúng tôi đã đạt làm được”, vị CEO nói trong cuộc họp cổ đông hồi tháng 2.

Nhưng các nhà đầu tư vẫn thờ ơ với tin tốt này và bán tháo cổ phiếu Grab. Cổ phiếu Grab giảm hơn 8% vào cuối ngày, trở thành nạn nhân của “mùa đông khởi nghiệp” khó khăn – khi niềm tin vào thị trường đầu tư công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á giảm sút.

Kể từ khi niêm yết cổ phiếu cách đây hơn hai năm, giá cổ phiếu của Grab đã giảm 70%. Tuy vậy, công ty này không hề đơn độc. Đối thủ Indonesia của Grab, GoTo và một công ty thương mại điện tử khác là Bukalapak, đều giảm khoảng 80% kể từ khi niêm yết.

Không có hồi kết cho sự sụt giảm giá cổ phiếu trong khi những nỗi lo vẫn còn đó. “Phải mất 10 năm, thậm chí có thể lâu hơn, để chứng kiến giá cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp đã được niêm yết của Đông Nam Á, trở lại mức cao nhất”, Takeshi Ebihara, nhà sáng lập của Rebright Partners có trụ sở tại Singapore, cho biết.

“Các nhà đầu tư cùng nhiều công ty công nghệ phải chấp nhận rằng họ đang phát triển trong một bong bóng hiếm có, thứ mà chúng ta sẽ không thấy trong vài thập kỷ tới”, vị này nói thêm.

Lãi suất cao hơn ở Mỹ được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái toàn cầu của các công ty khởi nghiệp công nghệ. Ở Đông Nam Á, “làng khởi nghiệp” đặc biệt gắn liền với cái tên SoftBank Group – nhà đồng hành của nhiều công ty công nghệ hàng đầu khu vực từ đầu, chẳng hạn như Grab và Tokopedia – đơn vị thương mại điện tử của GoTo.

Hai năm trước, quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank Group sụp đổ, nhiều công ty khởi nghiệp của khu vực đã bị bỏ lại mà không có tương lai rõ ràng. Vision Fund là đơn vị đầu tư mạo hiểm với số vốn ban đầu vào khoảng 100 tỷ USD.

Theo nhà cung cấp dữ liệu đầu tư Preqin, khoản đầu tư khởi nghiệp của Đông Nam Á trong quý đầu năm nay giảm xuống khoảng 800 triệu USD, tính đến ngày 18/3. Mức giảm này tương đương với gía trị đầu tư khởi nghiệp của năm 2017.

Với việc huy động thêm vốn trở nên ngày càng khó khăn, các công ty khởi nghiệp trong khu vực sẽ phải trải qua những tình cảnh như đóng cửa, sáp nhập và giảm định giá (các vòng gọi vốn có mức định giá thấp hơn so với trước đây). Đây là cảnh báo của Prantik Mazumdar, một nhà đầu tư thiên thần kiêm Chủ tịch của TiE Singapore.

Trong suốt thập kỷ qua, nhờ các công ty khởi nghiệp này, nhiều lĩnh vực của xã hội đã được chuyển đổi kỹ thuật số. Từ mua sắm trực tuyến đến vận tải hay chuyển tiền ở một khu vực mà khả năng tiếp cận ngân hàng bị hạn chế.

Những năm qua, các công ty này đã ưu tiên tăng trưởng hơn lợi nhuận. Họ tích cực đốt tiền để thu hút thêm người dùng thông qua các chương trình giảm giá và khuyến mãi cho dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn.

Nhưng ở hiện tại, khi các công ty này cạn kiệt tiền và thị trường bắt đầu trưởng thành, nhiều người dùng đã bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn với các dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn, thứ vốn đã trở nên không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Mức giá và phí trên nền tảng đã tăng đều đặn trong những năm gần đây. Với viễn cảnh ngành công nghiệp này tiếp tục tối ưu với số ít tên tuổi còn lại trên thị trường, người tiêu dùng sẽ có ít lựa chọn hơn.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Thành Vũ | Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

OpenAI và Microsoft hợp tác xây dựng dự án 100 tỷ USD để đào tạo AI

Có tên gọi Stargate, siêu máy tính này sẽ là trung tâm của kế hoạch 5 giai đoạn, tập trung vào hàng loạt cơ sở siêu máy tính mà hai công ty dự định xây dựng trong 6 năm tới, theo The Information. Stargate, giai đoạn 5 của kế hoạch, có thể ra mắt ngay sau năm 2028.

Theo nguồn tin này, các lãnh đạo cả hai công ty đã vạch ra kế hoạch cho dự án trung tâm dữ liệu, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI.

Người phát ngôn Microsoft từ chối bình luận trực tiếp về thông tin này nhưng nhấn mạnh khả năng đã được chứng minh của công ty trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng AI tiên phong.

“Chúng tôi luôn lập kế hoạch cho việc đổi mới cơ sở hạ tầng tiếp theo cần thiết để tiếp tục nâng cao khả năng của AI”, một đại diện của Microsoft nói với trang Insider.

OpenAI không trả lời ngay lập tức câu hỏi từ Insider.

Đã cam kết đầu tư hơn 13 tỉ USD vào OpenAI, Microsoft có thể sẽ cung cấp tài chính cho Stargate. OpenAI hiện sử dụng các trung tâm dữ liệu của Microsoft để cung cấp năng lượng cho chatbot ChatGPT của mình, theo thỏa thuận mà Microsoft có quyền bán lại công nghệ của OpenAI cho khách hàng.

Những người trong nội bộ Microsoft nói với Insider hồi đầu tháng 3 rằng chiến lược của công ty ngày càng tập trung vào việc hợp tác với OpenAI, khiến một số người lo lắng rằng về cơ bản Microsoft đang trở thành một bộ phận CNTT cho công ty khởi nghiệp Mỹ.

Theo báo cáo, siêu máy tính Stargate có thể đắt hơn 100 lần so với các trung tâm dữ liệu lớn nhất đang hoạt động. Dự án báo hiệu số tiền khổng lồ có thể sẽ được đổ vào ngành này khi AI tiếp tục phát triển những năm tới.

Stargate cũng có tiềm năng vượt xa sức mạnh tính toán hiện được Microsoft cung cấp cho OpenAI từ các trung tâm dữ liệu của họ trên khắp nước Mỹ, nhưng sẽ cần ít nhất vài gigawatt điện để làm được điều đó, The Information đưa tin.

Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết sự tham gia của Microsoft vào dự án phụ thuộc việc OpenAI thực hiện lời hứa tăng cường khả năng AI.

Theo báo cáo, việc tìm kiếm các chip máy chủ cần thiết là yếu tố chính dẫn đến mức giá khổng lồ của Stargate. Các nguồn tin nói rằng việc tìm đủ nguồn điện năng để cung cấp năng lượng cho dự án cũng đặt ra những thách thức và hai công ty đã bàn về khả năng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn năng lượng hạt nhân.

Nhu cầu về chip AI đã lên đến đỉnh điểm, cho phép một số ít công ty (chủ yếu là Nvidia) kiểm soát thị trường. Sam Altman, Giám đốc điều hành OpenAI, đã bày tỏ sự thất vọng với tình trạng “khắc nghiệt” này và báo hiệu vào đầu năm nay rằng muốn tự mình sản xuất chip.

Vấn đề nan giải về chip chỉ là một trong nhiều chi tiết vẫn cần được giải quyết liên quan đến Stargate. Những người quen thuộc với dự án nói với The Information rằng Microsoft cần tìm ra cách đặt nhiều bộ xử lý đồ họa (GPU) hơn vào một giá đỡ so với hiện tại để tăng hiệu suất của chip. Theo báo cáo, công ty cũng cần tìm cách ngăn chặn chip quá nóng.

Hiện chưa rõ Stargate sẽ được đặt ở đâu tại Mỹ và liệu nó sẽ được xây dựng ở một trung tâm dữ liệu duy nhất hay một số trung tâm gần nhau.

AI tác động lớn đến cuộc sống hàng triệu người trên thế giới, nhưng mặt trái là công nghệ này đang tiêu thụ rất nhiều điện năng.

Theo trang The New Yorker, ChatGPT có thể đang sử dụng hơn nửa triệu kilowatt-giờ (kWh) điện để đáp ứng khoảng 200 triệu truy vấn từ người dùng mỗi ngày.

The New Yorker đưa tin một hộ gia đình ở Mỹ trung bình sử dụng khoảng 29 kilowatt-giờ điện mỗi ngày. Theo đó, ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 17.000 lần một hộ gia đình ở Mỹ mỗi ngày.

Nếu được tiếp tục được cải tiến và sử dụng nhiều hơn, ChatGPT nói riêng và AI tạo sinh nói chung có thể tiêu thụ nhiều điện hơn đáng kể.

Ví dụ, nếu Google tích hợp công nghệ AI tạo sinh vào mọi tìm kiếm thì sẽ dẫn đến việc tiêu thụ khoảng 29 tỉ kilowatt-giờ điện mỗi năm, theo tính toán của Alex de Vries, nhà khoa học dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Hà Lan, trong một bài báo về năng lượng bền vững đăng trên tạp chí Joule. Theo The New Yorker, đó là lượng điện nhiều hơn các quốc gia như Kenya, Guatemala và Croatia tiêu thụ trong một năm.

“AI tiêu thụ rất nhiều điện năng. Mỗi máy chủ AI đều có thể tiêu thụ nhiều điện năng hơn chục hộ gia đình ở Anh cộng lại. Vì vậy, con số tăng lên rất nhanh”, Alex de Vries nói với trang Insider.

Alex de Vries ước tính trong bài báo rằng đến năm 2027, toàn bộ lĩnh vực AI sẽ tiêu thụ từ 85 đến 134 terawatt-giờ điện (1 terawatt-giờ bằng 1 tỉ kilowatt-giờ) mỗi năm.

Ông nói: “Mức tiêu thụ điện của AI có khả năng chiếm một nửa lượng tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2027. Tôi nghĩ đó là một con số khá đáng kể”.

Sam Altman đặt tham vọng huy động 5.000 – 7.000 tỉ USD cho sáng kiến chip AI

Sam Altman đã đàm phán với các nhà đầu tư để gây quỹ cho một sáng kiến công nghệ nhằm tăng cường năng lực chế tạo chip của thế giới và mở rộng khả năng cung cấp sức mạnh cho AI cùng nhiều thứ khác, theo tạp chí Wall Street Journal.

Báo cáo cho biết dự án có thể yêu cầu huy động từ 5.000 tỉ USD đến 7.000 tỉ USD, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Các kế hoạch gây quỹ của Sam Altman nhằm mục đích giải quyết hạn chế với sự phát triển OpenAI, gồm cả sự khan hiếm chip AI cần thiết để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn làm nền tảng cho ứng dụng AI như ChatGPT, Wall Street Journal đưa tin.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) đã dự báo doanh số chip toàn cầu sẽ tăng 13,1% lên 595,3 tỉ USD trong năm 2024, so với mức giảm khoảng 8% vào 2023.

Số tiền mà Sam Altman thảo luận là cực kỳ lớn so với tiêu chuẩn gây quỹ của các công ty. Các nhà đầu tư định giá OpenAI ở mức hơn 80 tỉ USD.

Là một phần của cuộc đàm phán, Sam Altman đang đề xuất mối quan hệ hợp tác giữa OpenAI, các nhà đầu tư, hãng sản xuất chip và công ty cung cấp năng lượng, cùng nhau bỏ tiền để xây dựng các nhà máy sản xuất chip mà sau đó sẽ do các hãng chip điều hành.

Theo Wall Street Journal, phần lớn nỗ lực có thể được tài trợ bằng khoản vay và các cuộc thảo luận đang ở giai đoạn đầu.

Cuối tháng 1, Sam Altman đã đến Hàn Quốc gặp gỡ lãnh đạo của Samsung Electronics và SK Hynix (hai hãng sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới) để thảo luận về các mối quan hệ hợp tác tiềm năng để sản xuất chip.

Doanh nhân 38 tuổi người Mỹ có kế hoạch sử dụng hàng tỉ USD mà ông đang cố gắng huy động cho một liên doanh chip nhằm thiết lập mạng lưới các nhà máy sản xuất chip AI, trang Bloomberg đưa tin.

Theo báo cáo, dự án sẽ liên quan đến việc hợp tác với những nhà sản xuất chip hàng đầu và mạng lưới các nhà máy sẽ có phạm vi toàn cầu.

Sản xuất chip rất tốn kém và đòi hỏi một lượng lớn tài nguyên, bên cạnh hàng tỉ USD tài trợ. Chi phí đã tăng lên trong những năm qua khi công nghệ sản xuất chip được sử dụng trong các ứng dụng AI tiến bộ.

Tập đoàn G42 (UAE) và SoftBank Group (Nhật Bản) nằm trong số các công ty đã tổ chức thảo luận với Sam Altman, nhưng các cuộc đàm phán vẫn còn trong giai đoạn đầu.

Theo Bloomberg, các cuộc đàm phán với G42, mà OpenAI hợp tác hồi tháng 10.2023, tập trung vào việc huy động từ 8 tỉ USD đến 10 tỉ USD, nhưng tình trạng hiện tại của việc thảo luận vẫn chưa rõ ràng.

Intel (gã khổng lồ chip Mỹ), TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan), Samsung Electronics (hãng chip nhớ số 1 thế giới), SK Hynix (hãng chip nhớ lớn thứ hai thế giới) là những đối tác tiềm năng của OpenAI.

Cả SK Hynix và Samsung Electronics đều sản xuất chip nhớ băng thông cao (HBM) được sử dụng trong chipset AI. Samsung Electronics cũng đóng vai trò là nhà sản xuất chip theo hợp đồng, cạnh tranh trực tiếp với TSMC.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Lợi nhuận của Huawei năm 2023 tăng gấp đôi so với năm 2022

Huawei cho biết hãng đã đạt lợi nhuận 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD) trong năm 2023, cao gấp đôi mức 35,6 tỷ nhân dân tệ của năm 2022, nhưng chưa bằng mức kỷ lục 113,7 tỷ nhân dân tệ của năm 2021.

Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024
Huawei của Trung Quốc có thể IPO vào năm 2024

Ngày 29/3, Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei thông báo lợi nhuận của hãng đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2023, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tích cực của mảng kỹ thuật số và điện toán đám mây, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Huawei cho biết hãng đã đạt lợi nhuận 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD) trong năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với mức 35,6 tỷ nhân dân tệ của năm 2022, nhưng chưa bằng mức lợi nhuận kỷ lục 113,7 tỷ nhân dân tệ của năm 2021.

Doanh thu của hãng cũng tăng 9,6% so với năm 2022, lên 704,2 tỷ nhân dân tệ (97,4 tỷ USD). Trong đó, doanh thu từ mảng điện toán đám mây tăng 22% so với cùng kỳ vào năm 2022 lên 55,3 tỷ nhân dân tệ (7,7 tỷ USD). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh kỹ thuật số tăng 3,5%.

Bộ phận tiêu dùng của Huawei, chuyên bán điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, cũng công bố doanh thu tăng 17,3% vào năm 2023.

Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu, cho biết: “Công ty đã trải qua rất nhiều thử thách trong vài năm gần đây, nhưng vẫn tăng trưởng thành công.”

Năm 2019, dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về việc xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Huawei với việc đưa tập đoàn này vào “danh sách đen” về thương mại.

Sau đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã ngừng cấp phép cho các công ty Mỹ bán sản phẩm và dịch vụ cho tập đoàn Huawei.

Sau khi đối mặt loạt cấm vận của Mỹ, tập đoàn này tiếp tục duy trì ổn định bằng cách chuyển hướng sang làm ăn với các doanh nghiệp và chính phủ, đặc biệt là ở Trung Quốc, đồng thời phát triển mảng điện toán đám mây.

Hiện Huawei vẫn là nhà sản xuất thiết bị 5G hàng đầu thế giới./.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Chiến lược Go Global của Masan tham vọng bước chân ra thị trường 3.100 tỷ USD

Masan Group cho biết chiến lược Go Global vừa đưa Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon. Đây sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi Masan dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Dẫn số liệu từ Euromonitor, Tập đoàn Masan cho biết doanh thu bán lẻ của thị trường nước sốt, nước chấm và gia vị tại Việt Nam tăng 9%, đạt mức 39.900 tỷ đồng trong năm 2023 vừa qua.

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2028, phân khúc gia vị dự kiến sẽ tăng trưởng với mức CAGR là 11% trên cơ sở giá trị hiện tại và đạt 65.800 tỷ đồng.

Masan nhận định, công ty tiếp tục thiết lập xu hướng và duy trì vị trí dẫn đàu thị trường với 30% thị phần nhờ sở hữu các thương hiệu lớn cũng như phát triển sản phẩm mới.

Trong danh mục nước mắm, 3 thương hiệu hàng đầu đều là của Masan (Nam Ngư, Nam Ngư II và Chin-Su), chiếm hơn 70% thị phần. Bên cạnh đó, nước tương và tương ớt của Masan cũng chiếm lần lượt hơn 60% và 50% trong thị trường sản phẩm tương ứng.

Sau khi thống trị thị trường gia vị trong nước, Masan năm qua đã triển khai chiến lược “Go Global”, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng cho thương hiệu Chin-Su cũng như danh mục sản phẩm của Masan, với mục tiêu mở rộng sự hiện diện của thương hiệu đến các thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ.

Masan cho biết, chiến lược “Go Global” đã giúp doanh thu xuất khẩu tăng vọt lên mức 1.005 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm trước và đưa thương hiệu Chin-Su vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon.

Những kết quả này mang lại tổng doanh thu xuất khẩu đạt mức CAGR là 31% trong giai đoạn từ 2020 đến 2023.

Masan khẳng định “Go Global” sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng trong trung và dài hạn khi công ty dự định quảng bá văn hóa ẩm thực F&B của Việt Nam tới 8 tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Cũng với chiến lược “Go Global”, Masan đã mở rộng quy mô thị trường thêm 131 lần, đạt đến 3.100 tỷ USD.

“Mục tiêu của chúng tôi là mang tất cả sản phẩm của Masan Consumer đến với mỗi người tiêu dùng Việt, và mang ít nhất 1 sản phẩm Masan Consumer đến với mỗi gia đình trên thế giới”, Masan tuyên bố.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Số lượng nhân sự tại toàn hệ thống MWG năm 2023 giảm 10.000 nhân viên so với 2022

Tại báo cáo thường niên năm 2023, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – ông Nguyễn Đức Tài đã có thông điệp gửi tới khách hàng, cổ đông và toàn bộ nhân viên của tập đoàn.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, năm 2023, thu nhập và niềm tin của người tiêu dùng kém khả quan khiến kịch bản hồi phục sức mua sau dịch đã không diễn ra như kỳ vọng của MWG khi xây dựng kế hoạch kinh doanh đầu năm 2023.

Tình hình tiêu thụ giảm đáng kể ở hầu hết các ngành hàng, bắt đầu từ quý 4/2022, đặc biệt giảm mạnh hơn dự kiến đối với các mặt hàng không thiết yếu như sản phẩm công nghệ và điện máy – những trụ cột kinh doanh có lợi nhuận và đóng góp hơn 70% tổng doanh thu của Tập đoàn. Đây cũng là khó khăn lớn nhất mà MWG phải tìm cách thích ứng và vượt qua.

“Khi nhận diện được tình hình sức mua trì trệ có xu hướng kéo dài, Tập đoàn đã quyết định thực hiện sự thay đổi chiến lược, mang ý nghĩa sống còn, vào đầu quý 2/2023 là ưu tiên giữ chân khách hàng để duy trì doanh thu và nỗ lực tăng trưởng thị phần, chấp nhận đánh đổi mục tiêu lợi nhuận

. Đối với nội bộ, Công ty bước vào giai đoạn “thắt lưng buộc bụng”, kiểm soát mọi chi phí và cơ cấu nhân sự để bảo vệ dòng tiền. MWG cũng chủ động theo sát tình hình thị trường, đưa hàng tồn kho về ngưỡng an toàn, giảm số dư nợ ròng để đảm bảo sức khỏe tài chính lành mạnh”, Chủ tịch MWG nói trong thông điệp.

Từ Quý 4/2023, MWG cũng bước vào cuộc tái cấu trúc ở phạm vi toàn tập đoàn với những thay đổi quyết liệt theo hướng “giảm lượng – tăng chất”; rà soát lại và tinh gọn toàn bộ mạng lưới cửa hàng, bộ máy nhân sự, hoạt động vận hành, hoạt động hỗ trợ và quản lý,…

Đến cuối năm 2023, số lượng nhân sự tại toàn hệ thống MWG là 60.000, thấp nhất kể từ năm 2020. So với cuối năm 2022, quy mô nhân sự đã giảm 10.000 người.

“Đối với hàng chục ngàn nhân viên là tài sản lớn nhất của Tập đoàn, tôi vô cùng cảm kích khi phần lớn đội ngũ này vẫn lựa chọn tiếp tục gắn bó và quyết tâm thay đổi để cùng nhau chiến đấu cho kết quả tốt đẹp hơn trong năm 2024. Sau tái cấu trúc, MWG chú trọng tạo động lực mạnh mẽ và tưởng thưởng xứng đáng cho những nhân sự sẵn sàng cống hiến và tạo ra kết quả vượt trội dựa trên mục tiêu kinh doanh của từng chuỗi”, vị Chủ tịch MWG nói

Sau những nỗ lực điều chỉnh kinh doanh, cả năm 2023, Tập đoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 118.000 tỷ đồng, duy trì được 89% doanh thu năm 2022. Về lợi nhuận sau thuế, MWG ghi nhận 168 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ. Theo ông Nguyễn Đức Tài, dù không hoàn thành được kế hoạch đề ra từ đầu năm, nhưng những điều chỉnh quan trọng về chiến lược đã giúp MWG an toàn bước qua một trong những năm khốc liệt nhất trong lịch sử hoạt động.

Các mảng kinh doanh chính đều gặt hái được những thành quả tích cực, đúng với mục tiêu được Ban Lãnh đạo đặt ra. Mặc dù các sản phẩm công nghệ và điện máy là nhóm hàng hóa bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xu hướng thắt chặt chi tiêu, thị phần các mặt hàng này tại chuỗi Thế Giới Di Độnh và Điện Máy Xanh vẫn tăng từ 5% đến 25%, tùy thuộc vào đặc tính và nhu cầu của từng sản phẩm.

Đặc biệt, thị phần điện thoại của MWG đối với nhãn hàng Apple đã tăng vọt từ mức 25%-30% đã duy trì ổn định trong những năm qua lên khoảng 50% cuối năm 2023 nhờ chiến lược gia tăng thị phần. Ngành hàng máy lạnh tiếp tục tăng trưởng dương về cả số lượng và doanh thu ngay cả khi tổng cầu thị trường đang giảm.

Đối với Bách Hóa Xanh, bất chấp việc không mở rộng, chuỗi vẫn đạt tăng trưởng hai chữ số so với 2022 nhờ tập trung đưa hàng tươi sống thành điểm đến thu hút khách hàng. Tháng 12/2023, với doanh thu bình quân là 1,8 tỷ đồng/cửa hàng, chuỗi này đã đạt mục tiêu hòa vốn sau mọi chi phí tương ứng với thực tế vận hành hiện tại và trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Các chuỗi đang trong giai đoạn hoàn thiện mô hình kinh doanh như chuỗi nhà thuốc An Khang, chuỗi bán lẻ sản phẩm mẹ & bé Avakids và chuỗi bán lẻ điện máy EraBlue tại Indonesia hiện đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm so với đầu năm 2023 và cùng kỳ 2022.

Năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm nhiều thách thức với ngành bán lẻ nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Mặc dù vậy, Chủ tịch MWG tự tin với nền tảng tài chính lành mạnh và “cơ thể” tinh gọn sau tái cấu trúc, Tập đoàn đã sẵn sàng đối phó với những biến động thị trường, có dư địa và quyết tâm để hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 125.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng. 

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Hoàng Thùy

Trung Quốc: Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone

Với nhiều người dùng Trung Quốc, Huawei Mate 60 hiện nay hấp dẫn không khác iPhone cách đây nhiều năm.

Suốt nhiều năm liền, Apple giữ vị thế thống trị phân khúc smartphone cao cấp ở Trung Quốc. Không một công ty nào có thể tạo ra một sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hiệu năng của iPhone và hình ảnh một thương hiệu xa xỉ dành cho người giàu của Apple.

Nhưng rất nhiều bằng chứng gần đây cho thấy iPhone không còn sức hút với người Trung Quốc như trước đây. Trong 6 tuần đầu tiên của năm 2024 – vốn là mùa mua smartphone cao điểm ở quốc gia tỷ dân – doanh số iPhone đã giảm 24% so với một năm trước đó.

Trong khi đó, doanh số bán hàng của Huawei – đối thủ nội địa của Apple – đã tăng 64%, theo số liệu của Counterpoint Research.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”

Trong cả một thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của iPhone chỉ sau Mỹ, đồng thời chiếm 20% ​​doanh số của Táo khuyết.

Giờ đây, thế kìm kẹp giữa hãng với Trung Quốc sẽ bị phá bỏ bởi một loạt yếu tố khác nhau như người dùng giảm chi tiêu, căng thẳng Mỹ – Trung khiến người dân tránh xa các thiết bị do các công ty Mỹ sản xuất và sự hồi sinh của nhà thương hiệu nội địa hàng đầu Huawei.

“Thời hoàng kim của Apple tại Trung Quốc đã qua”, Linda Sui, giám đốc cấp cao của hãng nghiên cứu TechInsights, nhận định. Theo chuyên gia, một trong những lý do lớn nhất là căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và công nghệ. Nếu căng thẳng địa chính trị không giảm bớt, Apple sẽ khó giữ được vị thế của mình.

“Vấn đề không chỉ đến từ người tiêu dùng. Nó còn liên quan đến về bức tranh toàn cảnh khi 2 siêu cường đối đầu với nhau. Đây mới là căn nguyên đằng sau toàn bộ những thách thức của Apple”, Linda Sui nói với New York Times.

Không công ty nào phải gánh chịu thiệt hại từ những căng thẳng địa chính trị nhiều như Táo khuyết. “5 năm trước, Apple là một cái tên đầy quyền lực ở Trung Quốc. Mọi người sẽ dựng lều, đợi bên ngoài Apple Store suốt đêm chỉ để trên tay sản phẩm mới nhất. Trong khi đó, sự ra mắt iPhone 15 năm ngoái lại không được ưa chuộng lắm”, nhà phân tích Lucas Zhong của Canalys chia sẻ.

6 tháng sau khi iPhone 15 ra mắt, Apple dán các bảng quảng cáo khắp các thành phố như Thượng Hải, Bắc Kinh để nhắc khéo người dân có thể mua iPhone 15 gần đó. Cũng nhờ các chương trình khuyến mãi mạnh tay, iPhone chiếm 4/6 smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc trong ba tháng cuối năm 2023.

Mạnh tay giảm giá, nhưng iPhone vẫn thua Huawei Mate 60

Đối với một số người ở Trung Quốc, việc mua điện thoại không khác gì tuyên bố lập trường chính trị. Trên mạng xã hội, hàng loạt cuộc tranh luận nổ ra xoay quanh việc sử dụng iPhone là “báng bổ” các công ty công nghệ Trung Quốc. Năm ngoái, một số cơ quan chính phủ Trung Quốc ra quy định, cấm nhân viên sử dụng iPhone cho công việc.

Quy định này xuất hiện chưa đầy 2 tuần sau khi Huawei trình làng Mate 60 Pro, chiếc smartphone được trang bị hệ điều hành “cây nhà lá vườn” và vi xử lý thế hệ tiên tiến được sản xuất trong nước.

Truyền thông Trung Quốc gọi đây là chiến thắng của Huawei trước những nỗ lực hạn chế phát triển công nghệ của chính quyền Washington. Sau khi ra mắt, Mate 60 Pro ngay lập tức nổi lên thành hiện tượng.

Theo dữ liệu từ Counterpoint, doanh số của Huawei gánh cả thị trường smartphone trong 6 tuần đầu năm. Công ty này cũng chiếm thị phần lớn thứ 2 trên thị trường điện thoại thông minh với 17%.

“Bây giờ, chỉ cần cầm Mate 60 trên tay, bạn sẽ có cảm giác như đang cầm iPhone trên đường cách đây nhiều năm trước”, nhà phân tích kỳ cựu Ivan Lam tại Counterpoint Research ở Hồng Kông cho biết. Điều này đặc biệt đúng với những người trên 35 tuổi, nhóm tuổi mua nhiều smartphone nhất.

Khi smartphone trở thành chiến trường chính trị

Theo New York Times, Apple bắt đầu bán iPhone tại Trung Quốc vào năm 2009. Lần cuối cùng hãng đánh mất vị thế trước Huawei là vào năm 2019. Nhưng ngay lập tức, chính quyền Donald Trump “kéo dài sự sống” của hãng bằng cách hạn chế các công ty công nghệ Mỹ giao dịch với Huawei. Google và một số công ty bán dẫn cũng cắt đứt hợp tác với nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong khi Huawei gặp khó khăn, Apple dần hồi phục. Theo Counterpoint, năm 2022, thị phần điện thoại ở Trung Quốc của Táo khuyết đã tăng lên 22%, từ mức 9% vào năm 2019. Apple đã báo cáo doanh thu kỷ lục 74 tỷ USD ở quốc gia tỷ dân trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9/2022.

Nhưng cũng chính những hạn chế của Mỹ đã buộc Huawei phải phát triển chip không dây và hệ điều hành của riêng mình, cuối cùng dẫn đến công nghệ đình đám đằng sau Mate 60 Pro.

Hệ điều hành này đã thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều gã khổng lồ công nghệ nội địa đã tạo ra các ứng dụng dành riêng cho thiết bị, tiếp tục ngăn cản người dùng khỏi các nền tảng bên ngoài Trung Quốc.

Màn lột xác của Huawei đã khiến các dòng iPhone mới nhất của Apple trở nên lỗi thời. Cùng lúc đó, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều người dùng ngần ngại chi tiêu cho những sản phẩm chỉ có nâng cấp nhỏ.

Theo Daniel Ives, nhà phân tích của Apple tại Wedbush Securities, 125 triệu trên tổng số 215 triệu người dùng iPhone ở Trung Quốc đã không nâng cấp dòng máy mới suốt 3 năm qua.

Quả thật, với nhiều người, iPhone đã không còn sức hấp dẫn như xưa.

Trong lúc đợi nhân viên hỗ trợ sửa chiếc iPhone 12 bị hỏng tại Apple Store, trên đường Nam Kinh Đông, Thượng Hải, Chi Miaomiao (38 tuổi) cho biết gần đây anh đã mua Huawei Mate 60 Pro làm máy thứ 2.

Anh biết đến thương hiệu Huawei sau khi Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị chính quyền Canada bắt giữ vào năm 2018 với cáo buộc đánh lừa các ngân hàng về hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran.

Việc giam giữ bà Mạnh đã tạo ra một làn sóng ủng hộ ở Trung Quốc. Họ coi bà là con tin. “Huawei là thương hiệu của riêng đất nước chúng tôi. Sau sự kiện chính trị này, tôi nghĩ người Trung Quốc nên đoàn kết lại”, Chi Miaomiao nói.

Trong khi đó, ở tầng trên Apple Store, Li Bin (23 tuổi) và hai người bạn đang tranh luận về mẫu iPhone mới nhất. Anh cho rằng Huawei và Apple gần như tương đương nhau về chất lượng. Có thể iPhone tốt hơn một chút, nhưng nó cũng đắt hơn khá nhiều. “Tôi có thể sẽ cân nhắc chuyển sang iPhone, nếu sau này giàu”, Li nói với New York Times.

Special Offer từ MarketingTrips:

  • Tham khảo giải pháp Agency Listing từ MarketingTrips: Agency Networks
  • Đăng bài không giới hạn trên MarketingTrips với chi phí chỉ bằng 1 bài đăng (Booking): Content Partner
  • Đăng ký (dành cho Agency): Sign up

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Znews