Skip to main content

Case Study: Những cảm xúc ‘ngạc nhiên’ trong quảng cáo video thúc đẩy chuyển đổi tốt trong đại dịch

8 Tháng Bảy, 2020

Thông qua một nghiên cứu từ VidMob – một công ty chuyên về quảng cáo video và nền tảng phân tích sáng tạo cho thấy: Những cảm xúc mang tính ngạc nhiên được sử dụng trong quảng cáo video có khả năng tạo ra chuyển đổi bán hàng tốt hơn.

Brief:

  • Theo một nghiên cứu mà công ty quảng cáo video VidMob chia sẻ, một quảng cáo video thể hiện cảm xúc ngạc nhiên (surprised emotions) trong 3s đầu tiên đã thúc đẩy hiệu suất tăng 360% từ khi bắt đầu đại dịch, trong khi quảng cáo với cảm xúc hạnh phúc (happy emotions) đã giảm 64% chuyển đổi.
  • Trong nghiên cứu này, chuyển đổi chính là tỷ lệ mua hàng của người tiêu dùng trực tuyến thông qua các video quảng cáo.
  • Các video quảng cáo với cảm xúc bình tĩnh (calm emotions) chứng kiến ​​tỷ lệ mua hàng tăng vọt đến 156% trong suốt thời gian thực hiện lệnh đóng cửa. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu suất quảng cáo tăng cao với phụ nữ, lên tới 325%, trong khi với nam giới thì giảm 41%.
  • Người xem video cũng phản ứng tích cực hơn với quảng cáo ngoài trời (Outdoor), tỷ lệ mua hàng tăng 60% trong khi quảng cáo hiển thị trong nhà (Indoor) giảm 57%.
  • VidMob đã phân tích gần 8.700 quảng cáo từ 44 thương hiệu thương mại điện tử và hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) chạy các chiến dịch chuyển đổi bán hàng trên Facebook, Instagram và Facebook Audience Network từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 8 tháng 5.

Insight:

  • Quảng cáo video thể hiện cảm xúc “ngạc nhiên”, phân phối ngoài trời và liên quan đến phụ nữ đã hiệu quả hơn các loại quảng cáo sáng tạo khác trong đại dịch Covid-19.
  • Sự gia tăng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong đại dịch Covid-19 làm cho chuyển đổi bán hàng trở thành một chỉ số đáng kể về tính hiệu quả của quảng cáo video.
  • Với các thương hiệu đang tìm cách thúc đẩy bán hàng trực tuyến nên xem xét cách quảng cáo video của mình ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Điều đó đặc biệt đúng đối với các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook và Instagram vốn đã tăng cường hỗ trợ mua sắm trực tuyến trong đại dịch.
  • Như nghiên cứu của VidMob đã chỉ ra, người tiêu dùng có nhiều khả năng phản hồi với các quảng cáo video thể hiện cảm xúc ngạc nhiên hơn là cảm xúc hạnh phúc. Sự khác biệt đó phản ánh những cảm xúc mà người tiêu dùng đang cảm thấy giữa những lo lắng tăng cao về sức khỏe cá nhân, an ninh, công việc và triển vọng kinh tế do đại dịch gây ra.
  • Thương hiệu cần đảm bảo rằng nội dung cảm xúc và giai điệu của quảng cáo video của họ phù hợp với cảm xúc của người tiêu dùng. Trong đại dịch, lý do phổ biến nhất để người tiêu dùng mua sản phẩm và dịch vụ là sự hữu ích hoặc khả năng đáp ứng cho một nhu cầu cụ thể nào đó.
  • Không có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người đã phản ứng tích cực hơn với các quảng cáo hiển thị ngoài trời khi mọi người đã quá mệt mỏi với khoảng thời gian ‘bị giam ở nhà’ trong suốt đại dịch.
  • Phụ nữ đưa ra đến 70%, 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng ở Mỹ, khiến họ trở thành đối tượng mục tiêu chính của nhiều loại sản phẩm cũng như đối với các nhà quảng cáo.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips 

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement