Skip to main content

Xây dựng một chiến dịch Content Marketing hiệu quả với 10 bước

31 Tháng Bảy, 2021

Content marketing hay tiếp thị nội dung không khó như bạn nghĩ. Hãy tham khảo ngay 10 bước sau để thực hiện một chiến dịch Content Marketing hiệu quả và thành công.

chiến dịch Content Marketing
10 bước để xây dựng một chiến dịch Content Marketing hiệu quả

Điều gì tạo nên thành công cho các chiến dịch content marketing tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng trong B2B và B2C?

Dưới đây là 10 bước để bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình một chiến dịch Content Marketing hiệu quả.

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu (TA) và nhu cầu thông tin của họ.

Trong B2B, việc xác định đối tượng mục tiêu bao gồm việc hiểu biết về ngành, quy mô công ty, chức danh, trách nhiệm, trình độ học vấn và mức độ hiểu biết của khách hàng tiềm năng về chủ đề bạn đã chọn, cũng như cách họ sử dụng loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong công việc kinh doanh của họ.

Advertisement

Bạn cũng nên nghĩ về nhu cầu thông tin của khách hàng tiềm năng ở các giai đoạn của quá trình mua hàng (Customer Journey) mà bạn đang tiếp cận họ.

Bước 2: Lên chiến lược hoặc kế hoạch sản xuất nội dung hữu ích.

Một kế hoạch nội dung mang tính chiến lược (strategic content plan) là một kế hoạch trong đó việc xuất bản và phân phối nội dung phải giải quyết được một vấn đề marketing nào đó.

Một kế hoạch nội dung hữu ích (useful content plan) cung cấp thông tin có giá trị cho khách hàng tiềm năng trong công việc của họ nhưng không phải là chiêu trò bán hàng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ: một người chuyên kinh doanh về bán lại máy tính có thể cung cấp cho khách hàng tiềm năng một báo cáo đặc biệt về cách ngăn chặn mất mát dữ liệu hoặc tránh tin tặc, phần mềm độc hại và vi rút.

Advertisement

Loại thông tin hữu ích này không nên nhắm mục tiêu đẩy nhanh các bước trong chu trình bán hàng hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng trực tiếp.

Khách hàng tiềm năng sẽ đánh giá cao các mẹo miễn phí và sẽ đáp lại bằng cách xem nội dung của bạn nhiều hơn. Nó giúp xây dựng thiện chí và tạo ấn tượng rằng bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Bước 3: Chọn định dạng hoặc phương tiện để truyền tải nội dung.

Nội dung có thể được trình bày ở nhiều định dạng và phương tiện khác nhau, và sự lựa chọn của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong sự thành công của một chiến dịch content marketing.

Ngoài các tài liệu hoặc báo cáo có thể tải xuống, còn có nhiều tùy chọn khác như:

Advertisement
  • Cung cấp hội thảo trên web (webinar), khóa học trực tuyến, podcast, đồ họa thông tin (infographic ) hoặc các Poster.
  • Đăng video trên website, Fanpage hoặc YouTube.
  • Gửi một đĩa CD âm thanh hoặc một đĩa DVD.
  • …v.v

Điều quan trọng là bạn phải nghĩ xa hơn những định dạng nội dung nhàm chán thông thường để tạo sự mới mẽ và khác biệt.

Bước 4: Xây dựng một tiêu đề ‘xuất chúng’.

Có lẽ yếu tố lớn nhất quyết định liệu khách hàng tiềm năng của bạn có tương tác hoặc cảm thấy cần thiết với nội dung của bạn hay không là tiêu đề của bạn.

Mục đích của tiêu đề là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, tạo ra sự quan tâm và tò mò, từ đó buộc họ phải tương tác với nội dung của bạn.

Bước 5: Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến dịch Content Marketing là: Nghiên cứu, tổ chức và viết nội dung.

Số lượng nghiên cứu bạn cần thực hiện phụ thuộc vào kiến ​​thức của bạn về chủ đề đó.

Advertisement

Nhưng ngay cả khi bạn biết rõ về chủ đề này, hãy thực hiện một số nghiên cứu bên ngoài để nâng cao kiến ​​thức của bạn về chủ đề với các sự kiện, số liệu và ý tưởng mới.

Khi bạn đã nghiên cứu và thu thập đủ nội dung của mình, hãy nghĩ về cách sắp xếp và trình bày nó. Bạn trình bày theo kiểu nào? Quy nạp hay diễn dịch chẳng hạn.

Bạn có cần phân đoạn, đánh dấu hay cấu trúc gì mới không?

Cuối cùng, hãy viết nội dung của bạn. Khi nội dung đã hoàn tất, hãy chỉnh sửa để làm cho nó trở nên chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn và tốt hơn, sau đó, bạn cũng có thể nhờ một chuyên gia chuyên nghiệp ‘review’ lại nó chẳng hạn.

Advertisement

Bước 6: Tạo Landing Page (Trang đích) của bạn.

Trang đích là một trang (webpage) độc lập với website chính của bạn, nơi khách hàng tiềm năng của bạn có thể ‘ghé thăm’ khi tương tác với nội dung của chiến dịch.

Trên một trang đích được thiết kế phù hợp và hiệu quả, chỉ có hai sự lựa chọn: Yêu cầu để nhận được một thứ gì đó từ bạn (khuyến mãi, nhận bản demo, nhận yêu cầu tư vấn…) hoặc là họ sẽ rời đi.

Do đó, tỷ lệ chuyển đổi (CR) – tức tỷ lệ khách truy cập điền và gửi biểu mẫu cho bạn – trên các trang đích thường cao hơn nhiều so với các trang chủ hoặc website chính khác.

Bước 7: ‘Kéo traffic’ tới Landing Page của bạn.

Làm thế nào để bạn có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập vào Trang của mình mà không tiêu hết số tiền hiện có của bạn chỉ trong một vài tuần?

Advertisement

Có một số cách hiệu quả về chi phí để có được lượt truy cập bạn có thể tham khảo:

Chạy quảng cáo Google (Google Ads), thông qua tiếp thị liên kết (Affiliate), Pop-up, email marketing, mua quảng cáo trực tuyến (Digital Ads) hoặc thực hiện tiếp thị lan truyền (viral marketing), quảng cáo trên mạng xã hội (Social Ads)…

Bước 8: Thực hiện các yêu cầu.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn truy cập Landing Page và gửi yêu cầu, bạn phải cung cấp thông tin mà khách hàng cần càng sớm càng tốt, trong vòng vài giây hoặc vài phút.

Những công cụ automation là điều bạn cần áp dụng tốt ở giai đoạn này.

Advertisement

Bước 9: Theo dõi.

Sau khi khách hàng tiềm năng cung cấp những thông tin như số điện thoại và địa chỉ email của họ để nhân viên tư vấn có thể liên hệ tư vấn. Bạn nên theo dõi mức độ quan tâm và đo lường chuyển đổi của các nhóm khách hàng đó.

Bạn có thể khai thác những thông tin khác của khách hàng (Personas) trong quá trình tư vấn để sung thêm hiểu biết của bạn về các phân khúc. Một CRM (hệ thống quản lý khách hàng) tốt có thể là công cụ hữu ích cho bạn ở giai đoạn này.

Bước 10: Bước cuối cùng để hoàn thiện một chiến dịch Content Marketing thành công là: Sắp xếp một cuộc hẹn (nếu có).

Những người làm marketing thường xuyên cần được nhắc nhở rằng mục tiêu cuối cùng của content marketing không phải là cung cấp thông tin mà là bán một thứ gì đó.

Vì vậy, cuối cùng, bạn phải thực hiện bước tiếp theo trong quy trình bán hàng, đó là đảm bảo một cuộc hẹn – trực tiếp hoặc qua điện thoại – với khách hàng tiềm năng để thực hiện một số hoạt động bán hàng cá nhân nhất định.

Advertisement

Nếu bạn đã thực hiện đúng các bước từ một đến chín, bạn đã có một số lợi thế bán hàng:

Đầu tiên, bằng cách cung cấp một yêu cầu điền thông tin, bạn sẽ có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn (Lead) và do đó bạn sẽ có nhiều cuộc hẹn bán hàng hơn.

Bạn càng có nhiều cuộc hẹn, bạn càng chốt được nhiều doanh số hơn.

Thứ hai, một landing page kể một câu chuyện tốt có thể giúp giáo dục khách hàng tiềm năng của bạn trước các cuộc hẹn bán hàng. Vì vậy, khi bạn trò chuyện ngay cả lần đầu tiên với họ, họ đã biết và có xu hướng mua sản phẩm của bạn.

Advertisement

Thứ ba, nội dung tốt có thể dự báo và giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất mà khách hàng có thể gặp phải.

Khi những thắc mắc hay phản đối đó đã được hỏi và trả lời trước các cuộc gọi bán hàng đầu tiên, cuộc trò chuyện (trực tiếp) sau đó có thể tập trung vào những mặt tích cực hơn, bởi vì những tiêu cực đã được xử lý và loại bỏ trước đó.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

 

Advertisement

Giang Nguyễn | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Chiến lược mới của Starbucks tại thị trường Trung Quốc

21 Tháng Mười Một, 2024
Trước đó, McDonald’s và Yum! cũng đã bán cổ phần cho các công ty tư nhân tại Trung Quốc để …

Đọc nhiều

McKinsey: Các xu hướng tiêu dùng chính tại Việt Nam năm 2024

28 Tháng Mười Hai, 2023
Từ sự gia tăng trải nghiệm đa kênh cho đến các hoạt động bền vững, là những bước phát triển quan …
Advertisement