Skip to main content

Ngành tài chính đang phản ánh điều gì về tương lai của AI

14 Tháng Tám, 2023

AI hay trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhận những công việc gì trong tương lai, trong khi mọi thứ vẫn còn nằm ở phía trước, sự phát triển của ngành tài chính đã tiết lộ một phần của điều này.

Ngành tài chính đang phản ánh điều gì về tương lai của AI
Ngành tài chính đang phản ánh điều gì về tương lai của AI

Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều người đã tự hỏi liệu AI sẽ phát triển đến đâu hay tương lai của AI sẽ trông như thế nào, liệu AI sẽ khiến cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn hay ngược lại.

Trong khi trong thế giới VUCA này, mọi thứ trong tương lai dường như là một ẩn số hay nói cách khác khó ai có thể biết chắc chắn về một điều gì đó trong lai, quan sát về sự phát triển của ngành tài chính lại tiết lộ nhiều thông tin và dự báo thú vị về điều này.

Trong hơn một thập kỷ qua, với sự thúc đẩy mạnh mẽ của AI, thế giới tài chính đã trải qua nhiều sự biến đối quan trọng, cùng với đó là từ sự phổ biến của công nghệ máy tính, đến sự phong phú của yếu tố dữ liệu.

Advertisement

Thế giới tài chính rõ ràng là một “phòng thí nghiệm” để khám phá những tác động tiềm năng của AI khi xử lý thông tin là chức năng trung tâm của thị trường tài chính (Financial Market).

Điều này cũng giải thích lý do tại sao, các tổ chức tài chính hay thậm chí là các sàn thương mại điện tử như Amazon cũng đang đầu tư rất mạnh vào công nghệ AI và dữ liệu để bảo vệ vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Những động lực cạnh tranh đang thay đổi trong lĩnh vực tài chính trong thập kỷ qua từ đó cung cấp khá nhiều manh mối về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai khi AI trở nên rẻ hơn và được ứng dụng rộng rãi hơn.

Dưới đây là một số quan sát chính.

Advertisement

Đầu tiên, rõ ràng là AI có thể phá vỡ (disrupt) động lực của ngành rất nhanh chóng. Hãy xem xét ngành quản lý tài sản. Trong 15 năm qua, có 2 sự gián đoạn đáng kể được bắt nguồn từ sự thống trị ngày càng tăng của yếu tố công nghệ và dữ liệu.

Trước hết, ngành công nghiệp quỹ tương hỗ (mutual fund) đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của các nhà quản lý quỹ thụ động (những người quản lý đầu tư dựa trên các chỉ số mà không cần phân tích) và sự suy giảm của các nhà quản lý quỹ chủ động (sử dụng nguồn lực là con người để phân tích đầu tư).

Sự thay đổi này diễn ra nhanh chóng đáng kể khi dữ liệu (data) và công nghệ (technology) làm cho hoạt động đầu tư thụ động trở nên cạnh tranh hơn và khiến các nhà quản lý quỹ chủ động khó đạt được lợi thế hơn về thông tin.

Chỉ trong 8 năm qua, tỷ lệ tài sản được quản lý bởi quỹ thụ động so với tài sản được quản lý bởi quỹ chủ động (Active Management) đã tăng từ 0,6 lên 1,2.

Advertisement

Công nghệ và dữ liệu đã giúp những nhà quản lý quỹ thụ động xây dựng các chiến lược dự báo một cách hiệu quả nhưng chỉ mất 1/10 chi phí so với các nhà quản lý quỹ chủ động.

Thứ hai, ngành công nghiệp quỹ phòng hộ (hedge fund) đã được chuyển đổi bởi sự thống trị ngày càng tăng của phương thức đầu tư định lượng so với các chiến lược mua-bán (Long-Short) truyền thống dựa trên những nguyên tắc cơ bản.

Khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và tạo ra các chiến lược tương đối ngắn hạn dường như đang đánh bại khả năng phân tích sâu hơn và chậm hơn vốn thường được sử dụng cho các quyết định đầu tư mua hoặc bán (long-short).

Những xu hướng tài chính này cho thấy rằng một tương lai do AI thống trị có thể tạo ra những người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Advertisement

Tiếp đó, việc quan sát kỹ thế giới tài chính cũng cho thấy rằng không phải mọi thứ đều thay đổi nhanh như mọi người dự đoán.

Trong khi thế giới giao dịch tài chính với tần suất cao đã thay đổi nhanh chóng, thế giới quản lý tài sản và cho vay với tần suất thấp hơn đã thay đổi ít hơn đáng kể.

Khả năng làm lu mờ các tổ hợp tư vấn tài chính khổng lồ (truyền thống) bởi các nhóm cố vấn tài chính chủ yếu dựa trên yếu tố công nghệ và thuật toán (robo-advisors) dường như đang bị đình trệ và có thể sẽ sớm đảo ngược. Có vẻ như phía khách hàng của các tổ chức tài chính vẫn ưu tiên con người hơn là giao phó cho máy móc.

Tương tự, hoạt động cho vay (Lending) đã không được AI biến đổi nhiều như dự đoán và những đơn vị cho vay được hỗ trợ bởi AI (AI-powered lenders) đã phải đối mặt với những vấn đề đáng kể. Lượng dữ liệu bổ sung ngày càng tăng có thể không hữu ích như chúng vẫn được kỳ vọng.

Advertisement

Sức mạnh của AI trong việc phá vỡ các động lực của ngành dường như có mối liên hệ chặt chẽ với bản chất của các vấn đề thông tin đang được giải quyết. Thị trường tài chính là một vấn đề thông tin đa chiều đòi hỏi lượng dữ liệu và sức mạnh tính toán khổng lồ.

Trong khi nhiều lĩnh vực hiện đã đến giai đoạn chín muồi cho sự đột phá của AI, một số ngành nghề khác ví dụ như dịch vụ và sản xuất lại chưa sẵn sàng hoặc không có mối quan hệ tương đối với AI.

Những gì đã diễn ra với ngành tài chính cho thấy rằng các dịch vụ hướng tới con người, nơi yếu tố dữ liệu không được phong phú và có thể thay đổi nhanh chóng vẫn còn nguyên vẹn trong thế giới của AI.

Rõ ràng, AI vẫn có thể có những tác động lớn đến việc cải thiện quá trình ra quyết định nhưng nó có nhiều khả năng chỉ mang tính hỗ trợ hơn là chuyển đổi (hoặc thay thế).

Advertisement

Thế giới tài chính cũng có thể giúp chúng ta hiểu liệu AI sẽ trở nên dân chủ hóa hay hợp nhất (được thống trị bởi một số ít các tổ chức hay doanh nghiệp lớn).

Ở đây, câu trả lời dường như khá rõ ràng.

Khi AI đóng vai trò then chốt (ví dụ trong thị trường tài chính), quy mô và tốc độ dường như là những yếu tố quyết định thành công.

Khi công nghệ và dữ liệu chiếm ưu thế, người chiến thắng sẽ tiếp tục chiến thắng, khi này,  khả năng đầu tư vào yếu tố công nghệ và dữ liệu chính là điểm khác biệt chính, điều này có nghĩa là việc gia nhập ngành của các tên tuổi mới sẽ trở nên khó khăn và nhiều rào cản hơn.

Advertisement

Đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế mà AI đang chuyển đổi, các tay chơi mới hoàn toàn có thể thách thức những tên tuổi lâu đời.

Khi dữ liệu và máy tính chiếm ưu thế, các ngành có thể phụ thuộc quá mức vào những dữ liệu cứng luôn thay đổi nhanh chóng (ví dụ: biến động giá cổ phiếu hay dữ liệu về chi tiêu theo thời gian thực của thẻ tín dụng).

Trong khi đó, các dữ liệu mềm hơn (ví dụ: triển vọng tương lai của các doanh nghiệp, chất lượng quản lý, hậu quả lâu dài của các chiến lược định giá) sẽ bị giảm bớt – ngay cả khi đó là điều thực sự quan trọng đối với thị trường.

Khả năng phân tích dữ liệu cứng theo những cách phi cấu trúc vốn không tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của con người (đặc điểm nổi bật của AI) hứa hẹn sẽ biến đổi thế giới theo nhiều cách, giống như thị trường tài chính đã từng.

Advertisement

Nhưng sự chuyển đổi đó có thể bị giới hạn ở những nơi vốn có nguồn dữ liệu phong phú và thay đổi nhanh chóng. Hơn nữa, những người chiến thắng sẽ là những doanh nghiệp lớn nhất có khả năng đầu tư vào sức mạnh tính toán và dữ liệu để tạo ra các chiến lược khác biệt.

Liên quan đến vấn đề này, những câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà quản lý và lãnh đạo phải đối mặt không hoàn toàn được quyết định bởi dữ liệu cứng.

Điều gì sẽ cho phép doanh nghiệp của tôi thành công trong 10 năm tới? Làm cách nào để đổi mới nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn?

Dữ liệu cứng sẽ có thể cung cấp thông tin cho những quyết định này thay vì là được sử dụng để ra quyết định. Ngược lại, những quyết định này đòi hỏi các hành động liên quan đến trí tưởng tượng và niềm tin.

Advertisement

Khi AI càng phát triển và khả năng sử dụng các dữ liệu cứng càng trở nên rẻ và dễ dàng hơn, các dữ liệu mềm lại càng trở nên quan trọng hơn.

AI chỉ đơn thuần là một công nghệ và phần thưởng lớn nhất dành cho các nhà quản lý và nhà đầu tư nằm ở những nỗ lực cơ bản này của con người.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin trực tuyến về Marketing và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

 

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement