Skip to main content

Một vài xu hướng Marketing rất đáng tham khảo trong 2022

10 Tháng Một, 2022

Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng hay các xu hướng Marketing sẽ phát triển mạnh trong năm mới 2022, dưới đây là những gì bạn có thể tham khảo.

Một vài xu hướng Marketing rất đáng tham khảo trong 2022

Trong quá khứ, marketing là việc đưa tên tuổi của bạn ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, vào những năm gần đây và 2022, nó sẽ là về việc tạo ra một thương hiệu hiệu quả, cách kể chuyện hấp dẫn và đo lường sự thành công của các câu chuyện đó.

Các chiến thuật marketing hiệu quả trong quá khứ xoay quanh việc sử dụng các nền tảng phù hợp để quảng bá, tạo quảng cáo nhắm mục tiêu đến các đối tượng hoặc nhân khẩu học cụ thể thông qua các từ khóa hay hashtags trên các nền tảng mạng xã hội với các chiến dịch nhắm mục tiêu lại (re-targeting).

Advertisement

Marketing vào năm 2022 sẽ đòi hỏi các chủ doanh nghiệp hay người làm marketing cần sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, đầu tư vào thương hiệu của họ, chăm chú lắng nghe nhiều hơn khi tương tác với khách hàng trực tuyến hay khi đối mặt với những thất bại trong quá trình cạnh tranh.

Chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi cả tư duy dài hạn lẫn các chiến thắng nhanh chóng trong ngắn hạn, đó là lý do tại sao cách kể chuyện (storytelling) hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự thành công của các thương hiệu.

Dưới đây là chi tiết một số xu hướng mà các marketer hay thương hiệu có thể tham khảo cho chiến lược marketing của mình trong 2022.

Video marketing sẽ trở nên quan trọng hơn đối với sự thành công của bất cứ kế hoạch marketing nào.

Video marketing hay tiếp thị qua video là là tương lai của marketing.

Advertisement

Theo số liệu từ Google, YouTube tiếp cận nhiều người từ 18-34 và 18-49 tuổi hơn bất kỳ mạng truyền hình cáp nào khác ở Mỹ.

Facebook thì báo cáo rằng các bài đăng video nhận được mức độ tương tác cao hơn đến 6 lần so với các bài đăng bằng hình ảnh (Image) hoặc liên kết (link) trong khi Twitter đã chứng kiến số lượt xem video tăng hơn 160% trên nền tảng.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các marketers?

Về cơ bản, nếu bạn không kết hợp video vào chiến lược của mình, bạn đang bỏ lỡ đi những cơ hội lớn để kết nối với đối tượng mục tiêu và xây dựng lòng tin với họ.

Advertisement

Video là chìa khóa để tạo ra những mối quan hệ sâu hơn với khách hàng vì nó có thể giúp truyền tải được tốt nhất giọng điệu của thương hiệu (brand voice), tạo dựng sự uy tín và lòng trung thành với khách hàng.

Tiếp thị nội dung hay content marketing vẫn sẽ là “vua”.

Khi chúng ta dần bước vào năm 2022, những người làm marketing nên mong đợi rằng sẽ có những sự phân mảnh và “ồn ào” đáng kể trên thị trường, điều này khiến việc để các thông điệp quảng cáo trở nên nổi bật và khác biệt hơn sẽ càng khó khăn hơn.

Content marketing là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược kỹ thuật số nào. Nội dung chính là vật liệu chính để kết nối với khách hàng, thu hút họ và xây dựng lòng tin của họ với thương hiệu.

Ngược lại với những nội dung tốt, những nội dung xấu hay không phù hợp có thể là thảm họa cho doanh nghiệp. Nó sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu và tình cảm của khách hàng đối với các thương hiệu hay sản phẩm đó.

Advertisement

Hãy thử hình dung xem khách hàng của bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu thương hiệu truyền tải những nội dung kém chất lượng hay không được đầu tư, họ có thể mất hoàn toàn niềm tin vào doanh nghiệp, thờ ơ với thương hiệu và hiển nhiên, tìm kiếm các sản phẩm thay thế là điều họ sẽ sớm hành động.

Để có thể trở nên thành công hơn trong 2022 và những năm tới, thuật kể chuyện có thể giúp xây dựng thương hiệu trở thành thứ mà người tiêu dùng muốn tương tác ở mọi cấp độ.

Các đội nhóm marketing sẽ tập trung nhiều hơn vào số liệu và phân tích dữ liệu.

Khi công nghệ ngày càng phát triển và dữ liệu dần trở thành ‘đơn vị tiền tệ’ của doanh nghiệp, việc phân tích các số liệu marketing sẽ ngày càng quan trọng hơn.

Trong những năm tới, các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn vào ROI của các hoạt động marketing, và do đó việc chứng minh được giá trị của marketing đối với sự phát triển về mặt khách hàng và doanh số là điều không thể tránh khỏi.

Advertisement

Nếu bạn muốn biết sâu hơn về insights của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, việc phân tích dữ liệu (data analytics) sẽ là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

Thông qua các con số cụ thể từ nhiều công cụ phân tích khác nhau, những người làm marketing cần đi sâu hơn vào việc phân tích các nhóm đối tượng mục tiêu của họ, họ là ai và thực sự điều gì đang khiến họ quan tâm đến một sản phẩm và quyết định mua hàng.

Nội dung trên các nền tảng mạng xã hội sẽ trở nên quan trọng hơn đối với marketing.

Kể từ lúc xuất hiện, các nền tảng mạng xã hội “lâu đời” như Facebook, Instagram hay thậm chí là với các nền tảng mới như TikTok, mọi thứ đang thay đổi nhanh chóng.

Từ thuật toán hoạt động, cách hiển thị nội dung trên nguồn cấp dữ liệu (news feed) đến cách mọi người tương tác với nội dung, mọi thứ đang trở nên “ngắn và nhanh” hơn.

Advertisement

Khi ngày càng nhiều thương hiệu tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ trên các nền tảng mạng xã hội, sự khác biệt lớn nhất nằm ở cách họ kể những câu chuyện với đối tượng mục tiêu.

Những câu chuyện ngắn, chân thực và được tạo ra bởi người dùng (UGC) được xem là cách tốt nhất để truyền tải thành công các thông điệp của thương hiệu.

Các hoạt động marketing sẽ nói ít hơn về sản phẩm và nhiều hơn về nhu cầu của khách hàng.

Tương lai của marketing sẽ tập trung vào nhu cầu của khách hàng hay lợi ích (hữu hình lẫn vô hình) của các sản phẩm đối với họ chứ không phải là về sản phẩm hay bán hàng.

Dữ liệu lớn (big data) và Internet có thể giúp bạn tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa nhiều hơn dựa trên những gì mà khách hàng đã tương tác với thương hiệu.

Advertisement

Thông qua những tương tác gần gũi hơn với khách hàng, thương hiệu có nhiều cách hơn để không chỉ hiểu sâu hơn về nhu cầu của họ mà còn giúp họ trở nên trung thành hơn với thương hiệu.

Để có thể khiến chiến lược marketing của mình trở nên hiệu quả hơn, thay vì bạn cố gắng bán hàng bằng mọi giá, hãy kết nối sâu hơn và tập trung nhiều hơn vào nhu cầu và mong muốn (thầm kín) của đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: thay vì tập trung vào các thông điệp khuyến khích mua sản phẩm, hãy tập trung nhiều hơn vào các tính năng hay lợi ích (về mặt tinh thần lẫn thể chất) mà khách hàng đang tìm kiếm.

Bộ phận marketing sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Hợp tác chặt chẽ hơn với nhóm phát triển nền tảng (web, app…) có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả phần thiết kế lẫn quảng cáo.

Advertisement

Các nhóm phát triển này thường quá tập trung vào việc thiết kế các giao diện theo quan điểm của riêng họ mà quên đi mức độ hiệu quả mà nó có thể mang lại thông qua các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Một mối quan hệ tốt giữa một bên là tập trung vào nghiên cứu và thiết kế UX và một bên tập trung vào chiến lược thông điệp – có thể giúp bạn tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhiều.

Trong khi đối với các công cụ tìm kiếm và quảng cáo, trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên xếp hạng hàng đầu, các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp các trải nghiệm một cách liền mạch và hiệu quả cho khách hàng.

Marketing sẽ liên quan nhiều hơn đến khía cạnh “giáo dục” (định hướng) và lãnh đạo thay vì chỉ là các nhà quảng cáo.

Nếu như trước đây, marketers đóng vai trò như những người tiếp thị và bán sản phẩm, giờ đây họ cần đóng nhiều vai trò khác quan trọng hơn.

Advertisement

Họ cần giáo dục, hướng dẫn và kết nối sâu hơn ở cấp độ con người với người tiêu dùng thay vì cố gắng thúc đẩy họ mua một thứ gì đó từ thương hiệu.

Khi các vai trò này tiếp tục phát triển, họ cũng cần thay đổi cách họ nhìn nhận về mọi thứ. Nó không còn chỉ là về việc quảng bá sản phẩm; bán sản phẩm và thu tiền về, nó sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều theo thời gian.

Những người làm marketing cần bắt đầu suy nghĩ như những nhà giáo dục học, tâm lý học, kết nối mà họ cần xây dựng với khách hàng không phải về chuyện mua-bán, nó nên là về giữa người cần giải pháp với người hỗ trợ cung cấp giải pháp tối ưu nhất.

Nó không chỉ là về việc cần bán một sản phẩm thông qua việc giảm giá hay khuyến mãi, khách hàng cần được cung cấp nhiều lý do hơn về việc tại sao họ phải mua sản phẩm, mà phải là sản phẩm do một thương hiệu nào đó cung cấp.

Advertisement

Để có thể trở nên thành công hơn, các thương hiệu hay marketers nên chủ động xây dựng và kể những câu chuyện giúp đối tượng mục tiêu của mình tự rút ra những đánh giá của riêng họ (có lợi cho thương hiệu) thay vì nói cho họ biết họ CẦN PHẢI làm gì.

Đừng bao giờ quyết định giùm khách hàng của mình!

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Giang Nguyễn

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật


Đọc nhiều

Ngành Bia Rượu: Doanh thu của Sabeco rớt thảm xuống mức thấp nhất 7 năm

16 Tháng Hai, 2024
ThaiBev từng chi khoảng 110.000 tỷ đồng (gần 5 tỷ USD) để sở hữu cổ phần chi phối tại Sabeco, tươ…
Advertisement