Skip to main content

Nổi bật hơn trên các nền tảng trực tuyến là cách để thương hiệu gia tăng lợi nhuận

30 Tháng Năm, 2023

Trong vô số các cách thức mà doanh nghiệp hay người làm marketing có thể thực hiện để gia tăng lợi nhuận, trở nên nổi bật hơn trên các nền tảng trực tuyến là phương thức không thể bỏ qua.

Nổi bật hơn trên các nền tảng trực tuyến là cách để thương hiệu gia tăng lợi nhuận
Nổi bật hơn trên các nền tảng trực tuyến là cách để thương hiệu gia tăng lợi nhuận

Theo số liệu mới đây của Google, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ (retail e-commerce) toàn cầu năm 2023 được dự báo là khoảng 10,4% với mức tăng 0,7 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2022.

Khi thương mại điện tử (eCommerce) toàn cầu được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển trong năm nay, việc trở nên nổi bật hơn trong một thị trường đông đúc để thúc đẩy chuyển đổi và bán hàng có lẽ là ưu tiên hàng đầu với hầu hết các nhà bán lẻ.

Với tư cách là một marketer, điều này đòi hỏi bạn phải thực sự có được những cái nhìn hay hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng (Insights), cùng với đó là các kế hoạch đáp ứng nhằm mục tiêu tương tác với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau.

Advertisement

Hãy luôn linh hoạt và tương tác với người tiêu dùng trên các kênh khác nhau (Multi-channel).

Với sức mạnh của công nghệ mà cụ thể hơn là của trí tuệ nhân tạo (AI), các nền tảng quảng cáo như Google có thể giúp thương hiệu tiếp cận những người mua sắm ngay cả khi họ đang trong quá trình nghiên cứu về sản phẩm, đồng thời cũng nhận thức được nhu cầu đang thay đổi nhanh chóng của họ.

Dưới đây là một số chiến thuật mà thương hiệu có thể áp dụng.

Sử dụng kiểu chiến dịch tối đa hóa hiệu suất.

Các chiến dịch Tìm kiếm (Search) và Tối đa hoá hiệu suất (Performace Max) khi được kết hợp với nhau chúng được xem là “bộ đôi quyền lực thúc đẩy hiệu suất quảng cáo” giúp nhà quảng cáo tiếp cận và tìm kiếm được nhiều khách hàng có giá trị hơn, với số lượt chuyển đổi cao hơn, trong khi chi phí trên mỗi hành động (CPA) dường như rất ít biến động.

Với chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất (Performance max campaign), nhà quảng cáo có thể khai thác tất cả các khoảng không quảng cáo (Ad Inventory) của Google như Tìm kiếm (Search), YouTube, Hiển thị (GDN), Khám phá (Discover), Gmail và cả Google Maps, tất cả đều có trong một chiến dịch duy nhất (thay vì phải thiết lập nhiều chiến dịch riêng lẻ như trước đây).

Advertisement

Nếu thương hiệu sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, WooCommerce hay PrestaShop, bạn có thể dễ dàng đồng bộ hóa sản phẩm và khởi chạy Performance Max ngay từ các nền tảng đó.

Thúc đẩy các mối quan hệ sâu sắc với khách hàng thông qua ứng dụng (App).

Bằng cách cung cấp các tính năng như tự thanh toán hay các chương trình khách hàng thân thiết, các ứng dụng (app) được chứng minh là giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu (Brand Loyalty) tốt hơn khi các trải nghiệm mua sắm trở nên liền mạch hơn.

Trên thực tế, theo số liệu từ Google, 87% nhà bán lẻ đồng ý rằng người dùng ứng dụng của họ trung thành hơn và có giá trị trọn đời cao hơn (CLV) so với những người không sử dụng.

Dưới đây là một số chiến thuật mà thương hiệu có thể ứng dụng.

Advertisement

Kết nối web với ứng dụng.

Đối với những khách hàng đã sử dụng ứng dụng của thương hiệu, Web to App Connect giúp tạo ra một trải nghiệm liền mạch từ web đến ứng dụng (app) bằng cách hướng người dùng đến đúng nội dung trong ứng dụng để nhanh chóng hoàn tất giao dịch mua hàng.

Tính năng này giúp người làm digital marketing thiết lập các đo lường chuyển đổi trong ứng dụng và đặt giá thầu quảng cáo một cách hiệu quả nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.

Tính trung bình, Kết nối trực tiếp từ web đến app mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn gấp 2 lần so với việc truy cập web trên thiết bị di động (mobile web).

Tính năng này hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2023, nhà quảng cáo có thể đăng ký trải nghiệm thử tại đây.

Advertisement

Người làm Marketing cần khác biệt hoá doanh nghiệp để xây dựng lòng tin và giá trị.

Trong một thị trường đông đúc như hiện nay, khi doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các nền tảng quảng cáo hơn bao giờ hết, sự khác biệt về thương hiệu (USP) lại trở nên cấp thiết và có giá trị hơn.

Các thương hiệu có khả năng củng cố những giá trị sản phẩm có nhiều ý nghĩa sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mới và khách hàng hiện tại hơn.

Cụ thể, những người mua sắm theo khảo sát của Google cho biết chất lượng của một mặt hàng chiếm 46% và ưu đãi/khuyến mãi chiếm 45% ưu tiên mua sắm của họ.

Dưới đây là một số chiến thuật để xây dựng sự khác biệt.

Advertisement

Sự khác biệt của doanh nghiệp (người bán).

Hãy cho khách hàng thấy bạn có thể vận chuyển nhanh chóng hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn (hoặc thậm chí là miễn phí), cũng như các chương trình hoàn tiền (nếu có).

Nếu có bất cứ sự khác biệt nào về khu vực bán hàng, hãy thêm mức giá theo từng khu vực và tình trạng còn hàng để khách hàng dễ dàng theo dõi.

Tận dụng các insights từ Merchant Center.

Với tính năng báo cáo cạnh tranh, thương hiệu nên tìm hiểu kỹ xu hướng thị trường và bối cảnh cạnh tranh trong ngành.

Advertisement

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng API báo cáo (Reporting API) để thu thập và phân tích dữ liệu từ các báo cáo này cũng như các báo cáo khác của Merchant Center.

Các công cụ báo cáo khác.

Trang Thông tin chi tiết (Insights Page) giúp thương hiệu xác định xu hướng trong thị trường và thấu hiểu hiệu suất hiện tại. Phần này được tích hợp với các đề xuấtđiểm tối ưu hóa để cải thiện các chiến dịch quảng cáo.

Bằng cách đánh giá kỹ các thông tin này, nhà quảng cáo có nhiều cơ hội hơn để tối ưu hoá hiệu suất tổng thể, từ quảng cáo đến chuyển đổi bán hàng.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Advertisement

Nam Nguyen | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement