Skip to main content

POSM là gì? Các loại POSM trong Marketing và Quảng cáo

22 Tháng Mười, 2022

Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu tất cả các thông tin về thuật ngữ POSM (point of sales merchandise): POSM là gì, POS và POP là gì trong POSMkhái niệm POSM trong ngành hàng bán lẻ (Retail) nói chung và ngành marketing nói riêng, các loại POSM phổ biến nhất hiện nay, Vai trò của POSM với thương hiệu.

posm là gì
POSM là gì? Các loại POSM phổ biến trong Marketing và Quảng cáo

Thường nằm trong bức tranh lớn hơn là Trade Marketing, POSM là khái niệm đề cập đến tất cả các yếu tố liên quan đến việc hiển thị hình ảnh của thương hiệu tại điểm bán với mục tiêu là xây dựng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

MarketingTrips sẽ phân tích chi tiết về chủ đề POSM trong bài viết này. Các nội dung sẽ được đề cập trong bài bao gồm:

  • POSM là gì?
  • POS và POP là gì trong POSM.
  • Vai trò của POSM với thương hiệu.
  • Các loại POSM phổ biến nhất hiện nay là gì?
  • POSM và Trade Marketing.
  • FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến POSM.

Bên dưới là nội dung chi tiết.

Advertisement

POSM là gì?

POSM là từ viết tắt của Point of Sales Materials hoặc Point of Sales Merchandising hoặc Point of Sales Marketing, khái niệm đề cập đến tất cả các hoạt động trưng bày và hiển thị các vật dụng hay hình ảnh liên quan đến thương hiệu tại các điểm bán lẻ chẳng hạn như siêu thị, chợ truyền thống, hoặc tại các sự kiện mà thương hiệu tham dự.

Các hoạt động POSM thường gắn liền với các sự kiện bán hàng, quảng cáo hay khuyến mãi được tổ chức tại điểm bán (point of sale) với mục tiêu là thu hút sự chú ý của người mua để từ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.

POS và POP là gì trong POSM.

Nằm trong khái niệm POSM, POS và POP là 2 góc nhìn về cách làm hay triển khai POSM theo từ phía khách hàng (người mua) và người bán hàng.

POS là từ viết tắt của Point of Sale, tức làm POSM dựa trên góc nhìn của người bán, những người sẽ bán các sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Advertisement

POP là từ viết tắt của Point of Purchase, tức làm POSM từ góc nhìn của người mua, hướng tới các hoạt động mua hàng của khách hàng.

Vai trò của POSM với thương hiệu.

Đối với các doanh nghiệp ngành bán lẻ nói chung và ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG nói riêng, POSM đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng và khả năng cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Dưới đây là những gì mà hoạt động POSM có thể mang lại cho thương hiệu.

POSM giúp xây dựng nhận diện thương hiệu.

Trong một ngành vốn dĩ rất cạnh tranh, khi người tiêu dùng có vô số các lựa chọn mua hàng khác nhau, việc các doanh nghiệp bán lẻ gây ấn tượng được với người tiêu dùng lẫn nhà phân phối tại các điểm bán (chẳng hạn như siêu thị) là một thách thức vô cùng lớn.

Advertisement

Để có thể giải quyết vấn đề này, việc in đậm dấu ấn hay mức độ nhận biết của thương hiệu đến họ là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Thông qua các hình ảnh hay vật dụng có thương hiệu và cũng gắn liền với sản phẩm (POSM), doanh nghiệp có thể truyền tải các hình ảnh lẫn thông điệp của thương hiệu đến khách hàng hay những người mua hàng.

POSM giúp truyền tải hiệu quả các chương trình quảng cáo hay khuyến mãi của thương hiệu.

Như đã đề cập trong các phần đầu của bài viết, đối với các doanh nghiệp bán lẻ (Retail) hay FMCG, doanh số bán hàng chủ yếu hoặc toàn bộ đến từ các cửa hàng hay điểm bán lẻ, do đó dù cho các chương trình quảng cáo có được chạy phủ trên các nền tảng trực tuyến hay mạng xã hội thì cũng rất có thể nó không đến được hoặc không ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng tại điểm bán.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành chạy đồng thời các chương trình trưng bày tại điểm bán, thúc đẩy mạnh hơn các thông điệp hay sự kiện khuyến mãi của thương hiệu đến người mua và hơn thế nữa.

Advertisement

POSM giúp xây dựng mối quan hệ với các đối tác trung gian (ví dụ nhà phân phối) và giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Một vai trò tiếp theo của các POSM là xây dựng mối quan hệ với các đối tác trung gian có trong chuỗi cung ứng, những đơn vị sẽ bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Bạn cứ thử hình dung thế này, bạn là một nghiệp bán lẻ dược phẩm và bạn bán hàng thông qua hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc, điều gì sẻ xảy ra nếu hình ảnh của bạn mờ nhạt tại các điểm bán này, liệu các điểm bán có “mặn mà” bán hàng cho doanh nghiệp của bạn không hay thậm chí là có còn nhớ đến tên sản phẩm của bạn trong vô số các sản phẩm tương tụ trên kệ không? Đây chính là lúc POSM thể hiện giá trị của nó.

Ngoài ra, khi mà bên cạnh sản phẩm của bạn tràn ngập các sản phẩm của đối thủ, các hoạt động POSM cũng đóng vai trò giúp khách hàng nhìn nhận và phân biệt sản phẩm của bạn với các đối thủ còn lại.

POSM giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Cuối cùng và cũng là mục tiêu chính của các POSM đó là giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Advertisement

Khi cả nhà phân phối lẫn khách hàng đều có cơ hội để nhớ và ấn tượng với thương hiệu (về lâu dài), nếu được kết hợp với các chương trình khuyến mãi, POSM có thể thúc đẩy hiệu quả doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Các loại POSM phổ biến nhất hiện nay trong Marketing và ngành bán lẻ.

Cũng tương tự các hoạt động khác như Performance Marketing hay Trade Marketing, tuỳ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn các hình thức hay loại POSM khác nhau.

Dưới đây là các loại POSM được sử dụng phổ biến trên thế giới.

1. Poster

poster posm
Poster POSM.

Vật dụng POSM có thể được kể đến đầu tiên đó là Poster.

Advertisement

Poster hay còn được gọi là Áp phích là những hình ảnh được thiết kế nhỏ gọn đơn giản có thể treo và dán tại nhiều vị trí khác nhau tại điểm bán.

Tuỳ vào từng nhu cầu cụ thể mà thương hiệu có thể lựa chọn các kiểu dáng hay kích thước Poster khác nhau, Hình chữ nhật đứng thường được sử dụng làm Poster.

2. Leaflet

Leaflet POSM.
Leaflet POSM.

Leaflet chính là các tờ rơi hay tờ bướm nhỏ.

Leaflet thường được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và có thể cầm tay được. Các nội dung xuất hiện trong Leaflet có thể là về sản phẩm, về doanh nghiệp, về các chương trình khuyến mãi và hơn thế nữa.

Advertisement

3. Standee

Loại POSM tương đối phổ biến tiếp theo là Standee.

Như bạn có thể thấy ở trên, Standee là những chân đứng được thiết kế theo chiều dọc. Kích thước tiêu chuẩn của các Standee thường là ngang khoảng 60 cm và cao khoảng 160 cm.

Nội dung trên Standee có thể là về sản phẩm, về cá chương trình khuyến mãi hay gắn liền với các sự kiện ra mắt sản phẩm mới nào đó.

Advertisement

4. Sticker

Sticker là những miếng dán nhỏ (gần như là nhỏ nhất trong tất cả các loại POSM), Sticker được sử dụng để dán lên sản phẩm hoặc tặng khách hàng để họ có thể dán lên bất cứ nơi nào họ muốn.

Các Sticker thường gắn liền với hình ảnh và màu sắc của thương hiệu và có kiểu dáng mà những đối tượng mục tiêu yêu thích. Ví dụ các Sticker về Hoa có thể hợp với những bạn nữ hay Sticker về động vật có thể hợp với những ai yêu động vật.

5. Booth

Booth POSM.
Booth POSM.

So với các loại POSM nói trên thì Booth hay các kệ lớn là có kích thước lớn nhất và được đầu tư công phu nhất.

Các Booth thường xuất hiện tại các siêu thị, chợ, các gian hàng thương mại hay tại các cửa hàng bán lẻ có diện tích rộng.

Advertisement

6. Devider

Devider POSM
Devider POSM

Đúng như với tên gọi của nó, Divider là những POSM được thiết kế để ngăn chia các gian hàng hay phần trưng bày sản phẩm tại các điểm bán lẻ.

Như bạn có thể thấy, Divider được thiết kế nhỏ gọn và thường chứa các nội dung liên quan đến sản phẩm, các thành phần nổi bật của sản phẩm hay các USP của thương hiệu.

7. Gondola End

Gondola End POSM là gì
Gondola End POSM

Gondola End là những POSM được thiết kế ngay phần đầu góc của các gian hàng trong các siêu thị, nơi các sản phẩm hay hình ảnh của thương hiệu có thể được hiển thị một cách rõ nét nhất và có khả năng thu hút nhiều sự chú ý nhất.

8. Wobbler

wobbler posm là gì

Advertisement

Wobbler đơn giản là những POSM được thiết kế theo dạng các móc khoá có thể móc, đứng hoặc dán vào một nơi nào đó. Nội dung trên Wobbler thường là thông tin về sản phẩm hoặc các chương trình khuyến mãi.

9. Tester

POSM theo kiểu Tester chính là các sản phẩm dùng thử, sẽ được phát trực tiếp cho người dùng tại các điểm bán. Tester có thể là một phần của sản phẩm và được sử dụng tại chỗ hoặc cũng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh và người dùng cũng có thể mang về.

10. Check out Counter (CoC).

Check out Counter (CoC) POSM.
Check out Counter (CoC) POSM.

Check out Counter là hình thức POSM khi các sản phẩm được trưng bày ngay tại quầy thanh toán (Checker).

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau trong ngành bán lẻ, phần lớn người tiêu dùng thường bị cuốn hút bởi những sản phẩm dọc lối đi và ngay nơi họ thanh toán, do đó hiển thị các sản phẩm trong phạm vi này cũng là một cách thông minh để tiếp cận khách hàng.

Advertisement

11. Dangler

Dangler posm là gì
Dangler POSM.

Dangler chính các hình ảnh hay vật dụng POSM được treo lơ lửng trên hoặc dọc các lối đi tại các điểm bán lẻ.

Kể từ khi các nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng thường chú ý bởi các tầm nhìn này, Dangler hay Check out Counter ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

POSM và Trade Marketing.

Trong khi POSM có thể được thực hiện độc lập hoặc cũng có thể được thực hiện bởi một bên thứ 3 (Agency), trong một doanh nghiệp cụ thể, POSM thường là công việc của Trade Marketing Team.

Cùng với bộ phận khác như Brand Team và Digital Team, một sự kiện nào đó của sản phẩm sẽ được tổ chức một cách hiệu quả hơn và có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng lớn hơn.

Advertisement

FAQs – Những câu hỏi thường gặp liên quan đến POSM.

  • Thiết kế POSM là gì?

Là hoạt động nghiên cứu, phân tích, sáng tạo và thiết kế (Design) ra các vật dụng POSM phục vụ cho thương hiệu.

  • POSM có phải là quảng cáo không?

Có, POSM cũng có thể được xem là một hình thức quảng cáo tại các điểm bán.

  • Nhân viên POSM là gì?

Cũng tương tự như nhân viên Marketing hay nhân viên Quảng cáo, nhân viên POSM là những người làm các việc liên quan đến POSM, tức hoạt động trưng bày các vật dụng hỗ trợ bán hàng tại các điểm bán.

  • POSM Event là gì?

Là các sự kiện POSM. Các sự kiện này thường gắn liền với các sự kiện bán hàng hoặc marketing khác của thương hiệu, và thường do Team Trade Marketing thực hiện.

Advertisement

Kết luận.

Nếu bạn là Trade Marketer hay người làm Trade Marketing, việc nắm bắt các xu hướng trưng bày sản phẩm tại điểm bán gần như là yêu cầu bắt buộc khi đó là phương thức có tác động trực tiếp đến cách khách hàng nhìn nhận về sản phẩm và quyết định mua hàng.

Khi có thể hiểu tường tận khái niệm POSM là gì cũng như các loại POSM phổ biến nhất, bạn có thể chủ động lựa chọn và tối ưu việc trưng bày sản phẩm của thương hiệu sao cho hiệu quả nhất.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Hà Anh  | MarketingTrips   

Advertisement

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement