Skip to main content

Top các xu hướng thương mại điện tử năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh

21 Tháng Mười Hai, 2023

Nếu thương mại điện tử là một phần quan trọng trọng chiến lược phát triển doanh nghiệp của bạn, hãy xem ngay top các xu hướng thương mại điện tử được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 trong bài viết này.

xu hướng thương mại điện tử 2024
Top các xu hướng thương mại điện tử năm 2024 được dự báo là sẽ phát triển mạnh

Sự bùng nổ của công nghệ và nhu cầu mua sắm online ngày càng cao của người tiêu dùng đã khiến kinh doanh thương mại điện tử (eCommerce) liên tục tăng trưởng doanh thu và biển đổi không ngừng, đặc biệt là khi giờ đây còn có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo).

Vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục tìm hiểu và cập nhật các xu hướng thương mại điện tử, để bắt kịp làn sóng của ngành này. Đây là một trong những yếu tố chủ chốt để doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh và duy trì sự phát triển lâu bền. Khám phá và nắm bắt ngay 8 xu hướng thương mại điện tử năm 2024 dưới đây.

Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ thực tế tăng cường (AR) là xu hướng thương mại điện tử đầu tiên của năm 2024.

AR là gì?

Thực tế tăng cường (AR) là công nghệ cho phép mọi người nhìn thấy những thứ kỹ thuật số trong thế giới thực. Hình ảnh kỹ thuật số được đặt trên nguồn cấp dữ liệu máy ảnh để tạo ảo giác như nhìn thấy một sản phẩm trực tuyến ngoài đời thực.

Advertisement

Theo Statista, 16% người mua sắm ở Mỹ cho rằng AR rất quan trọng khi mua đồ. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khi công nghệ được cải thiện và AR trở nên gần gũi và dễ sử dụng hơn. Một số ứng dụng của AR trong ngành thương mại điện tử như:

Thử đồ ảo và xem sản phẩm trước khi mua: Công nghệ AR có thể được tích hợp để tạo ra trải nghiệm thử sản phẩm, ví dụ như thử quần áo, make up, trang trí nhà sửa… Điều này giúp người tiêu dùng xem trước cách sản phẩm sẽ trông như thế nào khi họ sử dụng hoặc đặt trong không gian của họ.

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: AR có thể hỗ trợ việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm thông qua hình ảnh, video và thông tin tương tác, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm thông minh và thuận tiện hơn.

Tương tác tăng cường trong trải nghiệm mua sắm: Các ứng dụng AR có thể giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm khi người tiêu dùng di chuyển chúng thông qua màn hình.

Advertisement

Ví dụ: IKEA là một thương hiệu bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Thương hiệu đã cho ra mắt IKEA Place – một ứng dụng mà khách hàng có thể sử dụng AR để xem xét liệu sản phẩm có phù hợp với nội thất hiện có trong nhà của họ hay không.

Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh.

Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh được dự đoán là một xu hướng hương mại điện tử năm 2024 quan trọng:

Tìm kiếm bằng hình ảnh

Công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh có thể đặc biệt hữu ích cho người dùng muốn tìm kiếm sản phẩm dựa trên hình ảnh. Người dùng có thể chụp hoặc tải lên một bức ảnh của một sản phẩm mà họ quan tâm, sau đó hệ thống sẽ tìm kiếm và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm đó.

Tìm kiếm bằng hình ảnh được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 17,5% (Adroitmarketresearch), dự đoán giá trị thị trường sẽ đạt hơn 32 triệu USD vào năm 2028.

Advertisement

Theo VWO, 62% thế hệ Millennials và Gen Z muốn sử dụng tìm kiếm bằng hình ảnh nhưng chỉ có khoảng 8% thương hiệu cung cấp chức năng này. Một số doanh nghiệp thương mại điện tử đã triển khai thành công chức năng tìm kiếm hình ảnh trên nền tảng trực tuyến của họ.

Ví dụ: Taobao, Shopee có chức năng tìm kiếm hình ảnh và tìm ra các sản phẩm tương tự trong ảnh.

Tìm kiếm bằng giọng nói.

Với sự gia tăng của trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Amazon Alexa, việc tìm kiếm sản phẩm và thực hiện giao dịch bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn. Các doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử có thể tích hợp công nghệ này để cải thiện trải nghiệm mua sắm và tìm kiếm của người dùng.

Theo HubSpot, khoảng 40% người dùng Internet ở Mỹ sử dụng trợ lý giọng nói hàng tháng. Công nghệ tìm kiếm bằng giọng nói có thể ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các ứng dụng thương mại điện tử. Người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, hoặc thậm chí hoàn tất giao dịch chỉ bằng cách sử dụng giọng nói, giúp tăng cường tiện ích và tiết kiệm thời gian.

Advertisement

Ví dụ: Walmart đã triển khai và giúp người tiêu dùng có thể đặt hàng bất kỳ mặt hàng nào của họ bằng giọng nói trên Google Express.

Giao hàng trong ngày.

Giao hàng trong ngày là xu hướng thương mại điện tử 2024 mà người tiêu dùng mong đợi từ các thương hiệu. Theo Invespcro, gần một nửa số người mua hàng nói rằng việc giao hàng trong ngày khiến họ có nhiều khả năng mua sắm trực tuyến hơn. Ngoài ra, theo Statista, thị trường giao hàng trong ngày được dự đoán trị giá 14,9 tỷ USD vào năm 2024.

Ông Michael Nemeroff, CEO và đồng sáng lập của Rush Order Tees chia sẻ rằng: “Các công ty thương mại điện tử phải tạo ra hệ thống giao hàng trong ngày để giữ chân khách hàng và giữ vững sự thành công. Nếu không, họ sẽ có nguy cơ mất khách hàng vào tay những đối thủ cạnh tranh có tư duy và hệ thống tiến bộ hơn.”

Ví dụ: Ứng dụng mua sắm Need for It Tonight đã hợp tác với dịch vụ chuyển phát nhanh Gophr để cung cấp tùy chọn giao hàng trong 90 phút cho hàng hóa thời trang. Khi phong trào này đạt được đà phát triển, sẽ có nhiều công ty đầu tư vào dịch vụ hậu cần để có thể giao hàng nhanh chóng và hiệu quả

Advertisement

Cá nhân hóa cũng sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024.

Cá nhân hóa (Personalization) sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử vào năm 2024. Đối với nhiều người tiêu dùng, trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa mang lại sự tiện lợi và tận hưởng. Các trang web thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa có doanh thu tăng 25%. Vì vậy, 67% các doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào cá nhân hóa trong tương lai (Statista).

Dưới đây là một số xu hướng liên quan đến cá nhân hóa trong thương mại điện tử vào năm 2024:

  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Các trang web và ứng dụng thương mại điện tử sẽ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng như: hiển thị sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm và hành vi trực tuyến của từng người dùng.
  • Cá nhân hóa thông tin quảng cáo: Sử dụng dữ liệu người dùng để tối ưu hóa quảng cáo trực tuyến phản ánh sở thích và nhu cầu cụ thể của từng cá nhân.

Thanh toán online.

Thanh toán di động đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu trên các sàn thương mại điện tử toàn thế giới khi số lượng người dùng di động ngày càng tăng. Dưới đây là một số xu hướng trong lĩnh vực thanh toán online:

  • Thanh toán bằng ví điện tử và ứng dụng thanh toán: Năm 2021, ví kỹ thuật số hoặc ví di động chiếm 49% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu và dự kiến ​​sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 53% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025 (Oberlo).
  • Phát triển của thanh toán bằng mã QR: Thanh toán qua mã QR đang trở nên ngày càng phổ, cả trong cửa hàng và trực tuyến.
  • Thanh toán trả góp qua thẻ: Phương thức thanh toán này dự kiến ​​​​sẽ chiếm 680 tỷ USD về khối lượng giao dịch vào năm 2025 và sẽ tiếp tục tăng. Khoản thanh toán ban đầu thấp hơn tạo điều kiện để khách hàng có thể ra quyết định mua hàng ngay. Điều này làm tăng doanh số bán lẻ và giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng xuống 35%.

Shoppertainment tiếp tục là xu hướng thương mại điện tử trong năm 2024 nhờ vào sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội.

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment hình thức mua sắm kết hợp với yếu tố giải trí để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo hơn. Mua sắm giải trí dễ dẫn đến các quyết định mua hàng mang tính cảm xúc và bốc đồng. .

Theo báo cáo của TikTok, Shoppertainment đã đem lại những hiệu ứng như:

Advertisement
  • Ở Đông Nam Á, 82% người tiêu dùng mua hàng từ các công ty mà họ ít khi sử dụng.
  • 55% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
  • Sau khi xem video trên mạng xã hội TikTok, 89% người tiêu dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch.
  • Một nửa số người dùng TikTok thú nhận đã tìm thấy thương hiệu hoặc sản phẩm mới khi sử dụng ứng dụng.

Các xu hướng thương mại điện tử 2024 liên quan đến Shoppertainment như:

Livestream shopping: Các nhãn hiệu và nhà bán lẻ sử dụng video trực tiếp để giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến. Người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với người bán và đặt câu hỏi trực tiếp trong khi đang xem video.

Thương mại xã hội: Khả năng những người mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội để nâng cao tâm trạng hoặc tinh thần cao gấp 1,3 lần so với những người mua sắm trực tuyến trên thị trường. 28% người mua hàng trong cuộc khảo sát này cũng cho biết giải trí là lý do hàng đầu để mua sản phẩm trực tiếp qua mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự tương tác của người dùng trên mạng xã hội để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và thú vị.

Sự kết hợp của trò chơi và mua sắm: Các ứng dụng và trang web thương mại điện tử có thể tích hợp các yếu tố trò chơi để tạo ra trải nghiệm mua sắm gamified. Việc này có thể bao gồm việc thu thập điểm thưởng, thử thách, và các hoạt động giải trí khác để kích thích sự tương tác của người tiêu dùng. Ví dụ, Shopee cũng đã kết hợp game trực tuyến tích điểm thưởng để khách hàng truy cập ứng dụng và chi tiêu mua sắm nhiều hơn.

Advertisement

Mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài

Việc mua hàng từ nhà bán hàng nước ngoài đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong thời đại trang thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

Bạn có thể thấy các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada, TikTok Shop đều đã có các gian hàng nước ngoài và các gian hàng này đều có doanh thu cực khủng. Đây là một số thống kê cụ thể về xu hướng này:

  • Số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua hàng qua các website nước ngoài đã tăng từ 36% (2020) lên 43% (2021).
  • Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa trực tiếp từ các website nước ngoài cũng tăng mạnh từ 49% (2020) lên 56% (2021).
  • Tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng của người bán nước ngoài trên sàn thương mại điện tử Việt Nam cũng tăng từ 41% (2020) lên tới 57% (2021).

D2C (mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất) cũng được dự báo là xu hướng phát triển thương mại điện tử của năm 2024.

Mô hình D2C là gì?

D2C (Direct to Consumer) là một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, mà không thông qua các kênh trung gian truyền thống như các nhà bán lẻ (Retail) truyền thống, đại lý hoặc nhà phân phối.

Xu hướng D2C đang phát triển nhanh chóng, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, doanh số D2C dự kiến đạt 213 tỷ USD vào năm 2023, trong khi doanh số năm 2021 chỉ là 128 tỷ USD. Thị trường DTC toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng vượt 450 tỷ USD vào năm 2025.

Lý do mô hình D2C phát triển mạnh mẽ là vì người mua tìm kiếm ngày càng nhiều sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, họ bị thu hút bởi sự tiện lợi, chi phí hợp lý và trải nghiệm cá nhân hóa mà các doanh nghiệp D2C mang lại.

Advertisement

Một cuộc khảo sát ở Nga cho thấy một nửa số người tiêu dùng được hỏi cho biết mua hàng từ các doanh nghiệp D2C rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác. Ở Trung Quốc, cứ 10 người mua hàng trực tuyến thì có 4 người thích mua hàng từ các cửa hàng trực tuyến D2C.

Ví dụ: Nike đã triển khai các kênh D2C như Nike Direct để tương tác với người tiêu dùng cuối nhằm mang lại trải nghiệm nhất quán và đến cuối năm tài chính 2020, doanh số D2C đã chiếm 35% (12,4 tỷ USD) doanh thu toàn cầu của họ.

Nắm bắt các xu hướng thương mại điện tử 2024 giúp doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng này để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.

Tuy nhiên những xu hướng này không chỉ là cơ hội, mà còn là một thách thức để doanh nghiệp thích ứng với sự biến động nhanh chóng của thị trường và nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng. Doanh nghiệp thương mại điện tử cần không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để nắm bắt cơ hội, duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer của MarketingTrips (Trang tin tức trực tuyến về Marketing, Digital Marketing, Thương hiệu, Quảng cáo và Kinh doanh) để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: We’re Marketer

Theo Subiz

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement