Skip to main content

4 lý do khiến người hướng nội thường rất giỏi giang và thành công hơn người

12 Tháng Năm, 2020

Nhà soạn kịch người Na Uy, Henrik Johan Ibsen từng nói: “Người kiên cường nhất trên thế gian này, chính là người có thể một mình chịu đựng được tất cả”, người hướng nội chính là người như vậy.

Người hướng nội hay Introvert là ai? Tâm lý học chỉ ra đó là những người có lời nói, suy nghĩ và cảm xúc có xu hướng hướng vào bên trong.

Có phải bạn cũng có cảm giác như này? Khi nhìn thấy đông người, bạn sẽ cố tình đi ra chỗ khác, nhiều khi gặp người quen nhưng lại không thể mở lời chào, và cũng chẳng mong gặp phải họ.

Advertisement

Bản thân phải chịu ấm ức, tủi thân nhưng cũng không muốn nói với ai, một mình âm thầm chịu đựng, rồi tự an ủi, khích lệ bản thân, tin rằng ngày mai trời sẽ lại sáng, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.

Trong một buổi liên hoan hay tụ tập, luôn một mình ngồi đó nhìn người khác, hoặc cắm đầu vào điện thoại, không muốn nói chuyện với ai, đi tham gia liên hoan, cũng chỉ là cho có mặt, không mong chờ kết quả gì.

Khi bạn không thích nhóm đông người, ồn ào, vồn vã, không thích nói chuyện, khả năng chịu đựng cao, vậy thì bạn chính là một người hướng nội.

Rất nhiều người cho rằng, có tính cách hướng nội sẽ chẳng nên được việc gì, không biết giúp đỡ người khác, cũng không biết “mượn lực” để mà lật thân. Thực tế không phải vậy, người có tính cách hướng nội, thường có những biểu hiện dưới đây, và chúng cho thấy họ ngược lại còn lợi hại và giỏi giang hơn rất nhiều người.

Advertisement

1. Người hướng nội, họ sớm đã “khai trừ” những mối quan hệ xã giao vô bổ.

“Bạn bè nhiều, đường dễ đi”, rất nhiều người đều tin tưởng vào câu nói này, họ cố gắng quen biết rộng, gặp phải chuyện gì đó sẽ ngay lập tức “báo cáo” với bạn bè, nhờ bạn bè giúp đỡ.

Dù là ở nơi đâu, chỉ cần quen biết nhiều, bạn sẽ chẳng bao giờ lo chết đói, một số người thậm chí coi việc dựa dẫm vào người khác như một thói quen, không có người khác giúp đỡ sẽ bơ vơ, không biết phải làm sao.

Nhưng, những người có tính cách hướng nội, lại đi ngược lại con đường này, họ không thích dành thời gian đi giao lưu với người khác, thậm chí dù đã quen biết thì sớm muộn gì cũng sẽ “nhạt” đi, phương thức liên lạc sớm đã không còn tìm thấy.

Bất kể là ở trong một hoạt động gì, chỉ cần bạn từ chối vài lần, người khác sẽ không còn thiết tha gọi bạn tham gia nữa, bạn cũng vì vậy mà từ từ rút lui ra khỏi các hoạt động tụ tập.

Advertisement

Không thích tụ tập, không phải vì sợ nhiều người, mà là không thích nhiều người, không muốn làm phiền người khác, cũng không mong người khác làm phiền mình.

Dựa vào chính mình, mới là thực tế nhất. Gặp chuyện, việc đầu tiên không phải là gọi điện thoại cho người khác, mà là tự mình nghĩ cách, tìm hiểu xem phải làm sao mới có thể giải quyết được vấn đề.

Không thích người khác giúp đỡ cũng được, không có ai để nhờ giúp cũng chẳng sao, chính điều này đã khiến người hướng nội trở thành những người kiên cường và tự lập hơn cả.

2. Người hướng nội, sống theo ý mình.

Khi một người luôn đón nhận người khác, nghe theo ý kiến của người khác, họ dần dần sẽ từ bỏ suy nghĩ của bản thân, dù cho suy nghĩ đó có là đúng, họ cũng sẽ không kiên trì tới cùng, bất luận có gặp chuyện gì, cũng đều thương lượng với người khác, đi tìm quá nhiều người để tham khảo ý kiến, ngược lại sẽ bỏ lỡ mất thời cơ vàng.

Advertisement

“Ông nói có lý của ông, bà nói có cái lẽ của bà”, có người khích lệ bạn, cũng có người đả kích bạn, bạn lắc lư giữa bên nọ bên kia, để rồi kết quả là từ bỏ hành động của chính mình.

Người hướng nội, khi xảy ra chuyện gì, họ thích suy nghĩ độc lập, dùng trí tuệ của chính mình đi ngắm nhìn thế giới. Mỗi người là một cá thể độc nhất vô nhị, có thể kiên trì là chính mình, nghe theo ý kiến của chính mình, mới là người tài giỏi.

Thành công của một người không nhất thiết phải là chiến công hiển hách, ông nọ bà kia, mà đôi khi chỉ đơn giản chỉ là sống là chính mình, sống tự do tự tại. Một người sống thành cái bóng của người khác, để người khác nói phải làm thế này phải làm thế kia, thực ra là người sống mơ hồ nhất, bởi lẽ họ đã vô tình trao cuộc đời của mình cho người khác.

3. Người hướng nội, giỏi nhẫn nại, chịu đựng.

Có thăng có trầm, lên voi xuống chó, đó mới là cuộc đời. Không có ai cả đời đều thuận buồm xuôi gió. Lúc ở đáy cuộc đời, bạn đi cầu người khác, nhưng được mấy người đưa tay ra giúp đỡ, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc.

Advertisement

Các cụ bảo rồi, bờ vai vững chắc nhất cho mỗi người dựa vào là chính mình. Có người nói “không có núi để dựa, vậy thì hãy tự trở thành ngọn núi”, đó có lẽ là câu nói rất phù hợp với người hướng nội. Họ không dựa vào ai, nhưng ai ngỏ ý muốn dựa, họ cũng không từ chối. Người hướng nội khi gặp phải khó khăn, vất vả, họ lựa chọn nhẫn nại, chịu đựng.

Ai chẳng có lúc này lúc kia, nhưng thay vì oán nọ trách kia, người hướng nội lại có xu hướng “tém” lại, giữ nó ở trong lòng, họ không muốn ai biết khó khăn trong lòng và thậm chí cũng chẳng cần ai biết, họ âm thầm nỗ lực, tự mình vượt qua tất cả.

4. Người hướng nội, an tĩnh, xem nhẹ được mất, không tính toán chi li.

Cổ ngữ nói: “Tâm an là phúc”. Người hướng nội thường rất an tĩnh, trầm lặng, họ thản nhiên với mọi chuyện, giống như cách họ giao tiếp với cuộc đời vậy, có được thứ gì, không chìm đắm vào trong, mất đi cái gì, cũng không quá quan trọng hóa vấn đề.

Một người trầm tĩnh, phần lớn là bởi nội tâm của họ vô cùng kiên cường, họ có thể bao dung được cho người khác, cũng có thể bao dung được quá khứ của bản thân. Đau khổ là một khối tài sản, hạnh phúc là một kiểu trải nghiệm, mọi thứ đều là thường thái.

Advertisement

Người hướng nội, sống khá giản đơn, ít giao tiếp qua lại với người khác, lời nói ra cũng không nhiều, làm việc chuyên tâm hết mình, cả đời này cũng chỉ chuyên tâm vào một vài việc. Yêu một người, hoặc là không yêu, hoặc là yêu cả đời, suy nghĩ rất đơn thuần.

Vì không tính toán với người khác, nội tâm sẽ tự do tự tại hơn, nhìn ai cũng thuận mắt. Vì không tính toán được mất thiệt hơn, không sân si, nên sẽ không đụng chạm tới người khác, làm người không hổ thẹn với lương tâm.

Vì không tính toán, để ý tới đánh giá người khác dành cho mình nên trước giờ không bao giờ giải thích với người khác, cũng lười chẳng buồn đi giải thích.

Nhà soạn kịch người Na Uy, Henrik Johan Ibsen từng nói: “Người kiên cường nhất trên thế gian này, chính là người có thể một mình chịu đựng được tất cả”, người hướng nội chính là người như vậy.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng Marketing của MarketingTrips tại: Link

Theo Hà Anh | MarketingTrips

Bài viết liên quan

Nổi bật

Advertisement