Skip to main content

Kỳ lân WeWork “dứt áo” khỏi thị trường Trung Quốc

26 Tháng Chín, 2020

Startup dịch vụ văn phòng chia sẻ WeWork (Mỹ) sẽ bán quyền kiểm soát chi nhánh tại Trung Quốc cho một trong những nhà đầu tư “ruột”.

WeWork hôm 24/9 cho biết, sẽ bán quyền kiểm soát chi nhánh WeWork Trung Quốc cho Công ty đầu tư tư nhân Trustbridge Partners, trong một động thái thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc đầy cạnh tranh trong khi tỷ lệ lấp đầy ở mức thấp.

Thỏa thuận này giúp WeWork Trung Quốc “dứt áo” với công ty mẹ ở New York một cách hiệu quả, bởi công ty này đang gặp thách thức lớn trong huy động vốn kể từ khi kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) năm 2019 thất bại.

Advertisement

Theo thỏa thuận, WeWork sẽ là cổ đông thiểu số và hưởng lợi tức từ WeWork Trung Quốc, đồng thời thu về khoản phí sử dụng thương hiệu hàng năm.

Với thỏa thuận này, WeWork Trung Quốc được bơm vốn 200 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại của WeWork, startup này cho biết. Ông Michael Jiang của nhà đầu tư Trustbridge Partners sẽ nắm quyền giám đốc điều hành WeWork Trung Quốc.

Trước đó, Reuters đưa tin hồi tháng 1/2020 rằng Trustbridge và nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Temasek Holdings (Singapore) đã tiến hành đàm phán với WeWork Trung Quốc về việc tăng vốn góp để nắm quyền sở hữu đa số tại chi nhánh này.

WeWork lỡ kế hoạch IPO vào năm 2019 do nhà đầu tư lo ngại về những thua lỗ “khủng” cũng như mô hình kinh doanh và cách thức điều hành startup này. Giám đốc điều hành, đồng sáng lập WeWork, ông Adam Neumann, sau đó đã từ chức.

Advertisement

Sau sự ra đi của Adam Neumann, WeWork có những thay đổi căn bản trong quản lý nội bộ, nhưng startup tai tiếng này vẫn dính vào các vụ kiện, điển hình là việc cựu CEO Adam Neumann kiện SoftBank sau khi tập đoàn này hủy thỏa thuận mua lại cổ phần của ông và các cổ đông khác tại WeWork trị giá 3 tỷ USD.

Tháng trước, kỳ lân “chết hụt” này cho biết nó đã cắt giảm một nửa mức độ đốt tiền so với cuối năm ngoái và giành được cam kết tài trợ 1,1 tỷ USD từ SoftBank của Nhật Bản.

Trong khi đó, SoftBank phải liên tục bán bớt tài sản để huy động vốn sau khi vung tay chi tiêu vào cuối thập niên trước. Trong tháng này, SoftBank sẽ bán lại công ty con Arm Holdings (Anh) cho “gã khổng lồ” công nghiệp bán dẫn Nvidia của Mỹ với giá 40 tỷ USD.

Hãng thiết kế chip xử lý Arm Holdings bị SoftBank thâu tóm vào năm 2016 với giá 23,4 tỷ bảng (31,4 tỷ USD); đây là thương vụ M&A doanh nghiệp lớn nhất của một công ty công nghệ châu Âu tính đến thời điểm đó.

Advertisement

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Thuý Minh | MarketingTrips 

Theo enternews

Bài viết liên quan

Nổi bật

Mới nhất

Mối liên hệ bất ngờ giữa GDP và mạng xã hội

15 Tháng Mười, 2024
Trong một cuốn sách, hai tác giả Abhijit V. Banerjee – nhà kinh tế học nổi tiếng xuất thân …
Advertisement

Advertisement